Jump to content

Advertisements




TIN VỈA HÈ

tin tức lượm lặt

2011 replies to this topic

#931 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 865 thanks

Gửi vào 17/07/2014 - 13:54


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Management, on 17/07/2014 - 13:32, said:

nhà tôi có 2 anh trai làm trong ngành giáo dục, nhàn nhàn mà lương cũng chục củ / tháng. Cuộc sống gia đình tôi bây giờ khá sung túc, nhờ ơn Đảng vậy. Thiên đường XHCN là đây. nào, chúng ta cùng tiến lên XHCN, dô ta, dô hầy....
cách đây gần 10 năm có bài viết trên báo TT ,Vn lớn hay nhỏ ?
Tui tự hỏi VN,Hoa Kỳ,nhật,TQ ai là dân tộc lớn ai là dân tộc nhỏ ?Tự trả lời.
Hoa Kỳ là dân tộc lớn vì trong tên nước có chữ UNITED states of america Đoàn kết Mỹ
Nhật Bản là dân tộc lớn vì họ luôn nghĩ trước hết tới Nhật Hoàng biểu tượng chung cả dân tộc xứ mặt trời.
TQ là dân tộc lớn vừa vì dân TQ mở miệng ra là bang hội tộc đã.sau mới đất nước
VN không biết sao ,trước hết là vợ con cha mẹ anh em..dân tộc nhỏ đúng nghĩa(có thời kỳ ng CS VN nghĩ Thế giới đại đồng,về thế giới người hiền mac lê (di chúc Bác)>>>dân tộc lớn mà ảo)
Xin hết, tui đi ngủ đây.

Thanked by 1 Member:

#932 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 17/07/2014 - 14:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ttd, on 17/07/2014 - 13:54, said:

cách đây gần 10 năm có bài viết trên báo TT ,Vn lớn hay nhỏ ?
Tui tự hỏi VN,Hoa Kỳ,nhật,TQ ai là dân tộc lớn ai là dân tộc nhỏ ?Tự trả lời.
Hoa Kỳ là dân tộc lớn vì trong tên nước có chữ UNITED states of america Đoàn kết Mỹ
Nhật Bản là dân tộc lớn vì họ luôn nghĩ trước hết tới Nhật Hoàng biểu tượng chung cả dân tộc xứ mặt trời.
TQ là dân tộc lớn vừa vì dân TQ mở miệng ra là bang hội tộc đã.sau mới đất nước
VN không biết sao ,trước hết là vợ con cha mẹ anh em..dân tộc nhỏ đúng nghĩa(có thời kỳ ng CS VN nghĩ Thế giới đại đồng,về thế giới người hiền mac lê (di chúc Bác)>>>dân tộc lớn mà ảo)
Xin hết, tui đi ngủ đây.

hà hà

mới nói thế đã trúng suy nghỉ của một số người. 2 anh tôi là giáo viên, lương cũng đâu được 3.6tr, làm giám thị và ngoài giờ + thưởng nữa thì trung bình 10 củ, đó là tính cả thưởng rồi.

làm nhà nước thì cuộc sống cũng đầy đủ, nhưng không giàu được, nếu có thì chỉ ở vị trí cao trong công ty, chứ nhân viên thì lấy đâu ra, có chia cũng được ít. Làm nhà nước thì có phân ra làm bộ máy chính quyền hay làm khu vực kinh tế nhà nước. tùy từng vị trí thôi.

muốn giàu thì phải làm tư nhân, đừng mơ và nghỉ nhiều về nhà nước, vì nó cho thấy bản chất con người bạn có khả năng để thành công hay không.

Thanked by 1 Member:

#933 Cự Cơ

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 2002 Bài viết:
  • 3146 thanks

Gửi vào 17/07/2014 - 14:32

Lương chục củ thì chỉ đủ sống với nuôi con thôi, giầu sao nổi, không bằng bán trà đá ở các thành phố lớn, tháng kiếm vài chục củ. làm kinh doanh kiếm vài trăm củ mỗi tháng mà so với tằng lớp kinh doanh còn chả xi nhê gì. Người khó khăn và khổ nhất vẫn là nông dân, khoảng cách giầu ngheo giữa thành thị và nông thôn ngày càng cách xa.

Sửa bởi Cự Cơ: 17/07/2014 - 14:34


Thanked by 1 Member:

#934 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 17/07/2014 - 14:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cự Cơ, on 17/07/2014 - 14:32, said:

Lương chục củ thì chỉ đủ sống với nuôi con thôi, giầu sao nổi, không bằng bán trà đá ở các thành phố lớn, tháng kiếm vài chục củ. làm kinh doanh kiếm vài trăm củ mỗi tháng mà so với tằng lớp kinh doanh còn chả xi nhê gì. Người khó khăn và khổ nhất vẫn là nông dân, khoảng cách giầu ngheo giữa thành thị và nông thôn ngày càng cách xa.

mình thấy đa phần những người thích vào nhà nước làm chưa hẳn vì lương cao, mà vì ổn định lâu dài và nhàn hơn ở tư nhân.

Còn nông dân thì từ từ rồi cải thiện, đời con cái cũng sướng hơn. Ở quê mình người trẻ đi hết rồi à, chỉ còn lại người thế hệ cũ từ đầu 8x trở lại. còn thế hệ mới đi tìm cuộc sống mới. Cả mình cũng phải đi từ Bắc vào Nam nè.

#935 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 17/07/2014 - 14:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Management, on 17/07/2014 - 14:06, said:

hà hà

mới nói thế đã trúng suy nghỉ của một số người. 2 anh tôi là giáo viên, lương cũng đâu được 3.6tr, làm giám thị và ngoài giờ + thưởng nữa thì trung bình 10 củ, đó là tính cả thưởng rồi.

làm nhà nước thì cuộc sống cũng đầy đủ, nhưng không giàu được, nếu có thì chỉ ở vị trí cao trong công ty, chứ nhân viên thì lấy đâu ra, có chia cũng được ít. Làm nhà nước thì có phân ra làm bộ máy chính quyền hay làm khu vực kinh tế nhà nước. tùy từng vị trí thôi.

muốn giàu thì phải làm tư nhân, đừng mơ và nghỉ nhiều về nhà nước, vì nó cho thấy bản chất con người bạn có khả năng để thành công hay không.

Anh đồng ý với chú Ma ở hầu hết mọi điểm, nhưng ở điểm này anh không đồng ý chút nào. Như anh làm doanh nghiệp nhỏ tháng nào kiếm đc cũng chỉ bỏ túi vài chục triệu là mừng hú lên rồi. Nhưng chú có biết người ta làm quan thì chỉ cần ký một cái có khi cũng có đc vài chục/trăm/ngàn tỷ là chuyện bình thường. Chú tính đi, 1 dự án giá trị 1000 tỷ đồng mà lại quả 5% là bao nhiêu tiền rồi?

Thôi nói chuyện kèo lớn quá sợ chú ngộp thở, anh nói về kèo nhỏ, như trên một tuyến đường vận chuyển hàng hóa có khoảng mấy cái trạm cân, mỗi xe đi qua đóng hụi chết khoảng 2 triệu/xe/lượt, một ngày không biết bao nhiêu cái xe chạy qua trạm cân. Vị chi một ngày quan thu bao nhiêu?

Ở trên chú nói là "tùy vị trí", nói vậy cũng phải, nhưng nói chính xác là phải nói là "làm quan", chứ còn làm nhà nước mà là công chức quèn thì bàn làm gì. Bàn về chữ quan, bói dịch có hào "Quan quỷ", nghĩa là thế lực có thể khắc chế, làm hại ta một cách hợp pháp mới gọi là quan quỷ (còn hại ta mà không hợp pháp thì gọi là "thương quan" hay "thất sát"). Thế mới biết các cụ nhà ta ngày xưa thâm thúy ****.
---------------------------------------------------------------------------------------------

Dân mạng TQ giận dữ vì việc rút giàn khoan
Dân mạng Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước quyết định rút lui giàn khoan của Bắc Kinh và cho rằng điều này là do áp lực từ Hoa Kỳ, tờ Washington Post trong bài ngày 16/7 cho biết.
Một người được Washington Post dẫn lời nói quyết định này là "đáng xấu hổ", trong khi một người khác nói Bộ Ngoại giao Trung Quốc yếu ớt như loài 'sứa biển'.

"Hay là chuyển văn phòng của Obama sang Trung Quốc?", một người khác đặt câu hỏi.
"Có khi như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chấp nhận đề nghị của ông ta".
Hôm 15/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định rằng Bắc Kinh đã không chấp nhận đề nghị của Washington, dù là những đề nghị công khai hay trong những cuộc họp kín.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

· ·

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

·

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi vietnamconcrete: 17/07/2014 - 14:53


Thanked by 1 Member:

#936 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 17/07/2014 - 15:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 17/07/2014 - 14:53, said:

Anh đồng ý với chú Ma ở hầu hết mọi điểm, nhưng ở điểm này anh không đồng ý chút nào. Như anh làm doanh nghiệp nhỏ tháng nào kiếm đc cũng chỉ bỏ túi vài chục triệu là mừng hú lên rồi. Nhưng chú có biết người ta làm quan thì chỉ cần ký một cái có khi cũng có đc vài chục/trăm/ngàn tỷ là chuyện bình thường. Chú tính đi, 1 dự án giá trị 1000 tỷ đồng mà lại quả 5% là bao nhiêu tiền rồi?

Thôi nói chuyện kèo lớn quá sợ chú ngộp thở, anh nói về kèo nhỏ, như trên một tuyến đường vận chuyển hàng hóa có khoảng mấy cái trạm cân, mỗi xe đi qua đóng hụi chết khoảng 2 triệu/xe/lượt, một ngày không biết bao nhiêu cái xe chạy qua trạm cân. Vị chi một ngày quan thu bao nhiêu?

Ở trên chú nói là "tùy vị trí", nói vậy cũng phải, nhưng nói chính xác là phải nói là "làm quan", chứ còn làm nhà nước mà là công chức quèn thì bàn làm gì. Bàn về chữ quan, bói dịch có hào "Quan quỷ", nghĩa là thế lực có thể khắc chế, làm hại ta một cách hợp pháp mới gọi là quan quỷ (còn hại ta mà không hợp pháp thì gọi là "thương quan" hay "thất sát"). Thế mới biết các cụ nhà ta ngày xưa thâm thúy ****.

lên được cái vị trí để ăn như vậy đâu có dễ, ăn 5% của 1000tỷ, cho là cao nhất là 30% thì ăn là thằng làm Quan cấp cao, còn thằng cấp thấp ăn xái. vì Quan thì không phải nhiều, mà chiếm số đông là cường hào thôi. Mấy tay CSGT cứ nói ăn chứ nó ăn cũng đủ cho nó sống thui. Còn thằng ăn nhiều đứng đằng sau kia, mà lên được cái vị trí đó nó cũng tốn bao nhiêu công sức chạy chọt, đút lót, luồn lách, tất nhiên nó cũng có tài mới có thể đu dây được lên vị trí cao. không thì bị thằng khác kéo xuống rồi.

nói chống tham nhũng nhưng không dễ, vì chuyển từ bao cấp sang thị trường vốn có nhiều sơ hở, từ hệ thống quản lý cho đến luật pháp. Nước Nga bây giờ, toàn quan chức tài phiệt không chứ dân có được gì, dầu mỏ, tài nguyên khác vào tay tài phiệt hết. VN không làm được như TQ, vì lãnh đạo VN không đủ tài như lãnh đạo TQ, chấp nhận vậy và làm ăn tư nhân cho tốt là được. còn lại kệ *** nó. Lúc nào thời đến Vn có lãnh đạo tài giỏi cải cách thì tự nhiên sẽ phất lên.

#937 Cự Cơ

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 2002 Bài viết:
  • 3146 thanks

Gửi vào 17/07/2014 - 15:24

Từ xưa đến giờ làm Vua, làm Quan ai mà chả giầu, không giầu thì làm chi cho mệt, về làm nông dân cho xong.

Thanked by 3 Members:

#938 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 17/07/2014 - 16:02


6 tổng thống Mỹ sống trong nợ nần và chết vì nghèo đói

Chủ Nhật, 28/07/2013 10:20 (GMT + 7)


Ít ai tưởng tượng được rằng, tại một cường quốc như Hoa Kỳ mà lại có tổng thống phải chết vì nghèo đói. Đáng ngạc nhiên hơn, không chỉ một mà có tới 6 tổng thống như vậy.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người đầu tiên chết trong nghèo đói là tổng thống thứ ba của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Thomas Jefferson (ảnh 1). Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc, thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội. Ông mất ngày 4-7-1826, cùng ngày với người tiền nhiệm của mình là John Adams. Trên bia mộ của Jefferson có khắc: “Nơi yên nghỉ của Thomas Jefferson, tác giả của bản "Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ” và Đạo luật Virginia về tự do tôn giáo, đồng thời là cha đẻ của Trường Đại học Virginia”.
Có thể nói, Thomas Jefferson là một trong những tổng thống nghèo nhất trong số các tổng thống Mỹ. Suốt cuộc đời ông luôn trong tình trạng nợ nần. Nguồn thu nhập chính từ đồn điền không đủ sống. Trong một lá thư gửi cho cha mình, bà Martha viết: “Con có thể chịu đựng được tất cả, nhưng con không muốn nhìn thấy cha già cả đến vậy, mà còn phải buồn phiền vì những khoản tiền nợ nần mất khả năng thanh toán”. Cuối cuộc đời, ông nợ nhiều đến nỗi phải đệ đơn lên bang Virginia xin bán đấu giá đất tư, nhưng chính quyền tiểu bang từ chối. Chỉ sau khi Jefferson chết, bất động sản của ông mới được đấu giá để trả nợ.
Trong sự nghiệp tổng thống 8 năm của Jefferson, ông còn một món nợ 11.000USD phải trả trước khi rời khỏi Nhà Trắng. Năm 1812, người Anh xâm lược đốt Thư viện Quốc hội nên sau đó, Jefferson đã đem bộ sách sưu tập trị giá 50.000USD của mình bán lại cho Thư viện Quốc hội với giá 23.500USD, lấy tiền để trả số nợ đó. Từ năm 1816 trở đi, ông dồn toàn bộ tâm sức cho các hoạt động của trường Virginia. Jefferson phải huy động các khoản đóng góp ở khắp nơi để xây dựng trường học. Tháng 3-1825, trường đại học này khai giảng, dù mới chỉ có 30 sinh viên. Jefferson vì nghèo đói và làm việc quá sức mà lâm bệnh.
Sau khi thông tin về Jefferson gặp khó khăn trong kinh tế lan truyền, dân chúng khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức quyên góp được 16.000USD nhưng vẫn không đủ để trả những khoản nợ và chi phí y tế cho ông. Ngày 24-6-1826, ông viết bức thư cuối cùng của cuộc đời xin lỗi vì đã không thể tới Washington dự hoạt động kỷ niệm 50 năm bản “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời để thỏa mãn nguyện vọng cuối cùng là được sống đến ngày 4-7 (quốc khánh Hoa Kỳ). 12 giờ 50 phút trưa, ông ra đi, hưởng thọ 83 tuổi. Sau đó mấy tiếng đồng hồ, người cùng khởi thảo bản "Tuyên ngôn Độc lập" với ông là tổng thống tiền nhiệm - John Adams cũng ra đi mãi mãi.
James Monroe (ảnh 2), tổng thống thứ năm của Hoa Kỳ, sinh ra trong một gia đình tiểu nông, hoàn toàn không giàu có. Cũng giống như các tổng thống khác, mức lương cơ bản của James Monroe khi đó không đủ chi trả cho các khoản chi phí. Ông có một đồn điền. Một phần đồn điền được bán để trả nợ, phần còn lại không nhiều. Ngày 23-9-1830, phu nhân Monroe chết vì một cơn đột quỵ là biến cố lớn trong cuộc đời ông. Sau khi hoàn tất thủ tục chôn cất cho người vợ,Monroe gần như không còn một xu dính túi. Tình cảnh nghèo đói của tổng thống lúc này đã khiến Quốc hội Mỹ thương cảm mà cấp cho một khoản là 30.000USD. Số tiền này cùng với tiền bán mảnh đất cũng chỉ đủ để trả hết các khoản nợ cũ chứ không thể cải thiện được cuộc sống nghèo đói của ông lúc đó.
Năm 1831, tài sản cuối cùng là ngôi nhà ở Paris và khoảng 1.400ha đất cũng bị ông bán nốt. Từ đó, Monroe chính thức trở thành người vô gia cư. Ngày quốc khánh 4-7 năm đó, Monroe bị suy tim ở nhà con gái mình rồi lặng lẽ qua đời, hưởng thọ 73 tuổi, trở thành tổng thống thứ ba chết đúng vào ngày quốc khánh.
Andrew Jackson (ảnh 3), tổng thống thứ bảy của Hoa Kỳ, mồ côi cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Họ để lại cho ông một di sản nhỏ. Chẳng bao lâu ông đã tiêu hết. Ông hoàn toàn tự lập, làm việc chăm chỉ để trở thành một điền chủ. Vì bị bệnh mà sau khi từ chức, ông không thể trả hết các khoản nợ của mình. Vào đêm trước khi từ chức, Jackson đã phải bán một phần đất để trả nợ.
Năm 1841, điền trang bông của ông mất mùa. Bảy con ngựa thuần chủng cũng chết. Nhiều bạn bè gây quỹ cho Jackson nhưng ông đã kiên quyết từ chối. Ông không muốn lợi dụng danh nghĩa cựu tổng thống để nhận các khoản đóng góp. Các khoản nợ đã khiến ông chán nản và cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của ông. Ngày 8-6-1845, sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật, ông đã từ trần tại nhà, thọ 78 tuổi. Trong di chúc để lại, ông còn nhắn nhủ con cháu lấy 16.000USD tiền động sản và bất động sản bán để trả nợ.
Tổng thống thứ 11, James Knox Polk (ảnh 4) cũng là một tổng thống ra đi vì nghèo đói và bệnh tật. Do quá lao tâm trong bốn năm tại nhiệm nên khi mãn nhiệm, tóc ông đã bạc trắng, cơ thể gầy yếu và bệnh tật nghiêm trọng. Chữa lành bệnh xong, James Knox Polk lại lao ngay vào các công việc xã hội nên sức khỏe xấu dần đi. Ba tháng sau đó, ông qua đời khi mới ở tuổi 54.
Tổng thống thứ 13, Millard Fillmore (ảnh 5) xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo nên ngay từ thuở bé đã rất vất vả. Ngày 10-7-1850, Fillmore lên làm Tổng thống Mỹ. Trong gần 3 năm đương nhiệm, gia đình ông gặp nhiều khó khăn. Nhìn về các đời tổng thống trước đó, ông kiến nghị chính phủ cấp cho mỗi vị tổng thống mãn nhiệm 12.000USD/năm như món tiền hưu trí. Tuy nhiên, đề xuất của Fillmore không được Quốc hội chấp thuận.
Sau thất bại tại cuộc tranh cử tổng thống năm 1856, ông Fillmore dành tất cả tâm sức cho quê nhà. Ông đi khắp nơi quyên góp tiền xây dựng trường học, bệnh viện, thư viện… Tuy nhiên, món nợ cá nhân vẫn đè nặng lên vai. May mắn thay, tháng 2-1858, ông được một góa phụ giàu có tên là Caroline để mắt tới. Họ yêu nhau, lấy nhau và người vợ này đã giúp ông thanh toán mọi khoản nợ nần, tạo điều kiện cho ông tiếp tục công việc xã hội. Ngày 8-3-1874, Fillmore qua đời, thọ 74 tuổi.
Ulysses S. Grant (ảnh 6), tổng thống thứ 18 của Mỹ là một vị tướng tài giỏi trong cuộc nội chiến Nam-Bắc Mỹ. Xuất thân trong một gia đình điền chủ nhỏ, gia cảnh không giàu sang lắm nên cuộc sống của ông khá chật vật. Ngày 4-3-1877, Grant rời Nhà Trắng. Dù từng được phong danh hiệu anh hùng trong chiến tranh và là quân nhân thứ hai được phong quân hàm thượng tướng, nhưng sau hai nhiệm kỳ tổng thống, vợ chồng Grant chỉ biết trông chờ vào tiền phụ cấp cựu chiến binh 6000USD/năm. Bức bách vì cuộc sống khó khăn, Grant phải viết hồi ký đem bán để lấy số tiền nhuận bút nhỏ nhoi giúp vợ chồng ông vượt qua khó khăn. Ngày 23-6-1885, ông mất vì bệnh ung thư vòm họng, thọ 63 tuổi.

-------------------------------------
Lâu lâu cũng có


Thanked by 1 Member:
ttd

#939 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 17/07/2014 - 16:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bluebird2304, on 17/07/2014 - 16:02, said:

6 tổng thống Mỹ sống trong nợ nần và chết vì nghèo đói


Thằng Mỹ là quân đế quốc bá quyền, 6 tổng thống nghèo đói đủ cho thấy sự u mê và bất công trong xã hội của họ. Hãy so sánh giữa một xã hội Mỹ xa hoa mà để cho tổng thống nghèo đói, và XHCN đầy tính ưu việt của chúng ta: quan tỉnh là đã đi xe siêu sang rồi.

Tự hào là người Việt Nam!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#940 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 17/07/2014 - 16:26

Thôi, ko làm tổng thống đâu, không chấm mút được gì hết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Nguon Astro bank. Do kha tin A

Sửa bởi bluebird2304: 17/07/2014 - 16:31


#941 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 18/07/2014 - 07:04

Bảo vệ tự do cá nhân & mục tiêu không bỏ lọt sót tội phạm

Lê Công Định/FB Lê Công Định

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

: “Tòa xử án phải không gây oan sai cho ai, không bỏ lọt sót tội phạm và không có anh Hai, anh Ba, anh Tư nào hết”.

Nhân đây xin phân tích ngắn gọn một quan niệm sai lầm về hình luật vẫn được duy trì trong hệ thống luật pháp Việt Nam từ 1945 ở miền Bắc và từ 1975 trên cả nước.


Hình luật tại hầu hết các quốc gia đều xem trọng vấn đề bảo vệ tự do cá nhân, hơn là bỏ lọt sót tội phạm.

Bảo vệ tự do cá nhân đòi hỏi quy trình buộc tội phải tuân thủ một thể thức luật định nghiêm ngặt, tuyệt đối loại bỏ mọi khả năng thiên vị về phía hoặc áp đặt từ phía công quyền. Chứng cứ buộc tội phải minh bạch về hành vi phạm pháp và không dung nạp bất kỳ sự suy đoán theo hướng có tội hoặc bất lợi nào cho bị can và bị cáo. Luật sư thủ giữ một vai trò thiết yếu, có tiếng nói tương đương bất kỳ cơ quan tố tụng nào, từ điều tra, truy tố đến xét xử.

Chứng cứ buộc tội phải được thách thức công khai tại một phiên tòa, trong đó thẩm phán chỉ giữ vai trò chủ tọa, chứ không có quyền nhận định và kết luận bị cáo có hay không có tội. Bồi thẩm đoàn tuy không can thiệp vào tiến trình xét xử tại tòa, nhưng được quyền quyết định có hay không có hành vi phạm tội sau khi lắng nghe luật sư và công tố viên tranh luận không giới hạn về chứng cứ. Nếu chứng cứ không rõ ràng, dứt khoát không kết tội, dù nhiều có nhiều tình tiết khả nghi cao. Nếu bồi thẩm đoàn biểu quyết xác định bị cáo có tội trên cơ sở chứng cứ minh bạch, thẩm phán sẽ lượng định hình phạt theo luật.

Ngược lại quan niệm tôn trọng tự do cá nhân, chủ đích không bỏ lọt sót tội phạm sẽ dẫn đến một số tình trạng thường thấy ngày nay ở Việt Nam: tra tấn nghi can tại đồn công an khi phát hiện hành vi phạm pháp; giam giữ vô thời hạn vì không tìm được chứng cứ; suy đoán theo hướng có tội, thay vì vô tội; cản trở và hạ thấp vai trò của luật sư khi tham gia điều tra và biện hộ tại tòa; chú trọng “án tại hồ sơ” hơn là tranh luận tại phiên tòa công khai; viết án sẵn và xin ý kiến chỉ đạo xét xử từ tòa cấp trên hoặc ban nội chính của đảng bộ địa phương; v.v... và v.v...

Một khi đặt mục tiêu không bỏ lọt sót tội phạm, làm sao có thể giảm tình trạng gây oan sai cho công dân? Đặt hai mục tiêu này ngang nhau, đương nhiên cơ quan tố tụng sẽ thiên về phía không bỏ lọt sót tội phạm và mãi mãi gây oan sai cho người vô tội như đang diễn ra hàng ngày. Cải cách tư pháp cần phải có cái nhìn thoát hẳn lối mòn suy nghĩ của các quan chức ngành tư pháp hiện nay. Tự do cá nhân phải được thượng tôn thì may ra công lý mới có thể đạt được như mong ước của Chủ tịch nước.

Thanked by 1 Member:

#942 tuankhong

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 380 Bài viết:
  • 509 thanks

Gửi vào 18/07/2014 - 08:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhminh, on 07/06/2014 - 08:38, said:

Giàu hay nghèo kệ nó chứ
Nói như thế thi có phải vi mình là con , là chó của nó không
Ai là con , là chó của nó thì đó là tự do của họ , MM tôi và hầu hết người VN cương quyết không là con là chó của thằng nào hết ( lần đầu tiên MM tôi dùng chữ thằng trên diễn đàn này )
Nó có phải cha mẹ mình đâu , cha mẹ mà thế à
Chỉ có những loại đầu không có oc mới nhận nó làm cha mẹ mình thôi.
Con chó mà chủ nuôi đánh nó quá dồn nó vào góc tường nó còn cắn lại nữa là
Nhịn vừa phải thôi , mọi sự đều có giới hạn , ăn cuop là phải quại thôi , tới đâu thì tới , không quại thì nó lấn tới như tằm ăn dâu , vết dầu loang lúc ấy có muốn quại muốn trở mình cũng không kịp
Nói chung là quại thì chưa chắc mỉu nào cắn mỉu nào , không nói đâu xa trận Hoàng sa tuy mình mất , nhưng mình chìm 2 chiến hạm thì nó cũng chìm 2 , mình chết một hạm trưởng một hạm phó thì nó chết 5 cấp tá mọt phó đề đốc
Trận 1979 cũng thế , xét về nhân mạng thì nó chết nhiều hơn mình gap nhièu làn
Tới đây cũng là trễ lắm rồi
Tại sao trước đây nó chưa dám làm thế
Bây giờ càng ngày càng gia tăng rõ ràng là được xa lấn tới gần rồi nó sẽ ngoạm luôn thì bỏ mẹ đời
Một số người cự tự sướng với hào quang quá khứ
Mỗi thời điểm mỗi khác , không có gì là định luạt tuyẹt đối , Táy tạng , Mông cổ ngãy xưa chả mạnh là gì
Cứ ngồi trong nhà mà tự sướng với hào quang quá khứ , ông ơi , rút ra đi , ngày xưa ông vào lạ dân tôi đánh bạt ông ra đấy ,
Đánh bạt ra là chuyện bình thương , chừng nào đè đầu ghì cổ nó xuống mới là hay
Cho nên càng không nên nổ quá , mà sợ hãi quá cũng chết
Người Mỹ trước sự khó khăn họ không lùi mà luôn có cáu try it , cứ thử đi .

Trông mong quốc tế à , sai lầm , sai lầm , ...tất cả các nươc trên thế giới này , nhất là nhưng cường quốc họ chỉ có quyền lợi kinh tế với nhau thôi
Nothing free
Vô sự hiến ân càn phi gian tắc đạo

Bắc cầu rước cọp vào nhà báy giờ cọp nó quay lại nó cắn loạn , thì nên xúm nhau đuổi nó ra rồi rút càu thôi
Không còn cách nào khác. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ mà không dám đổ máu thì chỉ là hoang đường.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuankhong: 18/07/2014 - 08:39


#943 AnhTanh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 65 Bài viết:
  • 74 thanks

Gửi vào 18/07/2014 - 12:06

BIẾN ĐỔI GEN – TÁN THÀNH VÀ PHẢN BÁC

Biến đổi gien (BĐG) chỉ các loại vi sinh, thực vật, động vật có cấu trúc gien đã biến đổi. BĐG thường để thúc đẩy nghiên cứu khoa học hoặc thay đổi nguồn cung cấp lương thực. Những BĐG phổ biến gồm có : thêm gien kháng khuẩn cho thực vật, đưa vào những gien làm cho sinh vật to lớn hoặc khỏe mạnh hơn, thêm gien vào những thực phẩm có sẳn để tạo ra các loại thực phẩm mới, đưa gien động vật vào thực vật và ngược lại.

Ngày nay đa số các cánh đồng trồng trọt ở Mỹ đã được BĐG và tỉ lệ BĐG trong nguồn cung cấp lương thực của chúng ta đang tăng với tốc độ chóng mặt. Ở Mỹ, sản phẩm BĐG không cần phải dán nhãn ghi rõ.

TÁN THÀNH

Chính phủ và nhiều doanh nghiệp nông nghiệp quảng bá những lợi ích từ BĐG tới công chúng. Họ nói họ đang làm điều này để tăng nguồn cung cấp lương thực, giúp những quốc gia đói nghèo và hỗ trợ nông dân.

Họ cũng nêu ra những lợi ích khác của BĐG như làm tăng chất lượng và hương vị thực phẩm, tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. BĐG cho phép nông dân bỏ qua nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất như phun thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu vì cây trồng đã tự kháng. Một vài cánh đồng họ tuyên bố đã BĐG để cây trồng có thêm các loại vitamin và khoáng chất. Việc này được xem là rất có lợi cho người dân ở những nước mà nguồn dinh dưỡng không đầy đủ. Họ nói việc giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cũng sẽ tốt cho môi trường. Quan trọng hơn hết, họ khẳng định BĐG an toàn cho người tiêu dùng.

PHẢN BÁC

Lo ngại lớn nhất về thực phẩm BĐG là chưa có đủ thử nghiệm cũng như thử nghiệm chưa đủ lâu để phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn.

Một vấn đề nữa là những phản ứng dị ứng; quá trình BĐG thường pha trộn hoặc thêm vào những protein vốn không có trong bản thân cây trồng, gây ra những phản ứng dị ứng mới cho cơ thể con người, theo đại học Brown, Hoa Kỳ.

Vài thực phẩm BĐG đã được thêm tính năng kháng sinh sẽ miễn nhiễm với một số bệnh và vi rút nhất định. Khi người ăn vào, những tính năng kháng sinh đó vẫn tồn tại trong cơ thể chúng ta và làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh chữa bệnh, theo đại học bang Iowa, Hoa Kỳ.

Một nguy cơ khác là những gien đã biến đổi có thể thoát ra ngoài tự nhiên. Đại học Brown cảnh báo nếu gien kháng thuốc diệt cỏ lai vào cỏ dại, có thể xuất hiện một giống siêu cỏ miễn dịch với thuốc diệt cỏ. Tạo ra các loại cây trồng kháng khuẩn có thể làm cho vi khuẩn trở nên mạnh hơn và khó tiêu diệt hơn.

Có vài trường hợp đơn lẻ thú vật chết sau khi ăn thức ăn BĐG.

Tiến sỹ William Davis cho rằng, “Loại lúa mì BĐG mới có một protein mới tên là gliadin. Gliadin này kết hợp với những bộ phận giúp tế bào hấp thu thuốc phiện (opiate receptors) trong não người kích thích sự thèm ăn, làm cho ta tiêu thụ thêm 440 calo mỗi ngày.” Davis khẳng định những nghiên cứu lâm sàng cho thấy điều này xảy ra với hàng trăm nghìn người. Ông khuyến cáo hoàn toàn tránh xa lúa mì BĐG.

Trong nghiên cứu của tôi, khi làm thử nghiệm tìm những chất gây dị ứng trong thực phẩm bằng phương pháp loại trừ, tôi đã thấy vài bệnh nhân có tiến triển khi loại toàn bộ thực phẩm BĐG ra khỏi bữa ăn của họ.

Như bạn đã thấy, có cả tán thành và phản bác cho vấn đề này. Tôi muốn thử thảo luận cả hai mặt của vấn đề để bạn có thể tự quyết định. Hiện tại, tôi khuyên bạn không nên dùng bất cứ thực phẩm BĐG nào cho đến khi có nhiều thử nghiệm được hoàn tất hơn và những nghiên cứu thật sự lâu dài có thể làm giảm sự lo ngại của tôi.

-- Dr. Keith Kantor Sc.D, PhD

Người dịch: Sylvia Ong

Thanked by 1 Member:

#944 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 18/07/2014 - 12:18

Thực phẩm biến đổi gen của Monsanto và những mặt tối trong mối quan hệ với “Tổ hợp Công nghiệp – Quân sự” (Military Industrial Complex)


Báo cáo phân tích.
Monsanto, nhà sản xuất hạt giống biến đổi gen (BĐG) lớn nhất trên thế giới, là tâm điểm của sự tranh cãi trong nhiều thập kỷ như bằng chứng của các tác động tiêu cực lên con người của thực phẩm BĐG, vẫn đang tiếp tục bị tranh cãi. Liên kết với các công ty DuPont’s Pioneer Hi-Bred International (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) và Syngenta (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), Monsanto và các đối tác được cấu thành từ sự hợp tác của các công ty nông nghiệp khổng lồ (Big-Agri, Monsanto, Syngenta, Bayer,etc.), trong đó sự kiểm soát nguồn cung cấp thực phẩm đang dần được chuyển vào tay của các tập đoàn tư nhân đa quốc gia đối lập với nông dân và chính phủ của các nước.
Một nghiên cứu đã được bình duyệt (peer-reviewed) tiến hành năm 2013 xuất bản trên Tạp chí khoa học Entropy đã liên kết loại thuốc diệt cỏ Roundup của công ty Monsanto, là loại thuốc diệt cỏ phổ biến nhất trên thế giới, với các bệnh vô sinh, ung thư và Parkinson trong số rất nhiều loại bệnh khác. Các tác giả của nghiên cứu này là Stephanie Seneff, một nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, và Anthony Samsel, một cựu cố vấn khoa học của Arthur D. Little, Inc. và là một cựu nhà thầu tư nhân các vấn đề về môi trường của chính phủ. Thành phần chính “ẩn giấu” trong Roundup là glyphosate, một hóa chất vô cùng độc hại:
Glyphosate gia tăng các tác hại của thực phẩm chứa dư lượng hóa chất và các chất độc khác trong môi trường.Tác động tiêu cực của chúng lên cơ thể âm thầm và biểu hiện dần theo thời gian khi sự viêm nhiễm phá hoại hệ thống tế bào khắp cơ thể [...]. Nó dẫn tới những hậu quả là hầu hết các bệnh và điều kiện kết hợp với một chế độ ăn uống kiểu phương Tây như rối loạn tiêu hóa, béo phì, tiểu đường, bệnh tim , trầm cảm, tự kỷ, vô sinh, ung thư và bệnh Alzheimer “(Samsel và Seneff, 2013).
Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Chịu trách nhiệm về Công nghệ (IRT – the Institute for Responsible Technology) Jeffrey M. Smith đã phát hiện ra mối liên hệ giữa rối loạn gluten và thực phẩm BĐG trong một nghiên cứu ông đã tiến hành hồi năm ngoái. Rối loạn gluten đã tăng đáng kể trong 2 thập kỷ qua, tương ứng với thời điểm thực phẩm BĐG được đưa vào nguồn cung cấp thực phẩm. Smith nhận định rằng thực phẩm BĐG – bao gồm cả đậu nành và ngô – có thể là các “bẫy môi trường” đã góp phần vào sự gia tăng nhanh chóng của các rối loạn gluten ảnh hưởng tới gần 20 triệu người Mỹ hiện nay:
Chất độc Bt, glyphosate, và các thành phần khác của sinh vật BĐG, được liên kết với năm điều kiện có thể bắt đầu hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn liên quan đến gluten [...]Nếu glyphosate kích hoạt acid retinoic, và acid retinoic kích hoạt sự dị ứng với gluten, việc ăn các thực phẩm BĐG có chứa glyphosate có thể đóng vai trò trong sự khởi đầu của các rối loạn liên quan đến gluten “(Smith, 2013).
[(Bacillus thuringiensis (viết tắt: Bt) là vi khuẩn Gram dương, và cũng là loài vi khuẩn đất điển hình được phân lập ở vùng Thuringia, Đức. Bt có khả năng tổng hợp protein gây tệ liệt ấu trùng của một số loài côn trùng gây hại, trong đó có sâu đục quả bông, các loài sâu đục thân ngô châu Á và Châu Âu - Theo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)]- người dịch.

Một trong những nghiên cứu cảnh báo về sự an toàn của thực phẩm BĐG được dẫn đầu bởi nhà sinh vật học, tiến sĩ Gilles-Eric Seralini của Đại học Caen, là nghiên cứu đầu tiên xem xét về ảnh hưởng lâu dài trên những con chuột đã ăn loại ngô BĐG của Monsanto và thuốc diệt cỏ Roundup. Nghiên cứu trên được tiến hành trong khoảng thời gian 2 năm – đó là tuổi thọ trung bình của một con chuột – trái ngược với khoảng thời gian thông thường 90 ngày của Monsanto. Nghiên cứu đã được bình duyệt cho thấy hiệu ứng kinh hoàng đối với sức khỏe những con chuột, với tỷ lệ 200% đến 300% gia tăng những khối u lớn, tổn thương nghiêm trọng thận và gan và 70% những con chuột cái tham gia bị chết yểu. Các khối u đầu tiên chỉ xuất hiện trong vòng 4-7 tháng nghiên cứu, nhấn mạnh sự cần thiết phải thử nghiệm lâu dài hơn nữa.
Ban đầu nghiên cứu này được công bố trên số ra tháng Chín của Tạp chí Thực phẩm và Độc chất hóa học, nhưng sau đó đã bị rút lại khi nhà xuất bản cảm thấy nghiên cứu này là “không thể kết luận”, mặc dù không có sự nghi ngờ nào về sự gian lận hay lừa dối có chủ đích. Tiến sĩ Seralini đã phản đối quyết định này một cách mạnh mẽ và cho rằng “lợi ích kinh tế” đứng đằng sau quyết định này khi một cựu nhân viên của Monsanto làm việc cho tờ tạp chí này. Sự tai tiếng của Monsanto xuất phát từ việc vận động hành lang nhằm kiểm soát các quyết định chính trị, khoa học và hành chính liên quan đến tổ chức này, và sự việc này như là một sự biện hộ chính của họ để ngăn chặn các rào cản đến từ các báo cáo mang tính tiêu cực của phương tiện truyền thông liên quan đến mặt độc hại của các sản phẩm do họ sản xuất. Nghiên cứu của Tiến sĩ Seralini sau đó đã được công bố trên một tạp chí ít nổi tiếng hơn, Tạp chí Khoa học Môi trường châu Âu, làm sống lại những âu lo về tính an toàn của thực phẩm BĐG.
Gần đây, Pháp đã ra lệnh cấm giống ngô MON810 do Monsanto sản xuất – một loại ngô BĐG của Monsanto đã được thảo luận trong nghiên cứu nói trên (NK603) – viện dẫn các vấn đề về môi trường như là lý do cho lệnh cấm này.Pháp gia nhập danh sách các quốc gia bao gồm Ý và Ba Lan đã áp đặt lệnh cấm ngô BĐG trong một vài năm gần đây. Thêm vào đó, các nghị sĩ Nga đã đệ trình một dự thảo lên Quốc hội nước này trong đó các nhà sản xuất sản phẩm BĐG có thể xem xét và bị trừng phạt như những kẻ khủng bố và truy tố hình sự nếu họ được coi là đã làm tổn hại đến môi trường và sức khỏe con người. Tại Ấn Độ, rất nhiều hạt giống BĐG được bán cho nông dân Ấn Độ với hy vọng giúp tăng sản lượng mùa màng nhưng đã thất bại, dẫn đến việc khoảng 200.000 nông dân Ấn Độ tự tử do không có khả năng trả nợ.
Ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ giả thuyết cho rằng những đàn ong đang bị suy giảm do cây trồng BĐG được sử dụng trong nông nghiệp, điển hình là ở nước Mỹ với sự suy giảm quần thể ong lớn nhất trong những năm gần đây. Sự phản đối Monsanto và thực phẩm BĐG đã và đang ngày càng tăng lên trong những năm gần đây sau chiến dịch “Tuần hành chống Monsanto” (‘March Against Monsanto’) vào năm 2012, trong đó tổ chức những cuộc biểu tình quy mô toàn cầu chống lại tập đoàn này và các sản phẩm độc hại của họ tại 52 quốc gia. Monsanto cũng được bình chọn là “tập đoàn độc ác nhất” (‘most evil corporation’) trong một cuộc thăm dò được tiến hành bởi trang web Natural News, đánh bại Cục Dự trữ liên bang (the Federal Reserve) và tập đoàn Dầu khí nước Anh BP (British Petroleum) để chiếm giữ vị trí cao nhất.

Monsanto đã sản xuất và cung cấp độc Chất độc màu da cam
Nghiên cứu quá khứ của Monsanto tiết lộ một quá trình lịch sử rất đen tối đã được ghi nhận trong nhiều năm qua. Trong Chiến tranh Việt Nam, Monsanto đã được ký hợp đồng sản xuất và cung cấp cho Chính phủ Mỹ một loại hóa chất vô cùng độc cho các ứng dụng quân sự. Cùng với những “gã khổng lồ” về hóa chất lúc bấy giờ như Dow Chemical, Monsanto đã sản xuất thuốc diệt cỏ dùng trong quân sự có tên gọi Chất da cam (Agent Orange) trong đó chứa lượng lớn hóa chất gây chết người Dioxin. Giữa các năm 1961 và 1971, quân đội Mỹ đã rải từ 50 – 80 triệu lít Chất da cam trên khắp các khu rừng rậm nhiệt đới, rừng và các vị trí chiến lược trọng yếu của Việt Nam. Nó được sử dụng để phá hủy các khu rừng và vùng đất màu mỡ, vốn là nơi trú ẩn và cũng cấp lương thực cho quân Việt Nam. Hậu quả của sự tàn phá, theo ước tính của Việt Nam, đã khiến khoảng 400.000 người chết hoặc tàn phế do Chất da cam, cũng như 500.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh và lên tới 2 triệu người phải chịu đựng ung thư hoặc các bệnh khác. Những hậu quả vẫn đang diễn ra và được cho là sẽ tiếp diễn trong cả thế kỷ như ung thư, dị tật bẩm sinh và các bệnh khác theo cấp số nhân do chúng được di truyền qua nhiều thế hệ.
Ngày nay, mối liên kết sâu xa tồn tại giữa Monsanto, Tổ hợp Công nghiệp – Quân sự, và Chính phủ Hoa Kỳ đã được lưu giữ để hiểu được bản chất của tập đoàn này. Ngồi trong Hội đồng quản trị của công ty Monsanto là cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành của nhà thầu chiến tranh khổng lồ Lockheed Martin, Robert J. Stevens, người được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào Ủy ban tư vấn về Chính sách và Đàm phán Thương mại năm 2012. Như là một cánh cửa tắt tồn tại giữa Chính phủ Hoa Kỳ và các tập đoàn tư nhân xuyên quốc gia, Stevens là một thành viên của chính phủ song song tại Mỹ, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR – the Council on Foreign Relations). Một thành viên nữa của Hội đồng quản trị của Monsanto là Gwendolyn S. King, người cũng từng nằm trong Hội đồng quản trị của Lockheed Martin, nơi bà là Chủ tịch của Ủy ban Đạo đức và Phát triển bền vững.(the Orwellian ‘Ethics and Sustainability Committee”). Các cá nhân kỳ cựu của ngành công nghiệp chiến tranh không nên được phép kiểm soát bất kỳ tổ hợp (populations) cung cấp thực phẩm nào! Ngoài ra, thành viên hội đồng quản trị công ty Monsanto, Tiến sĩ George H. Poste cũng từng là thành viên của Hội đồng Khoa học Quốc phòng (the Defense Science Board) và Ban Y tế của Bộ Quốc phòng Mỹ (the Health Board of the U.S. Department of Defense), cũng như là Uỷ viên của Hiệp hội Hoàng gia (the Royal Society) và là thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại CFR.
Bill Gates đã trở thành tiêu điểm trong năm 2010 khi Quỹ Bill và Melinda Gates (The Bill and Melinda Gates Foundation) đã mua 500.000 cổ phiếu của Monsanto với tổng trị giá 23.000.000 USD, làm dấy lên câu hỏi là tại sao Quỹ của ông có thể đầu tư vào một công ty xấu xa và độc ác đến như vậy. William H. Gates Sr – cha của Bill Gates – người từng đứng đầu Planned Parenthood, ủng hộ mạnh mẽ thuyết ưu sinh – triết lý cho rằng có chủng người cao cấp hơn và thấp kém hơn, trong đó loại kém cỏi hơn thường bị vô sinh hoặc bị chọn lọc bởi cái cớ như là một bệnh dịch của xã hội. Trong bài phát biểu năm 2010 của mình tại TED, Bill Gates tiết lộ mong muốn của mình rằng muốn giảm dân số hành tinh từ “10 – 15 phần trăm” trong những năm tới thông qua các công nghệ như “vắc-xin”:
“Thế giới ngày nay có 6,8 tỷ người. Nó có thể lên đến khoảng 9 tỷ người. Bây giờ nếu chúng ta thực hiện thật tốt các loại vắc-xin mới, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản, chúng ta có thể giảm khoảng 10 hoặc 15 phần trăm “(Phút 4.37 trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).

Năm 2006, Monsanto đã mua lại một công ty đã phát triển – hợp tác với Bộ Nông nghiệp Mỹ – loại hạt giống thường được biết tới như là hạt giống hủy diệt, một xu hướng chính trong tương lai của ngành công nghiệp BĐG. Hạt giống Hủy diệt (Terminator Seeds) hay còn gọi là hạt giống tự tử được biến đổi để trở nên không thể sinh sản sau mùa thu hoạch đầu tiên, phá hủy lối canh tác cổ xưa, đó là giữ lại hạt giống cho mùa màng những năm sau. Điều này có nghĩa là nông dân buộc phải mua hạt giống mới mỗi năm từ Big-Agri mà từ đó tạo ra khoản nợ nặng nề và một hình thức nô lệ đối với nông dân.

Người dịch: Vạn Dặm (Group

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Tác giả: Steven MacMillan

Global Research, 03/7/2014


Sources:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 18/07/2014 - 12:20


Thanked by 1 Member:

#945 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 18/07/2014 - 12:39

Không sao, đảng và nhà nước ta sáng suốt, dân tộc VN ta anh hùng thì mấy cái thực phẩm biến đổi gien lẻ tẻ đâu có thể nào làm gì đc ta.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

4 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |