1
ĐẾN VỚI ĐẠO
Viết bởi hiendde, 23/06/14 08:14
23 replies to this topic
#1
Gửi vào 23/06/2014 - 08:14
Nhà tôi ở vùng ven thành phố. Khu vực này nhà cửa thưa thớt, cây cối um tùm, đi hai ba cây số mới đến được chợ. Cả một vùng rộng lớn như thế chỉ có hai ngôi chùa cổ: Mai Sơn và Vạn Phước. Chùa Mai Sơn thì gần nhà tôi hơn. Nhưng chùa Vạn Phước lại gần nhà bà dì tôi, vả lại bà là Phật tử của chùa, nên thường kêu nội tôi đi chùa này. Vậy là “chùa gần không lấy, lấy chùa xa”, mỗi dịp rằm lễ nội tôi lại đưa cả nhà đi chùa Vạn Phước, sẵn dịp thăm bà dì tôi luôn thể.
Nhà bà dì ở ngay sau lưng chùa cách nhau một hàng tre mỏng. Chỉ cần vét mấy cành gai tre chui qua là tới sân sau của chùa. Lúc mọi người đang cụ bị qua dự cúng Ngọ, tôi có đề nghị băng qua hàng tre. Nhưng bà dì tôi nói:
- Đi chùa phải đường đường chính chính mà vào cổng lớn, có phải chó chuột gì đâu mà phải chui gốc tre chứ!
Tôi thì tôi nghĩ khác, để vào cổng lớn cả nhà phải đi một vòng hết con hẻm, ra đến đường cái rồi mới đi theo đường bờ đi vào. Còn ở đây, chỉ vài bước đã đến chùa, tại sao lại phải thế, đàng nào cũng đến chùa kia mà. Nghĩ là làm. Đợi mọi người ra cửa, tôi giả vờ ra nhà sau vệ sinh và... alê hấp, tôi vẹt gai tre chui qua cái vèo. Lúc chui ngang, tôi quá vội vã để gai tre cào sướt cánh tay. Nhưng không sao, chuyện nhỏ.
Ở trong xóm tôi thường bị đám con ông Hai Cẩu đánh còn đau hơn nhiều. Cái mà tôi sướng nhất là trong khi cả nhà còn lâu mới tới, tôi chạy lại gốc cây bồ đề cổ thụ ngồi hóng gió... bóng cây thật lớn bao trùm cả khoảng sân sau mà một phần mái chùa. Lá cây đón gió reo lên như những trận mưa rào rào đến là thích.
Chui được một lần, thế là tôi theo thói quen chui tiếp. Riết rồi hàng tre chỗ tôi qua lại trống hẳn một khoảnh an toàn không còn gai góc nữa. Về sau, cả nhà tôi (luôn bà dì) cũng bắt chước đi qua hàng tre cho tiện. Tôi sướng quá, lỗ mũi cứ phổng lên.
Lúc ấy tôi mới chín tuổi. Chuyện đi chùa đối với tôi chẳng khác gì đi Sở Thú. Ngồi dưới cội bồ đề hay ngồi dưới bóng cổ thụ trong Sở Thú tôi vẫn thấy thích thú như nhau. Tôi chịu đi chùa vì ở chùa nấu nhiều món chay rất ngon, đặc biệt là món kiểm, món canh hỗn hợp gồm bí rợ, khoai lang, mướp, bột khoai, đậu phộng...nấu với nước cốt dừa. Tôi mê cái vị béo của nước cốt dừa với vị bùi bùi của hột đậu phộng, đến nổi...ăn liên tục hai chén vẫn còn thèm.
Xin thêm chén thứ ba được hai muỗng là bụng căng cứng như mặt trống chầu. Len lén nhìn quanh không ai để ý, tôi bỏ xuống bộ ván rộng và chạy ra ngoài. Một sư cô làm công quả thấy vậy la lên:
- Ăn bỏ mứa như vầy mai mốt xuống địa ngục ăn giòi.
Câu nói ấy ám ảnh tôi suốt một thời gian dài, đến nổi sau này ăn cơm, một hột rơi xuống bàn tôi cũng lượm lên mà nuốt sạch...
Nhà bà dì ở ngay sau lưng chùa cách nhau một hàng tre mỏng. Chỉ cần vét mấy cành gai tre chui qua là tới sân sau của chùa. Lúc mọi người đang cụ bị qua dự cúng Ngọ, tôi có đề nghị băng qua hàng tre. Nhưng bà dì tôi nói:
- Đi chùa phải đường đường chính chính mà vào cổng lớn, có phải chó chuột gì đâu mà phải chui gốc tre chứ!
Tôi thì tôi nghĩ khác, để vào cổng lớn cả nhà phải đi một vòng hết con hẻm, ra đến đường cái rồi mới đi theo đường bờ đi vào. Còn ở đây, chỉ vài bước đã đến chùa, tại sao lại phải thế, đàng nào cũng đến chùa kia mà. Nghĩ là làm. Đợi mọi người ra cửa, tôi giả vờ ra nhà sau vệ sinh và... alê hấp, tôi vẹt gai tre chui qua cái vèo. Lúc chui ngang, tôi quá vội vã để gai tre cào sướt cánh tay. Nhưng không sao, chuyện nhỏ.
Ở trong xóm tôi thường bị đám con ông Hai Cẩu đánh còn đau hơn nhiều. Cái mà tôi sướng nhất là trong khi cả nhà còn lâu mới tới, tôi chạy lại gốc cây bồ đề cổ thụ ngồi hóng gió... bóng cây thật lớn bao trùm cả khoảng sân sau mà một phần mái chùa. Lá cây đón gió reo lên như những trận mưa rào rào đến là thích.
Chui được một lần, thế là tôi theo thói quen chui tiếp. Riết rồi hàng tre chỗ tôi qua lại trống hẳn một khoảnh an toàn không còn gai góc nữa. Về sau, cả nhà tôi (luôn bà dì) cũng bắt chước đi qua hàng tre cho tiện. Tôi sướng quá, lỗ mũi cứ phổng lên.
Lúc ấy tôi mới chín tuổi. Chuyện đi chùa đối với tôi chẳng khác gì đi Sở Thú. Ngồi dưới cội bồ đề hay ngồi dưới bóng cổ thụ trong Sở Thú tôi vẫn thấy thích thú như nhau. Tôi chịu đi chùa vì ở chùa nấu nhiều món chay rất ngon, đặc biệt là món kiểm, món canh hỗn hợp gồm bí rợ, khoai lang, mướp, bột khoai, đậu phộng...nấu với nước cốt dừa. Tôi mê cái vị béo của nước cốt dừa với vị bùi bùi của hột đậu phộng, đến nổi...ăn liên tục hai chén vẫn còn thèm.
Xin thêm chén thứ ba được hai muỗng là bụng căng cứng như mặt trống chầu. Len lén nhìn quanh không ai để ý, tôi bỏ xuống bộ ván rộng và chạy ra ngoài. Một sư cô làm công quả thấy vậy la lên:
- Ăn bỏ mứa như vầy mai mốt xuống địa ngục ăn giòi.
Câu nói ấy ám ảnh tôi suốt một thời gian dài, đến nổi sau này ăn cơm, một hột rơi xuống bàn tôi cũng lượm lên mà nuốt sạch...
Thanked by 1 Member:
|
|
#2
Gửi vào 23/06/2014 - 09:49
Ngày ấy, tôi đi chùa chỉ để lạy Phật và ăn đồ chay. Sau này, được dẫn dắt đến chùa Mai Sơn, tôi mới bắt đầu tụng kinh niệm Phật. Sau vụ nằm mơ thấy ác mộng khoảng một tháng, tình cờ tôi ghé nhà ông Ba Hem chơi.
Nhà ông ở ngay đầu xóm, sát hàng tre. Nói nhà cho oai chứ chỉ là một căn chòi ọp ẹp lợp tôn. Nhìn trông giống cái kho chứa đồ hơn. Bà con trong xóm ai cũng nể ông Ba nhưng không ai dám gần gũi tiếp xúc với ông. Nghe con Hạnh nhà đối diện tôi nói, má nó bảo gặp ông nhiều xui xẻo hết biết luôn.
Ngày nào nói chuyện với ông là trong vòng ba ngày. thế nào má nó cũng bị bắt quả tang đang bán xăng lậu, bị tịch thu sạch láng. Nó còn kể, chú Hai Heo nhà tuốt trong xóm trong nhờ ông Ba lại sửa cái bếp. Một tuần sau, chú Hai và sòng tài xỉu do chú làm xâu, bị cảnh sát ập vô bắt gọn, chú vô nằm khám hết ba ngày…
Tôi thì không sợ chuyện đó. Ông Ba rất hiền, đối với ai ông cũng nhỏ nhẹ, ai nhờ cái gì ông cũng giúp mà không hề than phiền hoặc vòi vĩnh tiền công. Đặc biệt, ông rất quý tôi. Tôi cũng quý ông nữa. Tình bạn vong niên giữa một ông già sáu mươi và đứa nhỏ mười hai hình thành tự lúc nào không rõ…
Lúc tôi ghé vào thì ông Ba đang ngồi trước chòi đọc một quyển sách. Tôi là một con mọt sách, gặp sách truyện thì y như rằng tôi quên hết đường về. Tôi tò vè lại hỏi:
- Ông Ba đọc truyện gì vậy?
Không trả lời, ông chậm rãi lật bìa sách lên cho tôi xem. Quyển sách đã cũ, chữ ngoài bìa cũng mờ, tôi lẩm bẩm đọc :
- Kinh Bát đại nhơn giác.
- Cuốn này hay hôn vậy ông Ba?
- Cuốn này coi không được đâu. Ông Ba chậm rãi trả lời.
- Sao ông coi được mà con không coi được?
- Tại cuốn này cháu coi hổng có hiểu. Để ông đưa cuốn khác cho.
Vừa nói ông vừa đứng dậy bước vào nhà. Tôi thấy ông lúi húi giở mấy quyển sách lên và chọn ra một quyển. Đó cũng là quyển sách đầu tiên về đạo Phật mà tôi được đọc: “Sự tích đức Phật Cồ Đàm.”
Nhà ông ở ngay đầu xóm, sát hàng tre. Nói nhà cho oai chứ chỉ là một căn chòi ọp ẹp lợp tôn. Nhìn trông giống cái kho chứa đồ hơn. Bà con trong xóm ai cũng nể ông Ba nhưng không ai dám gần gũi tiếp xúc với ông. Nghe con Hạnh nhà đối diện tôi nói, má nó bảo gặp ông nhiều xui xẻo hết biết luôn.
Ngày nào nói chuyện với ông là trong vòng ba ngày. thế nào má nó cũng bị bắt quả tang đang bán xăng lậu, bị tịch thu sạch láng. Nó còn kể, chú Hai Heo nhà tuốt trong xóm trong nhờ ông Ba lại sửa cái bếp. Một tuần sau, chú Hai và sòng tài xỉu do chú làm xâu, bị cảnh sát ập vô bắt gọn, chú vô nằm khám hết ba ngày…
Tôi thì không sợ chuyện đó. Ông Ba rất hiền, đối với ai ông cũng nhỏ nhẹ, ai nhờ cái gì ông cũng giúp mà không hề than phiền hoặc vòi vĩnh tiền công. Đặc biệt, ông rất quý tôi. Tôi cũng quý ông nữa. Tình bạn vong niên giữa một ông già sáu mươi và đứa nhỏ mười hai hình thành tự lúc nào không rõ…
Lúc tôi ghé vào thì ông Ba đang ngồi trước chòi đọc một quyển sách. Tôi là một con mọt sách, gặp sách truyện thì y như rằng tôi quên hết đường về. Tôi tò vè lại hỏi:
- Ông Ba đọc truyện gì vậy?
Không trả lời, ông chậm rãi lật bìa sách lên cho tôi xem. Quyển sách đã cũ, chữ ngoài bìa cũng mờ, tôi lẩm bẩm đọc :
- Kinh Bát đại nhơn giác.
- Cuốn này hay hôn vậy ông Ba?
- Cuốn này coi không được đâu. Ông Ba chậm rãi trả lời.
- Sao ông coi được mà con không coi được?
- Tại cuốn này cháu coi hổng có hiểu. Để ông đưa cuốn khác cho.
Vừa nói ông vừa đứng dậy bước vào nhà. Tôi thấy ông lúi húi giở mấy quyển sách lên và chọn ra một quyển. Đó cũng là quyển sách đầu tiên về đạo Phật mà tôi được đọc: “Sự tích đức Phật Cồ Đàm.”
Thanked by 1 Member:
|
|
#3
Gửi vào 23/06/2014 - 11:38
Dần dần, thư viện nhà ông Ba được tôi viếng thăm hằng ngày. Cứ mỗi buổi đi học về, vớt bánh xong là tôi chạy lại căn chòi của ông Ba, lựa một quyển ưng ý và tót ra bụi tre ngồi đọc say sưa... Những quyển sách ấy dẫn tôi vào đạo. Còn ông Ba thì... dẫn tôi vào chùa.
Rằm tháng bảy năm đó, tôi chính thức đi chùa và...tụng kinh. Ngay đêm đầu, tôi tụng lưu loát theo mọi người phẩm “Hoá thành dụ” trong Diệu Pháp Liên hoa kinh. Các sư cô khen tôi có duyên với Phật... Tôi đi chùa hằng đêm, các bài kinh ngắn như Di Đà, Phổ Môn tôi gần như nằm lòng. Cứ tưởng cuộc đời tôi êm đềm với chuông mõ, không ngờ, một sự kiện xảy ra làm tôi rẽ sang một lối khác.
Một đêm nọ, sau khi tụng kinh ở chùa về. Tôi thả bộ về nhà trên con đường lồi lõm những đá, miệng cứ nghêu ngao mấy câu thơ trong bài Sám hồng trần. Bất chợt, tôi nhìn thấy ở căn nhà nho nhỏ khuất sau một hàng cây có vô số người tụ tập. Tính tò mò của trẻ con trỗi dậy, chẳng chút đắn đo tôi rảo cảng chạy ngay đến chỗ đông người ấy.
Mới đến sân nhà, tôi đã nghe tiếng la hét hự hẹ vang rân, xen lẫn tiếng khóc la rên rỉ. Vốn nhỏ con, tôi nhanh chóng luồn qua khỏi đám đông chen vào đến ngay cửa sổ nhìn vào. Ở bên trong là một gian phòng nhỏ, phía trên có một kệ thờ bằng tấm ván gác ngang, trên kệ thờ có một khuôn hình màu đỏ, bên trong có tấm vải vàng vẽ bùa phép ngoằn ngoèo.
Ấn tượng của tôi về bảng bùa đó là hai con rắn bự chảng uốn quanh co thành hình dáng chữ bùa, đâu rắn ngoẹo sang hai bên trông phát ớn. Trước bàn thờ là một người đàn bà trạc năm mươi dáng người to béo đang ngồi xếp bằng. Tiếng la khóc vẳng ra chính là từ người đàn bà này. Hai vai bà ta có hai thanh niên nắm giữ. Đứng trước mặt bà là người đàn ông to lớn, đầu trọc trạc khoảng bốn lăm bốn sáu gì đó. Trông mặt ông ta thật ngầu, mắt trợn tròn, tay cầm chiếc roi bện bằng rơm và tóc người trông gớm ghiếc.
Rằm tháng bảy năm đó, tôi chính thức đi chùa và...tụng kinh. Ngay đêm đầu, tôi tụng lưu loát theo mọi người phẩm “Hoá thành dụ” trong Diệu Pháp Liên hoa kinh. Các sư cô khen tôi có duyên với Phật... Tôi đi chùa hằng đêm, các bài kinh ngắn như Di Đà, Phổ Môn tôi gần như nằm lòng. Cứ tưởng cuộc đời tôi êm đềm với chuông mõ, không ngờ, một sự kiện xảy ra làm tôi rẽ sang một lối khác.
Một đêm nọ, sau khi tụng kinh ở chùa về. Tôi thả bộ về nhà trên con đường lồi lõm những đá, miệng cứ nghêu ngao mấy câu thơ trong bài Sám hồng trần. Bất chợt, tôi nhìn thấy ở căn nhà nho nhỏ khuất sau một hàng cây có vô số người tụ tập. Tính tò mò của trẻ con trỗi dậy, chẳng chút đắn đo tôi rảo cảng chạy ngay đến chỗ đông người ấy.
Mới đến sân nhà, tôi đã nghe tiếng la hét hự hẹ vang rân, xen lẫn tiếng khóc la rên rỉ. Vốn nhỏ con, tôi nhanh chóng luồn qua khỏi đám đông chen vào đến ngay cửa sổ nhìn vào. Ở bên trong là một gian phòng nhỏ, phía trên có một kệ thờ bằng tấm ván gác ngang, trên kệ thờ có một khuôn hình màu đỏ, bên trong có tấm vải vàng vẽ bùa phép ngoằn ngoèo.
Ấn tượng của tôi về bảng bùa đó là hai con rắn bự chảng uốn quanh co thành hình dáng chữ bùa, đâu rắn ngoẹo sang hai bên trông phát ớn. Trước bàn thờ là một người đàn bà trạc năm mươi dáng người to béo đang ngồi xếp bằng. Tiếng la khóc vẳng ra chính là từ người đàn bà này. Hai vai bà ta có hai thanh niên nắm giữ. Đứng trước mặt bà là người đàn ông to lớn, đầu trọc trạc khoảng bốn lăm bốn sáu gì đó. Trông mặt ông ta thật ngầu, mắt trợn tròn, tay cầm chiếc roi bện bằng rơm và tóc người trông gớm ghiếc.
Thanked by 1 Member:
|
|
#4
Gửi vào 24/06/2014 - 21:46
Lúc tôi vừa chen vào cũng là lúc ông ta vút roi xuống đất cạnh người phụ nữ chan chát. Kỳ lạ ở chỗ, mỗi lần roi chạm đất là người phụ nữ lại la lên thảm thiết như vừa bị tra tấn. Tiếng la của bà làm tôi thót tim.
Bất giác tôi đưa tay lên nắm lấy xâu chuỗi bồ đề đang đeo trong cổ áo. Lúc ấy, ông thầy (tôi đoán thế) quát lớn:
- m*y chịu xuất ra chưa?
- Dạ chịu... hư..hư... Người đàn bà vừa khóc vừa trả lời.
- Chịu mà sau m*y cứ ở trong xác hoài vậy hả?
- Dạ... hư..hư...thầy cho con thời gian.
- Cho thời gian để m*y hốt hồn người ta hả? Bây giờ đi không?
- Dạ... hư..hư...
- m*y cứng đầu quá! Chết nè.. chết nè...
Nói câu nào, ông thầy vút từng nhát roi vào đất trước mặt người phụ nữ. Thân thể bà ta nảy lên từng cái sau mỗi nhịp roi.
- Tha cho con thầy ơi!
- Tha cho m*y rồi m*y có tha cho cái xác này không?
- Hư..hư...
- Hư hư nè... tha nè..
Ông thầy vụt roi tới tấp. Con bệnh lại rú lên từng hồI ngắt quãng. Quất gió một hồi, coi bộ thấm mệt, thầy quay sang anh thanh niên đang ghì vai trái của người bệnh:
- Long, thỉnh tổ.
Anh thanh niên vội bước đến trước bàn thờ chắp hai tay lên trán. Thầy quơ nắm nhang cháy nghi ngút trên bàn, vẽ liên tục mấy vòng lên lưng anh ta miệng lâm râm đọc chú, đột ngột thầy thét lớn:
- Lai tốc giáng.
Tiếng thét của thầy có ma lực lạ lùng. Anh thanh niên tên Long run lên bần bật, thân thể chuyển động quay cuồng, xương cốt anh ta kêu răng rắc tưởng chừng như đang gãy vụn trước một sức mạnh kinh hồn nào đó. Cơ thể anh chuyển động nhanh dần trong khi miệng thở phì phò như trâu thở.
Lúc này ông thầy đứng ngoài cũng đang bắt ấn miệng đọc lâm râm, bất ngờ ông lạI thét lên một tiếng nữa làm tôi giật bắn mình:
- Chuyển!
Anh thanh niên cũng thét lên một tiếng rồI vung quyền ầm ầm như vũ bão. Tay anh ta đập vào thân thể nghe chan chát, lúc anh ta quay lại, tôi thấy đôi mắt anh nhắm nghiền. Vậy mà động tác di chuyển ra đòn thật đáng sợ. Tôi nghĩ, chắc là vị thần nào đang nhập xác anh ta rồi.
Bất giác, tim tôi đập thình thịch, tay chân cũng quíu lại có cảm tưởng như mình cũng đang bị nhập... Lúc bấy giờ anh thanh niên còn lại cũng đã buông tay lùi sát vách, để con bệnh ngồi chơ vơ trước bàn thờ.
Đòn thế đánh mỗi lúc một nhanh, tiếng đập chan chát mỗi lúc mỗi lớn, nghe mà lạnh xương sống. Con tà trong thể xác người phụ nữ co rúm lại rên rỉ thảm não. Năm phút trôi qua mà tôi có cảm giác như lâu lắm. Anh Long chợt thu hồi quyền cước, quay lại bàn thờ lấy mấy miếng trầu têm sẵn bỏ vào miệng nhai rau ráu. Trong khi ai nấy còn chưa hiểu việc gì, anh ta ngồi thụp xuống trước người bệnh.
Lúc này anh ta quay mặt ra cửa nên tôi nhìn thấy mồn một từng chi tiết trên mặt anh ta. Một khuôn mặt thật đáng sợ, hai mắt gần như lồi ra trắng dã không thấy tròng đen, mặt xanh lè như tàu lá chuối, trong ánh sáng nhợt nhạt của bóng đèn néon lại càng khủng khiếp hơn.
Bất giác tôi đưa tay lên nắm lấy xâu chuỗi bồ đề đang đeo trong cổ áo. Lúc ấy, ông thầy (tôi đoán thế) quát lớn:
- m*y chịu xuất ra chưa?
- Dạ chịu... hư..hư... Người đàn bà vừa khóc vừa trả lời.
- Chịu mà sau m*y cứ ở trong xác hoài vậy hả?
- Dạ... hư..hư...thầy cho con thời gian.
- Cho thời gian để m*y hốt hồn người ta hả? Bây giờ đi không?
- Dạ... hư..hư...
- m*y cứng đầu quá! Chết nè.. chết nè...
Nói câu nào, ông thầy vút từng nhát roi vào đất trước mặt người phụ nữ. Thân thể bà ta nảy lên từng cái sau mỗi nhịp roi.
- Tha cho con thầy ơi!
- Tha cho m*y rồi m*y có tha cho cái xác này không?
- Hư..hư...
- Hư hư nè... tha nè..
Ông thầy vụt roi tới tấp. Con bệnh lại rú lên từng hồI ngắt quãng. Quất gió một hồi, coi bộ thấm mệt, thầy quay sang anh thanh niên đang ghì vai trái của người bệnh:
- Long, thỉnh tổ.
Anh thanh niên vội bước đến trước bàn thờ chắp hai tay lên trán. Thầy quơ nắm nhang cháy nghi ngút trên bàn, vẽ liên tục mấy vòng lên lưng anh ta miệng lâm râm đọc chú, đột ngột thầy thét lớn:
- Lai tốc giáng.
Tiếng thét của thầy có ma lực lạ lùng. Anh thanh niên tên Long run lên bần bật, thân thể chuyển động quay cuồng, xương cốt anh ta kêu răng rắc tưởng chừng như đang gãy vụn trước một sức mạnh kinh hồn nào đó. Cơ thể anh chuyển động nhanh dần trong khi miệng thở phì phò như trâu thở.
Lúc này ông thầy đứng ngoài cũng đang bắt ấn miệng đọc lâm râm, bất ngờ ông lạI thét lên một tiếng nữa làm tôi giật bắn mình:
- Chuyển!
Anh thanh niên cũng thét lên một tiếng rồI vung quyền ầm ầm như vũ bão. Tay anh ta đập vào thân thể nghe chan chát, lúc anh ta quay lại, tôi thấy đôi mắt anh nhắm nghiền. Vậy mà động tác di chuyển ra đòn thật đáng sợ. Tôi nghĩ, chắc là vị thần nào đang nhập xác anh ta rồi.
Bất giác, tim tôi đập thình thịch, tay chân cũng quíu lại có cảm tưởng như mình cũng đang bị nhập... Lúc bấy giờ anh thanh niên còn lại cũng đã buông tay lùi sát vách, để con bệnh ngồi chơ vơ trước bàn thờ.
Đòn thế đánh mỗi lúc một nhanh, tiếng đập chan chát mỗi lúc mỗi lớn, nghe mà lạnh xương sống. Con tà trong thể xác người phụ nữ co rúm lại rên rỉ thảm não. Năm phút trôi qua mà tôi có cảm giác như lâu lắm. Anh Long chợt thu hồi quyền cước, quay lại bàn thờ lấy mấy miếng trầu têm sẵn bỏ vào miệng nhai rau ráu. Trong khi ai nấy còn chưa hiểu việc gì, anh ta ngồi thụp xuống trước người bệnh.
Lúc này anh ta quay mặt ra cửa nên tôi nhìn thấy mồn một từng chi tiết trên mặt anh ta. Một khuôn mặt thật đáng sợ, hai mắt gần như lồi ra trắng dã không thấy tròng đen, mặt xanh lè như tàu lá chuối, trong ánh sáng nhợt nhạt của bóng đèn néon lại càng khủng khiếp hơn.
Thanked by 1 Member:
|
|
#5
Gửi vào 24/06/2014 - 23:27
Thế rồi. hai tay anh ta chụp lấy vai con tà đẩy ngửa ra, chu miệng phun một cái phèo, cả người con tà dính đầy xác trầu và vôi nhai nát. Con tà hét lên một tiếng rồi gục xuống. Anh thanh niên cũng gục theo.
Ông thầy lập tức hô lớn:
- Hổ, m*y đỡ thằng Long ngồi dậy.
Nói xong ông lấy chai rượu trắng trên bàn trút vào miệng, quay sang phun cái xoà vào người anh thanh niên tên Long. Anh ta cựa mình tỉnh dậy ngơ ngác nhìn thầy.
- Đưa nó vô trong.
Thầy ra lệnh. Mệnh lệnh lập tức được thi hành. Cái xác ngườI phụ nữ vẫn nằm im không nhúc nhích. Một tiếng nào đó vang lên từ đám đông:
- Chắc là con ma nó xuất ra rồI!
- Xuất hay không thử rồi biết liền chớ gì!
Trả lời xong, với tay cầm nắm nhang nghi ngút khói để trên bàn, thầy vẽ những hình thù kỳ dị nào đó lên lưng người phụ nữ. Vẽ xong, thầy đưa tất cả đầu nhang cháy đỏ vào trong miệng nhai trệu trạo. Mọi người xuýt xoa, tôi cũng hết hồn.
Chữa bệnh kiểu này dễ bị lột lưỡi chứ không phải chơi. Trong khi tôi còn đang nghĩ ngợi lan man thì ông thầy đã phun thẳng đống hỗn hợp bột nhang, than tro lẫn… nước miếng của thầy vào cái xác đang nằm bất động. Thật kinh khủng. Cái xác im lìm như chết ấy nảy ngược lên rồI giẫy tê tê như điện giật.
Miệng gào thét:
- Ôi.. nóng quá... nóng quá!
Ông thầy lập tức hô lớn:
- Hổ, m*y đỡ thằng Long ngồi dậy.
Nói xong ông lấy chai rượu trắng trên bàn trút vào miệng, quay sang phun cái xoà vào người anh thanh niên tên Long. Anh ta cựa mình tỉnh dậy ngơ ngác nhìn thầy.
- Đưa nó vô trong.
Thầy ra lệnh. Mệnh lệnh lập tức được thi hành. Cái xác ngườI phụ nữ vẫn nằm im không nhúc nhích. Một tiếng nào đó vang lên từ đám đông:
- Chắc là con ma nó xuất ra rồI!
- Xuất hay không thử rồi biết liền chớ gì!
Trả lời xong, với tay cầm nắm nhang nghi ngút khói để trên bàn, thầy vẽ những hình thù kỳ dị nào đó lên lưng người phụ nữ. Vẽ xong, thầy đưa tất cả đầu nhang cháy đỏ vào trong miệng nhai trệu trạo. Mọi người xuýt xoa, tôi cũng hết hồn.
Chữa bệnh kiểu này dễ bị lột lưỡi chứ không phải chơi. Trong khi tôi còn đang nghĩ ngợi lan man thì ông thầy đã phun thẳng đống hỗn hợp bột nhang, than tro lẫn… nước miếng của thầy vào cái xác đang nằm bất động. Thật kinh khủng. Cái xác im lìm như chết ấy nảy ngược lên rồI giẫy tê tê như điện giật.
Miệng gào thét:
- Ôi.. nóng quá... nóng quá!
Thanked by 1 Member:
|
|
#6
Gửi vào 25/06/2014 - 01:34
Ông thầy ngồ xuống theo tư thế chân chống chân quỳ, tay trái thộp lấy cổ con tà, tay phải co ngón giữa lạI thành ấn và lôi một cái. Thân xác to béo của người phụ nữ bật phắt dậy như cái máy. Trong thể xác người đàn bà, con tà cố gắng giãy giụa. Nhưng lúc ấy cánh tay ông thầy như cái kềm sắt nắm cứng lấy cổ của nó không buông.
Trong giây lát, cái xác lại rủ xuống mềm nhũn, miệng vẫn còn lảm nhảm:
- Đồ độc ác, làm thầy mà không có đức, chỉ biết đánh đập, không phục hư...hư.. không phục...hư..hư...
- MÀY KHÔNG PHỤC THÂY KỆ MÀY. BÂY GIỜ t*o HỎI, CÓ CHỊU XUẤT RA KHÔNG?
Ông thầy hét lên dữ dội, tôi lại giật bắn người. Con tà im lặng không trả lời, đầu nó cúi rũ xuống như chiếc lá héo.
- Được, m*y muốn đau khổ, t*o cho m*y đau khổ.
Nói xong thầy đứng dậy bước đến bàn thờ lấy mấy tờ giấy vàng xếp lại. Trong chốc lát, bằng vài nhát kéo, tờ giấy đã biến thành những hình nhân đứng giang tay. Với tay cầm cây bút, thầy nguệch ngoạc những vòng xoắn, nút thắt gì đó trên trán, bụng và tay chân của hình nhân.
Lúc này, do quá hiếu kỳ, tôi đã rời khỏi cửa sổ và bước vào trong cửa phòng từ lúc nào. Thật ra, trước đó ông thầy có đuổ mấy lần nhưng hầu như chẳng ai chịu đi cả. Mọi người cứ lùi ra một chút rồi lại lấn vào. Còn tôi, ỷ mình có xâu chuỗi bồ đề, tôi tự tin vào luôn trong phòng.
Viết xong mấy chữ bùa, thầy cầm nhang khoán vào, vừa khoán vừa đọc lầm thầm những câu gì không nghe rõ. Khoán bùa xong, ngó lên thấy tôi đang đứng xớ rớ gần đó, thầy nổi giận điểm mặt tôi quát lớn, e rằng thầy quát tôi còn lớn hơn quát con tà hồi nãy:
- THẰNG NHỎ KIA, ĐI RA CHƯA?
Trong giây lát, cái xác lại rủ xuống mềm nhũn, miệng vẫn còn lảm nhảm:
- Đồ độc ác, làm thầy mà không có đức, chỉ biết đánh đập, không phục hư...hư.. không phục...hư..hư...
- MÀY KHÔNG PHỤC THÂY KỆ MÀY. BÂY GIỜ t*o HỎI, CÓ CHỊU XUẤT RA KHÔNG?
Ông thầy hét lên dữ dội, tôi lại giật bắn người. Con tà im lặng không trả lời, đầu nó cúi rũ xuống như chiếc lá héo.
- Được, m*y muốn đau khổ, t*o cho m*y đau khổ.
Nói xong thầy đứng dậy bước đến bàn thờ lấy mấy tờ giấy vàng xếp lại. Trong chốc lát, bằng vài nhát kéo, tờ giấy đã biến thành những hình nhân đứng giang tay. Với tay cầm cây bút, thầy nguệch ngoạc những vòng xoắn, nút thắt gì đó trên trán, bụng và tay chân của hình nhân.
Lúc này, do quá hiếu kỳ, tôi đã rời khỏi cửa sổ và bước vào trong cửa phòng từ lúc nào. Thật ra, trước đó ông thầy có đuổ mấy lần nhưng hầu như chẳng ai chịu đi cả. Mọi người cứ lùi ra một chút rồi lại lấn vào. Còn tôi, ỷ mình có xâu chuỗi bồ đề, tôi tự tin vào luôn trong phòng.
Viết xong mấy chữ bùa, thầy cầm nhang khoán vào, vừa khoán vừa đọc lầm thầm những câu gì không nghe rõ. Khoán bùa xong, ngó lên thấy tôi đang đứng xớ rớ gần đó, thầy nổi giận điểm mặt tôi quát lớn, e rằng thầy quát tôi còn lớn hơn quát con tà hồi nãy:
- THẰNG NHỎ KIA, ĐI RA CHƯA?
Thanked by 3 Members:
|
|
#7
Gửi vào 27/06/2014 - 03:57
Không đợi phản ứng của tôi, thầy hùng hổ bước lại. Hoảng quá, tôi quay ra cửa định chuồn. Nhưng… muộn mất rồi. Ông thầy bước hai bước đã đến chỗ tôi, và… một cái đá đít như trời giáng làm tôi muốn chúi nhũi vào đám đông bên ngoài. Vậy là tôi đành ngậm ngùi …quay lại cửa sổ coi tiếp.
Lập xong chiến công… đá đít, thầy quay lại tiếp tục xử con tà. Những hình nhân giấy có vẽ bùa ấy được đốt thành tro, bỏ vào ly nước. Ông thầy bưng đến chỗ con tà bắt nó phải uống. Nhìn ly nước đen thui đặc khềnh những xác giấy đốt, tôi cảm thấy lo sợ thay cho con tà ấy. Uống hết ly đó chắc nó chết quá!
Chắc con tà cũng nghĩ như tôi nên nó mím miệng cúi đầu không uống. Thầy tức mình kêu lớn:
- Hổ!
Anh thanh niên dìu bạn lúc nãy chạy đến hỗ trợ thầy giữ chặt hai vai người bệnh, còn ông thầy một tay bóp miệng tay kia tọng thẳng ly nước đen thui, những giấy vừa đốt vào cái mồm đang há to ấy. Con tà giãy giụa, ho sặc sụa, phun phèo phèo những tàn tro xác giấy còn vướng trong miệng ra.
Vừa phun nó vừa gào lên:
- Độc ác, độc ác!
Chưa nói hết câu, thể xác của nó ngã vật ra sau, oằn oại như con rắn bị đánh dập đầu. Tiếp theo, nó lăn lộn cấu xé thân thể, rồi đập bình bịch vào người. Tưởng chừng như trong cơ thể nó đang có ông Tề Thiên nào đó quậy phá.
Miệng con tà lảm nhảm:
- Tha cho con thầy ơi! Tha cho con thầy ơi!…
Trong lúc con tà đang oằn oại, ông thầy lại bàn thờ thắp thêm nhang mới. Đoạn, ông cầm cây roi bện rơm và tóc lên, uốn cong lại thành hình dáng chữ bùa… Còn đang hồi hộp chờ đợi sự việc tiếp theo thì… lỗ tai tôi bị béo một cái đau điếng. Tức mình, tôi quay sang định chửi, thì thấy khuôn mặt tức giận của… má tôi.
Thì ra mê coi chữa tà mà tôi quên cả giờ giấc. Hơn mười giờ tối thấy tôi chưa về, má tôi hốt hoảng chạy lên chùa tìm kiếm. Nghe các sư cô nói vãn tụng kinh đã lâu rồi, má lại càng lo lắng. Thời may, trong lúc đi tìm, nhìn thấy có đám đông, má định vào hỏi thăm và… thấy tôi đang say sưa ôm dính cửa sổ coi thầy làm phép… Tối hôm đó, tôi bị một trận đòn quắn đít.
Lập xong chiến công… đá đít, thầy quay lại tiếp tục xử con tà. Những hình nhân giấy có vẽ bùa ấy được đốt thành tro, bỏ vào ly nước. Ông thầy bưng đến chỗ con tà bắt nó phải uống. Nhìn ly nước đen thui đặc khềnh những xác giấy đốt, tôi cảm thấy lo sợ thay cho con tà ấy. Uống hết ly đó chắc nó chết quá!
Chắc con tà cũng nghĩ như tôi nên nó mím miệng cúi đầu không uống. Thầy tức mình kêu lớn:
- Hổ!
Anh thanh niên dìu bạn lúc nãy chạy đến hỗ trợ thầy giữ chặt hai vai người bệnh, còn ông thầy một tay bóp miệng tay kia tọng thẳng ly nước đen thui, những giấy vừa đốt vào cái mồm đang há to ấy. Con tà giãy giụa, ho sặc sụa, phun phèo phèo những tàn tro xác giấy còn vướng trong miệng ra.
Vừa phun nó vừa gào lên:
- Độc ác, độc ác!
Chưa nói hết câu, thể xác của nó ngã vật ra sau, oằn oại như con rắn bị đánh dập đầu. Tiếp theo, nó lăn lộn cấu xé thân thể, rồi đập bình bịch vào người. Tưởng chừng như trong cơ thể nó đang có ông Tề Thiên nào đó quậy phá.
Miệng con tà lảm nhảm:
- Tha cho con thầy ơi! Tha cho con thầy ơi!…
Trong lúc con tà đang oằn oại, ông thầy lại bàn thờ thắp thêm nhang mới. Đoạn, ông cầm cây roi bện rơm và tóc lên, uốn cong lại thành hình dáng chữ bùa… Còn đang hồi hộp chờ đợi sự việc tiếp theo thì… lỗ tai tôi bị béo một cái đau điếng. Tức mình, tôi quay sang định chửi, thì thấy khuôn mặt tức giận của… má tôi.
Thì ra mê coi chữa tà mà tôi quên cả giờ giấc. Hơn mười giờ tối thấy tôi chưa về, má tôi hốt hoảng chạy lên chùa tìm kiếm. Nghe các sư cô nói vãn tụng kinh đã lâu rồi, má lại càng lo lắng. Thời may, trong lúc đi tìm, nhìn thấy có đám đông, má định vào hỏi thăm và… thấy tôi đang say sưa ôm dính cửa sổ coi thầy làm phép… Tối hôm đó, tôi bị một trận đòn quắn đít.
#8
Gửi vào 27/06/2014 - 05:06
… Từ dạo đó, tôi bắt đầu chú ý nhiều đến huyền thuật, thần thông. Kho sách nhà ông Ba bị tôi bới tung cả lên. Tìm được những câu chuyện nào trong kinh có liên quan đến thần thông là tôi vồ lấy đọc say sưa, đọc nghiến ngấu.
Trời ơi, đức Phật Tổ thần thông vô lượng luôn! Chỉ bước đi chậm rãi mà Vô Não khoẻ mạnh kia chạy theo hoài không bắt kịp, Phật hiển thị thần thông cùng 2.500 vị alahán bay qua sông, rồi Phật hàng phục voi dữ, thắng cả Lục sư ngoại đạo nữa.
Bồ tát Mục Kiền Liên chỉ là đệ tử của Phật thôi, mà thần thông cũng ghê gớm vô cùng. Ngài hàng phục được rồng thần, vào địa ngục tìm mẹ, lại còn dùng thần thông bay đi tìm thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà nữa…
Tôi rất thích đọc kinh Pháp Hoa, đặc biệt là phẩm Đà La Ni. Những câu chú bằng tiếng Phạn đối với tôi là cả một thế giới kỳ bí cần phải khám phá. Để có thể đọc nhiều lần, tôi năn nỉ ông Ba Hem mượn hẳn cho tôi quyển kinh đem về nhà. Dĩ nhiên điều này làm cho ông Ba rất vui lòng.
Có quyển kinh trong tay, tôi có cảm giác mình đang sở hữu cả một thế giới ma thuật đầy bí ẩn. Tôi tụng đọc các bài thần chú cúng dường của các vị Thiên vương, La sát … một cách say sưa. Miệng tôi lúc nào cũng ê a những âm thanh kỳ bí không ai hiểu cả, và tôi rất lấy làm thú vị vì điều đó.
Trời ơi, đức Phật Tổ thần thông vô lượng luôn! Chỉ bước đi chậm rãi mà Vô Não khoẻ mạnh kia chạy theo hoài không bắt kịp, Phật hiển thị thần thông cùng 2.500 vị alahán bay qua sông, rồi Phật hàng phục voi dữ, thắng cả Lục sư ngoại đạo nữa.
Bồ tát Mục Kiền Liên chỉ là đệ tử của Phật thôi, mà thần thông cũng ghê gớm vô cùng. Ngài hàng phục được rồng thần, vào địa ngục tìm mẹ, lại còn dùng thần thông bay đi tìm thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà nữa…
Tôi rất thích đọc kinh Pháp Hoa, đặc biệt là phẩm Đà La Ni. Những câu chú bằng tiếng Phạn đối với tôi là cả một thế giới kỳ bí cần phải khám phá. Để có thể đọc nhiều lần, tôi năn nỉ ông Ba Hem mượn hẳn cho tôi quyển kinh đem về nhà. Dĩ nhiên điều này làm cho ông Ba rất vui lòng.
Có quyển kinh trong tay, tôi có cảm giác mình đang sở hữu cả một thế giới ma thuật đầy bí ẩn. Tôi tụng đọc các bài thần chú cúng dường của các vị Thiên vương, La sát … một cách say sưa. Miệng tôi lúc nào cũng ê a những âm thanh kỳ bí không ai hiểu cả, và tôi rất lấy làm thú vị vì điều đó.
#9
Gửi vào 27/06/2014 - 05:41
Những lúc rảnh, tôi tẩn mẩn vẽ hình, cắt giấy làm thành các hình nhân giống như ông thầy bùa chữa tà từng cắt. Tôi cũng cắm cúi vẽ những khoanh tròn, những dấu móc vào trong miếng hình nhân giấy ấy giống như ông ta từng vẽ. Dĩ nhiên là theo trí nhớ mang máng của tôi.
Thậm chí những lúc quá cao hứng, tôi còn cắt ngón tay lấy máu in vào trán hình nhân. Tôi cũng không giải thích được vì sao mình lại làm như vậy. Bởi vì chi tiết này không hề có trong buổi chữa tà trước đây, cũng chưa bao giờ tôi thấy ở đâu cả.
Sau này, khi đã lớn và hiểu biết nhiều, tôi mới nhận ra rằng tất cả những gì tôi làm lúc ấy, đều có liên quan đến tiền kiếp của mình. Chắc chắn rằng, trong một thời quá khứ nào đó, tôi đã từng làm thầy, hoặc đã từng trải qua cuộc sống trong thế giới huyền môn. Mà nào chi có mình tôi. Sư huynh của tôi cũng vậy, từ năm lên chín, mỗi khi căm tức ai đó, ông ta thường tìm đất sét nắn thành hình tượng với đủ đầu mình tay chân, sau đó rình kiếm cho bằng được tóc của người mà mình ghét, cắm vào trong cục đất và đem lên nóc nhà phơi nắng.
Có ai chỉ bảo ông ta đâu? Từ trong vô thức, có một cái gì đó mách bảo mình làm như thế.
Thông thường, sau khi vẽ rồng vẽ rắn ngoằn ngoèo trên miếng giấy, tôi đem chúng ra ngoài sau đốt bỏ vì sợ nội tôi thấy.
Nhưng, một bữa nọ, sau khi đóng dấu son bằng cách chấm một giọt máu vào trán hình nhân, tôi định đem ra đốt như mọi khi thì trời đổ mưa ào ào. Sực nhớ đống quần áo đang phơi ngoài sân, tôi chỉ kịp bỏ hình nhân vào hộc tủ và chạy vội ra lấy đồ... Đó là hình nhân duy nhất còn sót lại sau khi tôi vẽ.
Chính nó đã mở đầu cho hàng loạt những sự kiện kỳ bí xảy ra trong nhà và cũng là nhịp cầu đưa tôi đến với thế giới huyền môn…
Thậm chí những lúc quá cao hứng, tôi còn cắt ngón tay lấy máu in vào trán hình nhân. Tôi cũng không giải thích được vì sao mình lại làm như vậy. Bởi vì chi tiết này không hề có trong buổi chữa tà trước đây, cũng chưa bao giờ tôi thấy ở đâu cả.
Sau này, khi đã lớn và hiểu biết nhiều, tôi mới nhận ra rằng tất cả những gì tôi làm lúc ấy, đều có liên quan đến tiền kiếp của mình. Chắc chắn rằng, trong một thời quá khứ nào đó, tôi đã từng làm thầy, hoặc đã từng trải qua cuộc sống trong thế giới huyền môn. Mà nào chi có mình tôi. Sư huynh của tôi cũng vậy, từ năm lên chín, mỗi khi căm tức ai đó, ông ta thường tìm đất sét nắn thành hình tượng với đủ đầu mình tay chân, sau đó rình kiếm cho bằng được tóc của người mà mình ghét, cắm vào trong cục đất và đem lên nóc nhà phơi nắng.
Có ai chỉ bảo ông ta đâu? Từ trong vô thức, có một cái gì đó mách bảo mình làm như thế.
Thông thường, sau khi vẽ rồng vẽ rắn ngoằn ngoèo trên miếng giấy, tôi đem chúng ra ngoài sau đốt bỏ vì sợ nội tôi thấy.
Nhưng, một bữa nọ, sau khi đóng dấu son bằng cách chấm một giọt máu vào trán hình nhân, tôi định đem ra đốt như mọi khi thì trời đổ mưa ào ào. Sực nhớ đống quần áo đang phơi ngoài sân, tôi chỉ kịp bỏ hình nhân vào hộc tủ và chạy vội ra lấy đồ... Đó là hình nhân duy nhất còn sót lại sau khi tôi vẽ.
Chính nó đã mở đầu cho hàng loạt những sự kiện kỳ bí xảy ra trong nhà và cũng là nhịp cầu đưa tôi đến với thế giới huyền môn…
Thanked by 1 Member:
|
|
#10
Gửi vào 27/06/2014 - 05:57
… Bốn giờ sáng hôm đó, như thường lệ bà nội tôi thức dậy chuẩn bị gói bánh tét. Vừa mới loay hoay bày trạt lá chuối đã xếp sẵn chiều hôm qua, nội chợt thoáng thấy bóng một đứa nhỏ chạy vụt ngang và biến mất ở gian giữa.
Giật mình khẽ dụi mắt, nội tôi tự nhủ thầm “Chắc là lớn tuổi rồi hoa mắt”, và bà bỏ qua không quan tâm để ý. Nhưng rồi đến lượt cô tôi cũng thấy thì sự việc không còn bình thường. Lúc cô tôi ra sàn nước để gút nếp trộn đậu đen, một bóng đen từ nhà giữa lại xẹt qua ngang mặt, thoắt cái nó lại biến mất.
Sự việc tái đi tái lại hai ba lần đến mức cô phải thất thanh la hoảng. Má và nội tôi chạy vội ra xem thì không thấy ai, cẩn thận mở đèn kiểm tra thì mấy anh em tôi vẫn còn trùm mền ngủ kỹ. Bà nội lo lắm nhưng không dám nói ra.
Ngay hôm đó, bà đi chợ mua dĩa tam xên và bông trái về bày biện cúng lễ. Mấy anh em tôi vẫn cứ vô tư chẳng biết chuyện gì, chỉ cảm thấy vui mừng vì bữa cơm trưa hôm đó có được món thịt thay cho nồi nước mắm kho quẹt thường ngày…
Giật mình khẽ dụi mắt, nội tôi tự nhủ thầm “Chắc là lớn tuổi rồi hoa mắt”, và bà bỏ qua không quan tâm để ý. Nhưng rồi đến lượt cô tôi cũng thấy thì sự việc không còn bình thường. Lúc cô tôi ra sàn nước để gút nếp trộn đậu đen, một bóng đen từ nhà giữa lại xẹt qua ngang mặt, thoắt cái nó lại biến mất.
Sự việc tái đi tái lại hai ba lần đến mức cô phải thất thanh la hoảng. Má và nội tôi chạy vội ra xem thì không thấy ai, cẩn thận mở đèn kiểm tra thì mấy anh em tôi vẫn còn trùm mền ngủ kỹ. Bà nội lo lắm nhưng không dám nói ra.
Ngay hôm đó, bà đi chợ mua dĩa tam xên và bông trái về bày biện cúng lễ. Mấy anh em tôi vẫn cứ vô tư chẳng biết chuyện gì, chỉ cảm thấy vui mừng vì bữa cơm trưa hôm đó có được món thịt thay cho nồi nước mắm kho quẹt thường ngày…
Thanked by 2 Members:
|
|
#11
Gửi vào 27/06/2014 - 11:37
Sự việc trở nên trầm trọng hơn khi đến má tôi cũng nhìn thấy. Trong lúc bưng thau đậu xanh tán nhuyễn từ bếp vào để vò làm nhân bánh tét, má tôi thấy một bóng đen nhỏ người đang leo lên tuột xuống ở cây cột cái nhà giữa.
Tưởng hoa mắt, má đứng sững người xem kỹ. Bóng đen vẫn cứ tuột xuống leo lên như ở chỗ không người. Bỏ thau đậu xanh xuống ghế, má bước nhanh lại, bóng đen lập tức biến mất không để lộ chút tông tích nào…
Buổi sáng, anh em tụi tôi ngồi cột bánh, nhìn thấy người lớn trong nhà ai nấy đăm chiêu. Không khí có vẻ nặng nề đến nổi không đứa nào dám đòi nội kể chuyện như mọi bữa. Tôi nghe má tôi hỏi nội:
- Giờ tính sao má?
- Thì rước thầy chứ sao?
Nội tôi trả lời dấm dẳng. Ba hôm sau, đi học về đến nơi, tôi thấy nhà tôi đông như đám giỗ. Có điều ai nấy mặc áo vàng áo lam dài lụng thụng. Bà nội tôi thỉnh các sư cô ở chùa Vạn Phước xuống gần chục vị, cộng thêm cả chục Phật tử đi theo hộ niệm.
Bà dì tôi đang lăng xăng chỉ bảo má và cô tôi bày biện. Giữa nhà treo bức hình Bồ Tát Quan Âm to bằng nửa bức sơn thuỷ trên bàn thờ. Nhang đèn bông trái đã bày biện đâu vào đó tinh tươm.
Khoảng mười phút sau các sư cô và Phật tử đứng hai bên bàn thờ Phật và bắt đầu vào thời kinh Phổ Môn. Nội và cả nhà quỳ phía trước bàn thờ. Nhìn cái cảnh tụng kinh này, tự nhiên tôi nhớ đến ngày bà cố tôi mất. Cũng sư tăng Phật tử hai bên, cũng cả nhà quỳ ở giữa, có khác chăng là không có cái khăn chít đầu thôi…
“… Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan t*o ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa…”
Tiếng tụng niệm kéo tư tưởng vẩn vơ của tôi trở về thực tại. Tôi cũng chắp tay hộ niệm theo tiếng chuông mõ đổ nhịp đều đều… Ngày hôm đó, mọi người ở lại dùng bữa cơm chay với gia đình. Cả nhà tôi cũng ăn chay. Đến lúc này tôi mới biết má tôi nấu đồ chay ngon chẳng khác gì đồ mặn.
Tưởng hoa mắt, má đứng sững người xem kỹ. Bóng đen vẫn cứ tuột xuống leo lên như ở chỗ không người. Bỏ thau đậu xanh xuống ghế, má bước nhanh lại, bóng đen lập tức biến mất không để lộ chút tông tích nào…
Buổi sáng, anh em tụi tôi ngồi cột bánh, nhìn thấy người lớn trong nhà ai nấy đăm chiêu. Không khí có vẻ nặng nề đến nổi không đứa nào dám đòi nội kể chuyện như mọi bữa. Tôi nghe má tôi hỏi nội:
- Giờ tính sao má?
- Thì rước thầy chứ sao?
Nội tôi trả lời dấm dẳng. Ba hôm sau, đi học về đến nơi, tôi thấy nhà tôi đông như đám giỗ. Có điều ai nấy mặc áo vàng áo lam dài lụng thụng. Bà nội tôi thỉnh các sư cô ở chùa Vạn Phước xuống gần chục vị, cộng thêm cả chục Phật tử đi theo hộ niệm.
Bà dì tôi đang lăng xăng chỉ bảo má và cô tôi bày biện. Giữa nhà treo bức hình Bồ Tát Quan Âm to bằng nửa bức sơn thuỷ trên bàn thờ. Nhang đèn bông trái đã bày biện đâu vào đó tinh tươm.
Khoảng mười phút sau các sư cô và Phật tử đứng hai bên bàn thờ Phật và bắt đầu vào thời kinh Phổ Môn. Nội và cả nhà quỳ phía trước bàn thờ. Nhìn cái cảnh tụng kinh này, tự nhiên tôi nhớ đến ngày bà cố tôi mất. Cũng sư tăng Phật tử hai bên, cũng cả nhà quỳ ở giữa, có khác chăng là không có cái khăn chít đầu thôi…
“… Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan t*o ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa…”
Tiếng tụng niệm kéo tư tưởng vẩn vơ của tôi trở về thực tại. Tôi cũng chắp tay hộ niệm theo tiếng chuông mõ đổ nhịp đều đều… Ngày hôm đó, mọi người ở lại dùng bữa cơm chay với gia đình. Cả nhà tôi cũng ăn chay. Đến lúc này tôi mới biết má tôi nấu đồ chay ngon chẳng khác gì đồ mặn.
#12
Gửi vào 27/06/2014 - 23:42
Đêm đó và cả hai đêm sau, nhà tôi bình yên. Bà nội và má tôi thở phào nhẹ nhõm. Vậy là xong… Nhưng không. Đêm thứ tư, cái bóng đen ấy lại xuất hiện. Nó chẳng khuấy phá gì nhưng cứ chạy qua chạy lại trong nhà như trêu ghẹo, có khi nó cứ tuột lên tuột xuống ở cột cái ngôi nhà.
Người lớn trong nhà ai cũng thấy. Rồi lần lần đến lượt nhỏ em tôi … Đên đó, con Ngọc em kế tôi nửa đêm mắc đi tè. Nó lần dò thành giường ra mở đèn nhà sau. Ánh sáng đèn vừa mới bật, nó thoáng thấy bóng đen chạy vù qua mặt nó như làn gió rồi biến mất. Thế là nó hét lên như bò rống làm cả nhà kinh hoàng thức giấc, cái quần nó mặc ướt sũng, chỗ nó đứng đọng thành một vũng nước to, khai ngấy.
Tức mình ở chỗ, ai cũng nói thấy nhưng tôi thì tiệt nhiên không. Nhiều đêm tôi cũng thức dậy đi “giải toả ức chế trong lòng” mà có thấy gì đâu? Hay là tại tôi thường đi chùa tụng kinh nên ma nó sợ nhỉ?
Ba ngày sau, nhà tôi có một vị khách. Sự xuất hiện của người khách này là một điều kỳ lạ… Bà mợ của tôi thường hành hương và công quả ở núi Tượng, nên có quen biết một vị sư tu ở am nhỏ gần trên đảnh. Một hôm đi ra suối xách nước, bà gặp vị sư đang ngồi bên gộp đá. Bà cúi chào rồi tiếp tục làm việc của mình.
Bất chợt, ông sư ấy ngoắc bà lại bảo:
- Vài hôm cô có về Sài Gòn, nếu trong nhà bà con có chuyện gì lạ, cô cứ lại chỗ đệ tử của tôi bên cầu chữ Y nhờ nó giúp, địa chỉ là... Nếu nó từ chối thì cô cứ bảo do tôi nhắn miệng bảo nó phải làm.
Quả thật hai hôm sau bà mợ tôi về lại Sài Gòn. Vì nhà tôi gần Xa cảng miền Tây cho nên bà mợ tôi ghé ngang thăm nội. Không ngờ nghe được câu chuyện xảy ra trong nhà, bà liên tưởng ngay đến lời dạy của ông sư trên núi, lập tức bà quày quả sang cầu chữ Y theo địa chỉ sư ông để lại…
Vị khách tôi gặp chính là đệ tử của ông sư trên núi Tượng. Và cũng là… sư phụ của tôi sau này. Vị khách đang ngồi nói chuyện với nội tôi tuổi trạc ngoài bốn mươi, ông mặc cái áo bà ba màu dà, dáng vẻ điềm đạm, nói năng nhỏ nhẹ. Mới nhìn ông, tôi đã sanh trong lòng một cảm giác rất đặc biệt, dường như là quen thuộc lắm.
Nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới biết mặt ông, cái cảm giác ấy từ đâu mà có tôi cũng chẳng rõ. So với ông thầy Hai chữa tà lần trước tôi gặp thì phong cách của người này khác hẳn. Điềm đạm, khoan thai cứ như là một vị thiền sư...
Tôi bước lại lễ phép chào nội và ông:
- Thưa nội con đi học mới về. Thưa bác con đi học mới về.
- Phải thưa thầy đàng hoàng chứ không phải bác.
Nội tôi chỉnh lại. Ông thầy (lúc này tôi mới biết ông là thầy) đỡ lời:
- Cháu nó thưa sao cũng được mà. Đây là cháu lớn mà cô kể lúc nãy phải không?
- Dạ nó đó thầy. Lớn tồng ngồng như vầy mà hổng biết làm gì, tối ngày cứ ôm ba cuốn truyện ma, truyện chưởng, kinh Phật coi suốt. Thiệt tui rầu hết sức.
Người lớn trong nhà ai cũng thấy. Rồi lần lần đến lượt nhỏ em tôi … Đên đó, con Ngọc em kế tôi nửa đêm mắc đi tè. Nó lần dò thành giường ra mở đèn nhà sau. Ánh sáng đèn vừa mới bật, nó thoáng thấy bóng đen chạy vù qua mặt nó như làn gió rồi biến mất. Thế là nó hét lên như bò rống làm cả nhà kinh hoàng thức giấc, cái quần nó mặc ướt sũng, chỗ nó đứng đọng thành một vũng nước to, khai ngấy.
Tức mình ở chỗ, ai cũng nói thấy nhưng tôi thì tiệt nhiên không. Nhiều đêm tôi cũng thức dậy đi “giải toả ức chế trong lòng” mà có thấy gì đâu? Hay là tại tôi thường đi chùa tụng kinh nên ma nó sợ nhỉ?
Ba ngày sau, nhà tôi có một vị khách. Sự xuất hiện của người khách này là một điều kỳ lạ… Bà mợ của tôi thường hành hương và công quả ở núi Tượng, nên có quen biết một vị sư tu ở am nhỏ gần trên đảnh. Một hôm đi ra suối xách nước, bà gặp vị sư đang ngồi bên gộp đá. Bà cúi chào rồi tiếp tục làm việc của mình.
Bất chợt, ông sư ấy ngoắc bà lại bảo:
- Vài hôm cô có về Sài Gòn, nếu trong nhà bà con có chuyện gì lạ, cô cứ lại chỗ đệ tử của tôi bên cầu chữ Y nhờ nó giúp, địa chỉ là... Nếu nó từ chối thì cô cứ bảo do tôi nhắn miệng bảo nó phải làm.
Quả thật hai hôm sau bà mợ tôi về lại Sài Gòn. Vì nhà tôi gần Xa cảng miền Tây cho nên bà mợ tôi ghé ngang thăm nội. Không ngờ nghe được câu chuyện xảy ra trong nhà, bà liên tưởng ngay đến lời dạy của ông sư trên núi, lập tức bà quày quả sang cầu chữ Y theo địa chỉ sư ông để lại…
Vị khách tôi gặp chính là đệ tử của ông sư trên núi Tượng. Và cũng là… sư phụ của tôi sau này. Vị khách đang ngồi nói chuyện với nội tôi tuổi trạc ngoài bốn mươi, ông mặc cái áo bà ba màu dà, dáng vẻ điềm đạm, nói năng nhỏ nhẹ. Mới nhìn ông, tôi đã sanh trong lòng một cảm giác rất đặc biệt, dường như là quen thuộc lắm.
Nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới biết mặt ông, cái cảm giác ấy từ đâu mà có tôi cũng chẳng rõ. So với ông thầy Hai chữa tà lần trước tôi gặp thì phong cách của người này khác hẳn. Điềm đạm, khoan thai cứ như là một vị thiền sư...
Tôi bước lại lễ phép chào nội và ông:
- Thưa nội con đi học mới về. Thưa bác con đi học mới về.
- Phải thưa thầy đàng hoàng chứ không phải bác.
Nội tôi chỉnh lại. Ông thầy (lúc này tôi mới biết ông là thầy) đỡ lời:
- Cháu nó thưa sao cũng được mà. Đây là cháu lớn mà cô kể lúc nãy phải không?
- Dạ nó đó thầy. Lớn tồng ngồng như vầy mà hổng biết làm gì, tối ngày cứ ôm ba cuốn truyện ma, truyện chưởng, kinh Phật coi suốt. Thiệt tui rầu hết sức.
Thanked by 1 Member:
|
|
#13
Gửi vào 28/06/2014 - 00:49
Ông thầy ngó tôi chăm chú làm tôi hơi bị quê. Đoạn, ông ngoắc tôi lại:
- Đưa tay cho bác coi.
Tôi riu ríu làm theo. Thầy coi bàn tay trái rồi coi cả bàn tay phải. Vừa lật tay tôi, ông vừa gật gù:
- Tốt, có căn đây…
Thú thật, lúc đó tôi chẳng biết có căn là cái giống gì. Chỉ biết rằng đó là lời khen. Tôi khoái trong bụng.
- Căn gì thầy ơi. Tối ngày ăn rồi đi chơi, hổng chơi thì đọc truyện. Riết rồi hổng lêu lổng cũng thành mọt sách có ngày.
- Ậy, cái gì tới thì nó sẽ tới thôi mà. Để rồi cô coi.
Sau vài câu chuyện xã giao, thầy xin phép nội tôi đi tham quan ngôi nhà một vòng. Thầy hỏi kỹ lưỡng từng chi tiết một, rồi quan sát các chỗ có bóng đen vụt qua.
Tôi thấy thầy có vẻ giống thám tử hay cảnh sát điều tra hiện trường hơn. Đứng ở những nơi nhà tôi thường thấy ma, thầy co tay bắt quyết, miệng niệm cái gì đó lâm râm. Một lát sau, gật gù như đoán ra điều gì, thầy trở về ghế ngồi, miệng cười tủm tỉm.
- Đưa tay cho bác coi.
Tôi riu ríu làm theo. Thầy coi bàn tay trái rồi coi cả bàn tay phải. Vừa lật tay tôi, ông vừa gật gù:
- Tốt, có căn đây…
Thú thật, lúc đó tôi chẳng biết có căn là cái giống gì. Chỉ biết rằng đó là lời khen. Tôi khoái trong bụng.
- Căn gì thầy ơi. Tối ngày ăn rồi đi chơi, hổng chơi thì đọc truyện. Riết rồi hổng lêu lổng cũng thành mọt sách có ngày.
- Ậy, cái gì tới thì nó sẽ tới thôi mà. Để rồi cô coi.
Sau vài câu chuyện xã giao, thầy xin phép nội tôi đi tham quan ngôi nhà một vòng. Thầy hỏi kỹ lưỡng từng chi tiết một, rồi quan sát các chỗ có bóng đen vụt qua.
Tôi thấy thầy có vẻ giống thám tử hay cảnh sát điều tra hiện trường hơn. Đứng ở những nơi nhà tôi thường thấy ma, thầy co tay bắt quyết, miệng niệm cái gì đó lâm râm. Một lát sau, gật gù như đoán ra điều gì, thầy trở về ghế ngồi, miệng cười tủm tỉm.
Thanked by 1 Member:
|
|
#14
Gửi vào 28/06/2014 - 02:09
Cả nhà thắc mắc mà không ai dám hỏi. Nội tôi đánh bạo hỏi đại:
- Có sao hôn vậy thầy?
- Không sao đâu cô à.
Vừa nói thầy vừa lôi trong cái đãy màu nâu đã cũ mèm của mình ra một chiếc hộp sơn mài nho nhỏ, giống như mấy hộp trang điểm của phụ nữ. Thầy mở nắp hộp lấy ra cuộn chỉ đỏ và mấy cây kim may áo.
Cả nhà tròn mắt. Tôi là người thất vọng nhất. Cứ tưởng thầy sẽ vẽ bùa niệm chú, gõ chuông đánh phép … như tôi từng thấy ở nhà thầy Hai chữa tà, ai dè… thầy chỉ có mấy cây kim và chỉ thêu…
Tỏ vẻ không để ý gì đến thái độ mọi người trong nhà, thầy lấy chỉ đỏ buộc vào giữa năm cây kim. Xong, thầy đem lại cây cột cái giữa nhà, nơi mà mọi người nhìn thấy con ma tuột lên tuột xuống.
Lấy chỉ đỏ cột vào lưng chừng cây cột cái, năm cây kim rải đều quanh thân cột, mũi kim hướng lên trời. Vừa cột thầy vừa lẩm nhẩm điều gì đó… Hoàn thành công việc, thầy dặn mọi ngườI không được đến gần nơi cột chỉ đỏ. Trong buổi tối hoặc đến sáng hốm sau, nếu có chuyện gì lạ cũng đừng ngạc nhiên. Cứ để yên đó chờ khoảng tám giờ sáng hôm sau, thầy quay lại thu phép…
- Có sao hôn vậy thầy?
- Không sao đâu cô à.
Vừa nói thầy vừa lôi trong cái đãy màu nâu đã cũ mèm của mình ra một chiếc hộp sơn mài nho nhỏ, giống như mấy hộp trang điểm của phụ nữ. Thầy mở nắp hộp lấy ra cuộn chỉ đỏ và mấy cây kim may áo.
Cả nhà tròn mắt. Tôi là người thất vọng nhất. Cứ tưởng thầy sẽ vẽ bùa niệm chú, gõ chuông đánh phép … như tôi từng thấy ở nhà thầy Hai chữa tà, ai dè… thầy chỉ có mấy cây kim và chỉ thêu…
Tỏ vẻ không để ý gì đến thái độ mọi người trong nhà, thầy lấy chỉ đỏ buộc vào giữa năm cây kim. Xong, thầy đem lại cây cột cái giữa nhà, nơi mà mọi người nhìn thấy con ma tuột lên tuột xuống.
Lấy chỉ đỏ cột vào lưng chừng cây cột cái, năm cây kim rải đều quanh thân cột, mũi kim hướng lên trời. Vừa cột thầy vừa lẩm nhẩm điều gì đó… Hoàn thành công việc, thầy dặn mọi ngườI không được đến gần nơi cột chỉ đỏ. Trong buổi tối hoặc đến sáng hốm sau, nếu có chuyện gì lạ cũng đừng ngạc nhiên. Cứ để yên đó chờ khoảng tám giờ sáng hôm sau, thầy quay lại thu phép…
Thanked by 1 Member:
|
|
#15
Gửi vào 28/06/2014 - 03:48
Tối hôm đó tôi thấy một giấc mơ kỳ quái … Tôi đang lui cui dọn dẹp bãi chiến trường sau khi cột bánh xong, đột ngột thoáng qua trước mắt tôi một bóng người nho nhỏ. Nó lạng qua cây cột giữa rồi chạy thẳng ra sân.
Tôi hét lên:
- Ai đó? Đứng lại!
Cái bóng vẫn điềm nhiên chạy. Tức mình, tôi quăng cây chổi cỏ xuống đất và co cẳng chạy đuổi theo. Cái bóng đó chạy nhanh thật. Gió vù vù hai bên mang tai, tôi rượt theo cái bóng đó qua không biết bao nhiêu ngã đường, quẹo không biết bao nhiêu con hẻm… cái bóng vẫn như đang chơi trò cút bắt với tôi.
Tôi chạy chậm thì nó cũng khệnh khạng dềnh dàng như trêu tức, tôi chạy nhanh thì nó cũng vọt ào ào. Tức mình, tôi tăng tốc độ, nín thở chạy nà tới nó. Chỉ còn vài bước chân là tôi bắt kịp nó rồi. Hai tay tôi vươn ra tóm lấy áo nó… Xí hụt…
Cái bóng nhỏ tràn qua né được và phóng mình chạy tiếp. Đâu dễ dàng bỏ cuộc như thế, lập tức tôi băng theo. Chạy đến một bãi đất rộng, cái bóng nhỏ dừng chân và từ từ quay người lại…
Trời đất ơi! Mọi người có biết chuyện gì không? Cái thằng nhỏ đứng trước mặt tôi giống tôi như đúc. Có thể nói, nó chính là … tôi. Cũng cái quần xà lỏn bông xanh má tôi ngắt bớt từ tấm vải may chiếc áo bà ba, cũng cái áo cụt tay trắng bị rách một đường bên nách, cũng mái tóc húi cua trọc lóc… Tôi đang đứng trước...bản thân mình!
Tôi hét lên:
- Ai đó? Đứng lại!
Cái bóng vẫn điềm nhiên chạy. Tức mình, tôi quăng cây chổi cỏ xuống đất và co cẳng chạy đuổi theo. Cái bóng đó chạy nhanh thật. Gió vù vù hai bên mang tai, tôi rượt theo cái bóng đó qua không biết bao nhiêu ngã đường, quẹo không biết bao nhiêu con hẻm… cái bóng vẫn như đang chơi trò cút bắt với tôi.
Tôi chạy chậm thì nó cũng khệnh khạng dềnh dàng như trêu tức, tôi chạy nhanh thì nó cũng vọt ào ào. Tức mình, tôi tăng tốc độ, nín thở chạy nà tới nó. Chỉ còn vài bước chân là tôi bắt kịp nó rồi. Hai tay tôi vươn ra tóm lấy áo nó… Xí hụt…
Cái bóng nhỏ tràn qua né được và phóng mình chạy tiếp. Đâu dễ dàng bỏ cuộc như thế, lập tức tôi băng theo. Chạy đến một bãi đất rộng, cái bóng nhỏ dừng chân và từ từ quay người lại…
Trời đất ơi! Mọi người có biết chuyện gì không? Cái thằng nhỏ đứng trước mặt tôi giống tôi như đúc. Có thể nói, nó chính là … tôi. Cũng cái quần xà lỏn bông xanh má tôi ngắt bớt từ tấm vải may chiếc áo bà ba, cũng cái áo cụt tay trắng bị rách một đường bên nách, cũng mái tóc húi cua trọc lóc… Tôi đang đứng trước...bản thân mình!
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
6 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |