Nguyên lý sáng tác của Tử Vi Đẩu Số
QuachNgocBoi lược dịch.
(Mục 1: Thập bát phi tinh với Thiên can Tứ Hóa)
Tư liệu dành cho: phòng học đẩu số Hân Liên
Tạ Hân Nhuận lão sư: trình bày
Trương Tuấn Tường, Lâm Phẩm Lương, Tằng A Thuần, Lý Tú Dung: chỉnh lý.
LỜI MỞ ĐẦU
Loạt bài viết "Nguyên lý sáng tác của Tử Vi Đẩu Số" là lý luận học thuật nghiêm cẩn thấu đáo, có hệ thống mà vén mở cấu trúc sáng tác của Tử Vi Đẩu Số đã bị thất truyền từ lâu. Các mục bài đều là từ các văn bản kinh điển của lịch sử TVĐS mà bình thường rất khó có thể được trông thấy dù chỉ 1 lần. Đầu tiên đưa ra mục 1: Thập Bát Phi Tinh với Thập Can Tứ Hóa (dưới đây gọi tắt là "Bài này/Bản gốc").
Sáng tác của 18 Phi Tinh cùng với quan hệ của 10 Can Tứ Hóa chính là như sự mật thiết bất khả phân chia của mối liên hệ cốt nhục. Trên khía cạnh lịch sử Tử Vi Đẩu Số thì tác phẩm loại này của tôi trước tác là "Nguyên lý Tứ Hóa của Tử Vi và ứng dụng" (năm 1999, tháng 1, NXB Bách Quan phá hành), cũng có thể gọi là bản đầu tiên trong bao nhiêu năm qua trong lịch sử TV Đẩu Số, cũng là loại tư liệu hoàn chỉnh nhất, từ lúc phát hành tới nay nhận được rất nhiều ái mộ và hứa hẹn nghiên cứu của các học giả trong giới TVĐS; mà Bài này chính là lấy thủ pháp thô thiển cũ kỹ khác biệt để nói rõ những khía cạnh quan trọng của nó, nội dung nghiêng nặng về tính học thuật, đặc biệt phù hợp với tất cả học giả nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số cùng với cả các học giả nghiên cứu Dịch học.
Nếu như mà những người đã từng bó tay chẳng cách nào để thẩm thấu môn Tử Vi Đẩu Số, hoặc những ông hiểu biết nửa vời, lơ tơ mơ, sau khi đọc thông Bài này thì có thể đả thông 2 mạch Nhâm Đốc, khiến cho công lực tăng cường tới cả chục năm.
Đối với những ông mà đã trải qua thuần thục với ứng dụng của Tử Vi Đẩu Số thì đọc thông bài này tất sẽ có thể tăng cường sự biến hóa về chiều sâu cũng như rộng đối với các kỹ xảo ứng dụng ấy.
Còn đối với những ông chỉ nghiên cứu về Dịch học thì đọc thông bài này là ngài liền nắm bắt phát hiện được Tử Vi Đẩu Số chính là một môn nhu hợp trọn vẹn, là khoa ứng dụng học của lý luận Dịch học.
NỘI DUNG
▼ mục lục
. Đặc điểm của Tiên thiên bát quái
. Đặc điểm của Hậu thiên bát quái
. Hậu thiên bát quái phối số Lạc Thư
. Bát quái nạp giáp
. Thiên Can thủ số
. Hà đồ
. Bát quái nạp Chi
. Hậu thiên bát quái theo các tham số Thiên Can, Địa Chi, Ngũ Hành, Lạc Thư số, Hà Đồ số xâu chuỗi thành nhất thể
. Nguyên lý của Hóa Kỵ
. Nguyên lý của sự đưa đến hai nhóm sao lớn Tử Vi, Thiên Phủ, cùng với sự bài bố của chúng tại mệnh bàn.
. Nguyên lý của Hóa lộc
. Nguyên lý của Hóa Quyền
. Văn khúc đại diện Phá Quân hóa Kỵ, Văn Xương đại diện Thiên Lương hóa Kỵ
. Nguyên lý của Hóa khoa
. Nguyên lý của sự đưa đến Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Khúc, Văn Xương và sự bài bố của chúng tại mệnh bàn.
. Hậu ký ( tổng hợp tham thảo )
▼ mục lục ( đồ biểu )
. Đồ 1: Tiên thiên bát quái
. Đồ 2: Hậu thiên bát quái
. Đồ 3: Lạc thư
. Đồ 4: Hậu thiên bát quái phối lạc thư số
. Đồ 5: Tiên thiên bát quái nạp giáp
. Đồ 6: Hậu thiên bát quái nạp giáp phối lạc thư số
. Đồ 7: Hà đồ
. Đồ 8: 24 sơn
. Biểu 9: Bát quái phối âm dương ngũ hành, phối lạc thư số, nạp giáp, nạp chi, phối Hà đồ số
. Đồ 10: Hậu thiên bát quái cửu cung phối Lạc thư số và Hà đồ số
. Đồ 11: Thiên can, Địa chi, lạc thư số chi đối ứng quan hệ
. Đồ 12: Hóa Kỵ
. Đồ 13: vi Lạc thư sổ mệnh danh
. Đồ 14: Tử Vi tinh quần (5→1→6→3→8 nghịch hành )
. Đồ 15: Thiên Phủ tinh quần(5→2→7→4→9 thuận hành )
. Đồ 16: Bài bố của các hệ tinh quần Tử Vi, Thiên Phủ
. Đồ 17: Lộc Quyền tương sinh bát quái
. Đồ 18: Lộc Quyền tương sinh bát quái nạp giáp
. Đồ 19: Hóa Lộc, Hóa Quyền
. Đồ 20: Hóa Khoa dẫn đến từ Hóa Kỵ đích thị là năm vị trí Thổ - Thìn thổ, Tuất thổ, Sửu thổ, Mùi thổ, Trung thổ
. Đồ 21: Hóa Khoa
----------------------
"Cương nhu tương ma, Bát quái tương đãng" (Cương nhu tiếp xúc qua lại với nhau, Bát quái giao qua lại với nhau) - Hệ Từ truyện - Dịch Kinh.
Cái cương là dương, ở quái hào mà nói thì nó thuộc Hào dương. Cái nhu là âm, ở trong quái hào mà nói thì nó được quy về Hào âm.
Cái gọi là "Cương nhu tương ma" (cứng mềm cọ sát qua lại với nhau) ấy, ở đây có thể thấy rõ ràng là cái hàm ý về sự hỗ hoán (trao đổi qua lại) của các hào âm dương.
Cái gọi là "Bát quái tương đãng" (tám quái giao qua lại với nhau) ấy, ở đây có thể giải thích cho sự tương giao qua lại nhau của Bản quái với Đối quái.
Mà đồng thời trong lúc tương giao qua lại thì có sự tiến hành của cương nhu hỗ hoán. Đó là, Bản (/Đối) quái có Hào dương (/âm) hoán chuyênt hành Hào âm (/dương) của Đối (/Bản) quái. Cho nên trong bản chất của "Bản Đối" của Tiên Thiên Bát Quái vốn có sẵn cái hàm ý của sự hỗ hoán âm dương, lai vãng, hỗ thông, hữu vô,...
▼ Hậu Thiên Bát Quái phối số Lạc Thư
"Hậu Thiên Bát Quái thủ số:
Nhất khảm số hề nhị số khôn,
Tam chấn tứ tốn số trung phân,
Ngũ ký trung cung lục càn thị,
Thất đoài bát cấn cửu ly môn.
=
1 là số Khảm, 2 số Khôn
3 Chấn, 4 Tốn, số trong hồn
5 gửi Trung cung, 6 Càn đó
7 Đoài, 8 Cấn, 9 Ly môn.
(Tinh Mệnh với Chiêm Bốc của Dịch Kinh, trang 57, Tiến sĩ Chu Văn Quang trước tác, NXB Lão Cổ Văn Hóa).
Đồ hình 3 là đồ hình bài bố của các số Lạc Thư, còn đồ hình 4 thì là sự tương phối của Số Lạc Thư với Hậu Thiên Bát Quái.