Để tôi sắp đặt lại liền lạc QNB xem, coi có phải tôi đi bóc tách để suy diễn tùm lum không nghen:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
1. Bắt đầu là Quangdct đề lên bát tự của mình với lưỡng đầu NHÂM - MẬU cùng bài thơ dự đoán về Tử Tức như sau:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
quangdct, on 18/04/2014 - 14:42, said:
Chào: quangdct
Ngày sinh Dương lịch: 31/5/1982 giờ Thìn
Chuyển sang Âm lịch: ngày 9 tháng 4 năm Nhâm Tuất giờ Thìn
Bát Tự: Nhâm Tuất - 0 - Giáp Dần - Mậu Thìn
Lưỡng đầu: NHÂM - MẬU
TỬ TỨC (Con cái)
Xuân mộ hoa tàn lưu nhất quả
Vãng lai nhất quả tối tiên hồng
Hỉ kiến tang du chi diệp mậu
Mục đồng hoành địch lộng thanh phong
Dịch:
Cuối xuân hoa tàn còn một quả
Về già một quả lại tươi hồng
Mừng thấy ruộng dâu cành lá tốt
Chú mục đồng thổi sáo đùa với gió trăng
2. Trong đó có câu:
Hỉ kiến tang du chi diệp mậu mà QNB muốn giải thích 2 chữ
tang du thông qua thành ngữ "
Tang du mộ cảnh" và Lý giải thêm quá trình [Sinh - Vượng - Mộ].
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
QuachNgocBoi, on 18/04/2014 - 15:18, said:
Tang du: sử dụng hình ảnh trong thành ngữ "Tang du mộ cảnh".
Mộ cảnh là chỉ cảnh trời chiều, lúc mặt trời đang xuống núi.
Mặt trời lúc mọc = xuất Phù Tang (người xưa quan niệm ở ngoài biển phía đông có cây Dâu - tang, mọc nổi - phù, ở trên mặt nước) = Sinh.
lúc lên đến thiên đỉnh = nhật lệ trung thiên = Vượng,
còn lúc đang xuống núi = chiếu lại vườn dâu ở phía Tây = Mộ.
Đó là nói về thiên nhiên, còn ứng vào con người là ám chỉ lúc về già.
3. Như có người không biết 2 chữ "Tang du" là "phương tây, chỗ mặt trời lặn gần sát đất" (TĐ-Thiều Chửu) thì QNB chỉ cần cho biết thế là đủ vì "tang du" không chỉ dùng cho thành ngữ "Tang du mộ cảnh" mà còn có trong thành ngữ "thất chi đông ngung, thu chi tang du" v.v... do đó, Langvang mới bảo rằng:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
langvang, on 21/04/2014 - 17:22, said:
Mà chữ "tang du" đủ nghĩa là phía Tây rồi (trong QCTM đủ hiểu là cuối đời), ko cần thêm hai chữ mộ cảnh thì mới hiểu là "cảnh già".
4. Tất nhiên, "tang du" đủ nghĩa là phía Tây rồi nhưng cũng chỉ có nghĩa là "phương Tây" như trong câu "mất ở đằng Đông, thu lại đằng Tây" mà tôi đưa lên thành ngữ ấy cũng có 2 chữ "Tang du" đó vậy; nên phải
nhờ thêm "mộ cảnh" (Tang du mộ cảnh) thì mới tỏ nghĩa hơn do chữ "mộ" (vào buổi chiều, mặt trời sắp lặn) và "cảnh" (ánh sáng mặt trời) là "hoàng hôn". Cho nên, "tang du" không chưa đủ nói lên cảnh xế chiều mà chỉ là phương hướng do đó QNB mới phải dùng đến thành ngữ "Tang du mộ cảnh" để giải thích sự "ám chỉ lúc về già" ... nhưng tại sao không dùng thẳng "
mộ cảnh" hay "
mộ niên" (tuổi già) trực tiếp trong bài thơ của Quỷ Cốc Toán Mệnh hay là Quỷ Cốc tiên sinh có ý khác!?
5. Theo văn cảnh của câu
Hỉ kiến tang du chi diệp mậu mà dịch giả Dương Đình Lê Thứ Chi dịch rằng "
Mừng thấy ruộng dâu cành lá tốt" đã không hàm ý "tang du" như "phương Tây"; trái lại, mang hàm ý "
tang điền" (ruộng dâu).
6. Nhân vì Langvang nói "
Mà chữ tang du đủ nghĩa là phía Tây rồi (trong QCTM đủ hiểu là cuối đời)" thì QNB mới hỏi (đố?):
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
QuachNgocBoi, on 21/04/2014 - 19:08, said:
Vì sao "Tang du" có nghĩa là phía Tây? cái Lý của nó thế nào ông Langvang có biết? hay chỉ nghe người ta nói thế, từ điển bảo thế.
7. Do đó, tôi mới dùng thành ngữ "Thất chi đông ngung, thu chi tang du" (
mất ở đằng Đông, thu lại đằng Tây) để lý giải tại sao "Tang du" có nghĩa là phía Tây nhưng cũng thắc mắc là tại sao lại chỉ dùng 2 cây (Tang và Du) để hàm ý "phương Tây". Chẳng những thế, cây Tang (dâu) trong Tang Du thì nói về hướng Tây mà cây Tang (dâu) trong Phù Tang lại là hướng Đông. Tất nhiên, cũng chỉ là "nghe người ta nói thế, từ điển, thành ngữ bảo thế" nên tôi mới hỏi: "
Theo QNB thì tại sao lại dùng tang du để chỉ hướng hay với ý nghĩa là phía Tây?"
8. Thì như vậy, tôi đã chẳng chịu đọc kỹ rồi hay sao mà QNB lại trách rằng:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
QuachNgocBoi, on 24/04/2014 - 12:47, said:
Cụ cũng chả chịu đọc kỹ rồi.
QNB đã nói rõ là cái từ đó là gọi tắt, trích dẫn hình ảnh từ trong thành ngữ "tang du mộ cảnh" rồi còn gì.
Thành ngữ này xuất phát từ trong sách Hoài Nam Tử của Hoài Nam Vương/Hầu nhà Hán là Lưu An (179-122 TCN). Lấy cái cảnh Mặt Trời xế bóng, sắp khuất bóng, ở phía Tây ở trong thiên nhiên để mà ví với cảnh tuổi già của con người.
Cho nên sau này người già mà chết đi rồi thì người ta đều dùng các từ như đã khuất bóng, đã khuất núi.
9. Nói rằng thành ngữ "tang du mộ cảnh" này xuất phát từ trong sách Hoài Nam Tử của Hoài Nam Vương/Hầu nhà Hán là Lưu An (179-122 TCN) thì QNB có bằng có chứng trình làng không? Chứ theo tôi được biết thành ngữ đó không có trong sách Hoài Nam Tử! Nên QNB dẫn chứng Tang, Du, Khu, Dương trong Kinh Thi rồi kết luận rằng "đủ biết vì sao Hoài Nam Tử Lưu An dùng 2 loại cây Dâu và Du khi muốn ghép với cảnh xế bóng đằng Tây" là không có cơ sở vững vàng vậy. Trong Kinh Thi có nêu lên rất nhiều loại chim muông cây cỏ hoa lá
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
QuachNgocBoi, on 24/04/2014 - 12:47, said:
Ngoài ra, Kinh Thi viết:
Sơn hữu Khu, thấp hữu Du
(Trên núi có cây Khu, ở dưới có cây Du) - đều thuộc họ cây gỗ Du cả.
Bản hữu Tang, thấp hữu Dương
(Ven đồi có cây Dâu, ở dưới thấp có cây Dương)
Hai câu này đủ biết vì sao Hoài Nam Tử dùng 2 loại cây Dâu và Du khi muốn ghép với cảnh xế bóng đằng Tây.
Và sau cũng dùng "tang du" để ÁM CHỈ phía Tây, lúc xế bóng hay tuổi già.
Trong Kinh Thi lại có nêu lên rất nhiều loại chim muông, cây cỏ, hoa lá ... cây Khu và cây Du đều thuộc họ cây gỗ Du cả nhưng cây Dâu với cây Dương có quan hệ cùng loại gổ gì đâu ... mà sao QNB lại đoan chắc như thế!?
Đến đây chắc rằng tôi đã sắp đặt lại liền lạc rồi chứ!?
Vậy mà QNB vẫn còn trách như sau:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
QuachNgocBoi, on 25/04/2014 - 09:24, said:
Cả một đoạn liền mạch liền ý của QNB mà cụ đọc không hiểu rồi lại đi bóc tách để suy diễn tùm lum
Cái câu cuối của đoạn này là tóm lại cả đoạn nhằm làm rõ cho cái việc nói về sự gọi tắt nói ở câu đầu tiên.
Cho nên, nếu cụ bẻ gãy ý rời rạc ra để hiểu là sẽ hiểu sai.
À! Thì là ... QNB dẫn chứng tiếp như sau:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
QuachNgocBoi, on 25/04/2014 - 09:24, said:
Thứ nhất là Kinh Thi được viết trong khoảng 500 năm từ thời nhà Chu cho đến thời Xuân Thu, sức ảnh hưởng của nó sau này tác động rất mạnh đến Nho học (nói chung, và đến Hoài Nam Tử nói riêng).
Thứ nhì, cái mà cụ không chú ý chính là cái chỗ Núi với Đồi í, chứ không phải là thượng/hạ gì như cách hiểu của cụ cả.
Vì đồi núi thường là ở phía Tây, nơi đó có các loại cây Dâu (Tang), Du, Khu, Dương,... Nhưng nếu chỉ dựa vào mỗi cái lý này thì có dẫn tới việc dùng "Tang Du" để mà chỉ "phía Tây, lúc xế bóng hay tuổi già" được không? Thưa, không được. Vì đó mới là điều kiện cần, chưa có điều kiện đủ, do nói về núi thì có Nam Sơn, có Bắc Nhạc, có Tây Phong Lĩnh,... Nên phải dùng thêm cả cái lý của "Mộ Cảnh = cảnh xế chiều" mới đủ. Tức là không gian và thời gian của buổi chiều tà, mặt trời sắp khuất núi và nó ngả bóng trên cành của cây Dâu, cây Du,...
Tại sao trong Kinh Thi có nói đến bao nhiêu loại cây trên núi dưới đồi vậy mà Hoài Nam Tử lại chỉ dùng cây Dâu (Tang) với cây Du để dùng kèm với Mộ Cảnh? Ngoài bản thân Lưu An thì không ai biết chắc chắn 100% cả. Chỉ biết chắc là xuất phát từ 2 nguyên cớ:
- Vùng đất Hoài Nam Tử sinh sống có rất nhiều 2 loại cây Dâu và Du.
- 2 loại cây này vào thời ấy và thời trước đó nữa, là loại gỗ quen dùng nhất. Gỗ cây Dâu dùng làm cái cung (Tang hồ, trong Tang hồ Bồng thỉ), gỗ cây Du là để làm bàn ghế và các vật dụng khác, cây Dâu còn lấy lá để nuôi tằm mà lấy tơ dệt lụa.
10. Thứ nhất, QNB thừa nhận là ngoài bản thân Lưu An thì không ai biết chắc chắn 100% cả là tại sao "
bao nhiêu loại cây trên núi dưới đồi vậy mà Hoài Nam Tử lại chỉ dùng cây Dâu (Tang) với cây Du để dùng kèm với Mộ Cảnh?" và có phải Lưu An là tác giả của thành ngữ "Tang du mộ cảnh" hay không, nhưng lại dám cho là Lưu An dùng Tang Du để dùng kèm với "
mộ cảnh" ...
11. Thứ nhì, đúng là vùng đất Hoài Nam Tử sinh sống (khu vực Giang Tô) có rất nhiều loại cây Dâu (Tang) có lá để nuôi tằm lấy tơ dệt lụa nên lụa Tô Châu đã sớm nổi tiếng từ lâu ... nhưng QNB có biết vùng đất Giang Tô gần biển Đông, không có nhiều đồi núi để trồng Dâu nuôi tằm? Do đó, rất xa miền Tây để cho rằng "
Vì đồi núi thường là ở phía Tây, nơi đó có các loại cây Dâu (Tang), Du, Khu, Dương ..." đươc.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
QuachNgocBoi, on 25/04/2014 - 09:24, said:
Mà đã quen thuộc thì người đọc tác phẩm của ông ta sẽ thường dùng, dùng quen nên được coi như là Thành ngữ. Người dân dã thời xưa, có khi chả cần đọc sách của Lưu An, chỉ cần nghe nói cái câu "Tang du mộ cảnh" cũng hiểu và cảm nhận được ngay cảnh chiều bóng ngả đằng Tây và đồng thời chỉ lúc tuổi già của con người - lúc sắp khuất núi.
Vốn nó là thế chứ không phải như cụ vặn vẹo:
và không phải như cụ tưởng rằng:
Bởi vì không phải là lấy đơn thuần Tang (cây Dâu) để ví cho Mặt Trời xế bóng ở phía Tây.
Và bởi vì cây Dâu thường nó khả kiến khả tri, nên hoàn toàn khác với cây Dâu Thần (Phù Tang) là loài thần thoại bất khả tri.
Cho nên, chữ Tang - trong "Nhật xuất Phù Tang" - mang nghĩa cây Dâu là không có gì mâu thuẫn cả.
Giải thích ngọn ngành thế thì dĩ nhiên được truy vấn chứ phải không ạ. Nếu ai giải thích được nguồn gốc ý nghĩa chữ "Tang Du" để chỉ phía Tây chỉ tuổi già, một cách hay hơn, thuyết phục hơn thì tốt quá, nên càng cần phải truy vấn
cho nên:
QNB vẫn dùng kiên trì ngon lành như trên, trừ phi có người nào giải thích hay hơn.
-----------
12. Thì để QNB nói có sách mách có chứng đã
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
rằng là thành ngữ "Tang du mộ cảnh" của Lưu An cơ! Tôi vốn biết thành ngữ đó nằm trong sách nào, thời nào mà ...
13. Sao không mâu thuẫn vì rằng chẳng phải QNB đã thừa nhận ngoài bản thân Lưu An thì không ai biết chắc chắn 100% cả tại sao lại dùng cây Tang cây Du để chi hướng Tây cơ mà ... Rồi còn nào là thần thoại bất khả tri khả kiến nữa nên muốn nói sao thì sao ư!? Hèn chi "không có gì mâu thuẫn cả" cho tiện hén Quách đại hiệp? hahahaa ...
14. Để "tồn nghi" thì hay hơn vì não bộ về già nếu như "ký tế" thì kể như ngưng luôn không làm việc nữa dễ đi lắm .. nên mới "vị tế" ở tuổi như tôi ...