Jump to content

Advertisements




NHỮNG ĐOÁ HOA THIỀN


932 replies to this topic

#916 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 06:04

893. Nhất Hưu phơi kinh.


Nhất Hưu ở trong làng dưới chân núi Tỷ Duệ. Một hôm thấy các tín đồ kéo nhau từng đoàn lên núi. Hỏi ra mới biết chùa trên núi phơi kinh. Theo truyền thuyết khi phơi kinh, có cơn gió nào thổi qua kinh, người nào đón được gió ấy thì có thể trừ được tai ách và trí tuệ tăng trưởng. Nhất Hưu liền nói:
- Ta cũng phơi kinh.
Nói rồi, Nhất Hưu cởi trần nằm trên bãi cỏ phơi nắng. Các tín đồ lên núi trông thấy lấy làm bất nhã. Pháp sư ở trên chùa vội chạy xuống khuyên Nhất Hưu đừng làm mất uy nghi. Nhất Hưu giải thích:
- Các ngươi phơi là phơi kinh chết, còn ta phơi kinh sống, có thể thuyết pháp, làm lụng, ăn cơm, có trí tuệ, tạng kinh đó lại không đáng quý sao?
(Tinh Vân thiền thoại)
Hành động đùa nghịch của Nhất Hưu thực ra rất chí lý không gì không từ tự tâm hiển lộ. Tu hành sợ nhất là bỏ gốc theo ngọn. Kinh chỉ là chữ in trên giấy, chân tâm mới là pháp. tại sao chỉ chú ý đến kinh mà không chú ý đến tự tâm? Huệ tăng trưởng là do đọc kinh, tham thiền nhập Phật là phải biết cơ yếu, tất cả đều do tâm tạo. Quý trọng kinh không phải là do chữ in trên giấy, mà là in trên tâm. Tạng kinh in trên tâm mới có thể sinh vạn pháp.

Thanked by 1 Member:

#917 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 06:05

894. Bánh ngọt.


Một ông tăng đến tham học Mục Châu Đạo Minh. Đạo Minh hỏi:
- Ngươi bình thường học Phật là học pháp môn nào?
- Duy thức.
- Ngươi có thể giảng Duy Thức luận không?
- Không dám.
Thiền sư bẻ một cái bánh ngọt ra làm đôi và hỏi:
- Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, ngươi làm sao thuyết pháp?
Ông tăng không trả lời được; thiền sư lại hỏi:
- Cái bánh này gọi là bánh ngọt đúng hay không gọi là bánh ngọt đúng?
Ông tăng nghĩ toát mồ hôi, trả lời:
- Không thể không gọi là bánh ngọt.
Thiền sư nhìn quanh, tùy tiện chỉ một sa di hỏi:
- Cái bánh chia làm hai, ngươi làm sao thuyết pháp?
Sa di không do dự đáp:
- Hai mảnh lưu lại nhất tâm.
- Ngươi gọi nó là gì?
- Bánh ngọt.
Mục Châu Đạo Minh cười ha hả:
- Ngươi cũng biết giảng Duy Thức luận.
(Tinh Vân thiền thoại)
Duy Thức và Thiền tông phương pháp và phương hướng khác nhau. Duy Thức trọng trí giải và phân tích, muốn người học nhận rõ Duy Thức nghĩa; còn Thiền tông thì không trọng trí giải và phân tích. Thiền là trực tiếp bản tâm, kiến tánh thành Phật. Câu nói của các thiền sư đầy khôi hài, thái độ thân thiết. Khi họ nói Đông là để chỉ Tây; có lúc đánh mắng thực ra là thương yêu và giúp đỡ.

Thanked by 1 Member:

#918 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 06:05

895. Ta không phải là Phật.


Có một vị tú tài trú ở chùa để học, tự phụ thông minh thường lấy thiền cơ tranh luận với Triệu Châu.
Một hôm hỏi Triệu châu:
- Phật từ bi phổ độ chúng sanh là do tâm nguyện, không trái với những gì chúng sanh mong cầu không biết có phải thế không?
- Phải.
- Nay con muốn thiền trượng trong tay thầy, không biết có được thỏa mãn không?
Triệu Châu cự tuyệt:
- Người quân tử không đoạt của người, ngươi có hiểu đạo lý này không?
- Con không phải là quân tử.
- Ta cũng không phải là Phật.
Tú tài không đáp được nhưng không chịu thua. Một hôm tú tài ngồi thiền Triệu Châu đi ngang qua. Tú tài trông thấy nhưng lờ đi. Triệu Châu trách:
- Người trẻ thấy bậc trưởng giả tới sao không đứng dậy nghênh đón?
- Con ngồi đón thầy cũng như đứng dậy đón thầy.
Triệu Châu bèn cho ông một tát tai. Tú tài nổi giận:
- Thầy vì sao đánh con.
- Ta đánh ngươi cũng như không đánh ngươi!
(Tinh Vân thiền thoại)
Vị tú tài là phần tử trí thức; Triệu Châu là thiền giả đã thể ngộ; trí thức không phải là đối thủ của bậc thể ngộ, huống hồ lại là Triệu Châu mà thiền phong rất hoạt bát. Triệu Châu không cho thiền trượng không phải là hẹp lượng mà là không thích lối cưỡng lời đoạt lý của tú tài, lại cho ông một tát tai là để huấn giới ông chỉ học thiền mà không ngộ thiền.

Thanked by 1 Member:

#919 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 06:07

896. Con cũng có miệng lưỡi.


Quảng Huệ Nguyên Liễn lúc mới học đạo, tham thiền ở nơi Chân Giác thiền sư. Buổi sáng phụ trách nhà bếp, buổi chiều tụng kinh coi đó là công khóa. Một hôm Chân Giác hỏi ông:
- Ngươi xem kinh gì?
- Kinh Duy Ma.
- Kinh ở đây còn cư sĩ Duy Ma ở đâu?
Nguyên Liễn không biết làm sao trả lời, tự thẹn tri thức có hạn,
bèn hỏi lại:
- Cư sĩ Duy Ma nay ở đâu?
- Ta biết cũng được, không biết cũng được, nhưng không thể bảo cho ngươi biết.
Nguyên Liễn rất mắc cỡ, từ biệt Chân Giác đi vân du, thân cận hơn 50 vị thiện tri thức, nhưng vẫn chưa khế ngộ. Một hôm tham phỏng Thủ Sơn Tĩnh Niệm ở Hà Nam, hỏi:
- Học nhân đến Bảo Sơn, khi tay không trở về thì thế nào?
- Bỏ giữ kho báu nhà mình.
Nguyên Liễn ngộ ngay lúc đó, bèn nói:
- Con sẽ không nghi miệng lưỡi của các thiền sư nữa.
- Tại sao?
- Vì con cũng có miệng luỡi.
Thủ Sơn cao hứng bảo:
- Ngươi đã ngộ tâm yếu của Thiền rồi!
(Tinh Vân thiền thoại)
Miệng lưỡi ai cũng có, nhưng thực sự hiểu được diệu dụng của nó thì có mấy ai. Một câu nói có thể làm đất nước hưng vượng, cũng có thể làm mất nước. Có người dùng miệng lưỡi làm công đức; có người tạo tội nghiệp. Đó là có biết cách xử dụng miệng lưỡi hay không.

Thanked by 1 Member:

#920 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 06:07

897. Tâm yếu của Thiền.


Thi sĩ Bạch cư Dị có một lần hỏi Duy Khoan:
- Thân, khẩu, ý làm sao tự tu?
- Người vô thượng bồ đề ở thân là luật, nói ra miệng là pháp, hành ở tâm là Thiền. Ứng dụng có 3 nhưng chỉ là một, như sông Hoài sông Hán do nơi chảy qua mà có tên khác nhau, nhưng tánh nước thì không hai. Luật tức là pháp, pháp chẳng lìa Thiền. Lấy thân, khẩu, ý hợp nhất mà tu. Vì thân, khẩu, ý đều là tên gọi của tâm, vì vọng nên khởi phân biệt.
- Nếu đã không phân biệt, làm sao tu tâm?
- Tâm vốn không tổn thương, sao cần tu. Nên biết bất luận là tịnh là trần không nên khởi niệm.
- Trần (bụi) có thể dùng phất trần quét khiến không khởi niệm;
Tịnh trong sạch thì làm sao còn có niệm?
- Cũng như mắt người không để vật gì bám vào, ví như mạt vàng tuy quý nhưng vào mắt sẽ sinh bệnh. Mây đen, mây trắng đều che phủ bầu trời.
- Không tu không niệm thì khác gì phàm phu?
- Phàm phu nuôi dưỡng vô minh, nhị thừa nuôi dưỡng chấp trước. Lìa bỏ hai bệnh vô minh và chấp trước là chân tu. Người chân tu không cầu, không vọng. Cầu gần chấp, vọng thì rơi vào vô minh. Đó là tâm yếu.
(Tinh Vân thiền thoại)
Thế gian có tốt, có xấu, có lớn, có nhỏ. Thí dụ như bố thí nhiều, ít thì công đức nhiều ít; tất cả đều có phân biệt. Tu thân thì không được sát, đạo, dâm. Tu khẩu thì không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu. Tu ý thì không tham dục, không sân si, không tà kiến. Tu thân, khẩu, ý dĩ nhiên có phân biệt. Nhưng chân tâm tự tánh vốn thanh tịnh đầy đủ cần gì tu chứng, sao có cầu, vọng. Do vậy, Duy Khoan cho đó là tâm yếu của Thiền.

Thanked by 1 Member:

#921 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 06:08

898. Hóa duyên độ chúng.


Chiêu Dẫn vân du khắp nơi, có tín đồ hỏi:
- Con thường nổi giận làm sao sửa đổi?
- Nổi giận là do tâm sân mà ra; được rồi để ta hóa duyên, ngươi hãy đem tâm sân và sự nổi giận cho ta có được không?
Con của tín đồ ham ngủ, cha mẹ không biết phải làm sao. Chiêu Dẫn đến nhà lay tỉnh đứa con:
- Ta đến hóa duyên mê ngủ của con; hãy đem mê ngủ cho ta!
Nghe vợ chồng tín đồ cãi nhau, Chiêu Dẫn bèn hóa duyên sự cãi lộn. Tín đồ uống rượu, Chiêu Dẫn liền hóa duyên uống ruợu.
(Tinh Vân thiền thoại)
Chiêu Dẫn suốt đời hóa duyên độ chúng. Các ác tập của người đời đều được ông hóa duyên mà thay đổi.

Thanked by 1 Member:

#922 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 06:08

899. Chẳng hứa làm thầy.


Tòng Duyệt tham phỏng Thanh Tố; có một lần đang ăn trái vải đi ngang qua cửa sổ phòng Thanh Tố, cung kính thưa:
- Đây là trái vải ở Giang Tây quê con, mời trưởng lão ăn vài trái.
Thanh Tố hoan hỉ tiếp nhận, cảm khái bảo:
- Từ ngày tiên sư viên tịch, lâu lắm không ăn thứ này.
- Tiên sư của trường lão là ai?
- Từ Minh thiền sư, ta làm quản lý 13 năm cho ngài.
- Mười ba năm kham nhẫn, không đắc đạo sao được?
Nói rồi cung kính dâng hết vải trong tay cho Thanh Tố. Thanh Tố cảm kích:
- Ta vì phúc bạc, tiên sư thọ ký không nhận truyền nhân, nay thấy ngươi thành kính, hãy nói tâm đắc của ngươi cho ta nghe.
Tòng Duyệt bèn nói sở kiến, Thanh Tố khai thị:
- Thế giới có Phật, có ma, phải bỏ xuống hết, nên nhập Phật, chẳng nên nhập ma.
Tòng Duyệt được ấn khả rồi, Thanh Tố lại bảo:
- Nay ta vì ngươi chỉ điểm khiến ngươi được đại tự tại nhưng không thể nói ngươi truyền thừa ta; Chân Tĩnh Khắc Văn mới là thầy ngươi.
(Tinh Vân thiến thoại)
Muốn học Phật đạo trước hết phải kết nhân duyên, cầu đạo phải cung kính mà cầu. Tòng Duyệt cung kính đối với tiền bối nên đã được đạo. Câu nói “Chân Tĩnh Khắc Văn mới là thầy ngươi” biểu thị trong Thiền môn thầy trò tương trợ, tương tín.

Thanked by 1 Member:

#923 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 06:09

900. Tâm của cổ Phật.


Động Sơn hỏi Hưng Bình hòa thượng:
- Thế nào là tâm của cổ Phật?
- Là tâm ngươi.
(Thiền sư khải ngộ pháp)
Câu của Động Sơn có nghĩa là: “thế nào là tâm yếu của chư Phật quá khứ?” Chư Phật cho đến tất cả chúng sanh đều có Phật tánh quang minh, thanh tịnh. Phật tánh không vì Phật (giác)và chúng sanh (chưa giác) mà tăng hay giảm. Vì vậy, Hưng Bình mới nói “là tâm ngươi.”

Thanked by 1 Member:

#924 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 06:11

901. Tháp vô phùng.


Một ông tăng hỏi Pháp Chân:
- Thế nào là tháp vô phùng? (Xem công án 172)
- Cao 5 thước.
Lại mắng:
- Hồ đồ!
(Thiền sư khải ngộ pháp)
Tháp vô phùng là tháp không vá; các tháp ở thế gian đều dùng gạch xếp lên nhau, dùng vữa mà dính lại, không thể không vá, Như vậy là ở đây tháp vô phùng không chỉ thế giới hiện tượng mà chỉ cảnh giới vô lậu, không còn phiền não, là lý cứu cánh là chân tướng của sinh mạng. Lão sư đáp “cao 5 thước” có vẻ mâu thuẫn với quốc sư Huệ Trung. Có cao độ là có hình thể. Có hình thể thì không phải là cảnh giới tuyệt đối; 5 thước ở đây là thiền sư chỉ ông tăng cao 5 thước (thước Tầu).

Thanked by 1 Member:

#925 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 06:12

902. Tìm linh dương.


Có 6 học tăng cùng đến Hoàng Bá tham học. Khi mới gặp mặt, năm người thành kính vái lạy, chỉ có một ông tăng tỏ ra mình là một thiền giả, giơ tọa cụ lên vẽ một vòng tròn, không nói một câu, đứng tại một bên. Hoàng Bá bảo ông tăng đó:
- Ta nghe nói có một chó săn rất hung dữ.
Ông tăng dùng Thiền ngữ trả lời:
- Chắc là nghe tiếng linh dương mà tới.
- Ngươi có nghe được tiếng linh dương không?
- Vậy nhất định là do dấu chân mà tới.
- Ngươi có thấy dấu chân linh dương không?
- Vậy thì nhìn sau lưng linh dương mà tới.
- Ngươi có thấy sau lưng linh dương không?
- Chỉ là xác một con linh dương.
Hoàng Bá bèn thối lui. Hôm sau ở Pháp đường nói lại chuyện cũ:
- Mời ông tăng nói chuyện linh dương hôm qua bước ra.
Ông tăng bước ra vài bước.
- Công án hôm qua còn chưa xong, ngươi giải thích thế nào?
Ông tăng không trả lời được.
- Tưởng ngươi là một thiền giả đã tới nhà; nguyên lai chỉ là một ông tăng nghĩa học, tông đồ trí giả.
Đại chúng nhận rằng ông tăng này mạo nhận thiền giả, liền mời ông ra khỏi cửa.
(Tinh Vân thiền thoại)
Thiền là ngộ, không phải là học. Tri thức có thể học, Thiền không thể học. Tự cổ, các thiền tăng cử chỉ, lời nói quái dị, nhưng trong sự quái dị ấy có chân thật, thường lý. Nếu không phải là thiền giả, chỉ cần mở miệng ra là người ta biết ngay là giả; còn thiền ngộ tự nhiên hiển lộ ra.

Thanked by 1 Member:

#926 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 23/03/2014 - 00:25

903. Ai tội?


Một cư sĩ đang tản bộ bên bờ sông, thấy ông lái đò chống sào
đẩy thuyền rời bến. Vừa vặn một thiền sư cũng có mặt ở đó, cư sĩ chạy lại hỏi:
- Thiền sư vừa rồi ông lái đò chống sào làm cho các sò, hến nhiều con bị chết. Xin hỏi đó là tội ông lái đò hay là tội người đi đò?
- Không phải là tội ông lái đò, cũng không phải là tội người đi đò.
- Vậy là tội của ai?
- Là tội của ngươi.
(Tinh Vân thiền thoại)
Phật giáo tuy giảng lục đạo chúng sanh nhưng mà lấy con người làm gốc; đứng trên lập trường con người. Chân lý không thể nói toạc ra, sự tướng có lúc cũng không thể nói toạc ra. Ông lái đò vì kiếm tiền để sống, người đi đò vì có việc phải qua sông, sò hến vì ở dưới đất mà bị ép chết, đó là tội của ai? Không của ai cả vì tất cả đều vô tâm. Tội nghiệp vốn do tâm tạo, nếu tâm không thì tội cũng không. Vô tâm làm sao tạo tội? Nếu có tội cũng là vô tâm tội. Cư sĩ vì từ không sinh có, vọng tự phân biệt, do đó thiền sư bảo tội ở ông.

Thanked by 1 Member:

#927 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 23/03/2014 - 00:59

904. Thế nào là Thiền, là Đạo?


Một ông tăng hỏi Thạch Đầu:
- Thế nào là Thiền?
- Đá, gạch.
- Thế nào là Đạo?
- Khúc gỗ.
(Thiền sư khải ngộ pháp)

Gạch đá là gạch đá, khúc gỗ là khúc gỗ. Đối thoại trong công án này nếu cố giải thích thì có thể nói Thiền, Đạo không lìa hiện tượng giới mà tồn tại trong mọi sự, mọi vật. Lời giải thích này là dùng lý trí phân tích. Ở đây thiền sư dùng một vật không liên quan để làm đứt đoạn suy nghĩ của thiền sinh.

Nếu thiền sinh còn cố giải thích thì có đúng không? Trong quá trình dạy dỗ thiền sư không giảng lý Đạo, mục đích là giúp thiền sinh lần lượt trừ bỏ những chấp trước của nội tâm mà đạt tới mục đích minh tâm kiến tánh. Những lời nói của các thiền sư không có hàm ý rõ ràng, do đó chúng ta đứng ở góc độ nào mà giải thích thì cũng được.

Như câu hỏi: Đạo là gì? Chúng ta có thể giải thích lúc đó thiền sư chạm mắt vào khúc gỗ nên tự nhiên đáp là khúc gỗ, biểu thị Đạo ở khúc gỗ, ở tất cả mọi vật. Cũng có thể giải thích cách khác là Đạo không lìa tự thân. Ông tăng vì chưa thể hội tự thân là Đạo nên bị thiền sư mắng “Ngươi sống như một người chết, không khác gì khúc gỗ.”

Cả hai lối giải thích trên không giúp ích gì cho ông tăng cả nếu ông không tự thể nghiệm.

Sửa bởi hiendde: 23/03/2014 - 01:37


Thanked by 1 Member:

#928 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 23/03/2014 - 01:48

905. Quỷ tàn phế.


Một lần, Huệ Khôi ngồi thiền trong sơn động, bỗng thấy quỷ không đầu tới. Nếu là người thường thì đã sợ chết khiếp, nhưng Huệ Khôi mặt không đổi sắc, bảo:
- Ngươi không có đầu, không bị cái khổ nhức đầu! Thực tốt quá!
Quỷ nghe rồi biến mất.
Một lần khác, lại có quỷ không có thân mình chỉ có tay, chân
tới. Huệ Khôi bảo:
- Ngươi không có thân mình, không phải chịu những đau khổ do bịnh tật của lục phủ ngũ tạng gây ra; thật là hạnh phúc!
Quỷ lại biến mất.
Quỷ không mồm xuất hiện, Huệ Khôi bảo:
- Ngươi không có mồm không sợ bị tội ác khẩu, lưỡng thiệt.
Quỷ không mắt xuất hiện, Huệ Khôi bảo:
- Ngươi không mắt, không phải nhìn những hỗn loạn làm bận tâm.
Quỷ không tay xuất hiện Huệ Khôi bảo:
- Ngươi không tay, không bị tội cướp giật, đánh người!
Bất cứ quỷ nào tới, Huệ Khôi cũng dùng cách đối phó trên, các quỷ đều biến mất không tăm tích.
(Tinh Vân thiền thoại)
Đối với người thường, không đầu, không thân thật đáng sợ. Không mắt, không mồm thật xấu xí, nhưng đối với Huệ Khôi thì không đầu, không thân là rất tốt, không mắt, không mồm, không tay thật hạnh phúc. Do đó chuyển mê thành ngộ, chuyển uế thành tĩnh.

Thanked by 1 Member:

#929 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 24/03/2014 - 13:09

906. Nhớ đóng cửa lại.


Một tên trộm lẻn vào một ngôi chùa tính làm một mẻ. Hắn lục lọi khắp nơi mà chẳng thấy một vật gì đáng giá để trộm cả, tính bỏ đi. Lúc đó đang nằm ngủ trên giường, Vô Tướng bảo:
- Này ông bạn, khi nào đi ra nhớ đóng cửa hộ.
Tên trộm mới đầu kinh ngạc, rồi tùy tiện trả lời:
- Thật là lười hết nói, ngay cả cửa cũng nhờ người khác đóng hộ, chả trách trong chùa không có một vật gì đáng tiền.
- Ông bạn quá trớn rồi, muốn ta ngày ngày khổ sở kiếm tiền mua đồ để ngươi trộm sao?
Tên trộm cảm thấy gập loại hòa thượng này thực không có cách nào đối phó.
(Tinh Vân thiền thoại)
Thiền không phải là không có gì cả. Cái mà thiền sư có là một bảo tàng mà người khác không thể nào lấy trộm được.

Thanked by 1 Member:

#930 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 26/03/2014 - 22:54

907. Ta về tây phương.


Đời Nam Tống, Đạo Duyệt trụ trì Giang Thiên Tự là vị thiền sư được Nhạc Phi rất tôn kính. Khi Nhạc Phi bị Tần Cối dùng 12 đạo Kim bài triệu hồi, đi ngang qua Kim Sơn Giang Thiên Tự, Đạo Duyệt khuyên ông xuất gia đừng về kinh. Nhưng Nhạc Phi vì lòng trung dù biết bất lợi vẫn cương quyết về Nam. Lúc chia tay Nhạc Phi xin chỉ thị, Đạo Duyệt bảo:

歲底 不 足
Tuế để bất túc
謹防 天 哭
Thận phòng thiên khốc
奉下 兩 點
Phụng hạ lưỡng điểm
將人 害 毒
Tương nhân hại độc.

Năm cùng chẳng đủ
Nên phòng trời khóc
Dưới phụng hai điểm
Bị người hạ độc.

Nhạc Phi lúc đó không hiểu là ý gì. Cho đến khi bị vu cáo hạ ngục, bị ngộ độc rồi mới hiểu. Năm đó tháng 12 là tháng thiếu, chỉ có 29 ngày. Đêm đó trời lại mưa. Nghe tiếng mưa rơi ở ngoài Nhạc Phi biết đại họa đã tới. Chữ phụng thêm 2 nét ở dưới thành chữ Tần, chỉ gian thần Tần Cối. Quả nhiên tối đó bị Tần Cối hại chết ở Phong Ba Đình.
Tần Cối giết Nhạc Phi rồi tra hỏi Khoái tử thủ, Nhạc Phi lúc sắp chết nói gì, Khoái tử thủ thưa:
- Nhạc Phi chỉ nói hối không nghe lời Đạo Duyệt.
Tần Cối bèn sai kẻ thân tín là Hà Lập dẫn binh đến Kim Sơn bắt Đạo Duyệt. Nhưng một ngày trước khi Hà Lập đến Giang Thiên Tự, Đạo Duyệt tụ chúng thuyết pháp, sau đó đọc 4 câu kệ:
何立 自 南 來
Hà lập tự nam lai
我往 西 方 走
Ngã vãng Tây phương tẩu
不是 法 力 大
Bất thị pháp lực đại
幾乎 落 佗 手
Cơ hồ lạc tha thủ

Hà Lập từ Nam tới
Còn ta đi về Tây
Chẳng phải pháp lực lớn
Sa vào tay hắn rồi!
Đọc xong, tọa hóa. Lúc đó đại chúng nghi hoặc thương cảm. Hôm sau Hà Lập dẫn binh tới, bấy giờ đại chúng mới rõ.
(Tinh Vân thiền thoại)
Đạo Duyệt biết sự sanh tử của Nhạc Phi, đương nhiên cũng rõ sự sanh tử của mình. Nhưng tại sao không tiếc sống, tránh chết? Bởi vì sanh tử nghiệp lực không thể tránh được. Nhạc Phi không tránh được, đương nhiên Đạo Duyệt cũng không tránh được. Thiền sư tuy không tránh được nghiệp báo, nhưng ngộ đạo rồi không sợ chết nữa. Sanh cũng tốt, tử cũng đẹp!

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |