←  Kinh Dịch - Bốc Dịch - Lục Hào

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Nguyên lý hình thành của Hậu Thiên Bát Quá...



4 5 6

Vô Thường's Photo Vô Thường 25/02/2014

Cách đặt vấn đề khá hay..
Trích dẫn

VuiVui's Photo VuiVui 25/02/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 24/02/2014 - 23:34, said:

bác ơi, cá nhân bác đánh giá sao cuốn: Kinh Dịch và nguyên lý toán nhị phân của ông Hoàng Tuấn
Tôi chưa đọc cuốn này của anh Hoàng Tuấn. Nhưng anh HT tôi cũng có biết chút ít. anh ấy làm TS, mà là TS bậc 2 ở bên Đức thì phải. Là một người có học vấn thực sự.
Nhưng nói về Kinh Dịch, mà nếu muốn toán hoá nó theo toán tây phương, hay đưa cái nhìn của khoa học tây phương vào thì lại là chuyện khác. thậm chí, ngay cả với nhà khoa học thành danh - được giải Nobel về vật lý - người TQ n/c về chu Dịch, khi muốn đưa khoa học vô đó, cũng có những lý giải rất khiên cưỡng, rất khó thuyết phục. Bản thân tôi có đọc một số tác phẩm, hễ cứ có ý định khoa học hoá chúng, lập tức trở nên gắn ghép, gượng gạo. nếu không nói là đã đánh mất linh hồn của kinh dịch vậy.
Thậm chí chưa cần đọc nội dung, chỉ cần thấy ngay ở cách gọi. nguyên lý nhị phân và kinh dịch cũng đã có thể hình dung râu ông nọ cắm cằm bà kia rồi. Muốn đưa tính nhị phân vào kinh dịch, trước hết phải loại trừ tính nguyên lý của nó. còn nếu không thì kinh dịch sẽ trở nên được biểu diễn qua ngôn ngữ nhị phân. phần hồn theo đó mà bị tước bỏ. Chẳng hạn, theo tính nhị phân, sự biểu diễn, cũng giống như các phương trình mà ThucThan có viết ở trên, người ta sẽ thấy rất tự nhiên là tứ tượng thì 22, bát quái thì 23, 64 quái thì 26. Một cách tự nhiên, theo lý của toán thì phải có 24, 25 và hơn thế nữa. Trong khi cái gọi là linh hồn của Dịch, nó nằm ngay trong cái việc loại trừ cái mà toán học yêu cầu phải có.
Một điểm nữa, theo biểu diễn của toán nhị phân, hay các lý luận của các tác giả khoa học hoa kinh dịch thì bằng toán học, không thể biết được tứ tượng thì không biểu diễn qua ngũ hành, nhưng bát quái thì lại có.
Đến đây, ta quay ngược lại bài toán tiên thiên bát quái, hậu thiên bát quái. sẽ thấy ngay, linh hồn của Dịch nằm ngay trong Tiên - Hậu thiên. và có thể nói ngay rằng, tiên - hậu thiên là độc lập, chẳng có thể có một phép suy diễn, hay dẫn ra Hậu thiên từ Tiên thiên được. Toán học không làm được việc này.
Trong một cuốn sách, tác giả Tưởng Kinh Quốc cũng có một tham vọng trình bày dựng lên Hậu thiên từ Tiên thiên. Thật sự thì sai, và có thể chỉ ra cái sai đó rất tự nhiên. Tự nhiên đến nỗi, có thể tác giả cũng nghĩ rằng, nó tự nhiên là phải thế, để mà Hậu thiên được sinh ra từ Tiên thiên. Và khi phân tích kỹ, thì tính tự nhiên đó lại thấy nó sai rất ấu trĩ.
Cổ nhân đưa ra tiên thiên và hậu thiên, rất đơn giản. không có phức tạp, cầu kỳ, móc méo như hậu nhân. càng nghĩ càng rối rắm. rồi đưa ra những phép toán cực kỳ hiện đại. viết xong thì ngồi "ngắm" công trình đồ sộ của mình. Nhưng hoá ra lại sai từ gốc sai đi. Thực đã tước đi cái phần hồn của Dịch. và cũng nhờ phần này mà Dịch mới sống mãi được với thời gian. Nếu không, các nhà khoa học cũng đã vứt nó đi từ lâu, vì chỉ với 64 quái, toán học xây dựng kiểu gì, cũng thua nền toán học hiện đại khi nó trở thành những công cụ của nền văn minh đi tìm bản chất của vũ trụ,
Các Bạn cứ thử nghĩ, dù chỉ là một vài điểm bất khả như trên mà xem có đúng không !!!
Sửa bởi VuiVui: 25/02/2014 - 16:32
Trích dẫn

lethanhnhi's Photo lethanhnhi 25/02/2014

cám ơn bác, cháu mua cả bộ của cụ này, chưa có thời gian đọc, may quá chưa có thời gian đọc, vậy khỏi đọc mất thời gian vậy
Trích dẫn

TiKiTaKa's Photo TiKiTaKa 26/02/2014

Nói ra các bác đừng chê, chứ thực ra tôi vẫn tin tưởng sâu sắc Hà Đồ và Lạc Thư do long mã và rùa thần đưa lên. Chứ con người làm sao mà nghĩ ra được.
Trích dẫn

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 26/02/2014

Trích dẫn

Nói ra các bác đừng chê, chứ thực ra tôi vẫn tin tưởng sâu sắc Hà Đồ và Lạc Thư do long mã và rùa thần đưa lên. Chứ con người làm sao mà nghĩ ra được.
Về logic, tôi hiểu lạc thư là do hình học của torus sinh ra. Nhưng thực tế, tôi cũng cho Lạc Thư do Kim Quy.\

Tôi có con rùa nuôi, đặt tên nó là kim quy
Trích dẫn

ConLuan's Photo ConLuan 26/02/2014

Con người không có nghĩ ra thì sao hiểu được ? Có người nghĩ ra rồi người khác nối tiếp vào ,.. .
Trích dẫn

KimCa's Photo KimCa 27/02/2014

nhà bác học Dacuyen hồ nghi : liệu có phải chúa đã thổi trí thông minh vào cho con người ?
Trích dẫn

Ngu Yên's Photo Ngu Yên 27/02/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 25/02/2014 - 16:29, said:

Tôi chưa đọc cuốn này của anh Hoàng Tuấn. Nhưng anh HT tôi cũng có biết chút ít. anh ấy làm TS, mà là TS bậc 2 ở bên Đức thì phải. Là một người có học vấn thực sự.
Nhưng nói về Kinh Dịch, mà nếu muốn toán hoá nó theo toán tây phương, hay đưa cái nhìn của khoa học tây phương vào thì lại là chuyện khác. thậm chí, ngay cả với nhà khoa học thành danh - được giải Nobel về vật lý - người TQ n/c về chu Dịch, khi muốn đưa khoa học vô đó, cũng có những lý giải rất khiên cưỡng, rất khó thuyết phục. Bản thân tôi có đọc một số tác phẩm, hễ cứ có ý định khoa học hoá chúng, lập tức trở nên gắn ghép, gượng gạo. nếu không nói là đã đánh mất linh hồn của kinh dịch vậy.
Thậm chí chưa cần đọc nội dung, chỉ cần thấy ngay ở cách gọi. nguyên lý nhị phân và kinh dịch cũng đã có thể hình dung râu ông nọ cắm cằm bà kia rồi. Muốn đưa tính nhị phân vào kinh dịch, trước hết phải loại trừ tính nguyên lý của nó. còn nếu không thì kinh dịch sẽ trở nên được biểu diễn qua ngôn ngữ nhị phân. phần hồn theo đó mà bị tước bỏ. Chẳng hạn, theo tính nhị phân, sự biểu diễn, cũng giống như các phương trình mà ThucThan có viết ở trên, người ta sẽ thấy rất tự nhiên là tứ tượng thì 22, bát quái thì 23, 64 quái thì 26. Một cách tự nhiên, theo lý của toán thì phải có 24, 25 và hơn thế nữa. Trong khi cái gọi là linh hồn của Dịch, nó nằm ngay trong cái việc loại trừ cái mà toán học yêu cầu phải có.
Một điểm nữa, theo biểu diễn của toán nhị phân, hay các lý luận của các tác giả khoa học hoa kinh dịch thì bằng toán học, không thể biết được tứ tượng thì không biểu diễn qua ngũ hành, nhưng bát quái thì lại có.
Đến đây, ta quay ngược lại bài toán tiên thiên bát quái, hậu thiên bát quái. sẽ thấy ngay, linh hồn của Dịch nằm ngay trong Tiên - Hậu thiên. và có thể nói ngay rằng, tiên - hậu thiên là độc lập, chẳng có thể có một phép suy diễn, hay dẫn ra Hậu thiên từ Tiên thiên được. Toán học không làm được việc này.
Trong một cuốn sách, tác giả Tưởng Kinh Quốc cũng có một tham vọng trình bày dựng lên Hậu thiên từ Tiên thiên. Thật sự thì sai, và có thể chỉ ra cái sai đó rất tự nhiên. Tự nhiên đến nỗi, có thể tác giả cũng nghĩ rằng, nó tự nhiên là phải thế, để mà Hậu thiên được sinh ra từ Tiên thiên. Và khi phân tích kỹ, thì tính tự nhiên đó lại thấy nó sai rất ấu trĩ.
Cổ nhân đưa ra tiên thiên và hậu thiên, rất đơn giản. không có phức tạp, cầu kỳ, móc méo như hậu nhân. càng nghĩ càng rối rắm. rồi đưa ra những phép toán cực kỳ hiện đại. viết xong thì ngồi "ngắm" công trình đồ sộ của mình. Nhưng hoá ra lại sai từ gốc sai đi. Thực đã tước đi cái phần hồn của Dịch. và cũng nhờ phần này mà Dịch mới sống mãi được với thời gian. Nếu không, các nhà khoa học cũng đã vứt nó đi từ lâu, vì chỉ với 64 quái, toán học xây dựng kiểu gì, cũng thua nền toán học hiện đại khi nó trở thành những công cụ của nền văn minh đi tìm bản chất của vũ trụ,
Các Bạn cứ thử nghĩ, dù chỉ là một vài điểm bất khả như trên mà xem có đúng không !!!
Anh VuiVui là người của khoa Học, có lẽ là người có tư duy logic tốt nhất diễn đàn .tôi không giỏi về Huyền học nên không dám lạm bàn .Chỉ xin hỏi anh VuiVui có bằng lòng cho 1 chút phê bình, thẩm định về việc diễn dịch lời Chu Dịch sau những khám phá của Khảo cổ, ngữ văn, văn bản và cổ sử học
ở đây :
http://tuvilyso.org/...-chu-dich-2014/
và hành lang đối thoại ở đây : http://tuvilyso.org/...h/page__st__105

Xin lỗi các bạn ở chủ đề này đã xâm phạm 1 chút đất .
Sửa bởi nguy: 27/02/2014 - 15:28
Trích dẫn

beyeu's Photo beyeu 27/02/2014

beyeu cũng mạo muội phiền tiên sinh VuiVui một chút, tiên sinh có thể cho vài lời về cái "rất đơn giản", cái "phần hồn" như trong trích đoạn dưới đây được không ah?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 25/02/2014 - 16:29, said:

....
Cổ nhân đưa ra tiên thiên và hậu thiên, rất đơn giản. ..... Thực đã tước đi cái phần hồn của Dịch....

Thi thoảng có vài comment trên diễn đàn, tiên sinh có nói đến âm dương...cái này rộng quá, nên tiên sinh có thể chia sẻ cách hiểu của tiên sinh về âm dương không?
Sửa bởi beyeu: 27/02/2014 - 15:47
Trích dẫn

VuiVui's Photo VuiVui 28/02/2014

Trích dẫn

cho 1 chút phê bình, thẩm định về việc diễn dịch lời Chu Dịch sau những khám phá của Khảo cổ, ngữ văn, văn bản và cổ sử học
Cám ơn anh „nguy” đã tín nhiệm. Không thể „một chút phê bình hay thẩm định” được đâu anh. Có điều kiện, chúng ta có thể trao đổi. Dù thế nào, cũng chỉ có thể tiếp cận được „một góc” nào đó, khiến cho ta có thể học được một chút, hiểu được một chút thì đã là lợi ích lớn rồi.
Vậy hẹn anh khi có điều kiện.

Trích dẫn

có thể cho vài lời về cái "rất đơn giản", cái "phần hồn" như trong trích đoạn dưới đây được không ah?
…..
có thể chia sẻ cách hiểu của tiên sinh về âm dương không?
Thực ra cái hiểu của tôi về âm – dương thì qua các bài của tôi trên diễn đàn mà có liên quan đến âm dương, cũng đều có thể hiện ra cả rồi. Kể ngay khi tôi có nói về âm dương là gì. Vốn nó không có định nghĩa, nhưng trí cao tới đâu thì hiểu âm dương tới đó.
Chẳng hạn như có một sự liên hệ từ những cặp đơn giản nhất tới những cặp trừu tượng. Như cặp gần – xa thì ngay những loài vật, kể cả thực vật cây cỏ cũng nhận biết. Rồi những cặp hanh khô – ẩm ướt cũng vậy, có sinh vật nào không „cảm nhận” được. Rồi đến những vấn nạn con gà – quả trứng, công án tiếng vỗ một bàn tay, rồi sắc sắc không không ! Thảy đều là âm dương, theo đó mà định được nhận thức của chúng ta thế nào.
Cho nên, nếu hỏi cái hiểu âm dương của một cá nhân như thế nào – để mà tham khảo – theo tôi, trực quan nhất, dể hiểu nhất có lẽ chỉ là một câu như trên mà thôi.
Cũng theo đó mà ta thấy rất tự nhiên khi nói tiên thiên – hậu thiên bát quái rất đơn giản. Như số học, thì các phép toán trên chúng phải có một cấu trúc. Nếu Bạn liên hệ được với chúng thì bạn sẽ thấy được điều đó. Và nếu nhìn ra đó, thì cũng tức là nhìn ra Linh Hồn của „Vật” vậy. Khi đó Bạn cũng sẽ thông suốt được các vấn nạn trên.
Sửa bởi VuiVui: 28/02/2014 - 01:13
Trích dẫn

vietnamconcrete's Photo vietnamconcrete 28/02/2014

Xin chú vuivui giải thích hai chữ "tiên thiên" và "hậu thiên", nếu được chú cho vài ví dụ giải thích. Cám ơn chú!
Trích dẫn

VuiVui's Photo VuiVui 02/03/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 28/02/2014 - 19:13, said:

Xin chú vuivui giải thích hai chữ "tiên thiên" và "hậu thiên", nếu được chú cho vài ví dụ giải thích. Cám ơn chú!
VN suy nghĩ sao về việc một số học giả Việt nam "phát hiện" được một Đồ, mà người ta gọi là Trung Thiên Đồ ?
Suy nghĩ thấu đáo được vấn đề này, không những hiểu rõ được thế nào là tiên thiên và hậu thiên, lại còn có thể hiểu đươc về bản chất của của các vấn nạn về Đồ - Thư, về Tiên - Hậu thiên bát quái !
Khi ấy, những gì mà VN đặt ra, sẽ tự động được giải quyết triệt để.
Trích dẫn

VangLai's Photo VangLai 31/03/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VinhL, on 26/06/2013 - 01:46, said:

Bát Trạch, Huyền Không, 64 quái đều ẩn bên trong Quy Tàng Dịch!!!


Chào VinhL

Đã hơn 5 năm, bác Hà Uyên đưa ra nhận định về VinhL rất sát với thực tiễn ngày hôm nay.

(Ps = tôi đã in bài viết này để bác HaUyen đọc, bác có gửi lời thăm hỏi sức khỏa tới VinhL và toàn thể gia đình)
Sửa bởi XuanThu: 31/03/2014 - 09:44
Trích dẫn

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 27/04/2014

Trích dẫn

Bát Trạch, Huyền Không, 64 quái đều ẩn bên trong Quy Tàng Dịch!!!
Tình cờ hôm nay, tôi trao đổi với anh Tuetvnb, và anh cũng vô tình nói một câu gần như tương tự. Tôi nghĩ hai người đã gặp nhau ở cùng một điểm.
Trích dẫn

minhminh's Photo minhminh 28/04/2014

nhất bản biến vạn thù
vạn thù qui nhất bản
Trích dẫn


4 5 6