

#946
Gửi vào 18/07/2014 - 13:33
Thanked by 2 Members:
|
|
#947
Gửi vào 18/07/2014 - 13:39
vietnamconcrete, on 18/07/2014 - 12:39, said:
Tác phẩm Hxxx - Ông tiên sống mãi của Suprida Phanomjong đã tái hiện toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hxxx. Với 190 trang sách, cuốn sách được chia thành 16 phần, trình bày theo các dòng sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hxxx
Lý do cuốn sách lấy tiêu đề “Hxx – Ông tiên sống mãi”, theo tác giả, đây là tiêu đề mà ông Khanchai Bunpan của tờ Matichon đã đặt cho tác phẩm khi được đăng nhiều kỳ trên tạp chí này. Và đây là “tiêu đề phù hợp nhất bởi cho đến tận ngày nay, trên bà thờ của người Việt Nam đều đặt ảnh của Chủ tịch Hồ Chia Minh, vị lãnh tụ được toàn dân hết lòng kính yêu, có lẽ do Người đã được nâng lên tầm một “Ông tiên sống mãi”. Mặt khác, tác giả đã từng được gặp và trò chuyện với Chủ tịch Hxxx Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Gắn với lịch sử phát triển của cách mạng Việt Nam là hình ảnh Chủ tịch Hxxx kính yêu, suốt đời hy sinh vì nước, vì dân. Người đã cống hiến trọn đời mình cho cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX, đấu tranh không mệt mỏi cho hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc; người là nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn, đã kết hợp tinh hoa của dân tộc và trí tuệ của thời đại, một nhân cách cao đẹp với những phẩm chất vừa phi thường vừa bình dị, một hình mẫu sáng ngời về con người của hiện tại và tương lai. Những trang viết của Suprida Phanomjong luôn thấm đẫm tình cảm trân trọng, ngưỡng mộ Chủ tịch Hxxx và cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã dành riêng những trang viết về quá trình hoạt động cách mạng của Người trên đất Thái Lan, những tình cảm sâu sắc của Người đối với bạn bè, nhân dân Thái Lan cũng những ấn tượng sâu sắc về Người trong lòng những người bạn cùng hoạt động và nhân dân Thái Lan.
Cuốn sách ra đời nhằm giúp bạn đọc có thêm tư liệu nghiên cứu về Chủ tịch Hxxx qua con mắt người nước ngoài.
Đài Sơn
#948
Gửi vào 19/07/2014 - 10:01
Tượng đài Trần Nguyên Hãn tại khu vực vòng xoay trước chợ Bến Thành sẽ được di dời về công viên Phú Lâm, quận 6.
UBND TP H.C.M vừa có văn bản chấp thuận việc dời tượng đài Trần Nguyên Hãn về công viên Phú Lâm theo đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố và UBND quận 1. Đây được xem là giải pháp nhằm đảm bảo an toàn vì hồi tháng 7/2013, chân phải của tượng đài bất ngờ bị rơi ra khiến nhiều du khách đang chụp ảnh hoảng hốt.
Tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành bị rơi mất chân phải. Ảnh: Hữu Công.
Tượng đài Trần Nguyên Hãn được xây dựng từ trước năm 1975 ở trung tâm thành phố đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân Sài Gòn. Tượng được làm bằng xi măng và từng được trùng tu, phục chế 2 lần nhưng hiện xuống cấp.
Ngoài ra, UBND thành phố cũng đồng ý di dời tượng bán thân Quách Thị Trang, xem đây là một trong những hạng mục thuộc dự án "Bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư để xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP H.C.M (Bến Thành - Suối Tiên) trên địa bàn quận 1". Tượng bán thân Quách Thị Trang được sinh viên Sài Gòn lập năm 1964 để tưởng nhớ nữ sinh Quách Thị Trang đã hy sinh trong cuộc biểu tình chống nhà cầm quyền lúc bấy giờ.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao phối hợp các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất địa điểm để di dời tượng bán thân Quách Thị Trang và không gian vị trí đặt tượng tại địa điểm mới để báo cáo thành phố. Riêng UBND quận 1 có nhiệm vụ lập phương án, dự toán tháo dỡ, vận chuyển 2 tượng nêu trên về địa điểm mới.
-------------------------------------
Sao còn đổi ngôi, tượng còn đổi chỗ thì người ta tránh sao được sự thay đổi bể dâu....
P/s: "rơi chân ra làm nhiều du khách hoảng hốt" thì thay tượng. Thế cầu sập, nhà nứt, hố tử thần, lô cốt boongke trên đường khiến cả thành phố sợ hãi thì thay cái gì nhể?
Sửa bởi vietnamconcrete: 19/07/2014 - 10:04
#949
Gửi vào 19/07/2014 - 16:42
19-07-2014
1. Ngày 15/7, Tân Hoa xã đưa tin Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) thông báo đã hoàn thành xong công tác khoan trắc trên vùng đảo Tây Sa và giàn khoan 981 sẽ được chuyển tới làm việc ở đảo Hải Nam. Tại thời điểm này, trên biển Đông xuất hiện cơn bão Thần Sấm (Rammasun) đi thẳng vào vùng biển mà giàn khoan 981 hạ đặt.
Báo chí trong nước đua nhau giật title câu view thông tin này, mạng xã hội cũng nóng lên không kém. Người cho rằng Trung Quốc rút giàn khoan để tránh bão, kẻ lại nói là đã khoan trắc xong nên dời đến vị trí mới. Người phân tích, kẻ trích dẫn, rất huyên náo.
Sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông báo chính thức về việc trên. Một loạt quan chức và cựu quan chức phát biểu rất hùng hồn, như là họ đã biết trước việc Trung Quốc rút giàn khoan.
Vài quan chức của Quốc hội nổ như pháo tép về biển Đông sau sự kiện này, đến mức báo chí giật title “bản lĩnh Quốc hội về biển Đông”, bởi kỳ họp thứ 7 của Quốc hội diễn ra trong thời điểm căng thẳng ở biển Đông. Bản lĩnh của Quốc hội được ông Giàu – Chủ nhiệm UB Kinh tế “dẫn lời” từ cử tri là: “bài khai mạc và bế mạc của Chủ tịch Quốc hội, công thư của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại“. Còn ông Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng quốc hội thì cho rằng đó là: “Quốc hội đã dành thời gian thảo luận sâu sắc, mạnh mẽ lên án hành động sai trái của phía Trung Quốc” và ra “Bản thông cáo số 2 của Quốc hội (ngày 21/5)“. Trong khi đó, mặc dù đã được Đại biểu quốc hội đề xuất, nhưng Quốc hội cho rằng, chưa cần thiết phải có một nghị quyết về biển Đông(!?).
Phát biểu trước báo giới, ông Hà Lê – cục phó Cục kiểm ngư cho rằng: “Trung Quốc di chuyển giàn khoan vì sức ép đấu tranh của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển”. Ông Lê Mã Lương – cựu tướng 1 sao đánh giá: “Đây là sự thành công về cuộc chiến về pháp lý, về ngoại giao của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam”. Còn ông Lê Kế Lâm – cựu Chuẩn đô đốc thì cho rằng đó là kết quả của: “sự đấu tranh kiên cường, quyết liệt của dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo kiên cường của Đảng và Nhà nước Việt Nam”. Ông Lâm còn ví von việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép khiến “trời cũng không dung, người không tha”.
Các nhà phân tích, nghiên cứu cũng đua nhau giải mã về hành động của Trung Quốc. Trả lời hãng tin BBC, ông Carlyle Thayer – giáo sư thuộc Học viện quốc phòng Australia, nhà nghiên cứu hàng đầu về biển Đông cho rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan là để “lôi kéo Việt Nam vào con đường đàm phán song phương, ngăn chặn những thành phần trong Bộ Chính trị Việt Nam muốn tìm kiếm sự trợ giúp bên ngoài” trong thời điểm Thượng viện Mỹ ra nghị quyết về biển Đông và chuẩn bị diễn ra Diễn đàn An ninh khu vực (ARF). Ông Thayer nhấn mạnh: “Nếu Trung Quốc muốn đặt giàn khoan ở đó vô thời hạn thì Việt Nam cũng không làm gì được”.
Có điều, sau gần 2 ngày giàn khoan 981 di chuyển, thì nó đã dừng hẳn và ở cách vị trí cũ không xa. Có vẻ lý do tránh bão đã bị loại trừ, vì vị trí mới vẫn nằm trong vùng của tâm bão. Báo Tuổi Trẻ giật title: “Giàn khoan 981 ngừng di chuyển, nằm sâu hơn trong biển Việt Nam”. Bài báo đã được gỡ xuống sau khi xuất bản chưa đầy một tiếng đồng hồ. Một loạt báo chí ăn theo nói leo về việc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam vội vàng gỡ bài, sửa title hoặc sửa nội dung. Thậm chí cả bài phỏng vấn ông Hà Lê nói trên. Lại có một cuộc tranh luận mới gay gắt trên mạng xã hội về vị trí mới của giàn khoan 981 là ở khu vực biển của ai? Khi giàn khoan không còn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhưng vẫn nằm trong khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Chuyện biển Đông và giàn khoan 981 là chuyện quốc gia đại sự, liên quan đến chủ quyền đất nước. Ấy mà từ quan chức, cựu quan chức đến truyền thông toàn “tát nước theo sự kiện”, mới thấy sự hèn hạ của một dân tộc tiểu nhược.
Tiền nhân có câu: “Đánh được người mặt đỏ như vang, không đánh được người mặt vàng như nghệ”. Mặt vàng lâu nay đã mang, không bàn. Ấy thế mà vẫn vênh vang cái mặt đỏ khi người ta không buồn “đánh” mà quay đít bỏ đi.
An-nam đang có mốt tin-tin chụp ảnh “tự sướng” khoe trên mạng.
2. Một bản kiến nghị được gửi lên trang web của Nhà Trắng đòi chính quyền của tổng thống Obama phải “đưa ra hình phạt hoặc yêu cầu VTV” phải cấm BLV Tạ Biên Cương vì tội bình luận “nhảm” trong mùa world cup 2014.
Về độ nhảm thì chắc không cần phải nói.
Nhớ cách đây hơn tháng, từ quan chức đến cần-lao, từ trí-thức-khả-kính đến bần-nông-ít-chữ hô hào nhiệt liệt ký tên lên trang này để đòi chính quyền của tổng thống Obama trừng phạt Tàu-khựa vì đã hạ đặt trái phép giàn khoan 981 vào vùng biển của Việt Nam. Dĩ nhiên, đến tận bây giờ không có hồi âm.
Mọi so sánh có thể là khập khiễng, nhưng xét trên chủ thể đối tượng, thì việc kiến nghị Tổng thống Mỹ phạt Tạ Biên Cương và phạt Trung Quốc chả khác nhau là mấy. Thế mới thấy mấy cái kiến nghị của dân An-nam nhờ chính quyền quốc gia khác can thiệp chuyện nhà của mình nhảm nhí và ng* d*t đến mức nào.
Ngày trước, chuyện trong nước, từ chổi cùn rẻ rách cũng kêu lên tận Thủ tướng. Giờ, từ chuyện biển đảo đến cu con BLV bóng đá cũng kêu lên tận tổng thống Mỹ.
Những kẻ hèn hạ thường không biết đến sự nhục nhã, là thế.
3. Vụ vỡ đường ống nước từ nhà máy nước Sông Đà về Hà Nội của Vinaconex đến lần thứ 9 khiến từ quan đến dân thủ đô không khỏi bức xúc. Một công trình liên quan đến đời sống hàng ngày của gần trăm nghìn người dân, đã được cúp vàng về chất lượng xây dựng mà đến 9 lần vỡ ống thì chắc chắn là chất lượng có vấn đề(?) và đơn vị trao cúp vàng kia cũng có vấn đề(?).
Hệ thống cấp nước là công trình công ích, được xây dựng bằng tiền ngân sách. Có nghĩa đây là tiền thuế của dân, được sử dụng để phục vụ lại dân. Thế nhưng tiền thuế thì vẫn thu, nhưng sự phục vụ thì chưa chu đáo.
Vẫn những bài quen thuộc, quan chức chính quyền Hà Nội hùng hồn phản đối, phê phán, quy chụp trách nhiệm. Quan chức Vinaconex thanh minh, giải trình, thậm chí còn phát biểu trước báo giới là “rất muốn xin lỗi nhân dân thủ đô”. Và tất nhiên, báo giới đòi phải tìm ra người chịu trách nhiệm về vụ việc, nhưng chính quyền Hà Nội lại cố né tránh. Nếu bị dồn quá thì vẫn bài cũ đem ra sử dụng, trách nhiệm là của tập thể và lỗi là của thằng cơ chế.
Hà Nội đang có kế hoạch đầu tư 1.000 tỷ đồng để xây dựng đường ống dẫn nước mới thay cho hệ thống đường ống đến 9 lần vỡ của Vinaconex. Thế nhưng, tiền ở đâu và đơn vị nào thi công vẫn chưa được công bố. Trong khi đó, dự án xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước sạch từ sông Đà giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư lên tới 4.000 tỷ đồng vẫn được Hà Nội chỉ định cho nhà thầu Vinaconex thực hiện.
Dư luận không thể không đặt câu hỏi: Vì sao Vinaconex đang có nhiều bê bối trong dự án 1, dẫn đến gần 100 nghìn dân thủ đô không có nước sinh hoạt vẫn được ưu ái đến như vậy? Và dĩ nhiên, người ta nghĩ ngay đến “lợi ích nhóm” và “chùm khế ngọt” của bên B. Vài năm nữa khi vận hành dự án 2 này, nếu có 9-10 sự cố vỡ đường ống như dự án 1, không biết khi đó trách nhiệm có là của tập thể và lỗi có là của thằng cơ chế nữa không?
Bởi vì, An-nam vẫn chưa tìm ra, ai là ông trách nhiệm?
4. Một vụ lùm xùm về bổ nhiệm giám đốc Sở y tế ở Vĩnh Phúc đối với ông Đỗ Văn Doanh được một số báo chí đưa tin, nhưng rồi lại rơi vào im lặng như chưa hề xảy ra.
Theo thông tin từ báo chí, ông Doanh là chủ một doanh nghiệp dược 100% vốn tư nhân, nhưng không hiểu vì sao vẫn được bầu là Tỉnh ủy viên? Và đường quan lộ của ông “sáng rực” vào cuối đời. Tháng 4/2012 ông được UBND tỉnh Vĩnh Phúc bổ nhiệm làm phó giám đốc Sở y tế (Quyết định số 1168/QĐ-CT) mà không cần phải thi tuyển công chức như quy định, lương của ông Doanh được xếp vào ngạch chuyên viên chính (mã số 01.002), bậc 7, hệ 6,44. Thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ ngày 01/5/2012”(?). 2 năm sau, ông Doanh lại được bổ nhiệm lên làm giám đốc Sở y tế (Quyết định số 999/QĐ-CT), một sự thăng tiến trong quan trường có thể nói là nhanh nhất xứ An-nam ở tầm cấp tỉnh thành, và ông Doanh chỉ còn 3 năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu theo luật định.
Báo chí chỉ ra những sai phạm trong việc bổ nhiệm ông Doanh, sai phạm cả về quy trình thi tuyển công chức, sai phạm cả về luật công chức, sai phạm cả về quy định bổ nhiệm giám đốc Sở y tế của Bộ y tế. Ấy thế mà hiện tại ông Doanh vẫn nghiễm nhiên ngồi ghế giám đốc Sở y tế.
Báo giới đang đòi hỏi phải làm rõ vụ việc, tại sao để xảy ra sai phạm(?) và ai chịu trách nhiệm cho sai phạm này? Có lẽ, phải tìm câu trả lời từ “ông trách nhiệm”. Nhưng “ông trách nhiệm” là ai(?) ở đâu(?) thì lại là một đáp án bí ẩn.
Thế nên, mọi việc vẫn bình thường như chưa hề có sai phạm!
5. Chuyện giá xăng dầu xứ An-nam nhảy disco trước sự bất lực của cần-lao thì không cần phải nói. Vì cần-lao đã “quen với giá xăng dầu thường xuyên lên xuống” như lời của ông Dũng – Bộ trưởng tài chính.
Ấy thế mà cần-lao vẫn “sốc” khi nghe ông Ngô Hữu Lợi – vụ trưởng Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) trả lời báo chí rằng, mỗi lít xăng phải tăng 8.300 đồng tiền thuế để “hạn chế buôn lậu!?”.
Có lẽ chưa có một quốc gia nào mà cần-lao lại có “vinh dự” chịu trận cho tất cả mọi yếu kém, lỗ hổng, tiêu cực,… trong hệ thống quản lý nhà nước. Cảm tưởng như cần-lao là một người cha luôn rộng lượng che chở và giải quyết tất cả những sai phạm của những người con – là các cơ quan quản lý nhà nước gây ra.
Tiền thuế để vận hành quốc gia là do cần-lao đóng. Chính phủ sử dụng tiền thuế này để phát triển đất nước và đảm bảo quyền lợi xã hội cho cần-lao, trong đó có quyền được tiêu dùng hàng hóa đúng giá thị trường. Dĩ nhiên cần-lao là người bỏ tiền, và được quyền đòi hỏi chất lượng phục vụ. Nhưng ở An-nam thì khác, cần-lao được quyền đóng tiền, nhưng quyền đòi hỏi phục vụ thì phải xem lại.
An-nam có ít nhất 5 cơ quan thực hiện và tham gia công tác phòng chống buôn lậu ở các cấp, bao gồm quản lý thị trường (Bộ công thương), hải quan (Bộ tài chính), công an (Bộ công an), bộ đội biên phòng và cảnh sát biển (Bộ quốc phòng). Và dĩ nhiên ngân sách để các cơ quan này hoạt động là tiền thuế của cần-lao. Ấy thế mà Bộ Tài chính lại thu phéng của cần-lao thêm 8.300 đồng để giá xăng “cao hơn hoặc bằng” giá xăng trong khu vực nhằm hạn chế buôn lậu. Không tính đến các cơ quan phối hợp tham gia như công an, quân đội, thì nuôi các cơ quan quản lý thị trường với hải quan làm gì? Hay Bộ công thương còn mãi tranh cãi vì sao Cục quản lý thị trường có một ghế lại bổ nhiệm 2 trưởng phòng mà quên đi việc chống buôn lậu?
Khi một chính phủ, thay bằng chăm lo cuộc sống cho người dân, để họ tái tạo ra nhiều hơn và có giá trị hơn các sản phẩm của xã hội (trong đó có tiền thuế nộp vào ngân sách), mà thay bằng khoan sức dân để bù đắp vào những lỗ hổng trong quản lý, thì đến một lúc nào đó, dân sẽ quỵ ngã.
Khi dân đã ốm, ai sẽ nuôi chính phủ?
6. Một quốc gia mà có “một bộ phận không nhỏ” quan chức lấy chuyện chủ quyền đất nước nói cho sướng miệng, báo chí tát nước theo sự kiện, dân tình a dua bầy đàn chém gió cho bằng anh bằng em,… thì có nghĩa, mối nguy mất chủ quyền đã rất cận kề.
Một quốc gia mà người dân chỉ còn biết sớm nắng chiều mưa, nai lưng ra kiếm từng đồng nuôi thân, nộp thuế và giơ đầu chịu báng cho những việc làm sai trái, yếu kém của chính quyền nói chung và quan chức thực thi nói riêng thì rất hiếm người đứng ra gánh vác cái gọi là “trách nhiệm” trước đất nước, trước nhân dân. Và đó không phải là một quốc gia vững mạnh, dân chủ và văn minh.
Liệu có bao nhiêu người dân An-nam muốn sống trong một quốc gia như thế?
Sửa bởi pth77: 19/07/2014 - 16:42
Thanked by 3 Members:
|
|
#950
Gửi vào 19/07/2014 - 21:00
pth77, on 19/07/2014 - 16:42, said:
19-07-2014
1. Ngày 15/7, Tân Hoa xã đưa tin Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) thông báo đã hoàn thành xong công tác khoan trắc trên vùng đảo Tây Sa và giàn khoan 981 sẽ được chuyển tới làm việc ở đảo Hải Nam. Tại thời điểm này, trên biển Đông xuất hiện cơn bão Thần Sấm (Rammasun) đi thẳng vào vùng biển mà giàn khoan 981 hạ đặt.
Báo chí trong nước đua nhau giật title câu view thông tin này, mạng xã hội cũng nóng lên không kém. Người cho rằng Trung Quốc rút giàn khoan để tránh bão, kẻ lại nói là đã khoan trắc xong nên dời đến vị trí mới. Người phân tích, kẻ trích dẫn, rất huyên náo.
Sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông báo chính thức về việc trên. Một loạt quan chức và cựu quan chức phát biểu rất hùng hồn, như là họ đã biết trước việc Trung Quốc rút giàn khoan.
Vài quan chức của Quốc hội nổ như pháo tép về biển Đông sau sự kiện này, đến mức báo chí giật title “bản lĩnh Quốc hội về biển Đông”, bởi kỳ họp thứ 7 của Quốc hội diễn ra trong thời điểm căng thẳng ở biển Đông. Bản lĩnh của Quốc hội được ông Giàu – Chủ nhiệm UB Kinh tế “dẫn lời” từ cử tri là: “bài khai mạc và bế mạc của Chủ tịch Quốc hội, công thư của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại“. Còn ông Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng quốc hội thì cho rằng đó là: “Quốc hội đã dành thời gian thảo luận sâu sắc, mạnh mẽ lên án hành động sai trái của phía Trung Quốc” và ra “Bản thông cáo số 2 của Quốc hội (ngày 21/5)“. Trong khi đó, mặc dù đã được Đại biểu quốc hội đề xuất, nhưng Quốc hội cho rằng, chưa cần thiết phải có một nghị quyết về biển Đông(!?).
Phát biểu trước báo giới, ông Hà Lê – cục phó Cục kiểm ngư cho rằng: “Trung Quốc di chuyển giàn khoan vì sức ép đấu tranh của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển”. Ông Lê Mã Lương – cựu tướng 1 sao đánh giá: “Đây là sự thành công về cuộc chiến về pháp lý, về ngoại giao của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam”. Còn ông Lê Kế Lâm – cựu Chuẩn đô đốc thì cho rằng đó là kết quả của: “sự đấu tranh kiên cường, quyết liệt của dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo kiên cường của Đảng và Nhà nước Việt Nam”. Ông Lâm còn ví von việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép khiến “trời cũng không dung, người không tha”.
Các nhà phân tích, nghiên cứu cũng đua nhau giải mã về hành động của Trung Quốc. Trả lời hãng tin BBC, ông Carlyle Thayer – giáo sư thuộc Học viện quốc phòng Australia, nhà nghiên cứu hàng đầu về biển Đông cho rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan là để “lôi kéo Việt Nam vào con đường đàm phán song phương, ngăn chặn những thành phần trong Bộ Chính trị Việt Nam muốn tìm kiếm sự trợ giúp bên ngoài” trong thời điểm Thượng viện Mỹ ra nghị quyết về biển Đông và chuẩn bị diễn ra Diễn đàn An ninh khu vực (ARF). Ông Thayer nhấn mạnh: “Nếu Trung Quốc muốn đặt giàn khoan ở đó vô thời hạn thì Việt Nam cũng không làm gì được”.
Có điều, sau gần 2 ngày giàn khoan 981 di chuyển, thì nó đã dừng hẳn và ở cách vị trí cũ không xa. Có vẻ lý do tránh bão đã bị loại trừ, vì vị trí mới vẫn nằm trong vùng của tâm bão. Báo Tuổi Trẻ giật title: “Giàn khoan 981 ngừng di chuyển, nằm sâu hơn trong biển Việt Nam”. Bài báo đã được gỡ xuống sau khi xuất bản chưa đầy một tiếng đồng hồ. Một loạt báo chí ăn theo nói leo về việc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam vội vàng gỡ bài, sửa title hoặc sửa nội dung. Thậm chí cả bài phỏng vấn ông Hà Lê nói trên. Lại có một cuộc tranh luận mới gay gắt trên mạng xã hội về vị trí mới của giàn khoan 981 là ở khu vực biển của ai? Khi giàn khoan không còn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhưng vẫn nằm trong khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Chuyện biển Đông và giàn khoan 981 là chuyện quốc gia đại sự, liên quan đến chủ quyền đất nước. Ấy mà từ quan chức, cựu quan chức đến truyền thông toàn “tát nước theo sự kiện”, mới thấy sự hèn hạ của một dân tộc tiểu nhược.
Tiền nhân có câu: “Đánh được người mặt đỏ như vang, không đánh được người mặt vàng như nghệ”. Mặt vàng lâu nay đã mang, không bàn. Ấy thế mà vẫn vênh vang cái mặt đỏ khi người ta không buồn “đánh” mà quay đít bỏ đi.
An-nam đang có mốt tin-tin chụp ảnh “tự sướng” khoe trên mạng.
2. Một bản kiến nghị được gửi lên trang web của Nhà Trắng đòi chính quyền của tổng thống Obama phải “đưa ra hình phạt hoặc yêu cầu VTV” phải cấm BLV Tạ Biên Cương vì tội bình luận “nhảm” trong mùa world cup 2014.
Về độ nhảm thì chắc không cần phải nói.
Nhớ cách đây hơn tháng, từ quan chức đến cần-lao, từ trí-thức-khả-kính đến bần-nông-ít-chữ hô hào nhiệt liệt ký tên lên trang này để đòi chính quyền của tổng thống Obama trừng phạt Tàu-khựa vì đã hạ đặt trái phép giàn khoan 981 vào vùng biển của Việt Nam. Dĩ nhiên, đến tận bây giờ không có hồi âm.
Mọi so sánh có thể là khập khiễng, nhưng xét trên chủ thể đối tượng, thì việc kiến nghị Tổng thống Mỹ phạt Tạ Biên Cương và phạt Trung Quốc chả khác nhau là mấy. Thế mới thấy mấy cái kiến nghị của dân An-nam nhờ chính quyền quốc gia khác can thiệp chuyện nhà của mình nhảm nhí và ng* d*t đến mức nào.
Ngày trước, chuyện trong nước, từ chổi cùn rẻ rách cũng kêu lên tận Thủ tướng. Giờ, từ chuyện biển đảo đến cu con BLV bóng đá cũng kêu lên tận tổng thống Mỹ.
Những kẻ hèn hạ thường không biết đến sự nhục nhã, là thế.
3. Vụ vỡ đường ống nước từ nhà máy nước Sông Đà về Hà Nội của Vinaconex đến lần thứ 9 khiến từ quan đến dân thủ đô không khỏi bức xúc. Một công trình liên quan đến đời sống hàng ngày của gần trăm nghìn người dân, đã được cúp vàng về chất lượng xây dựng mà đến 9 lần vỡ ống thì chắc chắn là chất lượng có vấn đề(?) và đơn vị trao cúp vàng kia cũng có vấn đề(?).
Hệ thống cấp nước là công trình công ích, được xây dựng bằng tiền ngân sách. Có nghĩa đây là tiền thuế của dân, được sử dụng để phục vụ lại dân. Thế nhưng tiền thuế thì vẫn thu, nhưng sự phục vụ thì chưa chu đáo.
Vẫn những bài quen thuộc, quan chức chính quyền Hà Nội hùng hồn phản đối, phê phán, quy chụp trách nhiệm. Quan chức Vinaconex thanh minh, giải trình, thậm chí còn phát biểu trước báo giới là “rất muốn xin lỗi nhân dân thủ đô”. Và tất nhiên, báo giới đòi phải tìm ra người chịu trách nhiệm về vụ việc, nhưng chính quyền Hà Nội lại cố né tránh. Nếu bị dồn quá thì vẫn bài cũ đem ra sử dụng, trách nhiệm là của tập thể và lỗi là của thằng cơ chế.
Hà Nội đang có kế hoạch đầu tư 1.000 tỷ đồng để xây dựng đường ống dẫn nước mới thay cho hệ thống đường ống đến 9 lần vỡ của Vinaconex. Thế nhưng, tiền ở đâu và đơn vị nào thi công vẫn chưa được công bố. Trong khi đó, dự án xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước sạch từ sông Đà giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư lên tới 4.000 tỷ đồng vẫn được Hà Nội chỉ định cho nhà thầu Vinaconex thực hiện.
Dư luận không thể không đặt câu hỏi: Vì sao Vinaconex đang có nhiều bê bối trong dự án 1, dẫn đến gần 100 nghìn dân thủ đô không có nước sinh hoạt vẫn được ưu ái đến như vậy? Và dĩ nhiên, người ta nghĩ ngay đến “lợi ích nhóm” và “chùm khế ngọt” của bên B. Vài năm nữa khi vận hành dự án 2 này, nếu có 9-10 sự cố vỡ đường ống như dự án 1, không biết khi đó trách nhiệm có là của tập thể và lỗi có là của thằng cơ chế nữa không?
Bởi vì, An-nam vẫn chưa tìm ra, ai là ông trách nhiệm?
4. Một vụ lùm xùm về bổ nhiệm giám đốc Sở y tế ở Vĩnh Phúc đối với ông Đỗ Văn Doanh được một số báo chí đưa tin, nhưng rồi lại rơi vào im lặng như chưa hề xảy ra.
Theo thông tin từ báo chí, ông Doanh là chủ một doanh nghiệp dược 100% vốn tư nhân, nhưng không hiểu vì sao vẫn được bầu là Tỉnh ủy viên? Và đường quan lộ của ông “sáng rực” vào cuối đời. Tháng 4/2012 ông được UBND tỉnh Vĩnh Phúc bổ nhiệm làm phó giám đốc Sở y tế (Quyết định số 1168/QĐ-CT) mà không cần phải thi tuyển công chức như quy định, lương của ông Doanh được xếp vào ngạch chuyên viên chính (mã số 01.002), bậc 7, hệ 6,44. Thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ ngày 01/5/2012”(?). 2 năm sau, ông Doanh lại được bổ nhiệm lên làm giám đốc Sở y tế (Quyết định số 999/QĐ-CT), một sự thăng tiến trong quan trường có thể nói là nhanh nhất xứ An-nam ở tầm cấp tỉnh thành, và ông Doanh chỉ còn 3 năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu theo luật định.
Báo chí chỉ ra những sai phạm trong việc bổ nhiệm ông Doanh, sai phạm cả về quy trình thi tuyển công chức, sai phạm cả về luật công chức, sai phạm cả về quy định bổ nhiệm giám đốc Sở y tế của Bộ y tế. Ấy thế mà hiện tại ông Doanh vẫn nghiễm nhiên ngồi ghế giám đốc Sở y tế.
Báo giới đang đòi hỏi phải làm rõ vụ việc, tại sao để xảy ra sai phạm(?) và ai chịu trách nhiệm cho sai phạm này? Có lẽ, phải tìm câu trả lời từ “ông trách nhiệm”. Nhưng “ông trách nhiệm” là ai(?) ở đâu(?) thì lại là một đáp án bí ẩn.
Thế nên, mọi việc vẫn bình thường như chưa hề có sai phạm!
5. Chuyện giá xăng dầu xứ An-nam nhảy disco trước sự bất lực của cần-lao thì không cần phải nói. Vì cần-lao đã “quen với giá xăng dầu thường xuyên lên xuống” như lời của ông Dũng – Bộ trưởng tài chính.
Ấy thế mà cần-lao vẫn “sốc” khi nghe ông Ngô Hữu Lợi – vụ trưởng Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) trả lời báo chí rằng, mỗi lít xăng phải tăng 8.300 đồng tiền thuế để “hạn chế buôn lậu!?”.
Có lẽ chưa có một quốc gia nào mà cần-lao lại có “vinh dự” chịu trận cho tất cả mọi yếu kém, lỗ hổng, tiêu cực,… trong hệ thống quản lý nhà nước. Cảm tưởng như cần-lao là một người cha luôn rộng lượng che chở và giải quyết tất cả những sai phạm của những người con – là các cơ quan quản lý nhà nước gây ra.
Tiền thuế để vận hành quốc gia là do cần-lao đóng. Chính phủ sử dụng tiền thuế này để phát triển đất nước và đảm bảo quyền lợi xã hội cho cần-lao, trong đó có quyền được tiêu dùng hàng hóa đúng giá thị trường. Dĩ nhiên cần-lao là người bỏ tiền, và được quyền đòi hỏi chất lượng phục vụ. Nhưng ở An-nam thì khác, cần-lao được quyền đóng tiền, nhưng quyền đòi hỏi phục vụ thì phải xem lại.
An-nam có ít nhất 5 cơ quan thực hiện và tham gia công tác phòng chống buôn lậu ở các cấp, bao gồm quản lý thị trường (Bộ công thương), hải quan (Bộ tài chính), công an (Bộ công an), bộ đội biên phòng và cảnh sát biển (Bộ quốc phòng). Và dĩ nhiên ngân sách để các cơ quan này hoạt động là tiền thuế của cần-lao. Ấy thế mà Bộ Tài chính lại thu phéng của cần-lao thêm 8.300 đồng để giá xăng “cao hơn hoặc bằng” giá xăng trong khu vực nhằm hạn chế buôn lậu. Không tính đến các cơ quan phối hợp tham gia như công an, quân đội, thì nuôi các cơ quan quản lý thị trường với hải quan làm gì? Hay Bộ công thương còn mãi tranh cãi vì sao Cục quản lý thị trường có một ghế lại bổ nhiệm 2 trưởng phòng mà quên đi việc chống buôn lậu?
Khi một chính phủ, thay bằng chăm lo cuộc sống cho người dân, để họ tái tạo ra nhiều hơn và có giá trị hơn các sản phẩm của xã hội (trong đó có tiền thuế nộp vào ngân sách), mà thay bằng khoan sức dân để bù đắp vào những lỗ hổng trong quản lý, thì đến một lúc nào đó, dân sẽ quỵ ngã.
Khi dân đã ốm, ai sẽ nuôi chính phủ?
6. Một quốc gia mà có “một bộ phận không nhỏ” quan chức lấy chuyện chủ quyền đất nước nói cho sướng miệng, báo chí tát nước theo sự kiện, dân tình a dua bầy đàn chém gió cho bằng anh bằng em,… thì có nghĩa, mối nguy mất chủ quyền đã rất cận kề.
Một quốc gia mà người dân chỉ còn biết sớm nắng chiều mưa, nai lưng ra kiếm từng đồng nuôi thân, nộp thuế và giơ đầu chịu báng cho những việc làm sai trái, yếu kém của chính quyền nói chung và quan chức thực thi nói riêng thì rất hiếm người đứng ra gánh vác cái gọi là “trách nhiệm” trước đất nước, trước nhân dân. Và đó không phải là một quốc gia vững mạnh, dân chủ và văn minh.
Liệu có bao nhiêu người dân An-nam muốn sống trong một quốc gia như thế?
Bạn có thấy các hình ảnh về đám tang ông VN Giáp? Vấn đề là dân trí bạn ạ. Khi trình độ dân trí còn u mê như thế thì đành ráng chịu, bó tay.
#952
Gửi vào 20/07/2014 - 02:03
Người Đô Thị
Ảnh bên:Bia tưởng niệm vụ quân Trung Quốc giết 43 thường dân Việt Nam năm 1979. Ảnh: Lê Quang Nhật
Nhiều tháng 7 đã đến và đi trên đất nước ta. Nhưng tháng 7.2014 này có lẽ đặc biệt hơn tất cả, ít nhất là trong 30 năm qua. Đặc biệt là vì đã 30 lần tháng 7 rồi cuộc chiến khốc liệt diễn ra ở biên giới phía bắc nước ta từ 1984-1988 mới được công khai nhắc tới đậm đặc như thế trên các trang báo ra hàng ngày, trên truyền hình và phát thanh quốc gia.
Từ trước đến giờ rất nhiều người tưởng rằng cuộc chiến tranh chống trả quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía bắc nước ta chỉ diễn ra từ ngày 17.2.1979 đến ngày 18.3.1979, như sự mô tả vắn tắt trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12.
Sự thật hoá ra hào hùng hơn rất nhiều mà cũng bi thương hơn rất nhiều. Hồ sơ quân sự được mở ra trên các trang thông tin chính thức tại Việt Nam tháng 7.2014 cho thấy, đầu năm 1984, Trung Quốc tập trung 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh áp sát hướng Vị Xuyên-Yên Minh của tỉnh Hà Giang. Trong suốt tháng 4.1984, Trung Quốc tiến hành một đợt bắn phá lớn trên toàn tuyến sáu tỉnh biên giới phía bắc nước ta với trên 28.000 viên đạn pháo. Thị xã Hà Giang nằm sâu trong nội địa Việt Nam 18km cũng bị bắn phá. Trong suốt 5 năm tiếp theo, Trung Quốc lần lượt huy động 17 sư đoàn bộ binh và 5 sư đoàn, lữ đoàn pháo binh tràn sang đánh chiếm và bắn phá các vùng đất biên giới phía bắc của Việt Nam, ác liệt nhất là những trận đánh ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, dọc theo cả hai phía đông và tây sông Lô, ở phía bắc suối Thanh Thuỷ. Số đạn pháo mà Trung Quốc đã bắn vào lãnh thổ phía bắc Việt Nam trong hơn năm năm liền (nhiều nhất ở Vị Xuyên - Yên Minh thuộc Hà Giang ngày nay) là hơn 1,8 triệu quả pháo cối, ngày cao điểm nhất là hơn 60.000 quả! Trong điều kiện địa hình Hà Giang hiểm trở, tiếp tế hậu cần vô cùng khó khăn và tương quan lực lượng chênh lệch, gần 1.200 cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn 356 đã hy sinh để góp phần đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược.
Nói đến sự ác liệt và những mất mát đau thương trong những năm khói lửa chống Trung Quốc 1984 - 1988 ấy, người Việt Nam, kể cả những người trẻ đều có thể chia sẻ với mức độ khác nhau. Nhưng điều mà nhiều người, người trẻ, không thể hiểu được là vì sao sự thật về những năm tháng hào hùng và bi thương ấy của đất nước lại có thể được “cất kỹ” trong một thời gian dài đến thế.
Sự “cất kỹ” ấy đã dẫn tới những điều đáng tiếc. Trước hết, đã khiến nhận thức và tình cảm của người trẻ có thể lệch lạc trong quá trình trưởng thành. Thật thiếu công bằng khi vì không có thông tin mà nhiều người con quả cảm đã hy sinh vì bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc bị lãng quên thay vì được nhắc nhở, tôn vinh xứng đáng. Thật nguy hiểm khi vì thiếu thông tin (hoặc thông tin bị che giấu) mà nhận thức về bạn-thù, thiện-ác, tốt-xấu bị lẫn lộn, thậm chí đảo lộn. Kẻ xâm lược thì phải được gọi đúng tên và phải bị đánh đuổi như quân và dân ta đã làm với quân Trung Quốc 30 năm trước ở biên giới phía bắc. Bành trướng, bá quyền bất chấp quyền và lợi ích của người khác là phi nghĩa, như nhân dân ta và bè bạn trên thế giới đã khẳng định đối với hành động của Trung Quốc trên biển Đông hôm nay. Không ai muốn có kẻ thù. Nhưng cũng không ai muốn bị sự giả trá đánh lận thù thành bạn. Vấn đề quan trọng nhất là chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mỗi quốc gia phải như thế nào để tạo dựng được lòng tin trước hết đối với các công dân và sau đó với các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Trong các chính sách ấy, rất cần có việc nói sự thật về lịch sử đất nước với người trẻ. Nói sự thật lịch sử của đất nước là để người trẻ được trang bị đầy đủ nhận thức về cách ứng xử với các mối quan hệ lớn vượt ra ngoài khuôn khổ gia đình, bè bạn. Nói sự thật để người trẻ có thể hiểu các nước chỉ có thể làm bạn với nhau trên cơ sở hoà bình, trung thực, tôn trọng lợi ích và chủ quyền của nhau. Nói sự thực để lớp trẻ hiểu rằng luật pháp quốc tế cho phép mỗi quốc gia có quyền liên minh với một hoặc nhiều nước để phòng vệ trước âm mưu thôn tính của nước khác. Nói sự thật để lớp trẻ hiểu rằng quốc gia phải mạnh và chỉ có thể mạnh trên cơ sở nỗ lực của chính mỗi công dân trong phận sự học hành, làm việc, ban hành quốc sách và bảo vệ bờ cõi. Cảm nhận được niềm xúc động của nhiều bạn trẻ khi đón đọc từng dòng thông tin về sự hy sinh to lớn của các chiến sĩ trên mặt trận biên giới phía bắc cách đây 30 năm mà bây giờ họ mới biết, càng thêm tin rằng nói sự thật là cách để lớp trẻ ghi nhớ: không ai, không điều gì có thể được lãng quên trong hành trình Việt Nam đấu tranh dựng xây và gìn giữ giang sơn bờ cõi.
Sửa bởi pth77: 20/07/2014 - 02:04
Thanked by 2 Members:
|
|
#953
Gửi vào 20/07/2014 - 13:42
Báo Nga: Phần Lan bắt giữ lô vũ khí từ Việt Nam chuyển cho Ukraine
Theo Tiếng nói nước Nga, Hải quan Phần Lan đã ngăn chặn và thu giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển đi Ukraine.
RFI đưa tin ,vào lúc mọi con mắt đang dồn vào vụ chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia tình nghi bị tên lửa bắn rơi tại miền Đông Ukraine, nhật báo Helsingin Sanomat tại Phần Lan vào hôm 18/7/2014 tiết lộ: Một lô hàng gồm các bộ phận tên lửa từ Việt Nam gửi qua Ukraine đã bị hải quan Phần Lan chặn giữ vào tháng Sáu. Theo Tiếng nói nước Nga, Hải quan Phần Lan đã ngăn chặn và thu giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển đi Ukraine. Lô hàng bị bắt giữ vào cuối tháng Sáu tại sân bay thủ đô Vantaa, thông tin trên trang web tờ báo Helsingin Sanomat Phần Lan cho biết. Cũng theo Tiếng nói nước Nga, một quan chức hải quan nói với tờ báo rằng, trong container này chứa phụ tùng của hệ thống điều khiển phóng tên lửa. Vũ khí không có giấy phép quá cảnh. Ông nhấn mạnh rằng, đây là trường hợp đầu tiên trong những năm qua khi Hải quan Phần Lan thu giữ vũ khí trên đường tới Ukraine. Hàng được gửi đi từ Việt Nam và hiện nay bộ phận điều tra tội phạm của Hải quan Phần Lan đang làm rõ ai là người nhận. Hải quan cũng chờ kết luận của các chuyên gia Quốc phòng thông tin về hệ thống. Ngoại trưởng Phần Lan Erkki Tuomioja không thể cung cấp bất cứ bình luận về tình hình. "Tôi chỉ biết nét chính về điều này từ những gì mà tôi đọc được trên Helsingin Sanomat," nhà ngoại giao nói với tờ báo. Theo RFI, giới chức hải quan Phần Lan hiện đang chờ xác nhận từ quân đội nước này để xác định rõ ràng các linh kiện đó thuộc về bộ phận nào của tên lửa, đồng thời cố gắng để điều tra xem ai phía nhận lô hàng này tại Ukraine là ai. Họ cũng đang tìm hiểu xem đây là những linh kiện đã kinh qua sử dụng ở Việt Nam hay chưa, cũng như lý do vì sao Phần Lan lại được chọn làm một điểm trung chuyển trên vận đơn. Các quan chức hải quan cũng sẽ điều tra xem hãng hàng không đã vận chuyển lô hàng này đóng vai trò gì trong thương vụ mua bán vũ khí đó. Tuy nhiên, cho đến lúc này, hãng hàng không đó không bị tình nghi là vi phạm quy định xuất khẩu. Đối với Hải quan Phần Lan, đây là lô vũ khí lớn nhất mà họ đã chặn giữ được từ trước đến nay. Trong những năm qua hải quan Phần Lan đã thực hiện hơn một chục vụ chặn giữ các lô hàng bị tình nghi là thiết bị quân sự, với một số lô được gởi đến các nước đang phải bị lệnh cấm vận vũ khí. Cụ thể là vào năm ngoái, hải quan Phần Lan đã tham gia một cuộc điều tra xuyên biên giới về một mưu toan buôn lậu các bộ phận xe tăng qua Syria, thông qua ngã Phần Lan, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của quốc tế.
Sửa bởi MOA: 20/07/2014 - 13:43
Thanked by 2 Members:
|
|
#954
Gửi vào 20/07/2014 - 14:50
Thanked by 2 Members:
|
|
#956
Gửi vào 20/07/2014 - 21:30
MOA, on 20/07/2014 - 13:42, said:
#957
Gửi vào 20/07/2014 - 23:09
madona, on 18/07/2014 - 13:39, said:
“Tính hài hước là cái thứ mà người cộng sản ghét nhất vì nó có thể biến mọi chuyện thiêng liêng thành trò cười. Một học thuyết không thể chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực tiễn thì trước sau sẽ biến thành tôn giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói quen, là tập quán, là vâng phục, là ở thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực nó, đặt quá nhiều câu hỏi về nó chỉ là kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng đồng, phải bị cách ly, bị ngồi tù để tránh mọi sự truyền nhiễm có thể. Học thuyết xã hội đã phải đội lốt tôn giáo để tồn tại thì mọi thứ thuộc về nó đều là thiêng liêng. Lãnh tụ thành thần thánh, lời nói bài viết của họ thành kinh bổn, cuộc sống cá nhân và xã hội của họ đầy ắp những chuyện phi thường. Hình ảnh của Lenin và Stalin, của Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành và lời nói của các vị ấy bao trùm lên toàn bộ cuộc sống tinh thần của các quốc gia họ cầm quyền, làm gì, nói gì, nghĩ gì đều không thoát ra khỏi cái bóng che ấy. Bài hát về lãnh tụ trang nghiêm như thánh ca, người hát có dáng điệu sùng bái như tín đồ. Cái thế giới cá nhân của các công dân đã bị đốt cháy, đã thành tro bụi và tan biến trong hương khói của đền đài.”
Thanked by 2 Members:
|
|
#958
Gửi vào 20/07/2014 - 23:39
Thanked by 1 Member:
|
|
#959
Gửi vào 20/07/2014 - 23:50
Thanked by 1 Member:
|
|
#960
Gửi vào 21/07/2014 - 09:12
stevn, on 20/07/2014 - 23:09, said:
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












