Jump to content

Advertisements




Nghiệm lý danh gia mệnh


31 replies to this topic

#16 Libra

    Chấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4368 Bài viết:
  • 18493 thanks

Gửi vào 18/06/2014 - 21:25

Đồng ý, thiên đình phải dùng tiếng Tàu.

Hông thể nào quản lý hết dân thế giới, vì như vậy, hoá ra Thiên Đàng của thánh A La cũng quản lý hết dân thế giới.
Thiên Đình ra mắt bắt dân Tàu quỳ lạy, cho dân Tây đứng chào, Tây gặp Na Tra có cái vòng. hỏi Bé là con nhà ai cưng, đi nhậu cái nha ?

Thanked by 2 Members:

#17 Monday

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1100 Bài viết:
  • 1634 thanks
  • LocationTrái đất.

Gửi vào 18/06/2014 - 21:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BigBang, on 18/06/2014 - 13:07, said:

Chung cuộc được mấy chữ "siêu quần xuất chúng", thỏa mãn cho cách cục ngồi dựa lầu cao. Mấy năm dần mùi thì không ứng nghiệm. Vì đời Tưởng gắn liền với chữ "sửu".

Anh bảy ơi, hem hiểu khúc này, giải thích giúp với.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Libra, on 18/06/2014 - 21:25, said:

Đồng ý, thiên đình phải dùng tiếng Tàu.

Hông thể nào quản lý hết dân thế giới, vì như vậy, hoá ra Thiên Đàng của thánh A La cũng quản lý hết dân thế giới.
Thiên Đình ra mắt bắt dân Tàu quỳ lạy, cho dân Tây đứng chào, Tây gặp Na Tra có cái vòng. hỏi Bé là con nhà ai cưng, đi nhậu cái nha ?

Không dùng ngôn ngữ, ngôn ngữ có giới hạn, dùng tha tâm thông. ^^

Thanked by 1 Member:

#18 minhgiac

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1958 Bài viết:
  • 5379 thanks

Gửi vào 18/06/2014 - 21:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Libra, on 18/06/2014 - 21:25, said:

Đồng ý, thiên đình phải dùng tiếng Tàu.

Hông thể nào quản lý hết dân thế giới, vì như vậy, hoá ra Thiên Đàng của thánh A La cũng quản lý hết dân thế giới.
Thiên Đình ra mắt bắt dân Tàu quỳ lạy, cho dân Tây đứng chào, Tây gặp Na Tra có cái vòng. hỏi Bé là con nhà ai cưng, đi nhậu cái nha ?

lại thêm cái ý cứng ngắc này nữa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

! nếu nói về đạo thì ala, ông trời, chúa, phật hay ai cũng là một, ông nói thế. còn chuyện tâm linh ai theo ai làm gì đó là quyền tự do. ví dụ tổ ông của ông làm quan hay được phong thánh phong thần chẳng hạn, xin lỗi ông,tôi k cần biết ông đó là ai hết và đương nhiên là quyền của tôi. nên chẳng nhẽ ông bảo tôi phải vái ông tổ nhà ông làm thánh, làm tổ của tôi sao? thui chuyện này tùy các ông hiểu gì thì hiểu. còn về tử vi, dịch ,phong thủy hay môn gì thì mong rằng ông cố chở thành ala, thánh, chúa, hay gì cũng đc miễn là cho dân việt tôi được sung sướng,giàu có, thịnh vượng là tốt rùi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


stop!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

k bàn nữa toàn ch nhàm, tốn cả trang giấy rùi hihi

Thanked by 2 Members:

#19 Cumon17

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 23 Bài viết:
  • 19 thanks

Gửi vào 26/08/2014 - 04:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Monday, on 18/06/2014 - 21:33, said:



Anh bảy ơi, hem hiểu khúc này, giải thích giúp với.



Không dùng ngôn ngữ, ngôn ngữ có giới hạn, dùng tha tâm thông. ^^


#20 Cumon17

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 23 Bài viết:
  • 19 thanks

Gửi vào 26/08/2014 - 04:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TiKiTaKa, on 18/06/2014 - 20:40, said:



Nghe nói trên thiên đình người ta quản chung Việt Trung vào một nước. Khi khấn phải dùng tiếng Tàu thì các quan mới hiểu.
nghe nói thiên đình đồn rằng vn là nước của vua cỏn tàu là nước của tôi thần nên tq phải thuần phục vn nghe như vậy ko biết đúng ko

#21 anhhungxadieu

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 388 Bài viết:
  • 123 thanks

Gửi vào 12/11/2017 - 23:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TiKiTaKa, on 16/06/2014 - 20:29, said:

Lý Tiểu Long:

Giờ Mậu Thìn: GIÁNG TUYẾT NGỘ PHONG
Dịch: Trời đổ tuyết gặp gió
Giải: Tuy hữu tai nạn đắc nhân giải cứu
Dịch: Dù có gặp tai nạn cũng có người giải cứu

Tuyết rơi gặp gió thành cảnh hùng vĩ nhưng thê lương. Trong lời giải có hai chữ "tai nạn" nên biết chắc sẽ gặp nạn. Cứu thoát khỏi hoàn cảnh có nhiều kiểu. Ở đây là lên thiên đường.

PHỤNG TÚC NGÔ ĐỒNG Cách
Thân tâm tiến thoái đa phiên phúc
Thế sự thần tiên kỳ nhất cục
Hàn phong hồng nhạn ảnh trầm trầm
Dạ vũ ngô đồng thanh xúc xúc
Kỷ đa chủng thụ bất thành âm
Tá thủ tài hoa khước mãn lâm
Nhân đắc tiền phu chỉ hành lộ
Đẳng nhàn bạch địa thập hoàng kim



Dịch: CHIM PHỤNG ĐẬU CÂY NGÔ ĐỒNG
Thân và tâm tui tới phần lớn đều trục trặc
Cõi trần thế hay chốn thần tiên chỉ là một cuộc cờ
Gió lạnh bóng hồng nhạn mờ nhạt
Mưa đêm tiếng cây Ngô đồng kêu xào xạt
Biết bao người trồng cây không thành bóng mát
Mượn tay người khác trồng hoa thì nở thành rừng
Nhờ được chú tiều phu chỉ đường đi
Thanh nhàn nhưng đất trắng cũng lượm được vàng ròng


Chim phượng đậu cây ngô đồng là cảnh cao quý. Thế nhưng ở đây là tiến thoái lưỡng nan, nửa đời nửa đạo. Biết bao người luyện không thành thì Lý Tiểu Long luyện công lại thành nên đất trắng đã lượm được hoàng kim.

CƠ NGHIỆP (Cơ Nghiệp)
Hoàng kim đấu lý bất tu lường
Thùy tri thân ngoại tự tương phương
Hồi tư gia sự điền như hữ
Tái chỉnh y quan thượng ngọc đường
Dịch:
Vàng ròng trong đấu chẳng cần đong lường
Có ai hay của đó là “thân ngoại chi vật” (1) sẽ có hại
Nghĩ lại của cải ruộng vườn được bấy nhiêu
Sửa lại áo mũ để lên chốn ngọc đường
(1) Thân ta ở ngoài cõi vật


Cơ nghiệp mà bị phán "vật ngoại thân" thì biết là giàu nhưng không có số hưởng. Ngọc hoàng gọi đi quá nhanh.

HÀNH TÀNG (Sự nghiệp)
Ân cần thiệp lịch trung niên phát
Dã trục xanh ca nhập họa đường
Tá thế nhân nhân thành quí xứ
Khủng giao mạc lộ thất y bàng
Dịch:
Cứ yên lòng trải qua tuổi trung niên sẽ phát
Vang tiếng xanh ca vào nhà đẹp
Mượn thế nhờ người nên quí hiển
Nhưng e lúc cùng đường sẽ mất chổ dựa


Bỏ qua ý nghĩa toàn đoạn thì có mấy chữ đều ứng nghiệm cả: "trung niên" "phát" "vang tiếng" "nhà đẹp" "quý hiển" "cùng đường" "mất chỗ dựa".

THU THÀNH (Mãn cuộc)
Nhược kiến ngưu đầu tinh mã vĩ
Thanh sơn lục thủy lưỡng vô tông
Nam kha mộng nhập Hoa tư quốc
Nhân ức anh hùng thoại ngữ trung
Dịch:
Đến đầu năm Sửu hoặc cuối năm Ngọ
Non xanh nước biếc cả hai không để lại dấu vết
Giấc mộng Nam kha thấy vào nước Hoa tư
Làm người ta nhớ lại bậc anh hùng lúc chuyện trò


Lý Tiểu Long mất năm Quý Sửu, lá số ứng nghiệm vô cùng. Cuộc đời như giấc mộng Nam Kha. Nước Hoa Tư ở đây chính là Hoa Kỳ. Và cuối cùng người đời còn nhớ mãi chuyện người anh hùng Lý Tiểu Long tài năng nổi tiếng và giàu sang nhưng cuộc đời thấy như vó câu qua khe cửa.
Hay,luận giải Quỷ cốc toán mệnh hay thật,ứng nghiệm.

Thanked by 1 Member:

#22 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7730 Bài viết:
  • 17637 thanks

Gửi vào 13/11/2017 - 03:45

HÀNH TÀNG (Sự nghiệp)
Ân cần thiệp lịch trung niên phát
Dã trục xanh ca nhập họa đường
Tá thế nhân nhân thành quí xứ
Khủng giao mạc lộ thất y bàng
Dịch:
Cứ yên lòng trải qua tuổi trung niên sẽ phát
Vang tiếng xanh ca vào nhà đẹp
Mượn thế nhờ người nên quí hiển
Nhưng e lúc cùng đường sẽ mất chổ dựa


Không nên bỏ qua . Chính mấy câu nầy mô tả rõ rang .

Sau tuổi trung niên sẽ phát ,
Có tiếng tăm rồi ở nhà sang .
Mượn tiếng nhờ người nên quý hiển (nhờ người dẫn dắt) .
Đến lúc cùng đường thì không còn ai cả (con cũng mất luôn) .

Thanked by 3 Members:

#23 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3113 Bài viết:
  • 27336 thanks

Gửi vào 03/12/2017 - 17:38

bất cứ người nào móng chân út bị chẻ đôi nếu nói về huyết tộc là dân lai từ thượng cổ. còn khấn việt nam quốc hà nội tỉnh, hay..

Người Tiều ( Triều châu ) tương truyền người có móng út chẻ đôi là thuộc huyết tộc thuần Việt ( nước Việt Câu tiễn cổ
khi chưa bị Sở /Tần thôn tính ), bộ phận người Tiều cũng thuộc nước Việt cổ này , như vậy có lẽ Việt tộc ờ Vn cũng có liên hệ với Việt -Sở ở TQ, và cả Tráng tộc ở Quảng tây
Tráng tộc ( người Choang ) là 1 bộ phận chính của dân Giao chỉ xưa , thuộc nước Dạ lang ( ta là thuộc Văn lang ), nhưng chữ Văn và chữ Dạ khi
viết thảo có thể giống nhau , vì trong lịch sử chẳng có nước nào tên là Văn lang cả ( chỉ thấy trong sử Việt ) .
Như vậy ta và Sở -Việt - Dạ lang đều là anh em . Vì nước Sở cũng có các đời vua Hùng , họ cũng thờ Giao long và nhị vị nữ Tiên ( con gái của Vụ Tiên và Âu Cơ ) .

còn khấn theo kiểu : việt nam quốc Hà nội tỉnh, hay..tương tự là 1 điều rất phổ thông vào thời kỳ phong kiến , khi Nho học còn thịnh hành và về giấy tờ hành chính,văn học , thi cử ..vv mọi mặt đều xài bằng chữ Nho .
Những năm cận đại về sau thì có xài thêm tiếng An nam và tiếng Pháp lang sa , nhưng 1 số mặt trong sinh hoạt vẫn dùng tiếng Tàu , như trong đông y , cưới hỏi , ma chay, đối liễn, điền thổ ,đình chùa, thờ tự vv ảnh hưởng chữ Hán vẫn còn khá đậm , ngay cả sau khi đã chấm dứt thi cử bằng chữ Hán hàng nửa thế kỷ.
các phướng , liễn trong đám ma đều viết chữ Hán , ai đọc ko được thì thôi ( có thể bị hiểu là dốt ), đi mua thuốc Bắc thì người nhà có thể thảo 1 cái đơn thuốc hằng chữ Nho cho chạy xe đến tiệm thuốc mua ,các đông y sỹ người Việt ai hầu như đều có thể viết văn thư bằng Hán ngữ .
Mộ bia đa phần đều khắc chữ Hán, vv
Các bạn trẻ có thể thấy khấn vái kiểu này là lạ lùng , nhưng đối vơi người lớp già thì là chuyện rất bình thường , cách nói năng thời đó cũng dùng rất nhiều từ Hán Nho , ko phải như bây giờ đâu .

#24 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 05/12/2017 - 00:19

Từ sự liên hệ trong tộc Bách Việt cho thấy Kinh Dịch xuất phát từ Việt Tộc rất có cơ sở .

Trích :http://www.lý học .... .....org.vn/dich-hoc/chi-tiet/chu-dich-va-kinh-dich-1628/
"Về nguồn gốc Kinh dịch, một số nhà nghiên cứu cho rằng Kinh dịch không thực sự là của Trung quốc. Ông Hondanariyouki nhận xét “ Ở Chu dịch, các từ thóan tượng đều lấy tên từ các lọai muông thú phương nam (chim hồng). Thêm vào đó, ở Chu dịch có “phi long”; “tiềm long” càng khiến cho người ta cảm thấy Chu dịch là trước tác của người nước Sở viết ra, và ra đời sau khi Trung quốc đã mở đường giao thông về phía nam Kinh Sở”."


Dục Hùng từng là thầy dạy học của Chu Văn Vương càng cho thấy Chu Dịch của Văn Vương học từ Dịch nước Sở .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)
Triều đại
Sở quốc - triện văn, 220 TCN
Giản đồ các nước thời Chiến Quốc[8]
Thụ phong ở đất Kinh
Tổ tiên của Sở là Dục Hùng, được cử đi cai quản khu vực ở phía Nam Triều Ca [9], giữ chức quan trong triều Thương. Dục Hùng đổi thành họ Hùng[10]. Dục Hùng từng là thầy dạy học của Chu Văn Vương, có công trong việc tiêu diệt nhà Thương, nên con ông là Hùng Lệ và cháu ông là Hùng Cuồng đều được phong quan trong triều Chu. Đến đời Hùng Dịch thì được Chu Thành Vương phong cho đất Kinh, làm chư hầu kiến quốc, tước hiệu là Sở tử[11]. Từ thời điểm đó, Sở chính thức trở thành nước chư hầu của nhà Chu. Đất Kinh còn gọi là Kinh Sở, hay Sở quốc. Kinh đô nước Sở ban đầu đặt tại Đan Dương[12].

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 05/12/2017 - 00:21


Thanked by 1 Member:

#25 TieuDu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 85 Bài viết:
  • 40 thanks

Gửi vào 05/12/2017 - 00:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

INDOCHINE, on 03/12/2017 - 17:38, said:

Những năm cận đại về sau thì có xài thêm tiếng An nam và tiếng Pháp lang sa , nhưng 1 số mặt trong sinh hoạt vẫn dùng tiếng Tàu , như trong đông y , cưới hỏi , ma chay, đối liễn, điền thổ ,đình chùa, thờ tự vv ảnh hưởng chữ Hán vẫn còn khá đậm , ngay cả sau khi đã chấm dứt thi cử bằng chữ Hán hàng nửa thế kỷ.
các phướng , liễn trong đám ma đều viết chữ Hán , ai đọc ko được thì thôi ( có thể bị hiểu là dốt ), đi mua thuốc Bắc thì người nhà có thể thảo 1 cái đơn thuốc hằng chữ Nho cho chạy xe đến tiệm thuốc mua ,các đông y sỹ người Việt ai hầu như đều có thể viết văn thư bằng Hán ngữ .
Mộ bia đa phần đều khắc chữ Hán, vv
Các bạn trẻ có thể thấy khấn vái kiểu này là lạ lùng , nhưng đối vơi người lớp già thì là chuyện rất bình thường , cách nói năng thời đó cũng dùng rất nhiều từ Hán Nho , ko phải như bây giờ đâu .

Bác nói "dùng tiếng Tàu" thì cháu phản đối !

Theo cháu chính xác ở đây là dùng "âm Hán Việt"

Âm Hán Việt ra đời vào thời kỳ nhà Đường đô hộ nước ta, khi người Hán đưa chữ Hán vào quản lý hành chính ở nước ta thời kỳ đó. Không rõ ai đẻ ra cái âm Hán Việt này, âm Hán Việt không phải là sinh ngữ, tức nói theo âm Hán Việt thì người Tàu cũng không hiểu được mà người Việt chưa qua đào tạo cũng không hiểu được.

Khi Lý Thường Kiệt đánh trận Như Nguyệt, đọc bài "Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư..." là đọc bằng tiếng Tàu chứ không phải đọc bằng âm Hán Việt như ta đọc "Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư...", phải tìm những thương lái người Việt buôn bán bên Tàu thạo tiếng Tàu đọc bài thơ này vào đêm đêm.

Thanked by 1 Member:

#26 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 05/12/2017 - 00:42

@TieuDu,

Theo tôi hiểu ý của Ma Y Cung chủ vẫn dùng tiếng Tàu là vẫn dùng chữ (văn viết)Tàu trong sinh hoạt còn văn nói thì là tiếng Nôm (Việt) là chính .

Thanked by 1 Member:

#27 TieuDu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 85 Bài viết:
  • 40 thanks

Gửi vào 05/12/2017 - 00:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 05/12/2017 - 00:42, said:

@TieuDu,

Theo tôi hiểu ý của Ma Y Cung chủ vẫn dùng tiếng Tàu là vẫn dùng chữ (văn viết)Tàu trong sinh hoạt còn văn nói thì là tiếng Nôm (Việt) là chính .

Cháu cũng nghĩ là bác Ma Y Cung nghĩ như bác Vô Danh Thiên Địa nói, có lẽ bác MYC gõ nhầm !

Nhưng chữ viết và tiếng nói là khác nhau, chữ viết chỉ là phương tiện để chuyển tải tiếng nói, cải tiến chữ viết như ông Bùi Hiền thì sẽ làm tiếng Việt không còn phong phú nữa mà triệt tiêu cái hay của tiếng Việt đi.

#28 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3113 Bài viết:
  • 27336 thanks

Gửi vào 05/12/2017 - 02:00

VDTD :

-Theo tôi hiểu ý của Ma Y Cung chủ vẫn dùng tiếng Tàu là vẫn dùng chữ (văn viết)Tàu trong sinh hoạt còn văn nói thì là tiếng Nôm (Việt) là chính .

Vâng , đúng vậy anh , những người cùng thời thì sẽ hiểu như vậy, còn 1 số bạn trẻ thì ko hiểu ý mình nói gì .Hoặc giả là họ có thái độ để cho thấy là có sự hiểu biết .

Chữ Tiếng dùng để chỉ = 1/. Writing ,2/ word , 3/language . 4/. Speak . Voice , sound, noise. etc.

Vd như vào phỏng vấn đi Mỹ, người thông dịch hỏi : - Ông có biết tiếng Anh ko ? .
thì chữ Tiếng ở đây nó bao gồm những nghĩa bên trên : tức là bao gồm khả năng đọc , viết và nói .
Vì thế khi ghi : dùng ' Tiếng Tàu " cũng có thể hiểu là viết tiếng Tàu .
và chữ Tàu ở Vn thời đó dĩ nhiên là dùng Âm Hán Việt , điều này ở mức độ quá hiển nhiên ai cũng biết , đâu cần mỗi lần nói đến tiếng Tàu là phải biết đó là thuộc Âm Hán -Việt hay ko ?? .

Bỡi vậy nói chuyện với 1 bộ phận người trẻ nào đó ta phải rất thận trọng vì cái hiểu của họ khác cái hiểu của ta , họ chỉ hiểu Tiếng = language, speak mà ko biết Tiếng còn có nghĩa là writing .

... Đất Kinh còn gọi là Kinh Sở, hay Sở quốc. Kinh đô nước Sở ban đầu đặt tại Đan Dương ..

Không hiểu là tinh cờ hay trùng hợp, người Sở tự xưng là Kinh , người Việt cũng xưng là người Kinh .Dù 2 từ Kinh này khác nhau , nhưng ngay cái từ ( nước ) SỞ nó cũng thay đổi qua nhiều thời kỳ và có ít ra cũng đến 4 chữ Sở khác nhau để cùng chỉ về nước Sở . .

Sửa bởi INDOCHINE: 05/12/2017 - 03:01


Thanked by 3 Members:

#29 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 05/12/2017 - 06:00

@TieuDu

Tiếng là chữ Nôm (chữ Việt) ngày xưa viết là 㗂 mượn âm chữ Tỉnh (省) của chữ Tàu có tượng của mục là mắt nhìn(目)và ghép với chữ khẩu có tượng của miệng nói. Chữ Tiếng được dùng theo nhiều nghĩa như danh tiếng, tiếng tăm , hay chỉ chung ngôn-ngữ bao gồm lời và chữ ví dụ như nói tiếng Việt, viết tiếng Việt, v.v ...thì chữ tiếng dùng như là tỉnh từ bổ nghĩa cho đại danh từ là Việt.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 05/12/2017 - 06:14


#30 anhhungxadieu

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 388 Bài viết:
  • 123 thanks

Gửi vào 27/12/2017 - 02:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 13/11/2017 - 03:45, said:

HÀNH TÀNG (Sự nghiệp)
Ân cần thiệp lịch trung niên phát
Dã trục xanh ca nhập họa đường
Tá thế nhân nhân thành quí xứ
Khủng giao mạc lộ thất y bàng
Dịch:
Cứ yên lòng trải qua tuổi trung niên sẽ phát
Vang tiếng xanh ca vào nhà đẹp
Mượn thế nhờ người nên quí hiển
Nhưng e lúc cùng đường sẽ mất chổ dựa


Không nên bỏ qua . Chính mấy câu nầy mô tả rõ rang .

Sau tuổi trung niên sẽ phát ,
Có tiếng tăm rồi ở nhà sang .
Mượn tiếng nhờ người nên quý hiển (nhờ người dẫn dắt) ,
Đến lúc cùng đường thì không còn ai cả (con cũng mất luôn) .
Tứ tự kim của Lý Tiểu Long và phần hành tàng ( sự nghiệp ) ứng nghiệm với Lý Tiểu Long thế.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |