- Một anh bạn của VN chia sẻ rằng, sắp tới Việt Nam sẽ lắp camera trên các tuyến đường để kiểm soát giao thông, người vi phạm giao thông sẽ bị gửi giấy phạt tới địa chỉ của mình, tiền phạt sẽ bị trừ từ tải khoản ngân hàng (gọi là phạt nguội). Điều này có nghĩa là các đồng chí công an giao thông sẽ được giảm tải áp lực rất nhiều, xin chúc mừng các đồng chí, xin chúc mừng giao thông Việt Nam.
#1
Gửi vào 12/04/2014 - 07:15
Thanked by 9 Members:
|
|
#2
Gửi vào 12/04/2014 - 07:23
vietnamconcrete, on 12/04/2014 - 07:15, said:
- Một anh bạn của VN chia sẻ rằng, sắp tới Việt Nam sẽ lắp camera trên các tuyến đường để kiểm soát giao thông, người vi phạm giao thông sẽ bị gửi giấy phạt tới địa chỉ của mình, tiền phạt sẽ bị trừ từ tải khoản ngân hàng (gọi là phạt nguội). Điều này có nghĩa là các đồng chí công an giao thông sẽ được giảm tải áp lực rất nhiều, xin chúc mừng các đồng chí, xin chúc mừng giao thông Việt Nam.
Các "đồng chí" bị giảm áp lực thì tài khoản của các ngài đồng chí công an giao thông cũng bị giảm theo. Nên chia buồn với các ngài mới đúng!
Thanked by 2 Members:
|
|
#3
Gửi vào 12/04/2014 - 08:23
- Chi cục thuế các địa phương yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký tài khoản công ty mình với chi cục địa phương, việc này nhằm cải thiện việc nộp thuế, nộp phạt của các doanh nghiệp: bởi nếu công ty bạn không nộp, nhà nước sẽ tự động khấu trừ tiền trong tài khoản của bạn. Xin chúc mừng toàn thể các doanh nghiệp Việt Nam, bởi từ nay các bạn không còn phải lo chuyện mình sẽ chậm nộp phạt và nộp thuế nữa!
- Dịch vụ tư vấn bình dân: hiện nay giới xe ôm hà thành vừa triển khai dịch vụ tư vấn bình dân: bạn muốn hỏi bất kỳ thứ gì đều được, phí chỉ dẫn khởi điểm là 10 ngàn đồng/2 phút:
Tấm biển “Hỏi gì 10 nghìn 2 phút” nằm chềnh ềnh ngay sát vỉa hè đường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội khiến nhiều người dân đi đường chú ý.
Xem đầy đủ:
Thanked by 5 Members:
|
|
#4
Gửi vào 12/04/2014 - 11:34
- Ngay trong tháng Tư này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ mở cuộc thi để chọn ra người xứng đáng nhất làm tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, báo chí trong nước loan tin.
Thanked by 1 Member:
|
|
#5
Gửi vào 12/04/2014 - 11:41
Cỡ chữ
Chuyện đăng ký quốc tịch Việt Nam! - Lữ Giang
Một câu hỏi được đặt ra: Việc đăng ký quốc tịch Việt Nam có lợi gì? Ông Sơn nói rằng nếu giữ quốc tịch Việt Nam, việc đầu tư làm ăn ở Việt Nam sẽ dễ dàng hơn,
Lữ Giang
Hôm 4.4.2014, qua cuộc phỏng vấn của báo điện tử vnexpress.net ở trong nước, ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ùy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thông báo rằng người Việt định cư ở nước ngoài nếu không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì sau ngày 1.7.2014 sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam. Ông cũng cho biết hiện nay có khoảng 4, 5 triệu người Việt đang định cư tại nước ngoài, nhưng chỉ mới có khoảng 6.000 người có đăng ký quốc tịch Việt Nam mà thôi. Sở dĩ số người đăng ký ít như vậy là vì đa số không biết thông tin này và một số không quan tâm. Theo ông, không ai muốn bỏ đi quốc tịch và cũng không muốn phải xin lại quốc tịch mình đã mang.Một câu hỏi được đặt ra: Việc đăng ký quốc tịch Việt Nam có lợi gì? Ông Sơn nói rằng nếu giữ quốc tịch Việt Nam, việc đầu tư làm ăn ở Việt Nam sẽ dễ dàng hơn, việc hồi hương hay thăm thân nhân cũng thuận lợi hơn. Bà con có 2 quốc tịch trước hết là được hưởng tất cả các ưu đãi, đảm bảo quyền lợi tại cả hai quốc gia. Ông đã đề nghị chính phủ cho gia hạn đăng ký.
