Jump to content

Advertisements




Nguyên lý sáng tác của Tử Vi Đẩu Số


42 replies to this topic

#16 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 14/05/2014 - 12:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienA, on 14/05/2014 - 11:23, said:

Người lập ra đồ hình này tất phải hiểu nó?

Bác Long Nguyên Quang có thấy giống với phương pháp giải thích Tứ hoá của bác không ah?

Hy vọng 10 năm nữa tử vi Việt sẽ được đọc sách mới.
Kho^ng co' gi` đê? phai? hie^u? hay kho^ng hie^u? ma` lo^i' giai? thi'ch nhu* the^' co' du+a. va`o A^m Du+o+ng va` Di.ch Ly' kho^ng tho^i . To^i cha(?ng tha^'y chu't gi` cua? Di.ch Ly' trong ca'c đo^`` hi`nh na`y .
Nap. Giap' vo^'n co' thê? du`ng So^' Tie^n Thie^n hay phu+o+ng vi. thie^n va(n đê? giai? thi'ch nhu+ng ta'c gia? cha(?ng chu+ng minh đu+o+.c hoa(.c du+a. theo So^' hay thie^n va(n cua? Na.p Gia'p đê? giai? thi'ch ma` chi? giai? thi'ch theo ra'p hi`nh nhu* em be' tie^u? ho.c .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 14/05/2014 - 13:02


Thanked by 2 Members:

#17 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2330 thanks

Gửi vào 14/05/2014 - 13:28

Việc ẩn dấu dịch lý mà lộ đồ hình có lẽ mới là cái tài của tác giả?

Hay tôi đang tưởng tượng, mọi người cho ý kiến được không ah?

Hậu bối chúng cháu đang chờ ý kiến của các bậc trưởng bối.

Thanked by 2 Members:

#18 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 14/05/2014 - 22:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienA, on 14/05/2014 - 13:28, said:

Việc ẩn dấu dịch lý mà lộ đồ hình có lẽ mới là cái tài của tác giả?

Hay tôi đang tưởng tượng, mọi người cho ý kiến được không ah?

Hậu bối chúng cháu đang chờ ý kiến của các bậc trưởng bối.
Di.ch Ly' luo^n ro~ ra`ng cha(?ng co' gi` a^?n da^u' . Ta'c gia? fail to prove what he claims .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 14/05/2014 - 22:19


Thanked by 2 Members:

#19 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 15/05/2014 - 07:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 14/05/2014 - 07:59, said:

▼ Nguyên lý của Hóa Lộc

Trước hết, "Như đồ hình 1 Tiên thiên bát quái, khiến vị trí 2 quái Càn Khôn bất động (cái này gọi là "thiên địa định vị"); khiến vị trí 2 quái Ly Khảm hỗ hoán đổi trao (cái này gọi là "thủy hỏa tương xạ"); khiến 4 quái ở các góc Đoài, Chấn, Cấn, Tốn đồng thời nghịch chuyển 2 quái vị, khiến vị trí của nó vẫn nhập vào chỗ 4 góc, chuyển vị sau này vẫn không khỏi nằm ngoài cái lý của "sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc"
(Nguyên lý Tứ Hóa của Tử Vi Đẩu Số và ứng dụng, trang 49, Tạ Hân Nhuận trước tác, NXB Bách Quan)

Như vậy ta có thể thu được đồ hình 17 với biến thể quái, bút giả tạm gọi là "Lộc Quyền tương sinh bát quái".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



▼ Nguyên lý của Hóa Quyền

Ngay sau nguyên lý của "Hóa Lộc", cần phải vạch rõ luôn nguyên lý của "Hóa Quyền" bởi vì 2 cái này chính là có nguyên ủy tương tự.

"Bát quái tương đãng", phương thức tương giao của "Lộc Quyền tương sinh bát quái" trong các đồ hình 17 và đồ hình 18:
Càn Khôn hỗ đãng (Càn Khôn giao hỗ lẫn nhau),
Cấn Đoài hỗ đãng (Cấn Đoài giao hỗ lẫn nhau),
Khảm Ly hỗ đãng (Khảm Ly giao hỗ lẫn nhau),
Chấn Tốn hỗ đãng (Chấn Tốn giao hỗ lẫn nhau).
Dựa vào cái phép tắc tương đãng này, chiểu theo đồ hình 19, từ cung vị của 12 Địa Chi hình thành cũng có thể "Bản Đối tương đãng". Phổi hợp đồ hình 17 và 18, nói rõ nguyên lý các Thiên Can hóa Quyền như sau:

Can Giáp: Giáp tại cung Ngọ, năng lượng của nó làm "Liêm Trinh hóa Lộc, lúc giao nhau tới vị trí đối cung là cung Tý thời chuyển năng lượng làm "Phá Quân hóa Quyền", Địa Chi tương đãng tại Tý Ngọ tuyến.

Can Ất: Ất tại cung Sửu, năng lượng của nó làm "Thiên Cơ hóa Lộc", lúc giao nhau tới vị trí đối cung là cung Mùi thời chuyển năng lượng làm "Thiên Lương hóa Quyền", Địa Chi tương đãng xoay thuận tới Sửu Mùi tuyến.

(Thuyết minh: trên đây, cung vị của các thiên can giao nhau phân biệt từ Ngọ tới Tý, từ Sửu đến Mùi. Lấy "Lộc Quyền tương sinh bát quái" mà nói, Ngọ Mùi cùng Tý Sửu vẫn thuộc trong phạm vi của sự tương đãng hai quái Càn Khôn).

Can Bính: can Ất từ cung Sửu giao đến cung Mùi, nếu như lấy phép tắc thuận tự tương đãng của Địa Chi mà nói thì ứng với sự chuyển thuận tới Dần Thân tuyến, chỉ có điều 2 cung Dần Thân không nạp Thiên Can, cho nên sẽ chuyển thuận tới Mão Dậu tuyến.
Lấy "Lộc quyền tương sinh bát quái" mà nói thì cũng do nguyên là "Càn Khôn tuyến" chuyển thuận tới chỗ "Cấn Đoài tuyến".
Lúc này, năng lượng của can Bính tại Dậu cung làm "Thiên Đồng hóa Lộc", mà nguyên bản tại Thiên Cơ của can Ất hóa Lộc, đến thời tới can Bính thì thăng hoa làm Hóa Quyền, để mà kết nối kéo dài sinh khí từ "Càn Khôn tuyến" chuyển thuận đến "Cấn Đoài tuyến".

Can Đinh: lấy "Lộc Quyền tương sinh bát quái" mà nói, từ can Đinh đến can Mậu, cũng là từ "Đoài Cấn tuyến" chuyển thuận đến "Khảm Ly tuyến". Lúc này can Mậu tại cung Thìn, năng lượng của nó làm "Tham Lang hóa Lộc", mà nguyên bản tại Thái Âm của can Đinh hóa Lộc, đến thời tới can Mậu thì thăng hoa làm Hóa Quyền, để mà kết nối kéo dài sinh khí của "Đoài Cấn tuyến" chuyển thuận đến "Khảm Ly tuyến".

Can Kỷ: Can Kỷ ở tại cung Tuất, năng lượng của nó làm "Vũ Khúc hóa Lộc", đến thời giao đãng tới vị trí đối cung là Thìn, thì chuyển năng lượng làm "Tham Lang hóa Quyền", Địa Chi tương đãng ở tại Thìn Tuất tuyến.

Can Canh: lấy "Lộc Quyền tương sinh bát quái" mà nói, từ can Kỷ đến can Canh, cũng là từ "Khảm Ly tuyến" thuận chuyển tới "Chấn Tốn tuyến". Lúc này, can Canh tại cung Hợi, năng lượng của nó làm "Thái Dương hóa Lộc, mà nguyên bản tại Vũ Khúc của can Kỷ hóa Lộc, đến thời tới can Canh thì thăng hoa làm Hóa Quyền, để mà kết nối kéo dài sinh khí của "Khảm Ly tuyến" thuận chuyển tới "Chấn Tốn tuyến".

Can Tân: can Tân ở tại cung Tị, năng lượng của nó làm "Cự Môn hóa Lộc", giao đãng đến vị trí đối cung là Hợi, thì chuyển năng lượng làm "Thái Dương hóa Quyền", Địa Chi tương đãng tại Tị Hợi tuyến.

Can Nhâm: Lấy "Lộc Quyền tương sinh bát quái" mà nói, từ can Tân tới can Nhâm, can Quý, ấy chính là từ "Chấn Tốn tuyến" lại quay trở lại "Càn Khôn tuyến". Nhâm ở tại cung Mùi, năng lượng của nó làm Thiên Lương hóa Lộc", chỉ có điều Địa Chi Sửu Mùi tương đãng thì lúc trước đã được can Ất sử dụng rồi. Cho nên Nhâm ở tại cung Mùi tương đãng hướng đối cung thời mượn lân cung của Sửu - là Dần cung, trong đó lấy Tử Vi hóa Quyền. Phàm là những ông quen với Kham Dư thì tất sẽ biết cái sở dụng La Bàn 24 Sơn của Kham Dư, mỗi quái đều chiếm 3 Sơn. Trong đó, quái Cấn hậu thiên chính là bao hàm cả cung Sửu lẫn cung Dần. Cho nên, can Nhâm hóa Quyền, cung vị thủ Dần thay mặt cho Sửu nhưng vẫn phù hợp với lý lẽ của quái.

Can Quý: can Quý tại cung Tý, năng lượng của nó làm "Phá Quân hóa Lộc", chỉ có điều Địa chi Tý Ngọ tương đãng cũng đã từng được can Giáp sử dụng rồi. Cho nên can Quý tại cung Tý tương đãng hướng đối cung thời mượn lân cung của Ngọ - là Tị cung, trong đó lấy Cự Môn hóa Quyền. Việc dùng Tị hỏa để thay thế cho Ngọ hỏa cũng phù hợp với Ngũ Hành.

Đến đây, 10 Can hóa Lộc, hóa Quyền của chư tinh đã được xác định, đem quy nạp lại:

Giáp: Liêm Trinh hóa Lộc, Phá Quân hóa Quyền.
Ất: Thiên Cơ hóa Lộc, Thiên Lương hóa Quyền.
Bính: Thiên Đồng hóa Lộc, Thiên Cơ hóa Quyền.
Đinh: Thái Âm hóa Lộc, Thiên Đồng hóa Quyền.
Mậu: Tham Lang hóa Lộc, Thái Âm hóa Quyền.
Kỷ: Vũ Khúc hóa Lộc, Tham Lang hóa Quyền.
Canh: Thái Dương hóa Lộc, Vũ Khúc hóa Quyền.
Tân: Cự Môn hóa Lộc, Thái Dương hóa Quyền.
Nhâm: Thiên Lương hóa Lộc, Tử Vi hóa Quyền.
Quý: Phá Quân hóa Lộc, Cự Môn hóa Quyền.

Sửa bởi QuachNgocBoi: 15/05/2014 - 07:28


#20 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2330 thanks

Gửi vào 15/05/2014 - 11:59

Lộc mở, kỵ đóng, quyền động dễ tìm dấu vết.

Không biết Khoa tác giả sẽ gỡ như thế nào?



Không biết Khoa tác giả sẽ gỡ như thế nào ? chữ Tàng hiện rõ trong giáp ất và nhâm quý. Khó nhất là bộ tả hữu xương khúc và thiên đồng.

Thanked by 2 Members:

#21 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 16/05/2014 - 07:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 14/05/2014 - 07:59, said:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




▼ Văn Khúc thay mặt Phá Quân hóa Kỵ, Văn Xương đại diện Thiên Lương hóa Kị

Ở đây, trở lại để mà thuyết minh vì cái gì mà Văn Khúc đại diện Phá Quân hóa Kị, Văn Xương đại diện Thiên Lương hóa Kỵ? Bút giả dự đoán có 2 loại khả năng:

1. Tham khảo đồ hình 19, bởi vì Càn nạp 2 can Giáp Nhâm, mà 2 can Giáp với Nhâm lại phân ra nhập vào trong 2 cung Ngọ Mùi. Trong đó, Liêm Trinh ở trong cung Ngọ tại Hậu thiên bát quái Nạp giáp thì bản thân được can Bính hóa Kị, ý tứ hàm xúc rõ rệt ở trong "Lộc Quyền tương sinh bát quái" và hàm chứa ở 2 sao Liêm Trinh Thiên Lương của quái Càn, đã từ Liêm Trinh đại biểu hóa Kị cho nên Thiên Lương không tái hóa Kị, mà từ năng lượng khác - là Văn Xương thay mặt cho nó.

Cùng cái lý lẽ, bởi vì Khôn nạp 2 can Ất Quý, mà 2 can Ất Quý lại phân ra nhập vào 2 cung Tý Sửu. Trong đó, Thiên Cơ ở trong cung Sửu tại Hậu thiên bát quái Nạp giáp thì đã được can Mậu hóa Kị, ý tứ hàm xúc rõ rệt trong "Lộc Quyền tương sinh bát quái" và hàm chứa ở 2 sao Thiên Cơ Phá Quân của quái Khôn, đã từ Thiên Cơ đại biểu hóa Kị cho nên Phá Quân không tái hóa Kị, mà từ năng lượng khác - là Văn Khúc thay mặt cho nó.

2. Có khả năng sáng tác nguyên thủy của Tử Vi Đẩu Số vẫn là "can Kỷ thì Phá Quân hóa Kị", "can Tân thì Thiên Lương hóa Kị", thế nhưng trong quá trình lưu truyền sau này, bị nhân sĩ cố ý thoán cải làm can Kỷ thì Văn Khúc hóa Kị, can Tân thì Văn Xương hóa Kị, đến nỗi khiến cho cái sở dụng của chúng hiện nay đều là cái đã được thoán cải đó.

#22 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 16/05/2014 - 07:43

▼ Nguyên lý của Hóa Khoa

Đem Tử Phủ có vị trí cư trung thổ ở đồ hình 13, cho phân chia ra cư ở Thìn Tuất Sửu Mùi tứ thổ (khố vị chỗ các sao Thiên Lương, Vũ Khúc, Thiên Cơ, Thái Âm. Biểu hiện trong đồ hình 20.
Đẩu số hóa Khoa thường gắn liền với 6 sao đó phối với 10 thiên can, mà chỉ có 6 sao là chưa đủ (cho 10 can) nên bổ xung vào bằng Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Khúc, Văn Xương, như ở đồ hình 21.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Lấy năm số Sinh trong 10 Thiên Can - tức Giáp (1), Ất (2), Bính (3), Đinh (4), Mậu (5) phân chia và phối với Tuất thổ, Trung thổ, Sửu thổ, có 4 quái Dương hậu thiên (chú ý màu của vị trí quái dương), được kết quả như sau (tham khảo đồ hình 21):

Can Giáp tại Tuất thổ khiến Vũ Khúc hóa Khoa;
Can Ất tại Trung thổ khiến Tử Vi hóa Khoa;
Can Bính tại Tuất thổ khiến Văn Xương hóa Khoa;
Can Đinh tại Sửu thổ khiến Thiên Cơ hóa Khoa;
Can Mậu tại Tuất thổ khiến Hữu Bật hóa Khoa;

(Thuyết minh: Trong đó Tuất thổ phối với 3 Thiên Can Dương gắn với nguyên do Tuất là Địa Chi dương, cho nên phối 3 Thiên Can dương Giáp Bính Mậu. Mà Giáp chính là Can đứng đầu 10 Thiên can, nên phối với số Lạc Thư 6 (thủ danh là Vũ Khúc) là sở đối ứng của quái Càn; Ngoài ra 2 thiên can là Bính Mậu thời phân chia ra đối ứng với 2 sao "Văn Xương", "Hữu Bật").

Cùng cái lý ấy, năm số Thành trong mười Thiên Can là Kỷ (6), Canh (7), Tân (8), Nhâm (9), Quý (10) phân chia ra phối với Thìn thổ, Trung thổ, Mùi thổ, có 4 quái âm hậu thiên (chú ý màu của vị trí quái âm) được kết quả như sau (tham khảo đồ hình 21):

Can Kỷ tại Thìn thổ khiến Thiên Lương hóa Khoa;
Can Canh tại Trung thổ khiến Thiên Phủ hóa Khoa; (chú 1 *)
Can Tân tại Thìn thổ khiến Văn Khúc hóa Khoa;
Can Nhâm tại Thìn thổ khiến Tả Phụ hóa Khoa;
Can Quý tại Mùi thổ khiến Thái Âm hóa Khoa;

Thuyết minh: trong đó Thìn thổ phối 3 thiên can Kỷ Tân Nhâm gắn với nguyên nhân:

1. Can Kỷ là số Thành 6, với can Giáp của số Sinh 1, vốn có cùng tính chất "nhất lục cộng tông" (1 với 6 cùng gốc). Cho nên can Kỷ phối trí tại cung Thìn thổ là đối cung của cung Tuất thổ là chỗ sở tại của can Giáp. Mà can Giáp phối nguyên lý hóa Kị đã nói trước đây lại rơi vào cung Tuất của Vũ Khúc (số Lạc Thư 6) hóa Khoa, bởi vậy từ can Kỷ phối nguyên lý hóa Kị đã từng nói thì rơi vào cung Thìn của Thiên Lương (số Lạc Thư 4) hóa Khoa. Một trước một sau của chúng vốn có tính đối xứng;

2. Can Tân là số Thành 8, với can Bính của số Sinh 3, vốn có cùng tính chất "tam bát vi bằng" (3 với 8 là bằng hữu sánh đôi). Cho nên can tân phối trí tại cung Thìn thổ là đối cung của cung Tuất thổ là chỗ sở tại của can Bính. Mà can Bính phối "Văn Xương hóa Khoa", cho nên tính đối xứng của nó khiến Văn Khúc can Tân hóa Khoa;

3. Như đối chiếu với cái lý của can Tân hóa Khoa ở trên, nên từ can Quý (phối số là 10) nhập vào Thìn thổ, chỉ có điều cái bố sáng tác ra Đẩu Số lại đem can Nhâm (phối số là 9) với can Quý hỗ hoán đổi chỗ cho nhau. Bút giả suy đoán nguyên nhân có 2 khả năng là:
a, Dùng Nhâm (dương Can) nhập Thìn (dương Chi), Quý (âm Can) nhập Mùi (âm Chi);
b, Quý là can đứng cuối cùng của 10 Thiên Can, lại là âm Can, cho nên phối trí từ nguyên lý hóa Kị đã nói trước đây thì đối ứng tại cung mùi của quái Khôn (số Lạc Thư 2, thủ tinh tên là Thái Âm) để đạt được tính đối xứng trước sau với Can đầu tiên trong 10 Thiên can là Giáp hóa Khoa phối quái Càn.


