Jump to content

Advertisements




Nguyên lý sáng tác của Tử Vi Đẩu Số


42 replies to this topic

#1 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 11/05/2014 - 08:16

Nguyên lý sáng tác của Tử Vi Đẩu Số


QuachNgocBoi lược dịch.


(Mục 1: Thập bát phi tinh với Thiên can Tứ Hóa)


Tư liệu dành cho: phòng học đẩu số Hân Liên
Tạ Hân Nhuận lão sư: trình bày
Trương Tuấn Tường, Lâm Phẩm Lương, Tằng A Thuần, Lý Tú Dung: chỉnh lý.


LỜI MỞ ĐẦU


Loạt bài viết "Nguyên lý sáng tác của Tử Vi Đẩu Số" là lý luận học thuật nghiêm cẩn thấu đáo, có hệ thống mà vén mở cấu trúc sáng tác của Tử Vi Đẩu Số đã bị thất truyền từ lâu. Các mục bài đều là từ các văn bản kinh điển của lịch sử TVĐS mà bình thường rất khó có thể được trông thấy dù chỉ 1 lần. Đầu tiên đưa ra mục 1: Thập Bát Phi Tinh với Thập Can Tứ Hóa (dưới đây gọi tắt là "Bài này/Bản gốc").

Sáng tác của 18 Phi Tinh cùng với quan hệ của 10 Can Tứ Hóa chính là như sự mật thiết bất khả phân chia của mối liên hệ cốt nhục. Trên khía cạnh lịch sử Tử Vi Đẩu Số thì tác phẩm loại này của tôi trước tác là "Nguyên lý Tứ Hóa của Tử Vi và ứng dụng" (năm 1999, tháng 1, NXB Bách Quan phá hành), cũng có thể gọi là bản đầu tiên trong bao nhiêu năm qua trong lịch sử TV Đẩu Số, cũng là loại tư liệu hoàn chỉnh nhất, từ lúc phát hành tới nay nhận được rất nhiều ái mộ và hứa hẹn nghiên cứu của các học giả trong giới TVĐS; mà Bài này chính là lấy thủ pháp thô thiển cũ kỹ khác biệt để nói rõ những khía cạnh quan trọng của nó, nội dung nghiêng nặng về tính học thuật, đặc biệt phù hợp với tất cả học giả nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số cùng với cả các học giả nghiên cứu Dịch học.

Nếu như mà những người đã từng bó tay chẳng cách nào để thẩm thấu môn Tử Vi Đẩu Số, hoặc những ông hiểu biết nửa vời, lơ tơ mơ, sau khi đọc thông Bài này thì có thể đả thông 2 mạch Nhâm Đốc, khiến cho công lực tăng cường tới cả chục năm.

Đối với những ông mà đã trải qua thuần thục với ứng dụng của Tử Vi Đẩu Số thì đọc thông bài này tất sẽ có thể tăng cường sự biến hóa về chiều sâu cũng như rộng đối với các kỹ xảo ứng dụng ấy.

Còn đối với những ông chỉ nghiên cứu về Dịch học thì đọc thông bài này là ngài liền nắm bắt phát hiện được Tử Vi Đẩu Số chính là một môn nhu hợp trọn vẹn, là khoa ứng dụng học của lý luận Dịch học.


NỘI DUNG



▼ mục lục
. Đặc điểm của Tiên thiên bát quái
. Đặc điểm của Hậu thiên bát quái
. Hậu thiên bát quái phối số Lạc Thư
. Bát quái nạp giáp
. Thiên Can thủ số
. Hà đồ
. Bát quái nạp Chi
. Hậu thiên bát quái theo các tham số Thiên Can, Địa Chi, Ngũ Hành, Lạc Thư số, Hà Đồ số xâu chuỗi thành nhất thể
. Nguyên lý của Hóa Kỵ
. Nguyên lý của sự đưa đến hai nhóm sao lớn Tử Vi, Thiên Phủ, cùng với sự bài bố của chúng tại mệnh bàn.
. Nguyên lý của Hóa lộc
. Nguyên lý của Hóa Quyền
. Văn khúc đại diện Phá Quân hóa Kỵ, Văn Xương đại diện Thiên Lương hóa Kỵ
. Nguyên lý của Hóa khoa
. Nguyên lý của sự đưa đến Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Khúc, Văn Xương và sự bài bố của chúng tại mệnh bàn.

. Hậu ký ( tổng hợp tham thảo )
▼ mục lục ( đồ biểu )
. Đồ 1: Tiên thiên bát quái
. Đồ 2: Hậu thiên bát quái
. Đồ 3: Lạc thư
. Đồ 4: Hậu thiên bát quái phối lạc thư số
. Đồ 5: Tiên thiên bát quái nạp giáp
. Đồ 6: Hậu thiên bát quái nạp giáp phối lạc thư số
. Đồ 7: Hà đồ
. Đồ 8: 24 sơn
. Biểu 9: Bát quái phối âm dương ngũ hành, phối lạc thư số, nạp giáp, nạp chi, phối Hà đồ số
. Đồ 10: Hậu thiên bát quái cửu cung phối Lạc thư số và Hà đồ số
. Đồ 11: Thiên can, Địa chi, lạc thư số chi đối ứng quan hệ
. Đồ 12: Hóa Kỵ
. Đồ 13: vi Lạc thư sổ mệnh danh
. Đồ 14: Tử Vi tinh quần (5→1→6→3→8 nghịch hành )
. Đồ 15: Thiên Phủ tinh quần(5→2→7→4→9 thuận hành )
. Đồ 16: Bài bố của các hệ tinh quần Tử Vi, Thiên Phủ
. Đồ 17: Lộc Quyền tương sinh bát quái
. Đồ 18: Lộc Quyền tương sinh bát quái nạp giáp
. Đồ 19: Hóa Lộc, Hóa Quyền
. Đồ 20: Hóa Khoa dẫn đến từ Hóa Kỵ đích thị là năm vị trí Thổ - Thìn thổ, Tuất thổ, Sửu thổ, Mùi thổ, Trung thổ
. Đồ 21: Hóa Khoa

----------------------



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




"Cương nhu tương ma, Bát quái tương đãng" (Cương nhu tiếp xúc qua lại với nhau, Bát quái giao qua lại với nhau) - Hệ Từ truyện - Dịch Kinh.
Cái cương là dương, ở quái hào mà nói thì nó thuộc Hào dương. Cái nhu là âm, ở trong quái hào mà nói thì nó được quy về Hào âm.
Cái gọi là "Cương nhu tương ma" (cứng mềm cọ sát qua lại với nhau) ấy, ở đây có thể thấy rõ ràng là cái hàm ý về sự hỗ hoán (trao đổi qua lại) của các hào âm dương.
Cái gọi là "Bát quái tương đãng" (tám quái giao qua lại với nhau) ấy, ở đây có thể giải thích cho sự tương giao qua lại nhau của Bản quái với Đối quái.
Mà đồng thời trong lúc tương giao qua lại thì có sự tiến hành của cương nhu hỗ hoán. Đó là, Bản (/Đối) quái có Hào dương (/âm) hoán chuyênt hành Hào âm (/dương) của Đối (/Bản) quái. Cho nên trong bản chất của "Bản Đối" của Tiên Thiên Bát Quái vốn có sẵn cái hàm ý của sự hỗ hoán âm dương, lai vãng, hỗ thông, hữu vô,...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




▼ Hậu Thiên Bát Quái phối số Lạc Thư

"Hậu Thiên Bát Quái thủ số:

Nhất khảm số hề nhị số khôn,
Tam chấn tứ tốn số trung phân,
Ngũ ký trung cung lục càn thị,
Thất đoài bát cấn cửu ly môn.
=
1 là số Khảm, 2 số Khôn
3 Chấn, 4 Tốn, số trong hồn
5 gửi Trung cung, 6 Càn đó
7 Đoài, 8 Cấn, 9 Ly môn.

(Tinh Mệnh với Chiêm Bốc của Dịch Kinh, trang 57, Tiến sĩ Chu Văn Quang trước tác, NXB Lão Cổ Văn Hóa).
Đồ hình 3 là đồ hình bài bố của các số Lạc Thư, còn đồ hình 4 thì là sự tương phối của Số Lạc Thư với Hậu Thiên Bát Quái.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#2 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 11/05/2014 - 08:49

▼ Bát Quái nạp giáp

"Nạp Giáp của Dịch học Kinh Phòng thời Tây Hán, chính là lấy Bát Quái tóm hợp lại quy nạp thuộc về mười vị số của Thiên Can. Định lệ của nó là: Càn nạp Giáp Nhâm; Khôn nạp Ất Quý; Khảm nạp Mậu; Ly nạp Kỷ; Cấn nạp Bính; Chấn nạp Canh; Đoài nạp Đinh; Tốn nạp Tân" (Tinh Mệnh với Chiêm Bốc của Dịch Kinh, trang 90).
Nếu như lấy đồ hình của Tiên Thiên Bát Quái để mà biểu thị thì ta sẽ có hình thức như đồ hình 5.

(Tạ Hân Nhuận chú: Phép tắc của Bát quái nạp giáp, nguyên do cổ nhân quan sát Nguyệt Lượng - tức là độ sáng của Mặt Trăng - ở trên bầu trời xem tròn khuyết và sự biến hóa sau đó về phương vị ra sao rồi quy nạp lại mà thành. Lý luận tương quan hãy xem trước tác "Tham Đồng Khế" của Ngụy Bá Dương chân nhân - tức Hỏa Long chân nhân - thời Đông Hán.

QNB chú: Theo một bài viết của học giả Minh Đăng mà tôi đã đọc qua, ông này dùng kiến thức thiên văn rất phong phú của mình cùng với các kinh điển đồ sộ đã chê Ngụy Bá Đương rất ghê về quan điểm lấy Nguyệt Lượng mà giải thích. Cũng với bài viết của mình, ông Minh Đăng đã chỉ ra phép Nạp Giáp của Kinh Phòng là nạp cho quái kép 6 hào - gọi là "Nạp giáp Thai Dục pháp", còn phép Nạp giáp mà dùng cho quái đơn 3 hào thì ông ấy gọi là "Nạp giáp Lưu Hành pháp").

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



"Tượng số của Hà Lạc, từ Kinh Phòng trở về sau, hết thảy đều áp dụng Nạp giáp thủ số. Đại khái đều lấy thủ số của Hậu Thiên Bát Quái làm tiêu chuẩn".
(Tinh Mệnh với Chiêm Bốc của Dịch Kinh, trang 90, 91).
Nếu như lấy đồ hình để mà biểu thị thì ta sẽ có hình thức như trong đồ hình 6.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#3 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 12/05/2014 - 08:29

▼ Thiên Can thủ số

Thiên Can thủ số "Là căn cứ nạp giáp với thủ số của Hậu Thiên Bát Quái mà tới. Căn cứ vào phép Nạp giáp của Dịch học Kinh Phòng đời nhà Hán, Càn nạp Giáp Nhâm, mà thủ số của Hậu Thiên Bát Quái của Càn là 6, cho nên thủ số của Giáp với Nhâm là 6.
Khôn nạp Ất Quý, mà Khôn số 2 nên thủ số của Ất Quý là 2.
Cấn nạp Bính, mà Cấn số 8 nên thủ số của Bính là 8.
Đoài nạp Đinh, mà Đoài số 7 nên thủ số của Đính là 7.
Khảm nạp Mậu, mà Khảm số 1 nên thủ số của Mậu là 1.
Ly nạp Kỷ, mà Ly số 9 nên thủ số của Kỷ là 9.
Chấn nạp Canh, mà Chấn số 3 nên thủ số của Canh là 3.
Tốn nạp Tân, mà Tốn số 4 nên thủ số của Tân là 4".
(Tinh Mệnh với Chiêm Bốc của Dịch Kinh, trang 59).
Đối chiếu mối quan hệ của Thiên Can thủ số, xem đồ hình 6 (bên trên).


▼ Hà Đồ

"Khổng Tử có giải thích về số của Hà Đồ là: Trời 1, Đất 2, Trời 3, Đất 4, Trời 5, Đất 6, Trời 7, Đất 8, Trời 9, Đất 10. Số Trời có 5 con số, còn số Đất có 5 con số, năm vị trí tương đắc mà đều có sự hợp. Số Trời 25, số Đất 30, vị chi 55 cho nên thành ra biến hóa mà lưu thông quỷ thần vậy".
(Dịch Thược - tức Chìa khóa Kinh Dịch, trang 186, Trần Bỉnh Nguyên trước tác, NXB Bác Nguyên)
Phương thức bài bố của Hà Đồ xem ở đồ hình 7.

(QNB chú: chả biết cuốn Dịch Thược viết gì, nhưng đoạn trích trên này tôi cho rằng ông Trần Bỉnh Nguyên đã cố tình gán ghép lời giải thích về Hà Đồ cho Khổng Tử. Trên thực tế, Khổng Tử không có nói gì đến Hà Đồ Lạc Thư cả, toàn là ông cháu của ông ta là Khổng An Quốc nói mà thôi. Cuốn "Kinh Dịch trọn bộ" của cụ Ngô Tất Tố dịch nguyên văn từ bộ "Chu Dịch đại toàn" của Hồ Quảng & Kim Âu Tư soạn theo lệnh Minh Thành Tổ, cũng có đề cập sơ qua rồi.
Ngoài ra, năm 1977, khi khai quật mộ Hán ở tỉnh An Huy có phát hiện ra một đồ bàn cửu cung Lạc Thư, hiện là bằng chứng duy nhất chứng minh Đồ Thư xuất hiện ở thời nhà Hán. Hiện vẫn chưa có bằng chứng nào chứng tỏ Đồ Thư xuất hiện ở trước thời nhà Hán cả. Ngay cả trong tác phẩm của Lưu Hâm cùng thời Khổng An Quốc cũng vậy. Mà chúng ta nên nhớ rằng, Lưu Hâm và bố của ông ta là Lưu Hướng từng có nghi án về việc chép phứa ra một số nội dung trong Kinh Dịch sau khi để thất lạc, cháy kho sổ sách của Quốc Sử quán nhà Hán).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


"Cái gọi là Ngũ vị tương đắc nhi các hữu hợp (năm vị trí tương đắc mà đều có sự hợp), là chỉ về phương vị của sự bài bố ở bên trong của Hà Đồ mà nói đấy thôi. 1 với 6 là Thủy cùng cư ở Bắc, 2 với 7 là Hỏa cùng cư ở Nam, 3 với 8 là Mộc cùng cư ở Đông, 4 với 9 là Kim cùng cư ở Tây, 5 với 10 là Thổ cùng tương thủ tại trung ương, tất cả lấy đồng loại tương cầu, tức là ngũ vị tương đắc".
(Dịch Thược, trang 186, 187).

Hà Đồ chẳng những phối hợi Tiên Thiên bát quái mà đồng thời cũng bao quát cả Hậu Thiên bát quái.
"Hà Đồ đã quả là bao hàm cả Hậu Thiên Bát Quái và tám phương hướng vị trí của Lạc Thư, cũng đang cùng tương xứng với Tiên Thiên Bát Quái, ấy là Đồ Thư cùng với Bát Quái tương thông".
(Dịch Thược, trang 198).


▼ Bát Quái nạp Chi

"Nạp Chi là từ sở dụng của 24 Sơn trong Địa Lý mà đến. Tương truyền 24 Sơn đã có từ thời nhà Hán, nhưng không biết ai là người phát minh ra. Căn cứ vào 24 Sơn của đồ hình 8, có thể biết Khảm nạp Tý, Cấn nạp Sửu Dần, Chấn nạp Mão, Tốn nạp Thìn Tị, Ly nạp Ngọ, Khôn nạp Mùi Thân, Đoài nạp Dậu, Càn nạp Tuất Hợi".
(Tinh Mệnh với Chiêm Bốc của Dịch Kinh, trang 109).


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




▼ Hậu thiên bát quái theo các tham số Thiên Can, Địa Chi, Ngũ Hành, Lạc Thư số, Hà Đồ số xâu chuỗi thành nhất thể.

Tương ứng với từ các đồ hình 2 đến đồ hình 8, được chỉnh lý thành bảng biểu 9.

▼ biểu 9: Bát quái phối âm dương ngũ hành, phối Lạc Thư số, nạp Giáp, nạp Chi, phối Hà Đồ số

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Xét kỹ bảng 9 có thể phát hiện một số đặc điểm:

1. Chúng ta có thể dùng Hậu Thiên Bát Quái làm trung gian môi giới, phân biệt với Thiên Can, Địa Chi, Ngũ Hành, số Lạc Thư, số Hà Đồ hình thành quan hệ đối ứng riêng biệt.
Như quái Càn: nạp Thiên can Giáp Nhâm, nạp Địa chi Hợi Tuất, phối số Lạc Thư 6, phối Ngũ hành dương Kim, phối số Hà Đồ 9;
Lại như quái Đoài: nạp Thiên can Đinh, nạp Địa chi Dậu, phối số Lạc Thư 7, phối Ngũ hành âm Kim, phối số Hà Đồ 4, v.v... ngoài ra thì các quái cũng cùng lý tương tự như thế.
Mà bởi vì có sự trung gian môi giới của quái Càn, nên Thiên can Giáp Nhâm thuận lợi cùng với Địa chi Tuất Hợi, cùng với số Lạc Thư 6, hình thành mối quan hệ đối ứng riêng biệt. Bởi vì có sự trung gian môi giới của quái Đoài nên Thiên can Đinh thuận lợi cùng với Địa chi Dậu, cùng với số Lạc Thư 7, hình thành mối quan hệ đối ứng riêng biệt, v.v...

2. Ngay mối quan hệ đối ứng của Bát quái với Thiên Can mà nói, 4 quái dương (Càn, Khảm, Cấn, Chấn) phân chia ra nạp 5 Can dương (Giáp Nhâm, Mậu, Bính, Canh); còn 4 quái âm (Tốn, Ly, Khôn, Đoài) phân chia ra nạp 5 Can âm (Tân, Kỷ, Ất Quý, Đinh).

3. Ngay mối quan hệ đối ứng của Bát quái với Ngũ hành mà nói, 4 quái dương (Càn, Khảm, Cấn, Chấn) phân chia ra phối với dương Kim, Thủy, dương Thổ, dương Mộc; còn 4 quái âm (Tốn, Ly, Khôn, Đoài) phân chia ra phối với âm Mộc, Hỏa, âm Thổ, âm Kim.

Căn cứ vào những đặc điểm này, chúng ta có thể đem mối quan hệ đối ứng của các quái với các số Hà Đồ, số Lạc Thư ở trong bảng biểu 9 mà chuyển hóa thành đồ hình 10;
Mặt khác, đem các Thiên Can với các Địa Chi trong bảng biểu 9, cùng với các tham số đối ứng Lạc Thư chuyển hóa thành đồ hình 11 biểu diễn sự đối ứng trong bối cảnh 12 Địa Chi, đồ hình 11 chính là hình phôi thai của Thập Can hóa Kị.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#4 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 12/05/2014 - 09:01

▼ Nguyên lý của Hóa Kỵ

Từ đồ hình 11 có thể thấy 10 Thiên can phân chia ra nhập vào 12 cung vị Địa Chi, chẳng qua là dựa theo một chút sự điều chỉnh:
Đem can Mậu (phối số Lạc Thư 1) từ vị trí Tý di chuyển nhập vào vị trí Sửu.
Đem can Kỷ (phối số Lạc Thư 9) từ vị trí Ngọ di chuyển nhập vào vị trí Tị.
Ta được đồ hình 12.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Người sáng tác Đẩu Số đem các Thiên Can của đồ hình 12 (hoặc bảng biểu 9) cùng với sở phối của nó đối với mối quan hệ của các số Lạc Thư mà định nghĩa là "Hóa Kị", theo thứ tự như sau:

Giáp cùng 6A hóa Kị; Ất cùng 2A hóa Kị; Bính cùng 8 hóa Kị; Đinh cùng 7 hóa Kị; Mậu cùng 1 hóa Kị; Kỷ cùng 9 hóa Kị; Canh cùng 3 hóa Kị; Tân cùng 4 hóa Kị; Nhâm cùng 6B hóa Kị; Quý cùng 2B hóa Kị.

(Thuyết minh: Giáp Nhâm phối 6, Ất Quý phối 2, chính là 2 Can phối với 1 Số cho nên có sự phân biệt, bút giả đem Giáp phối với 6A, Nhâm phối với 6B, Ất phối với 2A, Quý phối với 2B, đại diện đó mà).

Bút giả nghiên cứu sự phân định của người sáng tác Đẩu Số lúc bấy giờ đêm đồ hình 11 điều chỉnh thành đồ hình 12 cũng định nghĩa nguyên nhân Hóa Kị của chúng như sau:

1. Lấy quan điểm của Hậu Thiên bát quái mà nói, thì mối quan hệ đối ứng của Thiên Can, Địa Chi, số Lạc Thư ở trong đồ hình 12 là thông qua kết quả của Hậu Thiên bát quái nạp Giáp, nạp Chi và phối số Lạc Thư.
Mà giữa các quái Bản - Đối ở trong Hậu Thiên bát quái, chỉ có "Ly Khảm" mới đúng là Thác Quái. Còn lại các tổ như "Tốn Càn", "Chấn Đoài, "Cấn Khôn" đều không phải là Thác Quái, tượng trưng cho giữa các quái Bản - Đối đó không có sự giao dịch vãng lai qua lại lẫn nhau. Hiện tượng này, có thể dấn thêm một bước nữa để mà nói rõ xem giữa các chuỗi Thiên Can của Bản quái với các số Lạc Thư của Đối ứng cũng là không giao dịch vãng lại qua lại với nhau. Cho nên người sáng tác Đẩu Số đem hiện tượng này định nghĩa là Hóa Kị. Cái hàm ý của Hóa Kị (hóa thành không ưa nhau) này đây vốn có sự bất lưu thông, hoặc là tự vạch ra / chia cắt giới hạn địa phận, hoặc là tự tảo môn tiền tuyết (xúc tuyết trước thềm),...
(Cho nên, Hóa Kị vào con Người mà nói, nó đại biểu cho sự lạnh lùng, hờ hững, xa cách, trở ngại, khó có thể lưu thông với nhau,... còn vào Tiền bạc của cải mà nói thì nó đại biểu cho sự suy giảm, thiếu thốn, thu lại, co lại, quay vòng chẳng được thuận lợi,... còn vào sự nghiệp công việc mà nói thì nó đại biểu cho sự trở ngại, khó thi hành, khó làm, khó thăng tiến,... còn vào sức khỏe ở thân thể mà nói thì nó đại biểu cho sự bất ổn, không điều hòa, trái với bình thường,...)

2, Với quan điểm của số Hà Đồ mà nói:
Khảm (phối số Hà Đồ 1, 6, phối với Thủy của Ngũ Hành);
Ly (phối số Hà Đồ 2, 7, phối với Hỏa của Ngũ Hành);
Hai quái này đều phối với số Hà Đồ có một Cơ một Ngẫu, lại chỉ lấy riêng quái thể mà nói: Bản thân hai quái Khảm, Ly chính là có hàm ý hợp lại trung hòa về âm (ngẫu) dương (cơ).
Ngược lại, xét
Càn (phối số Hà Đồ 9, phối với dương Kim của Ngũ Hành);
Chấn (phối số Hà Đồ 3, phối với dương Mộc của Ngũ Hành);
Cấn (phối số Hà Đồ 5, phối với dương Thổ của Ngũ Hành);
Khôn (phối số Hà Đồ 10, phối với âm Thổ của Ngũ Hành);
Đoài (phối số Hà Đồ 4, phối với âm Kim của Ngũ Hành);
Tốn (phối số Hà Đồ 8, phối với âm Mộc của Ngũ Hành);
thì thấy cả sáu quái này có số nếu chẳng là độc dương thì cũng là cô âm, chính là không có sự phối hợp âm dương. Cho nên sáu quái đó được xâu chuỗi thành nhất thể của mối quan hệ đối ứng Thiên Can với sự phối số Lạc Thư cũng là không có sự phối hợp âm dương, rồi nhân đó mà cái bố sáng tác ra Đẩu Số đem cái hiện tượng này mà định nghĩa là Hóa Kị.

3. Quái Khảm nạp can Mậu chi Tý, quái Ly nạp can Kỷ chi Ngọ. Mà Khảm, Ly theo hai luận điểm trước đây mà nói thì ứng khiến cho Mậu_ Tý với Kỷ_ Ngọ thành ra cái tượng tương sinh, chẳng qua là ông sáng tác ra Đẩu Số ở điểm này đã giản lược điều chỉnh, đem Mậu di đến Sửu; đem Kỷ di đến Tị (xem đồ hình 11), hành động này khiến cho Thập Thiên Can không nhập vào vị trí Tý Ngọ (quái Khảm, Ly) mà vị trí Địa Chi nơi nhập của chúng có sở nạp sáu quái không vãng lai qua lại lẫn nhau. Mà đã chẳng vãng lai qua lại với nhau thì bố này mới đem định nghĩa cái hiện tượng ấy là Hóa Kị.

Tham khảo, Thiên Can dẫn kèm "số Lạc Thư" lưu vào Địa Chi, cái "số Lạc Thư" này tức là khai triển ra "Vật - Sao" về sau này.
Cái ông sáng tác ra Đẩu Số đem các "số Lạc Thư" phân biệt đặt tên như sau:
1→ Thiên Cơ;
2A→ Thái Âm;
2B→ Tham Lang;
3→ Thiên Đồng;
4→ Thiên Lương; (Văn Xương thay mặt cho Thiên Lương hóa Kỵ. Rõ hơn hãy xem bài viết "Văn Khúc thay mặt Phá Quân hóa Kỵ, Văn Xương thay mặt Thiên Lương hóa Kỵ")
5A→ Tử Vi;
5B→ Thiên Phủ;
6A→ Thái Dương;
6B→ Vũ Khúc;
7→ Cự Môn;
8→ Liêm Trinh;
9→ Phá Quân. (Văn Khúc thay mặt Phá Quân hóa Kỵ. Rõ hơn hãy xem bài viết "Văn Khúc thay mặt Phá Quân hóa Kỵ, Văn Xương thay mặt Thiên Lương hóa Kỵ")

Đem tên đại diện của chư tinh nói bên trên nhập vào đồ hình 12 thì được đồ hình 13.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#5 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2330 thanks

Gửi vào 12/05/2014 - 10:36

Rất hay, cảm ơn QNB.

Nhìn trục khảm ly, nhớ tới mấy câu đầu trong sách Sáng thế: Mặt đất còn trống rỗng, bóng tối bao trùm vực thẳm và Thần khí bay là là trên mặt nước.

Thanked by 4 Members:

#6 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 12/05/2014 - 20:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 12/05/2014 - 09:01, said:

▼ Nguyên lý của Hóa Kỵ

Từ đồ hình 11 có thể thấy 10 Thiên can phân chia ra nhập vào 12 cung vị Địa Chi, chẳng qua là dựa theo một chút sự điều chỉnh:
Đem can Mậu (phối số Lạc Thư 1) từ vị trí Tý di chuyển nhập vào vị trí Sửu.
Đem can Kỷ (phối số Lạc Thư 9) từ vị trí Ngọ di chuyển nhập vào vị trí Tị.
Ta được đồ hình 12.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Người sáng tác Đẩu Số đem các Thiên Can của đồ hình 12 (hoặc bảng biểu 9) cùng với sở phối của nó đối với mối quan hệ của các số Lạc Thư mà định nghĩa là "Hóa Kị", theo thứ tự như sau:

Giáp cùng 6A hóa Kị; Ất cùng 2A hóa Kị; Bính cùng 8 hóa Kị; Đinh cùng 7 hóa Kị; Mậu cùng 1 hóa Kị; Kỷ cùng 9 hóa Kị; Canh cùng 3 hóa Kị; Tân cùng 4 hóa Kị; Nhâm cùng 6B hóa Kị; Quý cùng 2B hóa Kị.

(Thuyết minh: Giáp Nhâm phối 6, Ất Quý phối 2, chính là 2 Can phối với 1 Số cho nên có sự phân biệt, bút giả đem Giáp phối với 6A, Nhâm phối với 6B, Ất phối với 2A, Quý phối với 2B, đại diện đó mà).

Bút giả nghiên cứu sự phân định của người sáng tác Đẩu Số lúc bấy giờ đêm đồ hình 11 điều chỉnh thành đồ hình 12 cũng định nghĩa nguyên nhân Hóa Kị của chúng như sau:

1. Lấy quan điểm của Hậu Thiên bát quái mà nói, thì mối quan hệ đối ứng của Thiên Can, Địa Chi, số Lạc Thư ở trong đồ hình 12 là thông qua kết quả của Hậu Thiên bát quái nạp Giáp, nạp Chi và phối số Lạc Thư.
Mà giữa các quái Bản - Đối ở trong Hậu Thiên bát quái, chỉ có "Ly Khảm" mới đúng là Thác Quái. Còn lại các tổ như "Tốn Càn", "Chấn Đoài, "Cấn Khôn" đều không phải là Thác Quái, tượng trưng cho giữa các quái Bản - Đối đó không có sự giao dịch vãng lai qua lại lẫn nhau. Hiện tượng này, có thể dấn thêm một bước nữa để mà nói rõ xem giữa các chuỗi Thiên Can của Bản quái với các số Lạc Thư của Đối ứng cũng là không giao dịch vãng lại qua lại với nhau. Cho nên người sáng tác Đẩu Số đem hiện tượng này định nghĩa là Hóa Kị. Cái hàm ý của Hóa Kị (hóa thành không ưa nhau) này đây vốn có sự bất lưu thông, hoặc là tự vạch ra / chia cắt giới hạn địa phận, hoặc là tự tảo môn tiền tuyết (xúc tuyết trước thềm),...
(Cho nên, Hóa Kị vào con Người mà nói, nó đại biểu cho sự lạnh lùng, hờ hững, xa cách, trở ngại, khó có thể lưu thông với nhau,... còn vào Tiền bạc của cải mà nói thì nó đại biểu cho sự suy giảm, thiếu thốn, thu lại, co lại, quay vòng chẳng được thuận lợi,... còn vào sự nghiệp công việc mà nói thì nó đại biểu cho sự trở ngại, khó thi hành, khó làm, khó thăng tiến,... còn vào sức khỏe ở thân thể mà nói thì nó đại biểu cho sự bất ổn, không điều hòa, trái với bình thường,...)

2, Với quan điểm của số Hà Đồ mà nói:
Khảm (phối số Hà Đồ 1, 6, phối với Thủy của Ngũ Hành);
Ly (phối số Hà Đồ 2, 7, phối với Hỏa của Ngũ Hành);
Hai quái này đều phối với số Hà Đồ có một Cơ một Ngẫu, lại chỉ lấy riêng quái thể mà nói: Bản thân hai quái Khảm, Ly chính là có hàm ý hợp lại trung hòa về âm (ngẫu) dương (cơ).
Ngược lại, xét
Càn (phối số Hà Đồ 9, phối với dương Kim của Ngũ Hành);
Chấn (phối số Hà Đồ 3, phối với dương Mộc của Ngũ Hành);
Cấn (phối số Hà Đồ 5, phối với dương Thổ của Ngũ Hành);
Khôn (phối số Hà Đồ 10, phối với âm Thổ của Ngũ Hành);
Đoài (phối số Hà Đồ 4, phối với âm Kim của Ngũ Hành);
Tốn (phối số Hà Đồ 8, phối với âm Mộc của Ngũ Hành);
thì thấy cả sáu quái này có số nếu chẳng là độc dương thì cũng là cô âm, chính là không có sự phối hợp âm dương. Cho nên sáu quái đó được xâu chuỗi thành nhất thể của mối quan hệ đối ứng Thiên Can với sự phối số Lạc Thư cũng là không có sự phối hợp âm dương, rồi nhân đó mà cái bố sáng tác ra Đẩu Số đem cái hiện tượng này mà định nghĩa là Hóa Kị.

3. Quái Khảm nạp can Mậu chi Tý, quái Ly nạp can Kỷ chi Ngọ. Mà Khảm, Ly theo hai luận điểm trước đây mà nói thì ứng khiến cho Mậu_ Tý với Kỷ_ Ngọ thành ra cái tượng tương sinh, chẳng qua là ông sáng tác ra Đẩu Số ở điểm này đã giản lược điều chỉnh, đem Mậu di đến Sửu; đem Kỷ di đến Tị (xem đồ hình 11), hành động này khiến cho Thập Thiên Can không nhập vào vị trí Tý Ngọ (quái Khảm, Ly) mà vị trí Địa Chi nơi nhập của chúng có sở nạp sáu quái không vãng lai qua lại lẫn nhau. Mà đã chẳng vãng lai qua lại với nhau thì bố này mới đem định nghĩa cái hiện tượng ấy là Hóa Kị.

Tham khảo, Thiên Can dẫn kèm "số Lạc Thư" lưu vào Địa Chi, cái "số Lạc Thư" này tức là khai triển ra "Vật - Sao" về sau này.
Cái ông sáng tác ra Đẩu Số đem các "số Lạc Thư" phân biệt đặt tên như sau:
1→ Thiên Cơ;
2A→ Thái Âm;
2B→ Tham Lang;
3→ Thiên Đồng;
4→ Thiên Lương; (Văn Xương thay mặt cho Thiên Lương hóa Kỵ. Rõ hơn hãy xem bài viết "Văn Khúc thay mặt Phá Quân hóa Kỵ, Văn Xương thay mặt Thiên Lương hóa Kỵ")
5A→ Tử Vi;
5B→ Thiên Phủ;
6A→ Thái Dương;
6B→ Vũ Khúc;
7→ Cự Môn;
8→ Liêm Trinh;
9→ Phá Quân. (Văn Khúc thay mặt Phá Quân hóa Kỵ. Rõ hơn hãy xem bài viết "Văn Khúc thay mặt Phá Quân hóa Kỵ, Văn Xương thay mặt Thiên Lương hóa Kỵ")

Đem tên đại diện của chư tinh nói bên trên nhập vào đồ hình 12 thì được đồ hình 13.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tôi chưa thấy sự thuyết phục theo cách giải của Tác giả

Thanked by 1 Member:

#7 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 12/05/2014 - 21:52

Thêm một cách nghĩ nguyên lý chòm Tử Vi

Trời số một (Tử Vi) ----------------------- Đất số sáu (Thiên Đồng) - một sinh. sáu thành Thủy

Đất số số hai (Liêm Trinh) --------------- Trời số bẩy (Thái Dương) - hai sinh, bẩy thành Hỏa

Trời số ba (Thiên Cơ) ---------------------Đất hay Người ? (..............) - ba sinh, tám thành Mộc.

Đất số bốn (Vũ Khúc) --------------------- Trời hay Người ? (----------) - bốn sinh, chín thành Kim


"Kim Mộc là cửa ngõ của âm dương"

Sửa bởi PhapVan: 12/05/2014 - 22:00


Thanked by 1 Member:

#8 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1514 thanks

Gửi vào 13/05/2014 - 03:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 12/05/2014 - 09:01, said:

▼ Nguyên lý của Hóa Kỵ

Từ đồ hình 11 có thể thấy 10 Thiên can phân chia ra nhập vào 12 cung vị Địa Chi, chẳng qua là dựa theo một chút sự điều chỉnh:
Đem can Mậu (phối số Lạc Thư 1) từ vị trí Tý di chuyển nhập vào vị trí Sửu.
Đem can Kỷ (phối số Lạc Thư 9) từ vị trí Ngọ di chuyển nhập vào vị trí Tị.
Ta được đồ hình 12.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sao tiêu đề này giống như Nhuthangthai đưa lên lúc trước nhỉ !?

Nguyên lý hình thành của Hóa Kỵ

#9 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 13/05/2014 - 08:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 13/05/2014 - 03:22, said:

Sao tiêu đề này giống như Nhuthangthai đưa lên lúc trước nhỉ !?

Nguyên lý hình thành của Hóa Kỵ

Cụ đúng là có trí nhớ tuyệt vời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Một trong những mục đích mà loạt bài này được QNB đưa lên là nhằm ngăn chặn răn đe những hình thức đạo văn đã và đang xảy ra tại diễn đàn này và ở các diễn đàn khác. Thậm chí, ở ngoài đời, có ông viết sách về huyền học, nội dung có sử dụng hình ảnh vào những lý luận của cụ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, thế mà cuối sách không đưa được lấy 1 dòng nói cho rõ về tài liệu tham khảo.

Ngay cả bài này, sau khi được QNB dịch và đưa lên FB với diễn đàn, có ông đã copy ngay qua chỗ khác nhưng "chém gọn" cái dòng "QuachNgocBoi lược dịch"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#10 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 13/05/2014 - 08:32

▼ Nguyên lý của sự đưa đến hai nhóm sao lớn Tử Vi, Thiên Phủ, cùng với sự bài bố của chúng tại mệnh bàn.

Dịch Thược (trang 189) viết:
"Số từ 1 đến 10 thì 5 ở giữa, cho nên 5 là trung tâm... Phàm đã là ở vị trí trung tâm thì có thể thượng lên, có thể hạ xuống, cũng có thể qua Đông, có thể qua Tây, giống như là nắm giữ trọng tâm vậy. Cho nên, 5 vừa là Trung cũng là Tâm, có thể khiến cho trên dưới bốn phương thăng bằng, Thân Tâm cũng cân bằng, đó là lý do mà sách nói "Doãn chấp quyết trung" (QNB chú: tạm dịch là "chính Trung - chính Tâm", cái này hình mà siêu hình, diễn nghĩa ra thì thành Đạo, khó mà ngắn gọn được. Nguyên câu này ở trong Kinh Thi là ghi lại lời các ông Nghiêu - Thuấn - Vũ truyền cho nhau). Có thể “quyết Trung” thì mới có thể ứng biến ngự biến. Chúng ta nhất định phải nắm rõ số 5 trung tâm là một chìa khóa quan trọng, cũng thiện dụng cho các dịch giả nắm cái thường quản cái biến, là một phương pháp biến thông. Lại nói, 5 là số trung gian, bởi vì chỉ có 5 ở giữa làm trung gian cho sinh thành thể dụng được toàn vẹn thủy chung, cho nên bất luận sinh thành thể dụng đều không được rời nó, nó chính là then chốt trung tâm của âm dương biến hóa".
Như vậy, đem một đường cắt ngang các số Lạc Thư ở đồ hình 12 với đồ hình 13 thì sẽ phân cách thành 2 bộ phận trên dưới. Số 5 nằm ở trung cung cũng bị phân cắt thành 5A và 5B, cái đồ hình số Lạc Thư đó được trình bày với quy tắc sau đây:

1. Bộ phận phía dưới của đường phân cắt: từ 5A (tại trung cung) → đến 1 (tại Sửu) đến 6A (tại Hợi) → đến 6B (tại Tuất) → đến 3 (tại Mão) → đến 8 (tại Dần). Tính quy tắc của phương hướng bài bố các số Lạc Thư hình thành ngược chiều kim đồng hồ (5→ 1→ 6→ 3→ 8). Mà sở dĩ phương hướng bài bố nghịch chiều kim đồng hồ chính là do các số Lạc Thư này buộc đối ứng 4 quái dương (Càn, Khảm, Cấn, Chấn), dương tượng cho Trời, nguyên cớ của "Thiên đạo nghịch (tả) toàn" (Đạo Trời quay nghịch về bên trái).

2. Bộ phận phía trên của đường phân cắt: từ 5B (tại trung cung) → đến 2A (tại Mùi) → đến 2B (tại Thân) → đến 7 (tại Dậu) → đến 4 (tại Thìn) → đến 9 (tại Tị). Tính quy tắc của hướng bài bố các số Lạc Thư hình thành thuận chiều kim đồng hồ (5→2→7→4→9). Mà sở dĩ phương hướng bài bố thuận chiều kim đồng hồ chính là do các số Lạc Thư buộc đối ứng 4 quái âm (Tốn, Ly, Khôn, Đoài), âm tượng cho Đất, nguyên cớ của "Địa đạo thuận (hữu) toàn" (Đạo Đất quay thuận về bên phải).

Dịch Thược (trang 212) viết:
"Hà đồ Lạc thư, vốn xuất ra từ âm dương của Thái Cực nhất khí, ngũ hành, bát quái, cửu cung, thập can, thập nhị chi, ngũ thanh, thập nhị luật, hết thảy đều sinh ra từ doanh hư tiêu tức".
"Tiên thiên Hà Đồ, hậu thiên Lạc Thư, là gốc của bát quái, cho nên tương thông".
Trở lại với đồ hình 10, trung cung có Lạc Thư hậu thiên số 5, cùng với số Hà Đồ tiên thiên số 5 của phương Cấn là tương thông. Tiến thêm một bước nữa mà nó, nguyên bản số 5 động ở trung cung khởi nên, hơn nữa tiến nhập cung Dần là sở đối ứng của quái Cấn.

Theo phép tắc Thiên Đạo nghịch, đem 5Α→1→6Α→6Β→3→8 dựa vào phương hướng nghịch kim đồng hồ mà sắp xếp vị trí nhập Địa Chi, chỉ có điều không nhập vị trí Tý nhưng lại vào vị trí Ngọ, được đồ hình 14, cái đồ hình mà bày bố chính tinh vẫn quen gọi là nhóm sao Tử Vi hệ;
Còn theo phép tắc Địa Đạo thuận, đem 5Β→2Α→2Β→7→4→9 dựa vào phương hướng thuận chiều kim đồng hồ mà sắp xếp vị trí nhập Địa Chi, chỉ có điều không vào vị trí Ngọ nhưng lại vào vị trí Tý, như đồ hình 15 là sự bài bố chính tinh mà vẫn quen gọi là nhóm sao Thiên Phủ hệ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tham khảo
1. Trong đồ hình 10, số 5 Lạc Thư hậu thiên ở trung cung , với số 5 của Hà Đồ tiên thiên ở phương Cấn, hỗ cảm tương ứng mà sinh ra Tử Phủ 2 đại tinh quần.
"Dịch số không thể không lấy Trung làm điểm xuất phát. Trung thì trên dưới trước sau đều là các dạng phù hợp với trung gian của nó. Dịch số không thể không lấy Bình làm tiêu chuẩn. Bình thì trái phải nặng nhẹ cũng đều là các trạng thái của nó. Âm dương cương nhu nhất thiết giao thác đan xem lẫn lộn biến hóa. Không thể không từ cái nửa này với cái nửa kia tiến thoái giao dịch tác dụng mà phát sinh biến hóa ảnh hưởng".
(Dịch Thược, trang 190)
Sự thiết kế các tinh thần trong hai tinh quần Tử Phủ của Đẩu Số, chính là từ số 5 Lạc Thư hậu thiên với số 5 Hà Đồ tiên thiên hỗ cảm tương ứng mà xuất ra. Hơn nữa bộ phận bổ xung, bù vào nơi thiếu mà ứng dụng thì không thể xem nhẹ cái phép tắc cái lý trừu tượng trung gian của số 5. Đến như "Thượng hạ đắc kỳ bán" (trên dưới đều được 1 nửa của nó) chỗ bài bố ở trong chỗ của 12 Địa Chi chuẩn như thế mà nói thì có còn dám bảo Tử Vi Đẩu Số không có nguyên lý sáng tác nữa ru?

2. Vì sao Tử Vi tinh quần lại bài bố đi ngược chiều, Thiên Phủ tinh quần lại bài bố đi thuận chiều?
Như đã nói ở trên, chư tinh chẳng qua chỉ là danh từ đại diện của số Lạc Thư. Cái ông thiết kế môn Đẩu Số này đem số của Lạc Thư cửu cung mà chia ra làm đôi được "Thượng hạ đắc kỳ bán" (trên dưới mỗi phần được 1 nửa của nó), với lại số trung cung (5) cũng phân chia sự khác biệt rồi kết hợp cùng với nửa phần dưới (1, 6, 3, 8) cũng cùng với nửa phần trên (2, 7, 4, 9), mà hình thành hai chuỗi số lớn là 5→1→6→3→8 và 5→2→7→4→9.
Cái chuỗi đầu (tức 5→1→6→3→8) phối cùng với 4 quái dương của Hậu thiên bát quái. Dương tượng cho Trời, mà "Thiên đạo nghịch (tả) toàn", cho nên Tử Vi tinh quần mới bài bố đi nghịch.
Cái chuỗi sau (tức 5→2→7→4→9) phối cùng với 4 quái âm của Hậu Thiên bát quái. Âm tượng cho Đất, mà "Địa đạo thuận (hữu) toàn", cho nên Thiên Phủ tinh quần mới bài bố đi nghịch.

3. Đồng thời Tử Vi tinh quần đã phái Liêm Trinh nhập vị trí Ngọ hỏa, cùng với Thiên Phủ tinh quần đã phái Phá Quân nhập vị trí Tý thủy. Cái này đều chính là chỗ kỳ diệu của mỗi điểm âm dương ở trong thái cực. Phép tắc bài bố này một lần nữa chứng tỏ rằng nguyên tắc của Đẩu Số với Thái cực của Dịch có sự tương thông. Cho nên cổ phú có viết: "Đẩu Số chi liệt chúng tinh, do đại dịch chi phân bát quái" (Đẩu Số bày biện ra chúng tinh, bởi Dịch phân chia ra bát quái. Xin xem phần "Tăng bổ Thái Vi Phú", bài "Huyền vi luận", đã được QNB dịch trong cuốn TVĐS Toàn Thư).

Đem đồ hình 14 cùng đồ hình 15 mà kết hợp lại thành đồ hình 16, cái đồ hình này sẽ nói tới tiếp lần nữa ở trong một tiết khác về "Hóa Lộc".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#11 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 13/05/2014 - 12:18

QNB trình bày tiếp để biết cái nhìn của một số người xưa như thế nào, riêng tôi thì thấy tác giả đang trinh bày nguyên lý xếp đồ hình Tử Vi sao cho khớp nhau chớ chẳng thấy nguyên lý hình thành Tử Vi như tác giả nói .

Thanked by 4 Members:

#12 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 13/05/2014 - 12:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 13/05/2014 - 12:18, said:

QNB trình bày tiếp để biết cái nhìn của một số người xưa như thế nào, riêng tôi thì thấy tác giả đang trinh bày nguyên lý xếp đồ hình Tử Vi sao cho khớp nhau chớ chẳng thấy nguyên lý hình thành Tử Vi như tác giả nói .

Vâng, QNB cũng thấy đúng như vậy, loạt bài này mà tác giả lấy tiêu đề là "nguyên lý sáng tác của TVĐS" thì có vẻ như là giật tít cho kêu đó mà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tuy vậy, trong nội dung của nó chúng ta có thể nhìn thấy 1 trọng tâm đáng lưu ý là "Dùng phép Nạp Giáp để lý giải cho thập can Tứ Hóa". Dường như giới nghiên cứu nguồn gốc hình thành Đẩu Số của họ có nhiều đồng thuận về điểm này.

Sau khi hoàn thành bản dịch tác phẩm của học giả Minh Đăng mà QNB từng gửi cho các cụ đọc, thì QNB đã truy tìm tung tích của cuốn "Chính tinh bản nguyên luận" của ông Minh Đăng nhưng tiêc là không có tìm ra. Tình cờ, trong quá trình tìm kiếm thì QNB lại tìm được 1 bài viết khác của ông Minh Đăng này về việc dùng Nạp Giáp pháp để mà lý giải sự bài bố Tứ Hóa.

Sau khi kết thúc loạt bài của ông Tạ Hân Nhuận (như mục lục thì sắp xong rồi), QNB sẽ dịch tiếp phần trình bày của ông Minh Đăng để mọi người rộng đường tham khảo, QNB đọc sơ qua thì thấy trọng tâm cũng chỉ xoay quanh phép Nạp Giáp.

#13 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 14/05/2014 - 03:19

Cho đến giờ vẩn chưa thấy giải thích nào khả dỉ chấp nhận được về Tư Hoá nên dù giới nghiên cứu nguồn gốc hình thành Đẩu Số của họ có nhiều đồng thuận về điểm này thì phép nạp Giáp cũng chỉ như cái phao để họ bám vào trong lúc trôi dạt nơi biển cả mênh mông mà thôi.

Thanked by 2 Members:

#14 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 14/05/2014 - 07:59

▼ Nguyên lý của Hóa Lộc

Trước hết, "Như đồ hình 1 Tiên thiên bát quái, khiến vị trí 2 quái Càn Khôn bất động (cái này gọi là "thiên địa định vị"); khiến vị trí 2 quái Ly Khảm hỗ hoán đổi trao (cái này gọi là "thủy hỏa tương xạ"); khiến 4 quái ở các góc Đoài, Chấn, Cấn, Tốn đồng thời nghịch chuyển 2 quái vị, khiến vị trí của nó vẫn nhập vào chỗ 4 góc, chuyển vị sau này vẫn không khỏi nằm ngoài cái lý của "sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc"
(Nguyên lý Tứ Hóa của Tử Vi Đẩu Số và ứng dụng, trang 49, Tạ Hân Nhuận trước tác, NXB Bách Quan)

Như vậy ta có thể thu được đồ hình 17 với biến thể quái, bút giả tạm gọi là "Lộc Quyền tương sinh bát quái".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Người sáng tác Đẩu Số đem mối quan hệ của Thiên Can cùng sở phối của chúng với các số Lạc Thư ở trong đồ hình 19 mà định nghĩa là "Hóa Lộc" theo trình tự như sau:
Giáp cùng 8 hóa Lộc (số Lạc Thư 8, thủ tinh tên là Liêm Trinh);
Ất cùng 1 hóa Lộc (số Lạc Thư 1, thủ tinh tên là Thiên Cơ);
Bính cùng 3 hóa Lộc (số Lạc Thư 3, thủ tinh tên là Thiên Đồng);
Đinh cùng 2A hóa Lộc (số Lạc Thư 2A, thủ tinh tên là Thái Âm);
Mậu cùng 2B hóa Lộc (số Lạc Thư 2B, thủ tinh tên là Tham Lang);
Kỷ cùng 6B hóa Lộc (số Lạc Thư 6B, thủ tinh tên là Vũ Khúc);
Canh cùng 6A hóa Lộc (số Lạc Thư 6A, thủ tinh tên là Thái Dương);
Tân cùng 7 hóa Lộc (số Lạc Thư 7, thủ tinh tên là Cự Môn);
Nhâm cùng 4 hóa Lộc (số Lạc Thư 4, thủ tinh tên là Thiên Lương);
Quý cùng 9 hóa Lộc (số Lạc Thư 9, thủ tinh tên là Phá Quân);

Bút giả nghiên cứu cái nguyên nhân của sự phân định lúc bấy giờ của ông sáng tác ra Đẩu Số, đem mối quan hệ của Thiên Can Địa Chi trong đồ hình 19 mà định nghĩa là "Hóa Lộc" như sau:

Lấy quan điểm của Tiên thiên bát quái mà nói, ở trong Tiên thiên bát quái thì các quái Bản - Đối đều là Thác Quái, trên bản chất vốn sẵn là cái hàm ý của sự hỗ hoán âm dương, lai vãng lẫn nhau, hữu vô hỗ thông. Mà mối quan hệ hỗ hoán âm dương tại các quái Bản - Đối của biến thể bát quái trong đồ hình 17, là có sự tương thông với Tiên thiên bát quái. Đương nhiên cũng vốn có cái bản chất của nó là lai vãng lẫn nhau, hữu vô hỗ thông,… Hơn nữa, bản chất cái này gắn với cơ sở của "Cương nhu tương ma, âm dương hỗ hoán" đã nói bên trên, cũng lại phù hợp với đại nguyên tắc "Sinh sinh chi vị Dịch", cũng chính là thuộc về năng lượng hỗ động của tính tốt đẹp. Cho nên "Hóa Lộc" vốn có hàm ý của sự tích cực, mặt tốt, chính diện (tức không phải phản diện).

#15 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2330 thanks

Gửi vào 14/05/2014 - 11:23

Người lập ra đồ hình này tất phải hiểu nó?

Bác Long Nguyên Quang có thấy giống với phương pháp giải thích Tứ hoá của bác không ah?

Hy vọng 10 năm nữa tử vi Việt sẽ được đọc sách mới.



Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |