Jump to content

Advertisements




Ngũ hành các sao - Liệu có tác động gì nhau không?


22 replies to this topic

#1 NhanTam

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 283 Bài viết:
  • 145 thanks

Gửi vào 23/06/2011 - 15:15

Mình cũng mới tham gia diễn đàn, về phần tử vi thì chỉ mới tìm hiểu được vài tháng nay nên còn nhiều vấn đề thắc mắc, mong mọi người chỉ giúp...

1 _ Liệu ngũ hành của các sao trong cùng một cung hoặc xung chiếu hoặc trong các cung liên quan liệu có ảnh hưởng gì nhau không? và ảnh hưởng như thế nào đây? Lấy cái nào làm chủ và cái nào làm khách ( nguyên nhân và kết quả )?

Mình có gặp hai trường hợp được dịp nghiệm lý - trường hợp đầu Mệnh có Liêm Trinh, Thiên Phủ cư Thìn, thêm Quả Tú, tam hợp và xung chiếu (môi trường) có Riêu, Thai, Đào, Hồng, Tham Lang... khi được dịp hỏi đương số thì quả thật môi trường xung quanh đương số không tốt, rất dễ gặp bạn ăn chơi và đua đồi nhưng bản thân đương số là người nghiêm nghị, hiểu biết... biết và tránh xa chúng... Như vậy nếu luận theo mình thì lấy Liêm Trinh, Thiên Phủ làm chủ - ở Mệnh tức suy nghĩ của người này nghiêm nghị, hiểu biết (hành của Liêm Trinh thuộc Hỏa sinh Quả Tú thuộc Thổ, Thiên Phủ thì tương đồng ) nên bản thân muốn dè dặt, cẩn trọng, xa cách mọi người (Quả Tú), nhưng trong gia đình thì không thế vì Phụ Mẫu tốt? (Mình không tiện post lá số vì đương số chưa cho phép ) - trường hợp thứ hai, Mệnh có Thất Sát cư Thìn, thêm Quả Tú, tam hợp và xung chiếu bình thường (không thấy sao tình dục hay gì cả, chỉ mỗi Tham Lang, Phá Quân thôi nhưng được Ân Quang giúp) thì sau khi nghiệm lý, quả thật đương số cảm thấy bản thân bị tách rời khỏi mọi người, ít được quan tâm, chia sẽ nên từ đó sinh ra hành động là Thất Sát nông nổi, khó chịu, hay nóng tính?

2_ Khi luận tướng mạo của một người, nếu sử dụng vị trí miếu, hãm của chính tinh, mình thấy không đúng và thường cho kết quả rất khác hoặc ngược lại? Nếu sử dụng thêm hành của cung đó, rồi lấy chính tinh làm chủ thì kết quả cho ra khá giống, cũng có điểm khác nhưng không nhiều? Liệu có đúng không? mong mọi người giúp.

Theo mình cái gì cũng có khí. Rồi từ khí mới sinh hình tướng... Như vậy nếu lấy chính tinh làm chủ, nếu không xét miếu hãm thì mình xác định thêm coi khí của chính tinh như thế nào, có thịnh hay suy tùy vào cung an tọa. (Nhưng mình không biết rõ khí của cung đó như thế nào, tức không biết cung đó sinh cho chính tinh bao nhiêu ?)

#2 Saomai

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 01:22

NhanTam said:

1 _ Liệu ngũ hành của các sao trong cùng một cung hoặc xung chiếu hoặc trong các cung liên quan liệu có ảnh hưởng gì nhau không? và ảnh hưởng như thế nào đây? Lấy cái nào làm chủ và cái nào làm khách ( nguyên nhân và kết quả )?

Tất nhiên là có. Và Tui cũng đang ngâm kíu về vấn đề này.


NhanTam said:

2_ Khi luận tướng mạo của một người, nếu sử dụng vị trí miếu, hãm của chính tinh, mình thấy không đúng và thường cho kết quả rất khác hoặc ngược lại? Nếu sử dụng thêm hành của cung đó, rồi lấy chính tinh làm chủ thì kết quả cho ra khá giống, cũng có điểm khác nhưng không nhiều? Liệu có đúng không? mong mọi người giúp.

Có Đúng, Có Sai.

NhanTam said:

Mình cũng mới tham gia diễn đàn, về phần tử vi thì chỉ mới tìm hiểu được vài tháng nay nên còn nhiều vấn đề thắc mắc, mong mọi người chỉ giúp...

Chỉ tìm hiểu mới có vài tháng thì còn vướng mắc nhiều lắm. Hỏi thông chỗ này rồi thì sẽ bí chỗ kia ngay, Vậy tốt nhất là Bạn phải cố tìm hiểu thêm đã, tư liệu, sách vở có rất nhiều trong Thư Viện TVLS, vào đấy tự chọn lọc mà đọc, nếu không thì sẽ "Tẩu" đấy.

Nếu có "Duyên Ngộ" thì sẽ thấy được dễ dàng. Còn nếu không "Duyên" thì tới Bạc Đầu cũng không "Ngộ" được gì.

Chúc Bạn thăng tiến trong học thuật.

Saomai

#3 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2565 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 01:50

@nhantam:
- Đang tẩu hỏa rồi đấy, rồi sẽ tẩu hỏa tiếp thôi.

#4 NhanTam

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 283 Bài viết:
  • 145 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 05:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hj cảm ơn 2 bạn, bản thân mình còn căn cứ vào vòng Trường Sinh và xem đó là quá trình khí sinh ra, lên lên và hoại diệt của hành cục nữa... Rồi ứng vào từng cung, xem hành khí của bản cung đó như thế nào, từ đó sinh hay khắc các sao trong cung như thế nào. Trong Tử Bình vòng Trường Sinh theo mình biết cũng là quá trình sinh ra và diệt đi của một hành, vậy sao trong tử vi việt nam vòng Trường Sinh được an theo hành cục, thế mà lại có hành của riêng nó nữa được chứ?

Vì bản thân mình thiếu sót chỗ này, mình cũng từng tìm đọc nhiều quyển sách nhưng chẳng thấy nói đến điểm này... Mong bạn thông cảm, nhưng bạn có thể cho mình link sách có bàn đến vấn đề này không. Cảm ơn bạn rất nhiều...

#5 tichlichhoa

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 71 Bài viết:
  • 42 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 07:48

Tui post lại một bài từ nhantrachoc.net:

Vận Dụng Ngũ Hành Sinh Khắc khi giải Tử Vi
Vận Dụng Ngũ Hành Sinh Khắc khi giải Tử Vi

tôi gửi các bạn nghiên cứu tử vi,về vấn đề áp dụng ngũ hành trong luận giải(có sưu tầm)
Hảm hay đắc của sao thì không có liên quan đến hành khí của sao mà chỉ liên quan đến tính chất xấu hay tốt mà sao đem lại. Sao đắc hảm tại các vị trí khắc nhau, và tuỳ theo tính chất đắc vượng miếu hay hảm mà mang ý nghiã khắc nhau. Ý nghiã xấu tốt của sao không thể thay đổi, trừ khi gặp Tuần hay Triệt. Một sao đã hảm địa không thể trở nên đắc địa cho dù hành khí của sao có thay đổi do tương quan sinh khắc giữa sao với các sao khác hay với Mệnh và cung. Còn hành khí của sao có thịnh lên hay giảm xuống thì căn cứ vào tương quan giữa hành sao với các sao khác, hành sao với và hành cung, hành sao và hành Mệnh. Khi hành khí của sao thịnh lên thì ảnh hưỡng tốt xấu của sao được phát huy mạnh mẽ hơn, nhưng bản chất xấu tốt của sao vẫn giữ nguyên vẹn. Khi hành khí của sao bị suy giảm thì ảnh hưỡng xấu tốt của sao sẻ bị suy yếu đi, nhưng tính chất xấu tốt của sao vẫn không thể thay đổi. Tóm lại đắc hảm của sao nói về tính chất của sao, còn hành khí của sao thịnh hay suy nói về cường độ ảnh hưỡng mạnh hay yếu.

Cát tinh sáng sủa thì thường mang tính chất tốt. Càng sáng thì thông thường càng có nhiều tính chất tốt. Cát tinh hảm địa thì mang tính chất xấu. Xấu nhưng không quá xấu vì là cát tinh, là sao chủ yếu mang đến điều tốt lành.

Hung tinh thường mang ý nghiã xấu hung hãn, gây tai họa. Hung tinh đắc địa thì tuy có mang tính chất tốt nhưng không trọn vẹn như cát tinh vì cũng còn có tính chất xấu đi kèm. Hung tinh hảm địa thì ý nghiã xấu càng trở nên mãnh liệt.

Sao an theo năm (theo Can, Chi) thì có tác dụng lâu dài bền bỉ. Sao an theo tháng thì tác dụng cũng ngắn hơn, còn sao an theo giờ thì phát huy nhanh chóng tạm thời.

Khi luận giải, phải lấy hành bản Mệnh làm gốc để luận đoán.

Có bốn nguyên tắc được sắp xếp theo thứ tự quan trọng cần để ý.

NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, xét tương quan giữa hành sao và hành Mệnh. Hành Mệnh là hành của năm, nghiã là lấy hành khí đang cực thịnh của năm làm chủ. Năm Mộc thì khi ấy Mộc phải vượng không thể yếu được. Xét sự sinh khắc giữa hai hành thì căn cứ vào câu phú sau:

Đồng sinh thì Vượng (cùng một hành khi gặp nhau thì Vượng, cả hai hành đều mạnh lên, hưng thịnh lên).

Sinh ngã thì Tướng (gặp hành khắc sinh ra ta (ngã) thì ta Tướng, ta tốt lên nhiều phần).

Ngã sinh thì Hưu (ta sinh cho hành khắc thì không thành, không tăng, không hưng thịnh lên mà lại giảm, bị suy yếu, hao tổn, ta không được lợi gì, vô dụng).

Ngã khắc thì Tù (ta khắc hành khác thì ta tù, nghiã là bị giam cầm, bó tay không hoạt động).

Khắc ngã thì Tử (ta gặp hành khắc ta thì ta chết).

Vận dụng qui luật sinh khắc này vào sự sinh khắc giữa hành sao và hành Mệnh ta có:

Hành sao sinh hành Mệnh: hành sao bị hao tổn, bị giảm (Hưu) nên ảnh hưỡng xấu tốt của sao bị yếu đi. Mệnh được hưng vượng lên (Tướng) chứng tỏ Mệnh được sao phu sinh, nghiã là sao làm lợi cho Mệnh cho dù là cát tinh hay hưng tinh. Nếu là cát tinh sáng sủa thì đưa đến lợi ích trọn vẹn cho Mệnh. Nếu là cát tinh lạc hảm thì do sao có tính chất xấu nên Mệnh tuy cũng hưỡng lợi ích nhưng không toàn vẹn. Nếu là hung tinh sáng sủa thì các tính chất tốt xấu của nó cũng khiến bản Mệnh hưng thịnh. Nếu là hung tinh lạc hảm thì cũng ít bị nguy hại hơn vì hành sao bị hao tổn nên phát huy yếu ảnh hưỡng xấu của nó, trong khi bản Mệnh lại được hưng thịnh. Cho dù gặp sao xấu hay tốt, bản Mệnh vẫn vững vàng hưng thịnh lên vì bản Mệnh được sinh nhập (Tướng). Do đó người ta thường nói hành sao sinh hành Mệnh thì tốt. Người có hành sao sinh hành Mệnh là người được sao trợ giúp, sao không thể tác họa mạnh đến bản Mệnh.

Hành sao đồng hành với hành Mệnh: cả hai đều được hưng vượng lên (Vượng). Mọi ảnh hưỡng tốt xấu của sao lên Mệnh đều hưỡng trọn vẹn. Cát tinh hay hung tinh vẫn phát huy mạnh mẽ hơn ảnh hưỡng của chúng. Tuy nhiên bản Mệnh vẫn được on có vì hành khí của bản Mệnh được hưng thịnh lên, nghiã là sao đó thuộc về mình, mình hoàn toàn chủ động, Mệnh mang những đặc tính của sao. Do đó hành sao đồng hành với bản Mệnh thì tốt nhất, Mệnh chỉ huy được sao một cách trọn vẹn.

Hành Mệnh sinh hành sao: hành khí của sao hưng thịnh lên (Tướng), trong khi đó bản Mệnh bị hao tổn (Hưu). Hành khí của sao hưng thịnh lên nhưng không có lợi ích gì cho bản Mệnh vì bản Mệnh bị suy tổn. Cho dù cát tinh sáng sủa đi chăng nữa cũng không đem lại lợi ích cho Mệnh mà còn làm cho Mệnh bị hao tổn khi sao phát huy tính chất của nó. Hung tinh lạc hảm khi phát huy tính chất của nó thì còn gây bất lợi cho Mệnh nhiều hơn do các tính chất xấu của nó. Do đó Mệnh không chỉ huy được sao, bị hao tổn do các ảnh hưỡng xấu tốt của sao gây ra.

Hành sao khắc hành Mệnh: hành khí của sao vẫn giữ nguyên, nhưng bị giam cầm bó tay không hoạt động được (Tù). Bản Mệnh bị hao tổn, thiệt hại rất nhiều (Tủ), bị chết, có nghiã là gây nhiều điều bất lợi đến cho bản Mệnh. Cho dù cát tinh miếu vượng thì mọi tính chất tốt đẹp của sao cũng làm cho Mệnh bị mệt mõi, tuy là cát nhưng lại không đem điều gì tốt lành đến Mệnh. Tuy nhiên vì là cát tinh nên điều tai hại mang đến cũng đở lo. Còn nếu là hung tinh thì thật là bất lợi cho Mệnh. Nếu là hung tinh đắc địa thì các tính chất tốt xấu lẫn lộn của nó cũng làm bản Mệnh bị nguy hại. Nếu là hung tinh hảm địa thì tính chất xấu của nó càng làm bản Mệnh càng thêm bị nguy hại. Hung tinh lạc hảm khắc hành bản Mệnh dễ mang lại tai họa cho Mệnh nhất. Do đó hành sao khắc hành Mệnh thì xấu nhất vì sao hoàn toàn chủ động gây bất lợi cho bản Mệnh, cho dù là cát tinh.

Hành Mệnh khắc hành sao: hành sao bị tổn hại suy yếu, bị chết (Tủ) nên cường độ ảnh hưỡng xấu tốt của sao bị giảm rất nhiều trong khi Bản Mệnh bị giam cầm bó tay không hoạt động được (Tù), nghiã là Mệnh không chỉ huy sao, không coi sao đó là thuộc về mình. Nếu là cát tinh sáng sủa thì cũng không mang đến điều lợi cho Mệnh là bao. Nếu là cát tinh hảm địa thì Mệnh cũng ít chịu ảnh hưỡng tính chất xấu của sao. Nếu là hung tinh đắc địa thì tính chất đắc của hung tinh bị suy giảm nhiều nên phát huy tác dụng rất yếu, thành ra Mệnh cũng hưỡng ít tính chất xấu tốt lẫn lộn của sao. Còn nếu là hung tinh lạc hảm thì tính chất xấu của hung tinh bị yếu đi nhiều do đó Mệnh rất ít bị ảnh hưỡng hơn. Do đó hành Mệnh khắc thắng hành sao (khắc xuất) thì ảnh hưỡng xấu tốt của sao lên Mệnh không còn là bao do hành sao bị suy yếu rất nhiều trong khi hành Mệnh bị giam cầm không hoạt động được.

Vi dụ:

Vũ Khúc là tài tinh, hành Kim.

Vũ Khúc sáng sủa. Mệnh Kim và Thuỷ thì tiền bạc tốt, mệnh Hỏa thì không hưỡng là bao, Mệnh Mộc thì tuy có hưỡng tiền bạc nhưng lại khiến cho Mệnh bị mệt mõi vì tiền bạc, Mệnh Thổ thì tiền bạc chỉ đem tai hại đến bản Mệnh.

Không Kiếp hành Hỏa.

Không Kiếp đắc địa, chủ bạo phát bạo tàn. Mệnh Hỏa bạo phát bạo tàn. Mệnh Thổ phát ít đi nhưng cũng ít suy hơn vì bản Mệnh được hưng thịnh lên. Mệnh Mộc thì phát mạnh nhưng không ích gì cho Mệnh, bạo tàn. Mệnh Kim thì việc phát đem tai họa đến cho Mệnh. Mệnh Thuỷ thì phát ít hơn so với các Mệnh khắc nhưng tai hại đem đến cho Mệnh cũng không có là bao.

Không Kiếp hảm địa, chủ hung họa. Mệnh Hỏa ít bị nguy hại. Mệnh Thổ ít bị nguy hại nhất. Mệnh Mộc thì bị nguy hại. Mệnh Kim bị hung họa nhiều nhất. Mệnh Thuỷ thì ít bị nguy hại nhất.

NGUYÊN TẮC THỨ HAI: xét tương quan giữa hành Mệnh và hành cung để xét đoán Mệnh thịnh hay suy. Mệnh thịnh thì tốt, điều xấu có xãy ra cũng dễ thoát khỏi. Mệnh suy thì xấu, điều xấu xãy ra khó thoát khỏi tai ương họa hại.

Hành cung sinh hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh nên tốt nhất (Tướng).

Hành cung hòa hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh lên nên tốt (Vượng).

Hành cung khắc hành Mệnh: hành bản Mệnh bị suy tổn nên xấu nhất (Tử).

Mệnh khắc hành cung: hành bản Mệnh tuy khắc tháng nhưng bản Mệnh không được lợi ích gì cả, bị giam cầm không hoạt động được (Tù).

Mệnh sinh hành cung: hành bản Mệnh bị tiết khí hao tán nên xấu (Hưu).

Cần chú ý hành Mệnh ta nên đi sau phân biệt là Âm hay Dương. Ví dụ Dương Mộc là hành Mộc đang thịnh, nếu sinh xuất cho cung thì cũng đở xấu hơn Âm Mộc. Hơn nữa, hành cung cũng có Âm Dương. Nếu Mộc Mệnh sinh xuất cho cung Ngọ Dương Hỏa thì Mệnh bị tổn hại nhiều hơn là sinh xuất cho Âm Hỏa.

NGUYÊN TẮC THỨ BA: xét tương quan giữa hành của tam hợp cục của cung an Mệnh (THCM) với hành bản Mệnh. Phải lấy hành bản Mệnh làm gốc.

THCM sinh hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh (Tướng) nên tốt nhất.

THCM hòa hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh lên (Vượng) nên tốt.

THCM khắc hành Mệnh: hành bản Mệnh bị suy tổn nhiều, bị chết (Tủ) nên xấu nhất.

Mệnh khắc hành THCM: hành bản Mệnh tuy khắc thắng nhưng chẳng được lợi ích gì cả vì Mệnh bị bó tay, không hoạt động được (Tù).

Mệnh sinh hành THCM: hành bản Mệnh bị tiết khí hao tán (Hưu) nên xấu.

Ví dụ:

Mạng Thuỷ, Mệnh cư Tí có Phá Quân Thuỷ thì hay hơn Mệnh cư Ngọ vì tam hợp Thân Tí Thìn thuộc Thuỷ, còn tam hợp Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏa.

Thất Sát Kim miếu tại Dần Thân, Mạng Kim tốt hơn mạng Mộc vì nguyên tắc thứ nhất quan trọng hơn nguyên tắc thứ ba. Mạng Kim thì hành sao đồng hành với Mệnh, nhưng THCM khắc bản Mệnh. Mạnh Mộc thì hành sao khắc Mệnh nhưng được THCM sinh bản Mệnh cũng đở phần nào.

Không Kiếp miếu địa tại Tỵ Hợị Tại Tỵ thì tốt hơn tại Hợi tuy cung miếu địa nhu nhau vì hành cung đồng hành với hành sao. Nếu Mệnh là Thổ hay Hỏa thì hưỡng mạnh nhất nghiã là phát rất nhanh và mạnh, lên nhanh xuống nhanh. Mệnh Kim thì sự phát trợ nên vô dụng vì Hỏa khắc Kim nên bản mệnh bị hao tổn. Hành Mộc thì cũng phát mạnh mẽ nhưng khó tránh sự thăng trầm tai họa vì Mệnh bị tiết khí. Hành Thuỷ thì hưỡng sự phát ít nhưng phá ít đi vì Thuỷ khắc Hỏa.

Thất Sát miếu địa tại Dần bị Tuần, Kim Mệnh, người Dương Nam. Do bị Tuần áp đảo mạnh mẽ đến 80% sau 30 tuổi, sao Kim lại kỵ Tuần nên các ý nghiã tốt của Thất Sát bị đão ý nghiã. Do Mạng Kim đồng hành với hành sao nên người mạng Kim sẻ hưỡng trọn vẹn tính chất xấu của Thất Sát bị Tuần. Nếu là Hỏa Mệnh thì Hỏa Khắc Kim, thì ý nghiã xấu của Thất Sát bị Tuần trợ nên ít đi.
NGUYÊN TẮC THỨ TƯ: xét tương quan giữa hành cung với hành sao. Nguyên tắc này tương đối không quan trọng, chỉ mạng ý nghiã gia giảm chút đỉnh.

Các sao đắc hảm không phụ thuộc vào ngũ hành của cung mà phụ thuộc vào vị trí của nó trên thiên bàn và sự phối chiếu hay đồng cung với sao khác. Do đó cần xem xét sự tương quan sinh khắc giữa hành sao và hành cung để coi sức phát huy ảnh hưỡng của sao như thể nào. Hành của sao phải thịnh thì ảnh hưỡng tốt hay xấu mới phát huy trọn vẹn. Luôn luôn lấy hành cung làm gốc để luận đoán vì hành cung là dat hay địa thể mà sao lâm vào. Cho dù hành sao có như thế nào cũng không thể làm suy yếu hành cung hay nói khắc đi hành cung là nói hành khí nơi nó vượng nhất, như Dần Mão thuộc Mộc thì cung Dần và Mão là nơi Mộc vượng. Sao Mộc ở đó thì hành khí không bị thay đổi. Khi Mộc Vượng thì Hỏa Tướng, như vậy hành khí sao Hỏa được hưng thịnh. Mộc vượng thì Thuỷ Hưu, sao Thuỷ bị suy yếu ở sinh xuất cho cung. Mộc vượng thì Kim Tử, sao Kim trợ nên vô dụng vì thế Mộc quá thịnh nên Kim không thể khắc nổi, chứng tỏ hành Kim không được mạnh. Mộc vượng thì Thổ Tủ. Sao Thổ không thể hưng thịnh vì bị hành Mộc đang thịnh khắc mạnh. Như vậy:

Hành cung sinh hành sao: hành sao được hưng thịnh (Tướng).

Hành cung đồng hành với sao: hành sao không thay đổi (Vượng).

Hành sao sinh hành cung: hành sao bị hao tổn, tiết khí nên yếu đi (Hưu).

Hành sao khắc hành cung: hành sao tuy khắc thắng nhưng không có lợi gì vì bị giam cầm không hoạt động được (Tử).

Hành cung khắc hành sao: hành sao bị thiệt hại nhiều nhất (Tủ).

Cần chú ý là Dần Mão tuy thuộc Mộc nhưng có khác biệt. Dần là Dương Mộc, Mão là Âm Mộc. Dương chủ thịnh, Âm chủ suy. Dương Mộc là Mộc đang phát triển cực thịnh, còn Âm Mộc là Mộc đã bước vào giai đoạn suy yếu. Như vậy sao Thổ cư cung Dần bị khắc mạnh hơn sao Thổ cư Mão.

Ví dụ:

Phá Quân là hao tinh, hảm tại Dần Thân. Tại Dần thì Phá Quân Thuỷ sinh hành cung là Mộc, tại Thân thì Phá Quân Thuỷ được hành cung sinh. Như vậy tại Thân Phá Quân giữ nguyên vẹn ảnh hưỡng hảm địa của nó, còn tại Dần thì bản chất hao tán có bị yếu đi vì sao đó sinh xuất cho cung nên hành khí bị hao tổn.

Tử Phủ miếu tại Dần Thân. Tại Dần thì hành cung khắc hành sao đưa đến hành khí của sao bị hao tổn. Tại Thân thì hành sao sinh hành cung nên hành sao bị tiết khí. Như vậy tại Dần, tính chất miếu địa của Tử Phủ phát huy yếu đi, sao bị không chế khả năng hoạt động, còn tại Thân thì hành sao bị suy tổn làm suy yếu khả năng hoạt động.

Phá Quân miếu địa tại Tí Ngọ. Tại Tí thì hành cung đồng hành với hành sao, tính chất miếu địa của sao hoàn toàn không thay đổi do hành khí của sao vẫn nguyên vẹn. Tại Ngọ thì hành sao sinh hành cung, tính chất miếu địa không phát huy trọn vẹn ảnh hưỡng vì hành sao bị hao tổn.

Phá Quân đắc tại Thìn Tuất, hành cung khắc hành sao, tính chất của sao bị suy giảm do hành sao bị suy yếu.

Vũ Phá đồng cung tại Tỵ Hợi và hảm địa. Tại Tỵ thì Vũ Khúc bị hành cung khắc, Phá Quân thì khắc hành cung, do đó hành của Vũ bị suy đi, còn tại Hợi thì Vũ sinh xuất cho cung, Phá Quân đồng hành. Do Vũ Khúc Kim sinh cho Phá Quân Thuỷ nên hành khí của Phá Quân tại Hợi mạnh hơn Phá Quân tại Tỵ. Ví dụ người Kim mệnh thì hưỡng mạnh sao Kim là Vũ Khúc. Nếu Mệnh cư Hợi thì sẻ bị hao tán tiền bạc bởi vì Vũ khuc là tài tinh, Phá Quân là hao tinh. Kim sanh Thuỷ đưa đến bản chất hao tán của Phá Quân càng tăng thêm. Phá Quân có hành khí mạnh thì sẻ hao nhiều hơn.

Thất Sát miếu tại Dần Thân. Tại Dần và Thân thì hành khí của Thất Sát đều nguyên vẹn. Mệnh Thổ cư Dần thì bị hành cung khắc, đồng thời hành Mệnh lại sinh xuất hành sao, Mệnh bị tiết khí. Như vậy thì Mệnh Thổ tuy vẫn hưỡng tính chất của Thất Sát nhưng không có lợi cho bản Mệnh, và Thất Sát ở đây lại càng thịnh vượng. Tại Thân thì Mệnh Thổ lại càng hao tán do sinh xuất hành cung và hành sao. Do hành khí của Thất Sát được hưng thịnh lên nên tính chất của Thất Sát ở đây phát huy mạnh mẽ hơn nhưng không đem lại ích lợi cho bản Mệnh, làm bản Mệnh tổn hại dễ bị lâm nguy khi vào hạn xấụ Trường hợp Mạng Mộc thì do Kim khắc Mộc, nếu Mệnh cư cung Dần thì ảnh hưỡng của Thất Sát vẫn nguyên vẹn nhưng đưa đến bất lợi cho Mệnh.

Trong tử vi còn có một sự hòa hợp hay đối kháng giữa các sao về tính chất, khác hẳn với sự sinh khắc về ngũ hành. Ví dụ:

Văn tinh thì nên gặp Văn tinh, gặp Võ tinh thì không có lợi. Điều này cũng đúng vì con người nếu thuận một tính, hoặc thuần hậu ôn nhu, hoặc mạnh bạo cương quyết thìdễ thành công hơn người tính tình nữa nạc nữa mỡ. Bởi thể nên các bộ sao Văn tinh như Cơ Nguyệt Đồng Lương thì cần có các sao Văn tinh hổ trợ cho nó như Xương Khúc, Khoa. Bộ Sát Phá Liêm Tham thì cần các sao cứng cỏi mạnh bạo hổ trợ như Lục Sát Tinh đắc địa. Bộ Tử Phủ Vũ Tướng rất kỵ gặp Không Kiếp vì Không Kiếp là sao hung tinh đứng đầu phụ tinh, chủ nóng nãy làm liều, đi với Tử Phủ Vũ Tướng thì chỉ gây ra điều bất lành vì tính của Tử Phủ là thuần hậu ôn nhu. Điểm cần chú ý là sự đối kháng về tính chất thì quan trọng hơn sự sinh khắc về ngũ hành. Không Kiếp hành Hỏa đương nhiên sẻ tương sinh với Tử Phủ hành Thổ, nhưng khi đứng cùng với Tử Phủ lại làm xấu bộ Tử Phủ. Phá Quân sáng sủa nắm được Không Kiếp là do tính chất của nó là hung, đi với sao hung thì có lợi. Phá Quân hành Thuỷ khắc được hành Hỏa của Không Kiếp khiến Không Kiếp bị thu phục. Thất Sát võ tinh mà đi với Xương Khúc văn tinh, hay đi với Đào Hồng thì chẳng ra gì. Ngược lại Nhật Nguyệt gặp Đào Hồng Hỉ Xương Khúc thì lại thêm tốt. Hơn nữa Hóa Khoa là đệ nhất giải thần vì chế hóa được các sao hành Hỏa như Không Kiếp Hỏa Linh, Kình Đà(hành Kim đới Hỏa). Tính tình của con người cũng thay đổi theo đại hạn. Mệnh Sát Phá Liêm Tham mà đại hạn gặp Cơ Nguyệt Đồng Lương thì tính tình trở nên mềm yếu, hay thay đổi, thiếu cương quyết thì làm sao mà phát mạnh được. Nếu đại hạn gặp sao Lục Sát Tinh đắc địa thì vì gặp sao cùng phe nên phát mạnh bạo là điều đương nhiên.

CHÚ Ý XEM XÉT NGŨ HÀNH BẢN MỆNH THEO MÙA

Xem hạn thì cần xem trước nhất. Tuy nhiên khi xem xong, điều xấu tốt nên cân nhắc gia giảm một chút trong bối cảnh của Mùa.

Mùa Xuân hành Mộc, Hạ hành Hỏa, Thu hành Kim, Đông hành Thuỷ, Tứ Quí hành Thổ. Khi xét thì cũng sử dụng nguyên tác xét sinh khắc ngũ hành giữa Mùa với hành bản Mệnh. Lấy ngũ hành bản Mệnh làm chủ để xét đoán.

Ví dụ mùa Xuân hành Mộc. Nếu thấy tai họa xãy ra vào mùa Xuân thì nếu là Mệnh Kim thì tai họa sẻ xãy ra chắc chắn, nhưng nếu thấy hành Mộc thì bản Mệnh cũng có phần được cứu giải một chút.

NHẬN ĐỊNH VỀ HÀNH CỦA MỆNH VÀ CỤC VÀ TƯƠNG QUAN XUNG KHẮC

Hành bản Mệnh là hành của năm sinh. Mọi năm tháng ngày giờ đều có hành của nó, và Tử Vi chọn hành của năm sinh làm hành bản Mệnh.

Hành của Cục là hành của tháng mà cung Mệnh được an trên là số. Ví dụ Mệnh an vào cung Dậu thì tháng Dậu là tháng 8. Tùy theo Can của năm, ta có thể tính toán được hành của tháng căn cứ vào nguyên tắc Ngũ Dần, và từ đó tính ra hành của Cục.

Trong tử vi người ta thường tính sinh khắc giữa hành của Bản Mệnh với hành của Cục, mà thực chất là tính sự sinh khắc giữa hành của năm và hành của tháng. Khi tính sinh khắc giữa hành của Năm và hành của Tháng, thì đương nhiên hành của năm phải được chọn làm gốc vì năm ấy hành khí đang thịnh nhất đứng vai trợ chủ đạo, hành tháng là phụ thuộc. Như vậy thì phải lấy hành Bản Mệnh làm gốc để tính toán.

Hành Mệnh và hành Cục đồng hành: cả hai hành đều được hưng vượng lên (Vượng) nên tốt.

Hành Cục sinh hành Mệnh: hành Mệnh được hưng thịnh lên (Tướng) nên tốt.

Hành Mệnh sinh hành Cục: hành Mệnh bị suy yếu (Hưu) trong đó hành Cục được hưng thịnh (Tướng) nên không tốt cho bản Mệnh, xấu.

Hành Mệnh khắc hành Cục: hành Mệnh bị giam cầm bó tay không hoạt động được (Tù) nhưng không có hại, trung bình.

Sự sinh khắc trên đây là sự sinh khắc của ngũ hành chính. Chúng ta nên áp dụng nguyên tắc sinh khắc của Ngũ Hành nạp Âm mới chính xác hơn.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#6 tichlichhoa

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 71 Bài viết:
  • 42 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 07:53

Thêm 1 bài nữa trong diễn đàn cũ:

Muốn biết sinh khắc chế hóa Ngũ Hành trong Tử Vi phải thuộc lòng 5 bài cổ thi "khẩu quyết" sau đây:

1.- "Kim nại Thổ sinh, Thổ đa Kim mai
(Kim do Thổ sinh, Thổ nhiều Kim bị lấp)
- Thổ nại Hỏa sinh, Hỏa đa Thổ tiêu (mất)
- Hỏa nại Mộc sinh, Mộc đa Hỏa xí
(Cây nhiều chồng chất thì hỏa bị nghẹt không cháy được, bị tắt)
- Mộc nại Thuỷ sinh, Thuỷ đa mộc phiêu (trôi dạt)
- Thuỷ nại Kim sinh, Kim đa Thuỷ trọ (bị đục)

2.- Kim năng sinh Thuỷ, Thuỷ đa Kim trầm (bị chìm)
- Thuỷ năng sinh Mộc, Mộc thịnh thuỷ xúc (bị ứ lại)
- Mộc năng sinh Hoả, Hỏa diệm Mộc phần (tàn lụi thành tro, đất)
- Hỏa năng sinh Thổ, Thổ đa Hỏa hối (tối tăm, hay tàn)
- Thổ năng sinh Kim, Kim đa Thổ biến

3.- Kim năng khắc Mộc, Mộc đa Kim khuyết
- Mộc năng khắc Thổ, Thổ đa Mộc chiết (gãy)
- Thổ năng khắc Thuỷ, Thuỷ đa Thổ lưu (bị vỡ)
- Thuỷ năng khắc Hỏa, Hỏa đa Thuỷ kiệt (khô cạn)
- Hỏa năng khắc Kim, Kim đa Hỏa tức (bị dập tắt)

4.- Kim suy ngộ Hỏa tất kiến tiêu tước (bị thiêu huỷ ngay)
- Hỏa nhược phùng Thuỷ tất vi tức diệt (bị diệt tắt ngay)
- Thuỷ nhược phùng Thổ tất vi ứ tắc (ứ lại, bết tắc)
- Thổ suy phùng Mộc tất tao khuynh hãm (bị hư hai ngay)
- Mộc nhược phùng Kim tất vi phá chiết (bị gãy ngay)

5.- Cường Kim đắc Thuỷ phương chiết kỳ phong (sắc bén)
- Cường Thuỷ đắc Mộc phương tiết kỳ khí (tiết khí Thuỷ không cho tàn phá, như nước vỡ đê)
- Cường Mộc đắc Hỏa phương hóa kỳ ngoan (uống nắn Mộc được)
- Cường Hỏa đắc Thổ phương chính kỳ diệm (hãm bớt sức nóng)
- Cường Thổ đắc Kim phương chế kỳ tính (chế được tính khô, dày, cưng...)

Bạn đem áp dụng thử sẽ thấy Cổ Nhân không gạt người. Không nắm được những điều này thì làm sao sinh khắc Ngũ Hành trong Tử Vi.

Vài hàng giúp vui, tuỳ lòng người hiểu!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#7 GiaCatLac

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 188 Bài viết:
  • 22 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 08:51

Nhân Tâm đúng là cao thủ,hoặc chí ít có tiềm năng lớn trở thành cao thủ.
Chắc là không ít người phải giật mình toát mồ hôi vì 2 bài viết ngắn ở trên của NhanTam.

Gia Cát Lạc.

#8 NhanTam

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 283 Bài viết:
  • 145 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 10:12

@@Hunter: cảm ơn bạn rất nhiều nhưng trong bài ấy, có một vài điểm mình không đồng tình lắm... mong bạn cho biết thêm.

Nếu xét sự tương quan giữa hành bản Mệnh và hành sao (thường mình thấy xét chính tinh hơn)... Thì như thế quả là đơn giản so với 60 hoa giáp gồm 30 nạp âm... Nếu chỉ xét đơn thuần là hành này khắc hành kia - yếu đi, hành này tương hòa hoặc sinh cho - mạnh lên thì khó mà thấy bản chất thật của người đó... Ví như nạp âm bản Mệnh là Hải Trung Kim (cái này mình đã từng nghiệm lý nên đưa ra làm ví dụ vậy) - thiếu quyết đoán, dù suy nghĩ và giỏi quyền thuật. Như vậy khi chính tinh thủ mệnh giả như Tử Vi sinh cho bản mệnh, thì người này quả là tài trí sẽ được nâng lên ở mức cao nhưng sao Tử Vi tuy là thừa năng lực lãnh đạo nhưng nó cũng có thế yếu là do dự, thiếu quyết đoán, thiếu liều lĩnh trở nên quá cẩn trọng... thì liệu khi nhập mệnh có tốt cho người mệnh Kim chăng? Còn nếu là Thất Sát - bản tính quyết đoán thật, nhưng ai cũng biết tuy bề ngoài thì quyết đoán nhưng lòng nhiều do dự... khi nhập mệnh, thì còn tốt nữa không?... Ngược lại, nếu bản mệnh này gặp những quyết sao quyết đoán dù hành là Kim hay Hỏa (Kình Dương, Đà La hay Địa Không, Địa Kiếp) thì cái này bù cái kia, tạo nên thế mạnh và hợp lí hơn nhiều... (Mình có để ý rằng tuy là hành Kim nhưng Hải Trung Kim có khí Kim yếu, không vượng... )

@@GiaCatLac: hj, cảm ơn bác rất nhiều... mình thì không dám mong sẽ trở thành cao thủ nhưng mong hiểu đúng bản chất của từng vấn đề, để làm căn bản đúng đắn mà học cao hơn... nên có lẽ những điều viết ra nó khá cơ bản...

Sửa bởi NhanTam: 24/06/2011 - 10:14


#9 tichlichhoa

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 71 Bài viết:
  • 42 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 10:28

Cảm ơn câu hỏi của NhanTam.
Bản thân Tôi cho rằng chính tinh dồng hành với bản mệnh là tốt nhất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Còn về quan hệ tương sinh tương khắc của bản Mệnh với Chính Tinh và bản Cung thì
HUNTER tôi phải xét cả 3 vòng Thái Tuế( Nhân)-Trường Sinh(Địa)-Lộc Tồn(Thiên) nữa.

Còn rõ ràng như thế nào thì HUNTER xin phép được chia sẻ riêng sau với MinhTam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi HUNTER: 24/06/2011 - 10:28


#10 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2565 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 12:54

@nhantam:
Bạn đi vào mảnh đất chuối. Bởi nó không chuối thì đã được giái quyết từ lâu. Tôi thấy các cao thủ giải không lẩn mẩn ngũ hành như bạn. Ngũ hành thường được chủ yếu so bản mệnh với chính tinh và cung đóng. Tử vi trọng cách cục hay trọng ngũ hành? Tôi trọng cách cục. Khi thấy thiên đồng gặp không kiếp thì khỏi phải nói là thủy chế hỏa, khỏi so ngũ hành làm gì cho mất thì giờ đoấn luôn theo phú.
Thiên đồng ngộ không kiếp bát cát.

#11 Saomai

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 14:57

NhanTam said:

hj cảm ơn 2 bạn, bản thân mình còn căn cứ vào vòng Trường Sinh và xem đó là quá trình khí sinh ra, lên lên và hoại diệt của hành cục nữa... Rồi ứng vào từng cung, xem hành khí của bản cung đó như thế nào, từ đó sinh hay khắc các sao trong cung như thế nào. Trong Tử Bình vòng Trường Sinh theo mình biết cũng là quá trình sinh ra và diệt đi của một hành, vậy sao trong tử vi việt nam vòng Trường Sinh được an theo hành cục, thế mà lại có hành của riêng nó nữa được chứ?

Hi NhanTam !

Thấy Bạn là người có nhiệt huyết và vấn đề này cũng đang trong vòng ngâm kíu của Tôi, nên Tôi cũng xin có thêm vài dòng với Bạn, để Bạn có thêm ý tưởng trong học thuật của mình.

Nếu mới ngâm kíu, thì đúng ra Bạn phải đặt vấn đề là thế này:

Cục là gì, tác động lên Bản Mệnh ntn ? Tại sao Cục lại có Hành và Hành của Cục do đâu mà có ?

Vì Cục là Sơ cấp, còn Vòng Tràng Sinh lại là thứ cấp.

Nếu không hiểu được Sơ Cấp, thì làm sao có thể lý giải được vấn đề Thứ Cấp.

Chúc Bạn ngày càng thăng tiến trong học thuật.

Saomai

#12 NhanTam

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 283 Bài viết:
  • 145 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 14:58

@@tuphasonghanh: cảm ơn bạn, mình thấy khi sử dụng các cách cục thì việc giải đoán rất nhanh chống, nhưng thường không nhìn thấy rõ bản chất của người đó, không thấy hướng đi hoặc cách tu sửa rõ nét nên mới mong muốn dựa vào ngũ hành để hiểu hơn về đương số...

Đơn cử trường hợp mà mình cũng được dịp nghiệm lý... Mệnh an tại Mão, có Dương Lương (nhưng Dương Hóa Kị) , Thiên Hình, Kình Dương, Tử Phù... cũng may có Nguyệt Đức chỉ đường dẫn lối, có Thiên Tài ở cung này... Đương số bản thân là người có nhiều mâu thuẫn, tâm tính không ổn định, do Hóa Kị (thuộc Thủy - là ám tinh) sinh cho chủ cung là Thiên Lương, Thái Dương thì ở đây Dương Lương không tốt nữa... Dương Lương thì nhiệt tình, hào hứng, nhưng bản thân nhiều mâu thuẫn, tâm tánh không ổn định, hay ganh ghét, ghen tị (Hóa Kị) thì vì quá nhiệt tình, hào hứng mà bản thân đâm ra cấu giận (Thiên Hình, Kình Dương - Kình Dương cũng có khí Hỏa - Mộc sinh Hỏa, Hỏa Hỏa tương hòa)... như thế thì sinh đến thằng Thiên Tài khắc Hóa Kị - mang tính chất phá hoại ngay... Mình có thử khuyên đương số bình tâm suy xét, dùng tình thương để đối đáp, khi bực tức thì kiềm chế, mặc kệ hơn thua... Quả thật mang lại kết quả khá thú vị, người này dần trở nên thoải mái hơn, làm được việc hơn... Nếu xét ngũ hành thì Nguyệt Đức hành Hỏa (chủ từ tâm, lương thiện, từ bi, khiêm nhường) thì nếu dùng trí (Thái Dương, Thiên Hình, Kình Dương - cũng được xem là dạng nghị lực) và tâm (Nguyệt Đức) thì chuyển hướng sinh của hành khí Thiên Lương sinh cho Hỏa thì người này thấy thoải mái hơn, mạnh khỏe hơn. Hỏa sinh Thiên Tài khắc Hóa Kị, nên tâm tánh ổn định hơn nhờ vào trí, mà cũng được việc hơn vì điều khiển được Thiên Tài. (mình không tiện post lá số, mong bạn thông cảm)

Có thể nói, rất nhiều người có cùng một lá số nhưng suy nghĩ và hành động dẫn đến cuộc đời của họ đều khác nhau vì họ điều khiển nó khác nhau... Đây là quyền làm chủ của mình, rất phù tư tưởng mới đây của phương Tây và trong đạo của phương Đông.

@@Saomai: ... ah cảm ơn bạn nhiều... hj, mình cũng có thử đặt câu hỏi cục là gì, tham khảo cách tìm cục và hành cục... song đó vấn đề khó và lớn nên mình vẫn chưa hiểu hết... tuy nhiên trong khi tìm hiểu mình thấy khá thú vị vì hạn vận (dù là Đại Hạn, Lưu Hạn hay Liên Niên Tiểu Hạn) đều liên quan khá mật thiết với hành cục - mà nó lại liên quan trực tiếp đến cung an Mệnh... Mình thấy Hạn Vận là con đường mà mình đi qua, mà cục lại có liên quan mật thiết, thực tế theo mình nghĩ chúng là một nhưng chưa chứng minh được. Không biết ý bạn như thế nào?

Sửa bởi NhanTam: 24/06/2011 - 15:09


#13 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2565 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 17:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhanTam, on 24/06/2011 - 14:58, said:


khi sử dụng các cách cục thì việc giải đoán rất nhanh chống, nhưng thường không nhìn thấy rõ bản chất của người đó, không thấy hướng đi hoặc cách tu sửa rõ nét nên mới mong muốn dựa vào ngũ hành để hiểu hơn về đương số...

Tôi thấy bạn có năng khiếu học tử bình hơn tử vi. Tôi nghĩ không cần dùng ngũ hành như bạn, ng ta vẫn luận hay hơn bạn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhanTam, on 24/06/2011 - 14:58, said:


Đương số bản thân là người có nhiều mâu thuẫn, tâm tính không ổn định, do Hóa Kị (thuộc Thủy - là ám tinh) sinh cho chủ cung là Thiên Lương, Thái Dương thì ở đây Dương Lương không tốt nữa...


Dương luơng cho tuổi giáp luôn bất ổn và mâu thuẫn, do luôn có cặp kình kỵ. Vậy cái việc sinh cho của hoa kỵ với thiên lương thì sao dương lương lại không tốt?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhanTam, on 24/06/2011 - 14:58, said:


Dương Lương thì nhiệt tình, hào hứng, nhưng bản thân nhiều mâu thuẫn, tâm tánh không ổn định, hay ganh ghét, ghen tị (Hóa Kị) thì vì quá nhiệt tình, hào hứng mà bản thân đâm ra cấu giận (Thiên Hình, Kình Dương - Kình Dương cũng có khí Hỏa - Mộc sinh Hỏa, Hỏa Hỏa tương hòa)... như thế thì sinh đến thằng Thiên Tài khắc Hóa Kị - mang tính chất phá hoại ngay...


????? nguyên lí ở đây là gì ? sao không bảo là mộc sinh hỏa , hỏa vượng khắc thủy làm cân bằng ngũ hành thành ra tốt? vậy lí của bạn cân bằng là tốt hay vượng là tốt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhanTam, on 24/06/2011 - 14:58, said:

Mình có thử khuyên đương số bình tâm suy xét, dùng tình thương để đối đáp, khi bực tức thì kiềm chế, mặc kệ hơn thua... Quả thật mang lại kết quả khá thú vị, người này dần trở nên thoải mái hơn, làm được việc hơn... Nếu xét ngũ hành thì Nguyệt Đức hành Hỏa (chủ từ tâm, lương thiện, từ bi, khiêm nhường) thì nếu dùng trí (Thái Dương, Thiên Hình, Kình Dương - cũng được xem là dạng nghị lực) và tâm (Nguyệt Đức) thì chuyển hướng sinh của hành khí Thiên Lương sinh cho Hỏa thì người này thấy thoải mái hơn, mạnh khỏe hơn. Hỏa sinh Thiên Tài khắc Hóa Kị, nên tâm tánh ổn định hơn nhờ vào trí, mà cũng được việc hơn vì điều khiển được Thiên Tài. (mình không tiện post lá số, mong bạn thông cảm)

1 vòng luẩn quẩn không quy tắc cho 1 đống sao hỏa và 1 sao mộc, 1 sao thủy. Vậy bạn tra lời sao cho việc 1 loạt các cặp tương sinh lại không tốt như tủ vi thổ KK hỏa, thiên cơ mộc và linh hỏa??? Đào hoa mộc sao sợ không kiếp vậy?
Tôi thấy bạn suy diễn.

#14 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2565 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 17:47

@nhantam: tinh thần học thuật, cách suy nghĩ của bạn rất tích cực, đáng quý.

#15 Transporter

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 24/06/2011 - 17:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuphasonghanh, on 24/06/2011 - 12:54, said:

@nhantam:
Bạn đi vào mảnh đất chuối. Bởi nó không chuối thì đã được giái quyết từ lâu. Tôi thấy các cao thủ giải không lẩn mẩn ngũ hành như bạn. Ngũ hành thường được chủ yếu so bản mệnh với chính tinh và cung đóng. Tử vi trọng cách cục hay trọng ngũ hành? Tôi trọng cách cục. Khi thấy thiên đồng gặp không kiếp thì khỏi phải nói là thủy chế hỏa, khỏi so ngũ hành làm gì cho mất thì giờ đoấn luôn theo phú.
Thiên đồng ngộ không kiếp bát cát.
Tôn Dật Tiên






Similar Topics Collapse

4 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |