Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư - lược dịch_Hành lang trao đổi
#31
Gửi vào 15/08/2013 - 10:06
Thanked by 4 Members:
|
|
Thanked by 3 Members:
|
|
#33
Gửi vào 16/08/2013 - 11:23
Nguyệt Lường hội họp chịu phần khảm kha.
Bỏ dấu sai chữ Lường, sửa lại :
Mão cung đến Tị (con rắn) chớ nhầm,
Nguyệt, Lương ( Thiên Lương ) hội họp chịu phần khảm kha.
Thanked by 6 Members:
|
|
#34
Gửi vào 16/08/2013 - 15:00
Nhưng Hi Di tiên sinh cũng viết:
"Là nghi biểu của trời, có dụng theo thượng huyền và hạ huyền,
khi tới chỗ sáng vàng lúc ở chỗ tối đen phân ra thành thế hay dở trong số định miếu nhạc"
"Thượng huyền là then chốt trọng yếu, Hạ huyền thì luận là giảm uy thế."
"Mệnh tọa ở cung mà (Thái Âm) có ánh bạc quang huy rạng rỡ,"
Kết luận : Chú ý đến ngày sinh để biết Thái âm đang trong giai đoạn nào (gồm Thượng tuần/Thượng huyền - Trung tuần - Hạ tuần / Hạ huyền )
để PHÂN RA THÀNH THẾ HAY DỞ TRONG SỐ ĐỊNH MIẾU NHẠC.
Hoặc là Nguyệt mệnh cung độc thủ,
Sinh vào đêm đúng buổi trung tuần,
Cũng là đẹp đẽ muôn phần,
Giảm đi nếu gập Triệt, Tuần án ngăn.
Ấy là số ly tông lập nghiệp,
Từ Thái Âm đến Cự Môn là 3 cung, nên Mệnh có Thái Âm thì Phúc có Cự Môn, đó là trường hợp của :
1- Lá số của Tưởng giới Thạch
2- Một lá số của một hội viên của diễn đàn này (Mệnh có Thái âm cư Tuất, Phúc có Cự môn cư tý)
cả 2 trường hợp đều : "Ấy là số ly tông lập nghiệp"
Lá số của Tưởng sinh ngày 15 (ÂL) Thái âm, Hóa lộc đồng cung : Trăng rằm mùa hạ y hệt như mặt trời mùa đông;
Xem minh họa :
(file số 7 Trang Ram HA CHI & DONG CHI)
Thanked by 16 Members:
|
|
#35
Gửi vào 16/08/2013 - 20:55
Tham hội vượng cung, chung thân thử thiết.
(Tham cư Tý Ngọ Mão Dậu, lại trúng chỗ vượng của tam hợp tuổi là số trộm cắp).
Theo HN thì mạng thuỷ thổ Tham lang đóng cung Tý; mạng mộc Tham lang đóng cung Mão; Mạng Hoả Tham lang đóng cung Ngọ; mạng Kim Tham lang đóng cung dậu mới thành cách tham ô,trộm cắp,lường gạt.
Hình Tù giáp Ấn, hình trượng duy ti (= chủ quản ti hành pháp, xử phạt đòn roi).
Sao Thiên tướng không bao giờ ở giữa sao Liêm trinh(tù) hoặc Thiên cơ(gông cùm); kình dương,thiên hình(hình phạt) được
Thanked by 8 Members:
|
|
#36
Gửi vào 16/08/2013 - 21:41
Chổ nào cho DL Quyển Tự điển Hán Hán Khang Hy (dạng PDF ,1716 trang) .
Chổ nào có thể chuyễn ngữ từ tiếng Hán sang tiếng Việt Hán .
Cám ơn .
Thanked by 4 Members:
|
|
#37
Gửi vào 17/08/2013 - 00:27
Có thể dl cuốn Khang Hi tự điển ở đây ạ
Hoặc xài online thì bác có thể vào.
QNN thường chỉ dùng trang Hanviet.org thôi ạ.
Chuyển từ Hán Ngữ qua Hán-Việt thì có thể dùng trang Vietphrase.com, hoặc dùng phần mềm Quicktranlator -
@anh huynguyen,
QNB dịch nguyên văn đó anh, và đối với Thái Vi phú hoặc các bài phú khác thì QNB cố ý để phần phiên âm ngay trên phần dịch nghĩa để sau này chúng ta rộng đường thảo luận ạ. Theo QNB thì các câu phú vẫn còn sẽ là đề tài bất tận cho những cuộc thảo luận về TV ạ.
Sửa bởi huygen: 17/08/2013 - 08:06
sửa link
Thanked by 10 Members:
|
|
#38
Gửi vào 17/08/2013 - 01:15
Thanked by 2 Members:
|
|
#39
Gửi vào 17/08/2013 - 12:05
@anh huynguyen,
QNB dịch nguyên văn đó anh, và đối với Thái Vi phú hoặc các bài phú khác thì QNB cố ý để phần phiên âm ngay trên phần dịch nghĩa để sau này chúng ta rộng đường thảo luận ạ. Theo QNB thì các câu phú vẫn còn sẽ là đề tài bất tận cho những cuộc thảo luận về TV ạ.
Thanked by 4 Members:
|
|
#40
Gửi vào 17/08/2013 - 16:12
đều được lưu hành song song bàn luận giải rất kỹ nên nếu cần thì tham khảo.
Chu Đôn Di Thời Bắc Tống là thầy của Chu Hi.
Trong sách Hối am tập của Chu Hy có vẽ hình Thái cực đồ, bản vẽ này của Chu Hy là hiệu đính lại bản vẽ của thầy mình là Chu Đôn Di, bản vẽ này gọi là Chu Tử Thái cực Đồ. Cả Đồ và Đồ thuyết đều được lưu hành song song bàn luận giải rất kỹ.
Thanked by 5 Members:
|
|
#41
Gửi vào 18/08/2013 - 12:39
QNB xin cảm ơn anh huynguyen!
Thanked by 2 Members:
|
|
#42
Gửi vào 19/08/2013 - 09:51
Thường thì Tham Lang thích Linh Hỏa, Thất Sát thích Kình Đà, hay như Kình + Hỏa = Uy Quyền, hoặc K-K đắc địa = Tốt...
Vậy giả như trường hợp Thất Sát hội Tứ Sát mà "Tham đồng cung Kình Hỏa Linh" + "Phủ đồng cung Đà" thì có phải là mâu thuẫn ko ?
Thanked by 3 Members:
|
|
#43
Gửi vào 19/08/2013 - 10:56
Thường thì Tham Lang thích Linh Hỏa, Thất Sát thích Kình Đà, hay như Kình + Hỏa = Uy Quyền, hoặc K-K đắc địa = Tốt...
Vậy giả như trường hợp Thất Sát hội Tứ Sát mà "Tham đồng cung Kình Hỏa Linh" + "Phủ đồng cung Đà" thì có phải là mâu thuẫn ko ?
Như QNB trình bày vài lần ngay ở phần đầu của quá trình dịch sách này, đã nói "QNB sẽ cố gắng dịch đầy đủ nguyên văn, thứ nhất là tôn trọng văn bản đang dịch - mặc dù "nguyên văn" chưa chắc đã là "nguyên bản" nhưng ta có bản nào thì cứ xài bản đó đã. Thứ nhất là nhằm phục vụ độc giả có cái nhìn tổng quát về cả chỗ đúng lẫn chỗ chưa đúng trong cuốn TVĐS Toàn Thư này - ý rằng, không phải cứ sách tàu chữ tàu là đúng hết ráo. Thứ hai là xem những chỗ lý luận khác lạ, chúng ta có thể suy ngẫm phát hiện điểm mới lạ hoặc nhằm tránh lối mòn tư duy, tự mình phản biện chính hệ thống kiến thức của mình, thì cái đúng mà bản thân ta đang có sẽ được củng cố, cái sai mà ta đang tưởng là đúng sẽ được sửa chữa,... Độc giả nên coi như một tài liệu tham khảo nghiên cứu, mà đừng coi nó là sách giáo khoa nhập môn.
Trong nhiều chỗ ta cho là vô lý vì chính tinh A không bao giờ đồng cung được với chính tinh B, nhưng trong cuốn này nói là "A với B đồng độ / đồng triền,...", mới đọc thì thấy rõ là tào lao vô nghĩa, nhưng suy ngẫm rộng ra sẽ thấy có nhiều điểm vi diệu. Nó có thể được dùng để hóa giải hoặc khắc chế giữa người nọ và kẻ kia, không chỉ giới hạn trong 1 lá số đâu nha.
Thí dụ, ở phần Thất Sát thấy nói "Thân Mệnh mà gặp (khi hãm) thì phải trải qua đắng cay gian khổ, nhưng có Đế Lộc thì có thể giải được", nếu bạn đọc nhớ lại bài luận của cụ Kim Hạc thì sẽ biết ngay chỗ vi diệu khi cụ í nói "muốn hóa giải thì cưới con vợ Đế Lộc (bít tìm em nơi đâu) he he...."
Hoặc như trường hợp người Vũ Khúc gặp kẻ Phá Quân thì bị chế, gặp người Liêm Hỏa là bị xung đột,... có rất nhiều điểm có thể gợi mở về những chỗ mà không bao giờ người khác chỉ điểm cho mình được, nên đọc sách tham khảo và sửa lối mòn tư duy là điều cũng cần làm vậy.
Thanked by 17 Members:
|
|
#44
Gửi vào 20/08/2013 - 09:00
Như L được biết : Phủ giống như Thân Vương của Tử Vi, Vũ giống như bộ trưởng bộ Tài Chính, Thất Sát nắm quyền binh tương đương Bộ Trưởng Bộ QPhòng, hay như Liêm Trinh giống Quan Bộ Hình (bộ trưởng bộ Công An - Bộ Tư Pháp)...
Như phần viết ở trên, Tả-Hữu có thể giống như Thư Ký của Vua, Khôi-Việt giống như các Quan chủ khảo việc Thi Cử...
Có 1 số sao ko thấy nhắc tới nhỉ. Như Tham Lang ko biết có phải là Bộ Ngoại Giao (sứ giả) hay là Quân Sư trong Quân Đội (giống như Gia Cát Lượng), còn Phá Quân quản mấy Ti kia sao giống với Hoạn Quan vậy nhỉ, nằm trong tam hợp Sát Phá Lang có lẽ ý nghĩa phải liên quan tới Đánh Đấm chứ nhỉ ?
Thanked by 5 Members:
|
|
#45
Gửi vào 20/08/2013 - 10:59
Như L được biết : Phủ giống như Thân Vương của Tử Vi, Vũ giống như bộ trưởng bộ Tài Chính, Thất Sát nắm quyền binh tương đương Bộ Trưởng Bộ QPhòng, hay như Liêm Trinh giống Quan Bộ Hình (bộ trưởng bộ Công An - Bộ Tư Pháp)...
Như phần viết ở trên, Tả-Hữu có thể giống như Thư Ký của Vua, Khôi-Việt giống như các Quan chủ khảo việc Thi Cử...
Có 1 số sao ko thấy nhắc tới nhỉ. Như Tham Lang ko biết có phải là Bộ Ngoại Giao (sứ giả) hay là Quân Sư trong Quân Đội (giống như Gia Cát Lượng), còn Phá Quân quản mấy Ti kia sao giống với Hoạn Quan vậy nhỉ, nằm trong tam hợp Sát Phá Lang có lẽ ý nghĩa phải liên quan tới Đánh Đấm chứ nhỉ ?
Đúng là các sao đều có vai trò riêng của nó. Luyện khoái cách hiểu theo hướng này thì nên đọc loạt bài "Các thế cờ trong tử vi" của bác Ma Y Cung sẽ rất hay.
Luyện muốn hình dung cơ cấu sắp xếp theo hệ thống của 1 triều đình/đế chế thì cũng nên phân biệt thêm về mối quan hệ thời điểm, hoàn cảnh và vị trí chức vụ (đó cũng chính là 1 phần của Thời & Vị), ở trong Triều lúc bình an thì khác mà ra ngoài Triều lúc chiến tranh thì sẽ khác.
Khôi Việt ngoài việc quản về Khoa bảng (sao Khôi = sao Khuê - 1 sao rất sáng thuộc chòm Bắc Đẩu; cho nên những nhân tài văn chương ngày xưa thường được ví với sao Khuê, mấy ông đỗ đầu khoa bảng thì gọi là Khôi Nguyên, ở trong Quốc Tử Giám có Khuê Văn Các thì cũng là theo cái ý nghĩa này,... vì đứng đầu, đỗ đầu, bực quan trọng hàng đầu, trí tuệ, học vấn,... nên trong Tử Vi thì Thiên Khôi cũng chủ về Cái Đầu đó mà ) ngoài ra Khôi Việt còn là kẻ truyền lệnh của vua nên có thể coi như ông quan Khâm Sai Đại Thần.
Tham Lang ngoài chủ lễ nhạc, rượu thịt, tiệc tùng thì còn là vị Trung Lang Tướng (ngày xưa phân ra làm Thượng Tướng - tướng quân cao cấp nhất - nếu lấy oai phong của thú mà ví thì Thượng Tướng ví như Hổ Tướng, như Lưu Bị có Quan Trương Triệu Mã Hoàng là "ngũ hổ tướng quân"; rồi mới đến Đại Tướng, Trung Tướng, Tiểu Tướng - oai phong thì kém con hổ 1 chút nên coi như con sói (Lang) - nên gọi là Lang Tướng...). Đọc Lịch Sử của ta thì thấy cách danh tướng như Trần Khát Trân, Trần Nhật Duật,... lúc chiến đấu thì uy phong lẫm liệt, khi hòa bình thì lúc nào trong nhà cũng tiệc tùng, rượu chè, tiếng đàn sáo không ngơi nghỉ.
Phá Quân nếu coi là chủ quản nội cung như mấy tay Thái Giám thì hơi quá lời nhưng mà cũng có điểm chấp nhận được. Ai dám bảo Thái Giám không biết đánh đấm gì nào??? Sử ta có chép về Lý Thường Kiệt đấy thôi, đánh một phát là tiến sang tận đất Tàu mà đánh chứ xá gì đâu. Hay như tụi Thái Giám ở Đông Xưởng của triều Minh, có lúc lên tới mấy vạn kiếm khách, toàn là những cao thủ đệ nhất trong thiên hạ, quyền lực ghê gớm lắm nên còn át vía được vài vạn cấm vệ quân.
Lại nói như Thiên Tướng ấy, giống ông Lưu Dung, lúc thì quan cao nhất phẩm cỡ Tể Tướng, nhưng lúc cũng là ông gác cổng thành. Ông này mà cho ra trận thì có khi là ông Giám Quân.
Cuốn sách này khá dài nên QNB cần tập trung vào việc dịch cho xong cái đã, mọi người cứ tự nhiên thảo luận cho xôm tụ.
Sửa bởi QuachNgocBoi: 20/08/2013 - 11:01
Thanked by 10 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |