#91
Gửi vào 30/04/2014 - 13:06
Thanked by 1 Member:
|
|
Thanked by 1 Member:
|
|
#93
Gửi vào 30/04/2014 - 20:12
Source:
Thanked by 1 Member:
|
|
#94
Gửi vào 01/05/2014 - 08:33
Source:
Cô nàng 1 mình lang thang dưới phố sáng nay
#95
Gửi vào 02/05/2014 - 20:47
Tối qua hoàng tử đã lên máy bay tư của hoàng gia đi dự đám cưới.
.
Cressie 1 mình lang thang ...
Thanked by 1 Member:
|
|
#96
Gửi vào 03/05/2014 - 00:52
06:01 (GMT+7) - Thứ Sáu, 2/5/2014
Đại gia giàu từ đất và chuyện nguồn lực chạy lạc
►“Chúng ta hãy nhìn lại mà xem,
Cần cải cách thể chế làm sao để có doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh ở các lĩnh vực, chứ không chỉ có đại gia bất động sản, theo ý kiến chuyên gia Phạm Chi Lan.
“Chúng ta hãy nhìn lại mà xem, danh sách giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam hầu như toàn đại gia về đất đai cả”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói khi đăng đàn tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân mới đây.
Nhìn nhận này được bà Lan đưa ra khi sự phân bổ sai lệch nguồn lực và bất bình đẳng về cơ hội giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, và ngay cả trong nội bộ các doanh nghiệp tư nhân, đã được một số vị phát biểu trước nhấn mạnh.
Ở bài đề dẫn cho phiên thảo luận về cải cách thể chế tại Diễn đàn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung nêu rằng, do muốn có động lực phục hồi tăng trưởng nên Chính phủ đã tăng cả chi tiêu công, đầu tư công, bội chi và trái phiếu chính phủ.
Mà, tăng vay nợ để nhà nước chi tiêu đồng nghĩa với việc giảm nguồn lực còn lại cho khu vực doanh nghiệp tư nhân đang kiệt sức.
Khi các vấn đề yếu kém của hệ thống tài chính chưa khắc phục được thì vốn chỉ loanh quanh trong khu vực ngân hàng, và chảy vào khu vực kém hiệu quả. Như vậy, phân bổ nguồn lực đang theo hướng sai lệch nghiêm trọng, không đúng với quy luât thị trường. Đáng lẽ phải ngược lại, ông Cung nhấn mạnh.
“Tôi rất suy nghĩ về sự di chuyển ngược các nguồn lực của Việt Nam hiện nay, như anh Cung nói về sự di chuyển nguồn lực từ khu vực tư - đáng lẽ có hiệu quả hơn - thì lại chảy về khu vực công”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tiếp mạch thảo luận.
Dẫn ra hàng loạt các cảnh báo về bẫy năng suất thấp, lao động giá rẻ, bẫy tài nguyên, bẫy thu nhập trung mình đã và đang giăng lên và có cái Việt Nam mắc chân vào rồi, bà Lan cho rằng cái đó thể hiện phản ứng của thị trường. Và nguyên nhân sâu xa hơn chính là từ thể chế.
Trăn trở với câu hỏi làm sao tạo động lực mới cho doanh nghiệp, bà Lan dẫn lại lời cảnh báo từ nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbrigh về cỗ máy tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có bốn động cơ, .
Ba động cơ trục trặc là khu vực kinh tế nhà nước, khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, nông nghiệp hộ gia đình - cá thể, còn động cơ duy nhất hoạt động là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) do không bị tác động nhiều bởi những khó khăn kinh tế nội địa và yếu kém của thể chế kinh tế Việt Nam.
Liên quan đến tạo thể chế cho khu vực doanh nghiệp nhà nước, chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng cổ phần hóa không phải quan trọng nhất, mà quan trọng số 1 là tái cơ cấu để phát triển, chứ không phải thủ tiêu nó đi.
Vấn đề then chốt cho doanh nghiệp phát triển là hệ thống quản trị, bà Lan nhấn mạnh.
Với doanh nghiệp tư nhân, sự bình đẳng về cơ hội và tiếp cận nguồn lực được bà nhấn mạnh là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, bà Lan cũng bày tỏ lo ngại rằng ngay cả trong nội bộ khu vực tư nhân cũng có sự bất bình đẳng rất lớn, khi một số “đại gia” được tạo điều kiện quá nhiều.
Nêu hiện tượng danh sách giàu nhất trên thị trường chứng khoán hầu như toàn đại gia về đất đai, bà Lan lý giải, nguyên nhân là do phân bổ nguồn lực theo hướng “nước chảy chỗ trũng”. Một mặt lấy đất của dân giá rẻ, mặt khác cho thuê mặt bằng với giá cao, thì rõ ràng một số người sẽ được hưởng lợi.
Cần cải cách thể chế làm sao để có doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh ở các lĩnh vực, chứ không chỉ có đại gia bất động sản, theo ý kiến chuyên gia Phạm Chi Lan.
Cũng đặt vấn đề đổi mới thể chế phân bổ nguồn lực và phân bổ lợi ích để tạo động lực cho phát triển, chuyên gia Lê Đăng Doanh nêu rõ hệ quả của thể chế phân bổ nguồn lực theo cách hiện nay là một thiểu số trở nên giàu có quá nhanh, trong khi họ không có đóng góp gì nhiều vào thu ngân sách và tiến bộ xã hội.
"Việc đẩy cung tín dụng lên quá cao để đáp ứng sự bùng nổ của bất động sản, đầu tư chứng khoán đã làm cho lạm phát bị đẩy lên cao, làm cho thu nhập thực của người dân bị giảm sút và đời sống người dân chậm được cải thiện. Bất bình đẳng trong xã hội tăng lên, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội", ông Doanh viết.
Vị chuyên gia này nhận xét, liên tục các đại hội Đảng từ 1986 đến 2011 đã có nghị quyết về công nghiệp hóa và không hề có nghị quyết nào về bất động sản hay đầu tư chứng khoán, nhưng trong thực tế thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã bùng phát dữ dội và thu hút được một lượng vốn khổng lồ, làm giàu cho một số ít nhưng gây ra bong bong bất động sản, đầu cơ chứng khoán, đóng góp vào khủng hoảng ngân hàng, nợ xấu...
Theo ông, cách thể chế phân bổ nguồn lực, điều chỉnh dòng vốn, nguồn lực xã hội, nguồn nhân lực vào sự nghiệp phát triển của đất nước đòi hỏi phải cải cách cơ bản hệ thống đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
Sửa bởi Ngu Yên: 03/05/2014 - 00:53
Thanked by 3 Members:
|
|
#97
Gửi vào 04/05/2014 - 00:47
Chân dung một cô gái Việt Nam
Đăng bởi: Ngày: 19 / 03 / 2012 Trong: | bình luận :
Tranh “Cô gái u sầu” của Nguyễn Trọng Kiên.
Đầu Mùa Thu
Căn phòng nằm trên bờ con sông con Askerelva chảy qua trung tâm thủ đô Oslo. Qua cửa kính ra ban-công, Diễm nhìn những cây phong lá úa vàng soi bóng trên nước, tưởng tượng nếu đây là một căn phòng trong ký túc xá sinh viên, với người yêu bên cạnh, thì thơ mộng biết bao.
Nhưng bây giờ trước mặt nàng là ông cảnh sát di trú và bên phải là một người con gái, cỡ tuổi Diễm. Cô xin tầm trú. Trước khi lên đây, một bà cảnh sát đã khám xét người và hành lý của cô. Bà muốn tìm biết cô gái thật sự là ai, tên tuổi thật là gì, nhà cửa thật ở đâu. Trong ba bốn năm gần đây, nẩy ra một hiện tượng mới là mỗi năm có vài chục người Việt Nam tới xin tầm trú tại Na-uy, không một người nào là… người thật. Báo chí Na-uy gọi họ là ingen person, tương đương với nobody, Diễm và các đồng nghiệp thông dịch viên dịch đùa từng chữ là ‘vô nhân’.
Trong cái túi xách nhỏ, có hình hai bàn chân, bà cảnh sát chỉ moi ra được một cái quần tây, một áo thung, một xú-chiêng, hai xì líp, một típ kem đánh răng, một bàn chải. Chân dung thật của cô gái không nằm trong cái túi xách.
Bây giờ Diễm dịch cho ông cảnh sát thẩm vấn.
“Cô tên gì?” ông cảnh sát hỏi, sau khi bật máy PC.
“Nguyễn Thị Vân.”
“Ngày sanh?”
“25.12.1988.”
“Như vậy là cô sanh vào lễ Giáng Sinh và năm nay cô 16 tuổi?” ông cảnh sát chiếu ánh mắt nghi ngờ trên cô gái ngồi trước mặt. Diễm đoán người đồng hương này nếu không già bằng Chúa Cứu Thế thì ít nhất phải hai mươi lăm tuổi. Nàng biết theo luật lệ hiện hành, trẻ vị thành niên được nhiều đoàn thể can thiệp và bảo vệ, và nếu được chấp thuận tị nạn thì có thể kéo thêm cha mẹ, em út.
Nhưng Diễm đoán lầm về vụ kéo thêm cha mẹ:
“Tên cha?” ông cảnh sát hỏi tiếp.
“Nói chung… Tôi không có cha.”
“Tên mẹ?”
“Tôi không có mẹ.”
“Ít nhất cũng có một người sanh ra cô chớ?”
“Tôi mồ côi từ nhỏ, không biết gì cả…”
“Cô có giấy tờ gì không, như sổ thông hành, căn cước chẳng hạn?”
“Không.”
“Không có giấy thông hành, làm thế nào cô có thể đi ra khỏi Việt Nam , và qua bao nhiêu biên giới tới đây được?”
“Không biết. Người ta đưa tôi đi.”
“Người ta là ai?”
“Nói chung nà người giắt đi đấy.”
“Có khi nào họ đưa qua trạm kiểm soát biên giới không?”
“Tôi không biết đâu là biên giới.”
“Cô rời khỏi Việt Nam bao giờ?”
“Không nhớ.”
“Cô nói phỏng chừng cũng được,” ông vẫy vẫy những ngón tay như con chim bay “một năm, một tháng, hay một tuần?”
“Khoảng một tháng.”
“Cô nhớ đã đi qua một thành phố nào đặc biệt, ví dụ Paris , Berlin , Bắc Kinh?”
“Không nhớ. Không biết.”
Suốt hai tiếng đồng hồ với hàng trăm câu hỏi, người cảnh sát chỉ nhận được một câu trả lời rất ư thoải mái “không biết.” Chạm phải những lời nói dối quá xấc xược, ông đỏ gay mặt như người bị xúc phạm nặng, nhưng lấy lại bình tĩnh, gõ vào máy vài dữ kiện vu vơ. Thấy hồ sơ sơ sài quá, ông ta cố gắng nhắc lại lần thứ ba một câu hỏi:
“Cô nói lại tôi nghe, cô từ Việt Nam tới Na-uy bằng phương tiện gì?”
Cô gái chắc đã được học tập kỹ, dư biết rằng ông cảnh sát muốn truy ra hãng máy bay chuyên chở để qui trách nhiệm, nên quay sang thông dịch viên nói:
“Chị lói với ló nà em đi bộ từ Cao Bằng sang Trung Quốc đấy, dzồi từ Trung Quốc đi bộ sang Nga, từ Nga sang đây bằng xe thùng đấy… Ðã lói mí ló dzồi mà cứ hỏi mãi thế!”
Diễm dịch lại câu nói, bỏ câu ‘chị lói với ló’ đi – vì nàng biết nó ngắn ngủi thế mà không tài nào dịch hết ý được. Ông cảnh sát ghi vào hồ sơ lời khai, chẳng cần biết đoạn đường từ Cao Bằng sang Nga dài bao nhiêu dậm, đi bộ mấy năm. Rồi ngẩng đầu lên hỏi theo đúng thủ tục:
“Cô muốn gì tại Na-uy?”
“Xin tị lạn.”
“Lý do tị nạn?”
“Nói chung nà ở Việt Nam đói quá.”
“Tại sao lại chọn Na-uy làm nơi tị nạn?”
“Nói chung nà nghe người ta bảo ở La-uy sướng thì trả tiền cho đường giây đưa đi.”
“Cô phải trả bao nhiêu tiền?”
“Lăm ngàn đô.”
“Số tiền này từ đâu cô có, nếu cô đói?”
“Có cái ông gần nhà thấy tôi khổ thương hại cho tiền đi.”
“Ông ấy tên gì?”
“Không biết.”
“Ðịa chỉ?”
“Bên cạnh nhà tôi.”
“Hồi nãy cô nói vô gia cư, từ nhỏ sống ở ngoài đường?”
“Thì ở gần nhau ngoài đường.”
Diễm nghĩ bụng nếu có một nơi mà người vô gia cư có nhiều tiền như thế và hảo tâm như thế nhất định nàng sẽ tới đó xin tị nạn. Nhưng ông ta khoanh tay, ngả lưng ra đằng sau như muốn thư dãn, rồi bấm nút ‘print’ vào máy PC. Bên ngoài ban-công một con bồ câu đáp xuống, thấy bóng nhiều người, lại bay đi.
Ông cảnh sát đưa cô gái xuống phòng căn cước dưới tầng trệt để chụp hình, lăn tay, làm thẻ căn cước tạm. Diễm cũng là dân tị nạn – mệnh danh là‘thế hệ thứ hai.’ Thấy cảnh này, Diễm nhớ lại những câu chuyện gian truân, bi hài mà ‘thế hệ thứ nhất,’ cha mẹ nàng, kể về chuyến vượt biên hai mươi sáu năm về trước, lúc nàng chưa sanh ra.
Nhiều người hỏi tại sao phải liều mạng như vậy? Cha mẹ có một câu trả lời khá đặc biệt, tương đối khiêm nhường hơn phần đông – khát khao tìm một mảnh đất có thể lương thiện mà sống. Ông bà đã tìm được một mảnh đất như thế và sanh ra Diễm trên mảnh đất như thế. Diễm thừa hưởng tấm lương thiện như suối nhận nước mạch từ đỉnh núi cao tinh tuyền. Diễm không biết nói dối – gần như. Nói ‘gần như’ là để trừ những lần như mẹ hỏi có bồ chưa nói chưa, bố hỏi mua cái cà-vạt cho bố bao nhiêu nói nửa giá, bạn trai hỏi em giận cái gì, nói không có gì cả…
Ông cảnh sát cầm từng ngón tay của cô gái lăn trên tấm kính đục, khi hình dấu tay hiện rõ nét và đầy đủ trên màn ảnh máy vi tính, với tín hiệu ‘Ready’, ông nhấn bàn đạp. Diễm nhìn những ngón tay thon khá đẹp của cô gái, tự hỏi tại sao cô có thể nói dối một cách tự nhiên như thế. Và Diễm cảm thấy một nỗi chán nản xen lẫn hổ thẹn về người cùng màu da.
Qua Mùa Đông
Một chiều đầu mùa đông. Trận tuyết đầu tiên trong thành phố khiến đường xá hỗn loạn vì tai nạn xe cộ. Diễm rút trong cặp đi làm ra tờ báo cũ đọc lại, cho qua thời gian trôi rất nhanh mà xe buýt chạy rất chậm, và bụng bắt đầu đoi đói. Tin có nghi vấn ông Arafat chết vì bị đầu độc; tin tuyết lở ở Miền Tây khiến 60 chiếc xe bị kẹt giữa đường; tin cảnh sát bắt được chín người trong một băng ăn cắp toàn người Việt Nam , hoành hành từ nhiều năm trên toàn quốc. Số thiệt hại cho các cửa tiệm lên đến nhiều chục triệu. Các mặt hàng được băng đảng này ưa chuộng là dao cạo Gillette, mỹ phẩm L’Oréal, nhất là thuốc quệt lông m*y và tô mắt, có cả dầu cá. Chưa bắt được người đầu sỏ của tổ chức, nhưng trong số những người bị bắt có một người đàn bà tầm trú can dự vào 19 vụ có tang chứng, người này đã có bốn tiền án ăn cắp.
Chuông điện thoại reo. Cảnh sát di trú cần Diễm đi thông dịch gấp. Cảnh sát hẹn mang xe đón đường xe buýt để rước Diễm đi ngay. Diễm moi gói bánh mì ăn dở ra ăn; nếu không bị kẹt xe, giờ này nàng đang ăn cơm với cha mẹ ở nhà, mẹ nói hôm nay sẽ làm món canh bí rợ.
Cô cảnh sát di trú mặc thường phục chiều nay sẽ gặp một người đàn bà trong tù để thông báo lệnh trục xuất. Khi người tù xuất hiện trước cửa phòng tiếp khách, Diễm thấy mặt quen quen. Người thiếu phụ nặng nề ngồi xuống ghế bành, một tay đặt lên bụng lớn. Diễm để ý đến sự kiện nhỏ là trong căn phòng bây giờ có ba người đàn bà.
Cô cảnh sát tự giới thiệu xong, mỉm cười hỏi cô tù, Diễm dịch lại:
“Cô khỏe không?”
“Khỏe.”
“Bao giờ sanh?”
“Hai tháng nữa.”
Cô hắng giặng:
“Hôm nay tôi đến đây để nói về một việc khác, không liên quan gì tới việc trộm cắp,” cô cảnh sát nói trong khi mở một cái kẹp hồ sơ bằng nhựa trong, lấy ra một tờ giấy. “Tôi đến để báo cho cô biết về lệnh trục xuất.”
Người thiếu phụ mang bầu mặt không biến sắc, bàn tay vẫn để trên bụng, cánh tay kia vẫn để xuôi theo đùi trên ghế da. Cô cảnh sát đưa cho Diễm tờ quyết định của bộ Nội Vụ, bảo dịch miệng cho đương sự.
Diễm dịch xong, đưa tờ giấy cho người con gái tên Vân ký tên. Bây giờ nàng đã nhớ ra đây là cô gái xin tầm trú vào đầu mùa thu. Nàng nhớ ra bàn tay đang đặt trên bụng kia đúng là bàn tay đẹp đặt trên tấm kính mờ để lấy dấu. Bàn tay táy máy trong bốn tháng nay làm điêu đứng các siêu thị và cửa hàng khắp nước. Lại cùng một cảm giác gờm nhớm len vào lòng Diễm.
Cô cảnh sát cất tờ quyết định vào kẹp. Lấy một tờ giấy khác, cầm bút như sẵn sàng ghi chép.
“Xin cô nghe đây,” cô cảnh sát mở đề cho một cuộc thẩm vấn cuối cùng. “Cô không đủ lý do xin tị nạn, cộng thêm việc phạm pháp, cô không có con đường nào khác ngoài đường trở về nơi cô đã ra đi.”
“Thế thì trả tôi về Ðức.”
“Tại sao lại Ðức? Cô đi từ Việt Nam mà!”
“Tôi từ bên Ðức sang…”
“Trong hai lần thẩm vấn trước đây cô nói từ Việt Nam , đi bộ sang Trung Quốc rồi sang Nga. Bây giờ lại nói từ Ðức sang. Lời nào là thật?”
“Cái thai lày của một thằng Ðức.”
“Nhiều lần chúng tôi đã hỏi cha của thai nhi là ai, cô đều nói là không biết.”
“Không biết… thật đấy. Nói chung nà đêm không thấy mặt.”
“Dù cô không biết gì hết, không biết mặt người ngủ chung, không biết mình là ai, không biết cha mẹ là ai, không biết từ đâu tới, chúng tôi vẫn có cách tìm ra cô là ai. Và chúng tôi sẽ liên lạc với tòa đại sứ Việt Nam cấp giấy cho cô về Việt Nam .”
“Lói thật cũng chết, lói dối cũng chết…” người tù nói nhanh, rồi lại vội nói
“Chị đừng dịch cho ló nghe nhá!”
“Cô ấy nói gì?” thấy Diễm không dịch câu nói của người đối thoại, cô cảnh sát hỏi.
“Cô ấy đổi ý, không muốn tôi dịch câu vừa nói.”
Cô cảnh sát nhỏ giọng nói với người đàn bà mang thai:
“Xin cô cộng tác với chúng tôi để tiến hành cho sớm việc hồi hương, tránh cho em bé khỏi sanh ra trong tù.”
“Tôi cũng không muốn sanh con trong tù…”
“Vậy tên thật cô là gì? Ðịa chỉ?…”
Người tạm gọi là ‘Vân’ không trả lời. Diễm bỗng thấy nét mặt của Vân mềm ra, như có một lớp sáp vừa tan để lộ cảm giác – khuôn mặt của một con người. Bất cứ tên tuổi cô là gì, đây là một người mẹ. Người mẹ đặt cả hai tay lên bụng, cúi xuống lẩm bẩm:
“Con tôi sinh trong tù à?”
Rồi im lặng. Diễm cảm thấy xót xa trong lòng. Cảm giác gờm nhớm từ bốn tháng nay biến thành một cảm giác ân hận. Diễm nghĩ đến thân phận chính mình – sở dĩ mình sống nhởn nhơ được, buổi sáng đứng bán nhà thuốc tây, buổi chiều đi nhảy aerobic, lâu lâu đi thông dịch lấy ngoại tài mua son phấn không cần ăn cắp… là vì cha mẹ mình đã chọn được con đường đúng ý nguyện: tới một nơi có thể lương thiện mà sống được.
Không, không phải cha mẹ chọn. Ðó là Trời ban. Ba chục năm nay, bây giờ ‘Kho Trời’ đã khóa. Nếu cha mẹ nàng chậm chân, không chừng giờ này Diễm cũng là một người mở miệng bằng câu không biết, và không từ làm bất cứ việc gì để sinh tồn.
Lợi dụng lúc cô cảnh sát nói chuyện với bà gác tù, Diễm phá chút qui củ thông dịch, đưa tay bắt bàn tay mềm và ẩm của Vân, chúc may mắn và ai ủi vài câu. Vân tỏ ra cảm động. Cuối cùng, nghĩ tới mai mốt Vân lên máy bay về Việt Nam , Diễm ái ngại hỏi:
“Liệu người lương thiện có sống được ở Việt Nam không?”
“Nương thiện nà cái gì?”
Thanked by 2 Members:
|
|
#98
Gửi vào 04/05/2014 - 09:58
Câu chuyện của hoàng tử Harry và bạn gái Cressida (Cressie) chia tay theo nhận định ở và , không phải do hoàng tử Harry mà là do ở Cressie. Lý do hoàng tử Harry năm ngoái đi chơi ở Mỹ tại thành phố Las Vegas, hoàng tử Harry đã tổ chức party khỏa thân và gây tiếng xấu. Bởi vậy hoàng tử Harry đã bị áp lực của ông bà nội mau tiến tới hôn nhân để ổn định cuộc sống. Hoàng tử Harry năm nay 29t đề nghị với Cressie, năm nay 25t còn ham vui chưa sẵn sàng chuyện hôn nhân để vào hoàng cung. Hơn nữa nàng nhận thấy bổn phận và trách nhiệm của chị dâu của hoàng tử là Catherine (Katie).
Mọi sự phải giữ phong cách cử chỉ, đi đứng, ăn nói, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày rất gò bó và bận rộn. Bởi thế nàng không muốn dự khóa huấn luyện để vào hoàng cung mà chậm lại thì tốt hơn.
Thanked by 1 Member:
|
|
#99
Gửi vào 04/05/2014 - 10:20
Không riêng hoàng tử Harry đi dự đám cưới mà còn hoàng tử William nữa. Theo luật lệ của hoàng gia, mỗi hoàng tử phải đi riêng máy bay.
Hoàng tử Harry tới trước
Hoàng tử William tới sau
Ngoài ra còn thêm 2 cô công chúa là Princess Beatrice và Princess Eugenie
Cuộc đón tiếp đưa 2 hoàng tử và 2 cô công chúa về khu phố ở thành phố Memphis bang Tennessee
Tại đây họp mặt với bạn bè.
Đây là cặp làm đám cưới:
Chàng là Guy Pelly, chủ nhân British nightclub. Nàng là Lizzy Wilson, cháu chủ nhân sáng lập Holiday Inn.
Ra đón tiếp quý khách tại khu phố
Có mặt công chúa Beatrice
Công chúa Eugenie
#100
Gửi vào 04/05/2014 - 20:36
Trong đám đông 175 khách mời dự đám cưới, từ rất xa thấy được hoàng tử William
Cùng hoàng tử Harry
Cô dâu và chú rể cùng bước ra sau nghi lễ thành hôn
Nơi diễn ra đám cưới, an ninh cho phái đoàn hoàng gia tham dự rất nghiêm
Dân chúng Mỹ hiếu kỳ đến xem phái đoàn hoàng gia đi dự đám cưới
Nhưng chỉ được đứng rất xa bên ngoài
Theo tờ báo USA Today:
#101
Gửi vào 04/05/2014 - 23:18
Ra ngẩn vào ngơ vì ai thế này?
Sau mới mấy ngày chia tay với hoàng tử Harry, Cressie thấy đã tiều tụy đi nhiều:
Ăn mặc không còn giống 1 công nương chút nào.
Thanked by 1 Member:
|
|
#102
Gửi vào 05/05/2014 - 07:47
Nhưng vì phong cách của Cressie không phù hợp với đời sống hoàng cung. Vì Cressie thích mặc gì thì mặc nấy, thích ăn uống gì thì tự nhiên ăn uống.
Có lẽ vì vậy nhân cuộc đám cưới của Guy Pelly và Elizabeth "Lizzy" Wilson có sự dàn xếp. Vốn Lizzy là đại gia thừa hưởng tài sản khách sạn Holiday Inn từ ông nội và sống bên London, nàng ta mời 1 số bạn danh tiếng ở Mỹ đến cùng dự tiệc cưới để hoàng tử Harry có dịp chọn lựa.
Đây chỉ là 1 số trong đám các cô được mời dự tiệc cưới:
Khi bạn bè mời ra sàn nhảy chung với mấy cô gái, hoàng tử vui vẻ ngay:
Người tùy tùng nói: "Có 1 số phụ nữ muốn gần gũi với hoàng tử." Ông ta nói tiếp: "Hoàng tử Harry cùng nhảy với mấy cô ấy. Có rất nhiều cô, họ cùng vây quanh lấy hoàng tử."
Thanked by 1 Member:
|
|
#103
Gửi vào 05/05/2014 - 20:48
Những diễn biến:
- 1 năm truớc đây - Ngân Hàng Trung Quốc chấm dứt quan hệ với Ngân Hàng Bắc Hàn (
- Bài báo từ Anh Quốc - Trung Quốc không tải dầu sang bán cho Bắc Hàn từ đầu năm trong chủ đề ( ).
Thanked by 1 Member:
|
|
#104
Gửi vào 06/05/2014 - 16:21
.......................................
Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam
Đăng Bởi Một Thế Giới - 20:55 04-05-2014
Giàn khoan HD-981- Ảnh: Pvoil.com.vn
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông báo hàng hải ngày 3.5.2014 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông từ ngày 2.5 đến 15.8.2014, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
"Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình-Nguồn: Bộ Ngoại giao
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng ra thông cáo cho biết ngày 2.5.2014, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ Vĩ Bắc, 111012’ Kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Việc làm này của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Ngày 4.5.2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Việc làm nói trên của Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đi ngược lại tinh thần hợp tác giữa hai Tập đoàn dầu khí quốc gia, trái với thông lệ của các hoạt động dầu khí quốc tế cũng như phương châm hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc không để tái diễn những việc làm tương tự.
Theo TTXVN
Thanked by 3 Members:
|
|
#105
Gửi vào 06/05/2014 - 17:00
Tàu cảnh sát biển Việt Nam được nói đã ra đối đầu với tàu hộ tống giàn khoan Trung Quốc
Hai ngày sau khi Việt Nam chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xuống gần đảo Lý Sơn, phía Trung Quốc tỏ ra cứng rắn.
Ngoài quyết định tăng phạm vi bán kính cấm tiếp cận giàn khoan từ 1 hải lý lên 3 hải lý, nhà chức trách Trung Quốc điều nhiều tàu hộ tống giàn khoan khổng lồ của Tổng công ty Dầu khí Hải dương (CNOOC), được cho là đang ở cách bờ biển Việt Nam trên 120 hải lý.
Trong khi đó, một số trang mạng của Trung Quốc phát tán thông tin nói phía Việt Nam "lần này hết sức hung hăng, đang tìm cách vào bên trong lãnh hải 4 hải lý nhằm bao vây giàn khoan CNOOC 981".
Vị trí mà cảnh sát biển hai bên đối đầu nhau được cho là cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) chừng 17 hải lý, tức khá gần với vị trí khoan mà Trung Quốc tuyên bố từ trước trong lô dầu khí mà Việt Nam đánh số 143.
Hôm thứ Hai 5/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên tại Bắc Kinh rằng giàn khoan 981 "hoạt động trong vùng biển của Trung Quốc".
Thứ Ba 6/5, Hoàn Cầu Thời báo - tờ báo mang khuynh hướng diều hâu của Trung Quốc, đăng bài xã luận tựa đề "Trung Quốc cần tỏ thái độ cứng rắn với Hà Nội".
Thái độ cứng rắn
Bài báo mở đầu bằng cáo buộc gần đây nhà chức trách Việt Nam đã "sách nhiễu nghiêm trọng giàn khoan nước sâu của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc".
"Người ta tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp vì sự khiêu khích của Việt Nam. Không chỉ vì vị trí của giàn khoan nằm trong đường chín đoạn, mà còn vì nó nằm gần Tây Sa, mà Trung Quốc nắm giữ chủ quyền".
Hoàn Cầu Thời báo cho rằng Việt Nam lần này "gây ồn ào với mục đích duy nhất là thêm sức mặc cả để có cơ hội thắng thế trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc" tại Biển Đông.
Ngày 10/5 tới, các nước Asean và Trung Quốc sẽ có cuộc họp thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) ở Miến Điện.
Phía Việt Nam thì khẳng định vị trí CNOOC đặt giàn khoan hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo tờ báo, Việt Nam đã chọn thời điểm hiện nay, khi Trung Quốc đang có xung đột với Nhật Bản và Philippines, đồng thời Mỹ đang chuyển hướng sang châu Á, để gây hấn buộc Trung Quốc nhượng bộ.
Tuy nhiên, báo Hoàn Cầu viết: "Chúng tôi tin Hà Nội không bao giờ dám tấn công trực tiếp giàn khoan của Trung Quốc".
"... Trung Quốc cần tỏ thái độ cứng rắn, rằng Trung Quốc sẽ không lùi bước."
Bài xã luận dọa nạt: "Nếu Việt Nam có thêm hành động ở Tây Sa, mức độ phản công của Trung Quốc sẽ được tăng lên".
"Trung Quốc cần cân nhắc liệu Việt Nam có thò đầu ra và trở nên hung hăng hơn cả Philippines hay không. Nếu vậy, Trung Quốc cần thay đổi chính sách đối với Việt Nam và dạy cho Hà Nội một bài học thích đáng".
Tờ báo tuyên bố việc khoan thăm dò sẽ không dừng lại vì nếu dừng lại, đây sẽ là "thất bại lớn trong chiến lược Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc".
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel sẽ dẫn đầu đoàn Mỹ tham gia đối thoại với Việt Nam
Dạy cho Việt Nam bài học
Cụm từ 'dạy cho Việt Nam bài học" lần đầu xuất hiện từ cuối những năm 1970, khi nhà cầm quyền Trung Quốc tỏ ra bất bình với chính sách đối ngoại của Hà Nội và khởi xướng cuộc chiến biên giới 1979.
Việt Nam chưa có phản hồi gì về bài xã luận trên Hoàn Cầu Thời báo.
Các kênh thông tin chính thức chỉ tường thuật về phản đối ngoại giao cũng như ý kiến chính thức của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), yêu cầu CNOOC rút giàn khoan khỏi vùng biển của Việt Nam.
Lô 143 tuy chưa thăm dò, khai thác, nhưng thuộc chủ quyền của Việt Nam, theo PVN.
Trong khi đó trên các trang mạng, một số nguồn tự nhận là có thông tin từ hải quân Việt Nam cho hay một số lớn tàu của cảnh sát biển đã được điều ra ngăn chặn giàn khoan Trung Quốc.
Các nguồn tin này nói hiện hai bên chưa nổ súng, mà chỉ đâm húc để cản đường nhau.
BBC không có điều kiện để kiểm chứng thông tin này.
Giới quan sát cho rằng Việt Nam đang ở trong tình thế khó xử vì không thể không phản ứng nhưng lại cũng không thể để xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc.
Thứ Tư 7/5 Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel sẽ tới Hà Nội trong chuyến thăm hai ngày.
Ông Russel sẽ có tiếp xúc với các quan chức cao cấp của Việt Nam và tham gia Đối thoại châu Á-Thái Bình Dương Mỹ-Việt.
Chủ đề căng thẳng Biển Đông được cho sẽ nằm trên nghị trình cuộc đối thoại.
======
Bản tin tiếng Trung trên .
Sửa bởi sowhat: 06/05/2014 - 17:01
Thanked by 4 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
22 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 22 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |