#1
Gửi vào 02/11/2014 - 07:19
Lúc nào rảnh rỗi, VN sẽ thử dùng lục nhâm tán nhảm vài dòng...
Thanked by 1 Member:
|
|
#2
Gửi vào 02/11/2014 - 14:17
THÔNG TIN QUẺ:
- Trùng thẩm khóa: Tuế phá/Đại hao tác hào quan quỷ phát dụng sơ truyền, xung lên Thái tuế/Kim thần/Đại sát, Xà Hổ xung nhau là điềm dưới đang chống trên, sự đả phá kịch liệt. Đằng xà là sơ truyền bị Tý thiên bàn khắc gọi là "nội chiến" thì rất gay gắt, tuy nhiên quan quỷ gặp Tuyệt thì lợi cho việc giải quyết dứt điểm. Tam truyền tác quỷ cục chủ về tai họa, khắc lên Thái tuế là tượng Vua gặp khó khăn.
- Xung phá khóa: Sơ truyền Tý xung thái tuế Ngọ/Can lộc, hỏi việc nợ công tất sẽ giải quyết được. Tam truyền quỷ cục bị tử khí kết hợp hai hào thê tài Thân Dậu gặp Tuần không là cách "Quỷ phản hóa tài" - tượng tài chính thật bất lợi. Do quẻ có Xà/Hổ nên quá trình hóa giải nợ công thật hiểm trở vạn phần.
- Bát truân khóa: "1) Sơ truyền bị tử khí, 2) Hạ cường thượng nhược: là dưới mạnh trên yếu, tức sơ truyền bị hưu tù tử khí còn chữ địa bàn của nó được vượng tướng khí; 3) Sơ truyền thừa hung tướng Dằng xà; 4) Sơ truyền tác lục hại Can ngày, xung Can thượng thần; 5) sơ truyền gia Mộ địa; 6) Trong tam truyền có một truyền bị địa bàn của nó khắc; 7) Can chi có thừa hung tướng. Quẻ cho thấy khó khăn đã lên tới đỉnh điểm (truân thượng lục)."
- Xâm hại khóa: Tý là Can hại phát dụng sơ truyền nên gọi "xâm hại khóa", ứng với điềm hao tán, Tý là Đại hao tức tốn rất nhiều. Tý Mùi tương hại thì mọi việc bị cản trở.
- Tử kỳ khóa: Sơ truyền là Tuế phá/Nguyệt tú (thái âm) bị tử khí gọi là "Nguyệt kỳ quái", Sơ khắc can thừa hung tướng lại bị địa bàn khắc lâm vào Chi ngày thì nội trong tháng 9 âm này sẽ có nhiều nhân vật sau rèm bị triệt hạ (Tý là Quý Nhân âm thần, ứng với người nhà quý nhân). Quẻ này có tên là "Hình kỳ quái" do Thái âm lâm chi phát dụng sơ truyền, ứng với điềm hình luật/quan tụng. Có lẽ sẽ có người nữ gặp họa.
- Tai ách khóa: Sơ truyền là Đại hao, Đằng xà lâm Sửu là điềm tai ách lớn cho giới bất động sản.
- Liên châu khóa: Tam truyền Tý Hợi Tuất vận hành nghịch, lâm Chi ngày thì người ở ngôi cao không thể/không nên sốt ruột mà hành động kẻo bất lợi, nên dùng tĩnh chế động. Sự việc sẽ xảy ra dồn dập và liên tục.
- Sơ mạt củng quý nhân cách: Sơ truyền và mạt truyền củng sao Quý nhân: sao Quý nhân khắc Thái tuế…, mạt truyền có hào Tử tôn thì cuối cùng giải được. Nơi hành niên có Thiên hậu được nhị quý củng giáp tác hào tử tôn, thì nhờ ơn khí linh của đất Việt mà cuối cùng khó khăn được giải.
- Vượng lộc lâm thân cách: Bạch hổ là Thiên lộc, Thái tuế lâm Mùi mà gặp quẻ liên châu triều chi thì bậc Nguyên thủ nên yên lặng nhìn kỳ biến, lấy tĩnh chế động thì tự nhiên làm chủ được tình hình.
- Chúng quỷ bị chế cách: Mạt truyền là hào tử tôn lại chính là Nguyệt kiến, thừa Thiên hậu (khắc can tức là Quan tinh) đóng nơi thiên môn tức cách "khôi độ thiên môn", thị trường tài chính sẽ bị kiểm soát nghiêm ngặt, Tuất là địa võng khắc Sơ truyền, tình hình khủng hoảng nợ công sẽ qua thanh trừng (âm thầm) nơi cửa quan mà ổn định trở lại.
- Hổ thừa độn quỷ cách: Ngọ thiên bàn có độn chữ "Nhâm" lâm can và có sao Bạch hổ gọi là "Hổ thừa độn quỷ", ai đó nguy lắm thay.
- Tuế phá tác quỷ lâm chi cách: là điềm nhiều bậu xậu đàn em gặp họa không thể cứu.
- Bỉ thử sai kỵ cách: Can thượng với Chi địa bàn tác lục hại, Chi thượng với Can địa bàn tác lục hại thì gọi là "Giao hỗ tác lục hại", điềm kẻ trên và người dưới nghi kỵ ghen ghét lẫn nhau, từ đó gây tại họa cho nhau. Vậy nội bộ quan trường sóng to gió lớn rồi.
- Chi thừa tuyệt cách: Chi ứng với kẻ ở kèo dưới, gặp tuyệt thì làm sao cứu?
- Quỷ hào hiện quái: Quỷ hào khắc Can, Can là Thái tuế thì bậc nguyên thủ bị người dưới kết bè chống lại, nhưng có cứu thần là hào Tử tôn tại hành niên cứu.
Bói tức là đoán mò, tất cả dựa trên các assumption/giả định mà thôi, vì vậy độc giả chỉ nên coi dưới lăng kính học thuật của môn lục nhâm – xin đừng coi là thật. Bản thân VN chỉ là người nghiên cứu, xin đặc biệt nhấn mạnh là không có ý nhắm vào bất cứ ai, nếu ai đọc thấy đụng chạm xin lượng thứ. Trước khi giải quẻ xin đưa ra mấy định nghĩa (có phần chủ quan) như sau:
- Lục nhâm là môn được người xưa xử dụng cho việc dùng binh, thuật toán này lấy Can ngày làm bên chủ/làm người trên/làm nội bộ; lấy Chi ngày làm bên khách/làm người dưới/làm bên ngoài.
- Hào quan quỷ: trong quẻ này hào quan quỷ là Hợi và Tý thiên bàn, chúng ứng cho sự tai ách. Tai ách ở đây là cục “nợ công” và các tác nhân gây nợ công. Lạ ở chỗ yếu tố tai họa này lại trùng với Tuế phá.
- Hào tử tôn: trong quẻ này là Tuất thiên bàn, nó ứng cho yếu tố giải họa.
- Hào thê tài: tức Thân Dậu thiên bàn, chỉ về tiền bạc, ngân khố
- Hào Phụ Mẫu: chỉ cho nguồn thu/nguồn sống/nguồn lực của quốc gia, trong quẻ tức Dần Mão thiên bàn, trong đó Dần là “Chính Ấn”, Mão là “Thiên Ấn”
Nguồn lực của quốc gia là hào Phụ Mẫu, nay hào phụ mẫu tù khí, gặp tuế hổ, tử khí, câu trận thì bế tắc không thông. Phải đợi tới thời sở vượng khí của chúng thì nguyên khí mới hồi phục. Năm sau là năm Ất Mùi, hi vọng Thiên ấn vì tam hợp với tân Thái tuế mà vượng khí trở lại. Vả lại năm Ất thì Lộc tại Mão, theo nhận định chủ quan thì năm tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có khả năng phát triển (tuy chậm chạp), nếu nguồn thu này được “enhance” sẽ có thể trợ giúp nguồn thu quốc gia. Nơi Chính Ấn thấy Tuế hổ, Tử khí, Can tử đóng nơi bại địa của nó: cty quốc doanh không giúp được gì cho nguồn thu QG.
Can ngày ứng cho người cầm lái con tàu QG, bị hình bởi Nguyệt kiến, có Thái tuế đóng, xung hại với Chi ngày thì nhà cầm quyền đang trong tư thế vai gánh vạn cân, lại bị các thế lực bên ngoài/kẻ dưới chống đối. Quẻ có nhiều điều hao tốn, gặp phải hình hại xung phá đủ cả. Chỉ có một điểm hi vọng nơi hào tử tôn là Giáp Tuất. Giáp Tuất là mạt truyền đóng nơi Thiên môn có sao Thiên hậu là điềm hung họa cuối cùng được giải. Nhưng Tuất thiên bàn là một hung tướng, nội chiến với Thiên hậu thì muốn giải được cũng trải qua thanh trừng hay kiện tụng. Nhìn quẻ có cảm giác một giai đoạn thay đổi sẽ sớm đến, hi vọng sẽ có cải tổ tích cực cho QG.
Đoán rằng nội trong tháng 9 âm lịch năm Giáp Ngọ, sẽ xảy ra nhiều biến động trong bộ máy, sẽ có nhiều nhân vật sau rèm bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là những đại gia có liên quan tới kinh doanh bất động sản. Trong số đó nhiều người sẽ hao tổn nặng nề, thậm chí gặp quan họa hình thương. Giai đoạn đỉnh điểm của việc thanh tẩy có nhiều khả năng sẻ xảy ra từ tháng 9 âm lịch năm nay cho tới tháng 2 âm lịch năm Ất Mùi (vì Tý Mùi tương hại, Tý Ngọ tương xung, Tý Mão tương hình). Khả năng cao sẽ có nhân vật nữ giới gặp họa.
P/s. chỉ là vài dòng lảm nhảm, xin đừng chê cười.
Sửa bởi vietnamconcrete: 02/11/2014 - 14:19
Thanked by 6 Members:
|
|
#3
Gửi vào 02/11/2014 - 19:23
- 21 tháng 8 2014
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều biện pháp nhằm đối phó với nợ xấu
Các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam sẽ không tạo hiệu quả về dài hạn nếu thiếu những cải cách cơ cấu.
Nhận xét trên được cây bút Elissabeth Rosen đưa ra trong bài viết với tựa "Nợ - quả bom nổ chậm ở Việt Nam" trên tạp chí The Diplomat ngày 19/8.
Tác giả cho rằng Việt Nam sẽ khó lòng đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 5,8% cho năm nay nếu nợ xấu tiếp tục kìm hãm nền kinh tế.
Bài viết cũng chỉ ra sự chênh lệch giữa thống kê chính thức từ phía Việt Nam với các tổ chức quốc tế khác.
"Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng của Việt Nam được ước tính là 4,84% vào cuối tháng Sáu .... Trong khi hãng xếp hạng tín dụng Moody's ước tính là 10-15%", theo tác giả.
"Không giống như cách thống kê của Ngân hàng Nhà nước, số liệu của Moody's còn bao gồm các khoản nợ đặc biệt cần lưu ý và các tài sản chất lượng kém mà lẽ ra cũng phải bị xem là nợ xấu".
[indent]Chính phủ biết rằng chỉ các tập đoàn nước ngoài mới có đủ nguồn lực để mua nợ xấu. Nhưng có một nhóm trong chính phủ không muốn làm việc này[/indent] Kinh tế gia Đinh Tuấn Minh từ MIDB
Bài viết dẫn lời kinh tế gia Vũ Đình Ánh cho rằng "tình trạng thiếu thốn số liệu đang là một vấn đề nghiêm trọng. Nếu không biết được tỷ lệ và cơ cấu nợ xấu, chúng ta không thể hiểu được vấn đề."
Ông Đinh Tuấn Minh, một kinh tế gia tại MIBD, thì được dẫn lời nói "nợ tại Việt Nam đã khiến các ngân hàng phải tích vốn thay vì cho vay, bất chấp các biện pháp hạ lãi suất liên tiếp từ ngân hàng trung ương, tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam chỉ tăng 3,4% trong 6 tháng đầu năm nay.
Trong một lần phỏng vấn với BBC, chuyên gia phân tích tại Moody's Christian De Guzman cũng cho biết "từ trước đến nay, con số nợ xấu trong toàn hệ thống mà Moody's thống kê luôn cao hơn con số do các ngân hàng của Việt Nam đưa ra".
"Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch cũng là một vấn đề", ông nói thêm.
Trả lời BBC ngày 18/8, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cũng có cùng nhận định khi cho rằng "hệ thống ngân hàng Việt Nam không khai báo nợ xấu với con số thực và bức tranh thực tế không những không được cải thiện mà còn tồi đi."
"Đó là vì ngân hàng cho doanh nghiệp vay, mà doanh nghiệp thi chết hàng loạt. Vừa rồi báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Viện thống kê cho thấy doanh nghiệp bị phá sản năm nay còn nhiều hơn năm ngoái", ông nói.
"Vậy nếu doanh nghiệp mà như thế thì làm sao mà ngân hàng lại sáng sủa hơn được".
Sai lầm của nhà nước
Hệ thống tài chính khó có khả năng phục hồi nếu thiếu những cải cách sâu rộng đối với khối quốc doanh
Bài viết của bà Rosen cho rằng khối doanh nghiệp nhà nước đang là nguyên nhân chính là do sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính.
"Các ngân hàng do nhà nước sở hữu mạnh tay cho giới đầu tư và các nhà phát triển địa ốc vay," bài viết có đoạn.
"Nhiều nhà phát triển địa ốc này là chi nhánh của các tập đoàn nhà nước và họ có rất ít kinh nghiệm trong kinh doanh bất động sản".
"Vào đầu những năm 2000 ... chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước mở rộng kinh doanh ngoài ngành nhằm cạnh tranh với các đối thủ từ nước ngoài".
Tuy nhiên, tham vọng này đã dẫn đến những tổn thất lớn, ví dụ như trường hợp Tập đoàn Vinashin với khối nợ 4 tỷ đôla.
"Tham nhũng chỉ là một phần, cái chính là khả năng quản lý," ông Lê Duy Bình, kinh tế gia từ hãng tư vấn Economica được dẫn lời nói.
"Không thể nào quản lý những công ty khổng lồ theo phong cách lỗi thời. Họ không biết phải làm gì với nguồn lực của mình và vì vậy đã đầu tư vào nhiều ngành, từ ngân hàng, bất động sản, khách sản cho đến cả taxi".
Bài viết dẫn lời ông Gene Fang, một chuyên gia phân tích cao cấp của Moody's, cho rằng "các ngân hàng của Việt Nam sẽ khó lòng phục hồi tăng trưởng tín dụng chừng nào sức khỏe của các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa phục hồi".
Thống kê của chính phủ hồi năm 2012 cho thấy các doanh nghiệp nhà nước đã chi tiêu "không đúng mục đích" tổng cộng 1,5 tỷ đôla.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông Alfred Chan, giám đốc châu Á của hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, cũng cho rằng "khu vực doanh nghiệp nhà nước đang cần được tái cơ cấu nhanh chóng."
"Nếu như khu vực ngân hàng có thể phục hồi, nhưng một phần lớn nền kinh tế bị lũng đoạn bởi các doanh nghiệp nhà nước không tái cơ cấu theo kế hoạch thì những vấn đề hiện nay vẫn sẽ quay lại," ông nói.
"Thế nên cần có một tiến trình cải cách toàn diện, không chỉ với khu vực ngân hàng, mà còn ở những mảng khác của nền kinh tế để có thể đảm bảo tất cả những thành quả từ tái cấu trúc được giữ vững về dài hạn."
Sợ mất kiểm soát?
[indent]Ngay cả người Việt còn không được sở hữu đất. Tất cả đất đai thuộc về nhà nước[/indent] Kinh tế gia Lê Duy Bình
Bài viết của Elisabeth Rosen cho rằng một trong những giải pháp hiện nay là bán nợ xấu cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, hầu hết các khoản nợ đều có thế chấp bằng bất động sản, trong khi luật pháp Việt Nam không cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đất.
Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng sự do dự của chính quyền không chỉ liên quan đến tổn thất về tài chính mà là sự mất kiểm soát.
"Chính phủ biết rằng chỉ các tập đoàn nước ngoài mới có đủ nguồn lực để mua nợ xấu. Nhưng có một nhóm trong chính phủ không muốn làm việc này", ông Minh được dẫn lời nói.
"Họ sợ nếu bán nợ xấu cho các công ty nước ngoài, những ngành kinh tế chủ chốt sẽ bị nước ngoài kiểm soát".
"Điều này sẽ đe dọa tới lợi ích quốc gia".
"Không những vậy, việc thay đổi luật bất động sản đồng nghĩa với việc cho phép các nhà đầu tư tư nhân có ngang quyền lợi với nhà nước - điều không thể xảy ra".
"Không thể chờ đợi chính phủ sửa đổi luật đất đai. Ngay cả người Việt còn không được sở hữu đất. Tất cả đất đai thuộc về nhà nước," kinh tế gia Lê Duy Bình nói.
======================
Nợ công VN sắp 'vượt ngưỡng an toàn'
- 14 tháng 10 2014
Các doanh nghiệp nhà nước trong ngành giao thông vận tải và xây dựng có tỷ lệ nợ xấu cao
Quốc hội Việt Nam vừa thông báo nợ công sắp vượt trần, trong lúc giới chuyên gia cảnh báo mối nguy tiềm ẩn từ khối doanh nghiệp nhà nước.
Báo điện tử VnExpress hôm 14/10 dẫn lời Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu trước đại diện các doanh nghiệp châu Âu tại Hà Nội cho biết nợ công có khả năng "đạt suýt soát 64% GDP" vào cuối năm 2015 (nghĩa là nợ chiếm 64% tài sản cả nước làm ra trong năm)
"Chúng tôi quy định nợ công không vượt quá 65% GDP", bà nói thêm.
Trước đó, báo cáo được chính phủ Việt Nam đưa ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 9/10 cho biết nợ công có thể sẽ đạt tương đương 60,3% GDP vào cuối năm 2014.
Tính đến ngày 14/10, nợ công của Việt Nam, theo Đồng hồ nợ công toàn cầu của tạp chí The Economist, là 84,6 tỷ đôla.
Trả lời BBC hôm 14/10, Tiến sỹ Phạm Thế Anh, giảng viên tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho rằng tình trạng nợ công gia tăng sẽ làm giảm uy tín của chính phủ trong vấn đề cải cách nền kinh tế.
Ông Thế Anh cũng cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn do việc thống kê nợ công hiện nay không bao gồm nợ từ doanh nghiệp nhà nước.
'Đi ngược lời hứa cải cách'
[indent]Nợ của doanh nghiệp nhà nước mới là nguy cơ tiềm ẩn và là rủi ro lớn nhất với an toàn nợ công của Việt Nam hiện nay[/indent] Tiến sỹ kinh tế Phạm Thế Anh
BBC: Thưa tiến sỹ, ông có thể cho biết những rủi ro nền kinh tế sẽ phải đối mặt nếu nợ công chạm ngưỡng an toàn?
Tiến sỹ Phạm Thế Anh: Như Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói, trong vòng 1-2 năm tới, nợ công của Việt Nam có thể tăng sát trần, đạt tới 64% GDP.
Ở đây là họ đã tính tới một số các dự án mà chính phủ đang xin phép quốc hội phê duyệt để thực hiện ví dụ như dự án sân bay Long Thành và một số dự án lớn khác.
Các dự án này chủ yếu đều dùng vốn đi vay nên nếu được cho phép thực hiện sẽ đẩy mức nợ công của Việt Nam lên sát ngưỡng an toàn.
Việc này có thể tác động đến các nhà đầu tư tài chính, gây tâm lý lo ngại và có thể làm ảnh hưởng đến đánh giá về độ an toàn của nợ công Việt Nam.
Bên cạnh đó, mức vay nợ của Việt Nam hiện nay tương đối là cao. Trong khi đó, chính phủ vẫn tiếp tục tham gia cam kết thực hiện các dự án kinh tế quá lớn, nằm ngoài khả năng cân đối thu chi.
Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực tư nhân, cụ thể là khiến vốn mà lẽ ra khu vực tư nhân có thể tiếp cận bị giảm đi rất nhiều.
Điều này cũng làm giảm giá trị lời cam kết của chính phủ trong việc thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước, thu hẹp khu vực đầu tư công trong nền kinh tế, bởi vì chỉ số nợ công đang phản ánh điều ngược lại. Hoạt động của Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) đã chậm lại trong thời gian gần đây
Chưa tính doanh nghiệp nhà nước
BBC: Thưa ông, tại Việt Nam, nợ của các doanh nghiệp nhà nước lại không được tính vào nợ công. Điều này dẫn tới những rủi ro nào?
Tiến sỹ Phạm Thế Anh: Nợ công được công bố chính thức của Việt Nam hiện nay là nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương, không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước.
Theo tôi thì nợ của doanh nghiệp nhà nước mới là nguy cơ tiềm ẩn và là rủi ro lớn nhất với an toàn nợ công của Việt Nam hiện nay.
Nếu chúng ta nhìn vào thực tiễn thì có thể thấy có một số khoản nợ không được chính phủ bảo lãnh, nhưng khi làm ăn thua lỗ thì chính phủ vẫn phải đứng ra cam kết trả nợ thay.
Trên thực tế, nợ của doanh nghiệp nhà nước hiện nay mà không được chính phủ bảo lãnh cũng gần tương đương với nợ công chính thức được công bố.
null
Trong số các doanh nghiệp nhà nước có nợ lớn thì có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn khó khăn, không trả được nợ.
Nhiều doanh nghiệp có tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới 30 lần. Có thể điểm tên một số doanh nghiệp nhà nước đó như Công ty Hàng hải của Vinashin chuyển sang Vinalines, nợ có thể lên tới 70.000 - 80.000 tỷ.
Các doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải và xây dựng cũng có hệ số nợ rất lớn, có thể lên đến hơn 10 lần.
Đây là những mầm mống, nguy cơ đe dọa đến vấn đề an toàn nợ công của Việt Nam.
'Ngân sách không trả được nợ xấu'
BBC: Vừa rồi Bộ Kế hoạch Đầu tư có đề xuất là sử dụng một phần ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước. Ông nghĩ gì về điều này?
Tiến sỹ Phạm Thế Anh: Điều đó theo tôi là không khả thi vì ngân sách hiện nay không đủ để trang trải chi tiêu của chính phủ, bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư. Hàng năm, thâm hụt ngân sách lên đến 6 - 7%.
Như vậy nếu nói lấy nguồn thu từ ngân sách nhà nước để trả nợ xấu thì không khả thi vì nếu có lấy thì cũng không đáng kể so với quy mô nợ xấu hiện nay.
[indent]VAMC về bản chất không phải là công ty xử lý nợ xấu. Đây chỉ là một công cụ để kéo dài thời gian xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại.[/indent] Tiến sỹ kinh tế Phạm Thế Anh
BBC: Ông đánh giá thế nào về mức độ hiệu quả của Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) trong vấn đề xử lý nợ xấu hiện nay?
Tiến sỹ Phạm Thế Anh: VAMC về bản chất không phải là công ty xử lý nợ xấu. Đây chỉ là một công cụ để kéo dài thời gian xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại.
Các ngân hàng thương mại hiện nay khi vướn vào nợ xấu thì nguồn vốn của họ bị tắc nghẽn ở khoản nợ xấu đó.
Ngân hàng Nhà nước dùng VAMC để tái cấp vốn cho các ngân hàng đó bằng cách ghi trái phiếu cho các ngân hàng có nợ xấu.
Các ngân hàng này có thể dem trái phiếu thế chấp tại Ngân hàng Nhà nước để lấy tiền dùng vào hoạt động kinh doanh.
Về bản chất, VAMC không phải là công cụ xử lý nợ xấu mà chỉ kéo dài thời gian giúp các ngân hàng thương mại tự giải quyết nợ xấu thông qua tái cấp vốn.
Tôi không nghĩ rằng nó có thể giải quyết được vấn đề nợ xấu hiện nay của Việt Nam.
Sửa bởi vietnamconcrete: 02/11/2014 - 19:25
Thanked by 2 Members:
|
|
#4
Gửi vào 02/11/2014 - 19:49
1 đất nước phá sản thì thế nào nhỉ ??
Thanked by 3 Members:
|
|
#5
Gửi vào 04/11/2014 - 04:43
PHANTHI, on 02/11/2014 - 19:49, said:
1 đất nước phá sản thì thế nào nhỉ ??
Một quốc gia vỡ nợ khi quốc gia đó thông báo không đủ khả năng để trả nợ cho người cho vay, gồm có các nhà đầu tư trong và ngoài nước, người nhận hưu bổng,.... Khác với doanh nghiệp (khi bị phá sản, doanh nghiệp phải bán toàn bộ tài sản để trả nợ), quốc gia không thể bán, nên quốc gia chỉ việc không trả nợ mà thôi. Nhưng điều này ảnh hưởng xấu đến toàn bộ quốc gia: môi trường kinh doanh trở nên tồi tệ, chính trị bị xáo trộn, nhà đầu tư nước ngoài không tin tưởng, tình trạng tháo chạy diễn ra, người lao động và người nhận lương hưu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề,...
PHANTHI, on 02/11/2014 - 19:49, said:
1 đất nước phá sản thì thế nào nhỉ ??
Với số liệu lung tung hiện nay của Việt Nam, tình hình nợ xấu chắc còn lâu mới giải quyết được.
Đây cũng là mảnh đất tốt cho các môn dự đoán học, vì các môn này không cần sử dụng số liệu thống kê kinh tế.
Thanked by 7 Members:
|
|
#6
Gửi vào 10/11/2014 - 12:08
vietnamconcrete, on 02/11/2014 - 14:17, said:
Đoán rằng nội trong tháng 9 âm lịch năm Giáp Ngọ, sẽ xảy ra nhiều biến động trong bộ máy, sẽ có nhiều nhân vật sau rèm bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là những đại gia có liên quan tới kinh doanh bất động sản. Trong số đó nhiều người sẽ hao tổn nặng nề, thậm chí gặp quan họa hình thương. Giai đoạn đỉnh điểm của việc thanh tẩy có nhiều khả năng sẻ xảy ra từ tháng 9 âm lịch năm nay cho tới tháng 2 âm lịch năm Ất Mùi (vì Tý Mùi tương hại, Tý Ngọ tương xung, Tý Mão tương hình). Khả năng cao sẽ có nhân vật nữ giới gặp họa.
Mới đây, đại gia Dũng “lò vôi”, tức ông Huỳnh Uy Dũng đã tuyên bố từ ngày 10/11 sẽ đóng cửa KDL Đại Nam vì cho rằng bị chính quyền Bình Dương o ép…trong dự án KCN Sóng Thần 3. Thực tế có phải như vậy không?
Lãnh đạo tỉnh “phóng bút” và doanh nghiệp gánh hậu quả?
Dũng “lò vôi” chính thức tuyên bố sẽ đóng cửa KDL Đại Nam cho đến hết năm nay, chờ ý kiến chỉ đạo, xử lý của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến việc ông tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Lê Thanh Cung xung quanh dự án KCN Sóng Thần 3.
Thực tế sự việc – theo đồn đoán dư luận sẽ khó có cách giải quyết tốt đẹp, khi mà…bút sa gà chết, và “cuộc chiến” với tỉnh bao giờ doanh nghiệp cũng lãnh phần thiệt thòi?
Đại gia Dũng “lò vôi” cho rằng bị chính quyền Bình Dương o ép trong vụ KCN Sóng Thần 3
Để hiểu về bản chất “cuộc chiến” giữa đại gia Dũng “lò vôi” và chính quyền tỉnh Bình Dương, cần phải lật lại nguồn cơn của sự việc liên quan đến KCN Sóng Thần 3.
Năm 2006, công ty CP Đại Nam do ông Dũng “lò vôi” làm chủ tịch HĐQT được chính quyền phê duyệt dự án KCN Sóng Thần 3, có tổng diện tích 533 ha, thời hạn giao đất là 50 năm. 61 ha trong tổng thể đó được quy hoạch là “khu ở”.
Giữa năm 2008 Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khi đó, là ông Trần Văn Lợi có quyết định cho phép công ty Đại Nam thay đổi thời hạn sử dụng đất khu ở thành đất ở, với thời hạn giao đất là lâu dài. Phần đất này được chính quyền cấp sổ đỏ đất ở theo quy định.
Sau đó công ty Đại Nam sử dụng hơn 32ha tiến hành phân lô, chuyển nhượng 2.630 lô, có diện tích 100 – 120m2/lô cho cán bộ nhân viên thu hơn 414 tỷ đồng dưới danh nghĩa là góp vốn.
Tuy nhiên với sự thay đổi này, chính quyền Bình Dương đã không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500; từ đó đến nay đã nhiều năm trôi qua, đại gia Dũng “lò vôi”…điêu đứng với phần đất “treo” đó.
Ông “Dũng “lò vôi” cho rằng, ông Lê Thanh Cung đã gây khó khăn cho ông, điển hình nhất là việc không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, ra văn bản không cho phép chuyển nhượng.
Do đó, khi “giọt nước tràn ly”, đại gia Dũng “lò vôi” đã tố cáo chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương…
Điều tra việc phân lô bán nền
Mấu chốt của toàn bộ vụ việc xuất phát từ việc chính quyền Bình Dương không phê duyệt chi tiết tỷ lệ 1/500 KCN Sóng Thần 3. Trong khi đó công ty Đại Nam của Dũng “lò vôi” đã vội kêu gọi…góp vốn đầu tư.
Dự án chưa được phê duyệt chi tiết tỷ lệ 1/500 nhưng Dũng “lò vôi”…vội kêu gọi đầu tư góp vốn?
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ đầu tháng 7/2014, công ty Đại Nam lập và trình quy hoạch chi tiết 1/500 nhưng chưa được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt. Lý do của việc này được xác định, diện tích quy hoạch chưa phù hợp với chi tiết quy hoạch 1/2000 đã được phê duyệt.
Kết luận cũng nói đến việc thiếu trách nhiệm của Sở Xây dựng trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trình duyệt quy hoạch của công ty Đại Nam khi trong 4 năm (từ 2009 – 2013) chưa có văn bản phúc đáp và hướng dẫn.
Đáng nói nhất trong các nội dung mà ông Dũng “lò vôi” tố cáo ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, kết luận thanh tra xác định, không thuộc trách nhiệm của UBND và ông Cung. Trách nhiệm các nội dung này thuộc về các đời lãnh đạo thời kỳ trước của UBND tỉnh, của các cá nhân lãnh đạo Sở Xây dựng.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh, công ty Đại Nam thực hiện thoả thuận góp vốn đầu tư thực chất là tự phân lô và chuyển nhượng đất nền không đúng quy định. Việc ông Cung ký văn bản “không cho phép chuyển nhượng…” là đúng thẩm quyền, đúng pháp luật. Thanh tra Chính phủ có ý kiến chỉ đạo cơ quan chức năng làm rõ, xử lý việc phân lô bán nền trong KCN Sóng Thần 3.
Thực tế là cách đây nhiều tháng, cơ quan công an tỉnh Bình Dương đã mời những người góp vốn – hiểu theo văn bản của Thanh tra Chính phủ là “mua đất” – của công ty Đại Nam lên làm việc.
Trước đó, trong một báo cáo vào đầu tháng 9/2009 của Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC15 – nay là PC46), Công an tỉnh Bình Dương, về kết quả trinh sát, nắm tình hình mua bán đất tại KCN Sóng Thần 3 cho thấy công ty Đại Nam phân lô bán nền, giá cả mua bán thực tế, điều kiện và thủ tục mua bán, các đối tượng tham gia môi giới mua bán đất…
Văn bản này nhận định, hoạt động phân lô bán nền của công ty Đại Nam đã thu lợi số tiền rất lớn (ước tính khoảng 300 tỷ đồng – tại thời điểm báo cáo – P.V), không xuất phát từ nhu cầu bức xúc về chỗ ở mà lợi dụng vào việc quản lý thiếu chặt chẽ để thực hiện hành vi trái pháp luật, thu lợi bất chính.
Gần đây xác nhận với P.V VietNamNet, đại gia Dũng “lò vôi” thừa nhận việc công an mời các nhân viên của ông lên làm việc xung quanh việc thoả thuận góp vốn đầu tư. Chưa đồng tình với kết luận của Thanh tra Chính phủ, hiện đại gia Dũng “lò vôi” có gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét phúc tra.
Về phía chính quyền Bình Dương, ông Võ Văn Lượng – phó chánh văn phòng UBND thừa nhận rằng, chính quyền Bình Dương cũng có thiếu sót khi chậm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp của ông Dũng.
Ông Lượng cũng khẳng định, liên quan đến việc phân lô bán nền, công an tỉnh đang vào cuộc điều tra, các cơ quan chức năng khác của tỉnh cũng đang tìm hiểu bản chất để có hướng xử lý căn cứ tinh thần kết luận của Thanh tra Chính phủ.
* Còn tiếp
---------------------------------------
VN TỰ HỎI LÒNG KHÔNG BIẾT VỤ NÀY LIỆU CÓ ĂN NHẬU GÌ VỚI QUẺ KHÔNG?
Thanked by 1 Member:
|
|
#7
Gửi vào 25/10/2015 - 06:36
Trước thực tế ngân sách đang rất căng thẳng với những số liệu mà Bộ trưởng Vinh đưa ra, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng nếu cân đối ngân sách như trên thì không thể “phát triển bền vững” được?
Đó là thông tin được Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đưa ra tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội và thực hiện ngân sách năm 2015 và kế hoạch năm 2016.
Báo cáo của Chính phủ về dự toán ngân sách năm 2016 tăng cao hơn 60.750 tỷ đồng so với năm 2015, chi ngân sách năm ngoái là 17% nhưng năm nay là 20,1%.
Nhưng theo Bộ trưởng Vinh: “Những con số nghe rất vui, nhưng bản chất số tuyệt đối năm nay hụt so với năm ngoái. Các địa phương không có tiền, tăng chỉ mang tính nghiệp vụ thôi”.
Phân tích kỹ hơn, Bộ trưởng cho biết vốn ODA giải ngân mọi năm chỉ 20.000 tỷ đồng, nhưng do yêu cầu minh bạch đầu tư công nên đưa lên 50.000 tỷ đồng/năm; tiền đất từ mức 37.000 – 38.000 tỷ đồng đã đưa lên thành 50.000 tỷ đồng; khoản thu từ xổ số kiến thiết trước đây không đưa vào, nhưng nay được cộng thêm vào là 26.000 tỷ.
“Cộng cả ba khoản này vào là 69.300 tỷ đồng, là thứ mà trước đây năm nào vẫn có thế, chẳng qua để ngoài và giờ cộng vào và bảo tăng thêm”, Bộ trưởng chỉ rõ.
Như vậy, thực tế ngân sách Nhà nước là 255.750 tỷ đồng, thì riêng cân đối cho ngân sách địa phương là 131.500 (chiếm hơn 52%). Ngân sách trung ương còn lại là 154.000 tỷ đồng, trừ đi vốn nước ngoài và các khoản khác thì còn 45.000 tỷ đồng.
“Cả nước ngân sách Trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả” - Bộ trưởng Vinh lo lắng.
Bộ trưởng nói thêm: “Con số thật rất nhỏ, rất là nhỏ. Chính phủ cầm trong tay để có thể điều tiết được chỉ có 45.000 tỷ và thấp hơn con số là âm so với năm 2015”.
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị xem xét lại ngân sách để dành nguồn tiền thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia là nông thôn mới và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, trước thực tế ngân sách đang rất căng thẳng với những số liệu mà Bộ trưởng Vinh đưa ra, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng nếu cân đối ngân sách như trên thì không thể “phát triển bền vững” được?
“Giờ bán vốn được 40.000 tỷ đồng, thì để 10.000 tỷ đồng bù đắp ngân sách và 30.000 để đầu tư. Nợ của Trung ương thì năm nay phải treo nữa, mấy năm vừa rồi cũng nợ nữa nên phải tính cân đối. Nhất là với khoản vay ngắn, sang năm đã trả, vay ngắn nữa thì năm tới lại phải trả. Chưa vay đã trả thì lấy gì mà cân đối được” – Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi.
Trước tình hình căng thẳng của ngân sách, chi đầu tư rất nhỏ nên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng rất khó cân đối. Vì vậy, cấp thiết phải tái cơ cấu lại ngân sách, nếu không sẽ không đảm bảo được sự bền vững trong chi tiêu ngân sách trong những năm tới.
--------------
lời bàn: cứ tiêu xài thoải mái đi, hết lại đi vay lo gì.
Thanked by 2 Members:
|
|
#8
Gửi vào 25/10/2015 - 08:53
vinhdinh, on 04/11/2014 - 04:43, said:
Với số liệu lung tung hiện nay của Việt Nam, tình hình nợ xấu chắc còn lâu mới giải quyết được.
Đây cũng là mảnh đất tốt cho các môn dự đoán học, vì các môn này không cần sử dụng số liệu thống kê kinh tế.
Nếu bạn mượn nợ ngân hàng thế giơí thì theo luật pháp phá sản quốc tế NHƯNG mượn nợ bọn xã hội đỏ đen thì chúng chơi theo luật giang hồ xiết nợ đất đai sông biển. Đời đâu đơn giản huề tiền dể như thế .
#9
Gửi vào 25/10/2015 - 16:21
Một Phó thủ tướng nói ngân sách cuối năm 'hoàn toàn không ngoài dự tính theo kịch bản' và biện hộ quyết định vay 3 tỷ USD qua trái phiếu quốc tế.
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh được dẫn lời khẳng định diễn biến của ngân sách cuối 2015 “hoàn toàn không ngoài dự tính vì các kịch bản đã được tính toán từ đầu năm”.
Đề cập về việc Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội đề nghị cho phép phát hành 3 tỷ đôla trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế để đảo nợ trong nước giai đoạn 2015-2016, ông Ninh được báo này dẫn lời:
“Luật cho phép cơ cấu lại nợ cho có lợi nhất chứ không phải vì không trả được phải đảo nợ. Trước đây mình vay cao, dù chưa đến hạn, nhưng khi mà được vay khoản thấp hơn để trả nợ, thì mình làm, luật cho phép, trên nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia lên trên hết”.
Lý giải nguyên nhân khiến ngân sách cạn kiệt, ông Ninh nói là do giá dầu giảm quá mạnh so với dự kiến, khiến tổng các khoản thu liên quan đến dầu thô trong năm 2015 giảm 63.000 tỷ đồng.
"Bên cạnh đó là lộ trình hạ thuế để trợ giúp doanh nghiệp. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2015-2020 thuế suất giảm từ 25% xuống 22% rồi 20%, nhưng vì khó khăn nên phải hạ nhanh hơn," ông Ninh cho biết.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng hôm 12/10 đề xuất phương án phát hành trái phiếu quốc tế khoảng 3 tỷ USD để giải quyết hàng loạt khó khăn trong nước.
Luật Ngân sách không cho phép phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển thừa nhận điều này mặc dù nói việc phát hành trái phiếu mới "gần như là cách khả thi nhất" khi mà phát hành trái phiếu trong nước từ đầu năm đến nay đang gặp khó, vẫn còn hơn 40% chưa thực hiện được.
“Chính phủ đang đề nghị phát hành trái phiếu quốc tế, tất cả đều giành cho đảo nợ. Nếu Quốc hội bảo không thì Chính phủ phải chấp hành, nhưng khi đó tình hình sẽ hết sức khó khăn,” ông Hiển nói.
Hôm 16/10, trả lời phỏng vấn của BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói về quan ngại đối với : một của Viện Nghiên cứu chính sách thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 66,4% GDP, một của Bộ Tài chính là 59,4% GDP. Đáng lưu ý là con số đầu vượt mức trần mà Ngân hàng Thế giới (WB) công bố là 65%”.
Ông cũng đề cập chuyện công luận có lý do để quan ngại về sức ép của nợ công với nền kinh tế sau một loạt động thái gần đây của chính phủ Việt Nam: vay thêm 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước, tiếp đó vay thêm 1 tỷ đôla của ngân hàng Vietcombank, rồi bán trái phiếu, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn.
Ông nhấn mạnh: “Mỗi người Việt Nam hiện đang gánh hơn 1.000 đôla nợ công và tôi hy vọng chính phủ sẽ giải trình rõ về vấn đề nợ công trước quốc hội. Theo tôi, nợ công là điều bình thường, vấn đề đáng chú ý là việc vay nợ đem lại hiệu quả gì trong đầu tư kinh tế”.
'Hết tiền'
Trong khi đó, hôm 21/10 ghi nhận ý kiến của ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội rằng “việc phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ vì tình hình tài chính quá cấp bách”.
Ông Thụ cho biết kế hoạch vay nợ của Chính phủ là năm 2015 phải huy động 436.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi (226.000 tỷ), đầu tư (85.000 tỷ ) và vay để đảo nợ (khoảng 125.000 tỷ).
Ông trấn an rằng “nợ quốc gia vẫn ở ngưỡng an toàn” nhưng tăng nhanh và tiến sát đến trần nợ công.
Trong phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội và thực hiện ngân sách năm 2015 và kế hoạch năm 2016 mấy ngày trước, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tiết lộ: “Ngân sách trung ương hiện chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả”.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 23/10, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định: “Một quốc gia đã không trả được nợ mà còn phải đi vay để trả nợ cũ thì có vấn đề lớn về quản lý ngân sách nhà nước rồi. Nhưng đây chỉ là một trong những nguyên do khiến như hiện nay”.
Theo ông Thành, việc ngân sách cạn kiệt là chỉ dấu sau một quá trình quản lý nhà nước không hiệu quả. Ông diễn giải thêm: “Kinh tế không đủ thu để nuôi ngân sách trong lúc ngân sách bội chi từ năm này qua năm nọ mà không kiềm lại được”.
---------------------
Bình luận: nếu bạn lỡ hết tiền thì cũng không có gì phải quá lo ngại, cả quốc gia này vốn cũng thiếu tiền, chúng ta cũng không ngoại lệ.
Sửa bởi vietnamconcrete: 25/10/2015 - 16:22
Thanked by 2 Members:
|
|
#10
Gửi vào 30/10/2015 - 19:04
Ngân sách hết tiền đầu tư
Ngày 23.10, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã tổ chức Hội thảo Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2015.
Theo đó, báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã chỉ ra những vấn đề bất cập về kỷ luật ngân sách Nhà nước (NSNN).
Cụ thể, báo cáo cho biết, Nhà nước chưa quyết liệt trong tiết kiệm chi NSNN và đầu tư, chưa có kế hoạch trả nợ cụ thể, chưa quan tâm đến việc giảm “chèn lấn” đối với khu vực tư nhân. Trong khi đó lại loay hoay trước áp lực tài khóa, áp lực nợ công gần chạm trần.
Theo ông Nguyễn Anh Dương – Phó trưởng ban Ban Kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương), chúng ta nói nhiều đến vấn đề giảm chi nhưng rất nhiều dự án đầu tư công trong thời gian qua có hiệu quả kinh tế rất thấp. Thay vì đầu tư vào những dự án đạt hiệu quả kinh tế thì lại đầu tư vào cái không hiệu quả.
Ông Dương cho hay, về nợ công, cuối năm 2012, Việt Nam đã nâng trần lãi suất lên 5,3% nhưng khi quyết toán xong thì con số lên cao hơn nhiều.
"Như vậy, con số của năm nay liệu có đúng như báo cao hay lại tiếp tục tăng cao?", ông Dương đặt câu hỏi.
Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, ngân sách không còn tiền để đầu tư, đây là điều nguy hiểm. Ngân sách khó khăn hiện nay đã đến mức "tận diệt" doanh nghiệp chứ không phải là tận thu nữa, nhiều doanh nghiệp không còn sức để làm ăn. Hội nhập đến cửa nhưng các cơ quan quản lý vẫn bình chân như vại.
“Nhà nước tận thu như thế này thì làm sao có được tăng trưởng bền vững bởi vì nguồn thu của ngân sách là các doanh nghiệp lại không được chăm sóc, tạo điều kiện phát triển” – bà Lan nhấn mạnh.
Bà Lan nói thêm, năm nay cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô nhưng số lượng doanh nghiệp “chết” rất nhiều, không thua kém năm 2011. Đây là điều phải xem lại. Quan hệ giữa Nhà nước với thị trường cần phải thay đổi rất nhiều.
Bà Lan cũng băn khoăn rằng, tình hình trên cứ tiếp tục thì liệu các nhà đầu tư nước ngoài có khai thác mãi thị trường Việt Nam khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng què quặt và kém phát triển không?
"Trong bối cảnh thế này đáng ra phải giảm thuế, phí cho doanh nghiệp, người dân thuận lợi hơn trong phát triển thì Nhà nước lại thắt chặt và tăng thu", bà Lan nói.
Bên cạnh đó, ông Lê Xuân Bá – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương cũng cho hay, Việt Nam đang vay đồng nào, làm ra đồng nào tiêu hết đồng đó, không có cái để dành cho đầu tư phát triển. Ngân sách hết tiền, thế giới không ai cho vay mãi nên tình trạng này rất nguy hiểm.
Ngoài ra, ông Bá cũng nói thêm điều mà theo ông, ít quan chức dám nói. Đó là chúng ta hơi thái quá về chi tiêu xã hội trong điều kiện kinh tế như thế này.
"Thường có 10 đồng thì chi xã hội khoảng 2 đồng. Cứ mạnh tay chi tiêu xã hội coi chừng rơi vào bẫy xóa đói giảm nghèo, cứ có đồng nào xóa đói giảm nghèo hết thì sẽ không còn cái mà xóa đói giảm nghèo nữa", ông Bá nói.
Đồng tình với ý kiến của các chuyên gia, ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương cũng cho hay, hiện nay trong ngân sách không có đầu tư phát triển. Chúng ta đang vi phạm nguyên tắc vàng trong đầu tư phát triển.
“Hội nhập, cả thế giới nâng thị trường lên, thúc đẩy, khuyến khích còn Việt Nam cứ đè thị trường xuống với tư duy thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thì không ổn. Tư duy như thế cần phải thay đổi, nếu Nhà nước không thay đổi thì thị trường không lên được, sẽ không kết nối được với thị trường các nước. Thay đổi này là cốt lõi của cải cách. Điểm này là điểm chúng ta ít nói đến”, ông Cung cho hay.
Nguyên nhân và giải pháp
Ngoài nguyên nhân do sức ép thông qua quyết toán và dự án đầu tư công tràn lan, còn có một nguyên nhân sâu xa khác là chưa quyết liệt trong tiết kiệm chi NSNN và đầu tư.
Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có kế hoạch trả nợ cụ thể và chưa quan tâm đến giảm “chèn lấn” đối với khu vực tư nhân.
Trên cơ sở đó, báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã đưa ra những kiến nghị về chính sách.
Cụ thể, về cải cách nền tảng kinh tế vĩ mô, chúng ta cần tạo thuận lợi hóa cho môi trường kinh doanh và cả thiện năng lực cạnh tranh (chuyển tinh thần Nghị quyết 19 thành kết quả thực tiễn trong quý IV). Hướng dẫn các luật DN, đầu tư có chất lượng và kịp thời. Theo dõi, rà soát diễn biến và hành vi cạnh tranh trên thị trường.
Về Chính sách tiền tệ cần phải ưu tiên cao nhất cho tái cơ cấu ngân hàng thương mại. Mục tiêu ưu tiên là tập trung xử lý nợ xấu.
Về chính sách tài khóa, báo cáo cho rằng khó giảm tính chi phối của chính sách tài khóa trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, điều hành tài khóa cần cân nhắc hơn đến hệ lụy, thách thức khi điều hành các công cụ chính sách như tiền tệ, tỷ giá, tín dụng…
Bên cạnh đó là xây dựng và công khai kế hoạch trả nợ công trong trung và dài hạn. Cân nhắc việc khống chế trần thâm hụt NSNN trong giai đoạn 2016-2020 ở mức 4% GDP.
Song song với đó, báo cáo kinh tế này cũng đưa ra triển vọng kinh tế vĩ mô quý IV và cả năm 2015.
Cụ thể: tăng trưởng GDP quý IV sẽ đạt 6,83%, cả năm 2015 là 6,61% so với cùng kì năm 2014. Mục tiêu lạm phát quý IV và cả năm lần lượt là 0,28% và 0,68%.
Tăng trưởng xuất khẩu quý IV và cả năm lần lượt là 10,38% và 9,66%. Cán cân thương mại -0,5 tỷ USD và -4,5 tỷ USD.
Hoàng Long
Thanked by 1 Member:
|
|
#11
Gửi vào 03/11/2015 - 05:53
10 THÁNG, BỘI CHI HƠN 140 TỶ ĐỒNG
TTO - Ngày 2-11, trong thông cáo gửi báo chí, Bộ Tài chính cho biết 10 tháng đầu năm, ngân sách nhà nước thu 777 nghìn tỷ đồng, chi 918,4 nghìn tỷ đồng, bội chi lên tới 141,4 nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, về tổng thu cân đối ngân sách nhà nước lũy kế 10 tháng đạt 777 nghìn tỷ đồng, bằng 85,3% kế hoạch được giao. Trong đó, thu nội địa 10 tháng đạt 578,2 nghìn tỷ đồng, bằng 90,5% dự toán.
Lý do tổng số thu 10 tháng đầu năm đạt mức cao là do nhiều khoản thu đã vượt kế hoạch được giao. Đơn cử
- thuế bảo vệ môi trường đạt 158,3%,
- thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 133,3%;
- các khoản thu về nhà, đất đạt 128,9%; lệ phí trước bạ đạt 115,6% dự toán...
Còn tổng số thu từ dầu thô thì lại giảm mạnh, tính 10 tháng chỉ đạt 55,5 nghìn tỷ đồng, chưa tới 60% kế hoạch năm, do giá dầu thô bình quân còn khoảng 58,4 USD/thùng, giảm 41,6 USD/thùng so với giá dự toán.
Về tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt khá với khoảng 209,3 nghìn tỷ đồng, bằng 80,5% dự toán. Sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ 70 nghìn tỷ đồng, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 139,3 nghìn tỷ đồng.
Về chi ngân sách nhà nước, 10 tháng qua đã đạt 918,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so cùng kỳ năm 2014, trong đó các khoản chi đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể,
- chi đầu tư phát triển xấp xỉ đạt 137,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% cùng kỳ năm 2014. Đến hết tháng 10, vốn đầu tư xây dựng cơ bản giải ngân cho các dự án ước đạt 133,5 nghìn tỷ đồng. Vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân đạt 54% kế hoạch và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước đạt 64,9% kế hoạch.
- Chi trả nợ và viện trợ 10 tháng đạt 127,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so cùng kỳ năm 2014, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết.
- Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 10 tháng đạt 645,1 nghìn tỷ đồng, bằng 84,1% dự toán, tăng 5,4% so cùng kỳ năm 2014.
Bộ Tài chính cho hay bội chi ngân sách nhà nước 10 tháng ước 141,4 nghìn tỷ đồng, bằng 62,6% dự toán năm.
#12
Gửi vào 03/11/2015 - 22:17
Tà tà nhập tà,
Bắc phương khai khố
Lộc lộc vu ưu
"Ðứng hiên ngang đố ai biết trước
Ấy Bắc binh sang việc gì chăng ?
Ai còn khoe trí khoe năng"
- Sấm Trạng Trình
Tôi phận dân cu đen suy nghĩ kém cỏi nên không nghĩ sâu xa được như các vị trong bộ Tổng Tham Mưu, chỉ thấy logic đơn giản:
1. A nhiều tiền mua sắm để kích B
2. B mua sắm nhưng do nước nghèo nên kiệt quệ, phải tăng thuế phí và bán tài sản để kiếm tiền
3. A mủi lòng thương B nên sang thăm, cho tiền 1 phần thì bỏ tiền ra mua lại tài sản của B 3-4 phần nhưng giả dưới danh tính của người B.
4. B rối rít cảm ơn tình láng giềng.
5. B tiếp tục học hỏi những thứ lạc hậu từ A. Đồ thừa, đồ phế thải, kiến thức, mô hình từ A, bất kể là giáo dục, kỹ thuật, hay văn hóa, B đều học của A nhưng là những phiên bản lỗi thời ít nhất 2 thập kỷ.
6. B tiếp tục nghèo nên lần sau A kích động gì, B trắng tay.
Thanked by 2 Members:
|
|
#13
Gửi vào 03/11/2015 - 22:45
Cuốn qua mặt hồ ấy mà rung rung
Tự hỏi lá rụng mùa đông
Qua bao mùa nắng ấy mà úa vàng
Thanked by 1 Member:
|
|
#14
Gửi vào 09/11/2015 - 18:48
Trong 9 tháng đầu năm, khối lượng thanh toán gốc và lãi trái phiếu Chính phủ (TPCP) đã lên tới 160.684 tỷ đồng. Theo ước tính, nếu không được phát hành đa dạng hóa các kỳ hạn TPCP và điều chỉnh cơ chế lãi suất thích hợp thì dự kiến cả năm 2015, số huy động sẽ không đủ để thanh toán khối lượng gốc và lãi TPCP đến hạn.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) lên Chính phủ cho hay, tính trong 9 tháng đầu năm 2015, khối lượng thanh toán gốc và lãi trái phiếu Chính phủ (TPCP) đã lên tới 160.684 tỷ đồng, trong khi đó tổng khối lượng phát hành TPCP đạt 127.473 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm.
Ủy ban đánh giá, nếu không có điều chỉnh thích hợp về kỳ hạn thì kế hoạch phát hành TPCP năm 2015 khó khả thi.
Hiện lãi suất phát hành tăng nhẹ ở kỳ hạn 5 và 10 năm lên mức tương ứng là 6,65% và 7%, lãi suất kỳ hạn 15 năm giữ nguyên ở mức 7,65%.
Theo ước tính, nếu không được phát hành đa dạng hóa các kỳ hạn TPCP và điều chỉnh cơ chế lãi suất thích hợp thì dự kiến cả năm 2015 chỉ huy động được khoảng 160.000 tỷ đồng, hụt 90.000 tỷ so với kế hoạch và số huy động không đủ để thanh toán khối lượng gốc và lãi TPCP đến hạn.
Tình hình phát hành trái phiếu khó khăn đã khiến thanh khoản của Kho bạc Nhà nước rơi vào tình trạng căng thẳng. Cụ thể, kế hoạch thu ngân sách nhà nước năm 2015 được dự toán là 911,1 nghìn tỷ đồng, trong khi mức chi là 1147,1 nghìn tỷ đồng.
Mới đây, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội cho phép phát hành 3 tỷ USD trái phiếu với kỳ hạn dài nhằm cơ cấu lại nợ. Mặc dù Luật Ngân sách không cho phép phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ, song Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển thừa nhận, đây gần như là cách khả thi nhất khi mà phát hành trái phiếu trong nước từ đầu năm đến nay đang gặp khó, vẫn còn hơn 40% chưa thực hiện được.
Trong khi đó, theo ghi nhận của UBGSTCQG, mặc dù thu ngân sách khó khăn do thu từ dầu thô giảm mạnh song năm 2015 tổng thu ngân sách nhà nước dự báo vẫn đạt và vượt dự toán. Tính lũy kế đến 15/10 tổng thu NSNN đạt 709,8 nghìn tỷ đồng, bằng 77,9% dự toán, tăng 5,6% so cùng kỳ (cùng kỳ 2014 đạt 85,9% dự toán, tăng 17,5%).
Thu ngân sách tăng khá nhờ đóng góp lớn từ các khoản thu nội địa, tuy nhiên, thu sản xuất kinh doanh (chiếm tới 75,6% thu nội địa theo dự toán 2015) lại có mức tăng chậm hơn so cùng kỳ 2014, kể cả sau khi đã loại trừ nguồn thu từ cổ tức và lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp nhà nước.
Mặc dù vậy, ước tính đến cuối năm thu ngân sách sẽ đạt và vượt mục tiêu đề ra. Cụ thể, tổng thu ngân sách ước đạt 927,5 nghìn tỷ đồng, vượt 1,8% so với dự toán và đạt mức tăng 7,4% so với cùng kỳ 2014.
-----------------
TRONG KHI ĐÓ THÌ:
Bảy địa phương được quy hoạch xây tượng đài Chủ tịch H-C-M
(PLO)- Có thêm bảy địa phương sẽ được xây dựng tượng đài Chủ tịch H-C-M đến năm 2030 gồm: Thái Bình, Sơn La, Kiên Giang, Bình Định, Đà Nẵng, Hải Phòng và Quảng Bình.
1.400 tỉ đồng xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào Tây Bắc
-------------------
Bình luận: chính phủ ta đặc biệt hứng thú với việc xây dựng các tượng đài...
Thanked by 3 Members:
|
|
#15
Gửi vào 24/11/2015 - 08:40
“Ôm” nợ khó đòi hàng ngàn tỷ
Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ, tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước năm 2014 chưa khả quan hơn năm 2013. Nợ của các tập đoàn, tổng công ty vẫn tăng.
Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty cho thấy, tổng nợ phải thu năm 2014 là gần 294.000 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện năm 2013. Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản năm 2014 là 11%.
Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 13.570 tỷ đồng, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2013, chiếm 4,6% tổng số nợ phải thu.
Đáng chú ý, nhóm nợ phải thu khó đòi đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí quốc gia với 3.113 tỷ đồng, kế đến là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông nợ 1.807 tỷ đồng, Tập đoàn Viễn thông quân đội nợ khó đòi 616 tỷ đồng. Tổng công ty Công nghiệp Xi măng nợ 613 tỷ đồng. Tập đoàn Than khoáng sản nợ 608 tỷ đồng.
Ngoài ra, các tổng công ty Lương thực Miền Nam nợ 544 tỷ đồng, Lương thực Miền Bắc nợ 504 tỷ đồng, Vietnam Airlines nợ 391 tỷ đồng, Mobifone nợ 344 tỷ đồng,...
Theo báo cáo của công ty mẹ, tổng nợ phải thu là 293.617 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2013. Trong đó nợ phải thu khó đòi là 9.569 tỷ đồng tăng 19,4% so với 2013, chiếm 4,3%/Tổng số nợ phải thu.
Danh sách nợ phải thu khó đòi của các công ty mẹ, đứng đầu là Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính viễn thông (2.249 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT Lương thực Miền Nam (702 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT CN Xi măng (487 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí quốc gia (459 tỷ đồng); Công ty mẹ Mobifone (345 tỷ đồng); TCT Lương thực Miền Bắc (304 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT Cảng Hàng không Việt Nam (299 tỷ đồng);...
Hiện, các tập đoàn, tổng công ty đã trích lập 12.032 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ trích 6.544 tỷ đồng để làm dự phòng nợ phải thu khó đòi để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu/Tổng tài sản năm 2014 tăng hơn năm 2013 tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp cho thấy sự phục hồi của thị trường bất động sản chưa rõ nét, khả năng tiêu thụ bất động sản còn chậm.
28 tập đoàn, tổng công ty mất an toàn nợ
Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là 1.567.063 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 1,41 lần.
Tuy nhiên, có 28 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần như Tổng công ty Phát thanh truyền hình thông tin (48,27 lần); Lắp máy Việt Nam (11,67 lần); Tổng công ty 36 (11 lần); Sông Đà (10 lần); Thành An (9,36 lần); Trường Sơn (9,24 lần); Xăng dầu số 1 (8,86 lần);...
Danh sách này cũng có tên Tổng công ty Hàng không VN với hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn là 5,87 lần; TCT Đông Bắc (5,75 lần); TCT Tài nguyên và Môi trường VN (5,5 lần); TCT TCT XD và PTHT (4,97 lần); TCT Giấy VN (4,9 lần);...
Báo cáo hợp nhất còn cho biết, nợ nước ngoài của các tập đoàn, tổng công ty là 381.419 tỷ đồng; trong đó, vay ngắn hạn là 26.955 tỷ đồng, vay dài hạn là 354.464 tỷ đồng). Các tập đoàn, tổng công ty vay lại vốn ODA của Chính phủ là 117.986 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 124.104 tỷ đồng, vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả là 91.879 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Chính phủ đánh giá, tình hình huy động vốn và khả năng thanh toán của các tập đoàn, tổng công ty có dấu hiệu được cải thiện. Các đơn vị năm 2013 có tài sản không đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện có thì tình hình tài chính năm 2014 bước đầu đã được khắc phục qua quá trình thực hiện tái cơ cấu DNNN, như TCT Xăng dầu quân đội (1,01 lần); TCT Hàng hải VN (1,8 lần).
Bên cạnh đó vẫn còn đơn vị có hệ số thanh toán nợ tổng quát là Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả nhỏ hơn 1 như Công ty TNHH MTV Haprosimex - Hà Nội là 0,51 do kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu nên tài sản không đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện có.
Phạm Huyền
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
12 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 12 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |