Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
tamthien, on 08/01/2014 - 23:09, said:
Đương số có khả năng bị diphtheria disease (Bệnh bạch hầu) một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây viêm họng, mũi, thanh quản, họng đỏ, nuốt đau, da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ dẫn tới tử vong nhanh chóng do nhiễm trùng mũi họng gây khó thở, suy hô hấp, tắc nghẽn đường thở...
Trẻ có thể chưa được chích ngừa (vaccine) phòng ngừa bệnh bạch hầu và bị ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây lây nhiễm do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Cháu nghĩ là trình độ y học trong nước thời điểm đó cũng khá tiến bộ rồi bác ạ, mặc dù thiếu thốn nhiều về máy móc thiết bị nhưng kiến thức lâm sàng của thầy thuốc khá tốt, chả kém gì nước ngoài.
Theo tiêu chí đào tạo bác sĩ của thầy Đặng Văn Chung, giáo sư đầu ngành về nội khoa thì: Vì nước ta còn nghèo nên đào tạo bác sĩ sao cho chỉ khai thác triệu chứng lâm sàng đã chẩn đoán chính xác được bệnh. Còn cận lâm sàng thì chỉ làm những cái bắt buộc phải làm và những thứ cần thiết để chẩn đoán phân biệt để đi đến chẩn đoán xác định. Rất hạn chế lạm dụng chụp chiếu xét nghiệm tràn lan như ngày nay để đỡ tốn tiền cho bệnh nhân, vì thời đó cả nước còn nghèo.
Về bạch hầu, là vi khuẩn nên lấy bệnh phẩm soi kính hiển vi quang học vật kính cổ điển x10, x20 phóng đại vài ngàn lần cũng dễ thấy, mặt khác cũng dễ nhìn bằng mắt thường mà chẩn đoán được vì có giả mạc trắng bịt hầu họng không thở được.
Đúng như thầy Bội nói, mụn rộp nước nói chung hay gặp là virus. Trừ viêm gan, HIV nó ký sinh trong tế bào cơ thể (tế bào gan, tế bào bạch cầu) nên thoát được sự khống chế của hệ miễn dịch mà tồn tại lâu trong cơ thể. Còn lại đa số các loại virus khác đều tồn tại chỉ khoảng 10-15-20 ngày rồi bị loại thải. Những loại vi rút này thường ít nguy hiểm nhưng nếu gây biến chứng và thêm bội nhiễm vi khuẩn thì rất nguy hiểm, như cúm, tay chân miệng...
Biến chứng nguy hiểm thường gặp là viêm phổi gây suy hô hấp cấp mà tử vong, hoặc viêm não, viêm màng não tử vong ngay hoặc để lại di chứng. Hiếm gặp hơn như viêm màng ngoài tim gây ép tim mà ngừng tim...
Viêm não màng não có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các trung khu tuần hoàn và hô hấp trên não cũng gây tử vong.
Thường thì tử vong khi 2 bộ máy sau bị tổn thương:
- Tuần hoàn: Tim + mạch máu ngừng đập
- Hô hấp: Tắc thở, ngừng thở
Tuần hoàn và hô hấp gọi là 2 chức năng sống còn của cơ thể, chỉ cần ngừng 1 trong 2 chức năng đó là cơ thể đi vào trạng thái tử vong vì đều gây thiếu dưỡng khí (Oxy) nuôi dưỡng các cơ quan khác.
Tóm lại:
Theo nhận định của tôi cũng giống Thầy Bội là bị nhiễm một loại virus nào đó và có biến chứng ảnh hưởng đến 2 chức năng sống còn của cơ thể là tuần hoàn và hô hấp mà tử vong.
Để biết chính xác là loại virus nào thì phải lấy được bệnh phẩm, phân lập rồi nuôi cấy hoặc đem soi trên kính hiển vi điện tử phóng đại cỡ 2 tỷ lần.
Bài học kinh nghiệm:
Tại sao dịch SARS (1 loại virus) cứ vào viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới là sống, vì bệnh đó gây suy hô hấp nghiêm trọng, ở viện đó cho bệnh nhân thở máy đúng phương pháp nên bệnh nhân sống.
Trước 1 bệnh nhân nguy kịch, nhìn xem trạng thái thở của họ như thế nào, có dấu hiệu suy hô hấp không (khó thở, tím tái...), bắt mạch xem có thấy mạch nhanh mà yếu mờ hoặc không thấy mạch không (huyết áp tụt, suy tuần hoàn) ...
Tức là khi 1 trong 2 chức năng sống còn bị đe dọa (hô hấp, tuần hoàn), thì -> mang vô khoa hồi sức cấp cứu khẩn trương.
Sửa bởi ReadCopy: 09/01/2014 - 05:27