Jump to content

Advertisements




Vài nhận xét về Dịch và phong thủy


15 replies to this topic

#1 ChanhNgo

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 2 Bài viết:
  • 8 thanks

Gửi vào 14/09/2011 - 14:49

Vài nhận xét về Dịch và Phong Thủy - Chánh Ngọ.
(bài này viết theo nhận định riêng của tác giả- dù rằng chưa đầy đủ và hòan tòan khách quan)

A. Ít khám phá về nước Nhật, Trung Hoa và VN dưới quan điểm của Dịch học .
Ta quy ước ban đầu:
a. Khi hai quẻ gặp nhau (1): Với cách thức hào thượng gặp hào thượng, hào trung gặp hào trung, hào hạ gặp hào hạ thì theo nguyên tắc âm dương của tóan học.
2 Hào cùng dương hay cùng âm sẽ là hào dương.
Hào âm gặp hào dương sẽ là hào âm.
2 quẻ trùng gặp nhau: gây ra thái quá.
Từ đó ta sẽ được quẻ mới.
Thí dụ: khi quẻ Ly gặp quẻ Cấn theo kiểu hào thượng gặp hào thượng, hào trung gặp hào trung, hào hạ gặp hào hạ thì sẽ thành quẻ Tốn.
b. Các quẻ quân bình với nhau bằng quẻ đối đãi của nó (2):
Càn với Khôn.
Đòai với Tốn.
Ly với Khảm.
Chấn với Cấn.
c. Các quy luật sinh khắc của ngũ hành (3): ở đây không cần nhắc lại.
d. Vị trí các nước (4):
- Nhật ở phương Đông Bắc (Cấn).
- Trung hoa ở phương đông (Chấn).
- Việt Nam ở Đông Nam (Tốn).
e. Hình thể và trọng tâm của cuộc đất của các nước (5):
- Nhật hình dạng tổng quát như hình S (Tốn-Mộc) với trọng tâm chung tòan đất nước còn nằm trong tòan cục khu đất.
- Trung hoa hình dáng to lớn nặng nề (Khôn-Thổ) với trọng tâm của nướcnằm trong tòan cục khu đất.
- Việt Nam hình chữ S (Tốn) với trọng tâm nằm lệch ngòai khu đất (tại lệch sang bên Lào): việc này làm VN luôn bị bất ổn do tình hình bên ngòai chi phối từ xưa đến nay.
Dựa theo các quy ước trên , chúng ta khám phá những vấn đề thú vị.

1. Nhật:
- Theo công thức (1) cho (4) và (5) ta có:
Cấn + Tốn = Ly.
Quẻ Ly chủ màu đỏ, mà cờ Nhật lại là màu đỏ: xem như hợp cách do đồng hành.
- Hơn nữa với công thức (2) để quân bình cho nước Nhật là:
Đối đãi với Cấn là Chấn (năng động, nông nghiệp, gây động khắp nơi)
Ta thấy nước Nhật là một nước luôn có động đất, người dân năng động. Trong lịch sử đã từng làm thế giới kinh ngạc về sự phát triển thần kỳ. Đặc tính năng động này ta cho rằng thuộc yếu tố nhân hòa giúp cho sự tồn tại của nước Nhật.
Hình thể S (Tốn: linh động, mưu mẹo) cũng thể hiện nước Nhật có cơ chế linh động. Điển hình là chuyển từ một nước ban đầu là nông nghiệp sang một nước công nghiệp. Cái thông minh của người Nhật cũng thể hiện qua việc thích nghi với hòan cảnh bên ngòai và biết học bắt chước cái hay của các nước khác. Nước Nhật đã khôn khéo chi phối các nước nhược tiểu ảnh hưởng của mình mà không bị chỉ trích.

2. Trung Hoa:
- Theo công thức (1) cho (4) và (5) ta có:
Chấn + Khôn = Tốn.
Quẻ Tốn chủ màu xanh mộc, mà cờ Trung Hoa là màu đỏ: tiết khí (Mộc sinh hỏa): không được tốt lắm. Có lẽ vì tính tiết khí nên nước Trung Hoa luôn ở tình trạng khát năng lượng.
- Hơn nữa với công thức (2) để quân bình cho nước Trung Hoa là:
Đối đãi với Chấn là Tốn (linh động, mưu mẹo).
Ta thấy nước Trung hoa có nhiều xảo kế mưu mẹo, mà nước VN đã lãnh đủ nhiều nhất xưa nay (một phần hinh thể, phương hướng của Vn lại là Tốn, nên sự tăng sự thái quá). Trò bắt chước của người Tàu về hàng giả cũng là một đặc tính của quẻ Tốn.
Hình thể Khôn (trì trệ, nhu thuận…) thể hiện qua cơ chế phong kiến, bảo thủ của người Trung Hoa sau hàng ngàn năm. Tuy rằng gom hết nhiều nền văn minh vào cho mình (Khôn: đất, bao trọn tất cả), nhưng sự phát triển không thể toàn diện như các nước khác. Cái thông minh của người Tàu chủ yếu là thuộc lòng,sao chép từ những gì đã có. Thậm chí có những yếu tố chấp (chấp hình, chấp ý), duy trì từ nhiều đời không đổi. Do không có sự sáng tạo nên người Tàu cũng nổi tiếng trong việc giấu nghề,ngay cả đối với người trong gia đình.
Tượng quẻ Khôn là ăn uống. Nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa là một chứng minh.
Tượng này cũng là nhu thuận, sinh sản. Đa số dân Trung hoa ít quan tâm đến chính trị mà chỉ chú tâm đến làm ăn. Tư tưởng thảo dân, sợ giới công quyền là một điển hình bên cạnh tâm lý có nhiều con đã tồn tại xưa đến nay.
Sự hung hăng hiếu chiến (Đòai) và gặm nhấm đất đai (Đòai) của nhà cầm quyền Trung Hoa xưa nay đi ngược với lý của quẻ Dịch. Sẽ bàn đến việc này ở phần sau.

3. Việt Nam:
- Theo công thức (1) cho (4) và (5) ta có:
Tốn + Tốn = thái quá.
Việc thái quá theo lý của quẻ Tốn khiến nước VN không ổn định nhiều mặt, luôn bị tình hình xung quanh chi phối. Con người VN khôn lõi, không thể tính xa hay làm ăn lớn, làm gì cũng không lâu bền và có xu hướng theo đám đông. Cũng vì luôn đổi mới tình hình mà tất cả các thay đổi đều nửa vời. Điển hình là các di tích, dấu vết văn hóa của đời trước luôn bị xóa bỏ, thất truyền với nhiều lý do khác nhau. Do sự thay đổi liên tục, nước Việt Nam không thể đi lên theo một hướng nào xem là tích cực tới nơi tới chốn. Việc này sẽ tiếp tục kéo dài. VN muốn ngóc đầu lên cũng còn lâu lắm.
- Hơn nữa với công thức (2) để quân bình cho nước VN là:
Đối đãi với Tốn là Đòai (sát phạt, sứt mẻ, hiển lộ).
Từ quẻ này, chứng minh rằng người Việt phải luôn đánh nhau để tồn tại, kể cả với đồng bào mình. Người dân VN không khi nào ngớt chiến tranh, chết chóc. Dù chiến tranh đã dứt nhưng những tai nạn chết người do giao thông (Tốn) gây chết chóc không phải là ít, thậm chí còn lớn hơn các thương vong do chiến tranh tại các nước hiện nay.
Đòai cũng thể hiện phương Tây. Lịch sử chứng minh rằng, khi mở quan hệ với phương Tây (Âu, Mỹ), nước VN được nhiều lợi thế. Dù trong thời Pháp, Pháp không thực tâm khai hóa cho Vn, nhưng những ảnh hưởng tích cực hay di sản do của phương tây (chữ viết, khoa học, cầu đường, kiến trúc, âm nhạc, nghệ thuật…) để lại vẫn có giá trị vẫn hơn hẳn những gì VN tự đem lại cho chính mình khi độc lập. Việc này không thể chối cãi.
Cũng từ quẻ Đòai, đối với sự hiếu chiến, xâm lược của nước Trung Hoa, lịch sử đã chứng minh những biến cố này thường đem lại sự chính danh cho VN nhiều hơn. Về nguyên nhân Trung hoa mang dã tâm chiếm VN sẽ bàn tiếp ở phần sau trên phương diện Phong Thủy.
Tượng quẻ Đòai là con gái (thiếu nữ). Mà tượng Tốn có từ ban đầu cũng chỉ về con gái (trưởng nữ). Trong một nước nghèo với hình ảnh con gái VN làm vợ khắp thế giới, chúng ta không khỏi đau xót cho họ. Tượng Dịch chỉ ra rõ ràng như thế. E cũng do Chúa đã định đọat để thử thách cho người VN chăng ?


B. Vài nhận xét về Phong thủy
Về mặt phong thủy, chúng ta thử phân tích nguyên nhân cái dã tâm chiếm VN của Trung Hoa từ xưa đến nay.
Với “lời nguyền dịa lý” bằng hình ảnh con gà cho nước Trung Hoa (cái mỏ gà là bán đảo Triều Tiên) và cái chân gà cho nước Vn là một minh chứng. Xem như VN phải chịu một áp lực Trung Hoa xưa nay. Việc này nhiều người đã nhắc đến. Một con gà bụng to, với cái mỏ chưa hòan chỉnh (do Nam-Bắc Hàn còn đang phân chia) cho thấy một nước Trung Hoa háu ăn nhưng không bao giờ được thỏa mãn. Có chăng khi nào thôn tính được bán đảo Triều Tiên hay tệ lắm là Nam Bắc Hàn thống nhất thì mới nói tiếp được.
Cái chân gà VN, ít nhiều gì cũng là một hình tượng “gân gà Tào Tháo” gây cho Trung Hoa tiến thoái lưỡng nan nhiều lần trong lịch sử. Hơn thế, với cái chân gà co quắp thì lại là một tượng xấu, mặc dù không có thì càng tệ hại hơn.
Hình đảo Đài Loan cùng quần đảo Nhật Bản và Philippin như những con giun, nắm thóc vươn vãi khiêu khích trước một con gà háu ăn, có mỏ chưa hòa chỉnh thì không gì đạu khổ cho bằng !
Khi ghép chung Trung Hoa, VN, Nhật và Bán đảo Triều Tiên (hình:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
Ta thấy “liên bang” Trung Hoa như một con dơi khổng lổ đang chuẩn bị nuốt đảo Đài Loan và vươn mình ra biển lớn. Cuộc đất lúc này có cả Thanh Long – Triều Tiên chầu vào và /nhưng Bạch Hổ - Việt Nam lại ở thế phản cung. Thế phả cung này và hình tượng Tốn của VN (như nói ở phần trước) thể hiện tính ngược xuôi của quan hệ VN-TQ xưa nay. “Tình đồng chí sáng nắng chiều mưa” , quan điểm bạn-thù thay đổi xòanh xọach. Nó làm cho thế phong thủy của Trung Hoa không bao giờ hòan chỉnh. Họa chăng phải thôn tính cả Thái Lan, Mã Lai (chỉnh sửa thế Bạch Hổ) thì mới ổn định thế phong thủy.
Hơn nữa, các dòng sông đều chảy thẳng chầu sang hướng Tốn. Với nhu cầu năng lượng, có ý hạn chế tiết khí theo quan điểm ngũ hành, vừa là phá họai kinh tế các nước Đông Nam Á, các đập thủy điện được dựng hòang lọat không phải là không có mưu đồ.
Hình ảnh quy họach Hà nội như con cho ngồi đái ra máu nhìn chầu về thiên triều phương bắc theo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) khiến người ta không khỏi nghi ngờ có bàn tay của Bắc Kinh can thiệp vào nhằm khiến cho cả một chính quyền VN trở nên nhu nhược ươn hèn để tiện bề thôn tính.
Theo quan điểm Huyền Không Học, với địa thế nhìn ra biển Đông (Tọa Đòai, hướng Chấn), trong vận 8, nước Trung Hoa lâm vào thế song tinh đáo tọa là thế vượng đinh, suy tài. Với 2 bên Thành Môn đang thế vượng là hướng Tốn, và Cấn (Biến Động Nam Á và biển Nhật bản). Do đó, tại 2 hướng này, Trung Hoa luôn gây chiến tạo tranh chấp lãnh hải về cho mình, vừa làm thế “động khẩu” để tăng thịnh vượng. Tuy nhiên, khi sao hướng là Ngủ Hòang (khí suy) tại cung Tốn với cái “ao nhà” biển Đông Nam Á thì tượng Thủy ở hướng này lại không tốt.
Trên đây là ít nhận định, mong mọi người nghiên cứu thêm cho hòan chỉnh.

Kính.

Chánh Ngọ.

Thanked by 6 Members:

#2 Vovitu

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2357 Bài viết:
  • 3241 thanks

Gửi vào 17/09/2011 - 08:10

Lâu lắm rồi mới thấy thầy Quảng Đức xuất hiện.
Rất mong được đọc tiếp bài của thầy.

Sửa bởi Vovitu: 17/09/2011 - 08:10


Thanked by 1 Member:

#3 hieuchan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 132 Bài viết:
  • 118 thanks

Gửi vào 04/07/2012 - 02:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ChanhNgo, on 14/09/2011 - 14:49, said:

b. Các quẻ quân bình với nhau bằng quẻ đối đãi của nó (2):
Càn với Khôn.
Đòai với Tốn.
Ly với Khảm.
Chấn với Cấn.
____________________________________________________
Xin cho hỏi về các quẻ đối đải này : Càn-Khôn và Ly-Khảm đối đãi nhau thì đúng rồi .
Nhưng về Đoài-Tôn và Chấn-Cấn thấy không có gì đối đãi nhau chút nào cả, kể về tượng quái cũng như so vòng Hậu Thiên . Mong tác giả Chánh Ngọ nói thêm về 4 quẻ đối đãi ghi trên . Xin cám ơn và chờ nghe .
hieuchan

Sửa bởi hieuchan: 04/07/2012 - 02:47


Thanked by 1 Member:

#4 ChanhNgo

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 2 Bài viết:
  • 8 thanks

Gửi vào 09/07/2012 - 13:06

Đòai (hiển lộ) lật 180 độ thành Tốn (thuận nhập)
Tương tự đối với Chấn (động) & Cấn(ngưng nghĩ).

Coi như khi ta lật các quẻ 180 độ thì sẽ có kết quả như thế, Thí dụ quẻ Sơn phong cổ sẽ có đối đãi là Trạch Lôi Tùy.
trừ những quẻ khi lật 180 độ có kết quả không đổi thì mình mới dùng cách đổi âm - dương của các hào. Thi dụ: Phong trạch trung phu sẽ có đối đã là Lôi Sơn tiểu quá.

Thanked by 2 Members:

#5 kimchi265

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 04/09/2012 - 07:45

Hay quá, bài luận hết sức thuyết phục, có giá trị học thuật và chứng nghiệm cao, cảm ơn tác giả...

Sửa bởi kimchi265: 04/09/2012 - 07:46


#6 kimchi265

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 04/09/2012 - 11:13

À còn có ý thiếu nữa, xin hỏi tác giả lấy Thái cưc là trung tâm châu Á và Âu có phải không ạ. XIn cảm ơn tác giả.

#7 VinhL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 216 thanks

Gửi vào 04/09/2012 - 12:59

Chào huynh ChanhNgo,

Theo phương pháp kết hợp hào này thì hào âm động mà dương tỉnh nhỉ.

Nếu theo dịch lấy hào dương là động mà âm tỉnh thì phương pháp kết hợp hào chính là Xor của Boolean Algebra, và củng là phép quy tàng hào trong nguyên lý Bát Trạch.

Nhật:
Cấn + Tốn = Khãm

Trung Hoa:
Chấn + Khôn = Chấn
Nếu nói TQ vị thuộc quẻ Chấn mà tâm là Khôn nhu nhược không đổi được cái bản tánh bully của giai anh trưởng, ấy thế mà cái anh TQ này cứ thích đi quẩy nhiểu bành trướng nuốt trọn các nước láng giềng qua mấy ngàn năm.

Việt Nam:
Tốn + Tốn = Khôn.
Khôn có lúc nhu nhược để cầu yên tỉnh, nhưng đến thời lại dẽo dai dao búa chặt không đứt á.
Khôn cực biến Càn ấy là lúc toàn dân VN đồng tâm nổi dậy chống ngoại xâm thì cương cường cứng rắn như Càn Kim, như đã diễn ra bao nhiêu thế kỷ chống ngoại xâm nhỉ.

Vài lời nhãm nhỉ mong không phật lòng huynh ChanhNgo.

Sửa bởi VinhL: 04/09/2012 - 13:00


Thanked by 2 Members:

#8 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1514 thanks

Gửi vào 05/09/2012 - 00:40

Chào VinhL,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VinhL, on 04/09/2012 - 12:59, said:

Chào huynh ChanhNgo,

Theo phương pháp kết hợp hào này thì hào âm động mà dương tỉnh nhỉ.

Theo tác giả ChanhNgo thì đã dùng phép toán XNOR đề đặt quy ước cho phương pháp của tác giả:

0 0 | 1
0 1 | 0
1 0 | 0
1 1 | 1

với chủ trương "âm động dương tĩnh" đó thôi .. Đúng chăng !?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Còn VinhL, có thể đề đặt quy ước khác nếu muốn mà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ví dụ như XOR v.v...

0 0 | 0
0 1 | 1
1 0 | 1
1 1 | 0

và nó phù hợp với Dịch "dương động âm tĩnh" - có phải không? hihihi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VinhL, on 04/09/2012 - 12:59, said:

Nếu theo dịch lấy hào dương là động mà âm tỉnh thì phương pháp kết hợp hào chính là Xor của Boolean Algebra, và củng là phép quy tàng hào trong nguyên lý Bát Trạch.

Tất nhiên, dùng phương pháp nào thì tùy nhưng phải nhất quán và nghiệm chứng được nguyên lý lý đó bằng những chứng cứ xác thực; ví dụ:
Nhật:

XNOR ===> Cấn + Tốn = Ly

1 1 | 1
0 1 | 0
0 0 | 1

XOR ===> Cấn + Tốn = Khãm

1 1 | 0
0 1 | 1
0 0 | 0

Xem ra, cờ Nhật có chấm tròn ĐỎ tương ứng với quẻ Ly mà Khãm thì không, vậy VinhL tính thế nào?

Trung Hoa:

XNOR ===> Chấn + Khôn = Tốn

0 0 | 1
0 0 | 1
1 0 | 0

XOR ===> Chấn + Khôn = Chấn

0 0 | 0
0 0 | 0
1 0 | 1

Theo tác giả ChanhNgo, thì "Quẻ Tốn chủ màu xanh mộc, mà cờ Trung Hoa là màu đỏ: tiết khí (Mộc sinh hỏa): không được tốt lắm. Có lẽ vì tính tiết khí nên nước Trung Hoa luôn ở tình trạng khát năng lượng. - Đúng chăng!?

Còn theo VinhL,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VinhL, on 04/09/2012 - 12:59, said:

Nếu nói TQ vị thuộc quẻ Chấn mà tâm là Khôn nhu nhược không đổi được cái bản tánh bully của giai anh trưởng, ấy thế mà cái anh TQ này cứ thích đi quẩy nhiểu bành trướng nuốt trọn các nước láng giềng qua mấy ngàn năm.

Mạnh ai nấy nói theo ý mình thì vẽ sao mà không ra ... vẽ rắn thêm chân còn được nữa, huống hồ ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhưng có điều, kết quả quẻ của ChanhNgo (Tốn) và VinhL (Chấn) cùng đều ngũ hành thuộc Mộc, chủ màu Xanh như nhau đấy nhỉ!

Việt Nam:

XNOR ===> Tốn + Tốn = thái quá.

1 1 | 1
1 1 | 1
0 0 | 1

XOR ===> Chấn + Khôn = Khôn.

1 1 | 0
1 1 | 0
0 0 | 0

Cái gì mà thái quá, Tốn + Tốn = Càn chủ màu trắng kim 3 vạch liền mà cờ vàng 3 sọc đỏ (hỏa) hồi trước khắc chảy rồi và sau này cờ đỏ (hỏa) sao vàng cũng thế thôi; nếu nói theo nguyên lý "tham sinh quên khắc" thì màu vàng (thổ) do màu đỏ (hỏa) tham sinh cho nó mà hỏa quên khắc kim cũng hợp lý. Nhưng nhìn lại xem ...

Còn theo VinhL, quẻ Khôn ngũ hành chủ màu vàng thổ thì màu đỏ của cờ Việt Nam trước đây và sau này sinh xuất cho thì là tốt rồi - có phải không? Tự trả lời đi nhé ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VinhL, on 04/09/2012 - 12:59, said:

Khôn có lúc nhu nhược để cầu yên tỉnh, nhưng đến thời lại dẽo dai dao búa chặt không đứt á.
Khôn cực biến Càn ấy là lúc toàn dân VN đồng tâm nổi dậy chống ngoại xâm thì cương cường cứng rắn như Càn Kim, như đã diễn ra bao nhiêu thế kỷ chống ngoại xâm nhỉ.

Vài lời nhãm nhỉ mong không phật lòng huynh ChanhNgo.

Đã là lời nhảm nhí thì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thì cứ nhí với nhảm chả ai trách đâu hihihi ...

#9 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1514 thanks

Gửi vào 05/09/2012 - 00:46

Chào ChanhNgo,


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ChanhNgo, on 14/09/2011 - 14:49, said:

Vài nhận xét về Dịch và Phong Thủy - Chánh Ngọ.
(bài này viết theo nhận định riêng của tác giả- dù rằng chưa đầy đủ và hòan tòan khách quan)

e. Hình thể và trọng tâm của cuộc đất của các nước (5):
- Nhật hình dạng tổng quát như hình S (Tốn-Mộc) với trọng tâm chung tòan đất nước còn nằm trong tòan cục khu đất.
- Trung hoa hình dáng to lớn nặng nề (Khôn-Thổ) với trọng tâm của nướcnằm trong tòan cục khu đất.
- Việt Nam hình chữ S (Tốn) với trọng tâm nằm lệch ngòai khu đất (tại lệch sang bên Lào): việc này làm VN luôn bị bất ổn do tình hình bên ngòai chi phối từ xưa đến nay.
Dựa theo các quy ước trên , chúng ta khám phá những vấn đề thú vị.


Hình dạng "ngũ hành" S (Tốn-Mộc) sao có vẽ khiên cưỡng vì rằng hình chữ S cong lượn được ví như hành "Thủy" - Khảm chứ sao mà là Tốn-Mộc?

Tất nhiên, "(bài này viết theo nhận định riêng của tác giả- dù rằng chưa đầy đủ và hòan tòan khách quan)"

#10 VinhL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 216 thanks

Gửi vào 05/09/2012 - 02:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 05/09/2012 - 00:46, said:

Chào ChanhNgo,




Hình dạng "ngũ hành" S (Tốn-Mộc) sao có vẽ khiên cưỡng vì rằng hình chữ S cong lượn được ví như hành "Thủy" - Khảm chứ sao mà là Tốn-Mộc?

Tất nhiên, "(bài này viết theo nhận định riêng của tác giả- dù rằng chưa đầy đủ và hòan tòan khách quan)"

Chú TBTT,
Nhìn kỷ thì thấy anh Nhật, hình giống cái lưỡi liềm đó. Lưỡi liềm này kề cổ con gà mái dầu đó à.
Mà thật tế thì anh Nhật của đã từng đè đầu con gà mái dầu này mà!!!
Hihihihihihi

Sửa bởi VinhL: 05/09/2012 - 02:24


Thanked by 1 Member:

#11 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1514 thanks

Gửi vào 05/09/2012 - 04:56

Chào VinhL,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VinhL, on 05/09/2012 - 02:07, said:

Chú TBTT,
Nhìn kỷ thì thấy anh Nhật, hình giống cái lưỡi liềm đó. Lưỡi liềm này kề cổ con gà mái dầu đó à.
Mà thật tế thì anh Nhật của đã từng đè đầu con gà mái dầu này mà!!!
Hihihihihihi

Còn Việt Nam, (Lào + Campuchia) giống như 2 cái chân gà vậy - cho nên gà mái dầu đâu thể bị cụt chân mà không đứng được; do đó, bao đời cũng muốn có chân đứng ở Việt Nam thôi ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#12 kimchi265

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 06/09/2012 - 14:57

Hay quá, các bác luận thiệt là hay, mong cho em được học nhiều qua những vấn đề đơn giản như vầy!!!

#13 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 07/09/2012 - 08:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 05/09/2012 - 04:56, said:

Chào VinhL,



Còn Việt Nam, (Lào + Campuchia) giống như 2 cái chân gà vậy - cho nên gà mái dầu đâu thể bị cụt chân mà không đứng được; do đó, bao đời cũng muốn có chân đứng ở Việt Nam thôi ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Không phải con gà mái dầu chỉ cần chân để đứng mà nó còn dùng chân để đào bới để kiếm ăn, từ đào đất đến bới biển để ăn cho thành gà mái dầu. Nhìn kỷ thêm thì đàng phao câu nó bị A phú Hản chỉa, dưới mề thì bị ướp Cà Ri Ấn, trên lưng thì con cháu Thành Cát khi sống lại Thành Đá ngàn cân . Mỏ gà thì bị kim chi ếm, mồng thì bị bạch mao chắn, trong ngực trước ức thì nội Tạng bừng bừng cháy ...

#14 kimchi265

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 08/09/2012 - 17:19

Các bác có thẻ luận luôn Nga ở phía Bắc và Tây bắc và các nước châu Âu bên trời Tây luôn có được không ạ? up...

Sửa bởi kimchi265: 08/09/2012 - 17:20


#15 smartkid009

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 65 Bài viết:
  • 72 thanks

Gửi vào 12/09/2012 - 02:53

Cho minh xin hoi the con nuoc My.cac bac nhan xet nhu the nao.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |