CÂU CHUYỆN THỨ MƯỜI BỐN: ĐÒI NỢ
Người ta bảo, sống trên đời có những món nợ đòi rất dễ nhưng có những món nợ chẳng thể nào dứt khoát được, và đặc biệt là những món nợ không phải giữa người sống với người sống. Sau cái ngày có người tập tễnh đi vào phòng, bà em trở nên lầm lì, chẳng nói chẳng rằng với con cháu. Hỏi thì đáp không bà cũng ở nguyên trong phòng khóa kín cửa, tự nấu ăn riêng, có khi hai, ba ngày không bước chân ra ngoài. Nhà em đâm ra lo lắng. Mọi người lo bà bị ốm hoặc suy nghĩ kiểu người già nhiều đâm ra lẩn thần. Thế nhưng bà em vẫn khỏe mạnh chỉ có điều hơi xanh xao và ít giao tiếp hơn trước. Thời gian này bà hay ra mộ thắp hương cho ông. Có lúc cậu D. em đèo bà ra, nhưng bà bắt đứng đợi ở ngoài tuyệt nhiên không cho vào.
Ông em nằm ở nghĩa trang Ngọc Thụy. Từ bờ đê, rẽ phải xuống cái dốc, đi qua trường cấp hai Ngọc Thụy, đến gốc cây đa là nghĩa trang. Tuần năm ba hôm, nắng mưa thế nào bà cũng ra chỗ ông nằm. Cậu D. bảo, thấy bà đi vào, đứng trước mộ ông khóc nhiều lắm rồi bần thần lẩm bẩm một mình. Lần nào trở ra cũng mệt mỏi nhưng tinh thần có vẻ đỡ đăm chiêu hơn trước. Cứ thế hơn hai tuần thì bà em bình thường lại. Có điều con chó đá không nằm ở góc vườn cậu D. nữa mà lại chuyển sang vườn khế của bà. Nó đứng giữa vườn lạnh lẽo, cái chỗ phải có hốc mắt thấy tàn hương bắn vào đen đen nhờ nhờ.
Cậu C. làm lái xe riêng cho giám đốc một công ty nước ngoài, đi sớm về hôm tùy theo lịch của sếp. Giống với cậu D., cậu C. chẳng tin vào ma mãnh cũng như chẳng sợ sệt cái gì cả. Cậu em vốn là người cẩn thận và cực kỹ tính, hơn chục năm lái xe chẳng xảy ra cơ sự gì cũng chẳng va quệt với ai. Thế mà cậu em lại bị tai nạn. Gãy một chân, bốn cái xương sườn và chệch đốt sống! Cậu bị lúc giữa trưa trên bờ đê, chỗ rẽ vào làng em cách đường dốc ra mộ hơn trăm mét. Xe ô tô cậu mất lái lao vào cạnh đường. Lúc mọi người nhà em chạy ra, cậu C. nằm cạnh vũng máu bê bết bên ngoài cửa xe, đầu hướng ra tim đê.
Vào viện, đến tối thì cậu C. tỉnh. Mặt cậu trắng bệch. Cậu em đột nhiên khóc, bảo cả nhà gọi bà vào cho cậu gặp rồi đuổi hết mọi người ra ngoài. Cả nhà em lo lắm nên đứng ngoài rình nghe trộm. Bà em vừa vào cậu em nấc lên một tiếng "Nhà mình có nợ nần gì ai không mẹ". Bà em đứng chết trân, lặng người đi...Bà em hỏi, tại sao đi ô tô bao năm, đi mòn cả cái đê đấy rồi mà giữa trưa lại đâm vào lề? Tại sao lái ô tô mà lại bị gãy chân, nằm lăn ra giữa đường như thế trong khi xung quanh không có vết phanh nào cả?
Cậu em sợ lắm. Giọng cậu chùng xuống, bảo, lúc cậu lái xe trên đê, bỗng giữa đường có một người đánh xe ngựa chạy ngược lại, lao thẳng vào phía cậu. Cậu em hoảng quá đánh lái đâm vào bờ đê. Lúc này vẫn tỉnh táo, nhưng không thấy đau chỗ nào cả. Tự nhiên người đấy thò tay vào lôi cậu ra giữa đường, chân tập tễnh, há ngoác mồm lè lưỡi đỏ lòm, bảo "Tao lấy lại của thằng con mày một chân". Cậu em thấy cái xe ngựa nghiến qua người, rồi ngất đi không biết gì cả. Bà em khóc, chạy ra ngoài bảo các mợ chăm sóc cho cậu, rồi bắt xe ôm từ 108 đi thẳng về Gia Lâm. Mọi người đưa cậu đi mổ, lúc này cậu em lại mê man.
Trở lại chuyện năm xưa ông em cứu cô N. trên sông. Cứu người là làm phúc, nhưng những chuyện xảy ra sau này khiến ông em hiểu đã mắc nợ với ba người, bà ăn xin, cô N. và Hà Bá! Hà bá không cho phép bắt người trên sông, cướp người thì phải đền mạng, đấy là quy tắc bất di bất dịch cho bất cứ sinh linh nào sống trên khúc sông của Hà bá. Ông em biết điều đấy, nhưng một phần vì là trai trẻ, sông nước quanh năm, một phần vì cái bản năng phải cứu người, ông em cũng chẳng màng. Năm mẹ em mười hai tuổi, lũ lên cao, xác người chết dạt vào làng nhiều, dân cũng đem chôn cho bằng hết.
Đêm đấy đi làm về, ông em gặp một xác người trôi dọc triền đê. Hô hoán to rồi ông nhảy xuống kéo cái xác vào bờ. Xác một người đàn ông chết đã lâu, trương phềnh, hôi thối, kẹt theo cái cây trôi lập lờ. Chật vật mãi ông cũng kéo được vào bờ. Vừa vào đến nơi, cái chân xác chết kẹt vào thân cây, đứt rời, rơi lại sông bặt tích... Lúc này dân cũng kéo ra. Ông em nhìn theo chỗ cái chân người vừa rớt xuống, định nhảy xuống mò nhưng đột nhiên linh tính thế nào, vác áo lên vai trở về nhà. Đấy cũng là đêm năm mẹ con bà em gặp ông tướng người Tàu, và cũng là đêm ông em vác dao đuổi ra sông.
Người ta thường nói con gái mười ba tuổi là tuổi trăng non, là thời điểm bắt đầu trở nên xinh đẹp và dậy thì thành thiếu nữ. Ở cái vùng đất này, con gái cả thường gánh vác nặng nề hơn con trai, chẳng hiểu vì lý do gì. Có một chuyện mà sau này người làng kể lại ông em mới biết. Khi ông bỏ đi, cái xác người đột nhiên rục rịch chuyển động rồi trôi thẳng ra sông, không sao níu lại. Có người khẳng định, thề sống thề chết rằng nó mở mắt nhìn theo hướng ông em đang trèo lên đê. Cơ mà ông em coi thế là vớ vẩn, chẳng tin.
Năm mẹ em tròn mười ba tuổi, trong làng có điều quái dị. Đường ra sông đột nhiên mở rộng, sáng nào người làng đi qua cũng thấy có vết chân ngựa. Hàng đêm ngoài bãi có tiếng rậm rịch, ý ới, cả tiếng gầm gừ, nhưng tuyệt nhiên không ai dám bén mảng ra ngó nghiêng. Đây là đất độc. Cái chỗ mọi năm chôn người chết trôi, các ụ đất tự nhiên cứ phẳng dần rất nhanh, qua mấy đêm mà trở nên bằng phẳng, chẳng phân biệt được mộ ai với ai cả. Dân làng coi đó là điềm gở, ngày đêm lên chùa cầu khấn. Lại lập cái đàn ở bờ sông cúng bái trong suốt năm hôm. Người ta bảo, có điềm Hà bá đòi người.
Cái tiếng gầm gừ và rậm rịch ngoài bãi cứ diễn ra liên tiếp đến tháng tám năm đấy. Trăng tròn, mẹ em cũng chớm mười ba tuổi, và trung thu cũng là lúc âm khí trở nên nặng nề nhất...Đêm trung thu, ông em đi làm ca ba, vừa lúc đó có người gõ cửa. Bà em chạy ra mở, ngoài sân vắng tanh, chỉ thấy một cơn gió thổi vào tắt hết đèn nến. Mẹ em chạy lại ôm ba đứa em, còn bà thì loay hoay chốt cừa và đi tìm lửa. Bỗng từ góc nhà có cái bóng to lù, mắt đỏ quạnh phát sáng, giọng ồm ồm bảo.. "Chúng mày có thần yểm mãi được thì đời hai thằng này sẽ bị tuyệt tự" Nói điều chỉ vào hai ông cậu em, rồi biến mất. Bà em sợ quá chạy lên bàn thờ, thì chỗ thờ ông tướng Tàu hương đã lụi từ lúc nào. Ngoài trời mây kéo che mất ánh trăng.
Sau này, khi nhiều chuyện xảy ra, bà có kể với em và một vài người khác về mọi chuyện. Bà em hiểu, năm mẹ em gần mười ba tuổi Hà bá muốn đòi nợ. Cái xác trôi vào đê năm đấy là Hà bá đưa vào, dụ kéo ông em xuống sông nhưng không thành. Sau nó mất chân, vì thế mà cũng sinh lòng oán ghét. Việc cậu C. bị ngã ngoài đê là nó làm để đòi lại cái chân. Mọi hoạn nạn tưởng thế là qua, nhưng chẳng dễ dàng như vậy.


TRUYỆN HUYỀN BÍ CÓ THẬT: ĐẤT ĐỘC
Viết bởi hiendde, 05/07/11 20:32
19 replies to this topic
#16
Gửi vào 07/07/2011 - 22:55
#17
Gửi vào 07/07/2011 - 23:10
CÂU CHUYỆN THỨ MƯỜI LĂM: THẰNG TRỘM CÂM
Từ hồi gãy chân và bó bột cả người cậu C. càng ít ra ngoài. Cậu em là người quảng giao nhưng rất nguyên tắc chẳng bao giờ tiếp khách vào buổi tối, đặc biệt là đồng nghiệp hay chuyện công việc. Cả ngày cậu loanh quanh trên phòng ở tầng hai. Có người đến thăm thì tiếp không lại nằm đọc báo. Cơ mà ngày đi làm cũng ít người nghỉ được. Buổi sáng có bà với mợ L. ở nhà, nhưng cậu em chẳng hợp tính với người nào nên cũng chẳng bao giờ nói chuyện. Thỉnh thoảng rảnh rỗi, em với thằng TA lại mò sang chơi để cậu đỡ cảm thấy cô quạnh.
Bạn bè cậu em nhiều nhưng đa phần là bạn làm ăn hoặc cùng công ty. Bà em bảo cậu C. từ nhỏ ít khi chia sẻ, rất kiệm lời và cũng chẳng bao giờ có bạn thân. Số bạn bè ít ỏi hay chơi cùng cậu, người ở lại Liên Xô, người lại tha phương cầu thực tứ xứ chẳng thấy trở về. Cậu C. là người ít nói, thế nhưng từ hồi tai nạn nằm nhà, lại đâm ra kể chuyện nhiều với em và thằng TA. Cậu bảo hồi nhỏ chơi thân với một thằng cùng làng lắm. Trái với cái tính hổ báo và ngang tàng của cậu D., cậu C. là người điềm tĩnh. Chẳng ai thấy cậu cãi nhau hay to tiếng với người khác bao giờ.
Giống như mọi thằng trẻ con khác trong làng, từ nhỏ cậu em có thú vui là ra bãi chơi. Trẻ con làng đông lắm và cũng lắm trò. Lúc thì thả diều dọc triền bãi, lúc thì đi ăn trộm ngô, khoai của mấy nhà trên sông, chán thì bày trò đánh nhau loạn xạ. Nhưng cậu C. lại khác. Cậu thích tha thẩn gần mép nước hay ngồi nặn đất, nặn cát hơn. Cứ thế cậu em lặng lẽ bên cạnh đám trẻ con ồn ào tối ngày đánh lộn trên bãi cát ven sông. Năm cậu C. mười tuổi, có hai bố con ông đóng cối dạt đến làng em. Hai bố con ông ấy cất chòi ngoài bãi chứ không xin đất của làng. Ban ngày ông bố đi loanh quanh kiếm việc, thằng con ngồi nhà hóng, chẳng nói chuyện với ai bao giờ. Người làng gọi nó là thằng Bột câm.
Thằng Bột câm trạc tuổi hai ông cậu em nên dễ kết bạn. Nó đặc biệt thân thiết với cậu C. một phần vì chung cái sở thích nghịch đất cát triền bãi, và cũng một phần lớn vì cả hai đều ít nói như nhau. Năm cậu C. mười bốn tuổi thì xảy ra một chuyện. Trong làng lúc đấy hay mất trộm. Lúc thì con chó con mèo, lúc thì cái chày hay con dao rựa. Thằng trộm hay lấy cắp vào buổi trưa, nhưng chẳng ai thấy bao giờ và cũng chẳng để lại dấu vết gì. Hồi đấy ăn trộm là tội không lớn nhưng rất dễ bị xử theo luật rừng. Mất của dân ức lắm. Cái làng yên ả bỗng trở nên ồn ã, thế nhưng vẫn bị mất đều đều mà cũng chẳng có dấu vết gì của thằng trộm cả. Mọi nghi vấn người làng em dồn hết vào bố con thằng Bột câm vì trước khi họ đến làng chẳng bị trộm bao giờ.
Buổi trưa hôm đấy lại mất trộm. Một nhà gần bãi bị mất cái thớt gỗ. Cả làng ầm ĩ sôi sục kéo nhau ra bãi, thẳng hướng nhà thằng Bột câm. Lúc này bố nó đi đóng cối ở làng bên. Đạp cửa vào thấy thằng Bột câm đang ngồi trên chõng, có cái thớt treo phía đằng sau dân làng gào thét ầm ĩ lôi nó ra ngoài. Thằng Bột câm ú ớ không nói được, chỉ biết quẫy đạp nhưng chẳng làm được gì. Người làng lôi nó ra đến đầu đường lớn thì chém chết. Xác thằng Bột câm bị chặt đi một ngón tay. Ngón trỏ của bàn tay phải. Ông bố nó về ôm xác con mà khóc ngất, nguyền rủa cả làng rồi nhảy xuống sông. Cái chòi lá cũng bị thiêu rụi. Ai cũng hả hê đáng đời thằng ăn trộm.
Chuyện xảy ra hơn ba mươi năm trước, nhưng cái chết của thằng bạn thân ám ảnh cậu C. suốt đời. Cậu em bảo đến giờ vẫn không tin thằng nó là thằng ăn trộm. Em cũng chẳng hỏi nữa. Năm cậu C. bị tai nạn là năm 2009. Năm đấy trời nhiều mây âm u, bà em bảo khí âm chuyển dòng, lặng lẽ đi chùa nhiều hơn. Mấy chỗ cây cỏ, vườn tược trong nhà cứ đìu hiu. Sau cái chuyện con khướu, cậu em khóa hẳn cái phòng tầng ba lại. Con B. cũng chuyển xuống tầng hai nằm cùng bố mẹ. Cậu em bảo từ dạo đấy thỉnh thoảng ở cái phòng trên lại nghe thấy tiếng kéo sột soạt, hay tiếng bước chân cộp cộp đi lên tầng ba lúc nửa đêm. Ban đầu cậu cũng kinh, nhưng mỗi tháng chỉ xảy ra vài lần, mà cũng chẳng thấy quỷ quái yêu ma gì lộng hành, nên cậu cũng mặc kệ. Giờ đợi khỏi ốm rồi tính sau.
Đêm đấy nhà em có trộm! Nghỉ cuối tuần, mợ H. đưa con B. về nhà ngoại chơi, cậu C. nằm ngủ một mình trên gác hai. Con L. đi chơi với bạn trai về muộn, nửa đêm đi qua nhà cậu C., thấy có cái bóng đang đi trên bờ rào. Nó hoảng quá hét ầm lên, cái bóng đu qua mái nhà bà em rồi chạy ra vườn sau nhà cậu C. Thấy động, cậu D trong buồng vác gậy chạy ra, theo hướng con Linh chỉ ập vào nhưng chẳng thấy gì cả. Lúc này thì phòng cậu C. sáng đèn.
Cả nhà chạy lên thì thấy cậu em ngồi rất im, trước mặt là cái gói nhỏ bọc bằng giấy báo đã nâu xỉn. Một lúc lâu sau, cậu C. nhón tay mở cái gói, bên trong là một cái ngón tay người khô đét, ngón tay trỏ của bàn bên phải. Cả nhà ai cũng thất kinh, chỉ thấy cậu C. mặt hơi biến sắc nhưng vẫn bình tĩnh bảo mọi người về, còn mình thì đóng cửa đi ngủ. Bà em chẳng nói gì, đem cái gói lên cái phòng tầng ba, rồi ở lì trên đấy. Sáng hôm sau chỗ vườn bà, cậu D. tìm thấy con chó đá đã bị đập nát đầu. Chỗ cái đầu vỡ còn lẫn hai cái mắt chó còn dính máu tươi đang trừng trừng nhìn ra chỗ bờ sông.
Từ hồi gãy chân và bó bột cả người cậu C. càng ít ra ngoài. Cậu em là người quảng giao nhưng rất nguyên tắc chẳng bao giờ tiếp khách vào buổi tối, đặc biệt là đồng nghiệp hay chuyện công việc. Cả ngày cậu loanh quanh trên phòng ở tầng hai. Có người đến thăm thì tiếp không lại nằm đọc báo. Cơ mà ngày đi làm cũng ít người nghỉ được. Buổi sáng có bà với mợ L. ở nhà, nhưng cậu em chẳng hợp tính với người nào nên cũng chẳng bao giờ nói chuyện. Thỉnh thoảng rảnh rỗi, em với thằng TA lại mò sang chơi để cậu đỡ cảm thấy cô quạnh.
Bạn bè cậu em nhiều nhưng đa phần là bạn làm ăn hoặc cùng công ty. Bà em bảo cậu C. từ nhỏ ít khi chia sẻ, rất kiệm lời và cũng chẳng bao giờ có bạn thân. Số bạn bè ít ỏi hay chơi cùng cậu, người ở lại Liên Xô, người lại tha phương cầu thực tứ xứ chẳng thấy trở về. Cậu C. là người ít nói, thế nhưng từ hồi tai nạn nằm nhà, lại đâm ra kể chuyện nhiều với em và thằng TA. Cậu bảo hồi nhỏ chơi thân với một thằng cùng làng lắm. Trái với cái tính hổ báo và ngang tàng của cậu D., cậu C. là người điềm tĩnh. Chẳng ai thấy cậu cãi nhau hay to tiếng với người khác bao giờ.
Giống như mọi thằng trẻ con khác trong làng, từ nhỏ cậu em có thú vui là ra bãi chơi. Trẻ con làng đông lắm và cũng lắm trò. Lúc thì thả diều dọc triền bãi, lúc thì đi ăn trộm ngô, khoai của mấy nhà trên sông, chán thì bày trò đánh nhau loạn xạ. Nhưng cậu C. lại khác. Cậu thích tha thẩn gần mép nước hay ngồi nặn đất, nặn cát hơn. Cứ thế cậu em lặng lẽ bên cạnh đám trẻ con ồn ào tối ngày đánh lộn trên bãi cát ven sông. Năm cậu C. mười tuổi, có hai bố con ông đóng cối dạt đến làng em. Hai bố con ông ấy cất chòi ngoài bãi chứ không xin đất của làng. Ban ngày ông bố đi loanh quanh kiếm việc, thằng con ngồi nhà hóng, chẳng nói chuyện với ai bao giờ. Người làng gọi nó là thằng Bột câm.
Thằng Bột câm trạc tuổi hai ông cậu em nên dễ kết bạn. Nó đặc biệt thân thiết với cậu C. một phần vì chung cái sở thích nghịch đất cát triền bãi, và cũng một phần lớn vì cả hai đều ít nói như nhau. Năm cậu C. mười bốn tuổi thì xảy ra một chuyện. Trong làng lúc đấy hay mất trộm. Lúc thì con chó con mèo, lúc thì cái chày hay con dao rựa. Thằng trộm hay lấy cắp vào buổi trưa, nhưng chẳng ai thấy bao giờ và cũng chẳng để lại dấu vết gì. Hồi đấy ăn trộm là tội không lớn nhưng rất dễ bị xử theo luật rừng. Mất của dân ức lắm. Cái làng yên ả bỗng trở nên ồn ã, thế nhưng vẫn bị mất đều đều mà cũng chẳng có dấu vết gì của thằng trộm cả. Mọi nghi vấn người làng em dồn hết vào bố con thằng Bột câm vì trước khi họ đến làng chẳng bị trộm bao giờ.
Buổi trưa hôm đấy lại mất trộm. Một nhà gần bãi bị mất cái thớt gỗ. Cả làng ầm ĩ sôi sục kéo nhau ra bãi, thẳng hướng nhà thằng Bột câm. Lúc này bố nó đi đóng cối ở làng bên. Đạp cửa vào thấy thằng Bột câm đang ngồi trên chõng, có cái thớt treo phía đằng sau dân làng gào thét ầm ĩ lôi nó ra ngoài. Thằng Bột câm ú ớ không nói được, chỉ biết quẫy đạp nhưng chẳng làm được gì. Người làng lôi nó ra đến đầu đường lớn thì chém chết. Xác thằng Bột câm bị chặt đi một ngón tay. Ngón trỏ của bàn tay phải. Ông bố nó về ôm xác con mà khóc ngất, nguyền rủa cả làng rồi nhảy xuống sông. Cái chòi lá cũng bị thiêu rụi. Ai cũng hả hê đáng đời thằng ăn trộm.
Chuyện xảy ra hơn ba mươi năm trước, nhưng cái chết của thằng bạn thân ám ảnh cậu C. suốt đời. Cậu em bảo đến giờ vẫn không tin thằng nó là thằng ăn trộm. Em cũng chẳng hỏi nữa. Năm cậu C. bị tai nạn là năm 2009. Năm đấy trời nhiều mây âm u, bà em bảo khí âm chuyển dòng, lặng lẽ đi chùa nhiều hơn. Mấy chỗ cây cỏ, vườn tược trong nhà cứ đìu hiu. Sau cái chuyện con khướu, cậu em khóa hẳn cái phòng tầng ba lại. Con B. cũng chuyển xuống tầng hai nằm cùng bố mẹ. Cậu em bảo từ dạo đấy thỉnh thoảng ở cái phòng trên lại nghe thấy tiếng kéo sột soạt, hay tiếng bước chân cộp cộp đi lên tầng ba lúc nửa đêm. Ban đầu cậu cũng kinh, nhưng mỗi tháng chỉ xảy ra vài lần, mà cũng chẳng thấy quỷ quái yêu ma gì lộng hành, nên cậu cũng mặc kệ. Giờ đợi khỏi ốm rồi tính sau.
Đêm đấy nhà em có trộm! Nghỉ cuối tuần, mợ H. đưa con B. về nhà ngoại chơi, cậu C. nằm ngủ một mình trên gác hai. Con L. đi chơi với bạn trai về muộn, nửa đêm đi qua nhà cậu C., thấy có cái bóng đang đi trên bờ rào. Nó hoảng quá hét ầm lên, cái bóng đu qua mái nhà bà em rồi chạy ra vườn sau nhà cậu C. Thấy động, cậu D trong buồng vác gậy chạy ra, theo hướng con Linh chỉ ập vào nhưng chẳng thấy gì cả. Lúc này thì phòng cậu C. sáng đèn.
Cả nhà chạy lên thì thấy cậu em ngồi rất im, trước mặt là cái gói nhỏ bọc bằng giấy báo đã nâu xỉn. Một lúc lâu sau, cậu C. nhón tay mở cái gói, bên trong là một cái ngón tay người khô đét, ngón tay trỏ của bàn bên phải. Cả nhà ai cũng thất kinh, chỉ thấy cậu C. mặt hơi biến sắc nhưng vẫn bình tĩnh bảo mọi người về, còn mình thì đóng cửa đi ngủ. Bà em chẳng nói gì, đem cái gói lên cái phòng tầng ba, rồi ở lì trên đấy. Sáng hôm sau chỗ vườn bà, cậu D. tìm thấy con chó đá đã bị đập nát đầu. Chỗ cái đầu vỡ còn lẫn hai cái mắt chó còn dính máu tươi đang trừng trừng nhìn ra chỗ bờ sông.
#18
Gửi vào 08/07/2011 - 07:15
CÂU CHUYỆN THỨ MƯỜI SÁU: TRẢ NGHĨA
Theo nhiều quan điểm thì cõi âm là có thật. Cõi âm không có nghĩa là địa ngục, hay một nơi tối tăm u uất nào đó. Đối với những con người sống ven bờ đê sông Hồng, cõi âm ở ngay bên cạnh. Người âm luôn ở gần người sống, có điều thấy được hay không cần phải là người có Căn. Khoa học cũng như rất nhiều người cố bỏ công nghiên cứu, xâu chuỗi các hiện tượng, cố đưa ra lời giải thích hợp lý nhất về ma, quỷ, hay nói cách khác là người âm. Thế nhưng chẳng bao giờ có cách tư duy nào làm được chuyện đấy cả. Người chết luôn hiện hữu bên cạnh người sống, và đi theo những ai được cho là Hợp Vía.
Bà em là người có Căn. Bà em bảo, có Căn có nghĩa là có âm khí trong người. Khi dương khí mạnh thì tự chủ được, còn gọi là nặng vía, nhưng nếu vì nguyên nhân nào đó, phần âm trong người lớn hơn thì ắt sẽ gặp những điều quái dị. Năm 2009, khí âm đổi chiều, và cũng là năm nhà em xẩy ra nhiều chuyện kỳ dị nhất; bà em lẳng lặng lên chùa lễ lạt nhiều hơn. Trong nhà lúc nào cũng có tiếng tụng kinh gõ mõ, nếu không phải do bà tụng, thì cũng bật băng đài. Tiếng Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật cứ đều đều, từng chập từng chập quanh nhà.
Năm đấy bà em ốm. Hai cái đầu gối không hiểu sao cứ đau buốt dại đi. Mẹ em đưa bà đi nằm viện nửa tháng thấy đỡ rõ rệt. Thế nhưng về đến nhà thì lại đau như cũ. Bà em đi lại có điều khó khăn hơn trước, tập tễnh và chẳng thể ngồi xổm được. Thời gian nằm viện, bà em dặn cậu mợ ở nhà nhớ bật cái băng tụng kinh Di Đà hằng ngày, chớ có quên và phải chú ý để hướng cái loa ra phía vườn sau. Bà em đi viện tất cả là mười sáu ngày. Lúc về, cái chân bị đau lại, bà đâm ra cau có, thế nhưng cũng chẳng tỏ thái độ thay đổi gì, ngoài những lúc cố nén tiếng thở dài thườn thượt.
Năm đấy cậu C. bị tai nạn và cũng là lúc con chó đá chuyển lên vườn sau nhà bà. Nó ở đấy vì nguyên nhân gì, hay do ai chuyển đến bà em cũng chẳng giải thích, chỉ bảo không phải là bà mà thôi. Trở lại chuyện sau đêm ăn trộm mò vào nhà cậu C., thái độ cậu đột nhiên phấn chấn hẳn. Cả nhà thấy cậu vui vẻ lại ăn ngủ tốt, lại đi lại dễ dàng hơn trước nên cũng chẳng hỏi nhiều. Riêng chuyện cái ngón tay ở đâu ra và bây giờ ở chỗ nào thì cậu em giữ kín, tuyệt nhiên chẳng kể cho ai. Chỉ thấy cậu D. tỏ ra băn khoăn lắm.
Tối đấy nhà ngoại em mất điện, mọi người lại ra sân nhà cậu D. hóng mát. Đem chuyện cái ngón tay ra nói thì cậu D. tự nhiên trầm hẳn. Cậu em bảo đấy là cái ngón tay của thằng Bột câm. Cái ngày thằng Bột câm bị làng bắt, hai cậu em đang chơi ngoài bờ đê. Thấy làng có chuyện, theo đám trẻ con chạy về hóng. Cậu D. kể, cậu C. nhỏ con hơn nên lách vào trước, đến khi cậu chen lên được, cũng là lúc thằng Bột bị bổ con dao vào đầu, mắt nó trào máu nhìn đăm đăm vào cậu C. mà ú ớ không kêu được câu nào. Người làng chém chết thằng Bột xong, vứt xác nó ở gốc tre đầu đường lớn mà bỏ đi gọi bố nó.
Cậu D. cũng theo đám trẻ con chạy đi, phần vì hóng hớt phần vì cũng kinh hãi chẳng dám nhìn vào cái xác bị bửa đôi đầu. Thế nhưng chẳng thấy cậu C. đâu cả. Lúc cậu em quay về tìm thì chỗ cũ chỉ còn cái xác thằng Bột nằm úp vào gốc tre. Cậu em sợ quá chạy về nhà. Đến tối muộn thì cậu C. về. Bà với cậu D. hỏi gì cũng chẳng nói. Một lúc sau thấy lôi từ đằng sau ra một cái bọc, ngón tay thằng Bột câm! Cậu C. bảo, lúc mọi người chạy đi, cậu em chỉ thấy thương xót nó mà tuyệt nhiên chẳng sợ sệt gì. Đầu óc tự nhiên mơ hồ thấy bàn tay thằng Bột câm chỉ vào bụi cỏ bên cạnh. Cậu em chạy ra thì tìm thấy cái ngón tay chẳng hiểu sao đem gói lại rồi ra bờ sông ngồi.
Bà em sợ quá bắt cậu đem trả cho thằng Bột, nhưng xác nó đã theo bố chìm xuống sông. Cậu em đem chôn cái ngón tay cạnh gốc hồng bì trong vườn sau nhà bà. Mọi người nhà em nghe cậu D. kể mà đâm ra kinh hãi. Cậu D. kể xong càng tỏ ra đăm chiêu, đứng dậy chửi đổng "...để tao xem mày là thần thánh phương nào" rồi bỏ vào bếp lấy cái chép, cầm đèn pin phăm phăm đi ra chỗ trồng cây hồng bì năm xưa. Mọi người bảo bốn mươi năm rồi, bao mùa nước lên, nước rút cây hồng bì cũng đã chặt rất lâu làm gì còn gì mà đào với bới.
Thế nhưng cậu D. vẫn hằm hằm đi ra chỗ vườn bà, rọi đèn vào đoạn chỗ gốc cây ngày trước mà đào lấy đào để. Đào rộng sang cả hai bên, miệng cậu không ngớt chửi rủa, khóe mép sùi bọt như bị dại. Mợ L. sợ lắm chạy vào van xin và giật cái chép ra. Cậu em chẳng nói gì, gạt mọi người ra rồi gầm lên "Đứa nào bước vào đây tao chém chết hết!" Cái chép vung loang loáng, mặt cậu em dại đi dưới ánh đèn pin. Đột nhiên thấy bà em đứng ở cửa phòng, gọi giật tên cậu rồi sấn sổ đi đến ôm chặt ngang hông. Được một lúc thì cậu em đờ đẫn đi rồi bình tĩnh lại. Bà em bảo mọi người lên hết phòng khách nhà cậu C. có chuyện cần nói.
Cậu C. đang ngồi trầm ngâm hút thuốc. Lúc này cậu em mới kể. Đêm hôm đấy, lúc con Linh ré lên cậu em cũng giật mình thức dậy. Lúc sau có người đen sì mở cửa phòng cậu mà đi thẳng đến giường chìa ra cái gói. Lúc đến gần, trong bóng tối mờ mờ cậu em thấy vết chém sâu trên mặt làm cái đầu hơi tách ra, kinh hoàng nhận ra thằng Bột! Thằng Bột nhìn cậu một lúc, rồi chẳng hiểu sao cất tiếng nói "Nhà mày có hai ác linh" Cái vết chém dao trên đầu cứ kêu tong tỏng. "Có con chó thành tinh ngoài vườn, nó muốn giết mẹ con nhà mày". "Đừng chôn nữa, cầm lên mà yểm". Rồi nó biến vụt đi mất. Lúc đấy mọi người mới ập vào. Từ hồi bà đem cái ngón tay đi tiếng lục đục cũng hết, nhưng cũng chẳng có ai dám mò lên nữa. Chỉ còn cái ác linh thứ hai...
Theo nhiều quan điểm thì cõi âm là có thật. Cõi âm không có nghĩa là địa ngục, hay một nơi tối tăm u uất nào đó. Đối với những con người sống ven bờ đê sông Hồng, cõi âm ở ngay bên cạnh. Người âm luôn ở gần người sống, có điều thấy được hay không cần phải là người có Căn. Khoa học cũng như rất nhiều người cố bỏ công nghiên cứu, xâu chuỗi các hiện tượng, cố đưa ra lời giải thích hợp lý nhất về ma, quỷ, hay nói cách khác là người âm. Thế nhưng chẳng bao giờ có cách tư duy nào làm được chuyện đấy cả. Người chết luôn hiện hữu bên cạnh người sống, và đi theo những ai được cho là Hợp Vía.
Bà em là người có Căn. Bà em bảo, có Căn có nghĩa là có âm khí trong người. Khi dương khí mạnh thì tự chủ được, còn gọi là nặng vía, nhưng nếu vì nguyên nhân nào đó, phần âm trong người lớn hơn thì ắt sẽ gặp những điều quái dị. Năm 2009, khí âm đổi chiều, và cũng là năm nhà em xẩy ra nhiều chuyện kỳ dị nhất; bà em lẳng lặng lên chùa lễ lạt nhiều hơn. Trong nhà lúc nào cũng có tiếng tụng kinh gõ mõ, nếu không phải do bà tụng, thì cũng bật băng đài. Tiếng Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật cứ đều đều, từng chập từng chập quanh nhà.
Năm đấy bà em ốm. Hai cái đầu gối không hiểu sao cứ đau buốt dại đi. Mẹ em đưa bà đi nằm viện nửa tháng thấy đỡ rõ rệt. Thế nhưng về đến nhà thì lại đau như cũ. Bà em đi lại có điều khó khăn hơn trước, tập tễnh và chẳng thể ngồi xổm được. Thời gian nằm viện, bà em dặn cậu mợ ở nhà nhớ bật cái băng tụng kinh Di Đà hằng ngày, chớ có quên và phải chú ý để hướng cái loa ra phía vườn sau. Bà em đi viện tất cả là mười sáu ngày. Lúc về, cái chân bị đau lại, bà đâm ra cau có, thế nhưng cũng chẳng tỏ thái độ thay đổi gì, ngoài những lúc cố nén tiếng thở dài thườn thượt.
Năm đấy cậu C. bị tai nạn và cũng là lúc con chó đá chuyển lên vườn sau nhà bà. Nó ở đấy vì nguyên nhân gì, hay do ai chuyển đến bà em cũng chẳng giải thích, chỉ bảo không phải là bà mà thôi. Trở lại chuyện sau đêm ăn trộm mò vào nhà cậu C., thái độ cậu đột nhiên phấn chấn hẳn. Cả nhà thấy cậu vui vẻ lại ăn ngủ tốt, lại đi lại dễ dàng hơn trước nên cũng chẳng hỏi nhiều. Riêng chuyện cái ngón tay ở đâu ra và bây giờ ở chỗ nào thì cậu em giữ kín, tuyệt nhiên chẳng kể cho ai. Chỉ thấy cậu D. tỏ ra băn khoăn lắm.
Tối đấy nhà ngoại em mất điện, mọi người lại ra sân nhà cậu D. hóng mát. Đem chuyện cái ngón tay ra nói thì cậu D. tự nhiên trầm hẳn. Cậu em bảo đấy là cái ngón tay của thằng Bột câm. Cái ngày thằng Bột câm bị làng bắt, hai cậu em đang chơi ngoài bờ đê. Thấy làng có chuyện, theo đám trẻ con chạy về hóng. Cậu D. kể, cậu C. nhỏ con hơn nên lách vào trước, đến khi cậu chen lên được, cũng là lúc thằng Bột bị bổ con dao vào đầu, mắt nó trào máu nhìn đăm đăm vào cậu C. mà ú ớ không kêu được câu nào. Người làng chém chết thằng Bột xong, vứt xác nó ở gốc tre đầu đường lớn mà bỏ đi gọi bố nó.
Cậu D. cũng theo đám trẻ con chạy đi, phần vì hóng hớt phần vì cũng kinh hãi chẳng dám nhìn vào cái xác bị bửa đôi đầu. Thế nhưng chẳng thấy cậu C. đâu cả. Lúc cậu em quay về tìm thì chỗ cũ chỉ còn cái xác thằng Bột nằm úp vào gốc tre. Cậu em sợ quá chạy về nhà. Đến tối muộn thì cậu C. về. Bà với cậu D. hỏi gì cũng chẳng nói. Một lúc sau thấy lôi từ đằng sau ra một cái bọc, ngón tay thằng Bột câm! Cậu C. bảo, lúc mọi người chạy đi, cậu em chỉ thấy thương xót nó mà tuyệt nhiên chẳng sợ sệt gì. Đầu óc tự nhiên mơ hồ thấy bàn tay thằng Bột câm chỉ vào bụi cỏ bên cạnh. Cậu em chạy ra thì tìm thấy cái ngón tay chẳng hiểu sao đem gói lại rồi ra bờ sông ngồi.
Bà em sợ quá bắt cậu đem trả cho thằng Bột, nhưng xác nó đã theo bố chìm xuống sông. Cậu em đem chôn cái ngón tay cạnh gốc hồng bì trong vườn sau nhà bà. Mọi người nhà em nghe cậu D. kể mà đâm ra kinh hãi. Cậu D. kể xong càng tỏ ra đăm chiêu, đứng dậy chửi đổng "...để tao xem mày là thần thánh phương nào" rồi bỏ vào bếp lấy cái chép, cầm đèn pin phăm phăm đi ra chỗ trồng cây hồng bì năm xưa. Mọi người bảo bốn mươi năm rồi, bao mùa nước lên, nước rút cây hồng bì cũng đã chặt rất lâu làm gì còn gì mà đào với bới.
Thế nhưng cậu D. vẫn hằm hằm đi ra chỗ vườn bà, rọi đèn vào đoạn chỗ gốc cây ngày trước mà đào lấy đào để. Đào rộng sang cả hai bên, miệng cậu không ngớt chửi rủa, khóe mép sùi bọt như bị dại. Mợ L. sợ lắm chạy vào van xin và giật cái chép ra. Cậu em chẳng nói gì, gạt mọi người ra rồi gầm lên "Đứa nào bước vào đây tao chém chết hết!" Cái chép vung loang loáng, mặt cậu em dại đi dưới ánh đèn pin. Đột nhiên thấy bà em đứng ở cửa phòng, gọi giật tên cậu rồi sấn sổ đi đến ôm chặt ngang hông. Được một lúc thì cậu em đờ đẫn đi rồi bình tĩnh lại. Bà em bảo mọi người lên hết phòng khách nhà cậu C. có chuyện cần nói.
Cậu C. đang ngồi trầm ngâm hút thuốc. Lúc này cậu em mới kể. Đêm hôm đấy, lúc con Linh ré lên cậu em cũng giật mình thức dậy. Lúc sau có người đen sì mở cửa phòng cậu mà đi thẳng đến giường chìa ra cái gói. Lúc đến gần, trong bóng tối mờ mờ cậu em thấy vết chém sâu trên mặt làm cái đầu hơi tách ra, kinh hoàng nhận ra thằng Bột! Thằng Bột nhìn cậu một lúc, rồi chẳng hiểu sao cất tiếng nói "Nhà mày có hai ác linh" Cái vết chém dao trên đầu cứ kêu tong tỏng. "Có con chó thành tinh ngoài vườn, nó muốn giết mẹ con nhà mày". "Đừng chôn nữa, cầm lên mà yểm". Rồi nó biến vụt đi mất. Lúc đấy mọi người mới ập vào. Từ hồi bà đem cái ngón tay đi tiếng lục đục cũng hết, nhưng cũng chẳng có ai dám mò lên nữa. Chỉ còn cái ác linh thứ hai...
#19
Gửi vào 08/07/2011 - 07:48
CÂU CHUYỆN THỨ MƯỜI BẢY: CÁI GIÊNG
Hầu như làng quê nào ở miền Bắc cũng có một con sông của riêng mình. Cũng như vậy, dân làng Bắc Biên trăm đời nay sống chung với những đợt nước lên xuống đều đặn của sông Hồng. Con sông chở cho làng em nguồn sống, và cả những xác người chết trôi trương phềnh mỗi đợt lũ về. Cái khúc sông đấy, ngay bản thân nó cũng chứa đựng những thứ kỳ dị. Dù những con nước đấy có cướp đi bao mạng người làng em, nhưng họ cũng không hề vì thế mà oán trách, chỉ cố tránh xa nước sông vào những giờ nhất định trong ngày.
Như mọi vùng quê khác nhà nào cũng có một cái giếng; phần vì để lấy nước cho tiện, phần cũng hạn chế ra sông vào những giờ bất khả kháng. Cái sản nghiệp bên ngoại em là do cụ xây. Cụ em làm cho chế độ cũ, nên cũng vì thế nhà xây theo kiểu phương tây. Cụ bảo ăn nước giếng không sạch, bảo người xây một cái bể nước mưa to đùng trong vườn. Năm ông ngoại lấy bà em, nhờ bạn bè trong làng cùng đào cái giếng. Cái giếng ở mảnh sân nhỏ dưới chân cầu thang nhà cậu D., cạnh cái chuồng chó, đối diện cửa ra vườn sau.
Chẳng biết ông đào thế nào mà quanh năm, dù nước lên hay xuống, mưa to hay hạn hán thì mực nước trong giếng vẫn không thay đổi. Cứ lưng lửng ở giữa, chẳng đầy hơn mà cũng chẳng vơi đi bao giờ. Nước trong giếng cũng lạ, lấy nước ở sông mà múc lên gầu nào gầu nấy trong vắt, chẳng có tí gợn đỏ phù sa. Cả nhà lấy thế làm mừng lắm, chỉ có ông ngoại em thỉnh thoảng nén tiếng thở dài và chẳng tỏ ra vui thú gì cả. Người chết luôn sống chung với người sống. Họ đi cùng, ngồi cùng, đôi khi là nhìn chằm chằm vào người sống gây ra cảm giác rùng mình hay đột nhiên nổi da gà.
Bà em bảo, những nơi thê thảm, chứa đựng ít linh khí của đất trời thường là nơi hồn ma bóng quế tụ tập. Đối với làng em, chỗ đấy không phải bãi tha ma, mà là đoạn bờ sông nơi chôn những cái xác thối rữa trôi về làng mỗi đợt nước lên.
"Đất có Thổ công, sông có Hà bá". Khu đất nào cũng có thần linh trấn yểm và cả vía của những người sống trên đó nữa. Ông em đào xong cái giếng trong vườn được năm năm, năm sáu mươi hai bà ngoại em sinh cậu C. trong làng có đứa chết đuối. Hồi đấy vườn rộng trồng nhiều cây trái, lại rào thưa nên trẻ con hay sang nhà ông bà em bẻ trộm chuối, khế hay chơi trốn tìm ngoài bờ tre.
Thằng bé cùng làng mò vào trốn, giữa trưa nắng chẳng hiểu đi đứng thế nào mà lộn cổ xuống giếng nhà em. Đến tối mẹ nó đi tìm, khóc lóc thảm thiết cả làng đổ ra sông mò. Mò đến trưa hôm sau vẫn không thấy. Lúc này mới vào nhà em múc nước rửa chân, cái gầu rơi xuống đập cộp vào đầu thằng bé. Xác nó vớt lên làng giữ chặt không cho mẹ nó vào gần. Đấy là thông tục của dân chài lưới. Phàm người chết đường chết chợ, đặc biệt là chết trôi sông thì phải táng ở ngoài đường, cấm không cho mẹ đến gần. Giữ được một lúc thì bà mẹ nó vùng ra được chạy lại ôm xác con. Bất chợt thằng bé co giật mạnh, từ các lỗ trên mặt nó, miệng, tai, mũi và hai hốc mắt, máu tươi chảy ra thành dòng hòa với nước rơi lại vào giếng nhà em tong tỏng.
Táng xong thằng bé đấy, trẻ con cũng chẳng mò sang vườn nhà ông bà ngoại em chơi nữa. Và cũng từ đấy sinh lắm chuyện quái dị. Đợt đấy nhà chẳng dám dùng nước giếng nữa, chuyển sang dùng nước mưa ở cái bể to. Cái bể to nằm ở gần sân sau nhà cậu D. bây giờ, muốn ra phải đi qua cái giếng. Bà em bảo, vào những đêm sáng trăng, chỗ cái giếng hay có tiếng trẻ con than khóc, rồi tiếng kêu cứu thất thanh. Thế nhưng chẳng ai dám ra xem thế nào cả... ba tháng sau, ông em nhờ thầy trong làng đến cúng, cúng ba hôm liền, từ đấy cái giếng không còn tiếng ai oán nữa. Ông em đem miếng gỗ to mà đậy lại.
Bẵng đi một thời gian, con cháu chẳng để ý ông bà cũng chẳng nhắc, chẳng hiểu ai bỏ cái nắp ra, cả nhà lại múc nước dùng bình thường. Năm 2004, cái giếng đột nhiên trào nước xối xả, nước phù sa đỏ như máu loang khắp sân. Đến ngày hôm sau thì hết, nhưng mực nước cứ giữ xâm xấp ở miệng dù trời nắng to. Trong quan niệm của nhiều người, động thổ nghĩa là động vào vong và động vào thổ địa. Đất mang khí âm, nước sông mang khí âm. Đem khoét một lỗ sâu trên mặt đất mà cho âm quyện với âm, cái giếng chẳng khác nào đường đi tắt của vong vào đất người sống. Chuyện này vốn dĩ chẳng hay ho với bất cứ gia đình nào, đặc biệt là với những người mang nợ với Hà bá.
Có một điều bà em dặn đi dặn lại khi anh em em còn nhỏ: "Đi ra ngoài thì mở cửa phòng thật to, còn khi vào phòng phải đóng cửa thật kín". 2004 là năm con Linh bị ma dụ và theo về nhà, cũng là năm bà em bắt đầu đưa con chó đá vào để trong vườn. Hai hốc mắt nó phẳng lì lạnh lẽo, chẳng hiểu do cố tình xoay đặt hay không mà hướng thẳng ra phía cái giếng cổ năm xưa. Người ta bảo chết trẻ thiêng lắm nhưng cũng dễ hóa giải. Cái vong thằng trẻ con năm xưa sau đợt cúng ba hôm đã không còn nữa. Thế nhưng chỗ cái giếng vẫn thỉnh thoảng vang lên tiếng u u, như tiếng gió đập vào hai bên thành, rợn tóc gáy.
Từ hồi cậu D. chuyển cái chuồng chó về gần đấy, hai con chó chẳng cắn đêm nữa. Mỗi tối xích nhốt vào chuồng chúng nó lại trở nên khó bảo, lồng lộn hay giãy đạp loạn xạ. Cái hôm con Linh bị ma theo về, chỗ cái giếng cổ vẫn im lặng như tờ. Trở lại chuyện hai con chó bà em nuôi năm cậu mợ D. sinh con Linh. Cái đêm mợ L. trở dạ, trong làng có con chó mẹ cũng sinh ra một lứa chỉ hai con chó con. Bà em thích lắm xin cả hai con về nuôi, đặt tên là Tin và Mic. Lúc bà em sang xin chó, mặt bà bạn tỏ ra kỳ lạ, nhưng cũng ậm ừ cho qua chuyện.
Bà em bảo hai con này bằng tuổi con Linh, coi như là bạn nối khố. Càng sống lâu hai con càng tỏ ra trái tính trái nết. Con Tin vui vẻ, hoạt bát bao nhiêu thì con Mic lại tỏ ra lầm lì, lúc nào cũng gầm gừ trong cuống họng, mắt vằn đỏ liếc nhìn xung quanh. Buổi sáng hôm mộ con Tin bị đào mất, bà em chết lặng. Bà em đứng rất lâu cạnh cái mộ chó trong vườn sau nhà cậu D., mặt bần thần tím tái. Đến trưa thì mời sư thầy đến nhà. Sư thầy đến nhà em, ra cái mộ chó bất chợt tay lần tràng hạt mà như nói bâng quơ "Nhà bà xưa nay chỉ nuôi một con chó, không có con thứ hai" Sư bảo giờ đem lấp cái hố đi, nhưng đừng lấy đất bờ sông ở khu này.
Thế nhưng cậu D. chẳng quan tâm. Đợi bà với sư vào nhà, cậu em đem đất hai bên mà lấp hố lại cho đỡ mất công. Cái khoanh đất ba năm sau vẫn còn nâu mới roi rói. ba ngày sau khi lấp, có chó lạ xuất hiện trong vườn nhà bà em. Bọn này chỉ đến lúc nửa đêm, gào lên ăng ẳng, chạy lạo xạo ngoài vườn nhưng tuyệt nhiên mấy con chó nhà các cậu không sủa lại tiếng nào. "Gấuuu". Ba đêm liền nó sủa ngoài vườn nhà bà, sát bờ bãi ra sông. Tiếng nó cứ to rồi nhỏ dần, như chó sói tru. Rồi tiếng rít và tiếng cắn hai hàm răng vào với nhau cồm cộp càng lúc càng sát vách nhà bà em.
Đến hôm thứ ba thì người nhà em mới dám ra đoạn đấy ngó. Cái chỗ bờ tre gần đấy đặc dấu chân chó quấn lấy nhau. Cứ thế xa dần vườn mà ra đoạn bờ tre. Đến gốc tre thì dừng hẳn lại. Cậu D. thấy lạ đem xẻng ra xúc. Được một quãng thì kinh hãi nhận ra dưới gốc tre ngoài bờ sông là xác con Tin và con Mic. Con Mic đầu vẫn đội nón, nhưng mồm ngoạm chặt lấy cổ con Tin trào máu đen sì chỗ kẽ răng. Bà ngoại em bảo cậu đem xác hai con mà đốt đi, rồi lấy tro trộn vào đất sét đắp lại chỗ bờ tre như trước. Từ đấy tiếng con chó lạ cũng chẳng còn.
Cái năm 2004 nước giếng phun lên đỏ chạch, con Linh hai lần bị ma dụ cả nhà hoang mang lắm. Sau đợt đấy thấy bà em hay xách bị ra sông từ lúc sáng sớm. Mười ngày liên tục rồi bà chẳng ra nữa, chỉ thấy đặt con chó đá ở góc vườn sau nhà cậu D. Con chó đá không có hốc mắt. Rồi lại mời sư sang trấn yểm. Nhìn thấy bãi đất nâu tươi chôn con Tin năm xưa, sư chỉ thẳng mặt cậu em mà mắng nhiều lắm. Ngày hôm đấy sư không về chùa, ở lì lại chỗ vườn sau mà tụng với bà em.
Sáng hôm sau sư gọi cậu em ra, mặt rầu rĩ mà rằng "Mẹ cháu xưa nay nuôi nhầm con chó độc, chỉ nuôi một con mà ngỡ như hai. Con chó độc này luôn tỏ ra hoạt bát, mạnh khỏe, nhưng lúc nào nó cũng muốn tìm cơ hội mà giết mẹ con cháu. Nhà cháu có cái tinh ngựa đánh trận khôn lắm, nhờ vía nó canh mà con kia chưa làm hại được ai". Nay bà ngoại em đem chỗ đất sét trộn tro hai con lúc trước nhét vào khối đá, đúc thành hình con chó đem đặt yểm ở vườn nhà để tránh nó chạy trốn ra sông.
Lại đem khoét mắt đi để phòng cho nó không thấy đường mà làm trò càn nhiễu. Cái chỗ vườn yên ổn một thời gian, cho đến năm khí âm xoay vần, bà em đau yếu đi hẳn, con chó đá chẳng hiểu do ai đem đi, tự nhiên chuyển vào trong vườn bà. Nó vẫn im lìm, nhưng chỗ hốc mắt trống trơn chẳng còn hướng ra cái giếng cổ như trước nữa...
Hầu như làng quê nào ở miền Bắc cũng có một con sông của riêng mình. Cũng như vậy, dân làng Bắc Biên trăm đời nay sống chung với những đợt nước lên xuống đều đặn của sông Hồng. Con sông chở cho làng em nguồn sống, và cả những xác người chết trôi trương phềnh mỗi đợt lũ về. Cái khúc sông đấy, ngay bản thân nó cũng chứa đựng những thứ kỳ dị. Dù những con nước đấy có cướp đi bao mạng người làng em, nhưng họ cũng không hề vì thế mà oán trách, chỉ cố tránh xa nước sông vào những giờ nhất định trong ngày.
Như mọi vùng quê khác nhà nào cũng có một cái giếng; phần vì để lấy nước cho tiện, phần cũng hạn chế ra sông vào những giờ bất khả kháng. Cái sản nghiệp bên ngoại em là do cụ xây. Cụ em làm cho chế độ cũ, nên cũng vì thế nhà xây theo kiểu phương tây. Cụ bảo ăn nước giếng không sạch, bảo người xây một cái bể nước mưa to đùng trong vườn. Năm ông ngoại lấy bà em, nhờ bạn bè trong làng cùng đào cái giếng. Cái giếng ở mảnh sân nhỏ dưới chân cầu thang nhà cậu D., cạnh cái chuồng chó, đối diện cửa ra vườn sau.
Chẳng biết ông đào thế nào mà quanh năm, dù nước lên hay xuống, mưa to hay hạn hán thì mực nước trong giếng vẫn không thay đổi. Cứ lưng lửng ở giữa, chẳng đầy hơn mà cũng chẳng vơi đi bao giờ. Nước trong giếng cũng lạ, lấy nước ở sông mà múc lên gầu nào gầu nấy trong vắt, chẳng có tí gợn đỏ phù sa. Cả nhà lấy thế làm mừng lắm, chỉ có ông ngoại em thỉnh thoảng nén tiếng thở dài và chẳng tỏ ra vui thú gì cả. Người chết luôn sống chung với người sống. Họ đi cùng, ngồi cùng, đôi khi là nhìn chằm chằm vào người sống gây ra cảm giác rùng mình hay đột nhiên nổi da gà.
Bà em bảo, những nơi thê thảm, chứa đựng ít linh khí của đất trời thường là nơi hồn ma bóng quế tụ tập. Đối với làng em, chỗ đấy không phải bãi tha ma, mà là đoạn bờ sông nơi chôn những cái xác thối rữa trôi về làng mỗi đợt nước lên.
"Đất có Thổ công, sông có Hà bá". Khu đất nào cũng có thần linh trấn yểm và cả vía của những người sống trên đó nữa. Ông em đào xong cái giếng trong vườn được năm năm, năm sáu mươi hai bà ngoại em sinh cậu C. trong làng có đứa chết đuối. Hồi đấy vườn rộng trồng nhiều cây trái, lại rào thưa nên trẻ con hay sang nhà ông bà em bẻ trộm chuối, khế hay chơi trốn tìm ngoài bờ tre.
Thằng bé cùng làng mò vào trốn, giữa trưa nắng chẳng hiểu đi đứng thế nào mà lộn cổ xuống giếng nhà em. Đến tối mẹ nó đi tìm, khóc lóc thảm thiết cả làng đổ ra sông mò. Mò đến trưa hôm sau vẫn không thấy. Lúc này mới vào nhà em múc nước rửa chân, cái gầu rơi xuống đập cộp vào đầu thằng bé. Xác nó vớt lên làng giữ chặt không cho mẹ nó vào gần. Đấy là thông tục của dân chài lưới. Phàm người chết đường chết chợ, đặc biệt là chết trôi sông thì phải táng ở ngoài đường, cấm không cho mẹ đến gần. Giữ được một lúc thì bà mẹ nó vùng ra được chạy lại ôm xác con. Bất chợt thằng bé co giật mạnh, từ các lỗ trên mặt nó, miệng, tai, mũi và hai hốc mắt, máu tươi chảy ra thành dòng hòa với nước rơi lại vào giếng nhà em tong tỏng.
Táng xong thằng bé đấy, trẻ con cũng chẳng mò sang vườn nhà ông bà ngoại em chơi nữa. Và cũng từ đấy sinh lắm chuyện quái dị. Đợt đấy nhà chẳng dám dùng nước giếng nữa, chuyển sang dùng nước mưa ở cái bể to. Cái bể to nằm ở gần sân sau nhà cậu D. bây giờ, muốn ra phải đi qua cái giếng. Bà em bảo, vào những đêm sáng trăng, chỗ cái giếng hay có tiếng trẻ con than khóc, rồi tiếng kêu cứu thất thanh. Thế nhưng chẳng ai dám ra xem thế nào cả... ba tháng sau, ông em nhờ thầy trong làng đến cúng, cúng ba hôm liền, từ đấy cái giếng không còn tiếng ai oán nữa. Ông em đem miếng gỗ to mà đậy lại.
Bẵng đi một thời gian, con cháu chẳng để ý ông bà cũng chẳng nhắc, chẳng hiểu ai bỏ cái nắp ra, cả nhà lại múc nước dùng bình thường. Năm 2004, cái giếng đột nhiên trào nước xối xả, nước phù sa đỏ như máu loang khắp sân. Đến ngày hôm sau thì hết, nhưng mực nước cứ giữ xâm xấp ở miệng dù trời nắng to. Trong quan niệm của nhiều người, động thổ nghĩa là động vào vong và động vào thổ địa. Đất mang khí âm, nước sông mang khí âm. Đem khoét một lỗ sâu trên mặt đất mà cho âm quyện với âm, cái giếng chẳng khác nào đường đi tắt của vong vào đất người sống. Chuyện này vốn dĩ chẳng hay ho với bất cứ gia đình nào, đặc biệt là với những người mang nợ với Hà bá.
Có một điều bà em dặn đi dặn lại khi anh em em còn nhỏ: "Đi ra ngoài thì mở cửa phòng thật to, còn khi vào phòng phải đóng cửa thật kín". 2004 là năm con Linh bị ma dụ và theo về nhà, cũng là năm bà em bắt đầu đưa con chó đá vào để trong vườn. Hai hốc mắt nó phẳng lì lạnh lẽo, chẳng hiểu do cố tình xoay đặt hay không mà hướng thẳng ra phía cái giếng cổ năm xưa. Người ta bảo chết trẻ thiêng lắm nhưng cũng dễ hóa giải. Cái vong thằng trẻ con năm xưa sau đợt cúng ba hôm đã không còn nữa. Thế nhưng chỗ cái giếng vẫn thỉnh thoảng vang lên tiếng u u, như tiếng gió đập vào hai bên thành, rợn tóc gáy.
Từ hồi cậu D. chuyển cái chuồng chó về gần đấy, hai con chó chẳng cắn đêm nữa. Mỗi tối xích nhốt vào chuồng chúng nó lại trở nên khó bảo, lồng lộn hay giãy đạp loạn xạ. Cái hôm con Linh bị ma theo về, chỗ cái giếng cổ vẫn im lặng như tờ. Trở lại chuyện hai con chó bà em nuôi năm cậu mợ D. sinh con Linh. Cái đêm mợ L. trở dạ, trong làng có con chó mẹ cũng sinh ra một lứa chỉ hai con chó con. Bà em thích lắm xin cả hai con về nuôi, đặt tên là Tin và Mic. Lúc bà em sang xin chó, mặt bà bạn tỏ ra kỳ lạ, nhưng cũng ậm ừ cho qua chuyện.
Bà em bảo hai con này bằng tuổi con Linh, coi như là bạn nối khố. Càng sống lâu hai con càng tỏ ra trái tính trái nết. Con Tin vui vẻ, hoạt bát bao nhiêu thì con Mic lại tỏ ra lầm lì, lúc nào cũng gầm gừ trong cuống họng, mắt vằn đỏ liếc nhìn xung quanh. Buổi sáng hôm mộ con Tin bị đào mất, bà em chết lặng. Bà em đứng rất lâu cạnh cái mộ chó trong vườn sau nhà cậu D., mặt bần thần tím tái. Đến trưa thì mời sư thầy đến nhà. Sư thầy đến nhà em, ra cái mộ chó bất chợt tay lần tràng hạt mà như nói bâng quơ "Nhà bà xưa nay chỉ nuôi một con chó, không có con thứ hai" Sư bảo giờ đem lấp cái hố đi, nhưng đừng lấy đất bờ sông ở khu này.
Thế nhưng cậu D. chẳng quan tâm. Đợi bà với sư vào nhà, cậu em đem đất hai bên mà lấp hố lại cho đỡ mất công. Cái khoanh đất ba năm sau vẫn còn nâu mới roi rói. ba ngày sau khi lấp, có chó lạ xuất hiện trong vườn nhà bà em. Bọn này chỉ đến lúc nửa đêm, gào lên ăng ẳng, chạy lạo xạo ngoài vườn nhưng tuyệt nhiên mấy con chó nhà các cậu không sủa lại tiếng nào. "Gấuuu". Ba đêm liền nó sủa ngoài vườn nhà bà, sát bờ bãi ra sông. Tiếng nó cứ to rồi nhỏ dần, như chó sói tru. Rồi tiếng rít và tiếng cắn hai hàm răng vào với nhau cồm cộp càng lúc càng sát vách nhà bà em.
Đến hôm thứ ba thì người nhà em mới dám ra đoạn đấy ngó. Cái chỗ bờ tre gần đấy đặc dấu chân chó quấn lấy nhau. Cứ thế xa dần vườn mà ra đoạn bờ tre. Đến gốc tre thì dừng hẳn lại. Cậu D. thấy lạ đem xẻng ra xúc. Được một quãng thì kinh hãi nhận ra dưới gốc tre ngoài bờ sông là xác con Tin và con Mic. Con Mic đầu vẫn đội nón, nhưng mồm ngoạm chặt lấy cổ con Tin trào máu đen sì chỗ kẽ răng. Bà ngoại em bảo cậu đem xác hai con mà đốt đi, rồi lấy tro trộn vào đất sét đắp lại chỗ bờ tre như trước. Từ đấy tiếng con chó lạ cũng chẳng còn.
Cái năm 2004 nước giếng phun lên đỏ chạch, con Linh hai lần bị ma dụ cả nhà hoang mang lắm. Sau đợt đấy thấy bà em hay xách bị ra sông từ lúc sáng sớm. Mười ngày liên tục rồi bà chẳng ra nữa, chỉ thấy đặt con chó đá ở góc vườn sau nhà cậu D. Con chó đá không có hốc mắt. Rồi lại mời sư sang trấn yểm. Nhìn thấy bãi đất nâu tươi chôn con Tin năm xưa, sư chỉ thẳng mặt cậu em mà mắng nhiều lắm. Ngày hôm đấy sư không về chùa, ở lì lại chỗ vườn sau mà tụng với bà em.
Sáng hôm sau sư gọi cậu em ra, mặt rầu rĩ mà rằng "Mẹ cháu xưa nay nuôi nhầm con chó độc, chỉ nuôi một con mà ngỡ như hai. Con chó độc này luôn tỏ ra hoạt bát, mạnh khỏe, nhưng lúc nào nó cũng muốn tìm cơ hội mà giết mẹ con cháu. Nhà cháu có cái tinh ngựa đánh trận khôn lắm, nhờ vía nó canh mà con kia chưa làm hại được ai". Nay bà ngoại em đem chỗ đất sét trộn tro hai con lúc trước nhét vào khối đá, đúc thành hình con chó đem đặt yểm ở vườn nhà để tránh nó chạy trốn ra sông.
Lại đem khoét mắt đi để phòng cho nó không thấy đường mà làm trò càn nhiễu. Cái chỗ vườn yên ổn một thời gian, cho đến năm khí âm xoay vần, bà em đau yếu đi hẳn, con chó đá chẳng hiểu do ai đem đi, tự nhiên chuyển vào trong vườn bà. Nó vẫn im lìm, nhưng chỗ hốc mắt trống trơn chẳng còn hướng ra cái giếng cổ như trước nữa...
#20
Gửi vào 08/07/2011 - 08:05
CÂU CHUYỆN THỨ MƯỜI TÁM: HỒI KẾT
Từ sau cái ngày con chó đá bị đập nát đầu ở vườn bà, những chuyện kỳ dị quanh khu nhà em cũng nhiều phần giảm hẳn. Chẳng còn tiếng hú ban đêm ngoài bờ sông hay những tiếng gọi phía vườn sau nhà cậu D. Ngày hôm đấy cậu em mang cái xác chó đá và hai tròng mắt dính máu nhét vào bị và ném xuống sông. Dòng nước đỏ quạch nuốt chửng cái bao tải, sùi bọt trắng xóa rồi chìm nghỉm. Cách đây hơn một năm người ta bắt đầu làm dự án thành phố ven sông Hồng. Lúc này cái bãi gần bờ sông nhà em cũng đã mất gần hết, chỉ còn chút bờ be bé thoải ra ngoài.
Sông vào sát làng lở luôn cả bụi tre và bãi đất năm nào; cuốn đi hết những cái xác người chết trôi vùi ở đấy. Những cái xác lại trôi xuống đáy sông và có lẽ chẳng bao giờ nổi lên được nữa. Ngày đổ cái kè đá cả làng nhộn nhịp hẳn. Dân bảo đợi dự án làm xong giá đất lên tha hồ mà hưởng lợi. Người người nô nức ra ngắm từng đoàn thợ kéo về. Tiếng xe cẩu, xe ben chạy ì ì, đổ đá um ủm suốt cả ngày. Chỗ bãi tre ngày xưa giờ thay bằng cái kè toàn đá tảng, chạy dài tít tắp, trắng phớ hai bên bờ. Thợ dựng lán ở cạnh sông cho tiện làm.
Người làng em bảo cái kè đá cướp đất của những u linh ngoài bãi và cả của loài ma nam. Hàng đêm vẫn có tiếng nhảy ùm ùm ngoài sông và cả những tiếng cười đùa í ới. Làng em ai cũng biết cũng chẳng dám ra ngóng, chỉ thấy ít lâu sau thợ chẳng còn làm đêm, tiếng máy ủi, xe ben cũng bặt tích. Mọi chuyện cứ bình lặng trôi đi; chẳng còn hồn ma bóng quế và cũng chẳng còn những việc làm người nhà em hoang mang. Đêm đấy bà em ốm. Cái chân bà em lại trở chứng, đau hết hai bên đầu gối, mỗi lần đi ra đi vào lại gặp khó khăn. Thế nhưng bà em cũng vui vẻ hơn và không còn cáu kỉnh như đợt trước nữa.
Người nhà em có thói quen đi ngủ muộn. Tối thường tụ tập chè nước ở sân nhà cậu D. đến quá mười một mới ai về nhà nấy ngủ. Đêm đấy cũng vậy, gió sông thổi vào hiu hiu lành lạnh, không khí thoáng đãng làm câu chuyện trở nên vui vẻ hơn. Đến mười giờ rưỡi bà em đau chân bỏ về phòng. Mọi người vẫn ngồi lại uống nước. Từ nhà cậu D. xuống nhà bà khoảng hai mươi mét. Bà em vừa bước vào phòng, chưa kịp bật điện thì đứng sững lại mà ú ớ không nói được câu nào.
Người nhà em thấy thế chạy xuống. Bà em đứng yên trước thềm run run chỉ vào cái khe cửa... Cửa mở hờ, đằng sau bóng tối chỗ cái khe cửa không khít đấy, hai con mắt đỏ lòm trừng trừng nhìn ra ngoài.. Cậu D. đạp cửa xông thẳng vào, thấy chỗ đấy có cái bóng đen lù lù nhảy qua cửa sổ, rồi biến mất chỗ bờ sông. Cậu em toan đuổi theo thì bà giữ lại. Mặt bà em trắng bệch, thở dốc mà bảo con cháu, “Vong này ở nhà mình lâu rồi”. Thế rồi bà chẳng nói gì nữa mắt buồn man mác nhìn ra sông. Cả nhà có gặng hỏi bà cũng chẳng trả lời. Phía bờ sông nước vẫn cuộn đục ngầu, sóng va vào cái bờ kè ì oạp, ì oạp..
Sylar Gabriel
Từ sau cái ngày con chó đá bị đập nát đầu ở vườn bà, những chuyện kỳ dị quanh khu nhà em cũng nhiều phần giảm hẳn. Chẳng còn tiếng hú ban đêm ngoài bờ sông hay những tiếng gọi phía vườn sau nhà cậu D. Ngày hôm đấy cậu em mang cái xác chó đá và hai tròng mắt dính máu nhét vào bị và ném xuống sông. Dòng nước đỏ quạch nuốt chửng cái bao tải, sùi bọt trắng xóa rồi chìm nghỉm. Cách đây hơn một năm người ta bắt đầu làm dự án thành phố ven sông Hồng. Lúc này cái bãi gần bờ sông nhà em cũng đã mất gần hết, chỉ còn chút bờ be bé thoải ra ngoài.
Sông vào sát làng lở luôn cả bụi tre và bãi đất năm nào; cuốn đi hết những cái xác người chết trôi vùi ở đấy. Những cái xác lại trôi xuống đáy sông và có lẽ chẳng bao giờ nổi lên được nữa. Ngày đổ cái kè đá cả làng nhộn nhịp hẳn. Dân bảo đợi dự án làm xong giá đất lên tha hồ mà hưởng lợi. Người người nô nức ra ngắm từng đoàn thợ kéo về. Tiếng xe cẩu, xe ben chạy ì ì, đổ đá um ủm suốt cả ngày. Chỗ bãi tre ngày xưa giờ thay bằng cái kè toàn đá tảng, chạy dài tít tắp, trắng phớ hai bên bờ. Thợ dựng lán ở cạnh sông cho tiện làm.
Người làng em bảo cái kè đá cướp đất của những u linh ngoài bãi và cả của loài ma nam. Hàng đêm vẫn có tiếng nhảy ùm ùm ngoài sông và cả những tiếng cười đùa í ới. Làng em ai cũng biết cũng chẳng dám ra ngóng, chỉ thấy ít lâu sau thợ chẳng còn làm đêm, tiếng máy ủi, xe ben cũng bặt tích. Mọi chuyện cứ bình lặng trôi đi; chẳng còn hồn ma bóng quế và cũng chẳng còn những việc làm người nhà em hoang mang. Đêm đấy bà em ốm. Cái chân bà em lại trở chứng, đau hết hai bên đầu gối, mỗi lần đi ra đi vào lại gặp khó khăn. Thế nhưng bà em cũng vui vẻ hơn và không còn cáu kỉnh như đợt trước nữa.
Người nhà em có thói quen đi ngủ muộn. Tối thường tụ tập chè nước ở sân nhà cậu D. đến quá mười một mới ai về nhà nấy ngủ. Đêm đấy cũng vậy, gió sông thổi vào hiu hiu lành lạnh, không khí thoáng đãng làm câu chuyện trở nên vui vẻ hơn. Đến mười giờ rưỡi bà em đau chân bỏ về phòng. Mọi người vẫn ngồi lại uống nước. Từ nhà cậu D. xuống nhà bà khoảng hai mươi mét. Bà em vừa bước vào phòng, chưa kịp bật điện thì đứng sững lại mà ú ớ không nói được câu nào.
Người nhà em thấy thế chạy xuống. Bà em đứng yên trước thềm run run chỉ vào cái khe cửa... Cửa mở hờ, đằng sau bóng tối chỗ cái khe cửa không khít đấy, hai con mắt đỏ lòm trừng trừng nhìn ra ngoài.. Cậu D. đạp cửa xông thẳng vào, thấy chỗ đấy có cái bóng đen lù lù nhảy qua cửa sổ, rồi biến mất chỗ bờ sông. Cậu em toan đuổi theo thì bà giữ lại. Mặt bà em trắng bệch, thở dốc mà bảo con cháu, “Vong này ở nhà mình lâu rồi”. Thế rồi bà chẳng nói gì nữa mắt buồn man mác nhìn ra sông. Cả nhà có gặng hỏi bà cũng chẳng trả lời. Phía bờ sông nước vẫn cuộn đục ngầu, sóng va vào cái bờ kè ì oạp, ì oạp..
Sylar Gabriel
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() TUYỂN TẬP SÁCH HUYỀN HỌC![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | babylon |
|
![]()
|
|
![]() Pinned 400G sách tiếng Trung và Việt Cống hiến chia sẻ cùng anh chị em giới huyền học |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | ChienNguyen85 |
|
![]()
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












