←  Linh Tinh

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

TIN VỈA HÈ

Locked

104 105 106 107 108 |»|

secretsoflife's Photo secretsoflife 09/08/2014

Tại sao Việt kiều dám nói thật?

GS Nguyễn Văn Tuấn

Ở nước ngoài, không có một Nhà nước nào dám nghĩ đến việc kiểm soát tư tưởng, theo dõi suy nghĩ của người dân. Nhưng Việt Nam có cả một bộ máy từ trung ương đến địa phương chuyên theo dõi tư tưởng và suy nghĩ của người dân. Bộ máy này thậm chí còn muốn có mặt trong đầu của dân để kiểm soát tư tưởng trước khi người dân phát biểu. Do đó, không ngạc nhiên khi người dân sống trong lo sợ.



Hôm qua đọc được bài phỏng vấn này (1) mà tôi nghĩ là hay, nên sáng nay có cảm hứng viết vài dòng bình luận. Ông Nguyễn Như Mai (người được phỏng vấn) tỏ ra là người am hiểu điều kiện làm việc ở nước ngoài, và cũng hiểu nguyện vọng của những du học sinh muốn ở lại nước ngoài. Hiếm thấy ai ở trong nước có cái nhìn công tâm như ông. Câu mà ông nói theo tôi là thành thật nhất và đúng nhất là câu này: “[…] chỉ những người đã học ở nước ngoài mới dám nói: Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.”

Tại sao người Việt ở nước ngoài dám nói điều mình nghĩ, còn đồng hương trong nước thì không dám? Tôi nghĩ đến sự khác biệt về những yếu tố liên quan đến tự do tư tưởng, tự do học thuật, sự tiếp cận thông tin, và thói quen đặt câu hỏi. Những yếu tố này, theo tôi, giải thích tại sao người Việt ở nước ngoài sống thật với mình hơn là người Việt ở trong nước. (Khi tôi nói “nước ngoài” tôi đề cập đến các nước như Tây Âu, Bắc Mĩ, Úc).

Thứ nhất là tự do tư tưởng được luật pháp bảo vệ. Ở nước ngoài, công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, và các quyền này được luật pháp bảo vệ. Luật pháp Úc viết rất rõ rằng công dân có quyền có ý kiến, cho dù ý kiến đó khác với ý kiến của đa số, mà không bị ai can thiệp và ngăn cấm. Ý kiến có thể là qua nói, viết sách và trên internet, hoạ, điêu khắc, v.v. Do đó, công dân có quyền phát biểu về bất cứ vấn đề gì mà họ quan tâm. Dĩ nhiên, tự do cũng có giới hạn, nhưng sự giới hạn đó được luật pháp minh định. Có những chuyện xảy ra làm tôi ngạc nhiên. Ví dụ như có lần một giáo sĩ Hồi giáo trong một bài giảng đạo ông một cách gián tiếp ủng hộ những người tham gia khủng bố ở Trung Đông [theo tôi hiểu]; ấy thế mà khi ra toà, ông được tuyên bố vô tội, vì toà phán ông có quyền bày tỏ quan điểm! Thật khó hiểu, nhưng sự việc rõ ràng thể hiện một sự tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Mỗi ngày, mở bất cứ tờ báo nào, bật tivi, mở radio, công chúng nghe những ý kiến phê bình Chính phủ, phê phán thủ tướng và bộ trưởng, thậm chí có người làm show hài đễ diễu cợt các chính khách. Đừng nghĩ các chính khách không theo dõi; họ cũng có xem và nghe, nhưng không làm gì được người dân vì họ có quyền phát biểu.

Còn ở Việt Nam tuy rằng hiến pháp có ghi tự do ngôn luận và vài thứ tự do khác, nhưng hình như chưa đề cập đến tự do tư tưởng. Hiến pháp ghi rằng “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.” Nhưng hài hước một điều là ngay sau câu đó thì cũng Hiến pháp thòng theo một câu “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Vả lại, quyền tự do chỉ có giá trị trên giấy, vì trong thực tế những gì xảy ra không đẹp như ghi trong Hiến pháp. Các cá nhân phê phán đường lối chính sách của Nhà nước đều bị xách nhiễu hay thậm chí nặng hơn là bị bỏ tù. Cán bộ công nhân viên phê bình Nhà nước thì bị trù dập hoặc kỉ luật. Hai chữ “phản động” được gán ghép một cách tuỳ tiện cho những ai có suy nghĩ khác với Nhà nước và đảng. Tôi không nghĩ ra được ở nơi nào trên thế giới mà bỏ tù người yêu nước chống quân xâm lăng, nhưng VN lại làm chuyện đó!

Thứ hai là tự do học thuật. Đối với sinh viên và nghiên cứu sinh hay những người làm việc trong môi trường đại học thì tự do học thuật (academic freedom) là một “ngôi đền” trang trọng. Theo lí tưởng của tự do học thuật, giảng viên và sinh viên trong đại học có quyền tự do nghiên cứu, tự do giảng dạy và tự do học hỏi và tìm hiểu mà không bị kiểm duyệt, đàn áp, hay chi phối bởi các thế lực chính trị và kinh tế. Nhưng ở VN, tự do học thuật là cái gì còn xa xỉ, nhất là trong khoa học xã hội và nhân văn. Nhiều giáo sư VN than phiền rằng khoa học xã hội ở VN chỉ có chức năng chính là minh hoạ cho đường lối của đảng và Nhà nước. Những nghiên cứu với kết quả không phù hợp với một chủ trương nào đó không được công bố. Có những chủ đề, ví dụ như H-C-M, được xem là cấm kị, nên chẳng ai nghiên cứu. Nhà văn Nhã Thuyên làm nghiên cứu về nhóm văn chương “Mở Miệng” là bị báo chí chỉ trích y như thời Nhân văn Giai phẩm, và bằng cao học của chị bị thu hồi. Đó là những minh hoạ sinh động về sự thiếu tự do học thuật ở VN.

Một môi trường thiếu tự do học thuật rất khó thu hút nghiên cứu sinh hay các giáo sư, và khoa học rất khó phát triển. Không ai muốn giam hãm mình trong môi trường bị ai đó kiểm soát, ngăn cản không cho nghiên cứu cái này, không được công bố cái kia. Nhà khoa học là người yêu tự do, họ không thích ai “xỏ mũi” họ, họ sẽ không bao giờ đi giảng dạy hay làm việc cho những đại học thiếu tự do học thuật. Thiếu tự do học thuật làm ảnh hưởng xấu đến khoa học nước nhà. Chúng ta thấy vấn đề tranh chấp Biển Đông, VN chẳng có bao nhiêu nghiên cứu, nhưng ở nước ngoài thì khá nhiều. Hoặc như đời tư và sự nghiệp của H-C-M, các nhà nghiên cứu nước ngoài có khi còn có nhiều thông tin hơn các đồng nghiệp trong nước vì họ có nhiều nghiên cứu hơn và chẳng ai ngăn cấm không cho họ công bố. Trên báo chí, VN kêu gọi các chuyên gia nước ngoài về làm việc ở VN, nhưng với những hạn chế về tự do học thuật (chưa nói đến kiểm soát tư tưởng) thì làm sao lời kêu gọi đó thành hiện thực được.

Thứ ba là người dân nước ngoài được tiếp xúc nhiều nguồn thông tin. Ở những nước phương Tây, người dân được tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin, nhất là qua phương tiện internet. Bất cứ một vấn đề nào cũng có nhiều cách nhìn, và qua đó, nó giúp cho người tiếp cận thông tin không cảm thấy mình bị nhồi sọ. Chẳng hạn như tai nạn máy bay MH17, người dân ở nước ngoài được tiếp cận thông tin từ các nước như Nga và khối Ả Rập, chứ không chỉ các nước phương Tây. Do đó, người dân có thể có cái nhìn toàn cảnh, và có thể phân tích ai đúng ai sai.

Ngay cả các vấn đề VN, nhiều khi ở ngoài này, Việt kiều có nhiều thông tin hơn và nhanh hơn đồng hương ở trong nước. Vụ bạo động ở Tây nguyên, Việt kiều có thông tin trước khi báo chí VN đưa tin 2 ngày! Đại đa số người dân trong nước không biết đến công hàm Phạm Văn Đồng, nhưng Việt kiều đã biết từ 30 năm qua, thậm chí còn biết một thứ trưởng VN là ông Ung Văn Khiêm (2) từng tuyên bố với Tàu cộng vào năm 1956 rằng “Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.” Có điều khá buồn cười là khi các quan chức cao cấp từ VN sang đây gặp bà con Việt kiều, trong các buổi tiếp kiến, họ đọc một tràng dài về những số liệu kinh tế (nhưng không bao giờ dám nói [hoặc từ chối nói] các vấn đề như biển đảo và quan hệ với Tàu), và lúc nào cũng kèm theo câu “bà con thiếu thông tin”!

Ở VN thì thông tin vẫn có nhưng là loại thông tin một chiều và hạn chế. Điều này dễ hiểu vì toàn bộ hệ thống truyền thông là của đảng và do đảng điều khiển. Nếu nhìn vào con số như VN có 838 tờ báo in, 95 báo điện tử, 67 đài phát thanh & truyền hình, v.v. có vẻ rất tốt, nhưng thật ra tất cả chỉ có 1 tổng biên tập! Phần lớn chỉ truyền đi một số thông tin giống nhau, và mang tính tuyên truyền. Thông tin bị kiểm duyệt nghiêm trọng. Cứ xem qua những bản tin liên quan đến tai nạn máy bay MH17 thì rõ VN chỉ cung cấp thông tin một chiều. Bật truyền hình, chúng ta sẽ thấy những bản tin về lãnh đạo đi thăm nơi này, tiếp chính khách kia, và những bản tin về kinh tế với những con số chính xác đến 0.01%. Tôi có cảm giác đó là những thông tin dành cho quan chức, chứ không phải dành cho người dân.

Người dân có điều kiện thì dùng truyền hình cáp để tiếp cận với thông tin từ các đài truyền hình nước ngoài. Nhưng ngay cả các đài truyền hình ở nước ngoài cũng bị kiểm duyệt khi truyền đi ở VN! Còn internet tuy có gần 1/3 dân số nối mạng, nhưng có rất nhiều trang web và blog bị chận. Đối với người nước ngoài quen với thông tin mở đến VN là chấp nhận mù thông tin.

Thứ tư là người nước ngoài có thói quen đặt câu hỏi và tìm vấn đề. Vì có tự do và thông tin, nên người học ở nước ngoài dám suy nghĩ khác người, suy nghĩ mà người phương Tây gọi là ngoài cái hộp (thinking outside the box). Thật ra, ngay từ lúc còn nhỏ ở bậc tiểu học, học trò đã khuyến khích tự mình tìm hiểu thế giới chung quanh, đặt câu hỏi, và tranh luận trước lớp học. Họ được khuyến khích đặt câu hỏi, phát hiện vấn đề. Do đó, khi lớn lên, họ nhìn đâu cũng thấy vấn đề và rất hăng hái giải quyết vấn đề.

Tôi kể một chuyện cá nhân nhưng có liên quan: có lần tôi chứng kiến cảnh tượng ở một khách sạn trên đường 3/2 (Sài Gòn), hôm đó mưa ngập đường xá, khách từ khách sạn muốn ra ngoài phải đi qua một cái cầu tạm bợ. Trong khi chờ xe, tôi thấy một anh khách người Mĩ độ 35 tuổi, đem máy quay phim và máy tính laptop xuống lobby. Anh ta với quần short và áo mưa, xông xuống đường, dầm mưa, quay phim, và khi vào lobby anh dùng đường truyền internet gửi phim về Mĩ. Qua Skype anh ta mô tả tình trạng ngập nước ở đây cho một người bạn, rồi bàn với người bên Mĩ về cách giải quyết vấn đề. Anh nói: “I want solve this problem for them” (t*o muốn giải quyết vấn đề này cho họ). Tôi mon men đến hỏi anh ta đến đây lâu chưa, anh nói mới 3 ngày thôi chưa đi du lịch đâu cả vì mưa quá, và anh ta là kĩ sự cầu đường. Tôi nghĩ anh này đúng là Mĩ. Họ được huấn luyện phát hiện vấn đề, và chinh phục vấn đề, dù vấn đề chẳng liên quan gì đến họ. Người Mĩ có cái nhìn toàn cầu, làm cái gì cũng nghĩ sản phẩm này có bán cho khắp thế giới, vấn đề này có thể giúp cho thế giới, v.v. Đó là suy nghĩ tích cực, chứ không phải yếm thế như ở VN.

Nhiều người ở VN ngạc nhiên không hiểu tại sao Việt kiều có quá nhiều ý kiến, nhận xét. Đụng đến cái gì ở VN họ đều chê, chỉ trích, và phê phán. Có những vấn đề mà người trong nước xem là bình thường, nhưng Việt kiều xem là bất bình thường. Trước thái độ đó, người Việt ở trong nước thường nghĩ rằng “bọn Việt kiều phách lối, nhiều chuyện”. Nhưng đó là hiểu lầm. Họ không biết rằng sống ở nước ngoài lâu năm hay được trưởng thành từ hệ thống giáo dục nước ngoài, Việt kiều quen với cách đặt vấn đề và phê phán (vì ở nước ngoài họ tiếp xúc hàng ngày như thế). Việt kiều khi về VN nhìn đâu cũng thấy vấn đề (vì quả thật VN có quá nhiều vấn đề) và có nhiều ý kiến là rất bình thường, và họ cũng chẳng có chống đối hay “phản động” gì, vì đó là một nét văn hoá của họ.

Nhưng ở VN, phương pháp giáo dục phổ thông đòi hỏi học sinh phải nhồi nhét một số kiến thức cơ bản, và giải quyết những vấn đề theo một công thức đã định sẵn, nhưng không khuyết khích cách đặt vấn đề, phát hiện vấn đề. Sự tôn ti trật tự trong học thuật đó đòi hỏi người học sinh và sinh viên phải biết mình đang ở vị trí không có quyền đặt vấn đề, không có quyền tranh luận. Hệ quả là chưa lên tiếng thì đã bị phê bình ngay “con nít mới học vài ba chữ biết gì mà nói”, hay “không biết thì dựa cột mà nghe”, hay thậm chí “hỗn với thầy cô”. Thái độ trù dập như thế làm thui chột khả năng phát hiện vấn đề và làm suy giảm sự tự tin của học sinh. Khi lớn lên trong một thể chế bán phong kiến bán Mao-Stalin cùng với bóp nghẹt thông tin làm cho người dân thiếu tự tin và không dám suy nghĩ đến những vấn đề “quốc gia đại sự” (vì đã có Nhà nước lo!).

Tất cả 4 yếu tố trên đều có chung một cái gốc: tự do. Người nước ngoài có quyền tự do ngôn luận và quyền đó được pháp luật bảo vệ, còn VN thì không. Đó chính là lí do tại sao “những người đã học ở nước ngoài […] sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng.” Đó là lí do tại sao người dân thích chọn tự do hơn là môi trường thiếu tự do.

Một khác biệt rất căn bản và rõ rệt giữa VN và các nước phương Tây (như Úc chẳng hạn) là mối liên hệ giữa công dân và Nhà nước. VN có điều luật 88 trong Bộ luật hình sự phạt những ai “tuyên truyền chống Nhà nước”. Nhưng ở Úc thì luật pháp cho phép người dân có quyền phê phán mang tính chống Nhà nước và chống các chính khách của Nhà nước. Phê phán có thể bằng tất cả các hình thức từ nói, viết đến hội hoạ (mà hiểu theo VN là “tuyên truyền”).

Ở nước ngoài, không có một Nhà nước nào dám nghĩ đến việc kiểm soát tư tưởng, theo dõi suy nghĩ của người dân. Nhưng Việt Nam có cả một bộ máy từ trung ương đến địa phương chuyên theo dõi tư tưởng và suy nghĩ của người dân. Bộ máy này đó thậm chí còn muốn có mặt trong đầu của dân để kiểm soát tư tưởng trước khi người dân phát biểu. Do đó, không ngạc nhiên khi người dân sống trong lo sợ. Họ không biết những gì mình phát biểu có sai hay không. Có người còn sợ đến nỗi không dám bấm nút “like” hay viết nhận xét trong các trang mạng xã hội! Một môi trường ngột ngạt như thế rất khác với môi trường tự do ở nước ngoài. Do đó, không khó giải thích tại sao phần lớn các em du học sinh thích ở lại nước ngoài chứ không muốn về Việt Nam.

Thật ra, cũng chẳng riêng gì các em du học sinh, đại đa số người dân VN đều trân quí tự do và đi tìm tự do ở phương Tây. Người có điều kiện thì qua du học hay qua các hình thức chính thức khác. Người không có điều kiện thì liều mình vượt biên (cho đến nay vẫn còn hàng ngàn người Việt liều mình trên biển để đi tìm tự do). Cũng chẳng có gì ngạc nhiên vì con người, như là một qui luật, thích chọn môi trường tự do để sinh sống.

——
(1)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


(2)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

meoemrongchoi's Photo meoemrongchoi 09/08/2014

Nhớ cụ Trạng Trình :

Nhân tình thế thái,

Thế gian biến cải vũng nên đồi ;
Mặn, nhạt, chua cay, lẫn ngọt bùi.
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử ;
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
Xưa nay đều trọng người chân-thực ;
Ai nấy nào ưa kẻ đãi-bôi.
Ở thế, mới hay người bạc ác :
Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.

P/s : thày Sowhat, em dùng công cụ Toggle editing chữ vẫn không xếp thẳng hàng nè.




Lượm trên Fb của đồng chí Kim Tiến Nguyễn Thị, chúc mừng sinh nhật lần thứ 55 của chị, và tuổi thực tế về hưu với cấp bộ trưởng là bao nhiêu vậy các thày ?

Tuyên bố của Tổ chức Y tế thế giới về tình trạng khẩn cấp đối với dịch bệnh do vi rút Ebola
Dịch bệnh do vi rút Ebola tại Tây Phi tiếp tục diễn biến bất thường, khó kiểm soát và trở thành nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng quốc tế; tại 4 quốc gia Tây Phi, tính đến ngày 4/8/2014 đã ghi nhận 1.711 trường hợp mắc, trong đó có 932 trường hợp tử vong

Nguy cơ dịch bệnh lây lan quốc tế là đặc biệt nghiêm trọng do độc lực cao của vi rút, Trước tình hình đó, ngày 6-7/8/2014 Tổ chức Y tế thế giới đã tổ chức cuộc họp với các quốc gia đang có dịch bệnh và Ủy ban về tình trạng khẩn cấp của WHO đã đưa ra tuyên bố về tình trạng khấn cấp. Sau đây là những nội dung chính trong bản tuyên bố:

1. Đối với các quốc gia đang có dịch bệnh:

- Người đứng đầu quốc gia cần tuyên bố tình trạng khẩn cấp, kích hoạt cơ chế quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp quốc gia. Không để người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đi ra nước ngoài, trừ những trường hợp cần sơ tán và rút công dân về nước.

- Thực hiện giám sát sàng lọc tất cả các hành khách tại các sân bay quốc tế, bến cảng và các cửa khẩu đường bộ chính để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ. Đối với các trường hợp đã xác định lây nhiễm vi rút Ebola cần được cách ly và điều trị kịp thời tại cơ sở y tế và không cho phép đi lại trong nước cũng như quốc tế đến khi xác định âm tính với vi rút Ebola sau 2 lần xét nghiệm.

- Đối với các trường hợp tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh cũng cần được giám sát hàng ngày và hạn chế đi lại trong nước và quốc tế trong vòng 21 ngày.

2. Đối với các quốc gia chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh:

- Không áp đặt việc cấm đi lại và giao thương quốc tế, tuy nhiên quốc gia cần đưa ra những khuyến cáo để người dân chủ động phòng chống lây nhiễm bệnh. Trước khi đi đến vùng có dịch, vùng có nguy cơ, người dân và du khách cần được cung cấp các thông tin liên quan tới dịch bệnh và các biện pháp phòng hộ nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm.

- Cần có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện và khả năng để phát hiện sớm, điều tra và quản lý những trường hợp nhiễm vi rút Ebola cũng như chuẩn bị các điều kiện để sơ tán và rút công dân đã bị phơi nhiễm với vi rút Ebola từ các quốc gia có dịch bệnh về nước.

Ngoài các khuyến cáo trên, Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo mạnh mẽ tất cả các quốc gia cần tăng cường vai trò của các cấp chính quyền, huy động tham gia của cộng đồng và phối hợp liên ngành trong việc phát hiện sớm những trường hợp nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, đồng thời tăng cường đầu tư về nguồn lực, đẩy mạnh truyền thông để phòng chống dịch bệnh.
Sửa bởi meoemrongchoi: 09/08/2014 - 18:57
Trích dẫn

secretsoflife's Photo secretsoflife 09/08/2014

Nhớ cụ Trạng Trình :

Nhân tình thế thái,

Thế gian biến cải vũng nên đồi ;
Mặn, nhạt, chua cay, lẫn ngọt bùi.
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử ;
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
Xưa nay đều trọng người chân-thực ;
Ai nấy nào ưa kẻ đãi-bôi.
Ở thế, mới hay người bạc ác :
Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.

=====

À, có thể là do "soft return" và "hard return".

====

Hahaha, wái, cũng không phải...
Sửa bởi sowhat: 09/08/2014 - 19:24
Trích dẫn

hiepkhach's Photo hiepkhach 09/08/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

meoemrongchoi, on 09/08/2014 - 12:30, said:

Đường kách mệnh từ khi tôi đã biết, bước chân vô là phải chịu rượu chè.
Vậy là em không theo được con đường này rồi => buồn 5 phút 3 2 1 B u ồ n q u á
Thực ra không giấu gì bác,trình độ văn hoá của em thấp lắm,vốn trong đầu em chỉ có một ít chữ thôi vì vậy em cứ phải chắt chiu từng chữ một kẻo sau này có muốn nói gì đó mà trong đầu rỗng không thì tội nghiệp em lắm,có gì không phải mong các bác bỏ quá cho em .Với ý của bác ở trên thì em có ý riêng của mình thế này
Đường kách mệnh từ khi tôi đã biết ,lớn lao chi bằng thay đổi chính mình
Dạ em xin hết
Trích dẫn

meoemrongchoi's Photo meoemrongchoi 09/08/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hiepkhach, on 09/08/2014 - 20:23, said:


Đường kách mệnh từ khi tôi đã biết ,lớn lao chi bằng thay đổi chính mình



thay đổi : đời thay đổi khi ta thôi đẩy.
Trích dẫn

vietnamconcrete's Photo vietnamconcrete 09/08/2014

WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về Ebola

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch bệnh do virus Ebola gây ra, yêu cầu cộng đồng quốc tế có phản ứng phối hợp để ngăn dịch bệnh này lan rộng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Margaret Chan (trái) và trợ lý về vấn đề an ninh sức khỏe Keijj Fukuda trả lời họp báo sau cuộc họp kín dài hai ngày. Ảnh: Reuters.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho rằng nếu dịch Ebola lan rộng ra thế giới thì hậu quả là "đặc biệt nghiêm trọng" do tính nguy hiểm của căn bệnh.
"Một phản ứng phối hợp từ quốc tế là cần thiết để ngăn chặn và đẩy lùi sự lây lan của virus Ebola", Reuters dẫn thông báo từ WHO sau phiên họp kín khẩn cấp dài hai ngày ở Geneva cho hay.
Keiji Fukuda, trợ lý Tổng giám đốc WHO, nhấn mạnh bằng những biện pháp đúng đắn và cách chữa trị phù hợp người nhiễm bệnh, sự lây lan của Ebola có thể được ngăn chặn.
AFP dẫn lời Tổng giám đốc WHO Margaret Chan cho biết dịch Ebola hiện tại là tồi tệ nhất trong suốt 4 thập kỷ qua. Bà Chan kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ các quốc gia Tây Phi đối phó với dịch bệnh chết người này.
Theo AP, đợt bùng phát Ebola hiện nay còn kéo dài nhất trong lịch sử. WHO từng ra quyết định tương tự đối với dịch cúm gia cầm vào năm 2009 và bệnh bại liệt hồi tháng 5. WHO cho biết kể từ tháng 3 đã có hơn 1.700 ca mắc Ebola và ít nhất 932 trường hợp tử vong ở các quốc gia Tây Phi như Sierra Leone, Guinea, Liberia và Nigeria.
Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh ở Mỹ (CDC) đã nâng mức phản ứng với dịch Ebola lên mức cao nhất và khuyến nghị không di chuyển tới các quốc gia Tây Phi. Giám đốc CDC Tom Frieden, trong phiên điều trần trước quốc hội Mỹ hôm qua cho biết dịch Ebola hiện tại có thể ảnh hưởng tới nhiều người hơn tất cả các đợt bùng phát trước đó gộp lại.
Trong tình hình dịch Ebola có nguy cơ lan rộng, Bộ Y tế Việt Nam cũng ban hành kế hoạch ứng phó với dịch bệnh do virus Ebola với ba kịch bản có thể xảy ra gồm khi chưa ghi nhận ca bệnh, khi xuất hiện ca bệnh xâm nhập và khi dịch lây lan trong cộng đồng. Bộ Y tế còn đề nghị các cửa khẩu giám sát chặt người nhập cảnh trước tình hình dịch Ebola diễn biến bất thường.
Được phát hiện lần đầu vào năm 1976 và đặt tên theo một con sông ở Cộng hòa Dân chủ Congo, virus Ebola đã cướp đi sinh mạng khoảng hai phần ba số người nhiễm bệnh, trong đó có hai đợt bùng phát với tỷ lệ tử vong lên đến 90%.
Người nhiễm virus Ebola có thời gian ủ bệnh từ hai đến 21 ngày, sau đó có các triệu chứng như sốt cao đột ngột, suy nhược, căng thẳng, đau cơ, nhức đầu, đau họng. Tiếp đó, người bệnh ói mửa, tiêu chảy, phát ban, suy giảm chức năng gan và thận, có thể gây xuất huyết nội và ngoại. Hiện chưa có vaccine hay phác đồ điều trị căn bệnh này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tình nguyện viên di chuyển thi thể bệnh nhân Ebola ở thị trấn Kailahun, Sierra Leone, hôm 18/7. Ảnh: Reuters.




Cơ chế gây tổn thương cho người của virus Ebola

Virus Ebola tấn công hầu hết các cơ quan và mô của cơ thể con người, gây suy giảm hệ thống miễn dịch, xuất huyết và dễ khiến người nhiễm bệnh tử vong.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mô phỏng tác động của virus Ebola đến cơ thể người. Ảnh: WHO
Dịch virus Ebola (EVD) hay sốt xuất huyết Ebola (EHF) là tên gọi của một loại bệnh trên người có tỷ lệ tử vong cao đến 90%. Virus được đặt theo con sông Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi dịch bệnh bùng phát lần đầu vào năm 1976. Virus gây bệnh này có hàng loạt biến thể.
Dịch Ebola thường xuất hiện từ những ngôi làng hẻo lánh ở Trung và Tây Phi, gần rừng mưa nhiệt đới. Virus lây truyền từ động vật hoang dã sang người sau đó lan ra trong cộng đồng theo hình thức từ người sang người. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết loài dơi quạ ăn trái (Pteropodidae) là vật chủ tự nhiên của Ebola. Ngoài ra khỉ đột, vượn, lợn... cũng có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh nếu chúng tiếp xúc với nước bọt hoặc phân dơi.
Virus ảnh hưởng đến cơ thể người như thế nào
Lây nhiễm virus Ebola có thể tác động đến toàn thân. Điều này có nghĩa rằng virus sẽ tấn công tất cả các cơ quan và mô của cơ thể con người, ngoại trừ xương và cơ xương. Sốt xuất huyết Ebola biểu hiện ở tình trạng đông tụ máu và xuất huyết. Các nhà khoa học hiện chưa tìm ra cơ chế chính xác khi virus tấn công tế bào, nhưng nó được mặc nhiên công nhận rằng một nhân tố cho phép virus thực hiện điều này đó là chúng giải phóng loại protein làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch.
Virus Ebola tấn công các mô liên kết có tốc độ sinh sôi nhanh chóng ở collagen. Collagen là một loại protein được tìm thấy trong các mô liên kết, có chức năng kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau và về cơ bản sẽ bị tác động dưới sự xâm nhập của virus.
Khi xâm nhập vào cơ thể người, virus Ebola sẽ tạo ra các cục máu đông nhỏ, hình thành trong dòng máu của bệnh nhân, khiến máu lưu thông chậm lại. Các cục máu đông đòng thời gây tắc mạch máu, tạo ra đốm nhỏ trên da và phát triển lớn dần theo tiến trình mắc bệnh. Bên cạnh đó, các cục máu đông sẽ ngăn cản quá trình cung cấp máu đến nhiều cơ quan như phổi, não, thận, ruột, mô...
Tình trạng xuất huyết tự phát sau đó xuất hiện từ các lỗ cơ thể và vết thương trên da (những nơi có vết tiêm hoặc tổn thương). Bệnh nhân có thể tử vong do mất máu quá nhiều hoặc do duy thận và sốc.
Một người bình thường có thể nhiễm Ebola nếu tiếp xúc qua đường máu hoặc chất dịch cơ thể với người hoặc động vật nhiễm virus này. Con người có nguy cơ mắc Ebola sau khi chăm sóc, chôn cất người từng mắc bệnh, hoặc tiếp xúc với virus nếu chạm vào kim kiêm hoặc các bề mặt.
Theo các chuyên gia, hiện chưa có vaccine hay phác đồ điều trị căn bệnh này.
Triệu chứng của người nhiễm virus Ebola
Người nhiễm virus Ebola có thời gian ủ bệnh từ hai đến 21 ngày. Các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt, suy nhược cơ thể, đau cơ, đau đầu, đau họng dễ bị nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường.
Tuy nhiên sau đó, người nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng xuất hiện biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy, phát ban và suy giảm chức năng gan thận. Các triệu chứng xuất huyết bao gồm xuất huyết nội và ngoại như nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu từ màng nhầy. Ebola là một trong ít nhất 30 loại virus gây ra các dạng triệu chứng này, hay còn được gọi là hội chứng bệnh sốt xuất huyết do virus.
Các bệnh có triệu chứng tương tự với Ebola là tiêu chảy, sốt rét, viêm gan, viêm màng não hay bệnh thương hàn. Kiểm tra máu và mô có thể giúp chẩn đoán chính xác người nhiễm Ebola.
Khả năng lan truyền dịch
Những ca mắc bệnh Ebola nguy hiểm nhất hiện mới được phát hiện ở châu Phi. Theo giới chuyên gia, dịch Ebola có thể truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác theo đường di chuyển của con người. Do đó, nó có thể dễ dàng lan truyền đến Mỹ nếu một ai đó nhiễm bệnh đến quốc gia này bằng máy bay.
Tuy nhiên, các biện pháp bảo đảm an toàn có thể ngăn chặn người mắc bệnh đến sân bay. Sau quá trình huấn luyện, tổ bay cũng có thể nhận biết triệu chứng nhiễm Ebola của hành khách và thông báo cách ly những người có thể bị nhiễm dịch.
Dịch Ebola xuất hiện trở lại ở Tây Phi hồi đầu năm và lan truyền khắp khu vực châu Phi. Nó đang vượt khỏi tầm kiểm soát khiến nhiều quốc gia và các tổ chức y tế hàng đầu báo động. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 31/7 cho biết kể từ tháng 3 đã có 1.323 ca mắc Ebola và 729 trường hợp tử vong tại ba quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone. Tỷ lệ tử vong khoảng 55%.
Tổ chức Bác sĩ Không biên giới (MSF) cho biết tình trạng hiện tại ở Guinea, Liberia và Sierra Leone chỉ diễn biến tồi tệ hơn và cảnh báo hiện không có chiến lược tổng thể nào để giải quyết sự bùng phát của dịch Ebola.


Thùy Linh

====================================
Dù sao mọi người cũng cứ yên tâm, chúng ta đã có những người tận tụy như chị Tiến rồi còn lo gì nữa - mọi người dục chị ấy nghỉ nhưng chị vẫn hăng say công việc. Thật đáng ngợi ca!


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Có thơ khen chị rằng:



Dân ta nhờ có chị Kim

Tiến (*) vào bệnh viện khỏi lo cuộc đời...


(*) một số nhà bình thơ cãi rằng để đầu câu phải là dấu huyền mới hợp vần bằng trắc...
Sửa bởi vietnamconcrete: 09/08/2014 - 23:41
Trích dẫn

KimCa's Photo KimCa 10/08/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ttL, on 09/08/2014 - 14:02, said:

Nước đổ đầu vịt lên những vấn nạn XH và thời đại,một trí thức trăn trở nhưng tự mình cũng đắm trong ma trận ,trách chi chú ma không có cảm giác.
hãy xem thầy Bốn Ma trong vân xoay XH và giấc mơ lèm thầy thông thầy Ký ở Sè Gòn thế kỷ 21 đang thành.
Sắp tới chính quyền sẽ giải quyêt các chính sách mới về lương,hưu, cho ng của chế độ,bác nào gia đình bị quên hãy biết cách lên tiếng..
Bốn ma nghĩa Bá môn(nhiều cửa,tạp môn) hay là 4Ma (for Ma),anh bói tên cho chú Ma nha.


Mana sinh ra trong gia đình nghèo ở vùng quê nghèo ở một tỉnh miền Bắc. Vào Sài gòn học tập, làm việc, giờ thì đang làm ở khu vực Trung tâm Sài gòn. Có những lúc khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, tiền thì không có...tự nghỉ sao mình không được sinh ra ở một gia đình khá giả hơn, hay sinh ra ở vùng đô thị như Sài gòn chẳng hạn...thì cuộc đời mình đâu có vất vả thế này. Đọc các bài, sách viết về nhiều tỷ phú trên thế giới, có người còn mô côi, sống trong trại trẻ em, có người đi đánh giày....họ cũng vất vả nhưng sau này họ giàu hơn bao ngươi khác được sinh ra trong nhà giàu...nghỉ thế nên cũng đỡ buồn và mình phải cố gắng hơn nhiều. VN đang trong quá trình phát triển, cứ nhìn lại những thành tựu mà Việt Nam làm được trong gần 30 năm, với đà phát triển như hiện nay thì 10 năm sau sẽ khác đi rất nhiều.

Cựu Thủ Tướng Phan Văn Khải từng nói trước khi từ nhiệm " "Điều tôi trăn trở là vì sao một số mặt yếu kém về kinh tế xã hội và bộ máy công quyền đã được nhận thức từ lâu, đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp khắc phục nhưng sự chuyển biến rất chậm, thậm chí có mặt còn diễn biến xấu hơn" . Dưới thời ông Phan Văn Khải VN tăng trưởng cao, liên tục trong giai đoạn 1997-2006. Ông ấy đã lãnh đạo đưa đất nước vượt nghèo như vậy mà nạn tham nhũng vẫn hoành hoành, rất nhiều người công nhận ông ấy là người có xu hướng dân chủ cởi mở, không phải thuộc phe bảo thủ.

Nhìn sang Thái Lan có thứ hạng Tham nhũng 102 so với Việt Nam là 116 trên bảng xếp hạng tham nhũng thế giới, ai cũng công nhân là Thái Lan là một đất nước dân chủ, thậm chí theo lời ông Lý Quang Diệu còn thuộc loại quá đà nên khủng hoảng chính trị dễ xảy ra. Nhưng vì sao tham nhũng ở thứ hạng cao như vậy, chả hơn VN bao nhiêu...mới đây cơ quan chống tham nhũng Thái Lan khởi tố 308 chính trị gia thuộc Đảng của bà cựu nữ thủ tướng. nói vậy để thấy điều gì...còn nước khác như Indonesia hạng 114, philippin hạng 94. Những nước này phát trình độ phát triển cũng cao hơn VN nhiều. Dân trí của Thái Lan cao hơn VN nhiều là cái chắc. Nói thì dễ lắm, chứ làm mới thấy khó.

Trước đây tôi cũng giống một số người ở topic này hay phê phán Đảng Cộng Sản rồi chế độ thế này, thế nọ cũng trích dẫn bài viết, nói về tiêu cực rất nhiều...những người ở đây hay đọc các bài viết dân chủ trên các web, blog tôi cũng đọc nhiều lắm, thậm chí còn hơn nữa kia. Có điều cái gì cũng phải nhìn nhận đánh giá thực tế, không thể lấy một nước dân trí cao, thu nhập đầu người cao nhất thế giới ở mấy nước Bắc Âu để so sánh với VN được. Có một ông là tổng giám đốc điều hành từng nói với tôi thế này " chú cứ thử làm lãnh đạo một công ty vừa mới thành lập chưa được bao lâu vượt qua những khó khăn trước mắt trong một vài năm để bước vào giai đoạn tăng trưởng chú sẽ thấy nó khó thế nào ". Công ty mới thành lập chưa được lâu thì còn ít cơ sở vật chất, không có đội ngũ nhân lực cao, chưa có nhiều vốn, văn hóa....suy rộng ra một đất nước nghèo cũng vậy thôi. Đem một nước nghèo ra để soi các vấn đề tiêu cực thì nhiều lắm, không kể hết được, chỉ là cố gắng giảm được bao nhiêu tốt bấy nhiêu thôi. Như việc ông Nguyễn Thanh Chấn bị án oan rồi đổ tội lên toàn ngành Công An, ngành CA lắm tiêu cực, CA đàn áp, tra tấn, CA chỉ biết dùng nhục hình...nếu muốn tôi có thể trích dẫn vài vụ về án oan ở châu Âu hay Mỹ bằng cả tiếng Anh, hay tiếng Việt...điều quan trọng là so sánh giữa tiêu cực và tích cực cái nào nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu.

Chúng ta không thể đòi hỏi các công ty tư nhân mới phát triển được cao nhất 20-30 năm ở VN thành các tập đoàn đa quốc gia được, giờ fpt mới có vụ thôn tính ở nước ngoài, trong nước các công ty tư nhân nội địa thành lập từ hồi mới mở cửa đang chiếm lĩnh thị trường nhiều ngành nghề. Như vinamik, REE...là của nhà nước trước đây, chỉ có mỗi Viettel được bộ quốc phòng hậu thuẫn nên nó mạnh. Cứ chờ 10 năm nữa xem các công ty lớn ở VN thế nào. Hàn Quốc trước đây may mắn không bị TQ cạnh tranh vì lúc đó TQ chưa có gì, lại được gần Nhật nên các nhà đầu tư chuyển máy móc công nghệ từ Nhật sang Hàn, rồi có Mỹ hậu thuẫn viện trở, xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ...vậy mới có thần kỳ Hàn Quốc được, dù HQ là nước có áp lực công việc thuộc loại cao nhất thế giới và tính kỷ luật cao...nhưng không có thiên thời, địa lợi cũng đâu thể thần kỳ được, nhìn sang Thái Lan, Malaysia còn chưa thoát được khỏi trần thủy tinh công nghệ thì còn lâu mới được như HQ chứ nói gì đến VN.
Sửa bởi Management: 10/08/2014 - 11:04
Trích dẫn

meoemrongchoi's Photo meoemrongchoi 10/08/2014

Cái máy này của ai zậy, sao bỏ đây, để đây đây ? * nhỡ quả bom thì sao ta*



_ Bác Dũng bác thật dũng cảm, cần gì cũng đừng làm hại ai nhé.
_ Chuyện nhỏ với người miền nam_thủ tướng.
Trích dẫn

TiKiTaKa's Photo TiKiTaKa 10/08/2014

Tôi rất khó chịu khi đọc những bài phản động nói xấu Đảng và Chính phủ.
Trích dẫn

meoemrongchoi's Photo meoemrongchoi 10/08/2014

Bác chuột Tít chạy qua đây tị nạn chính trị hả bác, nhớ bấm thanks trả thuế cư ngụ nhé. Tình hình kách mệnh bên đây quy tập rất nhiều đồng chí, em xin kể sơ qua cho bác hình dung :

_ Lực lượng phe áo đỏ thắng thế trước lực lượng phe đa sắc nhờ lực lượng đông đảo và bằng những vũ khí thô sơ như việt gian Mẽo, gián điệp Khựa, phản động,...

_ Lực lượng phe đa sắc có vẻ mâu thuẫn lủng củng tuy nhiên họ đã có những cú phản công ngoạn mục khi gọi phe áo đỏ là đầu tôm, não cừu, óc heo nhồi sọ, to mồm yêu nước nhưng lại trốn lệnh nhập ngũ.

_ Có thêm vài lực lượng tham gia trong trận đại phím chiến với vai trò uỷ ban tuyên huấn, đời ca sáo sậu, xì pam rong,....

Có vài lời giới thiệu về tình hình cách mạng như thế tới bác chuột Tít.
Sửa bởi meoemrongchoi: 10/08/2014 - 12:58
Trích dẫn

ttL's Photo ttL 10/08/2014

bác chuột Tít. không phải tỵ nan chính trị qua đây vì mới được bà chị PMK theo đuổi bên kia nên chạy trốn TY ,tikitika sẽ trốn khi PMK đi tìm,một lần yêu..trăm lần khổ đau.TY cút bắt trò chơi..
Trích dẫn

KimCa's Photo KimCa 10/08/2014

Bọn Cave mạng luôn dùng những tin vịt để lôi kéo dư luận, định hướng và nhất là các bạn " yêu dân chủ " hoạt động rất hăng hái. Tự do ngôn luận của bọn cave mạng vẫn chỉ là trò mua vui giống như Lệ Rơi



Sau khi đọc thông tin: Chủ nhân lò đốt rác phát điện "cầu viện" Tiến sỹ Việt, Tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải (hay còn gọi là ông già ozone) đã về ngay Thái Bình. Sau khi gặp "chủ nhân" tại nhà riêng xã Thái Giang, xem sơ đồ, nghe thuyết trình về cấu tạo, quy trình vận hành và xem những "nguyên liệu" xây dựng nên "lò đốt rác phát điện" được vứt bữa bãi ở sân, vườn nhà... Tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải đã trao đổi với tôi và nói "anh phải lên tiếng về những thông tin một số tờ báo nêu phản khoa học quá..". Vậy đâu là những thông tin thiếu trung thực, lừa dối dư luận.

1. Công suất buồng đốt 20-30tấn/ngày đêm. Buồng đốt "lò đốt rác phát điện" của ông Kiên có hình trụ tròn, đường kính khoảng 50cm, chiều dài khoảng 0,5m, bên trong lò được xây bằng gạch chịu lửa, bên ngoài bọc tôn, không có cách nhiệt, không có bản vẽ chi tiết.. theo ông Kiên có thể đốt được 20-30 tấn rác/ngày đêm. Đây là thông tin không trung thực, không có cơ sở khoa học, lừa dối dư luận.

Bởi, với đường kính 50cm, chiều dài 0,5m, thể tích buồng đốt tối đa khoảng 1m3(V = hxpi(rxr) và tối đa đốt được 300-350 kg rác/ giờ, vì rác sinh hoạt độ ẩm thường xuyên 40%, khi có thức ăn thừa độ ẩm lên tới 65-70%. Như vậy đốt liên tục 24 giờ tối đa cũng chỉ được 8,5tấn/ngày đêm.

Lò đốt rác SANKYO của Nhật Bản, nhập khẩu vào Việt Nam. Kích thước: dài: 2.56m, rộng: 1,45m, cao:2,0m, nặng 8,5 tấn, có 2 buồng đốt...công xuất đốt tối đa cũng chỉ đạt 450kg rác/giờ (( tương đương trên 10 tấn/24 giờ). Các lò đốt của Thái Lan cũng tường tự. Hiện các lò đốt rác này ở Việt Nam tỉnh nào cũng có, Vĩnh Phúc đã lắp đặt trên 40 lò cho các địa phương, Thái Bình cũng có vài lò đốt rác ở các địa phương.

2. Nhiệt độ lò đốt 1600-2000độ C, nhiên liệu cháy hết không còn cả tro than. Theo chúng tôi có lẽ vì "tin vịt" này mà "nhà doanh nghiệp Nhật Bản" vội tìm đến để mua bản quyền. Vì lò đốt rác SANKYO của Nhật, nặng 8,5 tấn, có 2 buồng đốt, và buồng đốt được xây bằng 2 lớp gạch chịu nhiệt, chịu lửa, bê tông chịu nhiệt, bê tông chịu lửa, sợi ceramic, vỏ kết cấu thép dày 6mm...nhiệt độ tối đa trong lò cũng chỉ đạt 800 - 1000độC. Các lò đốt rác của Thái Lan, Đức.....nhiệt độ tối đa trong lò cũng tương tự đạt 800 - 1000độC.

"Lò đốt rác phát điện" với kết cấu lò xây một lớp gạch chịu nhiệt, vỏ bọc bằng lớp tôn mỏng...nếu nhiệt độ lò 1500 - 2000 độC, sau vài tiếng lò đã nổ tung từ lâu rồi. Có lẽ người Nhật chán sống, muốn tìm bí quyết "nổ tung lò" nên đã tìm đến mua bản quyền. Theo tôi, không nên bán mà biếu không công nghệ và quy trình vận hành "lò đốt rác phát điện" để sau thời gian ngắn các nhà máy, công xưởng ở Mỹ, Nhật "nổ tung" hết, khi đó Việt Nam sẽ vươn lên thành cường quốc về công nghệ.

Còn về tin "không còn tro than sau khi đốt lò", xin thưa với "tác giả ": Với 2 quạt công suất lớn thổi không khí vào lò thì đá cũng phải bay lên mây chứ chưa nói gì đến tro, than. Tro than bay đi đâu thì tôi không biết, nhưng chỉ biết ngày 24/8/2011 tôi đến khảo sát "lò đốt rác phát điện" toàn bộ quần áo của tôi đã một màu của tro, bụi, tôi đã nói đùa với ông: "ông phải đền tôi 1 gói omo nhé".

3. 1 kg rác sẽ được 1,5 KW điện, 1kg gỗ sẽ đươc 4-5 KW điện. Với "tin vịt" như thế này, không riêng gì người Nhật, mà cả thế giới đều sửng sốt và đều muốn có 'bản quyền phát minh" trong tay. Đọc những thông tin này cho thấy đây chỉ là những "tin vịt", vì cả người nói và người viết đều không có chút kiến thức nào về nhiệt lượng, năng xuất tỏa nhiệt và công xuất tỏa nhiệt tương đương của nhiên liệu...

Theo từ điển bách khoa điện năng, năng suất tỏa nhiệt (là nhiệt lượng tỏa ra khi 01kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn) của một số nhiên liệu như sau: Củi khô: 10.106J/kg (Jun); than bùn: 14.106J/kg; than gỗ: 34.106J/kg; xăng: 46.106J/kg; than đá: 27.106J/kg.

Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra: Q = q x m (q: năng suất tỏa nhiệt; m: khối lượng của nhiên liệu bị dốt cháy hoàn toàn), đơn vị tính Kcal(kilocalo): 1kg củi khô cho nhiệt lượng: 2.100Kcal; 1kg củi trấu: 3.900kcal; 1kg củi rơm rạ: 3.900kcal....

Công suất phát nhiệt tương đương( (Kg/Kwh): 1kg trấu = 0,5Kw điện; 1,1 kg củi = 1Kw điện; 1kg rác = 0,45Kw điện...

Như vậy, thông tin đốt 1 kg rác sẽ được 1,5 KW điện, 1kg gỗ sẽ đươc 4-5 KW điện là hoàn toàn không có cơ sở khoa học, chỉ là "ý tưởng" của những người ngoài hành tinh mà thôi. Ông Kiên còn nói: "thậm chí cả đá đưa vào trong lò cũng trở thành tro bụi", thật hết nói.

4. "Lò đốt rác phát điện" cung cấp đủ điện cho 20 hộ gia đình." Những ngày đầu hè nắng nóng, mất điện, cả xã Thái Giang như hừng hực lên trong không khí oi bức của mùa hè, thì chỉ duy nhất có nhà anh Bùi Xuân Kiên sáng rực điện, quạt chạy như thường" (đây là một đoạn trong bài báo viết về "lò đốt rác phát điện"). Với những "tin vịt" kiểu này tại sao người Mỹ, người Nhật không cuống cả lên mới lạ.

Phải nói cho rõ, đây là "tin vịt". Cả 3 lần thử nghiệm, tôi chứng kiến, chỉ duy nhất một lần "nhấp nháy đỏ sợi tóc" của 5-10 bóng điện 100W. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Quang (Viện KH&CN Nhiệt lạnh - Đại học Bách khoa Hà Nội) khi trực tiếp khảo sát mô hình đã kết luận: "Về mặt tổng thể với mô hình hiện tại, việc phát điện chỉ mang tính trình diễn, với việc điện phát chỉ có thể làm sáng các bóng đèn sợi đốt. Chất lượng điện ra không đảm bảo về tần số để có thể sử dụng cho việc khác" thế là đã rõ.

Từ trước, thuở xã Thái Giang có điện đến nay, hàng tháng, gia đình ông Kiên và hàng xóm xung quanh vẫn phải sử dụng điện của EVN và đều đều trả tiền họ (hóa đơn tiền điện hàng tháng tại xã Thái Giang.). Một câu hỏi đặt ra, mô hình chưa thành công, nhà mình vẫn phải sử dụng điện của EVN, thì làm sao có điện cung cấp cho các hộ xung quanh; kiểu tung 'tin vịt" này nhằm mục đích gì?

5. Tôi đã chế tạo một số mô hình áp dụng cho doanh nghiệp trong tỉnh rất hiệu quả, tiết kiệm cho họ 7 triệu tiền củi một ngày, trong khi chi phí lắp đặt là 25 triệu. Cũng có khoảng 20 doanh nghiệp đến đặt hàng tôi, nhưng tôi chưa nhận lời ai..

Đây lại là "tin vịt" kiểu bán hàng " mua ngay kẻo hết" hay truyện Trạng Quỳnh cởi trần trên sông "Cấm ai nói với ai". Xin thưa với tác giả, tôi nguyên là Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tỉnh Thái Bình và hiện nay là Thành viên Ban cố vấn cho Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Bình, với trên 350.000 doanh nghiệp trong tỉnh, tôi chưa thấy bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng công nghệ "lò đốt rác phát điện" của tác giả Bùi Khắc Kiên vì như các nhà khoa học cả TW và địa phương đều khảng định: "mô hình chưa thành công".

6. Kết kuận. Trong thời đại công nghệ thông tin, mọi thông tin phải chuẩn xác, vì các thông tin đều được xã hội kiếm chứng. Mọi thông tin thiếu trung thực, kiểu 'tin vịt' sẽ dễ dàng bị lột tẩy bằng cơ sở khoa học.

Tôi dùng ý kiến của Ông Phan Vinh Quang, Phó Giám đốc Văn phòng Chứng nhận hoạt động Công nghệ cao - Bộ KH&CN tại buổi làm việc giữa các chuyên gia Bộ KH&CN, Đại học BKHN, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, lãnh đạo các sở ngành, địa phương tỉnh Thái Bình, ngày 26/7/2012 tại gia đình ông Bùi Khắc Kiên để thay lời kết của bài viết này...

- Đây là kết luận cuối cùng của Bộ KH&CN đối với trường hợp "lò đốt rác phát điện" của ông Kiên.

- Anh Kiên đừng nghĩ đến phát điện và không bao giờ nghĩ đến phát điện vì không đủ kiến thức, phương tiện. Làm ra gia đình còn chẳng dùng được... nên anh đừng có mơ tưởng phát điện nữa.

- Đừng m*y mò tự làm, không an toàn, gây tốn kém kinh tế cho gia đình..

- Nếu có làm thì làm lò đốt rác, đốt rơm rạ...

- Dây chuyền nên dỡ ra cho gọn, tận dụng bán phế liệu, để không an toàn

- Nếu anh muốn đốt phải xin phép sở KH&CN, Sở Công thương, Sở TN&MT... vì an toàn và môi trường. Người ta cấm là đúng vì an toàn và môi trường....
------
*TS. Ủy viên Hội đồng TW, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam

theo Tạp chí Tia Sáng

Sửa bởi Management: 10/08/2014 - 13:49
Trích dẫn

meoemrongchoi's Photo meoemrongchoi 10/08/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Management, on 10/08/2014 - 13:48, said:

Bọn Cave mạng luôn dùng những tin vịt để lôi kéo dư luận, định hướng và nhất là các bạn " yêu dân chủ " hoạt động rất hăng hái. Tự do ngôn luận của bọn cave mạng vẫn chỉ là trò mua vui giống như Lệ Rơi



Sau khi đọc thông tin: Chủ nhân lò đốt rác phát điện "cầu viện" Tiến sỹ Việt, Tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải (hay còn gọi là ông già ozone) đã về ngay Thái Bình. Sau khi gặp "chủ nhân" tại nhà riêng xã Thái Giang, xem sơ đồ, nghe thuyết trình về cấu tạo, quy trình vận hành và xem những "nguyên liệu" xây dựng nên "lò đốt rác phát điện" được vứt bữa bãi ở sân, vườn nhà... Tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải đã trao đổi với tôi và nói "anh phải lên tiếng về những thông tin một số tờ báo nêu phản khoa học quá..". Vậy đâu là những thông tin thiếu trung thực, lừa dối dư luận.

1. Công suất buồng đốt 20-30tấn/ngày đêm. Buồng đốt "lò đốt rác phát điện" của ông Kiên có hình trụ tròn, đường kính khoảng 50cm, chiều dài khoảng 0,5m, bên trong lò được xây bằng gạch chịu lửa, bên ngoài bọc tôn, không có cách nhiệt, không có bản vẽ chi tiết.. theo ông Kiên có thể đốt được 20-30 tấn rác/ngày đêm. Đây là thông tin không trung thực, không có cơ sở khoa học, lừa dối dư luận.

Bởi, với đường kính 50cm, chiều dài 0,5m, thể tích buồng đốt tối đa khoảng 1m3(V = hxpi(rxr) và tối đa đốt được 300-350 kg rác/ giờ, vì rác sinh hoạt độ ẩm thường xuyên 40%, khi có thức ăn thừa độ ẩm lên tới 65-70%. Như vậy đốt liên tục 24 giờ tối đa cũng chỉ được 8,5tấn/ngày đêm.

Lò đốt rác SANKYO của Nhật Bản, nhập khẩu vào Việt Nam. Kích thước: dài: 2.56m, rộng: 1,45m, cao:2,0m, nặng 8,5 tấn, có 2 buồng đốt...công xuất đốt tối đa cũng chỉ đạt 450kg rác/giờ (( tương đương trên 10 tấn/24 giờ). Các lò đốt của Thái Lan cũng tường tự. Hiện các lò đốt rác này ở Việt Nam tỉnh nào cũng có, Vĩnh Phúc đã lắp đặt trên 40 lò cho các địa phương, Thái Bình cũng có vài lò đốt rác ở các địa phương.

2. Nhiệt độ lò đốt 1600-2000độ C, nhiên liệu cháy hết không còn cả tro than. Theo chúng tôi có lẽ vì "tin vịt" này mà "nhà doanh nghiệp Nhật Bản" vội tìm đến để mua bản quyền. Vì lò đốt rác SANKYO của Nhật, nặng 8,5 tấn, có 2 buồng đốt, và buồng đốt được xây bằng 2 lớp gạch chịu nhiệt, chịu lửa, bê tông chịu nhiệt, bê tông chịu lửa, sợi ceramic, vỏ kết cấu thép dày 6mm...nhiệt độ tối đa trong lò cũng chỉ đạt 800 - 1000độC. Các lò đốt rác của Thái Lan, Đức.....nhiệt độ tối đa trong lò cũng tương tự đạt 800 - 1000độC.

"Lò đốt rác phát điện" với kết cấu lò xây một lớp gạch chịu nhiệt, vỏ bọc bằng lớp tôn mỏng...nếu nhiệt độ lò 1500 - 2000 độC, sau vài tiếng lò đã nổ tung từ lâu rồi. Có lẽ người Nhật chán sống, muốn tìm bí quyết "nổ tung lò" nên đã tìm đến mua bản quyền. Theo tôi, không nên bán mà biếu không công nghệ và quy trình vận hành "lò đốt rác phát điện" để sau thời gian ngắn các nhà máy, công xưởng ở Mỹ, Nhật "nổ tung" hết, khi đó Việt Nam sẽ vươn lên thành cường quốc về công nghệ.

Còn về tin "không còn tro than sau khi đốt lò", xin thưa với "tác giả ": Với 2 quạt công suất lớn thổi không khí vào lò thì đá cũng phải bay lên mây chứ chưa nói gì đến tro, than. Tro than bay đi đâu thì tôi không biết, nhưng chỉ biết ngày 24/8/2011 tôi đến khảo sát "lò đốt rác phát điện" toàn bộ quần áo của tôi đã một màu của tro, bụi, tôi đã nói đùa với ông: "ông phải đền tôi 1 gói omo nhé".

3. 1 kg rác sẽ được 1,5 KW điện, 1kg gỗ sẽ đươc 4-5 KW điện. Với "tin vịt" như thế này, không riêng gì người Nhật, mà cả thế giới đều sửng sốt và đều muốn có 'bản quyền phát minh" trong tay. Đọc những thông tin này cho thấy đây chỉ là những "tin vịt", vì cả người nói và người viết đều không có chút kiến thức nào về nhiệt lượng, năng xuất tỏa nhiệt và công xuất tỏa nhiệt tương đương của nhiên liệu...

Theo từ điển bách khoa điện năng, năng suất tỏa nhiệt (là nhiệt lượng tỏa ra khi 01kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn) của một số nhiên liệu như sau: Củi khô: 10.106J/kg (Jun); than bùn: 14.106J/kg; than gỗ: 34.106J/kg; xăng: 46.106J/kg; than đá: 27.106J/kg.

Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra: Q = q x m (q: năng suất tỏa nhiệt; m: khối lượng của nhiên liệu bị dốt cháy hoàn toàn), đơn vị tính Kcal(kilocalo): 1kg củi khô cho nhiệt lượng: 2.100Kcal; 1kg củi trấu: 3.900kcal; 1kg củi rơm rạ: 3.900kcal....

Công suất phát nhiệt tương đương( (Kg/Kwh): 1kg trấu = 0,5Kw điện; 1,1 kg củi = 1Kw điện; 1kg rác = 0,45Kw điện...

Như vậy, thông tin đốt 1 kg rác sẽ được 1,5 KW điện, 1kg gỗ sẽ đươc 4-5 KW điện là hoàn toàn không có cơ sở khoa học, chỉ là "ý tưởng" của những người ngoài hành tinh mà thôi. Ông Kiên còn nói: "thậm chí cả đá đưa vào trong lò cũng trở thành tro bụi", thật hết nói.

4. "Lò đốt rác phát điện" cung cấp đủ điện cho 20 hộ gia đình." Những ngày đầu hè nắng nóng, mất điện, cả xã Thái Giang như hừng hực lên trong không khí oi bức của mùa hè, thì chỉ duy nhất có nhà anh Bùi Xuân Kiên sáng rực điện, quạt chạy như thường" (đây là một đoạn trong bài báo viết về "lò đốt rác phát điện"). Với những "tin vịt" kiểu này tại sao người Mỹ, người Nhật không cuống cả lên mới lạ.

Phải nói cho rõ, đây là "tin vịt". Cả 3 lần thử nghiệm, tôi chứng kiến, chỉ duy nhất một lần "nhấp nháy đỏ sợi tóc" của 5-10 bóng điện 100W. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Quang (Viện KH&CN Nhiệt lạnh - Đại học Bách khoa Hà Nội) khi trực tiếp khảo sát mô hình đã kết luận: "Về mặt tổng thể với mô hình hiện tại, việc phát điện chỉ mang tính trình diễn, với việc điện phát chỉ có thể làm sáng các bóng đèn sợi đốt. Chất lượng điện ra không đảm bảo về tần số để có thể sử dụng cho việc khác" thế là đã rõ.

Từ trước, thuở xã Thái Giang có điện đến nay, hàng tháng, gia đình ông Kiên và hàng xóm xung quanh vẫn phải sử dụng điện của EVN và đều đều trả tiền họ (hóa đơn tiền điện hàng tháng tại xã Thái Giang.). Một câu hỏi đặt ra, mô hình chưa thành công, nhà mình vẫn phải sử dụng điện của EVN, thì làm sao có điện cung cấp cho các hộ xung quanh; kiểu tung 'tin vịt" này nhằm mục đích gì?

5. Tôi đã chế tạo một số mô hình áp dụng cho doanh nghiệp trong tỉnh rất hiệu quả, tiết kiệm cho họ 7 triệu tiền củi một ngày, trong khi chi phí lắp đặt là 25 triệu. Cũng có khoảng 20 doanh nghiệp đến đặt hàng tôi, nhưng tôi chưa nhận lời ai..

Đây lại là "tin vịt" kiểu bán hàng " mua ngay kẻo hết" hay truyện Trạng Quỳnh cởi trần trên sông "Cấm ai nói với ai". Xin thưa với tác giả, tôi nguyên là Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tỉnh Thái Bình và hiện nay là Thành viên Ban cố vấn cho Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Bình, với trên 350.000 doanh nghiệp trong tỉnh, tôi chưa thấy bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng công nghệ "lò đốt rác phát điện" của tác giả Bùi Khắc Kiên vì như các nhà khoa học cả TW và địa phương đều khảng định: "mô hình chưa thành công".

6. Kết kuận. Trong thời đại công nghệ thông tin, mọi thông tin phải chuẩn xác, vì các thông tin đều được xã hội kiếm chứng. Mọi thông tin thiếu trung thực, kiểu 'tin vịt' sẽ dễ dàng bị lột tẩy bằng cơ sở khoa học.

Tôi dùng ý kiến của Ông Phan Vinh Quang, Phó Giám đốc Văn phòng Chứng nhận hoạt động Công nghệ cao - Bộ KH&CN tại buổi làm việc giữa các chuyên gia Bộ KH&CN, Đại học BKHN, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, lãnh đạo các sở ngành, địa phương tỉnh Thái Bình, ngày 26/7/2012 tại gia đình ông Bùi Khắc Kiên để thay lời kết của bài viết này...

- Đây là kết luận cuối cùng của Bộ KH&CN đối với trường hợp "lò đốt rác phát điện" của ông Kiên.

- Anh Kiên đừng nghĩ đến phát điện và không bao giờ nghĩ đến phát điện vì không đủ kiến thức, phương tiện. Làm ra gia đình còn chẳng dùng được... nên anh đừng có mơ tưởng phát điện nữa.

- Đừng m*y mò tự làm, không an toàn, gây tốn kém kinh tế cho gia đình..

- Nếu có làm thì làm lò đốt rác, đốt rơm rạ...

- Dây chuyền nên dỡ ra cho gọn, tận dụng bán phế liệu, để không an toàn

- Nếu anh muốn đốt phải xin phép sở KH&CN, Sở Công thương, Sở TN&MT... vì an toàn và môi trường. Người ta cấm là đúng vì an toàn và môi trường....
------
*TS. Ủy viên Hội đồng TW, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam

theo Tạp chí Tia Sáng


Thày Ma đá em đấy ạ. Sao em không thấy nhục nhỉ, hay đạo mạng của em đã tu thành chánh quả rồi chăng.
Trích dẫn

stevn's Photo stevn 10/08/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

meoemrongchoi, on 10/08/2014 - 12:51, said:

Bác chuột Tít chạy qua đây tị nạn chính trị hả bác, nhớ bấm thanks trả thuế cư ngụ nhé. Tình hình kách mệnh bên đây quy tập rất nhiều đồng chí, em xin kể sơ qua cho bác hình dung :

_ Lực lượng phe áo đỏ thắng thế trước lực lượng phe đa sắc nhờ lực lượng đông đảo và bằng những vũ khí thô sơ như việt gian, phản động,...

_ Lực lượng phe đa sắc có vẻ mâu thuẫn lủng củng tuy nhiên họ đã có những cú phản công ngoạn mục khi gọi phe áo đỏ là đầu tôm, não cừu, óc heo nhồi sọ, to mồm yêu nước nhưng lại trốn lệnh nhập ngũ.

_ Có thêm vài lực lượng tham gia trong trận đại phím chiến với vai trò uỷ ban tuyên huấn, đời ca sáo sậu, xì pam rong,....

Có vài lời giới thiệu về tình hình cách mạng như thế tới bác chuột Tít.

Để đáp ứng tình hình phát triển lực lượng cách mạng trên thớt này, uỷ ban trung ương cách mạng đã họp và nhận định như sau:
- Hiện nay các đồng chí như BB, ttd, pth, meoem...và một số đồng chí tuy không phát biểu nhưng luôn tàng hình ấn thanks đã có tinh thần giác ngộ cách mạng rất cao, bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm lý không còn bị dao động trước các âm mưu thủ đoạn của kẻ thù và luôn mưu trí đáp trả. Đây là lực lượng chính của cách mạng cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển lực lượng cách mạng. Sẽ là nhưng cán bộ cốt cán trong việc vận hành và phát triển đất nước một khi cách mạng thành công.
- Các đồng chí điển hình như VN, sowhat... đã nhận thức được vấn đề và tình hình thực tiễn nhưng vẫn còn tâm lý trùm chăn. Với những đồng chí này các đồng chí cách mạng cần phải tích cực vận động, tuyên truyền, thậm chí phải mua chuộc bằng lợi ích, lôi kéo họ về phía cách mạng hoặc ít nhất cũng để họ không cản trở cách mạng.
-Trong xã hội hiện nay còn một bộ phận không nhỏ có cảm tình với chế độ như Hz, pmk, tth, 4m, tktk...Nhận định rằng đây có thể là thành phần có lợi ích, đặc quyền đặc lợi nhỏ trong xã hội hiện nay, hoặc là do hậu quả bị nhồi sọ lâu dài của chế độ mà bài học yêu bác đảng đã trở nên thâm căn cố đế nên không dễ dàng nhận thức được lý tưởng cách mạng. Cũng có thể do họ sợ biến động trong xã hội do cách mạng mà không có cảm tình với cách mạng, cũng có thể chỉ là họ có người thân dính dáng tới chế độ như ông bà được tặng huân chương, bố mẹ được bằng khen, anh chị em họ hay bạn bè làm việc cho chế độ...Với những đối tượng này nhiệm vụ của các đồng chí cách mạng phải đi sâu đi sát tìm hiểu, ăn cùng ở cùng thậm chí khi cần thiết phải ngủ cùng để nhằm làm cho họ gần gũi với cách mạng, giúp họ hiểu được con người cách mạng, lý tưởng cách mạng rồi tiến tới giúp họ giác ngộ cách mạng. Khi thời cơ cách mạng chín muồi nếu những đối tượng này vẫn chưa kịp giác ngộ thì phải xếp họ vào mục tiêu cách mạng cần đánh đổ và tiêu diệt.
- Một thành phần đặc biệt nguy hiểm, là thành phần mà cách mạng cần đánh đổ, cần tiêu diệt điển hình là Mana. Đây là thành phần hiện có những đặc quyền đặc lợi lớn trong xã hội, và họ sẵn sàng sống chết bảo vệ bát cơm của mình. Đây là những đối tượng đã được đào tạo bài bản, có khả năng nguỵ biện, thực hiện tâm lý chiến, lèo lái dư luận, nhằm du ngủ người đọc, lừa mịn những người cảm tính. Đây là lực lượng chính gây cản trở cho cách mạng, với những đối tượng này những người làm cách mạng không được khoan nhượng, luôn phải tỉnh táo, mưu trí, dũng cảm để tìm cách tiêu diệt. Sau khi cách mạng thành công những đối tượng này phải tiếp tục được đặt trong sự quan tâm đặc biêt, phải có biện pháp uốn nắn thích hợp bằng cách cho đi học tập lâu dài với thới gian từ 10-15 năm hoặc không thời hạn tuỳ vào mức độ giác ngộ. Chúng ta cần khiến cho họ hiểu những gì họ đã có được là do phạm tội của nhân dân mà có, những gì đã làm là có tội với nhân dân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thân ái
Trích dẫn

KimCa's Photo KimCa 10/08/2014

bọn cave dựa vào những tin vớ vẫn trên mạng nhất là facebook để lôi kéo rất nhiều người vào chửi Sở KHCN, chửi toàn bộ GS, TS Việt Nam...xa hơn nữa là chửi chế độ, chửi Đảng CS

Sự thật về công nghệ và quy trình vận hành "lò đốt rác phát điện" ở Thái Bình


1. Về Ý tưởng. Ý tưởng "lò đốt rác phát điện" của ông Kiên không mới. Có mới chăng chỉ đối với người ngoại đạo, không có thông tin về khoa học và công nghệ mà thôi.Vừa qua, một số tờ báo đưa tin: "nông dân Thái Bình làm "nhà máy điện" cạnh tranh với EVN, mô hình đủ sức đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của 20 hộ dân với giá bằng 1/5 giá ngành điện đang bán; các doanh nghiệp, thậm chí có doanh nghiệp Nhật Bản cũng tới tham quan mô hình và muốn mua công nghệ... gây nên cơn sốt trong dư luận và sự hiểu nhầm không đúng về mô hình này. Là người trực tiếp tiếp cận mô hình "lò đốt rác phát điện" và làm việc với tác giả Bùi Khắc Kiên ngay từ ngày đầu, tôi xin nêu sự thật về công nghệ, quy trình "lò đốt rác phát điện" của tác giả Bùi Khắc Kiên tại Thái Bình để bạn đọc cùng tìm hiểu.



Việc sử dụng rác thải sinh hoạt phục vụ cho đun nấu, cấp nước nóng và điện thắp sáng đã có từ rất lâu trên thế giới và ở Việt Nam. Xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu có 3 phương thức: Chôn lấp, ủ sản xuất phân vi sinh và đốt phát điện. So sánh ba phương thức, đốt phát điện chiếm ưu thế nổi bật. Tại Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc rác thải sinh hoạt đô thị cơ bản được xử lý bằng phương thức đốt phát điện. Từ năm 1987, Trung Quốc đã có nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên, đến cuối năm 2012, Trung Quốc đã có 142 nhà máy đốt rác thải sinh hoạt phát điện với tổng quy mô xử lý là 124 nghìn tấn rác, tổng công suất lắp đặt khoảng 2.600 MW...

Ở Việt Nam, từ năm 1996, Viện Cơ điện Nông nghiệp (chủ trì dự án là GS. Phạm Văn Lang) thực hiện dự án xây dựng dây chuyền công nghệ phát điện sử dụng nhiên liệu từ trấu, với công suất 50kw phục vụ cho sấy sản phẩm nông, lâm nghiệp. Đến nay, đã có trên 70 hệ thống lò hơi đốt đa nhiên liệu kiểu tầng sôi được bán cho các doanh nghiệp. Có 20 hệ thống được bán trọn gói và chuyển giao cho doanh nghiệp vận hành. 50 hệ thống khác được lắp đặt tại doanh nghiệp và bán hơi cho doanh nghiệp sử dụng.. Từ thành công này, Dự án Nhà máy nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu đầu tiên ở Việt Nam được khởi công vào cuối tháng 12/2013, trên diện tích 9 ha tại thị trấn Long Mỹ, Hậu Giang với tổng vốn đầu tư khoảng 31 triệu USD, do Ngân hàng EximBank Malaysia và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hỗ trợ. Đây là nhà máy đầu tiên trong dự án xây dựng 20 nhà máy nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu tại Việt Nam. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng tại 5 tỉnh gồm: An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ với tổng công suất 200MW.

Hiện nay ở Thái Bình cũng như các địa phương khác trong toàn quốc, lò đốt rác theo công nghệ Nhật Bản (lò NFI- 05) đã được nhiều địa phương lắp đặt; Thiết kế lò gọn(dài: 2,56m; rộng: 1,405m, cao: 2,0m, nặng: 8,5 tấn), đốt 450kg rác/giờ. Lò đốt không cần điện, dầu, hoàn toàn bằng khí tự nhiên; không gây ô nhiễm môi trường.. để xử lý rác thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn và thị trấn đông người mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao, được xã hội chấp nhận.

2. Về thiết kế. " Lò đốt rác phát điện" của ông Kiên hoàn toàn không có thiết kế chi tiết, chỉ có một bản vẽ tay trên 1 trang giấy, không có chú thích...(ảnh), nên rất khó góp ý vì không có cơ sở khoa học.

3. Về lò đốt. Thực chất là từ "lò rèn" cải tiến mà thành, giống như bao "lò rèn" khác. Có khác chăng "lò rèn " này được làm lớn hơn, với kích thước đường kính khoảng 50cm, bên trong được xây bằng gạch chịu lửa, bên ngoài được bọc bằng vỏ thùng phi. Phía ngoài cùng, miệng lò được tách thành 2 cửa(đều có thể đưa rác vào), riêng cửa dưới có thêm hệ thống thanh ghi để tro than ra phía dưới cùng. Muốn đốt lò và trong quá trình đốt thường xuyên phải có 2 quạt điện công xuất lớn quạt liên tục thổi không khí vào lò...nhưng lửa vẫn "phì "ra ngoài miệng lò. Thực chất đây là kiểu đốt 'cưỡng bức liên tục', trong quá trình đốt, nếu không quạt liên tục lò sẽ tắt. Do dùng quạt công suất lớn, liên tục, nên trong quá trình đốt, khói, bụi, than, khí độc hại....bay mù mịt xung quanh...

4. Về nồi hơi. Với phương châm nghĩ đến đâu, làm đến đấy, Nên ban đầu tại chợ Thái Giang, nồi hơi là "một thùng phi" được hàn kín và bọc kín xung quang bằng bao tải, rẻ, quần áo rách...Sau khi kiểm tra, thấy không an toàn, chúng tôi đã yêu cầu ông Kiên không được thử nghiệm mô hình ở chợ vì dễ gây nguy hiểm cho nhiều người.

Sau đó ông Kiên chuyển mô hình về nhà và có mua nồi hơi của Công ty CP nồi hơi và thiết bị áp lực Đông Anh, mã hiệu LHT D0,05/15, công xuất sản xuất hơi 50kg/giờ, áp suất định mức 15bar hơi bão hòa.


5. Về tua bin phát điện. Là một tầng cánh quạt được hàn thủ công và được bọc kín nên không thể xem được bên trong. Khi ông Kiên tháo dỡ ra chúng tôi mới thấy cụ thể. Tua bin là một tầng cánh quay theo kiểu guồng nước bọc trong thùng tôn hàn kín, không có điều chỉnh tốc độ. Tua bin được nối với máy phát 3kw của Trung Quốc thông qua bộ đai truyền. Điện sinh ra từ máy phát được đưa tới một số bóng điện 100W làm mẫu.


6. Về phát điện. Cả 3 lần ông Kiên vận hành "lò đốt rác phát điện" thì chỉ có 01 lần thành công, thắp sáng "nhấp nháy" 7-10 bóng điện 100W trong khoảng thời gian 2-3 phút. Như vậy, không có việc "lò đốt rác" đã phát điện đủ để cho gia đình ông Kiên và 20 hộ dân xung quanh sử dụng; Thực chất lượng điện được sản xuất từ "lò đốt rác phát điện" chỉ "nhấp nháy" vài bóng điện mà thôi. Lượng điện để làm quay 2 quạt công xuất lớn đang thổi gió vào lò mỗi khi đốt là đang lấy từ EVN..

Ngày 26/7/2012, đoàn chuyên gia của Bộ KH&CN, Đại học Bách khoa HN, Cục An toàn (Bộ LĐ&TBXH), Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Khu vực I - Bộ KH&CN) cùng các chuyên gia ở Thái Bình đã không dám cho ông Kiên phát điện thử vì sợ không an toàn cho nhiều người..

7. Hiệu quả kinh tế. Không có việc "lò đốt rác phát điện" đã phát được điện để gia đình ông Kiên và 20 hộ dân xung quanh sử dụng và cũng không thể nói giá thành điện chỉ bằng 1/5 so với EVN. Hàng tháng gia đình ông Kiên và 20 hộ xung quanh vẫn trả tiền sử dụng điện cho EVN tại xã, vì "lò đốt rác phát điện" khi hoạt động mới chỉ "nhấp nháy" được vài bóng điện mà thôi.

8. Hiệu quả môi trường. Do không có quy trình thu hồi và xử lý khói bụi...nên mỗi khi " lò đốt rác phát điện" đốt thử nghiệm, toàn bộ môi trường xung quanh bị khói bụi mù mịt bao phủ. Trong khói bụi mù mịt đó có cả khói bụi của vỏ bao thuốc trừ sâu nhựa vô cơ, hợp chất benzen...cháy thải vào không khí... gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh.


9. An toàn cháy nổ. Do tự thiết kế, tự thi công bằng nguyên liệu ' nhặt nhạnh" quanh nhà và cùng với thiếu hiểu biết về kỹ thuật nồi hơi, kỹ thuật phát điện...nên an toàn cháy nổ có thể sảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngày 26/7/2012, đoàn chuyên gia của Bộ KH&CN, Đại học Bách khoa HN, Cục An toàn (Bộ LĐ&TBXH), Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Khu vực I - Bộ KH&CN) cùng các chuyên gia ở Thái Bình đã không dám cho ông Kiên phát diện thử vì sợ không an toàn cho nhiều người..

10. Chất lượng thông tin. Do 'ý tưởng" và "ước mơ" nên tác giả đã đưa ra những thông tin không chuẩn xác( chưa nói là thiếu hiểu biết) gây hiểu lầm trong dư luận:

- Nhiệt độ lò từ 1600-2000độC. Thực tế Sở KH&CN Thái Bình đo ở 5 điểm trong mấy tiếng tại buổi thực nghiệm (tháng 8/2012) cho kết quả: Nhiệt độ cửa nhập nguyên liệu trung bình 631,85độC, nhiệt độ thân lò 30cm trung bình 902độC. Các lò đốt rác của Nhật, Thái Lan...hiện đang sử dụng ở Việt Nam, nhiệt độ cháy tối đa khoảng 850-1000độC (nếu lò đốt rác của ông Kiên nhiệt độ tới 2000độC thì phải trao giải Nobel... Chắc vì thông tin này nên người Nhật vội đến để mua bản quyền???).

- Đưa áp suất nồi hơi lên 75bar... Trong khí thiết kế nồi hơi tối đa cho phép 15bar.

- " Lò đốt rác phát điện " có thể cung cấp điện cho 20 hộ gia đình? Từ khi mô hình "lò đốt rác phát điện" vận hành, gia đình ông Kiên và 20 hộ dân xung quanh vẫn trả tiền điện tiêu thụ như bao hộ dân khác ở Thái Bình. Vậy điện ông Kiên sản xuất cung cấp đi đâu?? (hóa đơn tiền điện hàng tháng tại xã Thái Giang cho thấy rõ điều này).

Tất cả các thông tin trên chỉ từ "trí tưởng tượng" mà ra. Từ những thông tin tưởng tượng đã tạo ra cơn sóng dư luận hiểu lầm không cần thiết, tốn thời gian..

11. Kết luận. Có thể khẳng định: Mô hình " lò đốt rác phát điện" của ông Kiên không mới, không thành công; Mới thành công ở mức "ý tưởng". Từ ý tưởng đến thực tiễn là cả một chặng đường dài, gian khó, bởi ý tưởng không phải phép màu.

---

* Tiến sỹ. Ủy viên HĐTW Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam

Sửa bởi Management: 10/08/2014 - 14:00
Trích dẫn
Locked

104 105 106 107 108 |»|