NHÌN QUA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Từ 30.4.1975 đến nay, khi số người Việt bỏ nước ra đi ngày càng đông, nhà cầm quyền đã ban hành và sửa đổi luật quốc tịch đến 3 lần, đầu tiên là luật quốc tịch ngày 28.6.1988, rồi đến luật quốc tịch ngày 20.5.1998 và luật quốc tịch đang có hiệu lực hiện nay là luật ngày 13.11.2008. Hai luật đầu không chấp nhận chế độ song tịch, coi tất cả những ngườ có quốc tịch Việt Nam dù đã thủ đắc hay xin nhập bất cứ quốc tịch nào trên thế giới vẫn được coi là người Việt Nam. Những ai muốn bỏ quốc tịch Việt Nam phải làm đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam. Mục tiêu của sự quy định này là giành quyền quản lý các hoạt động của tất cả những người Việt đang định cư ở nước ngoài, nhất là các hoạt động chính trị.
Từ năm 1993 đến nay, chúng tôi đã dựa theo các nguyên tắc của luật quốc tế, tục lệ quốc tế, án lệ quốc tế và luật đối chiếu về quốc tịch, viết rất nhiều bài nhận xét về những phi lý và rắc rối của luật quốc tịch Việt Nam. Đến năm 2008, chính quyền mới ban hành Luật số 24/2008/QH12 ngày 13.11.2008 công nhận chế độ song tịch nhưng lại tạo ra những rắc rối khác, với quy định người Việt định cư ở nước ngoài nếu không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam trước ngày 1.7.1014 sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam.
Trước khi nói về những phi lý và rắc rối của việc buộc phải đăng ký để giữ quốc tịch Việt Nam, chúng tôi xin nhắc lại một số nguyên tắc căn bản về luật quốc tịch để đọc giả dễ nắm vững vấn đề hơn.
QUYỀN ẤN ĐỊNH QUỐC TỊCH CỦA MỖI QUỐC GIA
Theo nguyên tắc của luật quốc tế thì một quốc gia không thể áp đặt quốc tịch trên một người mà rõ ràng là công dân của một quốc gia khác. Nhưng nhiều khi không thể xác định được quốc tịch của một người vì có sự tương tranh về pháp lý giữa luật pháp của các quốc gia. Nếu không giải quyết được sự tương tranh này thì mỗi quốc gia có chủ quyền đều giành quyền thi hành luật lệ của mình trên người mà luật pháp của quốc gia đó coi là công dân của họ.
Các quốc gia thường ấn định quốc tịch dựa vào các yếu tố sau đây:
- hoặc căn cứ vào yếu tố nơi sinh (jus soli),
- hoặc căn cứ vào yếu tố huyết thống (jus sanguinis),
- hoặc căn cứ vào cả hai yếu tố đó.
Có quốc gia còn cho thụ đắc quốc tịch do hôn thú (national by marriage) như Italia hay Việt Nam Cộng Hoà trước đây. Ngoài ra, luật lệ của hầu hết các quốc gia đều dự liệu các trường hợp cho nhập tịch có điều kiện.
Vì mỗi quốc gia đều có quyền lựa chọn yếu tố để ấn định quốc tịch, nên luật quốc tịch của các quốc gia khác nhau đã tạo ra tình trạng một cá nhân có thể có hai quốc tịch (dual nationality), và thậm chí có khi còn có nhiều quốc tịch cùng một lúc (multiple nationality). Nhưng cũng có khi những luật quốc tịch này đã tạo nên tình trạng có những cá nhân không được thừa nhận có quốc tịch nào. Đây là những trường hợp vô quốc tịch (stateless). Để giảm bớt những rắc rối nói trên, một số công ước quốc tế đã được thiết lập để giải quyết những tranh chấp về quốc tịch một cách hợp lý.
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Công Ước Hague ngày 12.4.1930 về “Một Số Vấn Đề liên quan đến Sự Tranh Chấp về Luật Quốc Tịch” (Convention on Certain Questions relating to the Conflict of Nationality Laws), đã đưa ra một số nguyên tắc tổng quát về luật quốc tịch, có thể tóm lược như sau:
1.- Mọi người đều có quyền có quốc tịch và quyền thay đổi quốc tịch, không ai có quyền tước bỏ hai quyền đó.
2.- Mỗi người có thể có hai hay nhiều quốc tịch và một quốc gia không được dùng quyền bảo vệ ngoại giao để ngăn cản điều này.
3.- Một người thụ đắc hai quốc tịch có thể xin từ bỏ một quốc tịch mà mình không muốn.
4.- Mặc dầu mỗi người có quyền có nhiều quốc tịch, nhưng quốc gia đệ tam (tức quốc gia mà đương sự không có liên hệ về quốc tịch) chỉ công nhận một quốc tịch duy nhất mà thôi, đó là quốc tịch của quốc gia nơi đương sự có trú sở chính và thường xuyên hay quốc tịch của quốc gia mà đương sự trong thực tế có quan hệ chặt chẽ nhất.
5.- Một người có hai quốc tịch, khi đã từ bỏ một quốc tịch hợp lệ, quốc tịch còn lại phải được quốc gia mà đương sự muốn có quốc tịch nhìn nhận, cho dù đương sự đang có trú sở chính và thường xuyên tại quốc gia mà đương sự đã từ bỏ quốc tịch.
Công Ước Liên Hiệp Quốc ngày 30.8.1961 về việc giảm bớt tình trạng vô quốc tịch (Convention on the Reduction of Statelessness) dự liệu rằng các quốc gia kết ước sẽ ban quốc tịch của nước mình cho cho những người sinh ra trên lãnh thổ của nước đó nhưng vì một lý do nào đó bị coi là vô quốc tịch.
RẮC RỐI CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆY NAM
Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 20/5/1998 đặt ra hai rắc rối hoàn toàn không phù hợp với luật quốc tịch quốc tế mà chúng tôi đã nêu ra ở trên:
1.- Quyền tước quốc tịch Việt Nam: Điều 25 nói công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự quy định này vi phạm Công Ước ngày 30.8.1961 về việc giảm bớt tình trạng vô quốc tịch khi người bị tước quốc tịch không có quốc tịch nào khác.
2.- Việc xin thôi quốc tịch Việt Nam: Điều 24 quy định rằng công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam. Nhưng luật này lại đưa ra một số trường hợp chưa được thôi quốc tịch, trong đó có việc thôi quốc tịch phương hại đến lợi ích quốc gia. Sự quy định này vi phạm Công Ước ngày 12.4.1930 về “quyền thay đổi quốc tịch”.
Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13.11.2008 đã bỏ hai quy định rắc rối và không phù hợp với luật quốc tế nói trên, nhưng lại ấn định trường hợp đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam:
Điều 13 khoản 2 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.”
Luật này có hiệu lực thừ 1.7.2009 nên đến 1.7.2014 là hết hạn 5 năm.
Sự quy định này trước hết đặt một số người Việt đi định cư ở nước ngoài trở thành vô quốc tịch khi họ chưa thụ đắc một quốc tịch khác trước ngày mãn hạn đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Điều này vi phạm Công Ước ngày 30.8.1961 về việc giảm bớt tình trạng vô quốc tịch. Sự quy định này cũng tước bỏ quyền có song tịch do Công Ước Hague ngày 12.4.1930 quy định. Nói chung đây là sự quy định vi phạm luật quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập.
Ngoài ra, thủ tục đăng ký để giữ quốc tịch Việt Nam vừa phiền phức vừa không thích hợp đối với những người đã bỏ nước ra đi vì lý do chính trị: Chẳng ai muốn nạp đơn xin một chính quyền mà vì sự cai trị của chính quyền đó đã khiến họ phải bỏ nước ra đi để xin giữ quốc tịch.
NHỮNG SAI LẦM CẦN LƯU Ý
Trong cuộc phỏng vấn của VnExpress ngày 4.4.2014, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã nói việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam có lợi như sau:
- Khi về đầu tư ở Việt Nam sẽ được coi là đầu tư của người Việt Nam.
- Việc hồi hương hay thăm thân nhân cũng thuận lợi hơn.
- Có 2 quốc tịch trước hết là được hưởng tất cả các ưu đãi, đảm bảo quyền lợi tại cả hai quốc gia. Khi bà con về Việt Nam có thể sử dụng quốc tịch Việt Nam để sinh sống theo pháp luật nước nhà.
Trong thực tế đây chỉ là những lợi ích phù phiếm, không có trong thực tế.
Công ty “Nhịp Cầu Corporation”, một tổ chức tư vấn ở trong nước, đã đưa ra một bảng hướng dẫn về đăng ký giữ quốc tịch và xử dụng hộ chiếu, dưới đầu đề “Sử hữu 2 Quốc tịch (Song Tịch)”, được Vnexpress.net phổ biến với nội dung chứa đựng nhiều sai lầm không phù hợp với luật quốc tế về song tịch, chẳng hạn như:
“Bắt buộc phải sử dụng hộ chiếu của nước bạn hiện có quốc tịch để ra và vào nước đó. Ví dụ: Bạn có quốc tịnh Mỹ và Việt Nam. Khi ra khỏi Mỹ phải sử dụng hộ chiếu Mỹ, khi vào Việt Nam phải sử dụng hộ chiếu Việt Nam và ngược lại khi về. Tuy nhiên, khi check-in các hãng hàng không, bạn phải xuất trình cả hai hộ chiếu để chứng minh không cần visa cho nước sẽ bay đến.
“Nên mang theo tất cả hộ chiếu khi du lịch hoặc công tác đến bất cứ nước nào đó. Nó giúp bạn có được sự trợ giúp từ tất cả các đại sứ hoặc lãnh sứ quán của mình khi có yêu cầu hoặc trong các trường hợp bất khả kháng.”
Hiện nay, Việt Nam chưa có quy chế cấp thông hành cho người song tịch hay đa quốc tịch. Khi ra vào một nước mà đương sự có quốc tịch, không bắt buộc phải dùng hộ chiếu của chính nước đó. Có thể dùng hộ chiếu của nước đương sự có quốc tịch khác nhưng xin chiếu khán (visa) để đi ra đi vào.
Như đã nói trên, theo luật quốc tế, đối với quốc gia đệ tam, hộ chiếu không phải là yếu tố duy nhất được dùng để xác định quốc tịch của một người song tịch hay đa quốc tịch. Điều 5 Công Ước Hague ngày 12.4.1930 nói rõ rằng đối với quốc gia đệ tam, một người có hơn hai quốc tịch sẽ được đối xử như chỉ có một quốc tịch. Lúc đó việc xác định quốc tịch sẽ dựa trên một trong hai yếu tố sau đây:
- Đương sự có trú sở thường xuyên và chính (habitually and principally resident) ở nước nào thì coi là công dân của nước đó.
- Đương sự trong thực tế có liên hệ chặt chẽ nhất (to be in fact most closely connected) với nước nào thì được coi là công dân của nước đó. Thí dụ một người vừa có quốc tịch Mỹ vừa có quốc tịch Thái Lan, nhưng thường dùng địa chỉ ở Thái Lan để liên lạc, đi đâu cũng xử dụng Passport Thái Lan, và khi có chuyện gì xẩy ra, thường nhờ Tòa Lãnh Sự Thái Lan can thiệp, v.v., người đó sẽ được coi là công dân Thái Lan.
Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các nguyên tắc của luật quốc tế, tục lệ quốc tế và án lệ quốc tế về quốc tịch để sửa chữa lại luật quốc tịch Việt Nam cho phù hợp với luật quốc tế về quốc tịch.
Ngày 10.4.2014
Lữ Giang
Thanked by 4 Members:
|
|
#6
Gửi vào 12/04/2014 - 11:46
minhminh, on 12/04/2014 - 11:41, said:
Cỡ chữ
Một câu hỏi được đặt ra: Việc đăng ký quốc tịch Việt Nam có lợi gì? Ông Sơn nói rằng nếu giữ quốc tịch Việt Nam, việc đầu tư làm ăn ở Việt Nam sẽ dễ dàng hơn,
Sai! nếu bạn có tiền và biết chơi với ai, việc làm ăn ở VN sẽ dễ dàng hơn.
Thanked by 5 Members:
|
|
#7
Gửi vào 12/04/2014 - 13:03
Thanked by 8 Members:
|
|
#8
Gửi vào 12/04/2014 - 20:01
- ngày 10/4, công an huyện Thạch Hà thực hiện lệnh bắt đối tượng Trương Văn Trường (SN 1984, trú thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn) về hành vi gây rối trật tự công cộng, bất ngờ hàng trăm người dân bao vây trói, đánh thương tích 4 chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ.
Thanked by 4 Members:
|
|
#9
Gửi vào 12/04/2014 - 21:04
vietnamconcrete, on 12/04/2014 - 07:15, said:
- Một anh bạn của VN chia sẻ rằng, sắp tới Việt Nam sẽ lắp camera trên các tuyến đường để kiểm soát giao thông, người vi phạm giao thông sẽ bị gửi giấy phạt tới địa chỉ của mình, tiền phạt sẽ bị trừ từ tải khoản ngân hàng (gọi là phạt nguội). Điều này có nghĩa là các đồng chí công an giao thông sẽ được giảm tải áp lực rất nhiều, xin chúc mừng các đồng chí, xin chúc mừng giao thông Việt Nam.
Thanked by 3 Members:
|
|
#10
Gửi vào 13/04/2014 - 03:02
Đinh Văn Tân, on 12/04/2014 - 21:04, said:
Trường hợp ngoại lệ như có quá nhiều khiếu nại tại một hệ thống camera nào đó thì cơ hội được tha lại nhiều ví dụ như hệ thống toll road o*? địa điểm yyy, trước đây ai bị mà gọi khiếu nại đều đươc tha bây giờ thi không biết còn được không .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 13/04/2014 - 03:21
Thanked by 3 Members:
|
|
#11
Gửi vào 13/04/2014 - 12:04
- Thép pomina: thứ 6 ngày 11 năm 2014 xảy ra vụ nổ ống dẫn thép lỏng trong nhà máy pomina (Bà Rịa VT), 12 công nhân gặp nạn. Nhiệt độ nóng chảy của thép khoảng 1500 độ C. Theo thông tin của thông tấn xã vỉa hè, người bị nhẹ nhất cũng bỏng khoảng 80%, cho tới giờ chưa có thiệt hại tính mạng.
Sửa bởi vietnamconcrete: 13/04/2014 - 12:05
Thanked by 1 Member:
|
|
#12
Gửi vào 13/04/2014 - 12:24
- Theo nghị định 179 năm 2013 về môi trường, doanh nghiệp hay cá nhân có thể dễ dàng bị phạt một đống tiền vì vi phạm các điều luật về môi trường. Ví dụ: nếu một khách sạn vi phạm (và điều này rất dễ xảy ra, bởi doanh nghiệp không bao giờ cãi được khi bị sờ gáy) sẽ dễ dàng bị phạt khoảng 100 triệu do hệ thống xả nước thải không phù hợp. Lưu ý, mức phạt cho doanh nghiệp luôn x 2 lần (ví dụ mức phạt 100 triệu sẽ thành 200 triệu)
P/s. Các cụ nói cấm có sai: con ơi nhớ lấy câu này...
Sửa bởi vietnamconcrete: 13/04/2014 - 12:27
Thanked by 3 Members:
|
|
#13
Gửi vào 13/04/2014 - 12:53
- quy định mới vừa có hiệu lực từ ngày 01/04, buộc những người lấy chồng Hàn Quốc xin visa định cư phải được trắc nghiệm trình độ Hàn ngữ và buộc người chồng Hàn Quốc phải chứng minh có thu nhập hàng năm trên 14,8 triệu won ( tương đương 14 ngàn euro ). Đối với các giới chức Hàn Quốc, những quy định mới nói trên sẽ giải quyết hai nguyên nhân chính gây đổ vỡ các cuộc hôn nhân dị chủng, đó là bất đồng ngôn ngữ và thu nhập thấp (theo RFI)
Thanked by 4 Members:
|
|
#14
Gửi vào 13/04/2014 - 13:21
- "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?"
Thanked by 3 Members:
|
|
Thanked by 5 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |