Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
citizenn, on 25/07/2013 - 13:29, said:
Trích dẫn:
"Trong cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" nguyên văn tác giả Thẩm Hiếu Chiêu có viết "Xét vận phải lấy can đại vận làm trọng" vậy mà người bình là Từ Lạc Ngô lại giảng giải là "Xét vận phải lấy chi của đại vận làm trọng". Tại sao Từ Lạc Ngô không bình là theo ý ông ta thì "Xét vận phải lấy chi của đại vận làm trọng" mà lại trắng trợn thay đổi ý của tác giả như vậy?"
Chậc, cái ông họ Từ này bê bối thật (trắng trợn thì hơi quá!) Đã bình chú sách của người ta mà lại thay đổi câu chữ của tác giả... thật là tự do quá đáng! Vậy mà đọc tới các đoạn sau thì thở phào ra... vì chính ông họ Thẩm cũng có nói:
Trích dẫn
Nguyên văn: Lại như "hữu hành Can nhi bất hành Chi" (hành vận được Can mà không được Chi), là sao ? Đó là: giả như Bính sinh tháng Tý, năm Hợi, gặp (vận) Bính Đinh thì giúp đỡ thân mệnh, gặp (vận) Tị Ngọ thì xung .
Nguyên văn: Lại hành vận được Chi mà không được Can là thế nào? Như Giáp sinh tháng Dậu, Tân kim thấu nhưng nếu Quan hãy còn nhược, gặp Thân Dậu thì Quan được gốc thêm chắc, gặp Canh Tân thì hỗn Sát, trùng Quan [Quan mạnh quá hóa thành ma quỷ hại mình].
Ôi, Can và Chi, chúng hại ta! Nhức cả đầu! Cái nào là trọng đây?
Ông Từ chú thích làm sáng tỏ vấn đề:
Trích dẫn
Từ chú thích: Bính sinh tháng Tý, năm Hợi, Nhâm Quý thủy nắm lệnh thừa vượng, hành vận Bính Đinh là Tỉ Kiếp giúp Thân, hành vận Tị Ngọ, hỏa thất lệnh, là suy thần xung vượng, phản thành gia tăng thủy thế, chính là "hành vận được Can mà không được Chi".
Từ chú thích: Đây là ý cần phân biệt vượng nhược của Quan tinh. Nếu Quan tinh nhược, vận đến Tây phương Thân Dậu là Quan tinh đắc địa, gặp Canh Tân làm hỗn Sát trùng Quan, dễ gây hỗn tạp. Nếu Quan tinh vượng thì Thân Dậu Canh Tân đều là kị cả. Lại cần phải biện thấu và không thấu, nếu Quan tinh nhược, tàng chi mà không thấu chi, vận gặp Tân là Quan tinh thấu thanh, không phải là trùng Quan.
Túm lại: Can, Chi đều trọng và không trọng như nhau, phải phân biệt trong cặp Can Chi của chúng và liên can thế nào tới bát tự mới được.
Không một tác giả nào viết sách mà câu trước và câu sau lại chửi nhau như vậy cả. Chả nhẽ Citizenn cho rằng
Thẩm Hiếu Chiêu sinh vào cái
"Thời Kỳ Đồ Điểu" hay sao?
Trước các trường hợp phân vân, nghi ngờ như trên thì người đọc nên nghĩ rằng mình đã hiểu sai ý của tác giả, không nên vội vàng kết luận mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần cộng thêm sự suy nghĩ nghiêm túc mới có thể hiểu đúng ý của tác giả muốn nói.
Tôi có thể giải thích thắc mắc của citizenn ở trên bằng một ví dụ đơn giản như sau:
Giả sử một Tứ Trụ có Thân (Hoả) nhược, Quan Sát (Thuỷ) vượng mà không có Kiêu Ấn (Mộc) (kể cả can tàng) để hoá Quan Sát sinh Thân (trường hợp này Kiêu Ấn kiêm luôn là dụng thần thông quan).
1 - Khi đến vận Mậu Dần chẳng hạn,
Dần đại vận không có tác dụng gì cho mộc trong Tứ Trụ cả trừ khi nó hợp với chi trong Tứ Trụ, vì khi đó chi trong Tứ Trụ đã kéo nó vào trong Tứ Trụ để bổ xung cho Mộc trong Tứ Trụ đang thiếu, nếu hoá Mộc thì càng tốt
nhưng có điều nó không thể tốt bằng có can Giáp hay Ất lộ trong Tứ Trụ (còn nếu trong Tứ Trụ có Giáp, Ất, Dần hay Mão thì dĩ nhiên vào đại vận Dần và Mão thì các can chi này vượng nên, tức dụng thần có lực còn kỵ thần suy yếu. Mậu đại vận là kỵ thần tử tuyệt lại bị Giáp hay Ất trong Tứ Trụ cường vượng khắc nên từ vận kỵ thần nó đã trở thành vận bình thường hoặc tốt tuỳ theo can chi trong Tứ Trụ.... và dĩ nhiên người này dễ gặp nhiều thuận lợi, hanh thông....).
2 - Khi đến vận Giáp Thân chẳng hạn thì
Giáp đại vận không cần hợp với can trong Tứ Trụ nó vẫn được coi là bổ xung cho sự thiếu Mộc trong Tứ Trụ, gần bằng như có Giáp lộ trong Tứ Trụ (tất nhiên vận Giáp Thân kém hơn hẳn vận Giáp Dần.....). Nếu như trong Tứ Trụ lộ Canh hay Tân thì dụng thần Giáp bị khắc quá mạnh (vì Kim đắc địa còn Mộc Tử Tuyệt) nên vận này sẽ chỉ được coi là vận bình thường hay xấu, có thể coi là kỵ vận (tuỳ theo các can chi trong Tứ Trụ).
Can Chi đại vận chỉ có sự khác nhau như vậy, do vậy mà Thẩm Hiếu Chiêu và cụ Thiệu đã coi
Can đại vận trọng hơn Chi đại vận.
Sửa bởi tiachop007: 25/07/2013 - 18:24