Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Phuongkongfa, on 29/03/2014 - 07:19, said:
1) Hoàng đạo vận chuyển qua 12 cung tinh thứ.
2) Tịch quái.
QNB đang bình chú cuốn Tuyển Tập Ca Phú TV chợt nghĩ ra cái này, ghi chép lại để đỡ quên, lúc rảnh rang sẽ nghĩ tiếp.
12 quái x 6 hào/quái = 72 hào.
12 Tịch quái đại diện được cho 24 Tiết Khí trong 1 năm, mỗi quái có thể đại diện được cho 1 Tiết và 1 Khí.
Ở bên topic Hành Lang Thảo Luận về Tân diễn dịch lại lời 64 quẻ Chu Dịch (forum Bát Tự Hà Lạc) khi anh nói là chỉ cần 72 hào cũng biểu diễn được 1 năm. QNB hình dung ra "năm" ở đây chính là năm thời tiết, năm hồi quy, có sử dụng Thái Dương lịch.
Nguyên nhân người ta nghĩ ra 12 Tịch Quái không chỉ đơn thuần là dựa vào lý tiêu trưởng của Âm Dương trong 12 quái đó. Vì chỉ đơn thuần lý âm dương tiêu trưởng thì chỉ có thể biểu diễn cho 12 giờ trong ngày.
Còn 12 Tịch Quái có ý nghĩa lớn hơn khi sử dụng với 12 tháng trong năm, chính là ở chỗ hàm chứa ý nghĩa của môn Ngũ Tinh (Thất Chính Tứ Dư) này.
Chính là lấy để mô tả các hành tinh Thổ, Mộc, Hỏa, Kim, Thủy ở các cung thứ 72 ngày. Cho nên tổng số thời gian của 5 hành tinh này là 5 x 72 ngày = 360 ngày, tương đương với 1 năm thời tiết, chính là bằng 15 ngày/Tiết Khí x 24 Tiết Khí = 360 ngày.
Thứ tự thực tế của 5 hành tinh đó trên Hệ mặt trời:
Sao Thổ.....Sao Mộc.....Sao Hỏa.......(Trái Đất - địa bàn quan sát)......
Sao Kim......Sao Thủy
cho nên:
3 sao bên ngoài (Thổ, Mộc, Hỏa) x 72 = 216 .
2 sao bên trong (Kim, Thủy) x 72 = 144
đây chẳng phải chính là Số Sách của các quái Càn Khôn hay sao
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Thành ra, giảng về Dịch như Willhelm và Legge: 216 + 144 = 360, là số ngày của 1 năm.
Chính Legge còn đặt ra nghi vấn
"điều này bắt nguồn từ sự quan sát hay những tính toán khác, chứ không bắt nguồn từ Dịch".
Mấy ông Tây thế mà lại hay ghê gớm. Chứ cứ giảng như Cao Hanh cho là các số ấy là việc tách cọng Cỏ Thi thì có mà đến mùa quýt hậu nhân mới sáng tỏ được cái bí ẩn bên trong.
Trong Tử Vi thì Thái Vi Phú nói:
Tinh canh triền độ, Số phân định Cục.
và
Kỳ tinh phân bố nhất thập nhị viên, Số định hồ tam thập lục vị.
Cái 12 cung viên này là ứng với 12 tuần trăng (theo Âm lịch), còn 36 vị kia là giản ước của 72 ngày của Ngũ Tinh (theo Dương Lịch).
Từ cái thứ tự Ngũ Tinh ở trên (Thổ - Mộc - Hỏa - Kim - Thủy) cũng có thể dễ dàng tính ra được số Cục mà không cần thông qua phép tính Nạp Âm xưa nay thường dùng.
Đến đây thì QNB đã hiểu cái ẩn ý của Cung chủ Ma Y Cung từng nói
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
INDOCHINE, on 01/03/2013 - 01:20, said:
Nói về Hành thì khi thế giới biến tướng, Hành cũng theo đó mà,,tuỳ biến ,trước kia chỉ có 5 , nay thì có nhiều thể loại Hành mới đa tạp lắm, thế giới cũ của chúng ta chỉ có Ngũ vị hương , 5 loại , nay thì có nhiều loại hương liệu lạ khác ,nếu nói nay có đến 50 loại gia vị thì cũng chưa đủ số. Về Hành mới ( thiệt ra cũng không mới gì nhưng vì không được lên list nên gọi là mới) có 2 loại làm tui ,,hơi mệt tim với tụi nó là Tình và Tiền , có lẽ Mệnh cục của tui ( tui Mệnh Thuỷ MERCURY DEUX PAS / Ai biết Cục số là gì thì hiểu Mer. deux pas là gì ,)
bị chúng khắc chăng ? , heh heh, có bạn nào giải thích giùm ?
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
INDOCHINE, on 27/10/2011 - 15:57, said:
Thật ra cái gọi là Khởi Cục hay Cục số gì đó chẳng có liên quan gì đến Dịch hay Âm / Dương gì cả , đây là 1 phạm trù riêng biệt của Tử vi , các vị sáng lập ra khoa Tử vi đầu tiên là những nhà Chiêm tinh làm việc trong Cung đình , họ đã theo dõi sự vận hành ( Movements ) của Ngũ Tinh ( Kim Mộc thủy Hỏa Thổ ) trên 1 trục Thời - Không để định ra Cục , thật sự kô dựa trên lý thuyết nào của Dịch , nhưng vì có nhiều Cao nhân cứ dựa vào Dịch mà dạy bảo và giải thích , cho nên ,,,ta cứ thuận lý thành chương mà đi
theo thôi , hay nhất là đừng làm đám đông nổi nóng , kẻ ngu phu thường được sống dai , He he ,,,
Thêm 1 bằng chứng nữa trong Ca Phú của Tử Vi để chứng minh môn Tử Vi ra đời sau môn Ngũ Tinh (Thất Chính Tứ Dư):
Bài
Đẩu Số Tổng Quyết:
Hi Di ngưỡng quan thiên thượng tinh
Tác vi đẩu số thôi nhân mệnh
Bất y ngũ tinh yếu quá tiết
Chỉ luận niên nguyệt nhật thời sinh.
(Ngài Hi Di ngẩng đầu ngắm sao trên trời,
Tạo ra môn Đẩu Số để suy đoán mệnh người,
Không giống với (môn) Ngũ Tinh, quá chú trọng đến Tiết khí,
(Mà) Chỉ luận về năm, tháng, ngày, giờ sinh).
...
Thử thị Hi Di chân khẩu quyết
Học giả như đương tử tế tinh
Hậu cụ tinh đồ tính luận đoán
Kỳ trung bộ quyết tối phân minh.
Nhược năng y thử thôi nhân mệnh
Hà dụng cầm đường giảng ngũ tinh?
(Đó chính là khẩu quyết của Hi Di,
Người học cần phải nhận biết, kỹ lưỡng, thật tinh.
Sau bày đủ tinh đồ (bản đồ các sao) mà luận đoán,
Trong đó (có) yếu quyết từng bộ phận rất rõ ràng hiển nhiên.
Nếu như sử dụng môn này mà đoán nhân mệnh,
Thì còn cần dùng phòng nhạc ("
cầm đường") để giảng về môn Ngũ Tinh nữa chăng?)
Khi tìm hiểu về Thất Chính Tứ Dư, thì QNB biết rằng trong môn Ngũ Tinh này có chia ra làm 3 đại môn phái là:
- Quả Lão Tinh Tông phái.
- Da Luật phái.
- Cầm Đường phái.
Như vậy là cái câu phú cuối cùng kia là để nói rằng, nếu dùng môn TVĐS này rồi thì không cần sử dụng phép xem Ngũ Tinh theo phái Cầm Đường nữa. Ý muốn nói, mặc dù ra đời sau, nhưng TVĐS có nhiều tính ưu việt hơn là Thất Chính Tứ Dư.