Jump to content

Advertisements




GẬY KIM CANG HÉT- HOÀ THƯỢNG TUYÊN HOÁ - QUYỂN HAI


108 replies to this topic

#61 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 22:05

296. Hỏi: Phật Pháp đối với con thật là mới mẻ, con muốn biết Ngài dạy về tông phái nào vậy?

Đáp: Chùa Kim Sơn chúng tôi là một Phật Giáo của toàn bộ Phật Giáo chớ chẳng đơn độc thuộc về một tông nào, nên không có tông và cũng không có phái.

297. Hỏi: Sau này khi xây Đại Hùng Bảo Điện, chúng ta sẽ dựa trên nguyên tắc gì?

Đáp: Tiết kiệm công, dễ bảo trì.

298. Hỏi: Thưa Sư Phụ, xe ở phía trước chạy sai đường, vì đệ tử chạy theo nó nên cũng lạc đường luôn.

Đáp: Người ta đi sai đường, nhưng con không thể đi sai theo họ.

299. Hỏi: Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo có gì không giống nhau? Con không hiểu rõ, xin Hoà Thượng giải thích?

Đáp: Giải thích để làm chi? Con thích Thiên Chúa Giáo thì tin theo đạo Thiên Chúa, con trồng nhân nào thì kết cái quả ấy. Như nếu con thích Phật Giáo thì học tập theo đạo Phật. Đây là tuỳ theo ý thích của tự con thôi, hễ trồng nhân gì thì được quả đó. Giống hay không giống gì cũng đều là "chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành", tức là đừng làm các việc ác, hãy làm các việc thiện đó thôi!

300. Hỏi: Thế nào là vui? Linh hồn là gì? Chúng ta làm sao để tiếp xúc với linh hồn của mình?

Đáp: Thế nào là vui, tôi đã nói qua rồi. Không tranh là vui, không tham là vui, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối tức là vui đấy.
Nếu tranh thì mình sẽ phải moi óc suy tính để tranh chấp hơn thua với người ta, vậy thì khổ quá!
Còn nếu tham, cái tham khiến mình ban đêm ngủ không được, ban ngày ăn cơm cũng không ngon, đó cũng là khổ.
Mình mà hướng ra ngoài truy cầu, kể cả như nam theo đuổi nữ, nữ tìm cầu nam, rồi thì cái gì cũng quên hết. Cả cha mẹ mình cũng không quan tâm tới, mà chỉ biết đi tìm đối tượng của mình thôi, cho nên đó là khổ.
Còn về ích kỷ thì sao? Bởi vì ích kỷ mà chúng ta cứ làm những chuyện có lợi cho mình nhưng tổn hại người.
Tự lợi là chuyên môn tính phần lợi về mỉnh chứ không nghĩ đến sự lợi lạc của người.
Nếu mình nói dối cũng là khổ, không biết đủ thì khổ, như nếu biết đủ, mình sẽ được an vui.
Còn về linh hồn thì nó là Phật tánh của mình đó, nếu nói theo người bình thường thì người ta gọi Phật tánh là linh hồn. Khi mình tu được rồi thì nó sẽ thành Phật, nếu mình tu không được, nó sẽ thành ma. Nếu như muốn tiếp xúc với linh hồn à! Tự mình không nhìn thấy được linh hồn của mình đâu; nếu muốn thấy được nó thì mình phải đoạn dục bỏ ái để lo tu hành. Nếu chúng ta không đoạn trừ ái dục thì không cách nào biết được linh hồn của mình là cái gì đâu.

Thanked by 2 Members:

#62 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 22:16

301. Hỏi: Tại sao chúng ta rất ít khi nghe đến chuyện Tỳ Kheo Ni tu thành chánh quả hoặc là tu thành Bồ Tát vậy?

Đáp: Mãi đến nay nhục thân của Tỳ Kheo Ni Vô Tận Tạng ở chùa Nam Hoa (Trung Quốc) vẫn chưa bị huỷ hoại; và chuyện Long Nữ dâng hạt châu cúng dường Phật thì lập tức thành Phật, con chưa nghe qua sao? Con phải nên xem kinh Phật nhiều thêm nữa. Không phải tôi chê con, nhưng sự thật là kiến thức của con vẫn còn hạn hẹp quá đó.

302. Hỏi: Chúng con có thể nào xin Hoà Thượng giảng về con mắt thứ ba được không?

Đáp: Còn có cả ngũ nhãn tức con mắt thứ năm nữa đó, chứ không phải chỉ có con mắt thứ ba mà thôi!

303. Hỏi: Thưa Sư Phụ, tại San Francisco trời đã nắng hạn lâu rồi không có mưa, vậy chúng ta nên cầu mưa như thế nào?

Đáp: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.

304. Hỏi: Bàn tay thủ ấn của Bồ Tát Quán Thế Âm có liên hệ gì với mật mã của vũ trụ không?

Đáp: Tôi không biết gì về mật mã vũ trụ, mà cũng không biết chi về bàn tay thủ ấn của Bồ Tát Quán Thế Âm nên tôi không cách nào trả lời cho con được.

305. Hỏi: Nhà Nho thì nói "cách vật chí tri" tức tìm hiểu sự vật để tường tận lý lẽ, có phải là không giống với lý "cách vật" mà Phật Giáo đã giảng?

Đáp: Danh từ tuy không giống nhưng có ý nghĩa giống nhau. "Cách vật trừ dục" cũng tức là tâm thanh tịnh ít dục, cũng chính là đoạn trừ ái dục. Lý "Cách vật" của Nho Giáo thì không giống như tôi nói, họ không có nói "vật dục" này là cái gì, mà chỉ nói là "cách trừ vật dục" thôi!

Thanked by 2 Members:

#63 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 22:25

306. Hỏi: Nếu Sư Phụ không cho đệ tử lập hội hàng này nọ, vậy làm sao có nhiều người đến cúng dường?

Đáp: Nếu người xuất gia có thể giữ giới và biết tu hành thì tự nhiên sẽ có người đến cúng dường.

307. Hỏi: Thế nào là hết sanh tử?

Đáp: Hễ con muốn "hết" thì có thể hết mà!

308. Hỏi: Trong các tôn giáo trên thế giới, nếu quan sát một cách đại khái thì rốt cuộc tôn giáo nào là tôn giáo tốt?

Đáp: Thì tôn giáo mà tự con tin là tốt nhất. Tại sao vậy? Bởi nếu nó không tốt thì con đâu có tin theo.

309. Hỏi: Trong Kinh Kim Cang nói: "Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc". Vậy chúng ta có thể dùng câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" để giải thích "ba tâm" đó không?

Đáp: Tâm quá khứ đó đã qua rồi, con đi đâu để tìm cái tâm đó? Tâm hiện tại thì không ngừng nghỉ, như vậy cái tâm nào là tâm hiện tại đây? Tâm vị lai vẫn còn chưa đến! Cho nên không thể có được ba cái tâm đó, tức là đừng có khởi vọng tưởng.

310. Hỏi: Làm sao để điều phục cái tâm ưu sầu, lo sợ?

Đáp: Nếu không có chuyện thì lấy gì để mà ưu sầu, mà lo sợ? Chắc là tự tâm con có vấn đề rồi.

Thanked by 2 Members:

#64 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 22:33

311. Hỏi: Khi tụng kinh, thường thì miệng con tụng còn tâm khởi vọng tưởng, vậy con phải làm sao?

Đáp: Cứ tiếp tục niệm!

312. Hỏi: Làm sao để trở thành một Phật Giáo đồ chánh tín?

Đáp: Thành tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.

313. Hỏi: Nếu người tại gia muốn tu hành các giáo pháp một cách viên mãn, nhưng trong nhà có người không biết tu thường hay phản đối, vậy con phải nên làm sao?

Đáp: Con nên chân thật mà thực hành, tự bản thân hãy cố gắng tu hành và càng phải biết hướng về nẻo chánh mà làm.

314. Hỏi: Có những công việc như sơn quét tường vách, đóng kệ làm bàn Phật, bục lạy, sửa chữa cửa ngõ, cửa sổ, vá chỗ rỉ nước, thay mái ngói mới v.v... tất cả đều do chúng xuất gia và tại gia tự tay làm. Tại sao chúng ta không bỏ ra chút tiền để mướn người ta làm? Như vậy chẳng phải tiết kiệm được thời gian để cho mọi người tu hành hay sao.

Đáp: Tôi không có lãng phí như quý vị đâu! Vậy chứ quý vị hiện đang làm cái gì ở đây?

315. Hỏi: Đệ tử tức giận ghê lắm bởi vì có người đã mắng Sư Phụ!

Đáp: Con có thay ta cảm ơn người đó không? Ngay cả cái ngã của mình cũng chưa buông bỏ được, vậy còn tu hành gì nữa đây?

Thanked by 2 Members:

#65 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 22:46

316. Hỏi: Tại sao pháp tài có thể bị tổn thất và công đức có thể bị tiêu tan?

Đáp: Tại vì quý vị chuyên dùng tâm, ý và thức. Như dùng tâm để tính toán, dùng ý để suy ngẫm và dùng thức để phân biệt. Vì cứ chuyên dụng công ở tâm, ý, thức nên pháp tài mới bị tổn thất và công đức cũng bị tiêu mất luôn.

317. Hỏi: Có những quảng cáo thấy rất tội nghiệp vì muốn khơi lòng thương hại của mọi người khiến người ta phần đông xem xong đều phải bố thí. Như vậy có đúng pháp không?

Đáp: Thường thì những việc đúng đắn đều có thể làm được, nhưng nếu vì muốn có được nhiều người bố thí mà làm những điều tuyên truyền như thế thì là phạm giới đấy.

318. Hỏi: Tại sao Sư Phụ quyên tiền cho các cơ quan, đoàn thể mà không cho chúng con đăng báo để mọi người biết là Vạn Phật Thành cũng thường làm việc bố thí?

Đáp: Là người tu hành mà còn muốn cầu danh sao?

319. Hỏi: Sư Phụ đi rồi, đệ tử phải tu hành như thế nào?

Đáp: Cứ y theo Lục Đại Tông Chỉ, đừng quên gia phong của Vạn Phật Thành và không được phan duyên.

320. Hỏi: Đệ tử muốn thành lập một hội đoàn gì đó để có thể thu nhận thêm nhiều hội viên, được không?

Đáp: Đệ tử làm sai thì làm thầy, tôi phải gánh lấy nhân quả, mà các vị có làm sai thì các vị cũng phải tự gánh lấy nhân quả. Nếu muốn tu hành, phàm làm bất cứ chuyện gì mình cũng đừng nên sai lầm về nhân quả. Và chớ có phạm tội tham lam.

Thanked by 2 Members:

#66 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 22:52

321. Hỏi: Làm sao để có thể tiêu diệt nạn thiên tai?

Đáp: Nếu người người đều không sanh tâm sân hận.

322. Hỏi: Vì sao người đó bị ma nhập?

Đáp: Bởi vì y tham được thần thông, tới đâu cũng muốn cầu thần thông.

323. Hỏi: Có một vị tu sĩ nói với đệ tử rằng ông là Phật gì đó đến.

Đáp: Đó là nói láo, là đại vọng ngữ.

324. Hỏi: Sư Phụ vì cầu cho có mưa mà đã không ăn gì cả tuần lễ rồi. Bây giờ tại Hoa Kỳ và Đài Loan đều có mưa, vậy chúng con có thể đăng báo được không?

Đáp: Ta không ăn để hồi hướng cho tất cả chúng sanh, chứ không phải vì cầu danh, các vị chớ đừng đi đến đâu cũng muốn rao truyền quảng cáo đến đó.

325. Hỏi: Tại sao cầu cho mưa mà không được đăng báo?

Đáp: Nếu làm vậy tức sẽ không có cảm ứng.

Thanked by 2 Members:

#67 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 23:01

326. Hỏi: Nếu người trong gia đình không hoà hợp với nhau thì chúng ta nên xử lý bằng thái độ nào?

Đáp: Kinh Kim Cang có dạy: "Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn, bọt nước, như sương tan, cũng như điện chớp, nên quán chiếu như vậy."

327. Hỏi: Hiện khắp nơi trên thế giới có nhiều hoạn nạn, nếu không là thiên tai thì là nhân hoạ do con người gây ra, tội nghiệp thay cho những người này!

Đáp: Tự mình vẫn chưa làm tốt được thì sao còn có thể lo rầu giùm cho thiên hạ nữa chớ?

328. Hỏi: Chúng con làm sao mới có thể sớm được thành Phật?

Đáp: Nên học cách đối xử với mọi người trước đi.

329. Hỏi: Sau khi học qua Phật Pháp, đệ tử mới biết là có những việc về pháp luật mình có thể làm, nhưng về giới luật thì không được làm. Trước kia con đã làm quá nhiều chuyện không đúng, cầu xin Sư Phụ khai thị chỉ điểm cho con.

Đáp: Trời sẽ không trừng phạt người biết hối lỗi đâu.

330. Hỏi: Có người bị bệnh nặng, mà bác sĩ lại không trị được. Chúng con trì Chú Đại Bi hoặc Chú Lăng Nghiêm để giúp bệnh nhân trị bệnh thì cần phải chú ý đến những điều gì?

Đáp: Người bệnh cần phải sám hối những nghiệp tội mà y đã gây ra lúc trước.

Thanked by 2 Members:

#68 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 23:08

331. Hỏi: Sao Sư Phụ không dạy chúng con bắt ấn?

Đáp: Bắt ấn chỉ là giúp cho người ta được chuyên nhất không bị phân tâm, nhưng nếu mình đã có định lực rồi thì còn dùng đến thủ ấn để làm gì?

332. Hỏi: Trong lúc đệ tử ngồi thiền chỉ nhất tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng sao con lại thấy Sư Phụ ở trước mặt con.

Đáp: Bất kể là con thấy cái gì đi nữa, tuyệt đối đừng để mình chuyển theo cảnh giới đó.

333. Hỏi: Tại sao Sư Phụ không cho chúng con tổ chức những hoạt động như người thế tục?

Đáp: Đừng có đi các nơi để phan duyên, tu hành chỉ có tiến tới phía trước, chứ không thể thụt lùi ở phía sau. Các con có hiểu rõ không?

334. Hỏi: Tại sao mỗi lần có thai con đều bị sảy thai?

Đáp: Tại vì kiếp trước con là lính và đã sát sanh quá nhiều đi!

335. Hỏi: Sư Phụ quy định cho tứ chúng thay phiên nhau giảng kinh hoặc là lập lại bài giảng, vậy người tại gia phải giảng giải như thế nào mới là đúng pháp?

Đáp: Hãy căn cứ vào kinh điển, chớ nên giảng giải một cách tuỳ tiện.

Thanked by 2 Members:

#69 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 23:21

336. Hỏi: Hiện nay quả địa cầu đang lâm vào một đại tai kiếp. Như chúng ta đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, quan chức thì tham ô, hối lộ v.v... đều là các cảnh trạng tuyệt vọng quá đi. Là Phật tử, chúng ta còn hy vọng có phương pháp gì hầu cứu vãn tình cảnh này không?

Đáp: Hãy đoạn dục bỏ ái! Chính là cái này đấy, nếu không có cái này thì mọi sự đều tốt đẹp cả. Bất kể dù có ai phản đối đi nữa, nếu tôi không nói về điều này tức không thể được, còn tin hay không thì tuỳ quý vị.

337. Hỏi: Nhằm lúc xã hội đang lan tràn tình sắc, chúng con phải làm thế nào để không chấp trước vào sắc tướng?

Đáp: Đừng có học theo lối thiền ở đầu môi, cũng đừng bắt chước học làm người đá là chỉ biết nói chớ không biết làm.

338. Hỏi: Làm thế nào để có thể giúp cho quốc gia được yên ổn và dân chúng được bình an?

Đáp: Vị nguyên thủ của quốc gia phải có đức, đồng thời phải biết dùng bậc hiền sĩ nhân tài.

339. Hỏi: Có người nói tu hành thì không được kết hôn, còn muốn kết hôn thì không thể tu hành. Vậy kết hôn thì không thể tu hành, thật sao?

Đáp: Kết hôn có gì tốt chớ? Ba cái bảo bối quan trọng nhất của con người là tinh khí thần, mà kết hôn tức là dùng đến ba thứ này và hễ dùng chúng càng nhiều thì người ta càng chết sớm. Vậy kết hôn có gì tốt hả?

340. Đệ tử: Đệ tử đã chuyển lời của Sư Phụ đến vị Pháp sư chùa đó và vị Pháp sư chùa đó nói rằng, đang lúc bấy giờ cái ý nghĩ đầu tiên của Pháp sư là muốn dùng số tiền mà được cúng dường vào việc xây cất Đại Hùng Bảo Điện. Và sau đó biết là không đủ kinh phí để hoằng pháp, nên Pháp sư đã trích ra một phần tiền đó để dùng vào việc hoằng pháp.

Hoà Thượng: Bây giờ quý vị đã hiểu rõ chưa? Tiền đó vốn dùng cho Đại Hùng Bảo Điện thì không được lấy ra để dùng vào việc hoằng pháp.

Thanked by 2 Members:

#70 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 28/12/2013 - 11:35

341. Hỏi: Vì sao trước đây có những người đã hoàn tục?

Đáp: Tại vì họ ham thích được tâng bốc.

342. Hỏi: Có khi chúng con gặp phải những người rất là không biết điều.

Đáp: Không nên kết ác duyên với bất cứ ai. Chúng ta nên đối xử với mọi người bằng lòng từ, bi, hỷ, xả, thậm chí đem cả tính mạng mình ra đền bù cũng không sao. Luôn luôn rộng lòng tha thứ người khác, đối với ai ta cũng không nên có tâm sân hận, ganh ghét, hoặc gây chướng ngại. Bằng không một khi những quả báo ác đó chín muồi thì mình sẽ khổ lắm thay!

343. Hỏi: Nhiều tín đồ tới đây, thường là để trút nỗi uất ức và phiền muộn của họ đấy.

Đáp: Tôi không biết giáo hoá người ta như thế nào nên mỗi ngày tôi đều sanh tâm hổ thẹn. Nếu như tôi có khả năng biết làm sao để hoá độ người thì các vị sớm đã hết phiền não rồi.

344. Hỏi: Nguyện cầu Ân Sư vạn thọ vô biên để hoằng dương Phật Pháp và phổ độ chúng sanh hữu tình.

Đáp: Tôi đã chết rồi!

345. Hỏi: Chúng con làm sao để khắc phục các thói quen háo ăn và tham ngủ?

Đáp: Thì đừng ăn! Một khi không ăn thì sẽ không ngủ. Con ít ăn thì sẽ ít ngủ, vì hễ ăn nhiều thì sẽ ngủ nhiều.

Thanked by 2 Members:

#71 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 28/12/2013 - 11:43

346. Hỏi: Thưa Sư Phụ, con có thể xuất gia được không?

Đáp: Có thêm một người cũng không nhiều, ít đi một người như con cũng không ít.

347. Hỏi: Nhà Phật thường nói đến nhân duyên, như đức Phật không độ người không có duyên với Ngài. Trong thời mạt pháp này, đa số người không có duyên thì họ chỉ có thể sống trôi nổi theo dòng đời và lầm mê trong sáu nẻo luân hồi phải không? Hoặc là họ chỉ có thể tự tìm những đoạn văn trong sách vở để hiểu biết thêm đôi chút về các bậc thiện sĩ?

Đáp: Văn chương đó viết về cái gì vậy? Đặt câu hỏi là phải đi thẳng vào vấn đề, cần đơn giản thẳng thắn, chứ không phải như là viết văn chương, không phải là làm bài văn nửa cổ nửa kim, sắp xếp theo thứ lớp rồi thì được đỗ làm tú tài ngay.

348. Hỏi: Thế nào là A La Hán, còn thế nào là Thượng Nhân?

Đáp: Học sinh tiểu học mà muốn biết bác sĩ học sách gì thì không cách gì biết được đâu!

349. Hỏi: Con mới tin theo Phật không được bao lâu nên cảm thấy rất hoang mang. Con lại thường được các đồng nghiệp dẫn đi gặp nhiều vị Sư Phụ. Có vị bảo con tụng kinh, có người dạy con niệm hồng danh Phật, Bồ Tát. Nhưng rốt cuộc thì con cũng không biết là nên tụng bộ kinh nào mới đúng đây?

Đáp: Kinh gì cũng không niệm!

350. Hỏi: Con làm sao để trừ bỏ cái tật xấu tham ăn và tham ăn ngon?

Đáp: Con mà không ăn tức trừ bỏ hết các tật xấu thôi!

Thanked by 2 Members:

#72 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 28/12/2013 - 12:04

351. Hỏi: Xin thưa, thắc mắc của con là quan hệ về thiền. Có một số người nói ngồi thiền là đi đứng nằm ngồi chi cũng đều được cả, không gì là chẳng phải thiền. Nhưng họ chỉ bảo chúng con ngồi thiền mà không có nói ra các phương pháp thiền ra sao. Vậy đi đứng nằm ngồi như thế nào mới là tu thiền? Con chỉ có nghe về ngồi thiền chứ chưa từng nghe qua là có thiền đi, thiền đứng, lại còn có thiền nằm gì đâu!

Đáp: "Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói nín động lặng thân vẫn an nhiên. Dù gặp mũi dao nhọn ta cũng thản nhiên, nếu như bị thuốc độc quấy nhiễu ta cũng an nhàn." Những điều đó không phải đã nói quá rõ ràng rồi sao? Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền. Thí dụ như chúng ta tham quán câu Ai niệm Phật, khi đi cũng là quán xét câu Ai niệm Phật, chứ không phải là câu Ai niệm tiền à! Mà lúc ngồi mình cũng quán Ai niệm Phật, chứ nào phải quán Ai niệm ăn; rồi khi nằm, mình cũng tham câu Ai niệm Phật. Quán câu Ai niệm Phật tức là phải tìm cho ra cái "ai" này, chứ không phải là chỉ niệm cái chữ đó mà thôi!

352. Hỏi: Con thấy Phật Giáo đã phân chia ra thành nhiều tông phái rồi, thưa có phải vậy không?

Đáp: Tất cả các tôn giáo, cho đến vạn sự vạn vật đều tuỳ theo nhân duyên nghiệp cảm của chúng sanh mà có. Phật Giáo và các tôn giáo khác cũng không ra khỏi cái quy luật nhân duyên đó. Bởi vậy nên nói: "Một lý thông hiểu rồi, thì trăm lý đều hiểu rõ." Lúc đầu tôn giáo vốn để câu thúc những hành vi quá đáng của con người, khiến cho người ta sửa ác hướng thiện. Nhưng vì con người sanh tâm phân biệt nên có ý kiến về hệ phái, mà hễ có hệ phái tức sẽ phát khởi tranh chấp.

353. Hỏi: Phật nói Phật tánh vốn thanh tịnh, vậy vô minh là từ đâu đến thế?

Đáp: "Nhất niệm bất giác sanh tam thế, cảnh giới vi duyên trưởng lục thô", vô minh của con là từ ái tình mà sanh ra, mà vô minh là cái tên riêng của ngu si đó.

354. Hỏi: Có vị xuất gia, khi nhập thất thì xảy ra chuyện sai lầm. Như có âm khí nhập thân, tinh thần không được bình thường, mất hết lý tánh, có cái gì đó đang điều khiển thầy ấy, khiến thầy ấy quên cả niệm Phật. Ban đêm lại có âm thanh quấy nhiễu khiến thầy không có cách nào ngủ yên nên rất khổ sở.

Đáp: Đó là bởi vì tham cầu thần thông. Tham cầu thần thông cũng là tham, sân, si đấy! Cho nên thầy đó mới bị si.
- Xin Hoà Thượng phát lòng từ bi cứu độ vị xuất gia này. Chúng con không biết phải làm sao.
- Tôi cũng không phải là đấng vạn năng.

355. Hỏi: Lâu nay con thường tuởng nhớ về chuyện quá khứ và những điều đó thường hay quấy nhiễu con.

Đáp: Khi từ sở làm trở về thì con đừng nghĩ nhớ đến những chuyện đã qua. Trong lúc con giải quyết các công việc, đương nhiên là con phải dùng đến trí huệ của mình để làm cho công việc được hoàn thành mỹ mãn. Nhưng khi công việc đã được hoàn tất rồi thì con đừng có nghĩ đến nó nữa, mà hãy lắng yên tâm thần. Đừng xem trọng đời sống con người một cách thái quá, mà hãy xem nó như một vở kịch thôi. Vậy thì lo rầu và phiền não sẽ giảm bớt đi và mình sẽ được an vui trong tự do tự tại. Nếu thường không phân biệt xấu tốt thì mình sẽ không bị quái ngại; còn nếu mình cứ lay chuyển tuỳ theo cảnh giới, nào là xấu, nào là tốt, rồi vọng sanh phân biệt thì con đường đạo sẽ ngày càng xa xôi biền biệt.

Thanked by 2 Members:

#73 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 28/12/2013 - 19:43

356. Hỏi: Xin hỏi "nếu tâm diệt, thời tội cũng diệt hết" phải không?

Đáp: Nếu con có thể quên hết thì tội lỗi cũng không còn. Nhưng con không thể quên hết được, vì nghiệp tội mà con đã tạo thì chứa ở trong tâm nên không dễ gì quên đâu. Nếu con thật sự có thể quên ráo hết, vậy thì còn cái gì nữa?

357. Hỏi: Trong quá khứ con đã giết sâu, trùng, muỗi và sát sanh có trên hàng vạn con. Nếu trì Chú Vãng Sanh thì con phải trì bao nhiêu biến mới có thể tiêu diệt hết nghiệp sát này?

Đáp: Nếu con đoạn trừ được dục vọng, con chỉ cần trì một câu thôi cũng được ứng nghiệm không thể tưởng; còn như không đoạn dục được, dù con có trì một vạn câu cũng chẳng có linh cảm gì.

358. Hỏi: Bởi vì con lo rầu mà mất ngủ, hay lại là ác nghiệp gì vậy? Con làm sao để hoá giải nó?

Đáp: Ai bảo con rầu lo chớ?

359. Hỏi: Bà ngoại con được một người nọ chăm sóc và bà đã qua đời bảy, tám năm rồi. Bà mất vào tháng bảy âm lịch. Căn cứ vào phong tục của Trung Quốc, người ta cho đó là điều không kiết tường và cũng là điều không tốt đối với người chết. Vậy con nên làm sao để giúp cho bà ngoại con? Nếu không thì tâm bà cứ cảm thấy không an, con nên làm sao mới phải?

Đáp: Thiệt pà phiền quá hả!

360. Hỏi: Đệ tử có đứa con năm tuổi, năm ngoái khi nhìn thấy người bán gà giết gà thì nó oà khóc và phát nguyện rằng vĩnh viễn sẽ không ăn thịt chúng sanh. Cho mãi tới nay nó vẫn giữ lời không hề thay đổi. Xin Hoà Thượng chỉ dạy, đệ tử phải làm sao để giúp đứa con này tăng trưởng huệ căn. A Di Đà Phật, xin cảm tạ Hoà Thượng khai thị.

Đáp: Cháu bé không ăn thịt chúng sanh thì nó sẽ không phải làm chúng sanh đó!

Thanked by 2 Members:

#74 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 28/12/2013 - 19:51

361. Hỏi: Thế nào gọi là "không nghĩ thiện cũng không nghĩ ác."

Đáp: "Không nghĩ thiện cũng không nghĩ ác" là hiểu rõ ràng "cái bản lai diện mục của Thượng Toạ" tức là "bản lai diện mục của Thượng Toạ Minh" và cũng là câu hỏi về cái bản lai diện mục này đây.

362. Hỏi: Từ ngày 9 tháng 12, sau khi con thay mặt người cha đã mấ thọ Giới U Minh cho ông, nhưng cho đến nay con vẫn không được khoẻ, đó là nhân quả gì vậy? Xin Hoà Thượng từ bi khai thị cho con.

Đáp: Tới nay không khoẻ à! Cho dù con không thọ Giới U Minh cho cha con đi nữa cũng chưa chắc con sẽ không mắc phải vấn đề này.

363. Hỏi: Ở trong xã hội thời nay, chúng ta nên dùng trí huệ như thế nào để làm việc thiện?

Đáp: Không ngu si tức là trí huệ đó.

364. Hỏi: Chúng con thỉnh Hoà Thượng từ bi, xin thương xót chúng sanh Đài Loan mê vọng, mỗi năm trở về đây hoằng dương Phật Pháp, khiến cho Phật Pháp được tồn tại lâu dài và phát dương rạng rỡ.

Đáp: Tôi trở về cũng không bằng các con trở về. Các con trở về còn tốt hơn là tôi trở về. Các con đừng có chạy ra bên ngoài nữa.

365. Hỏi: Con làm sao mới có thể bỏ được các tập khí và chấp trước?

Đáp: Con không có tập khí tức là đã vứt bỏ hết rồi đấy! Nhưng tại sao con cứ muốn vác lấy cái gánh nặng đó hoài vậy?

Thanked by 2 Members:

#75 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 28/12/2013 - 19:59

366. Hỏi: Kính thỉnh Sư Phụ từ bi, Ngài có thể siêu độ cho những bệnh nhân đã qua đời trong bệnh viện này để họ không còn phải thọ khổ nữa không?

Đáp: Khi vừa đến đây tôi đã âm thầm quán tưởng, đối với những người đáng lẽ không chết mà phải chết và những người không thể siêu sanh, tôi đã hồi hướng cho họ rồi. Tôi làm việc gì cũng không nhất định là phải có hình tướng bên ngoài.

367. Hỏi: Trước khi xuất gia, chúng con có nhất định phải học ở Phật Học Viện không?

Đáp: Con muốn học ở Phật Học Viện thì học, không muốn thì không học, ở đây không nhất định là vậy.

368. Hỏi: Sao gọi là phát nguyện? Tại sao mình phải phát nguyện và nên phát nguyện như thế nào?

Đáp: Con muốn phát nguyện thì cứ phát, còn không phát nguyện thì thôi, chớ đừng hỏi tôi tại sao?

369. Hỏi: Tại sao phải đóng năm trăm đồng (tiền Đài Loan) để thọ Giới U Minh? Nếu con không có tiền mà muốn thọ thì phải làm sao?

Đáp: Tại sao mỗi ngày con đều phải ăn cơm? Con có thể không thọ Giới U Minh mà. Không ai bắt ép con phải thọ giới đâu.

370. Hỏi: Hôm qua con đến đây nghe pháp, đến tháng sau thì con muốn xuống tóc để tu hành ngay. Con không biết như vậy có thích đáng không?

Đáp: Tu hành à! Con phải suy nghĩ kỹ càng coi mình xuất gia rồi có lại muốn hoàn tục hay không? Con cạo đầu rồi, tuy rằng tóc có thể mọc ra trở lại, nhưng không được ổn cho lắm.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |