Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Long Nguyên Quang, on 18/05/2014 - 10:32, said:
Trên giang hồ hiếm khi có một cao thủ đem các bí cấp trong tàng kinh các ra phổ biến cho thiên hạ như vậy ! Quách đại hiệp đúng là có tâm quảng đại! khá khen!
Qua loạt bài viết trên, tôi ghi nhận vài điểm chính:
- Ông Tạ Hân Nhuận thì cho rằng Chính tinh là đại danh từ của số Lạc thư!
- Ông Minh Đăng thì cho rằng Chính tinh xuất phát từ số Nạp âm!
- Tứ Hoá thì đa số khai triển từ Nạp Giáp. Lại phân chia nhiều lạoi nạp giáp...
Theo thiển ý của tôi , huyền học = lý luận logic+ trực giác. Lý thuyết bát quái, nạp âm, nạp giáp, hà đồ, lạc thư... chính là những bậc thang để chúng ta bắc thang leo lên trời nhưng muốn chạm được đến Tinh tú ( Chính tinh) thì vẫn còn một khoảng cách, muốn vượt khoảng cách này phải dùng trực giác. Bởi vậy nhiều kẻ bắc thang lên trời nhưng cuối cùng chỉ ngậm ngùi rơi vào Thiên không!
Vâng, QNB rất đồng tình với ý kiến của lão Long "Huyền học = lý luận logic + trực giác", thậm chí còn cần đến yếu tố may mắn (tức là cái "Duyên kỳ ngộ").
Ngay cả khoa học của phương Tây, rất logic và rõ ràng, tưởng chừng chỉ cần tập trung tinh lực vào logic và các công thức là đủ, nhưng thực tế lại chứng minh rằng thiếu yếu tố trực giác nhạy bén và "Duyên kỳ ngộ" thì khoa học phương Tây vẫn khó mà tiến xa được.
Giả thử:
- Archimedes không tắm bằng bồn, chưa chắc nguyên lý về lực đẩy Acsimet đã được phát minh.
- Quả táo không rơi trúng đầu Newton, chưa chắc định luật vạn vật hấp dẫn đã đuợc khám phá.
- Mendeleev không nằm mơ thấy các nguyên tố hóa học xếp thành hàng thành cột, chưa chắc bảng hệ thống tuần hoàn hóa học đã được khám phá.
- Kekule không nằm mơ thấy 6 con rắn ngậm đuôi nhau thành vòng tròn, chưa chắc cấu trúc hóa học của vòng Benzen đã được khám phá
- Descartes không nằm mơ thấy có "tiên ông" hướng dẫn cho cách nạp số vào hình học, chưa chắc chuyên ngành hình học giải tích đã phát triển.
- ...
Về việc QNB đem nhiều quan điểm cũng như các phương pháp suy luận nghiên cứu của các nhà để mà phổ biến ra là do QNB rất ngưỡng mộ những người viết sách, bất kể dù có chỗ đúng có chỗ chưa đúng cũng đều đáng trân trọng. Vì chúng ta đều là phàm nhân chứ chẳng phải Thánh nhân, nên không phải cái gì nói ra đều đúng hết cả.
QNB rất ưa thích câu nói của học giả Đằng Sơn trong cuốn TVHTKH2, đại khái là "Nếu độc giả thấy đúng thì hy vọng đó là viên gạch lọt đường cho người sau đi tiếp đến đích, nhưng vẫn nên đặt ra các câu hỏi nghi ngờ mà nghiên cứu tiếp. Còn nếu sai thì hy vọng tránh được cho người sau khỏi đi vào vết xe đổ, tùy nghi gạt bỏ sang một bên mà đi tiếp con đường nghiên cứu của mình".
Về việc:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Long Nguyên Quang, on 18/05/2014 - 10:32, said:
- Ông Minh Đăng thì cho rằng Chính tinh xuất phát từ số Nạp âm!
thì không hẳn là như vậy đâu ạ. Vì ông Minh Đăng cho rằng
14 Chính Tinh là sự hóa thân của Nhị Thập Bát Tú, theo quan điểm của phái Thiên văn Cái Thiên là xem từng nửa của Thiên Cầu, vào ban ngày thì "diện Nam", vào ban đêm thì "diện Bắc", ngẩng đầu lên xem Sao và cúi đầu quan sát bóng nắng (ngưỡng quan phủ sát), phối hợp với Lịch Pháp mà diễn hóa ra các tinh tượng cùng tính chất của chúng,...
Tiếc là QNB không tìm thấy tung tích cuốn sách "Chính tinh bản nguyên luận" của ông Minh Đăng, nhưng trong một tác phẩm khác thì QNB xin trích một đoạn mà ông Minh Đăng chú giải sách "Thái Ất tinh kinh" để mọi người thấy rõ quan điểm của ông ấy:
Trích dẫn
- Đông bắc tây nam, long quy hổ điểu, tứ tượng thất chính, thành nhập bát tú. Đông phương thương long, giác, kháng, đê, phòng, tâm, vĩ, cơ, thất thập ngũ số; bắc phương huyền quy, đẩu, ngưu, nữ, hư, nguy, thất, bích, cửu thập bát số hựu tứ phân chi nhất; tây phương bạch hổ, khuê, lâu, vị, mão, tất, chủy, sâm, bát thập số; nam phương chu điểu, tỉnh, quỷ, liễu, tinh, trương, dực, chẩn, bách thập nhị số.
(Đông Bắc Tây Nam, Long Quy Hổ Điều, là tứ tượng thất chính, tạo thành 28 Tú. Phương Đông có Thanh Long gồm Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, số bảy mươi lăm (75); phương Bắc có Huyền Quy gồm Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, số 98 lẻ 1/4 (98.25); Tây phương có Bạch Hổ gồm Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, số tám mươi (80); phương Nam có Chu Điểu gồm Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn, số một trăm mười hai (112)).
Chú giải:
Đây là nói về 28 Tú. Vị quan xem Thiên Văn ngày xưa lấy 28 Tú làm Kinh, lấy Ngũ Tinh làm Vĩ, mà đo lường thiên tượng, nhằm chiêm nhân sự. 14 chính tinh của Tử Vi Đẩu Số chính là hóa thân của 28 Tú, mà không phải là ngôi sao thực nào cả, chính là rút ra tính quy luật của của sự đối ứng (tương ứng, phù hợp) của mối quan hệ giữa 28 Tú và Ngũ Tinh, mà hình thành nên "Hư tinh" vậy. Chứ nó với Nam Đẩu lục tinh và Bắc Đẩu thất tinh là không có liên can gì, chỉ mượn cái tên của chúng như thế thôi.
Nam đẩu lục tinh nằm ở phương Bắc chỗ tú Đẩu của chòm Huyền Vũ và do 6 ngôi sao cấu thành nên, vị quan xem thiên văn xưa gọi là Thiên Phủ, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thiên Cơ, Thiên Đồng cùng với Thiên Khố Lâu, trong số đó thì Tử Vi mượn dùng 5 ngôi.
Bắc đẩu thất tinh là Tham Lang, Văn Khúc, Liêm Trinh, Cự Môn, Vũ Khúc, Phá Quân, Lộc Tồn, trong đó Tử Vi cũng mượn dùng 5 ngôi (chính tinh), ngoài ra thêm Thất Sát, Tử Vi, Nhật Nguyệt là gọi chung bằng 14 chính tinh.
- Nhất tuế nhật nguyệt tương hội thập hữu nhị, viết: tinh kỷ, huyền hiêu, giáng lâu, đại lương, thực trầm, thuần thủ, thuần hỏa, thuần vĩ, thọ tinh, đại hỏa, tích mộc, nhập bát tú liệt yên, ngũ tinh kiến yên.
(Mỗi một năm thì Nhật Nguyệt tương hội 12 lần, viết: Tinh Kỷ, Huyền Hiêu, Giáng Lâu, Đại Lương, Thực Trầm, Thuần Thủ, Thuần Hỏa, Thuần Vĩ, Thọ Tinh, Đại Hỏa, Tích Mộc, chỗ của 28 Tú bày ra, nơi Ngũ Tinh được thấy).
Chú giải:
Đây là nói về 12 Thứ, cái gọi là "Nhập bát tú liệt yên, ngũ tinh kiến yên" đó chính là ý nghĩa của Kinh và Vĩ, cho nên Ngũ Tinh còn có tên là "Ngũ Vĩ". Cùng với đoạn dưới 12 Thần, 12 cung, tương hợp, tức là Thiên Địa Nhân tương giao cảm ứng, cho nên toàn bộ Tượng của Tử Vi đều có thể thể hiện ở trong 12 cung vị tại Địa Bàn.
- Thiên hữu thập nhị thứ, địa hữu thập nhị thần, nhân hữu thập nhị cung.
(Thiên có 12 Thứ, Địa có 12 Thần, Nhân có 12 cung).
Chú giải:
Xem chú giải ở trên.
- Thiên khai vu tý, địa tịch vu sửu, nhân sinh vu dần. Chu chính kiến tý, ân chính kiến sửu, hạ chính kiến dần.
(Trời mở ở Tý, Đất mở ở Sửu, Người sinh ở Dần.
Chú giải:
Tý Sửu Dần chính là Thiên Địa Nhân tam nguyên (3 cái căn bản đầu tiên) của Đẩu Số, cái lý vô cùng của nó xuất phát từ đây. Cho nên quyển nhị "chương Lý Tượng" viết: "Tý Tham Lang, Sửu Phá Quân, Dần Thất Sát. Thiên Địa Nhân tam tài đủ cả vậy".
QNB chú: cái đoạn "Chu chính kiến tý, ân chính kiến sửu, hạ chính kiến dần", theo QNB hiểu thì muốn nói đến việc sử dụng lịch pháp của 3 triều đại, nhà Chu dùng lịch kiến Tý, nhà Ân dùng lịch kiến Sửu, nhà Hạ dùng lịch kiến Dần".
- Dần thân nhất, mão dậu nhị, thìn tuất tam, tị hợi tứ, tý ngọ ngũ, sửu mùi lục.
(Dần Thân 1, Mão Dậu 2, Thìn Tuất 3, Tị Hợi 4, Tý Ngọ 5, Sửu Mùi 6).
Chú giải:
Đây là nói về lục đạo. Dần cung làm điểm gốc tọa độ, là điểm gốc 0 độ trong hệ tọa độ, cho nên Tử Phủ xuất ở Thân mà nhập ở Dần (tức là khởi điểm nhịp rung động của các Cục trong Tử Vi là Dậu Ngọ Hợi Thìn Sửu Dần, quyển 2 "chương Lý Tượng" có phân tích), nên Dần là 1. Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tị Hợi, Tý Ngọ, Sửu Mùi chính là 6 đạo của Cái Thiên quan, theo thứ tự sắp xếp khoảng cách, được âm dương ngũ Cục, số giao của chúng cũng đều do 1 đến 6.
------------------------------------------------------------
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Smoking, on 18/05/2014 - 10:00, said:
Xét thấy cái thói khi không hiểu thì lên tiếng chê bai hay đổ cho rằng dấu diếm chẳng phải đặc tính của riêng ai.
Xét Minh Đăng, chỉ chuộng cái phức tạp có sức huyễn hoặc mà chê bai rằng [ "Tham Đồng Khế" của Ngụy Bá Đương lấy sự tròn khuyết của Trăng mà giải thích, thực chẳng phải xuất phát từ cái lý tự nhiên...]. ( câu này hắn viết cho thấy cái dốt của hắn !!! )
Tham Đồng Khế" của Ngụy Bá Đương vốn giản dị hơn nhiều và thâm thúy hơn gấp vạn lần so với những gì mà hắn - Minh Đăng viết.
Bởi vì không thấy chỗ nào ông Minh Đăng phản biện trực tiếp để vạch ra những điều mà ông ta cho là [
sai lầm trong việc dùng Nguyệt Lượng để giải thích Nạp Giáp trong cuốn "Tham Đồng Khế"], cho nên QNB cho rằng tạm coi việc ông ấy chê quan điểm của Ngụy Bá Đương là chê vu vơ theo quan điểm riêng của ông ta vậy thôi.
Còn ông Minh Đăng dốt hay không, thì QNB cho rằng riêng về lãnh vực Lịch Pháp và Thiên Văn cổ lẫn Thiên Văn hiện đại là ông này không dốt chút nào, thậm chí ông ta còn có nhiều phân tích sắc bén đối với lãnh vực này trong Tử Vi qua tác phẩm "Cơ sở nguyên lý của Tử Vi tượng học" của mình.
Tuy là chê về điểm lấy Nguyệt Lượng để giải thích Nạp Giáp, nhưng có nhiều chỗ khác, điểm khác lại có sự đồng tình và có sử dụng lý luận như "Càn Khôn điên đảo", "Ngũ Hành điên đảo",... của Đạo gia. Tức là ông ta vẫn có nhiều sự đồng thuận với một số quan điểm khác trong lý luận của Ngụy Bá Đương (vốn là Đạo gia, hiệu Hỏa Long chân nhân, thời Đông Hán. Có lẽ khái niệm "Ngũ hành điên đảo" cũng khởi xuất đầu tiên từ Tham Đồng Khế theo phương pháp "luyện đan" của Đạo gia).