Cải Mệnh
AnKhoa
18/01/2014
hongtiem
18/01/2014
PhapVan
18/01/2014
PhapVan, on 18/01/2014 - 16:10, said:
Định nghiệp có thể chuyển được nếu người cảm nghiệp phải rất khoát cương quyết nỗ lực tinh tấn , không hề dễ chút nào vì tập khí, cá tính đã hình thành nên thân tâm mỗi cá nhân rất kiên cố và bền chắc. Mong muốn một điều tốt nào đó thì phải chịu khổ cực khó khăn tương ứng quân bình âm dương.
Nếu không hiểu Đạo thì tùy theo số-mệnh mà lưu chuyển. Nếu hiểu Đạo và tâm chân thật nỗ lực không ngừng nghĩ và làm lành, còn theo Thuật thực hành đúng pháp thì có thể chuyển số-mệnh được.
Dũng cảm thành thật sửa sai và thực hành huân tập dần điều lành thì mới cải thiện được số-mệnh, còn như tìm cách ngụy biện cho qua dễ dãi với mình, xấu hổ với người mà không biết hổ-thẹn với chính mình thì, chẳng những chỉ là lý thuyết suông mà còn mắc khẩu nghiệp, rồi lại rơi xuống đúng câu thành ngữ “Giang sơn dễ đổi, Bản tính khó dời” – không xấu hơn là may, mong chi cải thiện được số-mệnh !
NgoaLong
19/01/2014
Xét về khả năng "Cải Mệnh" theo 3 môn trên thì môn Tử Vi có phần kém nhất. Tử Bình cao nhất.
Tại sao vậy?
Có phải liên quan về Số và Lý không (?).
Nếu xem Số mà không xét Lý thì con người cũng không khác gì chim muông vạn vật. Con người hơn chim muông vạn vật ở chổ biết suy nghĩ, có óc sáng tạo. Chim muông vạn vật thua con người ở óc sáng tạo nên có Số mà không có Lý (hoặc Số chiếm phần lớn và Lý chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với con người).
"Người có Lý nên phải chịu lấy trách nhiệm của mình chứ đừng cái gì cũng nhất nhất đổ tại trời. Nhân loại hưng suy, dân tộc tồn vong, cá nhân thành bại, đều do tự mình một phần lớn, há rằng cứ oán trời, kêu đất trách người khác hay sao" (HN).
Con người (Nhân) cũng được dự phần trong Tam Tài: Thiên Địa Nhân cơ mà (hữu thiên đạo yên, hữu nhân đạo yên, hữu địa đạo yên).
Định Mệnh = Số + Lý
Số - phàm những gì không đo ý chí của con người tạo ra, mà con người cứ chịu ảnh hưởng xấu hay tốt, không thay đổi được, cũng không giải thích được
Lý - phàm những gì do ý chí, do sự hiểu biết của con người sáng tạo ra, định đoạt lấy, điều khiển nổi và giải thích được, đều là lý, nó bao gồm cả nền văn minh nhân loại.
"Nếu người cũng tin Lý như tin Số thì có thể đi tới kết quả là: Người có thể cải tạo được phần nào Số mình. Nói một cách khác, người sẽ tự tạo lấy cho mình, một Định Mệnh mới, nó tuy không thỏa mãn được hoàn toàn ý mình, nhưng cũng không quá lệ thuộc vào ý trời nữa" (HN).
Theo phân số toán học thì = Số / Lý
* Số = tử số
* Lý = mẫu số
==>> Khi mẫu số tăng lên thì trị số của tử số giảm đi, ngược lại khi mẫu số giảm đi thì trị số của tử số tâng lên.
Thành ra, ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ Số Mệnh nhiều hay ít cũng một phần do ta (con người). Và ngược lại, thay đổi (cải) được nhiều hay ít cũng một phần từ ta (con người).
*** bài này dựa theo ý và lời của cụ Học Năng ***
Sửa bởi NgoaLong: 19/01/2014 - 11:36
pth77
19/01/2014
- Tử vi với cấu trúc 12 cung thể hiện mối quan hệ của một cá nhân, nó phản ảnh cho cuộc đời cá nhân, chứ không phải là họ trên thực tế. Mệnh trong đó cảm thấy như một cái avata cho cá nhân, là yếu tố đại diện, thông qua đó mà suy xét về cá nhân. Lấy thí dụ cung huynh đệ là biểu đạt xu hướng mối quan hệ, tương tác của cá nhân với anh em huyết thống, nhưng điều này có ý nghĩa thế nào với những cá nhân là con một sinh ra ở Trung quốc... có lẽ nó không có ý nghĩa nào trên thực tế, nhưng trên lá số, nó vẫn có ý nghĩa như trong quan hệ tam hợp, nhị hợp...Tử vi có nền tảng chính yếu là tinh đẩu, với những giá trị ước lệ của tinh đẩu để quán xét số mệnh, nhằm xét mối quan hệ của cá nhân với gia đình và xã hội.
- Tử bình với cấu trúc tứ trụ năm-tháng ngày-giờ, có nền tảng chính yếu là Âm-Dương, Ngũ hành. Mà Âm-Dương, Ngũ hành vốn là các quy luật của Trời - Đất, nên Tử bình quán xét mệnh trong mối tương tác giữa cá nhân với Trời - Đất.
- BTHL với cấu trúc tứ trụ năm-tháng ngày-giờ, có nền tảng chính yếu là 64 quẻ Dịch, biến hoá vô cùng. Nó giúp quán xét mối quan hệ của mệnh trong tương tác ta với ta, với chính bản thân, để dụng quẻ, dụng thời.
- Với các tổ chức, quốc gia, người xưa có Thái ất để quán xét...
- Mỗi môn đều có nền tảng cơ sở xây dựng và giá trị chính yếu của nó nhằm quán xét tới các đối tượng khác nhau, bỏ đi các yếu tố này thì sẽ khác rất nhiều và dường như vẫn chưa thể đầy đủ. Các cụ với sự cẩn trọng vẫn lưu ý rằng:
Thức lâu mới biết đêm dài / Ở lâu mới biết lòng người nghĩa nhân hay Sông sâu còn có người dò / Lòng người nham hiểm biết đo sao tường
- Trong tinh thần đó, dù "cải mệnh" hay "không cải mệnh", dù đúng hay sai, thì nhận thấy mỗi cá nhân đến với cuộc đời là nhờ cha mẹ, tạo hoá ban cho, có lẽ hãy sử dụng quãng thời gian sống quý giá đó một cách hữu ích, tạo ra các giá trị cho bản thân và xã hội, biết đâu sẽ có những giá trị tồn tại mãi với thời gian, được người đời ghi nhận hay phỉ nhổ.
- Năm cũ sắp qua, sang năm Giáp Ngọ 2014, mong bà con, cô bác " Mã đáo thành công"
Sửa bởi pth77: 19/01/2014 - 12:26
GumBall
19/01/2014
NgoaLong, on 19/01/2014 - 11:25, said:
Xét về khả năng "Cải Mệnh" theo 3 môn trên thì môn Tử Vi có phần kém nhất. Tử Bình cao nhất.
Tại sao vậy?
Có phải liên quan về Số và Lý không (?).
Nếu xem Số mà không xét Lý thì con người cũng không khác gì chim muông vạn vật. Con người hơn chim muông vạn vật ở chổ biết suy nghĩ, có óc sáng tạo. Chim muông vạn vật thua con người ở óc sáng tạo nên có Số mà không có Lý (hoặc Số chiếm phần lớn và Lý chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với con người).
"Người có Lý nên phải chịu lấy trách nhiệm của mình chứ đừng cái gì cũng nhất nhất đổ tại trời. Nhân loại hưng suy, dân tộc tồn vong, cá nhân thành bại, đều do tự mình một phần lớn, há rằng cứ oán trời, kêu đất trách người khác hay sao" (HN).
Con người (Nhân) cũng được dự phần trong Tam Tài: Thiên Địa Nhân cơ mà (hữu thiên đạo yên, hữu nhân đạo yên, hữu địa đạo yên).
Định Mệnh = Số + Lý
Số - phàm những gì không đo ý chí của con người tạo ra, mà con người cứ chịu ảnh hưởng xấu hay tốt, không thay đổi được, cũng không giải thích được
Lý - phàm những gì do ý chí, do sự hiểu biết của con người sáng tạo ra, định đoạt lấy, điều khiển nổi và giải thích được, đều là lý, nó bao gồm cả nền văn minh nhân loại.
"Nếu người cũng tin Lý như tin Số thì có thể đi tới kết quả là: Người có thể cải tạo được phần nào Số mình. Nói một cách khác, người sẽ tự tạo lấy cho mình, một Định Mệnh mới, nó tuy không thỏa mãn được hoàn toàn ý mình, nhưng cũng không quá lệ thuộc vào ý trời nữa" (HN).
Theo phân số toán học thì = Số / Lý
* Số = tử số
* Lý = mẫu số
==>> Khi mẫu số tăng lên thì trị số của tử số giảm đi, ngược lại khi mẫu số giảm đi thì trị số của tử số tâng lên.
Thành ra, ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ Số Mệnh nhiều hay ít cũng một phần do ta (con người). Và ngược lại, thay đổi (cải) được nhiều hay ít cũng một phần từ ta (con người).
*** bài này dựa theo ý và lời của cụ Học Năng ***
Nếu luận về Lý và Số thì luận Hà Lạc Lý Số vào thôi chứ đưa Tử Vi Đẩu Số và Tử Bình vào làm gì hả em ? Không lẽ tử vi và tử bình không có Lý ? Không lẽ tử vi đẩu số là Số/Đẩu ?
Anh vừa mới Đẩu Số và Hà Lạc bên kia thì bên này chú đã nhái hàng rồi. hị hị
Phía trên Học Năng định nghĩa sai hoàn toàn về Lý và Số. Khổ thân ổng bị hậu thế mang ra làm bia đỡ đạn.
Sửa bởi Mao3Que: 19/01/2014 - 13:41
AnKhoa
19/01/2014
Chúng ta là tù nhân của sự di truyền?
Vậy cuối cùng, điều gì kiểm soát DNA? Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng DNA tự kiểm soát quá trình sao chép của chính mình. Thật là một vòng luẩn quẩn đầy mỉa mai; và bằng chứng này càng ủng hộ thêm cho quan điểm số phận của chúng ta bị kiểm soát bởi DNA mà chúng ta có được ngay từ khi sinh ra. Bạn là tù nhân của sự di truyền. Ví dụ, các nhà khoa học quan sát một nhóm người, tính điểm cho mỗi người về mức độ hạnh phúc trong cuộc sống, và rồi cố gắng tìm ra xem sự khác biệt về gene giữa nhóm người hạnh phúc nhất và ít hạnh phúc nhất. Hẳn nhiên, họ sẽ tìm ra sự sai khác ở một nhóm gene, và báo chí sẽ ngay lập tức đưa tin rằng “Các nhà khoa học đã tìm ra gene khiến con người hạnh phúc”. Đó là cách thức phổ biến để các nhà khoa học tìm ra gene quyết định rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống con người : khả năng bị trầm cảm, khả năng bị ung thư, khả năng hạnh phúc… Bạn có thể nghĩ rằng “Thật đau khổ, theo nghiên cứu đó, gene hạnh phúc đó của tôi chẳng tốt đẹp gì, có lẽ tôi sẽ phải sống buồn rầu suốt phần đời còn lại”. Đó chính là cách mà chúng ta được dạy ở trường y khoa, rằng con người thật sự không có chút hy vọng nào để có thể cải thiện hay thay đổi gene (số phận) của mình. Và hệ quả là họ bắt đầu trở nên thiếu trách nhiệm với bản thân “Thưa sếp, sếp hay bảo rằng tính tôi lười biếng, nhưng tôi muốn cho sếp biết rằng cha của tôi cũng vậy. Sếp còn kỳ vọng rằng tôi có thể khác sao? Gene của tôi khiến tôi lười biếng. Tôi chẳng thể làm gì để thay đổi nó được.”
...
Mọi sinh vật là một chiếc máy tính
Các nghiên cứu sinh học mới nhất cho biết rằng, bộ não của các tế bào nằm ngay ở bộ da của chúng, tức màng tế bào. Tôi bắt đầu nhận thấy rằng một tế bào giống như một chiếc máy tính, mà nhân của chúng chính là một ổ đĩa cứng. Gene là các chương trình được nạp sẵn trong ổ cứng. Chúng có góp phần không nhỏ trong việc vận hành, điều phối mọi hoạt động của tế bào; nhưng chính những thông tin được nhập vào từ môi trường mới là thứ điều khiển cách sinh tồn của tế bào. Màng tế bào chính là nơi tiếp nhận những thông tin, tín hiệu từ môi trường; do đó chính nó là bộ vi xử lý của tế bào. Do DNA ở trong nhân (ổ cứng) của mỗi tế bào đều lưu trữ mọi thông tin, chức năng của các tế bào khác thông qua 25 nghìn gene, hay 25 nghìn đoạn chương trình; cho nên các tế bào gốc đều có tiềm năng để biến đổi thành mọi loại tế bào khác trong cơ thể mà chúng muốn. Điều kiện để tác động đến tiềm năng, quá trình phát triển đó chính là điều kiện môi trường; tùy vào môi trường yêu cầu thế nào, cần loại tế bào nào thì tế bào gốc có thể biến đổi thành kiểu tế bào đó. Nói cách khác, chính chúng ta là người lập trình nên các tế bào của chúng ta; thông qua những trải nghiệm sống, suy nghĩ, cảm xúc
…
Cấu trúc Thần Khí, dù có được tìm ra bằng Tử Vi, Tử Bình, Nhân Tướng, Hà Lạc ... thì vẫn chỉ coi là như những Chương trình phần mềm. Nó tất nhiên là hoạt động theo cách nó được lập trình. Nhưng quan trọng hơn, nó nhận Input từ bên ngoài, qua Process mà cho ta ra Output.
Và một vấn đề quan trọng không kém, đây không phải là Chương trình được lập trình cố định, mà nó đủ linh hoạt để Learning dựa trên những trải nghiệm trước đó.
Cho nên, cùng một Cấu trúc Thần Khí, cùng một lá số, nhưng anh Input vào khác nhau thì Ouput phải khác nhau.
Vậy, hỏi: Những ai không cải mệnh được ?
Đáp: Chỉ có những người không nghĩ là cải được và không cố gắng thôi. Ngoài ra thì không có ai cả !
GumBall
19/01/2014
AnKhoa
19/01/2014
GumBall
19/01/2014
Số= 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
Lý= chẵn, lẻ.
Lý và Số luôn song hành, có bao giờ có số mà không có lý ? có bao giờ có âm mà không có dương ?
Nói cầm thú có số không có lý, chẳng phải nói tử vi đẩu số là cầm thú ư ?
Ghê gớm thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội.
AnKhoa
19/01/2014
Mao3Que, on 19/01/2014 - 13:51, said:
Bài trước nói rằng Mao3Que chính xác ở chỗ đã hiểu chữ Cải Mệnh ở đây nghĩa là gì, chứ không phải công nhận câu hỏi sai.
Từ đầu tôi đã nói rất rõ: Đừng hạn chế chữ Mệnh trong theo thời gian của các môn Mệnh lý (vì thời gian là ảo giác, cho nên truy theo cái Mệnh này là truy theo cái Ảo). Các vị không đọc cái này thì mọi cái sau chỉ là "ông nói gà bà nói vịt" thôi.
AnKhoa
19/01/2014
Mao3Que, on 19/01/2014 - 13:59, said:
Số= 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
Lý= chẵn, lẻ.
Lý và Số luôn song hành, có bao giờ có số mà không có lý ? có bao giờ có âm mà không có dương ?
Nói cầm thú có số không có lý, chẳng phải nói tử vi đẩu số là cầm thú ư ?
Ghê gớm thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội.
Ra vẫn loanh quanh "Think inside the box". Cái này ý của mr Ngoa Long, để mr này tiếp vậy.
GumBall
19/01/2014
ankhoa, on 19/01/2014 - 14:00, said:
Từ đầu tôi đã nói rất rõ: Đừng hạn chế chữ Mệnh trong theo thời gian của các môn Mệnh lý (vì thời gian là ảo giác, cho nên truy theo cái Mệnh này là truy theo cái Ảo). Các vị không đọc cái này thì mọi cái sau chỉ là "ông nói gà bà nói vịt" thôi.
Đã hiểu và dịch lại lời của thằng ngọng cho người khác hiểu.