Jump to content

Advertisements




Bố cục tinh bàn theo nguyên lý thời và vị


10 replies to this topic

#1 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1586 Bài viết:
  • 2044 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 06/09/2014 - 17:54

A. Giả thiết:
1. Thời gian:
- cung Dần đến Ngọ ứng vào ban ngày; cung Thân đến Tý ứng vào ban đêm.
- Trú tinh (Thái Dương) vào cung ban ngày, Dạ tinh (Thái Âm) vào cung ban đêm thì lá số TV hợp thời
- Sửu Mùi là nơi âm dương giao thoa, khi có Trú Dạ tinh cùng xuất hiện thì sinh cảnh hỗn loạn.
2. Không gian:
- Dương tượng (Thái Dương) vào cung âm, Âm tượng (Thái Âm) vào cung dương là cân bằng. Tuy nhiên, Âm Dương tượng luôn hoặc cùng nằm ở cung âm hoặc cùng ở cung dương trên lá số TV. Do đó, phải lấy 1 trong 2 sao làm chủ. Chọn Thái Dương vì Thái Âm là phụ cho Thái Dương. Chấp nhận giả thiết trên, khi Thái Dương nhập âm cung, lá số hợp vị.

B. Giả thiết trên có lý hay không?
-Cùng xem bảng đưới đây: vị trí của sao Thái Dương và độ đắc hãm của các tinh đẩu còn lại. Lưu ý để đơn giản hóa việc phân tích, chỉ có 3 trạng thái: đắc, bình, và hãm. Lưu ý: một số sao có trạng thái đắc hãm không giống như nhiều sách TV đã trình bày. Lý do sẽ trình bày dưới đây.

Một số quy luật có thể nhận ra dễ dàng từ bảng tinh đẩu đắc hãm đính kèm :
i. Thái Dương & Thái Âm cùng đắc hoặc hãm
ii. Thái Dương ở cung dương thì Liêm & Tướng đều ở cung âm và hãm; Thái Dương ở cung âm thì Liêm Tướng đều ở cung dương và đắc.
iii. Khi Tử Vi ở cung dương thì đồng cung với Thiên Phủ hoặc Thiên Tướng và ở trạng thái đắc. Nhưng khi ở cung âm thì đồng cung với Sát/Phá/Tham và trở thành bình.
iv. Cự Môn và Thiên Đồng cùng đắc hoặc cùng hãm
v. Tham Lang và Vũ Khúc cùng đắc hoặc cùng hãm
vi. Số lượng tinh đẩu ở trạng thái đắc là cao nhất khi Thái Dương vừa hợp thời (nằm ở cung ban ngày) và hợp vị (nằm ở cung âm) ~ Tỵ (0 sao hãm).

- Quy luật (i) giống như cách an sao của tiền nhân
- Quy luật (ii) có thể suy ra từ tính ngũ hành và cương nhu của 3 sao này. Thái Dương dương hỏa vào cung dương thì thể quá thịnh. Liêm Trinh âm hỏa vào cung âm thì thể quá nhu. Một đằng là tượng của người quân tử hữu dũng vô mưu, một đằng là tiểu nhân mặt lạnh mưu mẹo đầy âm sát. Thiên Tướng tuy là dương nhưng vốn tính thủy, theo cách an sao thì phải dựa vào Thiên Phủ thổ để định cát hung. Do đó suy ra Thiên Tướng dễ bị lay động, thiếu chủ trương. Để gia cố Thiên Tướng thì sao này cần phải nằm ở cung Dương.
- Quy luật (iii) đi ngược lại với nhiều cách định đắc hãm của tiền nhân. Lý do là vì: Tử Vi vốn không đồng đạo với Sát Phá Tham, nằm lẫn lộn thì dễ ra cảnh: "nửa nạc nửa mỡ" hoặc "nửa ông nửa thằng", .v.v tùy theo tổ hợp. Theo lý ngũ hành thì Phá Quân thủy, Thất Sát kim, Tham Lang Thủy/Mộc đều làm TV phải sinh xuất hoặc khắc xuất, tổn hao nguyên khí. Thiên Tướng tuy cũng là thủy nhưng nó tương tác với các tinh đẩu hành thổ hơi khác biệt (dựa dẫm và bổ trợ cho thổ tinh khác vd như Thiên Phủ, Lộc Tồn) do đó Thiên Tướng không gây tổn thất cho TV như cách Phá Quân ảnh hưởng.
* Tuy nhiên, khi ta quan sát trường hợp Tử Tướng đồng cư Thìn Tuất thì sẽ thấy Âm Dương đồng tranh Sửu Mùi. Có một số sách nhận định rằng Tử Tướng Thìn Tuất là cách dễ làm phản, dễ tham gia cách mạng (vd như 1 lá số nổi tiếng có liên quan đã từng tốn nhiều giấy mực của các nhà TV). Phần biểu hiện thì như đã thấy nơi người thật việc thật, còn phần lý thuyết thì sao. Chú ý rằng khi Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi thì Thiên Lương hãm ở Tỵ Hợi. Thiên Lương đắc ở 10 cung nhưng chỉ có ở Tỵ Hợi là hãm. Hẳn phải có nguyên nhân sâu xa. Theo thiển ý cá nhân, Nhật Nguyệt là nguồn của trí tuệ (thủy hỏa ký tế sinh trí). Khi Nhật Nguyệt hãm thì khó sáng suốt, Nhật Nguyệt đắc thì dễ sáng suốt. Khi Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi thì tâm lý đối với 1 chủ thể nào đó dễ giao động, lúc mờ lúc ảo, lúc muốn phục tùng lúc muốn đả đảo. Mà 1 thì nước bẩn cho vào 1 thùng rượu thì sẽ cho ra 1 thùng nước bẩn nên chỉ cần 1 tia ý đồ phản động xuất hiện thì sẽ ...

- Quy luật (iv) và (v) cũng khác với cách an sao thông thường. Lý do vĩ mô là do mỗi cặp trong 2 bộ sao này di chuyển thành cặp như cách mà cặp Âm Dương di chuyển trên lá số do đó suy luận rằng chúng phải cùng đắc hoặc hãm. Lại thấy rằng trong cách an của cổ nhân, Cự Đồng luôn cùng đắc hoặc hãm trừ trường hợp Cự thân Đồng ngọ và Tham ở Tý Ngọ cung (ngoại lệ không hợp lý).
1) khi Cự Nhật ở Thân thì Cự hãm (và Đồng cũng hãm) thay vì đắc. Tại sao không phải là Đồng đắc ở Ngọ (Đồng Âm). 2 lý do: Nhật ở Thân hãm nên không thể giải ám tính của Cự Môn dù đồng cung; Ngọ cung hỏa cực vượng nên Thiên Đồng khó có khả năng đắc
2) Vũ Khúc ở Thân và Dần đều đắc nhưng tại sao Tham ở Ngọ và Tý không đắc? Có sách Tử Vi nhận định rằng vì Ngọ là nơi ở của Hoàng Đế mà Tham Lang thuộc loại quân thần thấp kém hoặc phận đĩ điếm không xứng đáng đứng nơi được trọng vọng. Lại có nhận định rằng Tham Lang tính mộc, nếu nằm nơi thủy vượng lại hóa cảnh thủy đa trôi mộc, cuộc sống bập bềnh vô định.
Lý thứ nhất không cho Tham Lang ở Ngọ đắc địa mang tính cổ hủ, không phù hợp với XH hiện đại. Lại nói, giả sử như Tham Lang quả thực là tiểu nhân đi chăng nửa và hắn ta leo lên được đến ngai vàng cung Ngọ, từ góc độ quần chúng hắn quả thực đáng ghét, nhưng từ góc độ của hắn ta thì há chẳng phải tiểu nhân đắc chí sao? Nếu bản thân ta có cung mạng là Tham Lang cư Ngọ sao lại nói là số xấu cơ chứ, sao lại nói Tham Lang hãm địa được?!
Lý thứ hai nặng tính hình tượng nhưng cũng hàm chứa lý ngũ hành trong đó. Tuy nhiên không có nghĩa là tôi đồng ý với lý đó. Tại sao mạng Tử Vi vào cung Ngọ hỏa tức là đúng ngôi vua, ngũ hành hợp lý là tốt mà mạng Tham Lang vào cung Tý thủy đúng ngôi phong lưu tiêu diêu tự tại, tinh thần thông suốt, ngũ hành tương sinh lại xấu
Từ 2 lý do này + lý do liên quan đến sự đồng bộ của Vũ Khúc và Tham Lang, tôi nghĩ rằng Tham Lang phải đắc ở Tý và Ngọ.

- Quy luật (vi): thật ra Thái Dương tại Mão cũng thỏa mãn 2 điều kiện hợp thời và hợp vị nhưng có khuyết điểm - 2 cung VCD tại Mùi và Dậu. Cứ cho rằng cung VCD được Âm Dương chiếu là tốt thì chỉ có mỗi cung Mùi được hưởng đặc ân này. Còn cung Dậu thì chỉ được hưởng ánh sáng từ Dương Lương từ cung Mão.
* Nói thêm về Thái Dương tại Hợi: Thái Dương hợp vị nhưng không hợp thời. Tuy nhiên so với Thái Dương tại Mão thì số lượng sao hãm là như nhau (4 sao) tuy có chút ít khác biệt:
TD tại Hợi: sao hãm bao gồm Âm Dương Cự Đồng
TD tại Mão: sao hãm bao gồm Cự Đồng Sát Phá + 2 VCD (nếu chấp nhận giả thiết Tham Lang đắc tại Tý)
Tóm tắt bằng phương trình như sau:
Thái Dương đắc + Thái Âm đắc + Sát hãm + Phá hãm + 2 VCD = Thái Dương hãm + Thái Âm hãm
mà ta biết:
(i) Thái Dương + Thái Âm + thời = Thái Dương đắc + Thái Âm đắc
(ii) Thái Dương + Thái Âm - thời = Thái Dương hãm + Thái Âm hãm
giả thiết (iv)Sát - nhẫn = Sát hãm
(v) Phá - nhân = Phá hãm
(vi) VCD = do dự, mông lung
-->
2 thời + Sát + Phá - nhẫn - nhân + 2 VCD = 0
2 thời + Sát + Phá = nhẫn + nhân - 2 (do dự)
Giả thiết - 2 (do dự) = dũng
~> Muốn có được sức mạnh và sự thành công như của Sát và Phá trong lúc lên như diều gặp gió thì ta chỉ cần lòng nhân, tính nhẫn nại, và lòng dũng cảm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi uchihakula: 06/09/2014 - 17:58


#2 Luyen1993

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 254 Bài viết:
  • 348 thanks

Gửi vào 06/09/2014 - 19:00

Đợi bài viết về vấn đề đắc hãm của 14 chính tinh lâu lắm rồi. Hôm nay mới đc đọc. Phải nói là rất logic và hợp lý.

#3 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1586 Bài viết:
  • 2044 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 06/09/2014 - 21:02

Dưới đây là bài viết cũ của tôi từ trang lý số. Vì có chút liên hệ với chủ đề về bố cục tinh bàn nên mạn phép chép sang đây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

"


Bài viết này lấy cảm hứng và ví dụ từ các đoạn trích được phổ biến trên mạng của Đông A Di Sự. Do bản thân mình rất hứng thú với việc cử hiền triệt ác dựa theo tử vi nhưng lại không mang họ Trần, không được đọc Đông A Di Sự nên đành tự suy luận dựa vào những gì có sẵn để phát triển thêm về lý thuyết chế hóa theo Tử Vi. Trình độ có hạn, sách vở thiếu thốn, nên những suy luận trình bày dưới đây chỉ có tính chất tham khảo.

1. Chính tinh
Từ vị trí an sao ta có các mối liên hệ tương quan sau đây:
a. Lục hại: Nhật <-> Sát (hỏa khắc kim); Tử<->Cự (thổ khắc thủy)
b. Xung: Phá >< Tướng (đều là thủy), Phủ >< Sát (thủy sinh kim)
c. Nhị hợp: Lương-Liêm (hỏa sinh mộc); Vũ-Âm (kim sinh thủy); Nhật-Phủ (hỏa sinh thổ) ; Đồng-Tham (thủy-?)

Nhận xét:
- Người mệnh Thái Dương (sáng) có thể “trị” được người Thất Sát. Theo Tử Vi Đông A, người Thất Sát + Thiên Hình tính cô độc nên phải dùng đến người Thái Dương. Nhật hỏa trị Sát kim không phải đơn thuần vì hỏa chế được kim (đây chỉ là tiền đề theo ngũ hành) mà vì bản tính của Nhật là khoan dung, nhân ái, thân thiện - có thể hiểu đây là hỏa ở dụng chứ không phải ở thể, tức là “Nhân mộc + Lễ hỏa” - nên có thể gần gũi được Sát. Trong khi đó, những sao có tính chất tương đồng về mặt này như Thiên Đồng (vui vẻ, hòa nhã), Thiên Lương (trợ giúp, khuyên nhủ, thiện lương), Xương Khúc Đào Hồng (nhu mì, nhạy cảm, dễ tạo cảm tình) cũng được nhắc đến trong ĐADS là có công năng như Thái Dương trong việc chế hóa Thất Sát. Do đó phải nhìn phần dụng hoặc tính chất biểu lộ ra bên ngoài chứ không phải nhìn thấy Nhật hỏa thiêu đốt Sát kim mà lầm tưởng Nhật vì hung bạo hơn cả Sát mà chế được Sát. Tính chất dụng này của Nhật còn có thể giúp giải được tính cô khắc của Vũ, Cô Quả, Thiên Lương. Tuy nhiên Nhật không hẳn trị được Liêm Sát, Tử Sát nhưng có thể suy luận cũng “trị” được Vũ Sát (có lẽ nếu được Dương Lương thì lực hóa giải sẽ mạnh hơn).

- Người mệnh Cự môn (đắc/hãm) có thể “trị” được người mệnh Tử Vi. Tử Vi quang minh chính đại, Cự Môn thì đại biểu miệng lưỡi thị phi và ám khí. Cũng như lý thuyết về Thái Dương, Cự Môn áp chế TV không phải vì lý ngũ hành vì nếu xét ngũ hành thì Cự Môn phải thua vì thổ khắc thủy. Khi Cự Môn hãm thì cái dụng của nó sẽ khác khi đắc. Cự Môn hãm đã ám càng thêm ám, lời nói ra sẽ là gây mất đoàn kết nội bộ, hô hào tạo phản, v.v. Thêm XK thì chỉ càng làm lời nói có thêm mị lực. Cự Môn hãm đánh vào hình tượng, thanh danh của TV. Cự Môn đắc thì là khẩu tài, thêm XK thì lời nói sẽ có sức thuyết phục nhưng đối tượng bị thuyết phục lại chính là Tử Vi chứ không phải là lực lượng ủng hộ TV. Theo suy luận này, giám đốc mạng TV tránh xa hoàn toàn người có Cự hãm, và nên xem xét kỹ lưỡng lời khuyên của trợ lý có mệnh Cự đắc.

- Thiên bàn bố cục thế nào thì cặp Nhật-Sát và Cự-Tử vẫn cứ lục hại nên người có mạng là 1 trong 4 sao này tự biết kẻ thù tự nhiên của mình là ai và ai sẽ luôn thắng thế. Thế còn nếu mệnh là các sao khác thì sao? Vẫn theo lý lục hại là kẻ thù của ta chứ không phải đối cung - cung di (vì như bảng liệt kê ở trên về các vị trí vĩnh viễn xung chiếu thì các sao xung luôn đồng hành hoặc tương sinh tức là có lực tương hỗ). Do đó cứ nhìn vào vị trí lục hại với cung mệnh của mình, sao nào ở đó thì người có mạng mang sao đó chính là kẻ thù/đối thủ tự nhiên của ta. Mình không chắc nếu cung lục hại là cung VCD thì nên đoán thế nào. Thế làm thế nào để biết địch mạnh hay yếu hơn ta? Trước hết, xem trung tinh trong mệnh cung và cung lục hại cung nhị hợp với mệnh. Nếu không có cung có ưu thế vượt trội (nhiều hơn/đủ bộ hơn đối với các sao sau: Binh Hình Tướng Ấn, Mã Khốc, Hóa Quyền, Tả Hữu, Khôi Việt), thì xem cung nhị hợp vì theo bảng liệt kê trên về các sao vĩnh viễn nhị hợp, sao nhị hợp luôn tương sinh cho sao mệnh cho nên khái quat hóa thành nguyên lý khán cung nhị hợp). Ở trên có nhắc đến cung xung chiếu cũng là lực tương hỗ nhưng ở đây ta không xét đến nó như là yếu tố quyết định vì (1) nhớ rằng cung xung luôn nhị hợp với cung lục hại, (2) cung nhị hợp luôn luôn ở gần và ảnh hưởng cung mệnh hơn là cung xung (tính khoản cách theo số cung trên thiên bàn), do đó dùng cung nhị hợp hợp lý hơn.

- Trước đây có tranh cãi về việc liệu sao Tham Lang là hành mộc hay thủy. Theo quan sát về ngũ hành của sao vĩnh viễn nhị hợp với nhau ở trên, ngũ hành của 2 sao vĩnh viễn nhị hợp luôn tương sinh. Vì Thiên Đồng luôn nhị hợp với Tham Lang và đã được định ngũ hành là thủy, Tham Lang phải mang hành kim hoặc mộc. Loại bỏ kim vì trước giờ chưa nghe sách nào nói Tham hành Kim cả, do đó Tham phải mang hành mộc, đúng như trình an số của diễn đàn hiện nay.

- Theo thiển ý cá nhân, ngoài dựa vào chính tinh thủ cung lục hại để biết được đâu là kẻ thù tự nhiên theo ý trời, ta cũng có thể xem xét tính chất của chính tinh và phụ tinh trong cung mệnh để biết được đâu là yếu huyệt của mệnh, người mang chính phụ tinh nào có thể hại đến mệnh của ta. Không chỉ ở cung cố định, các sao ở cung đại vận cũng có thể được dùng để chọn người cộng sự và tránh kẻ tử thù. Với vấn đề này mình cũng có một số suy luận và phán đoán cụ thể nhưng hiện tại chỉ đang bàn về chính tinh nên có thể xong phần phụ tinh ta sẽ kết hợp lại để bàn chung. Thật ra mình vẫn đang xem xét có thể sẽ không bàn vấn đề này vi sẽ có người lợi dụng kiến thức TV làm điều xằng bậy. Thong thả xem xét vậy.

2. Phụ tinh, hóa khí.
a. Theo Đông A Di Sự, có các cách chế hóa sát bại tinh như sau:
- Chế Không Kiếp: các sao vượng thủy như Đồng Âm cư Tý (không rõ là Thiên Đồng và Thái Âm tách biệt hoặc xung chiếu thì sao), Hóa Khoa, Khốc Hư, Xương Khúc. Các sao như Lộc Quyền, Tả Hữu, Mã Khách cũng góp lực cho các tinh đẩu trên chế giải KK. Các thế tương tác như sau được nói rõ là chế được: mệnh ở Hợi bại cục tức giáp Không Kiếp mà cung Tý giáp có Đồng Âm; vận Không Kiếp gặp Khoa/Đồng Âm tại vận cung hoặc nhờ sự giúp đỡ của người mệnh có Khoa/Đồng Âm. Nói chung là cần có chế giải tại tam hợp mệnh hoặc giáp mệnh, tại hạn, và tại mệnh của người được nhờ vả để giúp giải họa.
- Chế Tang Môn (đại biểu sự chết chóc, thương tật): Thái Dương miếu + Thiên Hình đắc
- Chế Tham Đào Hồng Hình (họa tới thân xác vì sắc tình): dùng Hóa Quyền để chế sắc dục tinh và Không Vong để giải Thiên Hình ().

Nhận xét: có thể thấy ngũ hành tương tác có vai trò quan trọng trong việc hóa giải sát bại tinh. Nhưng tại sao khi chế hỏa sát tinh KK thì dùng thủy tính tinh đẩu (thủy khắc hỏa) còn khi chế mộc bại tinh Tang Môn thì lại dùng hỏa tính tinh đẩu (hỏa làm mộc sinh tiết)? Vì chỉ có vài ví dụ ít oi nên quả thực khó có thể tìm ra nguyên lý cơ bản trong chế giải sát bại tinh.

Về cách giải họa Tham Đào Hồng Hình, Đông A Di Sự không giải thích rõ nguyên lý đằng sau nhưng bản thân mình suy đoán họa sắc tình là do thiếu lòng tự chế, cần có quyền; họa thân xác, luật pháp thì dùng Không Vong vì Không Vong tức là không có nhục thể nên thoát được họa tới thân, lại cũng có nghĩa bao dung vô lượng trong Phật Giáo nên giải được tội lỗi

Cách đây mấy hôm mình tình cờ đọc được bài Tuần Triệt Tác Âm Dương của tác giả minhgiac bên Tuvilyso, thấy tác giả đề xuất Hình, Tướng, Ấn, và Bạch Hổ có thể chế áp Không Kiếp dựa trên ý nghĩa quyền uy của các sao này. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu các VD trong Đông A Di Sự, mình lại không đồng ý lắm với tác giả minhgiac về đề xuất này bởi vì: (1) xét ngũ hành, Hình tính cô, táo, hỏa nên tương hỗ KK, Tướng tính mộc nên sinh xuất cho KK, Hổ tính kim nên bị KK khắc chế, chỉ còn Ấn tính thổ có thể làm KK sinh xuất; không có sao nào có tính thủy để áp chế hỏa tính bạo liệt của KK; (2) minhgiac nêu các sao này vì chúng có tính quyền nhưng theo Đông A Di Sự muốn giải họa KK phải dùng đến phúc thiện tinh (tính thủy) làm lực lượng nòng cốt; Khốc Hư như gợi ý trong Đông A Di Sự không phản ánh tính quyền trực tiếp mặc dù có câu phú “Khốc Quyền đồng cung, minh danh vũ thế”; có lẽ Khốc Hư, vốn đại diện cho nước mắt, cũng mang ý nghĩa là nguồn cung cấp cho thủy để chế KK.

- Từ các lý luận trên, ta có thể suy rộng ra các phương pháp để đối phó với các sát bại tinh khác trong tử vi:
+ Chế Kình Dương (tính kim; đại diện bệnh tật, tính ưa hơn thua sát phạt, hình thương) thì dùng phúc thiện tinh hành hỏa như Khôi Việt, Thiên Hỷ, Thiên Nguyệt Đức, Thiên Giải
+ Chế Đà La (tính kim, ám, nham hiểm, không lường trước được) thì dùng các tinh đẩu hành hỏa có tính chất chiếu xạ, quang minh (Thái Dương, dùng Khôi nhưng không dùng Việt, Thiên Quan; Tam Minh)
+ Chế Linh, Hỏa (tính hỏa, minh/ám, khổ não, đoản thọ) thì dùng phúc thọ tinh hành thủy (Đồng, Âm, Tham Lang, Khoa, Thiên Y) nhưng phải tránh Khốc Hư vì 2 sao này đều có tính đau buồn, có thể cân nhắc phúc tinh hành thổ như Lộc Tồn, Thiên Phúc.
+ Chế Song Hao (tính hỏa, chỉ sự thua thiệt, ra vào, mất mát) thì cách 1 là dùng thủy tinh có tính lưu động, luân chuyển tiền bạc và lời nói (Lưu Hà, Cự Môn, Thái Âm). Với Thái Âm phải chú ý 1 điều, sao này chỉ sự tích lũy từ từ, nếu có Song Hao, có nguy cơ sự tích lũy không được thật sự tối ưu. Vì Song Hao cũng là bại tinh như Tang Môn nên cũng có cách thứ 2 là dùng thổ tinh chỉ tiền bạc (cách ứng dụng tương tự như dùng Thái Dương đối với Tang Môn) để làm Hao sinh xuất. Thổ tinh chỉ tiền bạc thì chỉ có Tử Vi và Thiên Phủ (Lộc Tồn không bao giờ đồng hoặc hội Song Hao).
+ Các bại tinh khác thì dùng lô-gíc tương tự để suy ra.

b. Xác định lại ngũ hành của Hóa Lộc, Khoa, Quyền.
- Hóa Lộc: Lộc tại tứ mộ địa (thổ - Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) thì bị chôn vùi. Thổ nhiều dẫn đến chôn vùi thì Hóa Lộc phải mang 1 trong 3 hành sau: Mộc, Thổ, Kim vì Thủy và Hỏa bởi đặc trưng tự nhiên của nó nên không bị Thổ vùi. Lại nói vì tứ mộ là mộ khố của ngũ hành nên bản chất là thổ và không tàng thêm thổ (Thìn Tuất Sửu Mùi lần lượt là Thủy, Hỏa, Kim, Mộc khố), do đó Hóa Lộc cũng không phải hành Thổ, chỉ còn 2 khả năng là Mộc hoặc Kim. Xét tính chất của Hóa Lộc thấy mạng có sao này thì râu tóc nhiều. Râu tóc là phần dư của huyết, là ngọn của thận thủy. Do đó râu tóc nhiều phản ánh thủy vượng tiết sinh mộc. Suy đoán Hóa Lộc hành Mộc.
- Hóa Quyền: quyền giải được họa sắc dục mà đại biểu chính là Tham Lang và Đào Hoa đều là mộc tinh. Suy ra Hóa Quyền phải mang hành kim hoặc hỏa. Vì Quyền hợp Khốc Hư như câu “Khốc Quyền đồng cung, minh danh vũ thế” nên Quyền ít có khả năng là hỏa mà nên mang hành Kim. Vì Khốc thể hiện ý chí, khi Quyền kim mạnh thì người có năng lực, quyền lực sẽ chuyển hóa năng lực, quyền lực đó thành ý chí. Kể ra cũng có lý.
- Hóa Khoa: Khoa giải được họa Không Kiếp hỏa tính nên Khoa phải mang hành thủy
- Hóa Kỵ: sao này rất hợp rơ với bộ Thanh Long-Lưu Hà và Thái Âm miếu đều là Thủy, nên đoán định là hành mộc, thủy hoặc kim. Bản thân Kỵ khi xung với Lộc Tồn thổ thì gây ra cảnh Cát Xứ Tàng Hung nên càng chắc đoán Kỵ phải mang hành Thủy hoặc Mộc để làm Lộc xung khắc với nó. Vậy Thủy hay Mộc? Thủy chủ trí, người có Hóa Kỵ thì tâm cơ đa đoan, ứng. Vả lại chỉ định hành Thủy cho Hóa Kỵ là phù hợp với phương pháp phổ biến hiện nay. Do đó, định Kỵ hành Thủy.

→ Lộc: mộc
Quyền: kim
Khoa: thủy
Kỵ: thủy

3. Ứng dụng trong việc chọn bạn (đời)
- Tránh cưới người có sao thủ mệnh là sao ở cung lục hại với mệnh của ta
- Lựa người mà mệnh của họ có những cách những sao bổ khuyết được nhược điểm của ta, chế phục được sát bại tinh của ta.
- Lựa người mà vận hạn của họ trợ giúp được vận hạn của ta.

Vd: vận của ta đến Liêm Tướng Đào Hồng gặp Địa Kiếp thì cần người có mạng / vận có Nguyệt + Mã, Tồn, Khoa Quyền, Tả Hữu, Xương Khúc.

Vd: nữ mạng có cách xấu nổi tiếng là Tham Lang Địa Kiếp. Mệnh cách này tham lam, biển lận, ích kỷ, mưu mô, xấu xa vô cùng. Để cải huấn mệnh này cần phải có người chồng có Thiên Đồng Khoa Xương Khúc để thiện hóa Tham Kiếp cùng lúc. Kỵ cưới chồng mệnh Tử Phủ hoặc Thái Âm vì Tử Phủ kỵ KK, người Thái Âm cũng khá ích kỷ, nặng vật chất trừ khi Thái Âm gia hội Xương Khúc vì lúc này người chồng sẽ có thiên hướng tinh thần cao quý hơn. Tuy nhiên, nếu mệnh người chồng không có Hóa Quyền hoặc Tướng Ấn thì không chừng tính thiện lương của Đồng/Âm Khoa XK sẽ vì dâm tính ẩn tàng mà bị sa đọa hóa. Nên cưới chồng tuổi Bính Đinh Mậu(Xương hóa Khoa, Đồng hóa Quyền, Âm hóa Quyền)

#4 minhgiac

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1963 Bài viết:
  • 5390 thanks

Gửi vào 06/09/2014 - 22:19

Bác
uchihakula thân mến!


vâng các ơn bác đã viết bài phân tích thê đứng cũng nhưng cung hại hợp và sao vậy! tôi xin phép được dùng từ nhân xưng như vậy bởi chưa biết danh tính tuổi của bác!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hihi
bài viết này của tôi, tôi không đề cập tới việc tướng hổ hình ấn có giải hãy kiềm chế được không kiếp hay không. đó là sự nhìn nhận cũng như đánh giá của mỗi người. tôi xin được nhấn mạnh như vậy, và cũng rất cảm ơn bác đã bỏ thời gian để đọc, kiểm nghiệm cũng như chia sẻ kiến thức một cách rất vô tư với lời điềm đạm mạch lạc vậy hi

thấy các bài viết trên của bác rất trú trọng đến ngũ hành thì phải, và bác dùng ngũ hành để thể hiện sự " chế hóa" trong tử vi. và cũng là điểm đặc trưng của ĐADS tạm thời cứ giả định đó là dòng tử vi của Trần Phái đi ( vì cũng chưa gặp các vị đó hihi ) việc lấy ngũ hành để chế hóa lẫn nhau thì quả là không sai, minhgiac tạm thời định hình rằng đó là đang sử dụng hậu thiên, tiên thiên đương nhiên là âm dương rùi. nhưng có hay của cái môn tử vi này lại dùng sao, ngũ hành để biểu hiện cho cái gọi là "tính chất lý tính, lý tính suy diễn" tỷ dụ như nói sao thái dương nên chủ về quan lộc ty, danh dự, thông minh, trí hệu,... lý tính. chứ không ai nói thái dương hành hảo nên chủ quan lộc, thông minh, trí hệu....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nên quan điểm của minh giác thế này Âm dương----> ngũ hành----->tính chất lý tính để sử dụng trong tử vi được dễ dàng và luận đoán. trong dịch học thì mai hoa hay lục hào thì dụng ngũ hành đến triệt để nhưng số với tượng mới là quan trọng trong hàng đầu để luận giải còn ngũ hành để bố trợ cho " độ số" cho "chất và lượng" của một lý tính nào đó. ví dụ như thái dương đắc thì thông minh, công danh, học hành, giàu có hơn hãm chẳng hạn tức là đánh giá từ cái ngũ hành " hỏa" đó vượng yếu như thế nào để suy ra " chất và lượng" của lý tính hay nói khái quát tiên thiên sinh và hậu thiên dụng tác như cái " khởi đầu và kết thức của một sự vật hiện tượng trong tử vi nếu cứ lấy ngũ hành và luận thì bác có thấy một số vấn đề vô lý như : hà cớ khôi việt hỏa, tả hữu thổ lại hợp các sao thủy như thái âm, đồng... hay thái dương hỏa lại hợp xương khúc thủy kim? hay thái dương hỏa sao thành cành tốt khi cùng cự môn thủy? và vân vân các cách hoặc sao khác nếu lấy ngũ hành ra để giải thích thì sẽ có những cơ chế không phù hợp. cũng như các thế đứng lục hợp hay lục hại vậy, đôi lúc phải luận là tương trợ, đôi lúc phải luận là xúi dục, lúc hại kiềm chế hại nhau, nhưng cũng có lúc kích phát, chăm no cho nhau vậy. như thiên cơ và thiên tướng vậy hà cớ hại thù diệt nhau? nó còn phụ thuộc vào đắc hãm và các sao sát, cát hóa cùng đi kèm mới giám nhận định được.

nên quan điểm của minhgiac thì rất đơn giản cần sự cởi mở trong cách nhìn nhận, trong quan điểm và đa dạng, uyển chuyển linh hoạt. cũng như dịch lý vậy không có cái tốt cả và cũng không có cái xấu cả. nên lúc có thể dùng âm dương, lúc có thể dụng ngũ hành và đương nhiên lúc có thể dụng lý tính vậy!
cảm ơn những bài viết hay của bác chúc bác vui!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#5 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1586 Bài viết:
  • 2044 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 07/09/2014 - 00:06

Cũng trích từ chủ đề cũ ở Lý Số.VN:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

: Đông A không dùng ngũ hành
- Tôi: @Whitebear1: Nếu TV Đông A không dùng ngũ hành thì phải chăng sự khắc hợp giữa ngũ hành của các sát tinh và phúc thiện tinh có khả năng chế hóa chúng là hoàn toàn ngẫu nhiên mà ứng?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

: Có câu hỏi đáng nhẽ hay hơn:
1-Họ khởi đại vận cách nào?
2-Họ an Hỏa Linh thế nào?
- Tôi: Có 1 ví dụ rất hay mà mình từng được đọc trong quyển Antifragile của Nassim Taleb bàn về hiện tượng Black Swan như sau. Từ 1 cục nước đá, bất kể hình dáng như thế nào, ta có thể đoán định được với độ chắc chắn cao khi nó tan chảy hết thì vũng nước lan ra chiếm diện tích bao nhiêu, hình dáng vũng nước thế nào (dự đoán 2-D). Thế nhưng từ 1 vũng nước, hoàn toàn không thể đoán được trước khi tan, cục nước đá có hình dạng như thế nào (dự đoán 3-D).
Cũng tương tự, ứng dụng của Tử Vi Đông A lộ ra trên mạng chỉ là vũng nước, lý thuyết và lý luận đằng sau nó là cục nước đá. Chỉ thấy ứng dụng làm sao nghiệm ra lý thuyết? Mình viết chủ đề này chủ yếu là dùng Occam Razor để đoán định xem phái Đông A dùng lý luận gì trong phương pháp của họ, đồng thời cũng từ ứng dụng sẵn có mà suy đoán rộng ra các ứng dụng khác. Rất hiển nhiên như mình đã phân tích, ngũ hành dường như là nguyên lý giản đơn nhất có thể giải thích đa phần các ứng dụng của Tử Vi Đông A. Sách vở, trí lực, và duyên với người có hiểu biết quả thực có hạn, chỉ làm được đến như vậy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

: Nếu vậy, thì nên chăng chúng ta cần phải suy nghĩ thêm? Trước hết, ngũ hành tinh đẩu từ đâu mà ra?
-Tôi:Đoán định ngũ hành tinh đẩu từ ánh xạ vị trí thiên văn thực tế, độ sáng, ảnh hưởng lên trái đất theo thời gian và không gian (ảnh hưởng lên mùa màng, thời tiết, chu kỳ sinh học, thuỷ triều, v.v.).

Có thể nói, lá số tử vi như một bầu trời / bản đồ tinh tú thu nhỏ (~ planetarium) trong đó 14 chính tinh đại biểu cho 14 thiên thể có ảnh hưởng rõ rệt nhất lên sinh mạng con người. Nhưng ảnh hưởng này có tính chất tiền định vì nó chỉ lưu lại thời gian (và thông tin mã hoá về vị trí, độ sáng của 14 thiên thể + những tiểu thiên thể/trung tinh) lúc sinh. Nếu vũ trụ không dao động hay biến thiên, nếu quỹ đạo của các hành tinh và sao chổi không thay đổi, nếu các thiên thể tồn tại vĩnh viễn và tiếp tục chuyển động theo chu kỳ muôn thưở của nó thì rõ ràng lá số tử vi là tiền định, bất biến, và vĩnh cửu. Tuy nhiên theo như chúng ta biết, vũ trụ không ngừng giãn nở, quỹ đạo của các hành tinh cũng thay đổi, thậm chí một vài thiên hà cũng đã bị hố đen nuốt chửng. Lại nói, vì hiệu ứng cánh bướm, một hành động vô ý hay hữu ý, dù nhỏ nhoi hay to lớn cũng có ảnh hưởng vô cùng lớn đến cả Trái Đất, thậm chí cả vũ trụ. Do đó, khó nói chắc được là các chính tinh / thiên thể được quan sát và quy hoạch vào môn tử vi từ quá khứ mấy trăm mấy ngàn năm trước đến hiện tại vẫn giữ được tính chất ngũ hành đoán định từ trước. Lại càng có thể tin vào lý "nhân định thắng thiên".


@minhgiac: Cảm ơn bác Minhgiac đã có ý kiến đóng góp.

Đúng là khi tôi viết bài "Đoản luận tinh vị, ngũ hành, và khắc chế" thì trọng Ngũ Hành hơn hẳn Âm Dương. Lý do là vì dùng lý ngũ hành có thể giải thích dễ dàng đại bộ phận của lý thuyết chế hoá cóp nhặt được về Phái Đông A trên mạng. Như đã nhắc đến trong phần đối đáp với bác Gấu (có lẽ là nick Nhuthangthai trên diễn đàn này), tôi vốn chưa từng đọc qua sách chân truyền của nhà họ Trần mà chỉ là thầy bói xem voi, sờ tới sờ lui, đưa ra lý thuyết này giả thuyết nọ để mà tự mình mường tượng ra cái phần xác của Tử Vi Đông A, chứ còn phần hồn thì khó mà thấy được.

Tuy nhiên khi mà tôi viết bài "Bố cục tinh bàn theo nguyên lý thời và vị" thì đã bắt đầu chú trọng hơn các lý thuyết ngoài ngũ hành. Không biết có thể gọi việc phân tích thời và vị của bộ Âm Dương là phân tích lý âm dương của Tử Vi hay không. Kiến thức có hạn, kiến giải của người trẻ như tôi cũng còn hời hợt. Xin bác chỉ bảo thêm. Cảm ơn bác.

#6 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2131 thanks

Gửi vào 09/09/2014 - 17:40

Em cũng đồng quan điểm với anh Minhgiac là không nên trọng ngũ hành quá.
Em còn có vài ý kiến thế này ạ:
Bác uchihakula nói có nhiều điều hay nhưng lý thuyết này hình như hơi trọng Thái Dương quá.
Trời đất có dương thì có âm sao nỡ coi Thái Âm là phụ của Thái Dương? Chả nhẽ miễn Thái Dương được đúng vị thì hay còn Thái Âm ngồi vị nào thì kệ nó (đương nhiên Thái Dương vào cung Dương thì Thái Âm cũng vào cung Dương nốt).
Đối với Thiên Tướng với Liêm Trinh có thể nhìn theo khía cạnh này:
Thái Dương vào cung Dương thì nguyên cả nhóm vật chất bao gồm Tử Vi chạy vào cung Âm hết. Phủ Tướng bị tách khỏi Tử Vũ Liêm lực yếu hơn hẳn - nhóm vật chất thì đúng là vật chất nên trọng cơ chế và điều kiện có sẵn. Lực lãnh đạo/tự chủ trương của Tướng vốn không bằng như Phủ nên từ góc của Tướng nhìn ra càng bất lợi hơn, vì bây giờ biết phò tá ai? Liêm Trinh (với Vũ Khúc) vào cung Âm thì đi kèm với nhóm Sát Phá Tham, đám này toàn võ tinh đi với nhau (không có tính cách điều hòa của Tử Phủ) dễ xảy ra tình trạng cộng hưởng thành ra cực đoan, đâm ra đôi bên cùng hãm cả.
Nếu xét theo ảnh hưởng của chủ tinh thì trường hợp này Liêm, Tướng chết vì Tử Vi lạc vị trước thay vì Thái Dương.
Bác uchihakula cũng là người đầu tiên em thấy nói Thái Dương vào cung Dương không tốt bằng cung Âm. Cái này em nghĩ hơi khác ạ: nói vào cung Dương "hữu dũng vô mưu" có lẽ hơi nặng quá. Tuy bản thân em cũng hay chê bọn Thái Dương sáng "ngu" nhưng thực ra, nếu trong điều kiện không có gì đặc biệt, Thái Dương (với điều kiện sáng và bản chất ít bị biến dạng bởi phụ tinh; còn tối lại ăn nhiều sát bại tinh nó khác - tối thì ngắm hình tướng của nó như cụ Lê Quý Đôn bảo; à trường hợp này nếu nó ko ngu cũng ko giữ được bản chất Thái Dương thì thường là con nguời ghê gớm, lắm thủ đoạn) có mưu nhưng toàn là dương mưu, hơi thiếu âm mưu (Thái Dương chứ nào phải Kình Dương mà thành ra đầu đất), nhưng nếu nó lạc vị sang cung âm, chính vì bất mãn do ngồi không đúng chỗ nên dễ chấp nhân âm mưu (có thể do người khác gợi ý) hơn, để đòi lại cái chỗ nó cho là xứng với mình. Cái này tốt xấu cũng khó biết ạ, tùy thời cuộc ở ngoài, tùy người đó, còn trên LS thì tùy bố cục thôi, không phải con người nặng về dương mưu thì dễ thua đâu - như bóng đá nào phải lúc nào cũng cần công thủ toàn diện, nhà có điều kiện người ta chơi pressing cũng được chứ sao (Đội Đức năm nay hàng thủ yếu xìu, được mỗi thủ môn thôi vẫn vô địch World Cup mà). Chỗ Dương Lương Mão cũng thế. Nhật Nguyệt vốn hằng động ở trong nội tại lẫn biểu hiện bên ngoài, đâu có quá cần cơ cấu có sẵn, đặc biệt Thái Dương thì càng thế, nên nhiều cung VCD ko phải là cái tội, lại cũng ko nhất thiết cần có cả đôi cùng chiếu. Ngược lại tuy VCD thì ko có bậc thang nào để đi lên cả, nhưng bản tính Thái Dương thích kiến tạo và cần khoảng trống để thể hiện bản ngã của mình, nên trước thì có bất lợi thật (nếu mệnh cư tại Mão, cung quan thế thường nghề nghiệp ban đầu vô định, dù là ăn vào sao nào), chứ sau thì... ko biết đâu. Còn cư tại Mùi, thêm ảnh hưởng của Thái Âm, Thiên Đồng, Cự Môn vào, lại cung Huynh là Tử vi Ngọ giáp đấy, chả qua bớt hình khắc đi một tý, con người cũng dễ thỏa thuận hơn mà thôi (Các cụ thực ra sợ cái hình khắc của Thái Dương chứ nên cũng hơi ngại sao này, bằng chứng là nhiều khi các cụ cứ bảo cư cung Quan là tốt chứ thật ra... mệnh Thiên Lương quan Thái Dương chả hạn, mà lại ăn vào Mệnh thì thành công theo kiểu Thiên Lương chứ thành công theo kiểu Thái Dương làm sao?). Thân cư Thái Dương hoặc Quan Thái Dương, khác mệnh Thái Dương nhiều lắm, chủ yếu dễ lấy chồng sang, hoặc được quý nhân nâng đỡ (hơn là tự mình trải qua hình tù đau khổ rồi khắc hại người thân rồi 70t mới có thành quả, vì Liêm là Tật cũng là họa của Thái Dương mà, nếu thêm Hình Kình Kỵ... nhiều nhiều nữa thì lắm nhọt lắm; mà các cụ thì thích quyền lực thật nhưng con đường đi lên quyền lực phải yên bình cơ).
Kết quả nghiệm lý danh nhân của em thì cho thấy nhóm Nhật Mão Nguyệt Hợi mệnh tại Mùi, chủ yếu là dân nghiên cứu, quân sư, bác sĩ, các nhà tổ chức từ thiện... ạ. Tốt thì tốt nhưng nói tốt hơn mệnh đóng tại Thân có Dương Lương chiếu thì không phải là hơn ở mọi khía cạnh đâu ạ. Em cũng xin nói kẻo anh Minhgiac lại hiểu lầm, đấy là kết quả nghiệm lý ở tầng đỉnh cao thì có thể nào em nói vậy thôi ạ, coi như là 1 khía cạnh có thể xem xét ấy mà.




Còn bác uchihakula nói Tham Lang ở Ngọ không hãm em cũng đồng tình. Có điều em thấy nói cách này có vài khuyết điểm khá lớn cũng có lý ạ.
Ta biết Tham lang là sao dục vọng cao, có xu hướng hơi ích kỷ lại hơi lãng đãng. Mà Tham lang lên được Ngọ thì tứ chính đều thiếu lực cả chỉ trừ Thiên phủ là ông bảo thủ nhất, và đa phần các sao khác cũng hãm nốt, vậy chứ ko biết tài nguyên đất nước còn được bao lăm cho anh ấy ăn chơi. Và một anh quen vốn đa năng nhưng ăn chơi, ít ý chí, lại được môi trường nuông chiều buổi ban đầu, mà càng ngày càng đi xa cái gốc đại hạn ở Ngọ mà đến trung vận bước vào các cung hãm, thì chưa chắc đã hay . Vả những năng lực thường thấy ở Tham lang như sự khéo léo bản năng, óc xoay xở… đặt vào chốn tranh tối tranh sáng có lẽ khá hơn, chứ lên cung Ngọ là đất quang minh, vạn người nhìn vào khó che đậy những thủ thuật của mình lâu, có thành công sớm thì sự kỳ vọng lại lên quá lớn. Tuy nói cổ vũ "lòng nhân ái" có khía cạnh hơi hão, nhưng thực tế là nếu nghĩ xa, "lòng nhân ái" có giúp được bản thân nhiều điều lắm, trước tiên đó là người có lòng nhân ái thì có thể thành thực đặt mình vào địa vị người khác mà suy nghĩ giùm họ, qua đó đạt đến tư duy nhiều chiều, rất cần cho bất cứ anh nào định cư ở cung Ngọ. Vậy mà ở đây Tử Vi, Nhật Nguyệt là những sao ảnh hưởng diện mạo, sức khỏe và sự phát triển của tính cách đều yếu, mà Nhật Nguyệt hãm thì dễ cha mẹ có vấn đề ít được che chở hướng dẫn, vậy thì để vượt qua được lực níu kéo của dục vọng và sự hẹp hòi cần những điều kiện nào đó về phụ tinh, và nói chung cần nỗ lực cá nhân lớn. Các cụ là coi trọng cái chuyện "chung thân bất năng hữu vi" nên mới phê Tham lang Ngọ như thế. Em biết xét một thể cục tốt xấu nên dựa vào cuộc đời trung bình của thế cục đó (cộng với mức độ biến động khi ta gia giảm lực của phụ tinh nữa) chứ ko nên quá dựa vào tầng danh nhân, nhưng vẫn phải nói là, chắc ko ngẫu nhiên mà ở tầng thành công lớn xưa giờ em tra ra được đúng ba lá số Tham Lang Ngọ (cũng có thể do chưa đụng trúng mảng nên thế) trong đó có 1 cụ Giáo hoàng và 2 diễn viên (mà 2 bác kia thì đáng trọng còn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thì đúng là một trong những ngôi sao khả ố nhất Hollywood).
Nghe nói có Kình, Vượng, Phượng... vào Tham Lang Ngọ có thể thành cách tốt hợp với chiến tướng cơ mà chưa thấy.
Tham Lang Tý, lại khác hẳn.
Tuy vậy đầu đời được thuận lợi cũng đủ để xét là không hãm rồi, còn lại để đừng sa đọa thì tùy người đó thôi.

Sửa bởi LinnaeaBorealis: 09/09/2014 - 17:54


#7 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2131 thanks

Gửi vào 09/09/2014 - 18:24

À, đoạn trên có chỗ em nhầm, "đóng tại Dậu có Dương Lương chiếu" chứ ko phải "đóng tài Thân".

Nhân nói, em đồng tình với bác Uchihakula là Tử vi vốn không đồng đạo với Sát Phá Tham. Chính ra bác đem cái này ra giải thích được trường hợp đồng cung với Thiên Tướng mà: Thiên Tướng cũng (ưu tiên) trị người bằng lễ nghĩa, đạo đức, tổ chức bộ máy hành chính (Tướng xấu quá thì đạo đức giả phần nhiều nhưng vẫn "hiểu" cái đạo trên) nên vẫn là cùng đạo với Tử vi, đồng thời Tướng lại trị hung tinh tốt hơn nên sở trường sở đoản bổ sung cho nhau. Tử vi không phải hi sinh bớt cái "đạo" của nó để tạm làm theo cách của mấy anh Sát Phá Tham cái đã (ta thấy người Tử Sát Tử Phá Tử Tham khi trẻ thì thường thường họ biểu hiện như Sát Phá Tham cái đã sau họ cân bằng trở lại; nếu bố cục quá xấu thì cân bằng ko kịp mới xảy chuyện) nhằm tự bảo vệ hay đạt đến địa vị mong muốn của mình, nên vẫn tính là miếu vượng được.

Sửa bởi LinnaeaBorealis: 09/09/2014 - 18:30


Thanked by 4 Members:

#8 KingPlace

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 815 Bài viết:
  • 1986 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 10/09/2014 - 12:09

 minhgiac, on 06/09/2014 - 22:19, said:

cũng như các thế đứng lục hợp hay lục hại vậy, đôi lúc phải luận là tương trợ, đôi lúc phải luận là xúi dục, lúc hại kiềm chế hại nhau, nhưng cũng có lúc kích phát, chăm no cho nhau vậy. như thiên cơ và thiên tướng vậy hà cớ hại thù diệt nhau? nó còn phụ thuộc vào đắc hãm và các sao sát, cát hóa cùng đi kèm mới giám nhận định được.

nên quan điểm của minhgiac thì rất đơn giản cần sự cởi mở trong cách nhìn nhận, trong quan điểm và đa dạng, uyển chuyển linh hoạt. cũng như dịch lý vậy không có cái tốt cả và cũng không có cái xấu cả. nên lúc có thể dùng âm dương, lúc có thể dụng ngũ hành và đương nhiên lúc có thể dụng lý tính vậy!
cảm ơn những bài viết hay của bác chúc bác vui!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đồng ý với MG, cung lục hại không phải chỉ có xấu nó chỉ đơn giản nói đến mối quan hệ qua lại, giống như cung nhị hợp thôi, còn xấu tốt phải xem bố cục tinh đẩu... nó có thể rất xấu nhưng có thể rất tốt, còn nếu cứ giải theo kiểu ngũ hành cung vị thì khó để đưa ra được ví dụ, cung lục hội (tôi thích dùng chữ hội hơn vì dùng chữ hại nhiều khi cứ để ý mặt tiêu cực mà không để ý mặt tích cực để xét đoán ) Thân (kim) và Hợi ( thủy ) sao lại xấu, xét tam hợp cục cũng tương sinh mà ... nên khó đi đến giải thích cuối cùng, dù có rất nhiều thuyết hay lập luận chứng minh nhưng chưa thấy cái nào hợp lý giải thích tường tận được cả. Còn trên thực tế tôi chỉ thấy cung lục hội, là sự ảnh hưởng qua lại mạnh mẽ với nhau, so với nhị hợp thì tôi chưa thể cân phân nặng nhẹ được, cái này chờ ai có kinh nghiệm thực tế giải thích thêm, còn với tôi qua các lá số mà tôi biết thì lục hội đúng nghĩa là ảnh hưởng qua lại rất lớn, ví dụ có người mệnh lục hội với cung tử thì ảnh hưởng qua lại giữa mệnh và tử rất lớn, thương yêu con, tự hào về con, bố mẹ và con cái hợp và yêu thương nhau nếu như 2 cung đó đều tốt, nếu xấu thì xa cách, ghen ghét nhau, khắc khẩu nhau, không hợp tính cách của nhau, dễ lạnh lùng hời hợt với nhau. Nhưng tôi để ý thấy mệnh chủ về tinh thần, thân chủ vật chất, nên nếu mệnh lục hội thì ảnh hưởng về mặt tinh thần nhiều hơn, còn thân lục hội sẽ ảnh hưởng về mặt vật chất nhiều hơn, ví dụ thân lục hội tử thì thường lo lắng về mặt vật chất cho con cái, có thể ít hay nhiều nhưng nó là trọng tâm, có những người luôn thỏa mãn vật chất cho con, luôn lo lắng con cái thiếu thốn, luôn chăm chút về vật chất cho con có thể do cung thân lục hội với cung tử, và chăm lo đó là mặt tích cực, nhưng cũng có thể có mặt tiêu cực khi bố mẹ tranh giành tài sản với con cái và ngược lại... cái này mọi người thử nghiệm lý.

Sửa bởi Leadership: 10/09/2014 - 12:14


Thanked by 5 Members:

#9 Thao911

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 352 Bài viết:
  • 423 thanks

Gửi vào 10/09/2014 - 16:51

Phần Thái Dương của bạn Linnae ,e xác nhận đúng .E ko giỏi lắm về lý thuyết tử vi vì thường e đút kết từ kinh nghiệm cuộc sống .E có 2 e gái sao Thái dương ,một ở Hợi -âm -đúng là rất mánh khoé -thích sự kín đáo
Còn 1 đứa ở Tuất -Dương -nhiều tài -nhưng lại nóng tính -ko mềm mỏng -thích đối đầu-phô trương -ko kín đáo-e dè

#10 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1586 Bài viết:
  • 2044 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 12/01/2016 - 21:40

Xem lại mấy bài viết cũ hồi hè và thu 2014 mà thấy mình dốt thiệt.

Thanked by 1 Member:

#11 hukhong102

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 79 thanks

Gửi vào 13/01/2016 - 10:38

 CaspianPrince, on 12/01/2016 - 21:40, said:

Xem lại mấy bài viết cũ hồi hè và thu 2014 mà thấy mình dốt thiệt.

Bạn vẫn chưa hoàn thành nốt bài viết về So sánh giữa các nền giáo dục mà bạn may mắn được là người trong cuộc.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |