Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư - lược dịch_Hành lang trao đổi
#1
Gửi vào 12/08/2013 - 10:50
trân trọng!
Thanked by 8 Members:
|
|
#2
Gửi vào 12/08/2013 - 11:41
trân trọng!
Tôi nghĩ bác chỉ cần hỏi Kinh nghiệm phân tích Mệnh và đại vận tốt xấu... của bác QNB là ra hết...
Thanked by 3 Members:
|
|
#3
Gửi vào 12/08/2013 - 16:32
trân trọng!
Thưa anh/chị GiacUyen,
Các luận điểm về Ngũ Hành trong mục Tinh Viên Luận là được QNB dịch nguyên văn theo như trong sách, không phải của QNB đề xuất ra ạ.
Một trong những nguyên tắc của dịch thuật là dịch đúng theo nguyên văn nhằm tôn trọng văn bản mà ta đang dịch, chứ nếu lý luận cho chặt chẽ thì "nguyên văn" chưa chắc đã là "nguyên bản". Mà dẫu có là nguyên bản đi nữa thì sự đúng/sai của mỗi câu trong văn bản còn sẽ được bình, luận và giải bởi độc giả sau này.
Cuốn sách này khá dài, nên QNB sẽ dịch dần mỗi hôm 1 phần và đưa lên, độc giả cứ thong thả tham khảo ạ. Trong toàn bộ quá trình dịch sách thì chỉ có những chỗ ghi là "QNB chú" mới thể hiện quan điểm cá nhân của QNB còn lại hầu hết sẽ dịch đúng nguyên văn.
Qua những đoạn vừa dịch trong cuốn TVDSTT hoặc một số bài phú cổ như Huyền Vi Luận, Thái Vi Quan Vi Phú, Đẩu Số Tổng Quyết,... mà QNB đã dịch và đưa lên trước đây thì ai cũng thấy rằng việc luận nhược cường sinh khắc về ngũ hành là không thể thiếu được trong môn này ạ.
Về việc sử dụng Ngũ hành hay Lý tính của các sao, thì xin thưa rằng QNB sử dụng cả hai bởi vì quan điểm của QNB về mối quan hệ về Ngũ Hành và Lý Tính của sao là không thể tách rời, từ Lý Tính có thể quy nạp để gán ngũ hành và từ Ngũ hành có thể để diễn dịch ra lý tính. Ngũ Hành với Lý Tính cũng được tích hợp để mà quy ước nên cái mà chúng ta gọi là Miếu, Vượng, Đắc, Hãm,... cho nên phe Kiếm Tông có thể không cần đề cập đến ngũ hành nhưng không thể bỏ qua tính đắc hãm trong Lý Tính của mỗi công thức. Ấy gọi là không cần nói nhiều về ngũ hành mà chỉ cần sử dụng hệ quả của chúng trong mỗi kiếm chiêu, mỗi công thức.
Nếu trọng ngũ hành như phe Khí Tông thì còn phải phân cụ thể ra chi tiết hơn trong mỗi hành của sao (tạm gọi là ngoài định tính có có thêm định lượng), giả như Thái Âm là Thủy nhưng đó là thủy của hồ nước thanh nhã, còn Phá Quân cũng là Thủy như đó là thủy của con sóng cuồn cuộn sôi sục. Nên Xương Khúc gặp Thủy của Thái Âm lại khác với khi gặp Thủy của Phá Quân, cùng là chỉ văn nhân nhưng 1 đằng là thanh cao nho nhã (có tiền tài à nha) còn 1 đằng lại là kẻ sinh viên nghèo có tính khí hơi ngông (hàn sĩ, cuồng sĩ),... Đó là do Thủy tụ với Thủy tràn lan thì nó khác nhau vậy. Xương Khúc có là Kim Thủy thêm vào Thủy của Thái Âm cũng chỉ như mạch suối nước chảy vào hồ càng thêm thơ mộng, chứ gặp Thủy của Phá Quân thì khác gì bọt nước trắng xóa mù trời.
Đó là lấy ngũ hành mà nói, còn về Thiên Văn thì Xương Khúc nó vốn là dụng cụ đo bóng của Nhật Nguyệt (là cây nêu, cột đồng, thước ngọc, thước nước, đồng hồ, khắc lậu,...) thì đương nhiên thấy mấy ông văn nhân có tính ôn hòa, trầm ổn sử dụng nó hữu hiệu hơn là mấy tay có tính cuồng và gấp gáp
Cát tinh là khi khí ngũ hành của nó vừa đủ, không thái quá mà cũng chẳng bất cập. Bởi vì nếu thái quá thì thừa thãi tràn lan mà sinh ra rắc rối, nếu bất cập thì yếu đuối nhu nhược, đó đều là hung chẳng phải cát.
Sinh và Khắc của ngũ hành của các sao cũng nhằm để tạo ra sự vừa đủ, trạng thái cân bằng, trạng thái bền mới gọi là cát, như kim nhờ hỏa, mộc nhờ kim mà thành công cụ hữu dụng, đâu phải cứ thấy tương khắc là cho rằng chúng diệt lẫn nhau đâu ạ.
Thanked by 34 Members:
|
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , |
#4
Gửi vào 12/08/2013 - 18:18
trân trọng!
Thanked by 8 Members:
|
|
#5
Gửi vào 12/08/2013 - 20:17
Và còn dùng để xác định vị trí Nhật Nguyệt hội nhau trên tinh cầu ( tức là xác định vị trí Nhật thực và Nguyệt thực trên tinh cầu ). Nên Văn Xương và Văn Khúc đi với Nhật Nguyệt là hợp cách.
Thanked by 9 Members:
|
|
#6
Gửi vào 12/08/2013 - 20:34
(Nhật Nguyệt rất ghét lạc hãm, Lộc Mã rất mừng giao kết với nhau)
1/ Nhật Nguyệt tối hiềm phản bối,(Nhật Nguyệt rất ghét lạc hãm) phần này chú nên dùng DỊCH diễn giả mới rõ nghĩa.
2/Lộc Mã tối hỉ giao trì.(Lộc Mã rất mừng giao kết với nhau)Phần này thì dùng Ngũ Hành diễn giải.
Thanked by 10 Members:
|
|
#7
Gửi vào 12/08/2013 - 21:24
Thanked by 3 Members:
|
|
#8
Gửi vào 13/08/2013 - 10:12
Và còn dùng để xác định vị trí Nhật Nguyệt hội nhau trên tinh cầu ( tức là xác định vị trí Nhật thực và Nguyệt thực trên tinh cầu ). Nên Văn Xương và Văn Khúc đi với Nhật Nguyệt là hợp cách.
V.E.DAY, on 12/08/2013 - 20:34, said:
(Nhật Nguyệt rất ghét lạc hãm, Lộc Mã rất mừng giao kết với nhau)
1/ Nhật Nguyệt tối hiềm phản bối,(Nhật Nguyệt rất ghét lạc hãm) phần này chú nên dùng DỊCH diễn giả mới rõ nghĩa.
2/Lộc Mã tối hỉ giao trì.(Lộc Mã rất mừng giao kết với nhau)Phần này thì dùng Ngũ Hành diễn giải.
Hiiii... cụ V đúng là bực thày trong lĩnh vực này, trỏ 1 phát là trúng ngay vào chỗ trọng yếu
Thanked by 6 Members:
|
|
#9
Gửi vào 13/08/2013 - 12:20
Dễ có người dùng pp luận nè sáng tạo thêm: Phá Quân thủy cường - mạnh... gặp thổ của Lộc tồn thì ko còn hung bạo tác quái nữa mà tụ - tồn lại thành có ích (cho thủy điện)...
zui phải biết...
Sửa bởi KimQuy: 13/08/2013 - 12:22
Thanked by 2 Members:
|
|
#10
Gửi vào 13/08/2013 - 12:22
Nhật Nguyệt được coi như là hai khí Dương-Âm đã "diệu hợp nhi ngưng" từ Hữu tướng Vô hình sang Hữu tướng Hữu hình và tứ thời, bát tiết là kết quả đương nhiên của Nhật Nguyệt khi thay thế hai khí Dương-Âm tác động trong cõi Hữu tướng Hữu hình.
Những hiện tượng thiên nhiên này trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sinh hoạt của nhân loại cũng như vạn vật.
Nhật Nguyệt đối với Hậu thiên của Văn vương hay vũ trụ vạn vật đã hữu hình hữu tướng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thực tế mà nói nếu vạn vật không có Nhật Nguyệt vận hành thể hiện qua nóng lạnh tứ thời bát tiết thì khó có thể sinh trưởng. Cho nên Nhật Nguyệt đắp đổi xuất hiện trên không trung là 2 nguồn hạnh phúc vô tận của vạn vật. Nhật mọc đằng Đông, Nguyệt lên đằng Tây (*)hàm ý tính bắt đầu từ ngày Sóc)
chẳng khác gì Chồng Vợ thay nhau công việc gia đình.
Nhưng sự thăng giáng, nhập xuất của Nhật Nguyệt, Thiệu tử đã nêu thành định luật :
" Thiên vị phụ, Nhật vi tử, cố thiên tả tuyền, Nhật hữu hành."
(Trời là cha, Nhật là con, nên trời xoay sang tả, mà Nhật đi về bên hữu;
Thiên tượng :
Trời = Tinh cầu xoay theo chiều kim đồng hồ,
Nhật = mặt trời đi ngược chiều kim đồng hồ)
"Dương tiêu tắc Âm sinh, cố Nhật hạ nhi Nguyệt tây xuất dã."
(Dương tiêu thì âm sinh nên Nhật lặn mà Nguyệt lên đằng tây;
Thiên tượng : Ngày Sóc khi mặt trời lặn ở hướng tây thì mặt trăng mọc lên theo sau mặt trời)
"Nhật vi phu, Nguyệt vi phụ, cố Nhật đông xuất, Nguyệt tây xuất dã."
(Nhật là chồng, Nguyệt là vợ, Nhật mọc đằng đông, Nguyệt mọc đằng tây)
Thiên tượng : Ngày Sóc khi mặt trời lặn ở hướng tây thì mặt trăng mọc lên theo sau mặt trời)
Còn gì thú vị hơn khi Thiệu tử mô tả thiên tượng thăng giáng, nhập xuất của Nhật Nguyệt bằng hình ảnh của một gia đình:
" Âm theo Dương, Dương tiêu thì Âm sinh. Nhật lặn đằng tây, Nguyệt mọc lên đằng tây như vợ theo chồng chẳng dám tranh tiên"
Trời là cha, Nhật là con, Trời với Nhật như cha với con. Trời xoay tả, tượng tiến lên, Nhật xoay hữu, tượng thối lui, mỗi lần lui một độ để tỏ ý tôn kính, con không kháng lễ cùng cha.
NHƯNG :
1/ Thiên tượng : Ngày trăng rằm, mặt trăng tròn và mọc lên phía đông
2/ Thiệu Tử luận về DỊCH, thì bảo rằng :
"Âm thịnh tắc địch Dương, cố Nguyệt vọng nhi đông xuất dã. "
NHI PHỤ DỮ HỮU PHU ĐỊCH LỄ CHI NGHĨA"
(Âm thịnh thì địch Dương, Nguyệt vọng/trăng rằm xuất hiện đằng đông,
NHƯNG VỢ LẠI CÓ CÁI Ý ĐỊCH LỄ CHỐNG CHỒNG)
3/ Thái vi phú thì bảo rằng :
" Nhật Nguyệt tối hiềm PHẢN BỐI "
Kết luận :
Trường hợp Thái Âm cư cung mão và thìn thì nhìn ngay ngày sinh mà quyết đoán, nếu ngày sinh là 15/16 âm lịch là phạm cách Nhật Nguyệt tối hiềm PHẢN BỐI.
Thanked by 24 Members:
|
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , |
#11
Gửi vào 13/08/2013 - 13:07
(file số 6 Trăng rằm)
Thanked by 3 Members:
|
|
#12
Gửi vào 13/08/2013 - 14:42
(file số 6 Trăng rằm)
File gốc củ các bác xem nét căng thật là thích, mỗi tội QNB không có hiểu tiếng Pháp nên đành xài tạm mấy bản này, có thuyết minh tiếng Việt luôn ạ, hiiii...
Thanked by 5 Members:
|
|
#13
Gửi vào 13/08/2013 - 14:50
Sửa bởi Phuongkongfa: 13/08/2013 - 14:53
Thanked by 4 Members:
|
|
#14
Gửi vào 13/08/2013 - 15:29
Chỉ có 6 tuổi trong tổng số 60 năm tuổi được hưởng cách này ( tỷ lệ 1/120). 6 tuổi đó là :
Canh Dần, Canh Ngọ, Canh Tuất : Tại vị trí cung Thân(con khỉ) là cục Tuyền trung thủy.
Giáp Tý, Giáp Thìn, Giáp Thân : Tại vị trí cung Dần là cục Lô trung hỏa.
Thiên mã an tại vị trí Bệnh của của tam hợp chi tuổi năm sinh;
Dần, Ngọ, Tuất (tam hợp Hỏa); tại Dần là vị trí Sinh đến Thân(con khỉ) là vị trí Bệnh, Thiên mã an tại cung Thân(con khỉ).
Thân, Tý, Thìn (tam hợp Thủy); tại Thân là vị trí Sinh đến Dần là vị trí Bệnh, Thiên mã an tại cung Dần.
Tuổi Canh thì Lộc tồn an tại cung Thân(con khỉ) - vị trí lâm quan của dương kim, Thiên mã an tại cung Thân(con khỉ), nên ta có Canh Dần, Canh Ngọ, Canh Tuất
dương kim ở trạng thái lâm quan + dương hỏa ở trạng thái bệnh = Tuyền trung thủy.
Tuổi Giáp thì Lộc tồn an tại cung Dần - vị trí lâm quan của dương mộc, Thiên mã an tại cung Dần, nên ta có Giáp Tý, Giáp Thìn, Giáp Thân
dương mộc ở trạng thái lâm quan + dương thủy ở trạng thái bệnh = Lô trung hỏa.
Thanked by 22 Members:
|
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , |
#15
Gửi vào 13/08/2013 - 23:05
vô cực sinh âm dương, âm dương sinh ngũ hành, ngũ hành sinh lý tính. chung quy về lý tính là biểu hiện của một ngũ hành nào đó, như hoả thì nóng nảy...... như kim thì quyết kiệt, sắc bén...... điều đó giường như đã được nhuần hoá ra bằng cái tên của bất kỳ sao nào rồi. vì cái vị trí đắc hãm đó nó đã làm cho cái lý tính, tính chất của sao nào đó. trở nên tốt đẹp, hữu dụng hay xấu xa vô dụng. mong anh cho vài kiến giải.
còn trên thực tế khi ta nhìn lá số tử vi thì sẽ thấy ngay các cung là biêu hiện của tháng và giờ rõ dệt. ( vì thế ngọ mới chính cung cao nhất và chủ hoả khí của ngày của mùa) thực chất lá số là sự hợp thức hoá của một vòng tròn vậy. thật diệu kỳ nó bày ra đủ 12 cung, 12 chi, mười hai tháng, 12 giờ, tứ thời. nó cũng là một cái hình ảo của quả đất vậy. khi ta đứng trên trái đất thực tế trái đất cực bắc bao giờ cũng ở trên, cực nam ở dưới về nhìn về tam viên thiên cực bắc đế vậy. mà trên lá số bắc lại ở dưới, nam ở trên điều đó có cho ta hiểu ngầm một ý tứ, một điều gì không?
trái đất luôn quay xung quanh trục của nó, quay ngược kim đồng kim đồng hồ. quay từ tây sang đông. mùa xuân ở phái tây hành kim, mùa hạ ở phái nam hành hoả, mùa thu ở phái đông mộc, mùa đông ở phía bắc hành thuỷ. nó cũng tượng trưng cho tứ tượng lộc quyền khoa kỵ trong tử vi vậy. đây là lý do tứ hoá phái lấy hành lộc kim, quyền hoả, khoa mộc, kỵ thuỷ vậy.
trở về vấn đề lộc mã giao trì. thực tế về thiên mã hoa cái đào hoa là được an theo sự lược giản của vòng tướng tinh. nếu theo như một số quan điểm mã tuổi nào hành đấy, hay mã cung nào hành đấy mà gặp lộc liệu có thể giải thích bằng ngũ hành được không? trong tử vi ngoài lý tính thì một trong ý nghĩa thứ hai của tinh đẩu đó là "TƯỢNG" nếu bỏ tượng đi thì lấy căn nguyên gì mà luận? nếu hoá lộc không phải tiền tài? tử vi không phải vua..vv... thì lấy gì mà luận cho số học?
GiacUyen!
Thanked by 10 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |