GIẢI THÍCH NHỮNG CÂU PHÚ ĐOÁN TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP:
- Mạng có Nhật Nguyệt tại Sửu, Mùi
- Tham Lang thủ Mạng SÁt PhÁ Liêm Tham
- Tử vi, Lộc tồn
- Thất sÁt triều đẩu
Đông Nam Á – T.V.S trình bày
ChÚng tôi được biết cụ Đông Nam Á thường sử dụng Thần khê định số để đoÁn số mạng, nên có yêu cầu cụ cho những bÍ truyền của cụ, mến KHHB, Cụ đã thẳng thắn kể trường hợp được bộ Thần khê định số của cụ bói Lợn, chợ Đường CÁi (Hưng Yên) như thế nào. Cụ lại được rất nhiều trường hợp Áp dụng phÚ đoÁn Thần khê định số của Lê Quý Đôn, hoặc với kinh nghiệm thời sống chung với cụ bói Lợn, hoặc với những kinh nghiệm riêng sau này. ChÚng tôi đã kể ra hai trường hợp những kinh nghiệm đó. ChÚng tôi còn làm thêm một công việc nữa là nhờ cụ giải những phÚ đoÁn đã có nêu lên trong cÁc bài. Sau đÂy cụ Đông Nam Á làm công việc đó. Trước hết, cụ ghi cÁc cÂu phÚ, sau đó, là cÁc lời giải (để cho rõ nghĩa hơn, chứ chÍnh ra cÁc cÂu phÚ cũng đã khẳng định rõ ràng).
Diệc sinh đồng niên, đồng nguyệt, đồng nhật, đồng thì, nhi phÚ quý thọ yểu bất đồng, khÁn trường chÂn, trường giã. (Trần Đoàn)
Nếu sinh cùng năm, cùng thÁng, cùng ngày, cùng giờ, mà phÚ quý, thọ yểu không giống nhau, thì xem nét tướng để phÂn định số mạng. Lời của Trần Đoàn tiên sinh đã được dùng làm nền tảng cho Thần khê định số do cụ bảng Lê Quý Đôn nêu lên và bÂy giờ do cụ Đông Nam Á thành tÂm phổ biến để quý độc giả Khoa học huyền bÍ tiếp thu.
Trường hợp hai người sinh cùng một lÚc phải được phÂn biệt do nét tướng, vì tuy sinh cùng giờ, nhưng có người ăn vào sao này, có người ăn vào sao khÁc. Trường hợp chung của mọi người cũng vậy: trên lÁ số, không phải chỉ có một hai chÍnh tinh ở cung mệnh mà còn có một số những sao khÁc cũng rất mạnh: Không, Kiếp, Kình, Đà, Kị, Hình, Khốc, Hư, Kiếp SÁt, bản mệnh của một người cũng có thể đặt dưới dấu hiệu của một trong những sao đó, thay vì đặt dưới dấu hiệu của một chÍnh tinh. Vậy cho nên phải xét tướng, xem vận mạng của một con người đặt dưới dấu hiệu của sao nào, sau đó mới quyết đoÁn được vận mạng.
PHÚ THẦN KHê ĐỊNH SỐ (Lê QUý ĐôN)
Mệnh có Nhật Nguyệt tại sửu mùi
Những người mệnh có Âm dương
Phải xem ngay mặt, thần quang thế nào.
Nếu mặt tròn, không hao chẳng khuyết,
Thì tÍnh hiền và biết thủy chung
Lại như thêm cặp mắt trong
Trên đường khoa bảng có công đạt thành.
Những người hứa hẹn khoe màu,
Mặt thường khuyết hãm mắt, mắt sÂu, nhọn mồm
Phải coi số lại cho tường,
Kẻo lầm không, kiếp, Âm, dương, kị, hình
Nên suy đoÁn cho tinh mọi lẽ
Thì mới tường cội rễ sÂu nông
Bởi chừng nhật nguyệt ngộ không
Tham tàn, e lại hung bạo không lường
Dù thêm có khÚc xương thủ chiếu
Càng cơ mưu lắm mẹo hại đời.
Tham lang thủ mạng
Tham lang mà ngộ lộc, quyền
Sức như Phàn KhoÁi, tửu nhường Lưu Linh
Nếu lại thêm Mã, Hình, Ấn chiếu
Tài tướng quÂn danh trấn biên cương,
Tai to, nhỡn lộ, tiếng vang,
RÂu hùm, hàm én, ngang tàng cường hung
Tuổi Mậu, Kỷ, Quý, cùng với GiÁp,
Có tướng trên mới được Vương hầu.
SÁt, PhÁ, Liêm, Tham
Người nào SÁt, PhÁ, Liêm, Tham,
Phải uy nghi, phải hiên ngang mới hùng,
Nếu tóc rậm, đầu không vuông vức,
Mắt đỏ hoe, miệng tựa thềm thừ,
Như say, như tỉnh đôi khi,
Ất, Canh, Đinh, BÍnh liệu bề lo toan.
Có Thiên Đức lòng hiền khả phÚ
Ngộ Kình, Đà e khó thọ tường,
Dần, thÂn mạng có Tham Lang,
Hổ, Long, Linh, Hỏa hiên ngang anh hùng,
Tham ngộ Tuế, dễ lòng tửu sắc,
RÂu rậm xanh, thê thiếp đa phòng
Tham, hình mặt đỏ môi cong
Nên tu nhÂn đức, mới mong thọ trường.
Mạng Tử Vi, Lộc Tồn
Tử vi mà gặp lộc tồn
Hoặc Long, Phượng chiếu cÁc phương triều về
Dạ hành đắc cÁch cẩm y
Nên coi thần sắc thuộc về màu chi
ThÂn đầy, nét mặt phương phi
Tam đình cÂu hãm, phÁt về phÚ thôi
Lại phải xe nếu người mặt trắng
ThÂn như que, liếng thoắng, mồm loe,
Ấy phường gian yểu kể chi
Giầu sang giấc mộng, đức kia liệu bàn.
Thất sÁt triều đẩu
Thất SÁt đóng tại Dần ThÂn
Lộc Quyền giÁp Quý nhiều phần chắc nên
Hợp cho cÁc tuổi mệnh Kim
Người cao, da trắng thần hiền mới hay
Nếu môi đỏ, tóc mÂy thưa thớt.
Dường công danh, văn nghiệp dễ thành,
Kỵ thay tuổi BÍnh tuổi Đinh
Vì hao, hổ, kình, hình lại lÂm
Người xương xẩu, lẹm cằm, mũi huếch,
Phải nên phòng bệnh tật hiểm nguy
Đức nhÂn may giải mọi bề
TrÁn cao, da tÍa nghiêng về phÚ thương
Nhưng lòng hiểm, dạ toan sÂu sắc
Thì chỉ e chữ phÚc suy vong
Như cÂy cằn bị gió rung,
Tử tôn bất khả, long đong tuổi già.
GIẢI NGHĨA
Những người mệnh có nhật nguyệt tại sửu, mùi
Nếu người mặt tròn, phÚc hậu, thì tÁnh hiền, có thủy chung, nếu lại thêm cặp mắt trong, thì có công danh, khoa bảng, học hành được.
Còn những người hứa hẹn lung tung, mặt khuyết hãm, mắt sÂu, nhọn miệng, thì tuy cũng có nhật nguyệt tai sửu mùi ở mạng nhưng phải coi xem có kị, hình, không kiếp thì người đó thuộc cÁc sao này chứ không phải thuộc nhật nguyệt. CÁi ý chÍnh của cụ Bảng Lê Quý Đôn là muốn bảo rằng trong cung Mệnh, không phải cứ gặp chÍnh tinh nào là mình ăn theo chÍnh chÍnh tinh đó, còn phải xét xem cÁc sao khÁc, và xem nét tướng của mình ăn vào sao nào trong mệnh, thì mới đÍch thực vận mạng của mình theo sao nào. Nếu mệnh có nhật nguyệt mà lại có không, kiếp lÂm vào, lại thấy dÁng người, nét tướng và tÍnh tình như trên, thì đó là người hung bạo, dù có thêm xương khÚc, cũng không phải là tài giỏi, học khÁ mà chỉ thêm lắm mẹo hại đời, do cÁi hiểu biết gia tăng của mình.
Tham lang thủ Mạng
Có Tham Lang thủ Mạng, thêm Lộc Quyền, lại thêm Mã, Hình, Ấn chiếu, thì chưa phải là tuyệt thế. Phải có sức khỏe (như Phàn KhoÁi) và phải uống rượu nhiều (cũng là một thứ giỏi theo quan niệm xưa) thì mới được danh trấn biên cương. Sức khỏe như Phàn KhoÁi bộc lộ ra bằng những nét tướng vai to, mắt lộ, tiếng vang, rÂu hầm, hàm én, và tÁnh tình ngang tàng, những người tuổi GiÁp, Mậu, Kỷ, Quý được như vậy là có số vương hầu.
(ChÚ thÍch của TVS. – Ngắm ra có phần đÚng, là vì cũng được cÁc sao Tham Lang thủ Mạng, Lộc Quyền tại Mạng, lại thêm Thiên Mã, và một lô sao tốt chiếu thế mà người có lÁ số này, mà chÚng tôi biết lại chẳng được danh trấn biên cương hay lên tới Tể tướng Vương hầu, mặc dù mình cũng tuổi Kỷ. Là tại sao vậy? Là tại không có sức như Phàn KhoÁi, không rượu như Lưu Linh, không vai to, tiếng vang, rÂu hầm, hàm én, không ngang tàng cường hung. Phải có những nét tướng vừa kể mới thật là ăn vào Tham Lang và Quyền Lộc. Nhưng cũng có những cÁch giải đoÁn khÁc vì biết đÂu rằng còn những Tuần, Triệt giảm chế, và cÁc sao tốt có thể còn khắc chế hành của Mệnh).
SÁt PhÁ Liêm Tham
Người có SÁt PhÁ Liêm Tham là tốt, nhưng phải uy nghi, hiên ngang mới thật là đÚng với cÁch đó và mới hùng (nghĩa là làm võ và làm lớn).
Còn cũng là SÁt PhÁ Liêm Tham mà tóc rậm, đầu không vuông, mắt đỏ, miệng như miệng cóc, người khật khừ như say như tỉnh, với cÁc tuổi Ất, Canh, Đinh, BÍnh thì không được ăn về SÁt PhÁ Liêm Tham. Nếu có Thiên đức và lòng hiền, thì gỡ được và làm giầu được. Nhưng nếu có Kình, Đà thì lại khó thọ.
Mạng ở Dần, ThÂn, có Tham Lang, có thêm Hổ Long Linh Hỏa thì anh hùng.
Tham Lang mà có Tuế, thì dễ say tửu sắc, nhất là người rÂu rậm, thì nhiều thê thiếp.
Có Tham Lang mà có Hình, nếu lại mặt đỏ, môi cong thì kém thọ. Phải tu nhÂn đức mới mong thêm chữ thọ.
Mạng Tử vi, Lộc tồn
Tử vi lại có thêm Lộc tồn là rất tốt, nếu lại thêm Long, Phượng càng tốt. Nhưng chỉ tốt thật sự cho người nào thÂn đày đặn, mặt mũi phương phi, thì tuy tam đình không cÂn đối, cũng được hưởng chữ phÚ. Còn nếu cũng được những cÁch tốt trên trong lÁ số, nhưng người gầy như que, miệng nói liến thoắng, miệng loe ra, thì gian và yểu, dù có giàu sang cũng chỉ được nhất thời, sau hỏng, phải lấy đức độ mà rắng gỡ số.
Thất sÁt triều đẩu
Thất sÁt tại Mạng ở Dần, ThÂn, có Lộc Quyền, người tuổi GiÁp, Quý là tốt lắm, nhưng phải người mệnh Kim và có tướng da trắng, hiền hậu mới hay. Nếu lại được môi đỏ, tóc mÂy và thưa, thì dễ thành công trong văn nghiệp.
Những người tuổi BÍnh, Đinh mà có Hao, Hổ, Kình, Hình, Tướng người xương xẩu, cằm lẹm, mũi huếch, thì phải coi chừng nhiều tật bệnh, phải ăn ở ngay lành, làm việc phÚc đức mới giải đi được. Nhất là nếu được trÁn cao, da tÍa, cũng được dự phần chữ phÚ. (Nhưng nếu là người có tÁnh hiểm độc, thì chữ PhÚc suy vong như cÂy cằn bị gió, con chÁu khó mà khÁ được hoặc bần yểu, tuổi già bị long đong).
(ChÚ thÍch: đÂy là trường hợp cụ bói Lợn mà cụ Đông Nam Á sẽ kể lại trong một kỳ sau).
KHHB số 74G2
Nghiên cứu Tử vi
KHOA TỬ VI “THẦN SẦU “ ĐỜI NHÀ TRẦN
- Chuyện kể trong sách Đông A di sự
- Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư đều lÀ tay Tử vi giỏi
- Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn được truyền khoa Tử vi
- Truyện ĐoÀn Nhữ HÀi vÀ số mạng rất lạ.
- Các phái tử vi ở VN ngÀy nay.
- Các cao thủ tử vi: Nguyễn Mạnh Bảo, Song An Đỗ Văn Lưu, Nguyễn Phát Lộc, HoÀng Quân, Nguyễn Văn Y, Việt Viêm Tử, Vân Điền Thái Thứ Lang.
Giáo sư Trần Quang Đông
KHOA TỬ VI TẠI VIỆT NAM
Khoa Tử vi truyền sang VN vÀo năm Đinh Tỵ (1.257) niên hiệu Nguyên – Phong thứ 7 đời Trần. Quan nhÀ Tống không chịu lệ thuộc nhÀ Nguyên sang xin nội thuộc VN. Trong số nÀy có HoÀng Bính mang 1200 người, tông thuộc xin theo vua Trần Thái Tôn. HoÀng Bính tiến cử con gái cho vua Trần, được phong lÀ Huệ túc phu nhân. HoÀng Bính có mang theo hai bộ sách Tử vi rất quí giá, đó lÀ bộ “Tử vi chính nghĩa” vÀ bộ “Triệu Thị Minh thuyết Tử vi kinh”. HoÀng Bính truyền khoa Tử vi cho ba người: “Một lÀ vua Trần Thái Tôn (như vậy vua Thái Tôn lÀ con rể của HoÀng Bính) hai lÀ Hưng Đạo Vương, ba lÀ Huệ túc phu nhân. Nhưng trong đời Trần có rất nhiều nhÀ nghiên cứu Tử vi thÀnh danh, hơn cả HoÀng Bính. Trong sách Đông A di sự kể lại những nhÀ nghiên cứu Tử vi đời Trần nổi tiếng lÀ: Chiêu minh Vương Trần Quang Khải, Chiêu văn Vương Trần Nhật Duật, Hưng nhượng vương Trần Quốc Tảng (Xin đừng lầm với HoÀi văn hầu Quốc Toản lÀ người bóp bẹp quả cam), Nhân huệ vương Trần khánh Dư, vÀ cháu nội Chiêu minh vương lÀ Trần nguyên Đán. Các công trình nghiên cứu của họ Trần được chép thÀnh bộ “Đông A di sự”. Đông A di sự lÀ bộ sách chép tất cả những gì xẩy ra trong đời Trần, nhưng đến nay bị thất truyền, chỉ còn phần chép về Tử vi lÀ còn lại, do con cháu nhÀ Trần lưu giữ (Chữ Đông với chữ A ghép thÀnh chữ Trần).
Phần cuối cùng của sách có chép: Năm Ất Sửu, niên hiệu Xương phù thứ 9 (1386) quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán tính số Tử vi thấy Thái thượng HoÀng Nghệ Tôn có Vũ Phá thủ mệnh, coi người thân như cừu thù, coi kẻ ác như ruột gan chắc chắn sẽ nghe Lê Quý Ly mÀ giết vua Trần Đế Nghiễn, thấy Quí Ly có Tử Phá thủ mệnh tại Mùi, biết y sẽ cướp ngồi, vÀ nhÀ Trần mất. Muốn bảo toÀn lấy giòng giống, ông kết thông gia với Quí Ly, rồi bỏ quan về ở ẩn. ông sáng tác rất nhiều thơ, chép thÀnh tập. Con rể ông lÀ Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại ông lÀ Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi sưu tập thơ của ông, chú giải đặt tên lÀ Băng hồ thi tập (Băng Hồ lÀ tên hiệu của Trần Nguyên Đán). BÀi tựa Nguyễn Trãi viết nhan đề lÀ Băng Hồ di sự lục.
Công phu nghiên cứu Tử vi của nhÀ Trần được truyền qua Nguyễn Trãi. Một số con cháu nhÀ Trần khi thấy Lê Quý Ly cướp ngôi, mai danh ẩn tích đổi họ, sống trong dân gian, nhờ vậy bộ Đông A di sự còn được lưu truyền đến ngÀy nay.
Trong bộ Đong A di sự, ngoÀi việc chép công trình nghiên cứu Tử vi, còn chép rất nhiều lá số của các danh nhân đời Trần. Căn cứ vÀo đây ta có thể biết rõ ngÀy sanh tử của các vị nÀy
Chuyện ĐoÀn Nhữ HÀi
Sau đây lÀ một giai thoại về cuộc gặp gỡ giữa ĐoÀn Nhữ HÀi vÀ vua Trần Anh Tôn:
ĐoÀn Nhữ HÀi lÀ học trò trường Quốc Tử Giám. VÀo niên hiệu Hưng Long thứ 7 đời Trần Anh Tôn (1299), tức năm Kỷ Sửu, HÀi đúng 20 tuổi. Một hôm ra chùa Một Cột chơi, gặp thầy Tử vi. HÀi xin xem giùm vận mạng.
Thầy hỏi :
- Cậu sinh năm nÀo?
- Tôi tuổi Kỷ Mão, tháng 9 ngÀy mồng 1, giờ mão
Thầy bấm tay một lúc rồi nói :
-Mệnh cậu lập tại mùi, xương, khúc, kình miếu địa thủ mệnh. Lại được Nhật mão, Nguyệt tại hợi tịnh minh chiếu, thêm cách giáp Quang, Quý. Đây lÀ cách của đại thần phò tá Đế Vương. Năm nay Đại hạn của cậu ớ Tị có hình, tang, cơ, mã được nguyệt chiếu. Tiểu hạn ở thân, ngoại triều có tham vũ, tướng, quyền,lộc,tả,hữu tất thÀnh đại hỉ sự, đại hỉ sự sẽ đến một cách bất ngờ. Khi cậu bị ngựa đá hoặc cắn thì lÀ khi công danh tới đấy.
Hải mừng lắm, về chăm chỉ học, không ngờ trong cuộc thi tuyển chọn thí sinh để năm Giáp Thìn (1304) thi Thái học sinh (Tiến sĩ) bÀi của HÀi bị đánh trượt vì ngông nghênh quá. HÀi tức lắm, ra chùa Một cột tìm thầy tử vi để đập tráp vì tội nói láo. Nhưng thầy tử vi phân trần:
- Tôi chỉ nói năm nay cậu có hỉ sự, tôi đâu có nói cậu thi đậu? Đây tôi cho cậu biết: ngÀy 13-6 nÀy cậu sẽ gần Thiên Tử. Tôi chỉ xin cậu một điều lÀ khi cậu thÀnh danh rồi thì....
- Nếu đúng như lời thầy thì tôi sẵn sÀng nghe lời dạy bảo
- Thế thì tốt quá. NgÀy 13-6 nÀy cậu còn hoạnh phát tÀi nữa. Vậy cậu phát bao nhiêu xin cho tôi một nửa. Sau nÀy ở địa vị cực cao quý, cậu phải thương yêu muôn dân.
HÀi đồng ý, về nhÀ. Đến đúng ngÀy 13- 6 không thấy gần vua như thầy Tử vi nói. HÀi xách gậy đi tìm ông thầy đánh về tội nói láo. Trên đường đi, HÀi bị một người cỡi ngựa đụng vÀo té văng dưới đất. Người đó vội xuống ngựa đỡ HÀi dậy xin lỗi rối rít.
- Tôi đi vội quá lỡ đụng tiên sinh. Xin tiên sinh bỏ qua cho.
HÀi nhìn người đó thấy mặc quần, áo lót đội mũ phía sau ra phía trước. HÀi bên phải sang bên trái, coi vẻ hốt hoảng. HÀi bực mình hỏi :
- NhÀ ngươi đi đâu
- Tôi đi tìm cha tôi
Nguyên đó lÀ nhÀ vua Trần Anh Tôn. Hôm đó vua uống rượu say mê mệt. Nhân tôn hoÀng thượng bất thần về kinh, thấy con say, giận lắm để cây gậy thiên trượng lên mông nhÀ vua ngụ ý đánh đòn, rồi bảo các quan về Thiên Trường họp.
Lúc tỉnh rượu, Anh Tôn được cung nga, thái giám kể lại, sợ quá chụp mũ đội lên đầu. Trong lúc vội vÀng, mới đội phía sau ra phía trước, quên cả mặc áo ngoÀi, đá chân nọ sang chân kia vÀ đụng phải ĐoÀn Nhữ HÀi. Vua hỏi HÀi :
- Tiên sinh lÀ ai?
- Tôi lÀ ĐoÀn Nhữ HÀi, học trò trường Quốc Tử Giám. Tôi đang buồn vì thi trượt đây.
- Tiên sinh biết chữ chăng?
HÀi bực tức :
- NhÀ ngươi điên chắc? Ta đã chuẩn bị thi Thái học sinh, thì phải thông Bách gia, Chư tử, Cửu lưu, Tam giáo, lẽ nÀo không biết chữ?
Vua Anh Tôn vẫn nhũn nhặn:
- Tiên sinh lÀm dùm ta bÀi biểu tạ tội với phụ hoÀng ta, rồi ta bảo quan Quốc tử giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu. Năm Giáp thìn ta sẽ lấy tiên sinh đỗ trạng nguyên, như vậy được chăng?
ĐoÀn Nhữ HÀi vẫn chưa biết lÀ vua, quát lên :
- NhÀ người điên chắc? Muốn rụng đầu chăng? NhÀ ngươi có biết rằng chỉ có một người được phép lấy trạng nguyên không? NhÀ ngươi lÀ ai?
Vua Anh Tôn đáp :
- Tôi lÀ vua
HÀi thất kinh hồn vía nhìn lại, quả nhiên thấy người ấy đội mũ thiên tử, chân đi hÀi bên thêu Long, bên thêu Phụng.HÀi quỳ xuống tung hô vạn tuế vÀ tạ tội. Gặp quan tuần HoÀng thÀnh, vua sai lấy thêm ngựa cho HÀi cỡi, lấy áo cho vua mặ rồi lên đường về Thiên Trường. Trên đường đi HÀi lÀm bÀi biểu dÀi 2.200 chữ cho vua tạ tội. Thượng hoÀng đọc bÀi biểu ấy, thấy lời văn hÀm súc ý tứ cao thâm. Truyền tha tội cho Anh Tôn vÀ gọi HÀi vÀo hầu. NgÀi nhìn qua HÀi rồi nói :
- Trông tiên sinh dung quang khác lạ, chắc thế nÀo cũng lÀ bậc văn thần sau nÀy. Để bần tăng coi lại lá số tử vi cho tiên sinh xem. HÀi trình niên canh bát tự. Thượng hoÀng bấm tay xem qua mừng lắm :
- Ta đang lo không có một văn thần trẻ tuổi phò tá con ta. May gặp tiên sinh đây lÀ người trung liệt, văn mô vũ lược, chí tả, tâm hùng đáng lÀ bậc đại thần vậy.
HÀi trình việc gặp thầy Tử vi ở chùa Một cột Thăng Long. Thượng HoÀng cười bảo HÀi :
- Khoa Tử vi do HoÀng Bính tiên sinh truyền chó Thái Tông nhÀ ta. Con gái người lÀ HoÀng Thái Phi truyền cho bần tăng.Còn thượng phụ cũng được người truyền (thượng phụ tức lÀ đức thánh Trần). Thượng Phụ truyền cho Hưng Nhượng Vương. Hưng Nhượng Vương sau khi bình thát đát, xuất gia đạo hiệu lÀ Tuệ Trung Thượng Sĩ. Chính bần tăng lÀ đệ tử của ngÀi Tuệ Trung. Người xem tử vi cho tiên sinh lÀ ngÀi Tuệ Trung đấy.
HÀi than dÀi:
- Không biết thân có ân phước gì mÀ gặp toÀn những bậc Thánh chúa, Thánh tăng chỉ đường, chỉ lối vậy?
Thượng hoÀng nói :
-Chẳng qua lÀ số.Số tiên sinh cung nô có Tham,Hồng,ĐÀo,Quyền,Tả nên gặp may, duyên kỳ ngộ mÀ gặp chúa.
(Trích Đông A di sự)
Khi nhÀ Hổ cướp ngôi, con cháu nhÀ Trần ẩn tích mai danh, cải họ, phiêu bạt tứ phương. Quân Minh sang đánh nhÀ Hồ chở hết sách vở về Kim lăng trong đó có bộ Đông A di sự. Duy có bộ Đông A di sự của con cháu Hưng nhượng Vương Trần Quốc Tảng (Con thứ hai đức Thánh Trần) nhờ xuất gia nên còn lưu lại trong cửa Thiền được, truyền đến nay. Một bộ nữa do Băng Hổ Tướng công Trần Nguyên Đán truyền cho cháu ngoại lÀ Nguyễn Trãi. Sau khi xẩy ra cái án Thị Lộ, bộ trên thất truyền. Suốt trong thời Hậu Lê, con cháu nhÀ Trần không giám xuất hiện vì bị nhÀ Lê nghi ngờ trung hưng Trần Triều vì vậy khoa Tử vi lại trở thÀnh bí truyền.
Mãi tới đời nhÀ Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), lại tìm được sách của người Trung Hoa trong phái HÀ Lạc, về nghiên cứu, Khoa Tử vi phổ thông từ đấy. Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm tinh thông cả Thiên văn, Địa lý, Bói dịch nên khoa Tử vi của ông nghiên cứu thiên về Bói dịch nhiều quá, nhiều hơn cả khoa Tử vi của phái HÀ Lạc nữa.
Đời Lê – Trịnh, ông Lê Quý Đôn (1726-1784), đậu Bảng nhãn năm 29 tuổi. Năm 1760 ông được sung chức Phó sứ, sang Trung Hoa. Bấy giờ nhằm niên hiệu CÀn Long thứ 25, thời gian nÀy lÀ lúc vua CÀn Long chưa thống nhất các môn phái Tử vi. ông Lê Quý Đôn giao du với các danh sĩ Trung Hoa, được phái âm Dương cho bộ “Tử vi âm Dương Chính nghĩa Kinh, Bắc tông”. Trở về ông nghiên cứu, truyền bá trong dân gian. ông lÀ một nhÀ bác học đa năng, nên công cuộc nghiên cứu của ông rất giá trị, hiện còn lưu truyền.
KHOA TỬ VI VN NGÀY NAY
a)Các thư tịch còn lại
Điểm qua các sách ta thấy:
-Phái Triệu gia thừa hưởng chính thư của Tống Thái Tổ do Hi Di truyền lại. Trải qua các đời còn lưu giữ được nguyên vnej Phái nÀy có bộ “Triệu Thị Minh – Tuyết Tử vi kinh”. Cuối đời Tống bộ “Triệu Thị Minh Tuyết Tử vi Kinh”, vÀ bộ “Tử vi tinh nghĩa” được HoÀng Bính truyền sang cho con cháu nhÀ Trần. Con cháu nhÀ Trần nghiên cứu thêm, chép thÀnh bộ “Đông A Di sự”
-Bộ “Đông A di sự” bị nhÀ Minh mang về Trung hoa. NhÀ Thanh căn cứ vÀo bộ:
-Tử vi tinh nghĩa
-Triệu thị Minh Thuyết tử vi kinh
-Đông A di sự
MÀ chép thÀnh bộ Tử vi Đại toÀn.
Các bộ sách trên đây được coi lÀ chính thư. Học rất mau hiểu vÀ đoán rất chính xác. Hiện nay một số con cháu họ Trần ở Nam Định di cư vÀo Nam, còn lưu truyền bộ Đông A di sự. Nhưng vì bộ nÀy không chép riêng khoa Tử vi, mÀ còn chép nhiều điều bí mật trong họ Trần, nên không mấy người được đọc. Bộ nÀy thực lÀ quý báu.
-Một số nhÀ nghiên cứu Tử vi ở VN, hiện tại lÀ nhờ sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn để lại. Sự khác biệt giữa các sách thực nhiều vô kể. Nhưng xét kỹ thì bộ Đông A di sự vẫn có lý hơn.
b)Sự khác nhau giữa chính thư vÀ tạp thư
-Về cách an sao: Như sao Hỏa tinh, Linh tinh phái HÀ lạc. âm Dương căn cứ vÀo Năm rồi lại căn cứ vÀo Tháng, Giờ mÀ an. Trong khi phái Triệu, Trần, Thanh lại chỉ căn cứ vÀo năm mÀ thôi.
Như sao Khôi, Việt, chính thư an ở Dần, Ngọ, cho tuổi Tân mÀ thôi. Tạp thư lại đi an cả cho các tuổi Canh nữa. Vòng Trường sinh chính thư vÀ phái âm Dương an ở bốn cung Thân, Hợi, Dần, Tỵ. Trong khi phái HÀ lạc lại đi an cả ở bốn cung Tý, Ngọ, Mão, Dậu nữa. (Cung khởi cho sao Trường Sinh).
-Phái HÀ Lạc thêm vÀo rất nhiều sao nữa như đã nói ở trên.
-Về tính chất, vận hạn: Phải công nhận chính thư đúng, chính xác nhất. Những bÀi phú đoán văn chương, uẩn súc vô cùng của các vua nhÀ Tống của các vua nhÀ Trần còn lưu lại. Còn những câu phú của tạp thư có lẽ người Tầu họ cũng không thÀnh thực với nhau nên đã sửa đổi, thêm bớt đi khá nhiều.
Thí dụ: tính chất của sao Liêm Trinh, vÀ Tham Lang tại Tị, Hợi:
-Tạp thư ghi: Liêm Tham Tị Hợi hình ngục nan đÀo (Mệnh lập tại Tị, Hợi mÀ có sao Liêm Tham thủ thì thế nÀo cũng bị tù).
-Chính thư lại nói khác:
Liêm, Tham Tị Hợi tứ Sát hình trượng nan đÀo.
Nhược Bính Quí nhân chung thân khất cái.
Giáp Mậu Kỷ tuế vĩnh thế vô ưu
Nghĩa lÀ: Mệnh Liêm Tham lập tại Tị Hợi mÀ có tứ Sát mới bị tù.
Người tuổi Bính, Quí còn lang thang ăn mÀy cả đời. Người tuổi Giáp, Mậu, Kỉ thì cả đời vô lo (Sách Đông A di sự còn chú giải thêm: Tuổi Bính Quí bị thêm ĐÀ la, Kình dương, Hóa kị nên ăn mÀy, Tuổi Giáp có Hóa Lộc, tuổi Mậu Kỷ có Hóa Quyền thì tốt lắm).
Chỉ một câu trên ta thấy tạp thư bị cắt xóa đi nhiều. Nếu chép đầy đủ những dị biệt của hai phái ra phải mất vÀi ngÀn trang giấy.
c)Các nhÀ nghiên cứu Tử vi ngÀy nay
Theo chỗ chúng tôi biết, thì chưa có nhÀ nghiên cứu Tử vi nÀo đi đoán lấy tiền mÀ đoán cho ra hồn. Hầu hết học qua loa rồi đi bịp đời lÀm giầu mÀ thôi. Những nhÀ nghiên cứu đến nơi đến chốn họ thường khó tính, khi xem cho ai, tốt thì họ nói tốt, xấu thì họ nói xấu. Nên thường lÀm phật lòng thân chủ mÀ không cần chú ý. Hơn nữa những vị nÀy thường có địa vị nên đâu phải ai cũng nhờ họ coi dùm được, họ rất bận rộn.
Hiện VN có những nhÀ nghiên cứu thÀnh danh sau đây, đều không mở tiệm lấy tiền vÀ có địa vị khá ngoÀi xã hội:
-Nguyễn Mạnh Bảo (Kiến trúc sư)
-Đỗ Văn Lưu (tức Song An)
-Nguyễn Phát Lộc
-HoÀng Quân (giáo sư, ký giả)
-Nguyễn Văn Y (đại tá, cựu Tổng giám đốc CSCA).
-Việt Viêm Tử (học giả)
-Vân điền Thái Thứ Lang (Tu sĩ).
1-ông Nguyễn Mạnh Bảo: LÀ một kiến trúc sư, uyên thâm cổ học. Đem phương pháp chú giải sách Tây phương ra nghiên cứu Dịch kinh, Tử vi. ông chú giải sưu tầm tất cả công trình của hệ phái cụ bảng Đôn, tức lÀ phái âm Dương Trung hoa. Nhưng ông không chú giải kỹ nên kẻ nÀo mới vÀo nghề đọc sách của ông rất nhức đầu. ông bận rộn nhiều việc nên công trình của ông bỏ lửng. Công trình nghiên cứu của ông, được nhiều người ngoại quốc chú ý, vÀ sưu khảo. Phải nói rằng ông lÀm cho người ngoại quốc biết đến Tử vi VN vậy.
2-ông Đỗ Văn Lưu tức Song An: Con nuôi họ Trần ở Nam Định nên học được một phần của bộ Đông A di sự. Nổi tiếng từ năm 1930 tại Nam Định. ông có trước tác nhiều sách Tử vi. Nhưng vì ông không được truyền hết bộ Đông A di sự, nên tác phẩm của ông chưa đến chỗ tuyệt hảo. ông mất năm 1962 tại Vũng Tầu. ông không có con trai, nên kinh nghiệm của ông bị mất đi, thực đáng tiếc.
3-ông Việt Viêm Tử còn có tên lÀ HÀ lạc dã phu (Gã nhÀ quê nghiên cứu về HÀ lạc). Công trình nghiên cứu của ông nằm trọn trong bộ “Tử vi áo bí”. Đọc sơ qua cũng thấy ông trong phái HÀ lạc trung hoa. Bộ sách của ông có nhiều khuyết điểm vì nó có nhiều chỗ bị sai lạc, vÀ nhất lÀ điểm bắt độc giả phải chấp nhận những điều không hiểu tại sao. Trong khi khoa Tử vi có thể giải thích được. Hình như sách của ông do hai người viết, vì có nhiều đoạn hÀnh văn rõ ra người tân học, vÀ có đoạn lại hÀnh văn ra người cổ học. Sách của ông có nhiều đoạn dÀi dòng vô ích, như cách tìm Cục, tìm sao Tử vi, chỗ giải thích lôi thôi về âm Dương ngũ hÀnh. Nhưng sách của ông giới mới học rất thích.
Bốn nhÀ nghiên cứu trên đây nổi tiếng nhờ tác phẩm. Song 3 nhÀ nghiên cứu sau đây mới lÀ ba nhÀ nghiên cứu tinh vi, vÀ nổi tiếng nhờ tÀi giải đoán, dạy học trò: Nguyễn Phát Lộc, Nguyễn Văn Y vÀ HoÀng Quân. Ba người đều có địa vị lớn vÀ có dịp tiếp xúc với các danh nhân. Cả ba đều khó tính, vÀ hay nói thực lÀm mất lòng người nhờ coi, mặc dầu sự giải đoán đúng 100%.
4-Đại tá Nguyễn Văn Y: Cựu Tổng giám đốc CSCA hồi đệ nhất Cộng hòa. ông lớn tuổi, địa vị cao, ở vÀ tư thế đặc biệt, nên ông liếc mắt qua lÀ thấy một lá số nÀo bị: mất cắp, ở tù, bị lừa, bị đánh, bị cướp, bị bỏ, bị chết,…Hình như 100 lá số ông đoán trúng cả 100.
Người nghiên cứu tử vi lấy lÀm lạ lÀ ông không mấy chú ý đến phá cách, mÀ đáng lẽ ở địa vị của ông phải coi lÀ chính. Công trình nghiên cứu của ông hình như thuộc phái âm Dương, nhưng ông không quá chú ý vÀo lẽ âm Dương. Đưa một lá số của người bị tù ra hỏi ông, ông có thể đọc cho năm bị tù, bao lâu vÀ bao giờ được tha. Nhưng đưa một lá số của một người có địa vị ra hỏi ông rằng người đó đang mê muội, lÀm sao cho hết thì ông không quen.
5-Giáo sư HoÀng Quân: còn lÀ ký giả (Saigon có 2 HoÀng Quân). Một HoÀng Quân người Nam, không biết Tử vi cũng lÀ ký giả, lớn tuổi. Một lÀ HoÀng Quân trung niên, họ Trần, vì tránh tên cố Đại tá Trần HoÀng Quân nên ông bỏ họ đi Giòng giõi Hưng Đạo Vương, nên ông được thừa hưởng công trình của phái Đông A. ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm vÀ đậu cử nhân văn khoa, sau khi du học về báo chi. ông lÀm việc cho cơ quan nghiên cứu Đông á Châu, nên còn có đủ sách của các phái khác (?) Nhờ vÀo vị trí lÀm đại diện cho vÀi cơ quan nghiên cứu vÀ báo chí ngoại quốc nên ông có dịp tiếp xúc với hầu hết danh nhân đương thời, do đó ông đoán về bước thăng trầm danh vọng rất trúng. Cầm một lá số của vị Tướng, ông đọc được năm nÀo thăng cấp, năm nÀo bị phạt, bị thương, bị mất chức trong suốt đời binh nghiệp. Song ông chú ý đến phá cách nhiều hơn. Cầm một lá số của một thân chủ nÀo đó ông có thể trả lời ngay cho biết muốn lÀm cho đương số nghiêng ngửa thì dùng loại người nÀo vÀ cách dùng nÀo. Công trình nghiên cứu của ông độ 6000 trang in offset vÀ không phổ biến cho ai ngoÀi thân hữu vÀ huyết tộc.
-ông Nguyễn Phát Lộc: Giữ một trọng trách quan trọng, lÀ một bác học đa năng, ông đã trước tác một cuốn sách Tử vi. Song sách không phải lÀ đại diện cho công trình nghiên cứu của ông. Công trình của ông không nhất thiết theo phái nÀo. Song coi kỹ thì cách an sao của ông lại theo phái âm Dương, trong khi tính chất các sao khi thì có vẻ như phái Đông A, khi thì có vẻ như phái âm Dương. ông được mời lÀm giảng viên trường Đại học Chiến tranh chính trị về khoa Tử vi, nên công trình của ông có nhiều ảnh hưởng trong tương lai vÀo lớp người sau.
7-Vân Điền thái Thứ Lang: lÀ một Đại đức, tu tại ĐÀ lạt. ông có trước tác cuốn sách mang tựa đề “Tử vi đẩu số tân biên”. Cuốn nÀy của ông trình bÀy rất có phương pháp, mạch lạc. Đọc qua sách của ông, thấy ngay ông ảnh hưởng hai phái:
-Một lÀ phái âm Dương qua cụ Lê Quý Đôn.
-Hai lÀ bộ Đông A di sự.
ông qua đời trong một tai nạn xe hơi trên đường ĐÀ lạt Saigon.
V-Kết luận
Trên đây chúng tôi đã trình bầy sơ sÀi về khoa Tử vi ở VN để hướng dẫn những vị nÀo có trí thông minh, có sức kiên nhẫn muốn tìm hiểu khoa nÀy. Quí vị cứ thử nghiên cứu đi sẽ thấy mình mê ngay khoa nÀy. VÀ bấy giờ mới tỉnh ngộ: Hỡi ơi, mấy tên thầy bói nói láo bịp đời trong khi chẳng biết cái gì cả. Nếu độc giả nÀo không sợ bị sự thực mất lòng, thử tìm đến một trong ba nhÀ nghiên cứu trên mÀ xem, tôi xin cam đoan các bị đó sẽ nói đúng mọi sự quá khứ vị lai ra. Nhưng lÀm thế nÀo để quen được với các vị lÀ một điều khó (Tôi xin mách: Muốn tới Đại tá Y thì nên để cho người nÀo mÀ thân nhân có tai nạn hỏi xem có bị tù không? Tù bao lâu? Bao giờ tù? Bao giờ ra tù? Tới ông Nguyễn Phát Lộc thì các vị cứ nói rằng nghe tiếng nay có sự đến xin chỉ dẫn. Tới giáo sư HoÀng Quân thì nhờ mấy tờ báo lÀm trung gian (Tôi xin dặn trước rằng cả ba người đều ở vÀo địa vị nhiều tiền danh vọng cao…Xin chớ nói đến trả thù lao mÀ bị mắng liền).
KHHB số 74G2