Tập là tập quen, khảm là hiểm trở, hố sâu, vực thẳm.Tập thời Hán giảng là dòng nước sâu để từ đó giảng quẻ Khảm là tượng cho nước và tập từ đời Tống là 2 lần, vì vậy có người đặt luôn tên mới là thuần Khảm.
Quẻ này nói về sự cần thiết tập luyện trong nguy hiểm để biết cách ứng phó .
-pth 77 : Quẻ có lẽ bao gồm hai ý nghĩa chính yếu:
+ Tập luyện để vượt qua thực tế khó khăn, khắc nghiệt.
+ Tập luyện để rèn cái Tâm can đảm/ can trường.
Lời quẻ: Tập khảm.Hữu phu, duy tâm , hanh . Hành hữu thượng.
dịch : Tập luyện nơi hiểm trở .Có đức tin, giữ vững lòng, hanh thông.Thực hành dẫn đến vượt qua , vươn lên (khó khăn)
Cổ điển hơn thì hành hữu thượng là : thực hành sẽ có điều hay / phần thưởng..
Hào 1 : Tập khảm.Nhập vu khảm đảm.Hung.
dịch : Tập luyện nơi hiểm trở.Đi vào hố sâu, hiểm.Đóng.
Hào sơ còn lo sợ (hào âm) nên phải luyện tập để đừng hốt hoảng.Nếu không thì xấu.
+ bắt đầu đi vào thời kì tập luyện khó khăn, gian khổ, nhiều hiểm nguy, chưa có nhiều kinh nghiệm mà đã chọn ngay việc tập luyện đi vào hố sâu, hiểm thì không phù hợp, nên đóng.
Hào 2 : Khảm hữu hiểm.Cầu tiểu đắc.
dịch : Trũng có chỗ hiểm.Cầu (việc ) nhỏ thì được.
Khi đang ở chỗ hiểm nguy không nên tính chuyện quá lớn (liều lĩnh ).
Chọn điạ hình Trũng có chỗ hiểm để rèn luyện, hào này có lẽ thấy được khả năng thực tế, cũng như rút kinh nghiệm từ hào sơ, nên lựa chọn việc nhỏ phù hợp, tránh vượt quá sức. (Hào đắc trung, lại dương cương, nên có lẽ đủ sức vượt được khó khăn thời kì đầu)
Hào 3 : Lai chi khảm khảm.Hiểm thả chẩm .Nhập vu khảm đảm. Vật dụng .
dịch : Trước mặt trùng trùng hiểm trở.Trong hiểm mà gối (đầu nghỉ ngơi ) .Đi sâu vào hố hiểm. Chớ làm.
Hào này càng nhập sâu càng gặp khó nên phải biết nghỉ ngơi dưỡng sức.Chớ làm chỉ việc cần cực kỳ thận trọng.
Chọn địa hình tập luyện vô cùng khó khăn - trước mặt trùng trùng hiểm trở, có thể cho rằng đó là giới hạn tối đa cho sức chịu đựng, do vậy mà có thể:
+ Trong hiểm mà gối (đầu nghỉ ngơi ) chọn sự nghỉ ngơi, dừng lại không tiếp tục nữa vì có thể vượt quá sức chịu đựng mà gặp nguy hiểm thực tế. (giới hạn tập luyện cho những người còn ít từng trải)
+ Trong hiểm mà gối (đầu nghỉ ngơi ) .Đi sâu vào hố hiểm: nghỉ ngơi để lấy lại thăng bằng, an tâm, sau đó lại tiếp tục đi vào thách thức, tuy nhiên cần cực kỳ thận trọng.(có lẽ là giới hạn cần phải vượt qua của những người ưu tú, đã từng trải)
Hào 4 : Tôn tửu, quỹ nhị, dụng phẫu.Nạp ước tự dũ .Chung vô cữu.
dịch : Dùng rượu , hai chén, dùng bồn đựng thức ăn.Giao thâu đều qua cửa sổ.Cuối cùng không lỗi.
Hào này thú thật chúng tôi không hiểu ý . Đây ngắt theo Dương Ngọc Dũng , nạp ước hiểu theo Cao Hanh mà không hiểu ước là tín ước.Hào này có lẽ nói về một điển tích mà chúng ta không biết đến.Theo bài thơ trong sách Học Năng thì ý nghĩa hào này là phải chờ lâu, kiên nhẫn mới mong thành công.Sự trịnh trọng khi tế lễ cần sự cẩn trọng , hay là đó là thái độ cần có khi đang trong hiểm nguy ?
Cổ điển dịch : Dâng rượu trong chén , sau đó dùng bồn chứa thức ăn.Nạp tờ giao ước qua cửa sổ.Cuối cùng không lỗi.
Chữ Tôn có nghĩa là chén uống rượu, cũng có nghĩa là tôn quý, cao cấp,... nên QNB hiểu là:
Dâng rượu quý, hai chén. Dùng vò mà nộp ước. Chủ động mở mang dẫn lối. Đến cuối sẽ không lỗi.
Tức là ở hào này vẫn trong vị thế thấp kém, có thể bị nguy hiểm, nên cần phải nhún nhường, dâng chén rượu quý, lại dùng cả vò rượu quý mà nộp như là vật ước lễ. Chủ động để gợi mở cơ hội cho mình thì cuối cùng sẽ không có lỗi gì nguy hại.
Hào 5 : Khảm bất doanh , ký kỳ bình.Vô cữu.
dịch : Hố sâu chưa (lấp ) đầy. Chỉ là đã bằng phẳng .Không lỗi.
Ở thời Khảm thì không làm việc lớn được nhưng ở hào này thì tâm đã vững.
Hào 6 : Hệ dụng huy mặc.Chí vu tùng cức.Tam tuế bất đắc .Hung.
dịch : (Bị) trói chặt bằng dây thừng , dây chão.( giam) trong (tù) có cây gai bao bọc .Ba năm chẳng được.Đóng .
Hào này không nói đến hố sâu mà lại bị giam hãm .Phải chăng vì không tập luyện nên dù theo nghĩa đen hay nghĩa bóng đều bị rơi vào nơi sâu hiểm ?
Sửa bởi Ngu Yên: 11/04/2014 - 02:38