Tinh vs Cung
ThucThan
16/10/2013
Tử vi tối trọng âm dương...
Thông được lẽ này như độc cô cửu kiếm...khi ấy sẽ ...dùng vô chiêu thắng hữu chiêu...cỏ cây là kiếm...vạn vật làm kiếm...kiếm xuất ra...vô chiêu vô thức....
Nhiều kẻ cứ nghĩ , trong tử vi trọng âm dương là trọng thái âm thái dương...là vô cùng thiếu xót....
Tử vi tối trọng âm dương
Tối trọng ngũ hành chưa tỏ tử vi.
thaidc
16/10/2013
đúng là cứ tìm hiểu lan man, phái nọ phái kia... vỡ đầu, cuối cùng cũng phải quay lại cái cơ bản
ThienA
16/10/2013
Cuộc sống vậy, có những thứ thuộc lòng, nhưng bao nhiêu năm tự nhiên mới ngộ ra được cái lý ẩn trong đó.
Ngày xưa cứ thấy nói Cá chép vượt ngọ môn, chỉ hiểu là cá chép hóa rồng.
Một lần về làng Hành Thiện chơi cách đây 5,6 năm rồi, mới phát hiện ra cái dải đất hình con cá chép này quay hướng Nam thật.
Chiều nay đi đường lan man nghĩ cách giải quyết âm dương không tương thông vì quẻ Phệ hạp của 1 thế đất bị mắc kẹt hào 4, mới chợt giật mình biết con cá chép vượt Ngọ môn là quẻ Ký Tế ( Con cá thuộc quẻ Khảm), mặc dù đã biết câu chuyện dịch lý ẩn bên trong ngụ ngôn rùa và cá từ lâu.
Khảm mà đã ở thời Ly thì trong trẻo, mát lành, thông suốt,ấm áp như nước mùa hè. Là trí tuệ, niềm tin hòa làm một, không hoài nghi, mờ ám, nên thấu suốt mọi sự.
Như cái mõ hình con cá gỗ của nhà Phật, hình thì vẫn quẻ khảm, nặng, đục, động, chẳng thoát nổi đạo sinh- diệt.
Nhưng con cá gỗ giờ đã được làm rỗng giữa, Thể đã thuộc về Ly, thanh, nhẹ, tịnh, phát ra mộc âm của lòng nhân.
Nhiều cái tưởng đơn giản, vô tình, nhưng chứa đựng những ẩn ý sâu xa về Đạo âm dương như vậy.
Sửa bởi ThienA: 16/10/2013 - 23:58
Ngày xưa cứ thấy nói Cá chép vượt ngọ môn, chỉ hiểu là cá chép hóa rồng.
Một lần về làng Hành Thiện chơi cách đây 5,6 năm rồi, mới phát hiện ra cái dải đất hình con cá chép này quay hướng Nam thật.
Chiều nay đi đường lan man nghĩ cách giải quyết âm dương không tương thông vì quẻ Phệ hạp của 1 thế đất bị mắc kẹt hào 4, mới chợt giật mình biết con cá chép vượt Ngọ môn là quẻ Ký Tế ( Con cá thuộc quẻ Khảm), mặc dù đã biết câu chuyện dịch lý ẩn bên trong ngụ ngôn rùa và cá từ lâu.
Khảm mà đã ở thời Ly thì trong trẻo, mát lành, thông suốt,ấm áp như nước mùa hè. Là trí tuệ, niềm tin hòa làm một, không hoài nghi, mờ ám, nên thấu suốt mọi sự.
Như cái mõ hình con cá gỗ của nhà Phật, hình thì vẫn quẻ khảm, nặng, đục, động, chẳng thoát nổi đạo sinh- diệt.
Nhưng con cá gỗ giờ đã được làm rỗng giữa, Thể đã thuộc về Ly, thanh, nhẹ, tịnh, phát ra mộc âm của lòng nhân.
Nhiều cái tưởng đơn giản, vô tình, nhưng chứa đựng những ẩn ý sâu xa về Đạo âm dương như vậy.
Sửa bởi ThienA: 16/10/2013 - 23:58
ThienA
16/10/2013
Tinh như thằng bé cạo đầu học làm sư, tụng kinh nhưng má còn hây hây đào hồng
Còn Cung như cái mõ âm dương để thằng bé học cách ngồi lên đó để bò từ Tý lên Ngọ.
ThienA
17/10/2013
Trẻ con mà, lại ở thời Mông nữa, thế nên mới dính bả hồng trần
AnKhoa
17/10/2013
Khi xem một cung ta thường nhìn cung xung chiếu, hai cung tam hợp, lại thêm cung giáp, cung nhị hợp ...
Ví dụ: Tử Vi tối trọng Tả Hữu, vậy 6 trường hợp sau đây, sẽ khác nhau như thế nào ?
1. Tử Vi, Tả Hữu đồng cung
2. Tử Vi tại bản cung, Tả Hữu ở hai cung tam hợp
3. Tử Vi tại bản cung, Tả Hữu ở cung nhị hợp
4. Tử Vi tại bản cung, Tả Hữu giáp hai bên
5. Tử Vi tại bản cung, Tả Hữu ở cung xung chiếu
6. Tử Vi tại bản cung, Tả Hữu ở một cung xung chiếu, một cung tam hợp
Thông thường, để cho đơn giản, ta có thể đoán một cách "chung chung" là: Tử Vi hội hợp được Tả Hữu, nên đắc cách, như Vua có tướng giỏi kề cận. Nhìn nhận như trên thì vẫn không sai, nhưng khi đi sâu thêm thì dễ mắc kẹt, vì sách viết sao ta cũng theo vậy.
Sự "kết nối" giữa Vua Tôi ở từng trường hợp khác nhau, mạnh yếu như thế nào ?
Cần phải quay lại bài toán bản chất của Cung là gì. Tại sao cần xem tam hợp, đối cung, giáp cung ...
Ví dụ: Tử Vi tối trọng Tả Hữu, vậy 6 trường hợp sau đây, sẽ khác nhau như thế nào ?
1. Tử Vi, Tả Hữu đồng cung
2. Tử Vi tại bản cung, Tả Hữu ở hai cung tam hợp
3. Tử Vi tại bản cung, Tả Hữu ở cung nhị hợp
4. Tử Vi tại bản cung, Tả Hữu giáp hai bên
5. Tử Vi tại bản cung, Tả Hữu ở cung xung chiếu
6. Tử Vi tại bản cung, Tả Hữu ở một cung xung chiếu, một cung tam hợp
Thông thường, để cho đơn giản, ta có thể đoán một cách "chung chung" là: Tử Vi hội hợp được Tả Hữu, nên đắc cách, như Vua có tướng giỏi kề cận. Nhìn nhận như trên thì vẫn không sai, nhưng khi đi sâu thêm thì dễ mắc kẹt, vì sách viết sao ta cũng theo vậy.
Sự "kết nối" giữa Vua Tôi ở từng trường hợp khác nhau, mạnh yếu như thế nào ?
Cần phải quay lại bài toán bản chất của Cung là gì. Tại sao cần xem tam hợp, đối cung, giáp cung ...
AnKhoa
17/10/2013
Khoa đẩu số lấy 12 địa chi đặt tên cho 12 cung vị để lập nên "Địa bàn" trong lá số. Tam hợp phái dựa vào 12 cung địa chi này cùng luật xung hình hợp hại giữa các địa chi mà hình thành nên phương pháp luận. Còn tứ hóa phái lại không dựa vào 12 địa chi gốc này, mà dựa vào can tuổi để điền thiên can vào 12 cung, từ đó mà dựng lên phương pháp luận chủ yếu dựa vào tứ hóa.
Như vậy, tam hợp phái lấy Cung là thể, Tinh là dụng.
Còn tứ hóa phái lấy Cung - Tinh là thể, Hóa là dụng.
Như vậy, tam hợp phái lấy Cung là thể, Tinh là dụng.
Còn tứ hóa phái lấy Cung - Tinh là thể, Hóa là dụng.
ThienA
18/10/2013
Giống như 2 bác nông dân tranh luận về mùa vụ, 1 bác khăng khăng do giống đểu nên mất mùa, bác kia lại nói do ruộng xấu nên đói kém. Cãi nhau triền miên bất phân thắng bại
AnKhoa
18/10/2013
Mệnh - Thân
Từ Dần là 1, đếm thuận tới tháng, được cung O.
Từ cung O là 1, đếm nghịch tới giờ được Mệnh, thuận tới giờ được Thân
Vậy:
Mệnh - O - Thân
Mệnh, do đếm nghịch mà ra, tức quay về quá khứ (tiền kiếp ?)
Thân, do đếm thuận mà ra, tức hướng tới tương lai
Cho nên, nhìn Mệnh biết gốc, nhìn Thân biết thân, và Tinh thì như hoa, như lá. Đến mùa thì lá xanh, hoa nở. Hết mùa thì lá rụng, hoa tàn. Nhưng dù đến hay hết mùa thì gốc và thân cây vẫn luôn tĩnh lặng và tồn tại như vậy ...
Vậy, cung O, trung điểm mệnh thân, có vai trò gì ?
Từ Dần là 1, đếm thuận tới tháng, được cung O.
Từ cung O là 1, đếm nghịch tới giờ được Mệnh, thuận tới giờ được Thân
Vậy:
Mệnh - O - Thân
Mệnh, do đếm nghịch mà ra, tức quay về quá khứ (tiền kiếp ?)
Thân, do đếm thuận mà ra, tức hướng tới tương lai
Cho nên, nhìn Mệnh biết gốc, nhìn Thân biết thân, và Tinh thì như hoa, như lá. Đến mùa thì lá xanh, hoa nở. Hết mùa thì lá rụng, hoa tàn. Nhưng dù đến hay hết mùa thì gốc và thân cây vẫn luôn tĩnh lặng và tồn tại như vậy ...
Vậy, cung O, trung điểm mệnh thân, có vai trò gì ?
KimCa
18/10/2013
Gập đôi lá số theo trục Dần Thân
1+2+3+4 = 10 từ Dần đến Thân có 10 bước
Tứ hóa là quá trình từ sinh đến thành
Sửa bởi KimCa: 18/10/2013 - 15:24
1+2+3+4 = 10 từ Dần đến Thân có 10 bước
Tứ hóa là quá trình từ sinh đến thành
Sửa bởi KimCa: 18/10/2013 - 15:24
Vô Thường
18/10/2013
ThienA
18/10/2013
Dùng tháng thì biết nóng lạnh, dùng giờ thì biết sáng tối.
Có lẽ cung O như đứa trẻ nằm trong bụng mẹ, chưa dùng vào việc luận số.
Có lẽ cung O như đứa trẻ nằm trong bụng mẹ, chưa dùng vào việc luận số.
AnKhoa
18/10/2013
Cái Mệnh, khi quá chú tâm vào, nó sẽ hình thành nên "bản ngã" của người nghiên cứu. Cái bản ngã nó ngày càng lớn lên, tương ứng với thời gian và công sức mà con người chú tâm vào nó. Nó được hình thành, bởi sự đồng nhất giữa "ta" với "nó". Vì có đồng nhất, nên khi có người khen "nó", thì "ta" vui, có người chê "nó" thì ta phản ứng. Rồi, ta tư duy theo nó, ta tranh cãi vì nó, ta nghiên cứu để bao biện cho nó ... Cho nên, người nghiên cứu lại rơi vào một "vũng lầy" do chính mình tự tạo ra. Vũng lầy càng thắt chặt khi "tri thức" của họ càng tăng lên, cho tới khi họ tự thấy rằng mình là "cao thủ" thì là lúc họ đã bị "chôn chân" trong đó rồi.
Đó là bởi, họ đang "mưu cầu", "hy vọng" ở cái Mệnh, cho nên mới như vậy.
Nếu coi Mệnh, chẳng qua cũng chỉ là Vận đầu tiên, thì người nghiên cứu sẽ hiểu ra rằng, toàn bộ Cung vs Tinh, theo thời gian sẽ đều thể hiện hết trong ta. Khi ta có cái nhìn "cực đoan" về một vài sao, là thực ra ta đang "lên án" cái phần "ẩn dấu" bên trong mình, vì các sao ấy nó cũng đều có sẵn trong lá số của ta, chứ đâu phải chỉ có trong lá số của "người mà ta thích lên án".
Lẽ di nhiên, khi Mệnh có sao A, thì "lăng kính nhìn đời" của ta sẽ mang "đậm" tính chất của sao A, nên ta sẽ tư duy, nhìn nhận, tiếp nhận mọi sự trên đời theo cái màu sắc đó, cho nên, lẽ dĩ nhiên là ta thấy theo con đường đó thì hợp lý hơn. Cho nên, chuyện đời, cái ta cho là đúng, thực là đúng với ta, và với những người có "lăng kính" tựa ta, chứ không phải "bản chất" nó là đúng.
Biết cái "giới hạn" của mình, để biết cái "giới hạn" của người.
Và, có "giới hạn" là chuyện bình thường ...
Đó là bởi, họ đang "mưu cầu", "hy vọng" ở cái Mệnh, cho nên mới như vậy.
Nếu coi Mệnh, chẳng qua cũng chỉ là Vận đầu tiên, thì người nghiên cứu sẽ hiểu ra rằng, toàn bộ Cung vs Tinh, theo thời gian sẽ đều thể hiện hết trong ta. Khi ta có cái nhìn "cực đoan" về một vài sao, là thực ra ta đang "lên án" cái phần "ẩn dấu" bên trong mình, vì các sao ấy nó cũng đều có sẵn trong lá số của ta, chứ đâu phải chỉ có trong lá số của "người mà ta thích lên án".
Lẽ di nhiên, khi Mệnh có sao A, thì "lăng kính nhìn đời" của ta sẽ mang "đậm" tính chất của sao A, nên ta sẽ tư duy, nhìn nhận, tiếp nhận mọi sự trên đời theo cái màu sắc đó, cho nên, lẽ dĩ nhiên là ta thấy theo con đường đó thì hợp lý hơn. Cho nên, chuyện đời, cái ta cho là đúng, thực là đúng với ta, và với những người có "lăng kính" tựa ta, chứ không phải "bản chất" nó là đúng.
Biết cái "giới hạn" của mình, để biết cái "giới hạn" của người.
Và, có "giới hạn" là chuyện bình thường ...
l0ngl0ng
18/10/2013
Thân cháo anh AnKhoa cùng các ace,tiền bồi trong diễn đàn học thuật. Em có coi 1 số sách viết về tử vi thì tử vi không áp dụng riêng biệt cho 1 cá nhân nào mà còn kết hợp thêm với tướng pháp của cá nhân đó, và có những trường hợp Tinh ấy, Cung ấy ở trong mệnh của ta chưa phải là của ta.
Kính Mến!
Kính Mến!