Tiết thứ ba: Lục Thập Tứ Quái
3.1 Lục thập tứ Quái
Tử Vi Đẩu Số có mối quan hệ không lớn với 64 quái, cho nên dưới đây chỉ giới thiệu sơ qua, chỉ có phần đáng lưu tâm là thuyết Quái Khí của Mạnh Hỉ và 12 Tiêu Tức Quái (Tịch Quái) của Kinh Phòng sẽ đề cập bên dưới.
64 Quẻ kép (mỗi quẻ có 6 Hào) của Dịch Kinh là các quẻ mang 64 Thoán Từ và 384 Hào Từ, là trọng tâm của Chu Dịch cổ, sau này được các nhà Nho Dịch bồi đắp mà viết thêm cho các quẻ phần Thoán Truyện và Tượng Truyện,... Nguyên cớ mà các quẻ Dịch từ thời Tây Chu đều là các quẻ 6 Hào, tại sao lại là số 6 chứ không phải con số khác, thì hiện nay vẫn còn là bí ẩn. Và người ta tạm thời bỏ qua mốc thời gian lịch sử xuất hiện của Quái Kép có trước Quái Đơn, để sử dụng phương thức lý giải được coi là hợp lý nhất theo sự hình thành từ tám quái đơn, mỗi quái chỉ có 3 Hào, khi chồng chập qua lại 8 quái này với nhau sẽ sản sinh ra 64 trùng quái (quái kép) mỗi quái có 6 hào.
Tên gọi của mỗi Quẻ kép này, cách gọi ngày nay thường theo cách gọi đầy đủ của trường phái Tượng Số, dùng tên Tượng của các Quẻ đơn ghép lại ở trước tên riêng của Quẻ kép, tên Tượng của Quẻ bên trên gọi trước, tên tượng của Quẻ đơn bên dưới gọi sau, tên riêng của Quẻ kép gọi sau cùng. Thí dụ, tên của quẻ “Thủy Lôi Truân”, gồm có quẻ đơn Khảm (có Tượng là Thủy) ở bên trên (gọi là ngoại quái) nên đọc chữ “Thủy” đầu tiên, kế đến quẻ đơn Chấn (có Tượng là Lôi) ở bên dưới (gọi là nội quái) nên đọc chữ “Lôi” tiếp theo, cuối cùng đọc tên riêng của Quẻ kép là “Truân”.
Riêng các Quẻ kép mà gồm có 2 Quẻ đơn giống nhau thì gọi là quẻ Bát Thuần và tên Quẻ đơn của nó, hoặc gọi thẳng tên Quẻ đơn và tên Tượng của nó. Thí dụ, quẻ “Bát Thuần Càn”, gồm có 2 quẻ đơn Càn chồng lên nhau, hoặc gọi theo tên khác của quẻ này là “Càn vi Thiên”.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Trong 6 Hào của 1 Quẻ kép thì thứ tự các Hào được phân bố từ dưới lên trên, Hào Âm thì gọi là [Lục + vị trí của Hào], Hào Dương thì gọi là [Cửu + vị trí của Hào], hai chữ “Lục” và “Cửu” ở đây là nói đến cái Dụng của Hào, theo truyền thống của Dịch Kinh thì Dương dụng Cửu còn Âm dụng Lục.
Thí dụ, quẻ Địa Sơn Khiêm thì tên gọi của các Hào theo thứ tự là Sơ Lục, Lục Nhị, Cửu Tam, Lục Tứ, Lục Ngũ, Thượng Lục (chữ Sơ là chỉ Hào đầu tiên, tức Hào 1; còn chữ Thượng là chỉ Hào trên cùng, tức Hào 6).
Hào Sơ, tượng trưng cho sự manh nha, chủ tiềm tàng. Hào Nhị, tượng trưng cho sự xuất đầu lộ diện, nảy nở, tiến triển. Hào Tam, tượng trưng cho có chút thành tựu, cần thận trọng mà hành sự. Hào Tứ, tượng trưng cho sự việc phát triển tới mức cao, cần suy xét thời vận, hành sự cẩn trọng. Hào Ngũ, tượng trưng cho sự công thành danh toại, đã đến đỉnh cao nên cần đề phòng dấu hiệu suy thoái. Hào Thượng, tượng trưng cho sự việc đã tiến đến cực điểm rồi, có suy thoái vì vật cực tắc phản.
Trong 6 Hào thì các Hào ở vị trí Lẻ (1, 3, 5) là các vị trí thuộc Dương, còn các Hào ở vị trí Chẵn (2, 4, 6) là vị trí là các vị trí thuộc Âm, khi [Hào Dương cư ở dương vị] và [Hào Âm cư Âm vị] thì gọi là “đắc vị” (hoặc là “đắc chính”) vì Âm Dương thuận lý, còn [Hào Dương cư Âm vị] và [Âm cư Dương vị] thì gọi là “thất vị” (hoặc là “bất chính”) vì Âm Dương nghịch lý, “đắc vị” thì cát còn “thất vị” thì hung.
Trong 1 Quẻ Kép thì Hào Nhị nằm giữa Nội quái và Hào Ngũ nằm giữa Ngoại quái, ở giữa được gọi là Trung, nếu các Hào Âm Dương ở 2 vị trí đó mà “đắc vị” thì còn được gọi là “đắc trung”, chỉ có riêng 2 Hào này khi đủ điều kiện mới được gọi là “đắc trung đắc chính”, được vậy thì đại cát lợi.
Trong 1 Quẻ Kép thì có mối quan hệ Tương Ứng về tính Âm Dương giữa các cặp [Hào Sơ và Hào Tứ], [Hào Nhị và Hào Ngũ], [Hào Tam và Hào Thượng], Dương thì cầu Âm để tương ứng và Âm thì cầu Dương để tương ứng, nếu như 2 Hào trong mỗi cặp đều là Hào Âm hoặc đều là Hào Dương thì gọi là Vô Ứng hay là Bất Hòa. Có sự Tương Ứng thì tốt do có trợ giúp trợ lực, còn Vô Ứng thì xấu do vô lực.
Trong các Quẻ Đơn 3 Hào cũng phân chia thành Tam Tài, thì trong các Quẻ Kép 6 Hào cũng phân chia thành Tam Tài (còn gọi là Tam Cực), Hào Sơ và Hào Nhị ở vị trí thuộc Tài Địa, Hào Tam và Hào Tứ ở vị trí thuộc Tài Nhân, Hào Ngũ và Hào Thượng ở vị trí thuộc Tài Thiên.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Thượng cổ có 3 Dịch là Chu Dịch, Liên Sơn Dịch, Quy Tàng Dịch, đều dùng 64 quái làm nội dung, nhưng tư tưởng và tôn chỉ khác nhau. Nhưng vì Nho gia chỉ tôn sùng mình Chu Dịch, tôn sùng nó làm đầu lĩnh của Ngũ Kinh. Cho nên hai bộ Dịch Liên Sơn với Quy Tàng kia ngày càng trở nên suy thoái và thế rồi dần thất truyền, chỉ thấy xuất hiện lẻ tẻ trong những câu chữ của vô vàn cổ tịch. Ngoài ra còn có Kinh Phòng Dịch ở thời nhà Hán, cũng dùng 64 quái, tức chính là tiền thân lý luận của môn Lục Hào Chiêm Bốc mà lưu truyền đến ngày nay, phép Chiêm này trải qua nghiệm chứng cả trăm cả ngàn năm, rất có thần nghiệm.
Theo bảng lập thành 64 Quẻ kép từ sự bài bố tung hoành thứ tự 8 Quẻ đơn với thứ tự Tiên Thiên Bát Quái nêu trên, chúng ta đã thu được Tiên Thiên Phương Đồ (đồ hình sắp đặt 64 Quẻ kép dạng vuông). Còn nếu dùng thứ tự của Tiên Thiên Bát Quái, cứ thế mà triển khai mãi ra 64 Quẻ kép rồi kết hợp 2 nửa Âm Dương của chúng thì sẽ thu được Tiên Thiên Viên Đồ (đồ hình sắp đặt 64 Quẻ dạng tròn). Vuông với Tròn ở đây chính là mô tả theo cái quan niệm về vũ trụ của người xưa, tượng trưng cho sự toàn vẹn, tượng trưng cho Trời tròn Đất vuông, tượng trưng cho tung hoành ngang dọc và bao quát càn khôn,…
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Phối hợp Tiên Thiên Phương Đồ và Tiên Thiên Viên Đồ, chúng ta sẽ thu được một dạng đồ hình rất thông dụng trong Dịch Kinh là “Tiên Thiên lục thập tứ quái phương viên đồ”.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Dưới đây là 64 quái tự ca ở trong "Chu Dịch bản nghĩa" của Chu Hy, các sách Dịch Kinh ngày nay hầu hết đều sử dụng thứ tự các quẻ như thế, phân chia thành Thượng Kinh và Hạ Kinh:
Càn, Khôn, Truân, Mông, Nhu, Tụng, Sư,
Tỉ, Tiểu Súc hề, Lý, Thái, Bĩ.
Đồng Nhân, Đại Hữu, Khiêm, Dự, Tùy,
Cổ, Lâm, Quan hề, Phệ Hạp, Bí.
Bác, Phục, Vô Vọng, Đại Súc, Di,
Đại Quá, Khảm, Ly, tam thập bị.
Hàm, Hằng, Độn hề, cập Đại Tráng,
Tấn, dữ Minh Di, Gia Nhân, Khuê.
Kiển, Giải, Tổn, Ích, Quải, Cấu, Tụy,
Thăng, Khốn, Tỉnh, Cách, Đỉnh, Chấn kế.
Cấn, Tiệm, Quy Muội, Phong, Lữ, Tốn,
Đoài, Hoán, Tiết hề, Trung Phu chí.
Tiểu Quá, Ký Tế kiêm Vị Tế,
Thị vi hạ kinh tam thập tứ.
QNB chú: Các tên viết hoa đều là tên của mỗi quẻ, lần lượt thứ tự từ quẻ Bát Thuần Càn cho đến quẻ Bát Thuần Ly là hết 30 quẻ (tam thập bị) của phần Thượng Kinh trong khổ thơ đầu, kế đến khổ thơ sau là 34 quẻ của phần Hạ Kinh (Thị vi Hạ Kinh tam thập tứ). Chữ “hề” chỉ là dạng hư từ (từ đế đệm, không có nghĩa, nó giống như “à”, “ừ”, “ừm”,… trong tiếng Việt, nhiều khi trong tiếng Việt cũng dùng từ “hề” này mà ít ai để ý đến, thí dụ như người ta muốn trả lời “Không” nhưng e rằng âm của nó cụt lủn nên đế đệm “Không hề!”).
3.2 Quái Khí
Mạnh Hỉ (tự là Trường Khanh) thời Tây Hán, là một trong 3 người sáng lập ra 3 học phái lớn nhất thời bầy giờ về Dịch Học (người đời vẫn thường gọi là các học phái của ba họ Thi – Mạnh – Lương Khâu), ông là thầy của Tiêu Diên Thọ (người sáng tác bộ Dịch Lâm). Ông còn là tác giả của bộ Hỏa Châu Lâm, chế ra thuyết Quái Khí với đồ hình Quái Khí “Lục nhật thất phân” có 60 Quái Khí, 24 Tiết – Khí:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Theo thứ tự từ trong ra ngoài:
- Vòng trong cùng tượng trưng cho Thái Cực.
- Vòng ngay kế tiếp, bốn quẻ Bát Thuần làm chủ 4 phương là: Khảm (ở phương Bắc), Chấn (ở phương Đông), Ly (ở phương Nam), Đoài (ở phương Tây).
- Vòng kế tiếp là 24 Hào của bốn quẻ bá chủ 4 phương nói trên, lần lượt thuận chuyển.
- Vòng kế tiếp là 24 Tiết Khí, với Đông Chí ứng với chỗ quẻ Khảm hào Sơ Lục (vòng ngoài thì ứng với Chi Tý), lần lượt thuận chuyển.
- Vòng kế tiếp là 12 Địa Chi từ Tý đến Hợi tương ứng với 12 Tháng trong năm.
- Vòng kế tiếp (kề vòng ngoài cùng) là các tước vị của 60 Quái Khí (nằm ở vòng ngoài cùng), gồm: Công, Tích, Hầu, Đại Phu, Khanh.
- Vòng ngoài cùng là 60 Quái Khí (cụ thể xem hình bên dưới, lưu ý là Đông Chí khởi ở Quẻ Phục – Tháng Một, tức Tháng 11 AL, cũng chính là Tháng Tý).
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Bây giờ chúng ta xét sự tương ứng với đồ hình Quái Khí “72 Hậu” có 12 Tiêu Tức Quái (còn gọi là Tích Quái / Tịch Quái):
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Theo thứ tự từ trong ra ngoài:
- Vòng trong cùng là 72 Hậu (người xưa phân định rằng, cứ 5 ngày gom thành 1 Hậu, mỗi Tiết hay mỗi Khí gồm 3 Hậu là Sơ Hậu – Thứ Hậu – Mạt Hậu, cho nên 72 Hậu x 5 ngày = 360 ngày = 24 Tiết Khí = 12 Tháng).
- Vòng kế tiếp là 12 Tích Quái bắt đầu từ cung Tý đi thuận mà khởi các Quẻ: Phục, Lâm, Thái, Đại Tráng, Quải, Càn, Cấu, Độn, Bĩ, Quan, Bác, Khôn.
- Vòng ngoài cùng là các Hào của các Quẻ, bắt đầu từ hào Sơ Cửu của Quẻ Phục.
Thuyết Quái Khí sau này được Kinh Phòng (77 – 37 TCN, tự là Quân Minh) phát triển. Tương truyền Kinh Phòng đã từng là đệ tử Dịch Học của Dương Hà (ghi là tương truyền vì không rõ năm sinh năm mất của Dương Hà, mà ông này còn thuộc hàng tiền bối của Thi Thù, Mạnh Hỉ, Lương Khâu Hạ, lại còn có thuyết nói rằng Kinh Phòng truyền Dịch cho Lương Khâu Hạ?!!!) sau đó Kinh Phòng lại đến học Dịch của Tiêu Diên Thọ.
Trong cuốn “Kinh thị Dịch truyện”, Kinh Phòng nói rằng
“(Quẻ) Dịch là phải đề cập đến Tượng, còn Hào là ký hiệu và công hiệu vậy. Thánh nhân vốn ngẩng mặt lên xem, cúi mặt xuống xét, mà trông Tượng của Trời Đất và Nhật Nguyệt Tinh Thần cùng với cỏ cây vạn vật, nếu thuận thì hòa, nếu nghịch thì loạn. 64 quẻ, phối 384 hào, xếp thứ tự thành 11.520 thẻ, xác định tình trạng của thiên địa vạn vật. Vì thế, khí của cát hung, thuận theo sáu hào trên dưới, thứ đến Số của tám chín sáu bảy (8 9 6 7), Tượng của kế thừa nối tiếp trong ngoài, do đó mà gọi là gồm cả Tam Tài và Lưỡng Nghi”. Đoạn thoại này nêu rõ yếu chỉ của trường phái Tượng Số chiêm nghiệm, cũng nói rõ luôn cơ sở của trường phái này gắn liền với các tính toán trong Thiên Văn - Lịch Pháp, xem xét thiên tượng cùng bóng nắng và sự vận hành của Khí Hậu để mà phân định các điềm cát hung.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Kinh Phòng nói “
Mỗi một tháng, Hào Sơ 3 ngày, Hào Nhị 3 ngày, Hào Tam 3 ngày, tên là Cửu Nhật (9 ngày). Dư có 1 ngày, tên gọi là Nhuận Dư. Lại dùng Hào Sơ 10 ngày làm Thượng Tuần, Hào Nhị 10 ngày làm Trung Tuần, Hào Tam 10 ngày làm Hạ Tuần. Ba Tuần là 30 ngày, tích Tuần thành Tháng, tích Tháng thành Năm. Tám lần tám (8x8) là 64 quẻ, có 384 hào, tạo thành 11520 thẻ (11.520 = 30 x 384)”. Ông cho rằng, Âm sinh Dương tiêu, Dương sinh Âm diệt, hai khí giao nhau thì vạn vật mới sinh ra. Dương nhập vào Âm, Âm nhập vào Dương, hai khí giao hỗ không ngừng, cho nên gọi thế là “Sinh”. Dương trong Âm, Âm trong Dương, hai khí Âm Dương hòa vào nhau mà thành “Tượng”. Kinh Phòng căn cứ vào Âm Dương khí hóa, Âm Dương thăng giáng và Âm Dương tiêu trưởng chuyển hóa đưa ra nguyên lý quẻ “ẩn - hiện”, trong đó quẻ “hiện” là quẻ hướng ngoại, lộ mặt, còn quẻ “ẩn” thì hướng nội, tiềm ẩn. Nói chung, tượng quẻ dương phần nhiều là quẻ “hiện”, tượng quẻ âm phần nhiều là quẻ “ẩn”. Theo ông, sự biến hóa Âm Dương là nguyên nhân khiến cho các thiên thể trong vũ trụ vận động, Âm Dương thăng giáng là quy luật vận động của Vũ trụ, sự chuyển hóa Âm Dương tiêu trưởng phản ánh mối liên hệ nội bộ Âm Dương.