* chú 1: Giới Đẩu Số có bất đồng đối với can Canh hóa Khoa, một thuyết cho rằng Thái Âm hóa Khoa; một thuyết cho rằng Thiên Đồng hóa Khoa; một thuyết cho rằng Thiên Phủ hóa Khoa.


Dựa vào lý học mà nói, thì trong quá trình suy diễn Bài này có thể rất rõ ràng các bước nhìn ra các phép tắc cơ bản từ Hóa Kị, Hóa Lộc một mạch cho đến Hóa Quyền với Hóa Khoa, đều phù hợp Dịch lý, âm dương, ngũ hành, Tiên Hậu thiên bát quái, Hà Đồ, Lạc Thư, cùng bát quái nạp giáp, nạp chi,... Chúng ta quay lại với can Canh hóa Khoa, tham khảo đồ 21, Trung thổ của nó vốn có 2 sao Tử Vi với Thiên Phủ, trong đó Tử Vi dụng ở can Ất (số Sinh 2) hóa Khoa, như thế cùng ở tại Trung thổ là Thiên Phủ hóa Khoa can Canh (số Thành 7) không chỉ thượng hạ đối xứng, mà còn phù hợp phép tắc "nhị thất đồng đạo" (2 với 7 cùng chung lối) trong số tiên thiên Hà Đồ.

Dựa vào logic mà nói, Trung thổ với 4 vị trí thổ Thìn Tuất Sửu Mùi cùng sở hữu 6 sao Tử Vi, Thiên Phủ, Thiên Lương, Vũ Khúc, Thiên Cơ, Thái Âm. Thiết kế trên theo 6 sao này phân phối 6 trong 10 Thiên Can, còn lại 4 Thiên can dư ra (Bính, Mậu, Tân, Nhâm) lại đối phân làm đôi, chia tới 2 cung Thìn Tuất vốn có tính đối xứng cũng hợp lý. Nếu nói can Canh là Thái Âm hóa Khoa, can Quý lại cũng là Thái Âm hóa Khoa, cùng 1 sao Thái Âm mà hóa Khoa 2 lần với 2 Thiên Can thì không chỉ không hợp logic mà không hợp lý học như nói trên.

Dựa vào nghiệm đoán trên thực tế, cũng là can Canh Thiên Phủ hóa Khoa có ứng nghiệm cao hơn can Canh Thái Âm hóa Khoa.

Còn như cái thuyết can Can Thiên Đồng hóa Khoa thì lại càng không đủ cơ sở lý học, cũng không hợp logic.



▼ Nguyên lý của sự đưa đến Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Khúc, Văn Xương và sự bài bố của chúng tại mệnh bàn.

Trong nguyên lý Thiên Can hóa Khoa, đồng thời liên quan tới phép tắc bài bố trên mệnh bàn đẩu số các hệ sao theo tháng là Tả Phụ Hữu Bật và các hệ sao theo giờ là Văn Khúc Văn Xương:
Tả Phụ, Văn Khúc đều khởi ở cung Thìn, hơn nữa nguyên nhân của sự bài bố thuận chiều là bởi vì Thìn cung trong phối trí hậu thiên bát quái là thuộc vào một phương của 4 quái âm, âm vi địa, mà nguyên cớ "Đạo Địa thuận (hữu) toàn" (Đạo Đất xoay thuận sang phải);
Cùng cái lý, Hữu Bật, Văn Xương đều khởi ở cung Tuất, hơn nữa nguyên nhân của sự bài bố nghịch chiều là bởi vì Tuất cung trong phối trí với Hậu thiên bát quái thì thuộc vào 1 phương của 4 quái dương, dương vi thiên, mà nguyên cớ "Thiên Đạo nghịch (tả) toàn" (Đạo Trời xoay nghịch về bên trái).

Thanked by 8 Members:

#23 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 17/05/2014 - 07:30

(Tiếp theo và hết toàn văn loạt bài của ông Tạ Hân Nhuận).

▼ Hậu ký ( tổng hợp tham thảo )

1.
Đồ hình 12, can Bính tại vị trí Dần thì hóa Kị, số Lạc thư 8; Đồ hình 19, can Giáp tại vị trí Ngọ thì hóa Lộc, số Lạc thư cũng là 8 (tạm thời đem số này mà mệnh danh là sao Liêm Trinh) chỗ này hình thành mối quan hệ phức tạp của Thiên Can, Địa Chi, số Lạc Thư 3:

1.1 Quan hệ của số Lạc Thư (tức là cái được gọi là sao) với Thiên Can:
"Số" Lạc Thư với Thiên Can hình thành đối đãi Tứ Hóa riêng biệt, như 8 (sao Liêm Trinh) với Giáp thành quan hệ Hóa Lộc, với Bính thành quan hệ Hóa Kị; như 1 (sao Thiên Cơ) với Ất thành quan hệ Hóa Lộc, với Bính thành quan hệ Hóa Quyền, với Đinh thành quan hệ hóa Khoa, với Mậu thành quan hệ Hóa Kị,...

1.2 Quan hệ của số Lạc Thư (sao) với Địa Chi: như 1 (sao Thiên Cơ) từ Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa đến Hóa Kị đều luôn ở vị trí Sửu; như 3 (sao Thiên Đồng) tại vị trí Dậu hóa Lộc với Hóa Quyền, tại vị trí Mão hóa Kị; như 2A (sao Thái Âm) tại vị trí Mão hóa Lộc với hóa Quyền, tại vị trí Mùi hóa Khoa với hóa Kị,... số Lạc Thư với Địa Chi hình thành mối quan hệ riêng biệt nào đó.

1.3 Quan hệ của Thiên Can với Địa Chi, can Giáp tại chi Ngọ hóa Lộc, tại chi Hợi hóa Kị; can Ất tại chi Sửu hóa Lộc, tại chi Mùi hóa Kị,... Từ đó giữa quan hệ đối ứng của Can - Chi diễn sinh ra quan niệm dưới đây:
Nguyên lý sáng tác Tứ Hóa ở tại mối quan hệ sinh khắc của cường độ "Thiên Can (động năng)" với "Địa Chi (thế năng)" (cái quan niệm này với Tử bình bát tự tương thông) cũng chính là Tiên thiên bát quái dẫn đến Lộc chủ sinh (cát), Hậu thiên bát quái dẫn tới Kị chủ khắc (hung). Quan niệm này trong thực tế đoán mệnh thì có thể diễn sinh ra Thiên Can của cung chức nào đó (QNB chú: "cung chức" tức là ý nói đến Mệnh, Bào, Thê, Tử,...), nếu phát xạ Tứ Hóa có khả năng phân biệt với sự giao dịch qua lại 4 cung chức Địa Chi, nhưng chưa hẳn là hội với cung chức của Thiên Can phát xạ hình thành mối quan hệ tam phương tứ chính hoặc là giáp hiệp. Do đó, phương thức Tứ Hóa đoán mệnh là đả phá giới hạn của cung viên.

2.
"Sách thiên thập bát phi tinh" mà giới mệnh lý Đẩu Số nói tới, bút giả chẳng có cách nào khảo tra, bất quá thì ở trong cuốn "Tử Vi tùy bút, nguyên tập" của tiên sinh Chung Nghĩa Minh đề cập "Đẩu Số sở dụng chi tinh, khả phân vi đẩu tinh (quan hệ Nam Đẩu Bắc Đẩu) với cát hung tinh (thần sát); cát hung thần sát đại đa số là dẫn tới "Lộc mệnh pháp" mà Tinh Tông sử dụng,... Rất có khả năng là được thêm vào bởi các phái giang hồ đẩu số luận mệnh ở thời 2 triều đại nhà Minh với nhà Thanh.

Như vậy, đem các sao sở dụng của đẩu số vừa mới phân chia tham dự vào nhóm phi tinh của Tứ Hóa, cùng với 2 loại cát hung thần sát (ước chừng trăm ngôi), mà 2 loại này về sau lại diễn biến thành 2 hệ thống đại luận mệnh.
Hệ thống thứ nhất: Lấy Thiên Can Tứ Hóa kết hợp với Thập Bát Phi Tinh diễn thành hình thức của việc chuyên lấy Tứ Hóa mà luận mệnh.
Hệ thống thứ hai: Lấy Thập Bát Phi Tinh kết hợp với trăm ngôi thần sát cát hung diễn hóa ra hình thức của việc lấy tính chất của sao mà luận mệnh.
Cùng một lý luận sáng tác tổng quát mà lại diễn hóa ra các hình thức đoán mệnh bằng Tứ Hóa với hình thức đoán mệnh bằng tính chất các sao. Điều này, có khả cái bố sáng tác ra môn Đẩu Số cũng phải bất ngờ.

Đương nhiên, cũng có những ông dùng cả 2 cách đoán mệnh ấy hợp tham, tổng hợp Tứ Hóa, Phi Tinh, cùng hơn trăm sao Thần Sát lại để mà đoán. Nhưng mà, cái lý học nguyên thủy sáng tác của hơn trăm sao thần sát cát hung đó như thế nào? Và nguyên ý của các cát hung thần sát với tứ hóa hoặc với thập bát phi tinh có xảy ra xung đột?

Ở đây, bút giả trích dẫn một đoạn luận điểm trong đại tác phẩm "Lục Hào Thần Quái" của Trương Giác tiên sinh, mượn kinh nghiệm lâu năm của tiền nhân cung cấp cho quý độc giả tham khảo:
[Thuyết về thần sát, trong các sách vở Bốc Phệ cùng các loại Mệnh thư, từ cổ chí kim bàn luận nhiều đến hơn trăm loại, ngay như việc lấy thần sát để mà đoán cát hung nhưng dùng thần sát mà lại không chú trọng đến cái dụng thần cho nên thường đa phần không ứng nghiệm. Trong tổng đoán ở "Hoàng Kim sách" của đại ca dịch học Lưu Bá Ôn thời nhà Minh, chỉ ra rõ ràng những điểm sai lầm đối với việc ít dùng thần sát và lục thần để đoán cát hung. Giải thích "Hổ phát động mà ngộ cát thần, không làm hại cái cát của nó, Long phát động mà gặp hung diệu, cũng có ém được cái hung của nó,... Với Tật bệnh thì rất hợp với Thiên Hỉ, nếu lâm hung sát thì tất sinh ra bi thương, với Xuất Hành thì khiếp nhất vãng Vong, nếu như gắn với cát thần thì cuối cùng lại thu hoạch được cái lợi, là nguyên cớ đa đoan của cát hung thần sát, cái lý sinh khắc chế hóa ra làm sao?". Tổng kết kinh nghiệm trong "Tăng San Bốc Dịch" của thánh sư Hà Lạc Dã Nhân thời nhà Thanh, cho rằng: "Các sao thần sát rất nhiều, ta lưu tâm hơn bốn chục loại, chỉ độc nghiệm chứng Quý Nhân, Lộc Thần, Dịch Mã, Thiên Hỉ, tuy nhiên cũng không thể nắm chắc chắn cái quyền họa phúc. Như dụng thần mà vượng, gặp thời càng tốt hơn, dụng thần mà thất hãm, thì dẫu có cũng như không". Cho nên, đoán quẻ lấy dụng thần làm chủ, mà thần sát chỉ là cái dụng phụ trợ mà thôi.]

Lại tiếp tục khiến cho chúng ta quay trở lại điểm ban đầu để khảo xét vấn đề này. Căn cứ vào quá trình suy đoán của Bài này (tức bài "Thập Bát Phi Tinh với Thập Can Tứ Hóa" như đã chú từ đầu) với kết quả thì có thể thấy:
Sáng tác nguyên thủy nhất của Tử Vi Đẩu Số cô đọng lại chỉ có 16 ngôi sao (Tử Vi tinh quần có 6 ngôi, Thiên Phủ tinh quần có 6 ngôi, gia thêm Tả Hữu Xương Khúc, tổng cộng là 16 ngôi), cùng với mối quan hệ của thập Thiên Can và Tứ hóa của 16 ngôi sao. Đây là một bộ phận tinh hoa thượng thừa của Tử Vi Đẩu Số, cũng là chỗ sở tại của dụng thần trong Đẩu Số. Tới đây thì quý ngàu đã trông ra được manh mối gì chưa?


Ba.
Tử Vi Đẩu Số chính là sự diễn hóa biến đổi liên tục của một chuỗi số.

3.1 Đẩu số phân chia ra đối với mệnh danh của các số Lạc Thư, như "1" mệnh danh là Thiên Cơ, "7" mệnh danh là "Cự Môn", v.v... cho nên bản thân các phi tinh chính là đại danh từ của "Số".

3.2 Thiên Can là mười "Số" tiến vị (có số vị luôn tiến tới), Địa Chi là mười hai "Số" tuần hoàn, mà cấu thành một cuộc tình tay ba trên mệnh bàn Đẩu Số của 3 nhân vật chính là: "Cung, Tinh, Tứ Hóa tượng". Cung chính là "Số" của mười hai Địa Chi. Phi Tinh chính là "Số" Lạc Thư. Tứ Hóa tượng thì thống hợp Thiên Can, Địa Chi và Lạc Thư số, chính là "Số";

3.3 "Tử Vi tinh" đại diện thay thế cho số 5 trung cung, "5 là số trung gian, bất luận sinh thành thể dụng gì đều không thể ly khai nó, nó chính là then chốt trung tâm của âm dương biến hóa" (Dịch Thược). Cho nên "Tử Vi đế tọa lấy Phụ Bật làm phụ tá, làm chủ tinh của số trung, chính là nguyên lưu của cái dụng. Chính là lấy Nam Bắc đẩu tụ tập lại mà thành số, là linh hồn của vạn vật (Tinh viên luận). Từ những điều trên đây có thể thấy, Tử Vi Đẩu Số chính là biến hóa của một chuỗi số.


Bốn.
(QNB chú: sau đây, chữ "Dịch" đa nghĩa, là dễ, là biến đổi, là trao đổi, là chuyển dịch, là Dịch vậy,... như chúng ta vốn đã biết, nên tôi không dịch mà để nguyên chữ ấy).
Dịch Khiết nói: "Dịch ấy, cùng dịch mà không gì không dịch, thượng hạ dịch, âm dương dịch, việc này khiến thành cái Dụng của Thiên Địa. Mà chỗ của Càn Khôn, há có một cái nhất định nào đó của lý bất dịch chăng... Chính là với âm dương bát quái đều trọng yếu ở cái sự linh hoạt, bức tranh của Tiên Hậu thiên, những tồn tại những nét đại thể chính, vạn lần không thể câu nệ cố chấp vậy". Cái đoạn thoại này thuyết minh về cái dụng linh hoạt trọng yếu ở trong dịch lý, thuật số.

Đa số trong các môn thuật số mệnh lý, Đẩu Số là một môn cự kỳ đặc biệt, nhất là Tứ Hóa của nó lại càng đặc biệt. Bởi vì, lý niệm thiết kế của Đẩu Số là vô cùng xác thực, đầy đủ điều hòa mà linh hoạt cả về Dịch lý, âm dương, ngũ hành, bát quái, nạp giáp, thiên can, địa chi, hà đồ, lạc thư,... thống hợp hết thảy các phép tắc cơ bản của ngũ đại thuật số.

Quan trọng hơn cả là thiết kế Tứ Hóa của Đẩu Số cũng đồng thời liên đới đến thiết kế các tinh quần Tử Vi Thiên Phủ, Tả Hữu Xương Khúc. Cho nên nếu như Đẩu Số mà không bàn tới Tứ Hóa thì các sao khác cũng không có nhiều giá trị mà khiến cho môn đẩu số khó mà được thừa nhận. Từ xưa tới nay, người trong giới đẩu số hoặc không nắm được cái lý học cơ bản của Đẩu Số, hoặc nói gì biết nấy, quan một cũng ừ mà quan tư cũng gật, chẳng chịu tìm hiểu sâu xa, hoặc gió chiều nào xoay chiều đó, cho nên mới khiến cái học của Đẩu Số mệnh lý dẫn đến lộn xộn tứ tung, chân nam đá chân chiêu. Bút giả chỉ đem nguyên lý của Đẩu Số Tứ Hóa công khai ra, giúp Tứ Hóa khẳng định lại địa vị của nó ở trong Đẩu Số.


Năm.
Tử Vi Đẩu Số với Hà Lạc Lý Số có cùng ngọn nguồn mà lại phân chia nhánh.

"Cái gọi là Hà Lạc Lý Số, ý nghĩa như tên gọi, đương nhiên không nằm ngoài việc lấy lý số của Hà Đồ Lạc Thư làm chuẩn tắc. Bất quá, phương pháp của nó chính là lấy 10 số Thiên Can, 12 số Địa Chi, phối hợp tượng số của Bát Quái mà cấu thành một bộ lý niệm, công thức tính toán trừu tượng. Điều đó có uyên nguyên ở trong phương pháp nạp giáp của Dịch học tượng số thời Tây Hán (QNB chú: ám chỉ đến Nạp Giáp của Kinh Phòng) mà phát triển thành một loại lý học cùng công thức đoán mệnh".
Đoạn này chính là một đoạn miêu tả về Hà Lạc Lý Số trong trang 90 của sách "Tinh Mệnh với Chiêm Bốc của Dịch học". Nếu đem mấy chữ "Hà Lạc Lý Số" trong đoạn văn đó mà hoán đổi thành "Tử Vi Đẩu Số" thì cũng có thể thấy rường như đó chính là đoạn văn mô tả căn nguyên sáng tác của Tử Vi Đẩu Số.

Trên phương diện phát triển về sau, Hà Lạc Lý Số định hướng từ số khởi quái, lại từ bát quái tương đãng trở thành dẫn đến bản mệnh quái; Tử Vi Đẩu Số thì từ số chuyển hóa thành sao, cùng với mối quan hệ đối ứng của số của Thiên Can định vị Tứ Hóa. "Huống hồ trong phương pháp các môn thuật số toán mệnh, thực sự thì lấy Dịch lý làm chủ thể, chỉ có Hà Lạc Lý Số là chuyên nhất" (Tinh Mệnh với Chiêm Bốc của Dịch học). Bút giả cho rằng, ngoài Hà Lạc Lý Số ra thì còn phải kể đến Tử Vi Đẩu Số.

#24 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 18/05/2014 - 08:49

QNB chú: Dưới đây là bài nghiên cứu của học giả Minh Đăng. Đây là một bài viết hoàn toàn độc lập, chẳng liên quan gì đến ông Tạ Hân Nhuận, nhưng vì có sự liên quan đến phương pháp nghiên cứu cách bài bố Tứ Hóa nên QNB đăng vào mục này.


Khai phá nguyên lý bài bố Tứ Hóa


(nguyên tác: Tứ Hóa bài bố nguyên lý phá dịch - Minh Đăng;

QNB lược dịch)



1, Lời nói đầu

Thập can tứ hóa, Giáp liêm phá vũ dương, Ất cơ lương tử âm,... là phương pháp và lý luận nòng cốt của kỹ thuật tử vi đẩu số truyền thống. Xưa nay vốn được biết như thế nhưng không biết cái cơ sở của nó thế nào, nguyên lý sắp xếp phân bố của nó đặc biệt huyền bí khó hiểu. Tuy nhiều người có tìm tòi nghiên cứu nỗ lực để giải quyết nan đề này, nhưng những quan điểm được đề xuất bởi họ vẫn không tránh được các khiếm khuyết thiếu sức thuyết phục. Những năm gần đây, có người phát hiện sự bài bố của Tứ Hóa với Nạp Giáp Thai Dục pháp có quan hệ (giải thích nguyên lý của nó dưới đây), nhưng bởi vì không có liên hệ đến Nạp Giáp Lưu Hành pháp cùng Huyền Không Quái pháp, cho nên chỉ có thể lấy cái huyền ảo mà giải thích cái huyền ảo, không tránh được có chứa cái mùi vị của trò đùa giỡn với các con số.

Bài này là một thành quả nghiên cứu của Minh Đăng trong những năm gần đây, vạch ra bản ý của sự bài bố thiết kế Thập Can hóa Lộc, hóa Quyền, hóa Khoa, hóa Kị, cũng trong mức độ phù hợp mà chứng minh tính quy luật nội tại của sự phân bố của chúng, tính quan hệ trong chỉnh thể. Trong đó có những chỗ hy vọng là thuộc loại "sơn cùng thủy tận" không dễ đạt được.

Bài này thanh đàm chẳng có gì gọi là huyền ảo cả, chỉ có suy luận lô gic trên lý số mà thôi, người nghiên cứu nắm được bát quái cùng phép nạp giáp thì có thể thông qua sự tự mình suy ngẫm khảo cứu mà đánh giá cái tính hợp lý hay không của nó.

Dù rằng như vậy, vẫn cần phải trình bày cho rõ, đối với Minh Đăng thì tính ứng dụng của Tứ Hóa vẫn còn tồn tại một thái độ thận trọng, đối với tư tưởng thiết kế loại này của tác giả ấy cũng không hoàn toàn nhất trí, cũng chẳng biết vận dụng như thế nào. Bởi vì nguyên lý và ứng dụng là không thể nhập lại làm một để mà đánh đồng mà nói được. Cho nên Tử Vi tượng học cũng không có nhiều ứng dụng đến Tứ Hóa.


2, Nạp giáp

Nạp Âm cùng Nạp Giáp là cặp đại lý luận trụ cột của lý luận trong Tử Vi Đẩu Số truyền thống. Chính tinh vốn từ Nạp Âm, Tứ Hóa vốn từ Nạp Giáp, hai cái này đều là bí pháp ở trong các môn thuật số cổ đại của Trung Quốc, rất có giá trị nhưng đại đa số mấy bố học giả học thật của phái Thư Phòng cứ hay nói vu vơ (chứ không tiết lộ), bỗng có bí bản dân gian tiết lộ một chút sự thực, nhưng cũng quả là ngàn vàng cũng khó mà có được.

2.1 Nạp giáp thai dục pháp

Phép nạp giáp có 2 loại, lấy quẻ lục hào của Kinh Phòng làm nạp pháp đặc trưng, Càn nạp Nhâm Giáp, Khôn nạp Ất Quý, Cấn nạp Bính, Đoài nạp Đinh, Khảm nạp Mậu, Ly nạp Kỷ, Chấn nạp Canh, Tốn nạp Tân.

Như "Thiết Bản Thần Số" có viết:

Nhâm giáp tòng càn số,
t quý hướng khôn cầu.
Canh lai chấn thượng lập,
Tân tại tốn phương du.
Mậu tòng khảm xử xuất,
Kỷ dĩ ly vi đầu.
Bính vu cấn môn lập,
Đinh hướng đoài gia thu.
=
Nhâm Giáp theo số Càn,
Ất Quý tìm hướng Khôn
Canh đến lập trên Chấn,
Tân dạo ở Tốn phương
Mậu theo nơi Khảm xuất,
Kỷ lấy Ly làm đầu
Bính lập nơi cửa Cấn,
Đinh hướng nhà Đoài thu.

Xem đồ hình 1 "Nạp Giáp Thai Dục đồ":

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phép nạp của quẻ Kinh Phòng là ở trong quẻ kép 6 hào phân bố Hồn Thiên Giáp Tý, ưu tiên nạp Thiên Can. Nội dung quan trọng của nó là lấy Càn Khôn (trùng quái) bao quát Thiên Địa, cho nên cặp quái Càn Khôn trong ngoài có sở nạp không giống nhau. Nội quái Giáp Ất, ngoại quái Nhâm Quý, coi là phụ mẫu của quái, phản ánh cái lý của trời đất sinh hóa dưỡng dục.

Tử Vi tượng học gọi loại phép nạp này là "Nạp Giáp Thai Dục pháp". Lại còn gọi là Hậu Thiên Nạp Giáp, bởi vì nó chính là từ sự diễn hóa của phép “Nạp giáp Lưu Hành pháp” của quẻ đơn 3 hào mà ra.


2.2 Nạp Giáp Lưu Hành pháp

Trong Huyền Không Địa Lý học áp dụng phổ biến phép “Nạp Giáp Lưu Hành pháp”, loại phép nạp này không lấy Càn Khôn bao Thiên Địa, bởi vì dụng ý ở trên quái tam hào, phản ánh chính là lấy Mậu Kỷ làm trung tâm lưu lành. Như hình 2 nêu lên:

Tức Càn nạp Giáp, Khôn nạp Ất, Cấn nạp Bính, Đoài nạp Đinh, Chấn nạp Canh, Tốn nạp Tân, Ly nạp Nhâm, Khảm nạp Quý, mà Mậu Kỷ cư Trung Hư không dùng. Kết quả của việc để trống (hư) Mậu Kỷ mà không dùng đó là biểu hiện nơi 24 Sơn là không có Mậu Kỷ.

(QNB chú: trong hình 2, không thấy ghi Ly nạp Nhâm, Khảm nạp Quý, nên QNB chú ra bên cạnh.
Mậu Kỷ đã “hư” đi nên không dùng, chỉ ghi vào giữa vì nó vẫn “cư trung”).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Loại phép nạp này ở trong Tử Vi tượng học gọi là Nạp Giáp Lưu Hành pháp, còn gọi là Tiên Thiên Nạp Giáp.


2.3 Nguyên lý và công dụng của phép Nạp Giáp

Số của Nạp Giáp vi diệu tinh thâm, trước đây người ta chẳng biết là từ đâu, như "Tham Đồng Khế" của Ngụy Bá Đương lấy sự tròn khuyết của Trăng mà giải thích, thực chẳng phải xuất phát từ cái lý tự nhiên, còn Giang Vĩnh trong "Hà Lạc Tinh Uẩn" lấy tượng số của Hà Lạc để mà giải thích thì sâu sắc chí lý, rất có sức thuyết phục.

Xem hình 3 (Nạp giáp hình thành đồ, xuất phát từ "Hà Lạc Tinh Uẩn", quyển 8):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#25 Smoking

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 28 Bài viết:
  • 58 thanks

Gửi vào 18/05/2014 - 10:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 18/05/2014 - 08:49, said:

QNB chú: Dưới đây là bài nghiên cứu của học giả Minh Đăng. Đây là một bài viết hoàn toàn độc lập, chẳng liên quan gì đến ông Tạ Hân Nhuận, nhưng vì có sự liên quan đến phương pháp nghiên cứu cách bài bố Tứ Hóa nên QNB đăng vào mục này.


Khai phá nguyên lý bài bố Tứ Hóa


(nguyên tác: Tứ Hóa bài bố nguyên lý phá dịch - Minh Đăng;

QNB lược dịch)



1, Lời nói đầu

Thập can tứ hóa, Giáp liêm phá vũ dương, Ất cơ lương tử âm,... là phương pháp và lý luận nòng cốt của kỹ thuật tử vi đẩu số truyền thống. Xưa nay vốn được biết như thế nhưng không biết cái cơ sở của nó thế nào, nguyên lý sắp xếp phân bố của nó đặc biệt huyền bí khó hiểu. Tuy nhiều người có tìm tòi nghiên cứu nỗ lực để giải quyết nan đề này, nhưng những quan điểm được đề xuất bởi họ vẫn không tránh được các khiếm khuyết thiếu sức thuyết phục. Những năm gần đây, có người phát hiện sự bài bố của Tứ Hóa với Nạp Giáp Thai Dục pháp có quan hệ (giải thích nguyên lý của nó dưới đây), nhưng bởi vì không có liên hệ đến Nạp Giáp Lưu Hành pháp cùng Huyền Không Quái pháp, cho nên chỉ có thể lấy cái huyền ảo mà giải thích cái huyền ảo, không tránh được có chứa cái mùi vị của trò đùa giỡn với các con số.

Bài này là một thành quả nghiên cứu của Minh Đăng trong những năm gần đây, vạch ra bản ý của sự bài bố thiết kế Thập Can hóa Lộc, hóa Quyền, hóa Khoa, hóa Kị, cũng trong mức độ phù hợp mà chứng minh tính quy luật nội tại của sự phân bố của chúng, tính quan hệ trong chỉnh thể. Trong đó có những chỗ hy vọng là thuộc loại "sơn cùng thủy tận" không dễ đạt được.

Bài này thanh đàm chẳng có gì gọi là huyền ảo cả, chỉ có suy luận lô gic trên lý số mà thôi, người nghiên cứu nắm được bát quái cùng phép nạp giáp thì có thể thông qua sự tự mình suy ngẫm khảo cứu mà đánh giá cái tính hợp lý hay không của nó.

Dù rằng như vậy, vẫn cần phải trình bày cho rõ, đối với Minh Đăng thì tính ứng dụng của Tứ Hóa vẫn còn tồn tại một thái độ thận trọng, đối với tư tưởng thiết kế loại này của tác giả ấy cũng không hoàn toàn nhất trí, cũng chẳng biết vận dụng như thế nào. Bởi vì nguyên lý và ứng dụng là không thể nhập lại làm một để mà đánh đồng mà nói được. Cho nên Tử Vi tượng học cũng không có nhiều ứng dụng đến Tứ Hóa.


2, Nạp giáp

Nạp Âm cùng Nạp Giáp là cặp đại lý luận trụ cột của lý luận trong Tử Vi Đẩu Số truyền thống. Chính tinh vốn từ Nạp Âm, Tứ Hóa vốn từ Nạp Giáp, hai cái này đều là bí pháp ở trong các môn thuật số cổ đại của Trung Quốc, rất có giá trị nhưng đại đa số mấy bố học giả học thật của phái Thư Phòng cứ hay nói vu vơ (chứ không tiết lộ), bỗng có bí bản dân gian tiết lộ một chút sự thực, nhưng cũng quả là ngàn vàng cũng khó mà có được.

2.1 Nạp giáp thai dục pháp

Phép nạp giáp có 2 loại, lấy quẻ lục hào của Kinh Phòng làm nạp pháp đặc trưng, Càn nạp Nhâm Giáp, Khôn nạp Ất Quý, Cấn nạp Bính, Đoài nạp Đinh, Khảm nạp Mậu, Ly nạp Kỷ, Chấn nạp Canh, Tốn nạp Tân.

Như "Thiết Bản Thần Số" có viết:

Nhâm giáp tòng càn số,
t quý hướng khôn cầu.
Canh lai chấn thượng lập,
Tân tại tốn phương du.
Mậu tòng khảm xử xuất,
Kỷ dĩ ly vi đầu.
Bính vu cấn môn lập,
Đinh hướng đoài gia thu.
=
Nhâm Giáp theo số Càn,
Ất Quý tìm hướng Khôn
Canh đến lập trên Chấn,
Tân dạo ở Tốn phương
Mậu theo nơi Khảm xuất,
Kỷ lấy Ly làm đầu
Bính lập nơi cửa Cấn,
Đinh hướng nhà Đoài thu.

Xem đồ hình 1 "Nạp Giáp Thai Dục đồ":

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phép nạp của quẻ Kinh Phòng là ở trong quẻ kép 6 hào phân bố Hồn Thiên Giáp Tý, ưu tiên nạp Thiên Can. Nội dung quan trọng của nó là lấy Càn Khôn (trùng quái) bao quát Thiên Địa, cho nên cặp quái Càn Khôn trong ngoài có sở nạp không giống nhau. Nội quái Giáp Ất, ngoại quái Nhâm Quý, coi là phụ mẫu của quái, phản ánh cái lý của trời đất sinh hóa dưỡng dục.

Tử Vi tượng học gọi loại phép nạp này là "Nạp Giáp Thai Dục pháp". Lại còn gọi là Hậu Thiên Nạp Giáp, bởi vì nó chính là từ sự diễn hóa của phép “Nạp giáp Lưu Hành pháp” của quẻ đơn 3 hào mà ra.


2.2 Nạp Giáp Lưu Hành pháp

Trong Huyền Không Địa Lý học áp dụng phổ biến phép “Nạp Giáp Lưu Hành pháp”, loại phép nạp này không lấy Càn Khôn bao Thiên Địa, bởi vì dụng ý ở trên quái tam hào, phản ánh chính là lấy Mậu Kỷ làm trung tâm lưu lành. Như hình 2 nêu lên:

Tức Càn nạp Giáp, Khôn nạp Ất, Cấn nạp Bính, Đoài nạp Đinh, Chấn nạp Canh, Tốn nạp Tân, Ly nạp Nhâm, Khảm nạp Quý, mà Mậu Kỷ cư Trung Hư không dùng. Kết quả của việc để trống (hư) Mậu Kỷ mà không dùng đó là biểu hiện nơi 24 Sơn là không có Mậu Kỷ.

(QNB chú: trong hình 2, không thấy ghi Ly nạp Nhâm, Khảm nạp Quý, nên QNB chú ra bên cạnh.
Mậu Kỷ đã “hư” đi nên không dùng, chỉ ghi vào giữa vì nó vẫn “cư trung”).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Loại phép nạp này ở trong Tử Vi tượng học gọi là Nạp Giáp Lưu Hành pháp, còn gọi là Tiên Thiên Nạp Giáp.


2.3 Nguyên lý và công dụng của phép Nạp Giáp

Số của Nạp Giáp vi diệu tinh thâm, trước đây người ta chẳng biết là từ đâu, như "Tham Đồng Khế" của Ngụy Bá Đương lấy sự tròn khuyết của Trăng mà giải thích, thực chẳng phải xuất phát từ cái lý tự nhiên, còn Giang Vĩnh trong "Hà Lạc Tinh Uẩn" lấy tượng số của Hà Lạc để mà giải thích thì sâu sắc chí lý, rất có sức thuyết phục.

Xem hình 3 (Nạp giáp hình thành đồ, xuất phát từ "Hà Lạc Tinh Uẩn", quyển 8):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xét thấy cái thói khi không hiểu thì lên tiếng chê bai hay đổ cho rằng dấu diếm chẳng phải đặc tính của riêng ai.
Xét Minh Đăng, chỉ chuộng cái phức tạp có sức huyễn hoặc mà chê bai rằng [ "Tham Đồng Khế" của Ngụy Bá Đương lấy sự tròn khuyết của Trăng mà giải thích, thực chẳng phải xuất phát từ cái lý tự nhiên...]. ( câu này hắn viết cho thấy cái dốt của hắn !!! )
Tham Đồng Khế" của Ngụy Bá Đương vốn giản dị hơn nhiều và thâm thúy hơn gấp vạn lần so với những gì mà hắn - Minh Đăng viết.

Thanked by 5 Members:

#26 Long Nguyên Quang

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 106 Bài viết:
  • 583 thanks

Gửi vào 18/05/2014 - 10:32

Trên giang hồ hiếm khi có một cao thủ đem các bí cấp trong tàng kinh các ra phổ biến cho thiên hạ như vậy ! Quách đại hiệp đúng là có tâm quảng đại! khá khen!
Qua loạt bài viết trên, tôi ghi nhận vài điểm chính:
- Ông Tạ Hân Nhuận thì cho rằng Chính tinh là đại danh từ của số Lạc thư!
- Ông Minh Đăng thì cho rằng Chính tinh xuất phát từ số Nạp âm!
- Tứ Hoá thì đa số khai triển từ Nạp Giáp. Lại phân chia nhiều lạoi nạp giáp...
Theo thiển ý của tôi , huyền học = lý luận logic+ trực giác. Lý thuyết bát quái, nạp âm, nạp giáp, hà đồ, lạc thư... chính là những bậc thang để chúng ta bắc thang leo lên trời nhưng muốn chạm được đến Tinh tú ( Chính tinh) thì vẫn còn một khoảng cách, muốn vượt khoảng cách này phải dùng trực giác. Bởi vậy nhiều kẻ bắc thang lên trời nhưng cuối cùng chỉ ngậm ngùi rơi vào Thiên không!

#27 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 18/05/2014 - 13:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Long Nguyên Quang, on 18/05/2014 - 10:32, said:

Trên giang hồ hiếm khi có một cao thủ đem các bí cấp trong tàng kinh các ra phổ biến cho thiên hạ như vậy ! Quách đại hiệp đúng là có tâm quảng đại! khá khen!
Qua loạt bài viết trên, tôi ghi nhận vài điểm chính:
- Ông Tạ Hân Nhuận thì cho rằng Chính tinh là đại danh từ của số Lạc thư!
- Ông Minh Đăng thì cho rằng Chính tinh xuất phát từ số Nạp âm!
- Tứ Hoá thì đa số khai triển từ Nạp Giáp. Lại phân chia nhiều lạoi nạp giáp...
Theo thiển ý của tôi , huyền học = lý luận logic+ trực giác. Lý thuyết bát quái, nạp âm, nạp giáp, hà đồ, lạc thư... chính là những bậc thang để chúng ta bắc thang leo lên trời nhưng muốn chạm được đến Tinh tú ( Chính tinh) thì vẫn còn một khoảng cách, muốn vượt khoảng cách này phải dùng trực giác. Bởi vậy nhiều kẻ bắc thang lên trời nhưng cuối cùng chỉ ngậm ngùi rơi vào Thiên không!

Vâng, QNB rất đồng tình với ý kiến của lão Long "Huyền học = lý luận logic + trực giác", thậm chí còn cần đến yếu tố may mắn (tức là cái "Duyên kỳ ngộ").
Ngay cả khoa học của phương Tây, rất logic và rõ ràng, tưởng chừng chỉ cần tập trung tinh lực vào logic và các công thức là đủ, nhưng thực tế lại chứng minh rằng thiếu yếu tố trực giác nhạy bén và "Duyên kỳ ngộ" thì khoa học phương Tây vẫn khó mà tiến xa được.
Giả thử:
- Archimedes không tắm bằng bồn, chưa chắc nguyên lý về lực đẩy Acsimet đã được phát minh.
- Quả táo không rơi trúng đầu Newton, chưa chắc định luật vạn vật hấp dẫn đã đuợc khám phá.
- Mendeleev không nằm mơ thấy các nguyên tố hóa học xếp thành hàng thành cột, chưa chắc bảng hệ thống tuần hoàn hóa học đã được khám phá.
- Kekule không nằm mơ thấy 6 con rắn ngậm đuôi nhau thành vòng tròn, chưa chắc cấu trúc hóa học của vòng Benzen đã được khám phá
- Descartes không nằm mơ thấy có "tiên ông" hướng dẫn cho cách nạp số vào hình học, chưa chắc chuyên ngành hình học giải tích đã phát triển.
- ...

Về việc QNB đem nhiều quan điểm cũng như các phương pháp suy luận nghiên cứu của các nhà để mà phổ biến ra là do QNB rất ngưỡng mộ những người viết sách, bất kể dù có chỗ đúng có chỗ chưa đúng cũng đều đáng trân trọng. Vì chúng ta đều là phàm nhân chứ chẳng phải Thánh nhân, nên không phải cái gì nói ra đều đúng hết cả.
QNB rất ưa thích câu nói của học giả Đằng Sơn trong cuốn TVHTKH2, đại khái là "Nếu độc giả thấy đúng thì hy vọng đó là viên gạch lọt đường cho người sau đi tiếp đến đích, nhưng vẫn nên đặt ra các câu hỏi nghi ngờ mà nghiên cứu tiếp. Còn nếu sai thì hy vọng tránh được cho người sau khỏi đi vào vết xe đổ, tùy nghi gạt bỏ sang một bên mà đi tiếp con đường nghiên cứu của mình".


Về việc:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Long Nguyên Quang, on 18/05/2014 - 10:32, said:

- Ông Minh Đăng thì cho rằng Chính tinh xuất phát từ số Nạp âm!

thì không hẳn là như vậy đâu ạ. Vì ông Minh Đăng cho rằng 14 Chính Tinh là sự hóa thân của Nhị Thập Bát Tú, theo quan điểm của phái Thiên văn Cái Thiên là xem từng nửa của Thiên Cầu, vào ban ngày thì "diện Nam", vào ban đêm thì "diện Bắc", ngẩng đầu lên xem Sao và cúi đầu quan sát bóng nắng (ngưỡng quan phủ sát), phối hợp với Lịch Pháp mà diễn hóa ra các tinh tượng cùng tính chất của chúng,...

Tiếc là QNB không tìm thấy tung tích cuốn sách "Chính tinh bản nguyên luận" của ông Minh Đăng, nhưng trong một tác phẩm khác thì QNB xin trích một đoạn mà ông Minh Đăng chú giải sách "Thái Ất tinh kinh" để mọi người thấy rõ quan điểm của ông ấy:

Trích dẫn


- Đông bắc tây nam, long quy hổ điểu, tứ tượng thất chính, thành nhập bát tú. Đông phương thương long, giác, kháng, đê, phòng, tâm, vĩ, cơ, thất thập ngũ số; bắc phương huyền quy, đẩu, ngưu, nữ, hư, nguy, thất, bích, cửu thập bát số hựu tứ phân chi nhất; tây phương bạch hổ, khuê, lâu, vị, mão, tất, chủy, sâm, bát thập số; nam phương chu điểu, tỉnh, quỷ, liễu, tinh, trương, dực, chẩn, bách thập nhị số.
(Đông Bắc Tây Nam, Long Quy Hổ Điều, là tứ tượng thất chính, tạo thành 28 Tú. Phương Đông có Thanh Long gồm Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, số bảy mươi lăm (75); phương Bắc có Huyền Quy gồm Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, số 98 lẻ 1/4 (98.25); Tây phương có Bạch Hổ gồm Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, số tám mươi (80); phương Nam có Chu Điểu gồm Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn, số một trăm mười hai (112)).

Chú giải:
Đây là nói về 28 Tú. Vị quan xem Thiên Văn ngày xưa lấy 28 Tú làm Kinh, lấy Ngũ Tinh làm Vĩ, mà đo lường thiên tượng, nhằm chiêm nhân sự. 14 chính tinh của Tử Vi Đẩu Số chính là hóa thân của 28 Tú, mà không phải là ngôi sao thực nào cả, chính là rút ra tính quy luật của của sự đối ứng (tương ứng, phù hợp) của mối quan hệ giữa 28 Tú và Ngũ Tinh, mà hình thành nên "Hư tinh" vậy. Chứ nó với Nam Đẩu lục tinh và Bắc Đẩu thất tinh là không có liên can gì, chỉ mượn cái tên của chúng như thế thôi.
Nam đẩu lục tinh nằm ở phương Bắc chỗ tú Đẩu của chòm Huyền Vũ và do 6 ngôi sao cấu thành nên, vị quan xem thiên văn xưa gọi là Thiên Phủ, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thiên Cơ, Thiên Đồng cùng với Thiên Khố Lâu, trong số đó thì Tử Vi mượn dùng 5 ngôi.
Bắc đẩu thất tinh là Tham Lang, Văn Khúc, Liêm Trinh, Cự Môn, Vũ Khúc, Phá Quân, Lộc Tồn, trong đó Tử Vi cũng mượn dùng 5 ngôi (chính tinh), ngoài ra thêm Thất Sát, Tử Vi, Nhật Nguyệt là gọi chung bằng 14 chính tinh.


- Nhất tuế nhật nguyệt tương hội thập hữu nhị, viết: tinh kỷ, huyền hiêu, giáng lâu, đại lương, thực trầm, thuần thủ, thuần hỏa, thuần vĩ, thọ tinh, đại hỏa, tích mộc, nhập bát tú liệt yên, ngũ tinh kiến yên.
(Mỗi một năm thì Nhật Nguyệt tương hội 12 lần, viết: Tinh Kỷ, Huyền Hiêu, Giáng Lâu, Đại Lương, Thực Trầm, Thuần Thủ, Thuần Hỏa, Thuần Vĩ, Thọ Tinh, Đại Hỏa, Tích Mộc, chỗ của 28 Tú bày ra, nơi Ngũ Tinh được thấy).

Chú giải:
Đây là nói về 12 Thứ, cái gọi là "Nhập bát tú liệt yên, ngũ tinh kiến yên" đó chính là ý nghĩa của Kinh và Vĩ, cho nên Ngũ Tinh còn có tên là "Ngũ Vĩ". Cùng với đoạn dưới 12 Thần, 12 cung, tương hợp, tức là Thiên Địa Nhân tương giao cảm ứng, cho nên toàn bộ Tượng của Tử Vi đều có thể thể hiện ở trong 12 cung vị tại Địa Bàn.


- Thiên hữu thập nhị thứ, địa hữu thập nhị thần, nhân hữu thập nhị cung.
(Thiên có 12 Thứ, Địa có 12 Thần, Nhân có 12 cung).

Chú giải:
Xem chú giải ở trên.


- Thiên khai vu tý, địa tịch vu sửu, nhân sinh vu dần. Chu chính kiến tý, ân chính kiến sửu, hạ chính kiến dần.
(Trời mở ở Tý, Đất mở ở Sửu, Người sinh ở Dần.

Chú giải:
Tý Sửu Dần chính là Thiên Địa Nhân tam nguyên (3 cái căn bản đầu tiên) của Đẩu Số, cái lý vô cùng của nó xuất phát từ đây. Cho nên quyển nhị "chương Lý Tượng" viết: "Tý Tham Lang, Sửu Phá Quân, Dần Thất Sát. Thiên Địa Nhân tam tài đủ cả vậy".
QNB chú: cái đoạn "Chu chính kiến tý, ân chính kiến sửu, hạ chính kiến dần", theo QNB hiểu thì muốn nói đến việc sử dụng lịch pháp của 3 triều đại, nhà Chu dùng lịch kiến Tý, nhà Ân dùng lịch kiến Sửu, nhà Hạ dùng lịch kiến Dần".


- Dần thân nhất, mão dậu nhị, thìn tuất tam, tị hợi tứ, tý ngọ ngũ, sửu mùi lục.
(Dần Thân 1, Mão Dậu 2, Thìn Tuất 3, Tị Hợi 4, Tý Ngọ 5, Sửu Mùi 6).

Chú giải:
Đây là nói về lục đạo. Dần cung làm điểm gốc tọa độ, là điểm gốc 0 độ trong hệ tọa độ, cho nên Tử Phủ xuất ở Thân mà nhập ở Dần (tức là khởi điểm nhịp rung động của các Cục trong Tử Vi là Dậu Ngọ Hợi Thìn Sửu Dần, quyển 2 "chương Lý Tượng" có phân tích), nên Dần là 1. Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tị Hợi, Tý Ngọ, Sửu Mùi chính là 6 đạo của Cái Thiên quan, theo thứ tự sắp xếp khoảng cách, được âm dương ngũ Cục, số giao của chúng cũng đều do 1 đến 6.


------------------------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Smoking, on 18/05/2014 - 10:00, said:

Xét thấy cái thói khi không hiểu thì lên tiếng chê bai hay đổ cho rằng dấu diếm chẳng phải đặc tính của riêng ai.
Xét Minh Đăng, chỉ chuộng cái phức tạp có sức huyễn hoặc mà chê bai rằng [ "Tham Đồng Khế" của Ngụy Bá Đương lấy sự tròn khuyết của Trăng mà giải thích, thực chẳng phải xuất phát từ cái lý tự nhiên...]. ( câu này hắn viết cho thấy cái dốt của hắn !!! )
Tham Đồng Khế" của Ngụy Bá Đương vốn giản dị hơn nhiều và thâm thúy hơn gấp vạn lần so với những gì mà hắn - Minh Đăng viết.

Bởi vì không thấy chỗ nào ông Minh Đăng phản biện trực tiếp để vạch ra những điều mà ông ta cho là [sai lầm trong việc dùng Nguyệt Lượng để giải thích Nạp Giáp trong cuốn "Tham Đồng Khế"], cho nên QNB cho rằng tạm coi việc ông ấy chê quan điểm của Ngụy Bá Đương là chê vu vơ theo quan điểm riêng của ông ta vậy thôi.

Còn ông Minh Đăng dốt hay không, thì QNB cho rằng riêng về lãnh vực Lịch Pháp và Thiên Văn cổ lẫn Thiên Văn hiện đại là ông này không dốt chút nào, thậm chí ông ta còn có nhiều phân tích sắc bén đối với lãnh vực này trong Tử Vi qua tác phẩm "Cơ sở nguyên lý của Tử Vi tượng học" của mình.

Tuy là chê về điểm lấy Nguyệt Lượng để giải thích Nạp Giáp, nhưng có nhiều chỗ khác, điểm khác lại có sự đồng tình và có sử dụng lý luận như "Càn Khôn điên đảo", "Ngũ Hành điên đảo",... của Đạo gia. Tức là ông ta vẫn có nhiều sự đồng thuận với một số quan điểm khác trong lý luận của Ngụy Bá Đương (vốn là Đạo gia, hiệu Hỏa Long chân nhân, thời Đông Hán. Có lẽ khái niệm "Ngũ hành điên đảo" cũng khởi xuất đầu tiên từ Tham Đồng Khế theo phương pháp "luyện đan" của Đạo gia).

#28 Smoking

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 28 Bài viết:
  • 58 thanks

Gửi vào 18/05/2014 - 14:39

Nếu thực sự Minh Đăng là như thế thì, ít ra ông ta phải thấy rằng THAM ĐỒNG KHẾ NẠP GIÁP ĐỒ của Chu Hy hoàn toàn lấy hình dáng của mặt trăng trong 1 kỳ Nhật thực để Hoạch Quái và Nạp Giáp, điều đó cho thấy việc Hoạch Quái và Nạp Giáp chỉ là sự mô tả thuần túy thiên nhiên, và bắt nguồn từ Thiên Văn mà không cần bất kỳ một sự lý lẽ hay lý luận nào tô vẽ thêm. ĐÓ LÀ MỘT SỰ THẬT MỘC MẠC VÔ CÙNG GIẢN DỊ. Đồ hình đó rất kiệm lời nhưng càng ngắm càng thấy hay hơn những lý luận mầu mè khoác áo học giả của Minh Đăng.
---------------------------------
Tuy nhiên nếu Minh Đăng sử dụng và phê bình các lời diễn giải về THAM ĐỒNG KHẾ NẠP GIÁP ĐỒ của Ngụy Bá Đương thì có thể tôi đồng ý phần nào với Minh Đăng vì THAM ĐỒNG KHẾ NẠP GIÁP ĐỒ của Ngụy Bá Đương diễn gải làm sao mà bằng được THAM ĐỒNG KHẾ NẠP GIÁP ĐỒ của Chu Hy viết.

Sửa bởi Smoking: 18/05/2014 - 14:44


Thanked by 1 Member:

#29 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18629 thanks

Gửi vào 18/05/2014 - 17:37

Trực giác (intuitiion) là khả năng nhận thức không theo 1 khuôn mẫu nhất định, cũng không theo 1 sách vở nào đó, không giải thích vòng vo, không bài bản câu cú.

Trong huyền học trực giác chính là linh giác .

Riêu, Âm Sát = linh giác . Thiên Tướng là chất xúc tác mạnh nhất để dụng 2 sao Riêu - Sát .

Quẻ không linh sẽ không ứng . Thầy không có linh giác khó lòng coi đúng tới từng săn - ti- mét như công thức đòi làm rạng danh làng Tử Vi VN để tính được hạn chết. Nếu không đúng hay chỉ là ảo giác khi dùng công thức khi nào 1 người DIE thì khả năng này gọi là LANH GIÁC hay nói 1 cách bình dân là TÀI LANH.

LongNguyenQuang viết về đụng tới mấy ngôi sao thì mới xem là thành công trong n/c lý số TV. Vậy hả, hy vọng tôi đây cũng hay mơ ngũ chung với ngôi sao đẹp nhất của lòng mình.

Thiên Đồng đệ nhất gia trở thành thợ săn trong vườn hoa kỳ hoa dị thảo chỉ đến được trong mơ (dream hunter) vi vậy sự đuổi bắt tiếp diễn không ngừng từ lúc xuật hiện mai rùa chứa thông điệp huyền bí của trời đất đã làm bao nhiêu kỳ tài mà y mò giải mã để xem tạo hoá ý chỉ ra sao cho hậu thế.

HC

Sửa bởi HoaCai0101: 18/05/2014 - 18:11


#30 thanhtam

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 78 Bài viết:
  • 53 thanks

Gửi vào 18/05/2014 - 18:35

bác hoacai cho cháu hỏi,trường hợp riêu +âm sát trong tam hợp với nhị hợp có tính ko ,hay phải đóng cung mệnh






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |