@ TNT: Chuyện an sao để sau nhé, giờ Kiwi muốn xét ý nghĩa và muốn xem những ý nghĩa do người đi trước để lại là đúng hay sai. Và phân định rạch ròi giữa Thiên Không và Địa Không
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Nếu TNT có ý gì hay về ý nghĩa cách an sao của Thiên Không để thấy được tầm quan trọng của sao Thiên Không thì mong TNT chia sẻ với Kiwi và mọi người. Thanks
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
----------------
Kiwi ghim típ lý thuyết copy, do ham chơi nên chưa kịp viết bài
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
4- Luận Thiên Không của tác giả Vũ Tài Lục:
Sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có ghi một câu ở mục Thái Vi phú chú giải: “Không vong định yêu đắc dụng, Thiên Không tối vi khẩn yếu” nghĩa là tác dụng không vong mạnh hơn hết là Thiên Không. Nhưng trong Bí kinh lại ghi mấy câu:
"Giá tiền nhất vị thị Thiên Không
Thân Mệnh nguyên thị bất khả phùng
Nhị chủ Lộc Tồn nhược phùng thủ
Diêm Vương bất phạ, hưu anh hùng"
Nghĩa là: trước Thái Tuế một cung là Thiên Không, Thân với Mệnh không nên gặp nó. Tử Vi Thiên Phủ hay Lộc Tồn mà gặp Thiên Không thì kể như đi vào đất chết.
“Thân Mệnh nhược phùng tứ Không. Phi tăng tất đạo. Tứ không giả: Thiên Không, Triệt Không, Địa Không, Tuần Không” nghĩa là:
Thân với Mệnh không nên hội bốn Không. Bốn Không gồm có: Thiên Không, Triệt Không, Tuần Không và Địa Không, nếu gặp chúng thì chẳng đi tu cũng cô đơn khốn cùng.
Những lời phê trên về tứ Không là võ đoán không đúng và mang tính cách trói voi bỏ rọ. Các sao trong Tử Vi khoa không nông cạn xốc nổi như thế qua những luận về Không Kiếp đã chứng minh rồi. Bây giờ ta đi vào ý nghĩa biến ảo của Thiên Không.
Thiên Không là “mục không nhất thiết” theo lời giải của Vương Đình Chi. “Mục không nhất thiết” nghĩa là không màng chuyện đời hoặc không coi chuyện đời ra gì nhưng khi đảo ngược lại thật tha thiết với chuyện đời để chuyển thành thủ đoạn mưu chước.
Thiên Không có lúc đại lượng vô cùng với tấm lòng mở rộng như hang núi, lại có lúc chặt chẽ chu mật đáng sợ như hai mặt của đồng tiền. Thiên Không cũng mang căn bệnh nặng là ưa thiên về ảo tưởng. Đại lượng, mưu chước hay ảo tưởng tùy thuộc khi nó đi cặp với sao nào.
Khi Thiên Không đứng cùng với Hồng Loan thì tính chất không màng chuyện đời tăng đến mức tuyệt đỉnh, muốn tìm nơi vắng vẻ mà tu ẩn, hoặc một mình sống với nội tâm mình, đóng cửa đọc sách, thích sống cô quạnh hoặc cũng tự đặt mình vào tình cảnh cô quạnh ấy.
Nhưng lúc Thiên Không đứng với Đào Hoa thì khác hẳn, có nhiều suy tính kế mưu. Trường hợp Thiên Không hội hợp cả Đào lẫn Hồng thì sao? Thì cuộc đời sau khi phấn đấu hăng say rồi chán mà qui ẩn hoặc ngay cả đang khi làm việc mà tâm tư vẫn u uất quạnh hiu. Thiên Không đứng với Hồng Đào mang cả Nho lẫn Đạo ở trong người.
Thiên Không gặp Thiên Tướng đắc địa là kẻ có quyền uy trên võ nghiệp với khả năng quân sự hơn người.
Câu phú: “Thiên Không thủ ư Thân Mệnh, chủ nhân tác sự hư không, bất thành chính đạo, thành bại đa đoan, bất tụ tài” nghĩa là: sao Thiên Không đóng tại Mệnh Thân cung con người làm việc khó hiểu, không theo chánh đạo nên thành bại nhiều lần, tiền tài không tụ.
Căn cứ nghĩa của câu phú trên đây thấy rõ bản chất mưu lược kế sách của Thiên Không, vậy thì chất “mục không nhất thiết” phải có hai mặt chính phản, không chỉ phiến diện. Gặp Thiên Tướng thành mưu lược, đứng cùng Đào Hoa thành thủ đoạn.
Thiên Không không ồn ào như Không Kiếp và biết tiến thoái hơn Không Kiếp ở điểm “tác sự hư không bất thành chính đạo”. Người Mệnh có Thiên Không khó hiểu hơn Mệnh Không Kiếp.
Có câu phú thường thấy ở bất cứ sách Tử Vi nào là: “Kiếp Không hạn lâm Sở Vương táng quốc Lục Châu vong” và “Hạng Vũ anh hùng, hạn chí Thiên Không nhi táng quốc”. Hai câu nói về lý do Hạng Vũ thất bại vì hạn gặp Không. Câu trên nói Kiếp Không, câu dưới nói rõ Thiên Không. Vậy thì Kiếp Không có thể là Địa Không chứ không phải Thiên Không. Tuy hai câu khác nhau nhưng khả dĩ kết luận hễ vận hạn gặp Không thì Không nào cũng gây khó khăn cả.
Vài điểm cần chú ý:
a. Thiên Cơ Cự Môn thủ Mệnh hay Thiên Đồng Thiên Lương đóng Mệnh, gặp Hỏa Tinh (Cơ Cự) gặp Thiên Mã (Đồng Lương) không nên có Thiên Không. Thiên Không ở các trường hợp trên thêm chất phù động thiếu thực tế.
b. Mệnh Xương Khúc, Hoa Cái mà gặp Thiên Không thì tính chất ảo tưởng trở thành tư tưởng triết lý
c. Tham Lang đóng Tí gặp Thiên Không số nữ tình duyên rắc rối vì thiếu chuyên nhất. Cự Môn đóng Sửu Hợi gặp Thiên Không lận đận công danh