43. QUÁN ÂM ĐI CHÂN ĐẤT
Thời xưa tại đảo Lục Hoành ở Châu Sơn có một gia đình họ Trương, gồm hai vợ chồng và một cô con gái duy nhất tên là Thụy Châu. Năm ấy, Thụy Châu vừa tròn 20 tuổi. Người ta thường ví nhan sắc của cô gái đôi tám như một đóa hoa, nhưng Thụy Châu thì đẹp không khác gì một tiên nữ cõi trời. Người trong đảo thường tự hỏi ai sẽ là người có diễm phúc cưới được một cô gái xinh đẹp đến dường ấy về làm vợ!
Nào có ngờ đâu một ngày kia, trời chạng vạng tối, đột nhiên có một bọn cướp xông vào nhà ông bà Trương bắt cóc Thụy Châu đem về cho đại vương của họ làm áp trại phu nhân. Hai vợ chồng ông bà Trương van xin thế nào chúng cũng không nghe. Đối với một bọn cướp thì có lý lẽ nào mà chúng chịu nghe? Cuối cùng Thụy Châu cũng bị bắt mang đi.
Bọn cướp đưa Thụy Châu đến một con thuyền cập ở bến đò, nhưng lúc ấy thủy triều đang xuống, thuyền mắc cạn, không thể đi được. Bọn cướp đành kiếm một lữ điếm tạm trú đêm ấy.
Thụy Châu bị nhốt trong một căn phòng nhỏ trong lữ điếm. Đêm đã khuya, cô nằm trên giường khóc lóc bi thương, không tài nào nhắm mắt ngủ. Bỗng nhiên giữa tiếng khóc của cô, có tiếng “két” của cánh cửa vừa mở ra. Một bà lão đầu tóc bạc phơ bước vào nói:
– Cô nương, xin cô làm ơn làm phước... tôi già cả không nơi nương tựa, cô giúp tôi được không?
Thụy Châu nhìn bà lão đói khổ kia, lòng rất cảm thương, không ngờ trên thế gian này cũng có người khổ không kém gì mình. Cô vội vàng lấy chút lương khô mà bọn cướp mang đến cho cô ban nãy, nói với bà lão:
– Bà ơi, cháu cũng đang trong cơn hoạn nạn, nhưng có chút lương khô đây, bà dùng cho đỡ đói.
Bà lão đỡ lấy nắm lương khô, không một lời cám ơn, từ từ ăn hết. Ăn xong bà lại thở ra:
– Ui chao! Đêm nay không biết ngủ ở đâu đây!
Thụy Châu nói:
– Bà ở lại đây mà ngủ đi!
Nói xong cô đỡ bà lão lên giường nằm. Bà lão cũng chẳng làm khách, buông gậy, cởi dép, vừa đặt lưng xuống giường là ngủ ngay, chẳng mấy chốc đã ngáy pho pho!
Trong phòng chỉ có mỗi một cái giường đã nhường cho bà lão ngủ rồi, Thụy Châu chỉ còn biết ngồi trong góc phòng mà khóc thương cho thân phận khổ nạn của mình.
Khóc cho đến nửa đêm thì cô mệt quá ngủ thiếp đi, khi bừng tỉnh thì trời cũng vừa hừng sáng. Cô ngẩng đầu lên nhìn thì không thấy bà lão nằm trên giường nữa, nhưng dưới đất thì còn lại đôi dép của bà. Thụy Châu thầm nghĩ:
– Bà lão vô ý quá đi thôi, làm sao lại quên đôi dép ở đây! Già cả như thế mà không có dép làm sao mà đi?
Nghĩ đến đây cô bèn lấy đôi dép của bà lão giấu trong người, định rằng khi nào gặp lại sẽ trao trả cho bà. Chẳng bao lâu, bọn cướp đưa Thụy Châu lên thuyền.
Thuyền vừa mới rời Lục Hoành, mặt biển đang êm bỗng nổi gió lớn. Từng ngọn sóng khổng lồ ập xuống tứ phía, chẳng bao lâu thuyền đã lật nhào. Khi Thụy Châu rơi xuống nước thì đôi dép kia cũng rơi theo sau, nhưng lại bỗng nhiên biến thành hai chiếc lá sen, nâng Thụy Châu lên khỏi mặt nước. Toàn thể bọn cướp đều bị chết chìm làm mồi cho cá biển, còn Thụy Châu thì đứng trên lá sen, nương theo gió mà rẽ sóng trôi giạt thẳng về đảo Lục Hoành.
Thụy Châu vừa bước lên bờ thì hai chiếc lá sen nọ bỗng biến thành một luồng khói, bay bay theo gió hướng về Phổ Đà Sơn.
Thế là Thụy Châu được về đoàn tụ với cha mẹ. Người trong làng ai cũng đến chúc mừng. Khi nghe Thụy Châu kể lại chuyện mình làm sao thoát hiểm, và đến đoạn bà lão đi chân đất, tất cả mọi người đồng thanh nói:
– Bà lão ấy chắc chắn là hóa thân của đức Quán Thế Âm.
Từ đó chuyện “Quán Âm đi chân đất” được loan truyền khắp nơi.
5
831 replies to this topic
#826
Gửi vào 11/07/2014 - 05:44
Thanked by 2 Members:
|
|
#827
Gửi vào 11/07/2014 - 06:03
44. HOÀ THƯỢNG TRÚC THIỀN VẼ BỒ TÁT QUÁN ÂM
Năm Đồng Trị đời nhà Thanh, có một vị cao tăng ở Phổ Đà Sơn, pháp hiệu là Trúc Thiền. Hoà thượng Trúc Thiền từ bé đã thích vẽ, học vẽ tới mức nét vẽ tinh vi tuyệt diệu.
Có một năm nọ, Hòa thượng Trúc Thiền được đương gia hòa thượng phái lên kinh thành lấy kinh Phật. Tới kinh thành, vừa đúng lúc trống điểm canh năm, trong cung chuông Cảnh Dương, trống Long Phụng cũng vừa gióng lên, hoàng thượng lâm triều. Hòa thượng Trúc Thiền bèn theo bá quan văn võ đi vào cung gặp vua.
Hoàng đế biết được đạo tràng Phổ Đà Sơn gởi Hòa thượng Trúc Thiền đến thỉnh kinh, vô cùng hoan hỉ, tuyên chỉ mở yến tiệc ở khắp các điện làm lễ “tiếp phong”. Giữa buổi tiệc, có một vị tiểu thái giám đem tới một cuộn giấy lụa trắng dâng lên Hòa thượng Trúc Thiền, bảo rằng Lão Phật gia từ lâu ngưỡng mộ danh tiếng của Phổ Đà Sơn, đặc biệt tuyên chỉ muốn Hòa thượng vẽ cho bà một bức hình ngài Quán Âm cao một trượng hai chỉ.
Hòa thượng về đến Phổ Đà Sơn, không dám trễ nãi, lập tức mài mực sửa soạn vẽ tranh. Khi ngài trải cuộn giấy trắng ra đo thì ngạc nhiên đứng sững! Tại sao vậy? Vì cuộn giấy lụa bề dài tổng cộng chỉ có một trượng, làm cách nào để vẽ một bức hình ngài Quán Âm một trượng hai đây? Cuộn giấy lụa này lại chính tự tay Lão Phật gia ban tặng, làm sao tùy tiện đem đi đổi? Tuy nói rằng kỹ thuật của Hòa thượng Trúc Thiền rất cao siêu, và ngài là người cực kỳ thông minh trí tuệ nhưng đến lúc này cũng phải bó tay!
Hòa thượng bèn định tâm lại, tĩnh tọa trên bồ đoàn nhắm mắt khấn nguyện rằng:
– Bồ Tát ơi, giả như đệ tử không vẽ được bảo tượng thì khó mà phụng chỉ vua ban, làm sao tránh khỏi tổn hoại thanh danh của Phổ Đà Sơn, đạo tràng của Bồ Tát đây? Xin Bồ Tát cho đệ tử linh cảm để vẽ được một bức tranh cao một trượng hai trên một tấm giấy chỉ dài có một trượng!
Ngài cứ khấn nguyện như thế mãi, từ từ thấm mệt. Đột nhiên, bảo tướng trang nghiêm của Bồ Tát Quán Âm hiện ra trước mắt ngài, thoắt nhiên biến thành hình dáng của một cô gái bán cá chầm chậm bước tới, tay cầm giỏ tre, trong giỏ có một con cá đang nhảy lung tung. Hòa thượng Trúc Thiền đón chào nói:
– Cô thí chủ à, cô bán cho tôi con cá này đi!
Cô gái bán cá đáp:
– Ông là thầy tu, mua cá làm gì?
– Mua cá phóng sinh.
– Nếu như mua cá phóng sinh thì tôi xin tặng ông con cá này.
Cô gái vừa nói vừa khom lưng xuống để lấy con cá từ trong giỏ ra. Ngay giây phút ấy, cô gái bán cá giữ nguyên vị thế không động đậy nữa. Hòa thượng bắt đầu cảm thấy bối rối, tại sao lại nói cho tôi con cá rồi lại cứ đứng khom lưng không động đậy nữa? Ngài vừa nhìn vừa suy nghĩ, bỗng nhiên tâm trí như khai mở, giật mình thức giấc, trước mắt không còn thấy cô gái bán cá nào hết.
– Tuyệt diệu! Tuyệt diệu!
Hòa thượng tán thán không ngừng. Vừa rồi chính là Bồ Tát ứng mộng, dạy rằng chỉ cần vẽ hình ngài Quán Âm dưới lốt một cô bái bán cá đang đứng khom lưng cầm giỏ, thì cuộn giấy một trượng dư sức dung chứa hình ngài Quán Âm cao một trượng hai.
Hòa thượng Trúc Thiền lập tức thắp một ngọn nến lớn, trải dài cuộn giấy, vung bút thoăn thoắt vẽ. Ngày hôm sau, một bức hình ngài Quán Âm rất khác thường được trình lên Lão Phật gia. Bức hình vẽ ngài Quán Âm, đầu phủ khăn tơ trắng, eo thắt dây vải, cúi đầu khom lưng chăm chú nhìn một con cá chép trong giỏ, dáng vẻ giản dị thanh t*o, linh động như người sống.
Từ Hi Thái hậu nhìn bức hình không ngớt tán thán, tự tay cầm bút đề lên bốn chữ “Ngư Lam Quán Âm” (Quán Âm cầm giỏ cá), truyền chỉ sao lại bức hình ấy để ban hành trong dân gian, cho các chùa viện và bách tính có thể đem về thờ phụng, lại còn ban thưởng cho Hòa thượng Trúc Thiền một bộ cà sa đỏ thắm, và cho ngài đặc chế vào cung không phải hành đại lễ.
Năm Đồng Trị đời nhà Thanh, có một vị cao tăng ở Phổ Đà Sơn, pháp hiệu là Trúc Thiền. Hoà thượng Trúc Thiền từ bé đã thích vẽ, học vẽ tới mức nét vẽ tinh vi tuyệt diệu.
Có một năm nọ, Hòa thượng Trúc Thiền được đương gia hòa thượng phái lên kinh thành lấy kinh Phật. Tới kinh thành, vừa đúng lúc trống điểm canh năm, trong cung chuông Cảnh Dương, trống Long Phụng cũng vừa gióng lên, hoàng thượng lâm triều. Hòa thượng Trúc Thiền bèn theo bá quan văn võ đi vào cung gặp vua.
Hoàng đế biết được đạo tràng Phổ Đà Sơn gởi Hòa thượng Trúc Thiền đến thỉnh kinh, vô cùng hoan hỉ, tuyên chỉ mở yến tiệc ở khắp các điện làm lễ “tiếp phong”. Giữa buổi tiệc, có một vị tiểu thái giám đem tới một cuộn giấy lụa trắng dâng lên Hòa thượng Trúc Thiền, bảo rằng Lão Phật gia từ lâu ngưỡng mộ danh tiếng của Phổ Đà Sơn, đặc biệt tuyên chỉ muốn Hòa thượng vẽ cho bà một bức hình ngài Quán Âm cao một trượng hai chỉ.
Hòa thượng về đến Phổ Đà Sơn, không dám trễ nãi, lập tức mài mực sửa soạn vẽ tranh. Khi ngài trải cuộn giấy trắng ra đo thì ngạc nhiên đứng sững! Tại sao vậy? Vì cuộn giấy lụa bề dài tổng cộng chỉ có một trượng, làm cách nào để vẽ một bức hình ngài Quán Âm một trượng hai đây? Cuộn giấy lụa này lại chính tự tay Lão Phật gia ban tặng, làm sao tùy tiện đem đi đổi? Tuy nói rằng kỹ thuật của Hòa thượng Trúc Thiền rất cao siêu, và ngài là người cực kỳ thông minh trí tuệ nhưng đến lúc này cũng phải bó tay!
Hòa thượng bèn định tâm lại, tĩnh tọa trên bồ đoàn nhắm mắt khấn nguyện rằng:
– Bồ Tát ơi, giả như đệ tử không vẽ được bảo tượng thì khó mà phụng chỉ vua ban, làm sao tránh khỏi tổn hoại thanh danh của Phổ Đà Sơn, đạo tràng của Bồ Tát đây? Xin Bồ Tát cho đệ tử linh cảm để vẽ được một bức tranh cao một trượng hai trên một tấm giấy chỉ dài có một trượng!
Ngài cứ khấn nguyện như thế mãi, từ từ thấm mệt. Đột nhiên, bảo tướng trang nghiêm của Bồ Tát Quán Âm hiện ra trước mắt ngài, thoắt nhiên biến thành hình dáng của một cô gái bán cá chầm chậm bước tới, tay cầm giỏ tre, trong giỏ có một con cá đang nhảy lung tung. Hòa thượng Trúc Thiền đón chào nói:
– Cô thí chủ à, cô bán cho tôi con cá này đi!
Cô gái bán cá đáp:
– Ông là thầy tu, mua cá làm gì?
– Mua cá phóng sinh.
– Nếu như mua cá phóng sinh thì tôi xin tặng ông con cá này.
Cô gái vừa nói vừa khom lưng xuống để lấy con cá từ trong giỏ ra. Ngay giây phút ấy, cô gái bán cá giữ nguyên vị thế không động đậy nữa. Hòa thượng bắt đầu cảm thấy bối rối, tại sao lại nói cho tôi con cá rồi lại cứ đứng khom lưng không động đậy nữa? Ngài vừa nhìn vừa suy nghĩ, bỗng nhiên tâm trí như khai mở, giật mình thức giấc, trước mắt không còn thấy cô gái bán cá nào hết.
– Tuyệt diệu! Tuyệt diệu!
Hòa thượng tán thán không ngừng. Vừa rồi chính là Bồ Tát ứng mộng, dạy rằng chỉ cần vẽ hình ngài Quán Âm dưới lốt một cô bái bán cá đang đứng khom lưng cầm giỏ, thì cuộn giấy một trượng dư sức dung chứa hình ngài Quán Âm cao một trượng hai.
Hòa thượng Trúc Thiền lập tức thắp một ngọn nến lớn, trải dài cuộn giấy, vung bút thoăn thoắt vẽ. Ngày hôm sau, một bức hình ngài Quán Âm rất khác thường được trình lên Lão Phật gia. Bức hình vẽ ngài Quán Âm, đầu phủ khăn tơ trắng, eo thắt dây vải, cúi đầu khom lưng chăm chú nhìn một con cá chép trong giỏ, dáng vẻ giản dị thanh t*o, linh động như người sống.
Từ Hi Thái hậu nhìn bức hình không ngớt tán thán, tự tay cầm bút đề lên bốn chữ “Ngư Lam Quán Âm” (Quán Âm cầm giỏ cá), truyền chỉ sao lại bức hình ấy để ban hành trong dân gian, cho các chùa viện và bách tính có thể đem về thờ phụng, lại còn ban thưởng cho Hòa thượng Trúc Thiền một bộ cà sa đỏ thắm, và cho ngài đặc chế vào cung không phải hành đại lễ.
Thanked by 1 Member:
|
|
#828
Gửi vào 11/07/2014 - 06:20
45. ĐẢO BỒNG LAI BỊ NHẤN CHÌM
Tương truyền rằng thời xưa, ở trong biển lớn phía đông của Phổ Đà Sơn có một hải đảo với phong cảnh diệu kỳ, trên bờ thì trăm chim thi nhau ca hót, dưới biển thì cá tôm bơi lội thành đoàn, trai thì bắt cá, gái thì đan lưới, tất cả đều sống một đời sống tự do tự tại nên được gọi là đảo Bồng Lai.
Đến một năm nọ, có một ông vua tham lam hung ác lên ngôi trị vì, muốn xây hoàng cung nên nay thì bức bách dân chúng phải lên núi đốn cây đập đá, mai thì ức hiếp trăm họ bắt xuống biển sâu mò san hô, ngọc trai... Nếu có ai tỏ ý phản kháng thì nhẹ nhất cũng bị roi đòn, nặng hơn thì chém đầu. Từ đấy chim muông bay đi hết, cá tôm cũng bỏ trốn, và trăm hoa đều tàn tạ. Dân chúng không chịu đựng nổi những khổ nạn như thế nữa nên cũng rầm rộ kéo nhau đi tìm đất khác mà nương thân.
Vua thấy như vậy thì nổi trận lôi đình, sai một đại tướng quân dẫn binh đi bắt dân chúng phải trở lại, đồng thời phải tìm chim, cá và hoa tươi mang về đảo. Đại tướng quân nọ lên tàu lênh đênh trên biển cả tìm kiếm khắp nơi nhưng chẳng kiếm được gì.
Một hôm, đại tướng quân đột nhiên thấy trên mặt biển xa xa có một hòn đảo nhỏ, bầu trời ở phía trên hòn đảo ấy lác đác những đám mây ngũ sắc, ráng trời đủ màu chói sáng cả mắt. Ông vội vàng giương buồm, cho tàu chạy mau về nơi ấy. Lên đảo hỏi han rồi mới biết đây là Phổ Đà Sơn.
Ông thấy trên đảo cây cao chọc trời tỏa hương ngào ngạt, trăm hoa nở rộ, từng bầy chim tung bay xòe cánh khoe màu, tranh nhau hót líu lo. Bên cạnh biển xanh thì cát vàng óng ánh, trúc tím thành rừng, và dưới đất thì có những búp măng non vàng ngậy hấp dẫn.
Đại tướng quân mừng quá chạy xồng xộc vào rừng trúc tím lắc những búp măng hấp dẫn ấy để kéo chúng lên. Nhưng lắc tới lắc lui, lắc đến mồ hôi ướt đẫm cả lưng mà búp măng không hề suy suyển, ông tức qua xoay qua nhổ trúc tím, nhổ tới nhổ lui, nhổ tới đau lưng mỏi tay mà trúc tím không hề lay động.
Đại tướng quân tức giận quá độ, “xoẹt” một tiếng rút dao ra bổ bên phải, chém bên trái, “phập, phập, phập”, chém vào măng vàng, măng vàng bắn ra những ngôi sao chói lọi, bổ vào trúc tím, trúc tím tóe ra những tia sáng rực rỡ. Ông đã dùng hết sức lực mà măng vàng chém không đứt, trúc tím bổ không ngã, mệt quá bèn ngồi bệt xuống đất thở phù phù.
Ở đầu bên kia của rừng trúc tím có một ni cô đang ngồi giặt áo. Khi cô nghe tiếng dao chém vào thân trúc thì đứng dậy hỏi:
– Ai chém thần trúc loạn lên vậy?
Đại tướng quân hướng theo âm thanh tiếng nói mà nhìn thì thấy một ni cô vô cùng xinh đẹp, bèn bước tới gần gân cổ lên hét:
– Ta là đại tướng quân của vua đảo Bồng Lai sai đến đây tìm kỳ hoa dị thảo, phượng hoàng chim chóc đem về!
Ni cô nói:
– Núi này là thánh địa, là đất Phật, dẫu một nhánh cây hay một cọng cỏ cũng được tưới tẩm bằng nước cam lồ, xin ông đừng xúc phạm vào lề lối nhà Phật!
Đại tướng quân cười gằn:
– Lề lối nhà Phật cái gì? Quốc vương đã tuyền lệnh hoa nào tươi đẹp nhất, cô nương nào diễm lệ nhất cũng đều phải đem về cống hiến lên cung vua. Một cô gái đẹp như cô chắc chắn sẽ làm cho quốc vương vừa lòng lắm đấy!
Ni cô nào có ai khác lạ, chính là hóa thân của Bồ Tát Quán Âm. Ngài thấy ông đại tướng quân vô lễ quá, hơi bực mình bèn nhổ trên đầu mình một sợi tóc đen nhánh, đặt xuống một khối đá bằng phẳng và nói:
– Nếu ông nhặt được sợi tóc này lên thì trăm loài chim muông trong rừng này ông đều có quyền lựa, trăm loài hoa tươi trên núi ông đều có quyền hái.
Đại tướng quân nghe thế thì ôm bụng cười ngất:
– Ta có sức mạnh nhấc được ngàn cân, xá gì một sợi tóc cỏn con như vậy! Một sợi tóc như vậy mà nhặt không lên thì sao gọi là đại tướng quân!
Không nói thêm lời nào, ông đưa tay ra nhặt. Nhưng bàn tay của ông thô kệch như cán xẻng, bốc tới bốc lui mà nhặt không lên khiến ông nóng nảy mồ hôi dầm dề.
Ngài Quán Âm đứng một bên lạnh lùng nhìn, lúc ấy mới thổi nhẹ một hơi, sợi tóc nọ vờn bay lên trước mặt đại tướng quân, bay thẳng lên đầu Ngài trở lại.
Đại tướng quân mở banh hai con mắt to như cái chén uống rượu, hoảng hốt nói:
– Cái này không tính! Tay ta hơi lớn mà sợi tóc thì quá nhỏ nên ta mới nhặt không lên!
Ni cô cười một cách châm biếm, chỉ một bồn nước rửa chân sơn màu vàng óng ánh trên mặt đất mà nói:
– Nếu ông có thể bưng được bồn nước này lên mà không đổ nước ra ngoài thì trăm loài chim muông trong rừng này ông đều có quyền lựa, trăm loài hoa tươi trên núi ông đều có quyền hái.
Tên đại tướng quân ngây thơ liếc xéo ni cô một cái rồi mừng rỡ trở lại, nghĩ bụng rằng bồn nước rửa chân bé nhỏ như thế làm gì mà đại tướng quân ta không bưng lên nổi!
Ông không thèm nói lời nào, đưa tay ra bưng.
Nào ngờ bồn nước rửa chân sơn vàng này vừa trơn vừa bóng, nếu ông quá dùng sức với tay phải thì nước sẽ đổ xuống hết qua bên trái, còn nếu quá dùng sức với tay trái thì nước sẽ đổ hết lên tảng đá. Ông tìm thế bưng tới bưng lui mà nước cứ tròng trành một cách nguy hiểm. Ông đỏ mặt tía tai, tròng mắt lòi ra ngoài mà chỉ bưng bồn nước lên tới lưng bàn chân, lên cao hơn nữa thì không nổi.
Bồ Tát Quán Âm thấy bộ dạng lố bịch của ông ta bất giác cười phì một tiếng. Nghe tiếng cười, đại tướng quân ngước mặt lên nhìn, người ni cô ban nãy không còn nữa mà đứng trước mặt ông là Bồ Tát Quán Âm, với chuỗi anh lạc đầy người, phóng ánh sáng huyền diệu. Ông sợ quá sững cả người, hai tay run bần bật, hai chân mềm nhũn, “bình” một tiếng, ông quỵ xuống, nguyên cái đầu ụp vô chậu nước rửa chân. Vị đại tướng quân đần độn ấy kinh hãi ú ớ muốn kêu lên nên bị uống mấy hớp nước lạnh.
Ngài Quán Âm đưa chân ra nhẹ khều chậu nước, cả đại tướng quân cả chậu nước đều bị lật ngửa. Mà lạ thay, nước trong chậu sao chảy hoài không ngừng, càng chảy càng mạnh, chẳng mấy chốc như cả vạn thác nước đổ xuống biển Đông. Trong chớp mắt thủy triều dâng cao lên, cuồng phong đẩy những ngọn sóng lên thật cao rồi “ầm” một tiếng, đổ xuống cung điện ở đảo Bồng Lai.
Ngay lúc ấy nhà vua đang vui hưởng ngũ dục trong một buổi yến tiệc linh đình với rượu ngon thịt béo, bỗng nhiên thấy cuồng phong rồi nước biển ào ạt đổ xuống, những ngọn sóng khổng lồ cuốn sập bức tường rào xung quanh cung điện. Nhà vua sợ quá há hốc miệng, các đại thần cũng sợ quá ôm đầu chạy trốn, tạo nên một cảnh vô cùng hỗn loạn. Thủy triều mỗi lúc mỗi to, mỗi lúc một cao, thêm một tiếng động long trời lở đất, ngọn sóng thần đã nhận chìm cả cung điện xuống đáy đại dương mênh mông.
Ông vua tàn ác đã theo cung điện của mình chìm xuống đáy biển. Cái chậu rửa chân sơn vàng ban nãy biến thành một con tàu lớn, cứu vớt dân lành đáng thương trên đảo Bồng Lai, nương theo gió rẽ sóng lướt đến gần Phổ Đà Sơn rồi thoắt biến thành một hòn đảo. Dân chúng xây nhà đắp vườn trên hòn đảo này, và sinh sôi nảy nở tạo lập một cuộc sống mới.
Bởi vì hòn đảo này do một con tàu biến thành nên người dân di cư đến đấy đặt tên cho nó là “Châu Đảo”.
Tương truyền rằng thời xưa, ở trong biển lớn phía đông của Phổ Đà Sơn có một hải đảo với phong cảnh diệu kỳ, trên bờ thì trăm chim thi nhau ca hót, dưới biển thì cá tôm bơi lội thành đoàn, trai thì bắt cá, gái thì đan lưới, tất cả đều sống một đời sống tự do tự tại nên được gọi là đảo Bồng Lai.
Đến một năm nọ, có một ông vua tham lam hung ác lên ngôi trị vì, muốn xây hoàng cung nên nay thì bức bách dân chúng phải lên núi đốn cây đập đá, mai thì ức hiếp trăm họ bắt xuống biển sâu mò san hô, ngọc trai... Nếu có ai tỏ ý phản kháng thì nhẹ nhất cũng bị roi đòn, nặng hơn thì chém đầu. Từ đấy chim muông bay đi hết, cá tôm cũng bỏ trốn, và trăm hoa đều tàn tạ. Dân chúng không chịu đựng nổi những khổ nạn như thế nữa nên cũng rầm rộ kéo nhau đi tìm đất khác mà nương thân.
Vua thấy như vậy thì nổi trận lôi đình, sai một đại tướng quân dẫn binh đi bắt dân chúng phải trở lại, đồng thời phải tìm chim, cá và hoa tươi mang về đảo. Đại tướng quân nọ lên tàu lênh đênh trên biển cả tìm kiếm khắp nơi nhưng chẳng kiếm được gì.
Một hôm, đại tướng quân đột nhiên thấy trên mặt biển xa xa có một hòn đảo nhỏ, bầu trời ở phía trên hòn đảo ấy lác đác những đám mây ngũ sắc, ráng trời đủ màu chói sáng cả mắt. Ông vội vàng giương buồm, cho tàu chạy mau về nơi ấy. Lên đảo hỏi han rồi mới biết đây là Phổ Đà Sơn.
Ông thấy trên đảo cây cao chọc trời tỏa hương ngào ngạt, trăm hoa nở rộ, từng bầy chim tung bay xòe cánh khoe màu, tranh nhau hót líu lo. Bên cạnh biển xanh thì cát vàng óng ánh, trúc tím thành rừng, và dưới đất thì có những búp măng non vàng ngậy hấp dẫn.
Đại tướng quân mừng quá chạy xồng xộc vào rừng trúc tím lắc những búp măng hấp dẫn ấy để kéo chúng lên. Nhưng lắc tới lắc lui, lắc đến mồ hôi ướt đẫm cả lưng mà búp măng không hề suy suyển, ông tức qua xoay qua nhổ trúc tím, nhổ tới nhổ lui, nhổ tới đau lưng mỏi tay mà trúc tím không hề lay động.
Đại tướng quân tức giận quá độ, “xoẹt” một tiếng rút dao ra bổ bên phải, chém bên trái, “phập, phập, phập”, chém vào măng vàng, măng vàng bắn ra những ngôi sao chói lọi, bổ vào trúc tím, trúc tím tóe ra những tia sáng rực rỡ. Ông đã dùng hết sức lực mà măng vàng chém không đứt, trúc tím bổ không ngã, mệt quá bèn ngồi bệt xuống đất thở phù phù.
Ở đầu bên kia của rừng trúc tím có một ni cô đang ngồi giặt áo. Khi cô nghe tiếng dao chém vào thân trúc thì đứng dậy hỏi:
– Ai chém thần trúc loạn lên vậy?
Đại tướng quân hướng theo âm thanh tiếng nói mà nhìn thì thấy một ni cô vô cùng xinh đẹp, bèn bước tới gần gân cổ lên hét:
– Ta là đại tướng quân của vua đảo Bồng Lai sai đến đây tìm kỳ hoa dị thảo, phượng hoàng chim chóc đem về!
Ni cô nói:
– Núi này là thánh địa, là đất Phật, dẫu một nhánh cây hay một cọng cỏ cũng được tưới tẩm bằng nước cam lồ, xin ông đừng xúc phạm vào lề lối nhà Phật!
Đại tướng quân cười gằn:
– Lề lối nhà Phật cái gì? Quốc vương đã tuyền lệnh hoa nào tươi đẹp nhất, cô nương nào diễm lệ nhất cũng đều phải đem về cống hiến lên cung vua. Một cô gái đẹp như cô chắc chắn sẽ làm cho quốc vương vừa lòng lắm đấy!
Ni cô nào có ai khác lạ, chính là hóa thân của Bồ Tát Quán Âm. Ngài thấy ông đại tướng quân vô lễ quá, hơi bực mình bèn nhổ trên đầu mình một sợi tóc đen nhánh, đặt xuống một khối đá bằng phẳng và nói:
– Nếu ông nhặt được sợi tóc này lên thì trăm loài chim muông trong rừng này ông đều có quyền lựa, trăm loài hoa tươi trên núi ông đều có quyền hái.
Đại tướng quân nghe thế thì ôm bụng cười ngất:
– Ta có sức mạnh nhấc được ngàn cân, xá gì một sợi tóc cỏn con như vậy! Một sợi tóc như vậy mà nhặt không lên thì sao gọi là đại tướng quân!
Không nói thêm lời nào, ông đưa tay ra nhặt. Nhưng bàn tay của ông thô kệch như cán xẻng, bốc tới bốc lui mà nhặt không lên khiến ông nóng nảy mồ hôi dầm dề.
Ngài Quán Âm đứng một bên lạnh lùng nhìn, lúc ấy mới thổi nhẹ một hơi, sợi tóc nọ vờn bay lên trước mặt đại tướng quân, bay thẳng lên đầu Ngài trở lại.
Đại tướng quân mở banh hai con mắt to như cái chén uống rượu, hoảng hốt nói:
– Cái này không tính! Tay ta hơi lớn mà sợi tóc thì quá nhỏ nên ta mới nhặt không lên!
Ni cô cười một cách châm biếm, chỉ một bồn nước rửa chân sơn màu vàng óng ánh trên mặt đất mà nói:
– Nếu ông có thể bưng được bồn nước này lên mà không đổ nước ra ngoài thì trăm loài chim muông trong rừng này ông đều có quyền lựa, trăm loài hoa tươi trên núi ông đều có quyền hái.
Tên đại tướng quân ngây thơ liếc xéo ni cô một cái rồi mừng rỡ trở lại, nghĩ bụng rằng bồn nước rửa chân bé nhỏ như thế làm gì mà đại tướng quân ta không bưng lên nổi!
Ông không thèm nói lời nào, đưa tay ra bưng.
Nào ngờ bồn nước rửa chân sơn vàng này vừa trơn vừa bóng, nếu ông quá dùng sức với tay phải thì nước sẽ đổ xuống hết qua bên trái, còn nếu quá dùng sức với tay trái thì nước sẽ đổ hết lên tảng đá. Ông tìm thế bưng tới bưng lui mà nước cứ tròng trành một cách nguy hiểm. Ông đỏ mặt tía tai, tròng mắt lòi ra ngoài mà chỉ bưng bồn nước lên tới lưng bàn chân, lên cao hơn nữa thì không nổi.
Bồ Tát Quán Âm thấy bộ dạng lố bịch của ông ta bất giác cười phì một tiếng. Nghe tiếng cười, đại tướng quân ngước mặt lên nhìn, người ni cô ban nãy không còn nữa mà đứng trước mặt ông là Bồ Tát Quán Âm, với chuỗi anh lạc đầy người, phóng ánh sáng huyền diệu. Ông sợ quá sững cả người, hai tay run bần bật, hai chân mềm nhũn, “bình” một tiếng, ông quỵ xuống, nguyên cái đầu ụp vô chậu nước rửa chân. Vị đại tướng quân đần độn ấy kinh hãi ú ớ muốn kêu lên nên bị uống mấy hớp nước lạnh.
Ngài Quán Âm đưa chân ra nhẹ khều chậu nước, cả đại tướng quân cả chậu nước đều bị lật ngửa. Mà lạ thay, nước trong chậu sao chảy hoài không ngừng, càng chảy càng mạnh, chẳng mấy chốc như cả vạn thác nước đổ xuống biển Đông. Trong chớp mắt thủy triều dâng cao lên, cuồng phong đẩy những ngọn sóng lên thật cao rồi “ầm” một tiếng, đổ xuống cung điện ở đảo Bồng Lai.
Ngay lúc ấy nhà vua đang vui hưởng ngũ dục trong một buổi yến tiệc linh đình với rượu ngon thịt béo, bỗng nhiên thấy cuồng phong rồi nước biển ào ạt đổ xuống, những ngọn sóng khổng lồ cuốn sập bức tường rào xung quanh cung điện. Nhà vua sợ quá há hốc miệng, các đại thần cũng sợ quá ôm đầu chạy trốn, tạo nên một cảnh vô cùng hỗn loạn. Thủy triều mỗi lúc mỗi to, mỗi lúc một cao, thêm một tiếng động long trời lở đất, ngọn sóng thần đã nhận chìm cả cung điện xuống đáy đại dương mênh mông.
Ông vua tàn ác đã theo cung điện của mình chìm xuống đáy biển. Cái chậu rửa chân sơn vàng ban nãy biến thành một con tàu lớn, cứu vớt dân lành đáng thương trên đảo Bồng Lai, nương theo gió rẽ sóng lướt đến gần Phổ Đà Sơn rồi thoắt biến thành một hòn đảo. Dân chúng xây nhà đắp vườn trên hòn đảo này, và sinh sôi nảy nở tạo lập một cuộc sống mới.
Bởi vì hòn đảo này do một con tàu biến thành nên người dân di cư đến đấy đặt tên cho nó là “Châu Đảo”.
#829
Gửi vào 11/07/2014 - 06:49
46. QUÁN ÂM TRÌ KINH
Những năm cuối đời nhà Đường, thiên hạ rất loạn lạc. Nào Hoàng Sào, nào Lý Khắc Dụng... dấy binh ở Trung Nguyên làm cho sinh linh lầm than khốn khổ, người chết, người bị thương nằm ngổn ngang la liệt, thật là một cảnh tượng thương tâm!
Thời ấy, dân chúng vùng Tô Châu, Hàng Châu bị nạn đao binh nhiễu hại nên lúc nào cũng sống trong phập phồng lo sợ. Ở Lâm An, Triết Giang, có một người tên là Tiền Lưu, là một người rất lương thiện chính trực, lại dũng cảm nghĩa khí, tự mình luyện tập võ công thâm hậu, nhìn thấy hoàn cảnh hỗn loạn, nhìn thấy dân chúng của cả vùng Tô Châu, Hàng Châu lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, sự an toàn không được bảo đảm, nên rất muốn khởi binh để bảo vệ họ và để bảo toàn an ninh cho toàn vùng Đông Nam, tuy nhiên ông sợ không trù bị được lương thực khí giới, lại sợ việc không thành mà còn bị gán cho tội phạm thượng làm loạn. Vì thế ông do dự mãi không dám quyết định.
Một hôm bỗng nhiên ông nằm mộng thấy Bồ Tát Quán Âm nói với ông rằng:
– Tiền Lưu, ông đừng lưỡng lự nữa, ông đã có ý muốn bảo toàn an ninh cho dân chúng miền Đông Nam và có tâm muốn cứu dân thoát khỏi cảnh binh lửa, thì đó là một thiện tâm hiếm có. Trời luôn luôn phù hộ người thiện nên sẽ phù hộ cho ông trăm trận trăm thắng, ông hãy mau khởi binh đi!
Tiền Lưu bèn đem nỗi lo âu của mình bạch với Bồ Tát, Ngài trả lời:
– Ông đừng lo những chuyện đó, đừng rụt rè nhát gan, mà phải biết rằng một người thôi mà cũng có thể có ngàn tay ngàn mắt. Không tin, ông hãy xem ta.
Bồ Tát nói xong, Tiền Lưu thấy trước mặt mình là một vùng ánh sáng chói lòa, rồi lại thấy kim thân Bồ Tát ngàn tay ngàn mắt, cao một trượng sáu hiện ra trong vùng ánh sáng ấy. Ngài Quán Âm còn nói thêm để thuyết phục ông:
– Tiền Lưu, ông phải biết, nếu vì người khác mà có ngàn tay ngàn mắt thì sẽ lập được sự nghiệp thiên thu. Ông đừng chần chờ nữa, cứ dũng cảm mà ra tay, tính mệnh của sinh tinh toàn vùng Đông Nam nay đã trói buộc vào chỉ một mình ông mà thôi đó! Khởi binh thành công rồi, mong ông quy y tin tưởng Phật Pháp, lấy từ bi làm tôn chỉ để lợi ích cho quần sinh. Nếu được như thế thì hai mươi năm nữa, ông hãy đến núi Thiên Trúc tìm ta.
Tiền Lưu tỉnh dậy rồi thì rất kinh ngạc, tự nghĩ rằng:
– Bồ Tát đã chỉ dạy, lời Ngài nói chắc chắn không sai.
Thế là ông lập kế khởi binh, chiêu tập các thanh niên tráng kiện dũng cảm trong các xóm làng. Ông còn bảo người vẽ cho ông một tấm tranh Bồ Tát Quán Âm ngàn tay ngàn mắt để treo trong nhà, và kể cho những thanh niên dưới trướng nghe chuyện Bồ Tát Quán Âm đã ứng mộng bảo ông khởi binh bảo vệ an ninh cho dân chúng ở miền Đông Nam.
Nghe nói chính Bồ Tát Quán Âm đã chỉ dạy, có Bồ Tát Quán Âm phù hộ, người nào cũng phấn khởi và can đảm lên, tin tưởng bội phần, tham gia nườm nượp, chẳng bao lâu đã tổ chức thành một đoàn quân hùng hậu. Dưới sự chỉ huy của Tiền Lưu, quả nhiên đoàn quân hùng hậu này đánh tới đâu thắng tới đó, lập kỳ công dồn dập, bảo vệ được nửa dải giang sơn miền Đông Nam và mang lại cảnh thái bình an lạc cho trăm họ. Từ Thái thú Tô Châu, Tiền Lưu đã lên ngôi Ngô Việt Vương, danh tiếng truyền đến ngàn đời.
Tiền Lưu vẫn khắc ghi trong lòng lời dặn dò của Bồ Tát Quán Âm, tin kính Phật thuần thành, một lòng hướng thiện, thương yêu bảo bọc dân như con ruột, biến vùng Tô Châu Hàng Châu thành một dải đất phồn vinh thịnh vượng, trăm họ an cư lạc nghiệp.
Hai mươi năm sau, Tiền Lưu nhớ đến lời dặn của Bồ Tát phải lên núi Thiên Trúc tìm, bèn lên đó cố gắng tìm kiếm khắp nơi, nhưng biết Bồ Tát Quán Âm sẽ hiển thánh ở nơi nào? Tìm tới tìm lui, đột nhiên ông nhìn thấy trước mắt, trên một tảng đá cao, có một vị tăng đang ngồi ngay ngắn chăm chú đọc một quyển kinh trong tay.
Tin chắc rằng đây chính là Bồ Tát hóa thân, ông vội vàng đến trước mặt vị tăng nhân sụp xuống lạy, bạch rằng:
– Bồ Tát trên cao, trong hai mươi năm qua đệ tử đã tuân lời giáo huấn của Bồ Tát, khởi binh dẹp loạn, tạo được công nghiệp. Nay dải đất Đông Nam đã bình an, cuộc thế bắt đầu ổn định. Đệ tử đã mệt mỏi với cảnh phồn hoa thế tục, quyết tâm nương cửa Phật, kính mong Bồ Tát phương tiện thâu nạp đệ tử.
Vị tăng nhân kia vội bỏ cuốn kinh trong tay xuống, đỡ Tiền Lưu dậy, cung kính trả lễ mà rằng:
– Đại vương, tôi không phải là Bồ Tát, ngài đã nhận lầm rồi. Bần tăng tên là Nhất Không, hành cước lên núi đi ngang qua đây, đã gặp được Bồ Tát tại đây, cũng chính Bồ Tát dạy tôi phải ở đây chờ đợi Đại Vương.
Tiền Lưu mừng rỡ hỏi:
– Bồ Tát đã đến thật rồi, vậy Bồ Tát đã dạy những gì?
Vị tăng nhân đáp:
– Hôm ấy ở đây cũng có một vị tăng nhân ngồi trên tảng đá này xem kinh. Lúc ấy tôi không biết đó là Bồ Tát, đến hỏi thăm Ngài, thì Ngài bảo có nhân duyên với bần tăng, muốn đem kinh “Đại Bi Tâm Đà La Ni” và kinh “Đại Bi” truyền trao cho bần tăng.
Ngài lại bảo hôm nay Đại vương sẽ đến nơi này, dạy bần tăng phải ở đây chờ đợi, nếu gặp Đại vương thì phải chuyển lời của Ngài cho Đại vương như sau: “Đại vương đã công thành danh toại, trăm họ tôn kính, nếu như Đại vương có thể hoằng dương Phật Pháp thì ảnh hưởng sẽ rất lớn, mong Đại vương tạo thêm công đức từ nay.”
Hiện thời Bồ Tát sẽ không thâu nạp ngài vì chưa phải là lúc Đại vương nương thân cửa Phật. Trong tương lai, khi cơ duyên đầy đủ thì Bồ Tát sẽ đến độ ngài.
Lúc đó bần tăng mới biết là được gặp Bồ Tát, vội vàng khấu đầu lễ bái nhưng Bồ Tát đã ẩn thân rồi. Vì thế bần tăng vâng lời dạy của Bồ Tát, cung kính ở đây chờ Đại vương đến.
Tiền Lưu nghe thế, vui mừng không bút nào kể xiết.
– Bồ Tát đã quan tâm đến đệ tử như thế, lại một lần nữa chỉ bày đường đi nước bước, đệ thử thật là tri ân vô tận. Bồ Tát đã chỉ dạy rồi thì tôi sẽ tuân mệnh của Ngài và quyết tâm hoằng dương Phật Pháp một cách sâu rộng. Nhất Không đại sư, đại sư và tôi gặp nhau nơi đây thì đó cũng là nhân duyên giữa hai chúng ta. Để kỷ niệm Bồ Tát thị hiện trên núi này, tôi muốn lập một cái Am Xem Kinh ở đây. Tôi muốn thỉnh đại sư trụ trì am này, không biết đại sư có đồng ý hay không? Nếu đại sư đồng ý, kính xin đại sư ở lại nơi đây.
Pháp Sư Nhất Không nói:
– Đại vương tuân lời chỉ dạy của Bồ Tát mà hoằng dương Phật Pháp, muốn bần tăng trụ trì đại nghiệp thiên thu này, thật là một vinh hạnh lớn cho bần tăng, vậy bần tăng quyết sẽ giúp sức cho đại sư.
Ngô Việt Vương Tiền Lưu trở về Lâm An, không lâu sau, hạ lệnh xuất ra một khoản tiền, kêu gọi thợ đến núi Thiên Trúc xây một cái am trì kinh ngay chỗ mà Bồ Tát đã hiển thánh, dưới sự điều khiển của Pháp sư Nhất Không. Vài tháng sau, một cái am hùng vĩ tráng lệ được dựng lên một cách đồ sộ.
Trong am có pháp tượng trang nghiêm của Bồ Tát Quán Âm ngồi xếp bằng xem kinh, tòa sen của Ngài là lấy tảng đá trắng chỗ Ngài đã từng ngồi lên mà khắc thành. Đó là tượng “Trì Kinh Quán Âm”, hay còn được gọi là “Độc Kinh Quán Âm”.
Ngoài việc xây “Am Xem Kinh” nói trên, Ngô Việt Vương Tiền Lưu còn hoằng dương Phật Pháp một cách rộng rãi ở vùng Tô Châu, Hàng Châu, đâu đâu cũng trùng tu lại các chùa chiền lớn nhỏ, tính ra cũng hơn trăm cái.
Dân chúng nhờ ông bảo bọc mà được sống cảnh an cư lạc nghiệp nên rất ủng hộ và yêu mến ông. Ngô Việt Vương tin Phật nên trăm họ ai ai cũng tin Phật, vì thế ở vùng Tô Châu, Hàng Châu tỷ số Phật tử cao hơn những chỗ khác. Phật giáo hưng thịnh ở Tô Châu, Hàng Châu chính là bắt đầu từ cuối đời Đường vậy.
Những năm cuối đời nhà Đường, thiên hạ rất loạn lạc. Nào Hoàng Sào, nào Lý Khắc Dụng... dấy binh ở Trung Nguyên làm cho sinh linh lầm than khốn khổ, người chết, người bị thương nằm ngổn ngang la liệt, thật là một cảnh tượng thương tâm!
Thời ấy, dân chúng vùng Tô Châu, Hàng Châu bị nạn đao binh nhiễu hại nên lúc nào cũng sống trong phập phồng lo sợ. Ở Lâm An, Triết Giang, có một người tên là Tiền Lưu, là một người rất lương thiện chính trực, lại dũng cảm nghĩa khí, tự mình luyện tập võ công thâm hậu, nhìn thấy hoàn cảnh hỗn loạn, nhìn thấy dân chúng của cả vùng Tô Châu, Hàng Châu lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, sự an toàn không được bảo đảm, nên rất muốn khởi binh để bảo vệ họ và để bảo toàn an ninh cho toàn vùng Đông Nam, tuy nhiên ông sợ không trù bị được lương thực khí giới, lại sợ việc không thành mà còn bị gán cho tội phạm thượng làm loạn. Vì thế ông do dự mãi không dám quyết định.
Một hôm bỗng nhiên ông nằm mộng thấy Bồ Tát Quán Âm nói với ông rằng:
– Tiền Lưu, ông đừng lưỡng lự nữa, ông đã có ý muốn bảo toàn an ninh cho dân chúng miền Đông Nam và có tâm muốn cứu dân thoát khỏi cảnh binh lửa, thì đó là một thiện tâm hiếm có. Trời luôn luôn phù hộ người thiện nên sẽ phù hộ cho ông trăm trận trăm thắng, ông hãy mau khởi binh đi!
Tiền Lưu bèn đem nỗi lo âu của mình bạch với Bồ Tát, Ngài trả lời:
– Ông đừng lo những chuyện đó, đừng rụt rè nhát gan, mà phải biết rằng một người thôi mà cũng có thể có ngàn tay ngàn mắt. Không tin, ông hãy xem ta.
Bồ Tát nói xong, Tiền Lưu thấy trước mặt mình là một vùng ánh sáng chói lòa, rồi lại thấy kim thân Bồ Tát ngàn tay ngàn mắt, cao một trượng sáu hiện ra trong vùng ánh sáng ấy. Ngài Quán Âm còn nói thêm để thuyết phục ông:
– Tiền Lưu, ông phải biết, nếu vì người khác mà có ngàn tay ngàn mắt thì sẽ lập được sự nghiệp thiên thu. Ông đừng chần chờ nữa, cứ dũng cảm mà ra tay, tính mệnh của sinh tinh toàn vùng Đông Nam nay đã trói buộc vào chỉ một mình ông mà thôi đó! Khởi binh thành công rồi, mong ông quy y tin tưởng Phật Pháp, lấy từ bi làm tôn chỉ để lợi ích cho quần sinh. Nếu được như thế thì hai mươi năm nữa, ông hãy đến núi Thiên Trúc tìm ta.
Tiền Lưu tỉnh dậy rồi thì rất kinh ngạc, tự nghĩ rằng:
– Bồ Tát đã chỉ dạy, lời Ngài nói chắc chắn không sai.
Thế là ông lập kế khởi binh, chiêu tập các thanh niên tráng kiện dũng cảm trong các xóm làng. Ông còn bảo người vẽ cho ông một tấm tranh Bồ Tát Quán Âm ngàn tay ngàn mắt để treo trong nhà, và kể cho những thanh niên dưới trướng nghe chuyện Bồ Tát Quán Âm đã ứng mộng bảo ông khởi binh bảo vệ an ninh cho dân chúng ở miền Đông Nam.
Nghe nói chính Bồ Tát Quán Âm đã chỉ dạy, có Bồ Tát Quán Âm phù hộ, người nào cũng phấn khởi và can đảm lên, tin tưởng bội phần, tham gia nườm nượp, chẳng bao lâu đã tổ chức thành một đoàn quân hùng hậu. Dưới sự chỉ huy của Tiền Lưu, quả nhiên đoàn quân hùng hậu này đánh tới đâu thắng tới đó, lập kỳ công dồn dập, bảo vệ được nửa dải giang sơn miền Đông Nam và mang lại cảnh thái bình an lạc cho trăm họ. Từ Thái thú Tô Châu, Tiền Lưu đã lên ngôi Ngô Việt Vương, danh tiếng truyền đến ngàn đời.
Tiền Lưu vẫn khắc ghi trong lòng lời dặn dò của Bồ Tát Quán Âm, tin kính Phật thuần thành, một lòng hướng thiện, thương yêu bảo bọc dân như con ruột, biến vùng Tô Châu Hàng Châu thành một dải đất phồn vinh thịnh vượng, trăm họ an cư lạc nghiệp.
Hai mươi năm sau, Tiền Lưu nhớ đến lời dặn của Bồ Tát phải lên núi Thiên Trúc tìm, bèn lên đó cố gắng tìm kiếm khắp nơi, nhưng biết Bồ Tát Quán Âm sẽ hiển thánh ở nơi nào? Tìm tới tìm lui, đột nhiên ông nhìn thấy trước mắt, trên một tảng đá cao, có một vị tăng đang ngồi ngay ngắn chăm chú đọc một quyển kinh trong tay.
Tin chắc rằng đây chính là Bồ Tát hóa thân, ông vội vàng đến trước mặt vị tăng nhân sụp xuống lạy, bạch rằng:
– Bồ Tát trên cao, trong hai mươi năm qua đệ tử đã tuân lời giáo huấn của Bồ Tát, khởi binh dẹp loạn, tạo được công nghiệp. Nay dải đất Đông Nam đã bình an, cuộc thế bắt đầu ổn định. Đệ tử đã mệt mỏi với cảnh phồn hoa thế tục, quyết tâm nương cửa Phật, kính mong Bồ Tát phương tiện thâu nạp đệ tử.
Vị tăng nhân kia vội bỏ cuốn kinh trong tay xuống, đỡ Tiền Lưu dậy, cung kính trả lễ mà rằng:
– Đại vương, tôi không phải là Bồ Tát, ngài đã nhận lầm rồi. Bần tăng tên là Nhất Không, hành cước lên núi đi ngang qua đây, đã gặp được Bồ Tát tại đây, cũng chính Bồ Tát dạy tôi phải ở đây chờ đợi Đại Vương.
Tiền Lưu mừng rỡ hỏi:
– Bồ Tát đã đến thật rồi, vậy Bồ Tát đã dạy những gì?
Vị tăng nhân đáp:
– Hôm ấy ở đây cũng có một vị tăng nhân ngồi trên tảng đá này xem kinh. Lúc ấy tôi không biết đó là Bồ Tát, đến hỏi thăm Ngài, thì Ngài bảo có nhân duyên với bần tăng, muốn đem kinh “Đại Bi Tâm Đà La Ni” và kinh “Đại Bi” truyền trao cho bần tăng.
Ngài lại bảo hôm nay Đại vương sẽ đến nơi này, dạy bần tăng phải ở đây chờ đợi, nếu gặp Đại vương thì phải chuyển lời của Ngài cho Đại vương như sau: “Đại vương đã công thành danh toại, trăm họ tôn kính, nếu như Đại vương có thể hoằng dương Phật Pháp thì ảnh hưởng sẽ rất lớn, mong Đại vương tạo thêm công đức từ nay.”
Hiện thời Bồ Tát sẽ không thâu nạp ngài vì chưa phải là lúc Đại vương nương thân cửa Phật. Trong tương lai, khi cơ duyên đầy đủ thì Bồ Tát sẽ đến độ ngài.
Lúc đó bần tăng mới biết là được gặp Bồ Tát, vội vàng khấu đầu lễ bái nhưng Bồ Tát đã ẩn thân rồi. Vì thế bần tăng vâng lời dạy của Bồ Tát, cung kính ở đây chờ Đại vương đến.
Tiền Lưu nghe thế, vui mừng không bút nào kể xiết.
– Bồ Tát đã quan tâm đến đệ tử như thế, lại một lần nữa chỉ bày đường đi nước bước, đệ thử thật là tri ân vô tận. Bồ Tát đã chỉ dạy rồi thì tôi sẽ tuân mệnh của Ngài và quyết tâm hoằng dương Phật Pháp một cách sâu rộng. Nhất Không đại sư, đại sư và tôi gặp nhau nơi đây thì đó cũng là nhân duyên giữa hai chúng ta. Để kỷ niệm Bồ Tát thị hiện trên núi này, tôi muốn lập một cái Am Xem Kinh ở đây. Tôi muốn thỉnh đại sư trụ trì am này, không biết đại sư có đồng ý hay không? Nếu đại sư đồng ý, kính xin đại sư ở lại nơi đây.
Pháp Sư Nhất Không nói:
– Đại vương tuân lời chỉ dạy của Bồ Tát mà hoằng dương Phật Pháp, muốn bần tăng trụ trì đại nghiệp thiên thu này, thật là một vinh hạnh lớn cho bần tăng, vậy bần tăng quyết sẽ giúp sức cho đại sư.
Ngô Việt Vương Tiền Lưu trở về Lâm An, không lâu sau, hạ lệnh xuất ra một khoản tiền, kêu gọi thợ đến núi Thiên Trúc xây một cái am trì kinh ngay chỗ mà Bồ Tát đã hiển thánh, dưới sự điều khiển của Pháp sư Nhất Không. Vài tháng sau, một cái am hùng vĩ tráng lệ được dựng lên một cách đồ sộ.
Trong am có pháp tượng trang nghiêm của Bồ Tát Quán Âm ngồi xếp bằng xem kinh, tòa sen của Ngài là lấy tảng đá trắng chỗ Ngài đã từng ngồi lên mà khắc thành. Đó là tượng “Trì Kinh Quán Âm”, hay còn được gọi là “Độc Kinh Quán Âm”.
Ngoài việc xây “Am Xem Kinh” nói trên, Ngô Việt Vương Tiền Lưu còn hoằng dương Phật Pháp một cách rộng rãi ở vùng Tô Châu, Hàng Châu, đâu đâu cũng trùng tu lại các chùa chiền lớn nhỏ, tính ra cũng hơn trăm cái.
Dân chúng nhờ ông bảo bọc mà được sống cảnh an cư lạc nghiệp nên rất ủng hộ và yêu mến ông. Ngô Việt Vương tin Phật nên trăm họ ai ai cũng tin Phật, vì thế ở vùng Tô Châu, Hàng Châu tỷ số Phật tử cao hơn những chỗ khác. Phật giáo hưng thịnh ở Tô Châu, Hàng Châu chính là bắt đầu từ cuối đời Đường vậy.
Thanked by 2 Members:
|
|
#830
Gửi vào 11/07/2014 - 07:05
47. QUÁN ÂM BÁN DẦU
Xưa thật là xưa, Đông Hải là một vùng đất liền, và trên vùng đất liền ấy có một tòa đô thành rất lớn tên là Đông Kinh. Tương truyền rằng vua của thành Đông Kinh là một tên hôn quân vô đạo, đã giày xéo đất nước khiến Đông Kinh trở thành một quốc gia vô cùng hỗn loạn, đạo đức suy đồi, phong khí bại hoại.
Thổ thần của vùng đất ấy bèn đem tình cảnh này trình tấu lên thiên đình, khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế nổi cơn thịnh nộ, cho rằng đất Đông Kinh không còn cứu vãn được nữa, thôi thì chi bằng lấy quyết định tối hậu là nhận chìm cả thành này xuống đáy biển sâu!
Ngài Quán Âm nghe tin này vội vàng đến can gián: Một đô thị to lớn như thành Đông Kinh không thể nào không có một người tốt, nếu phá hủy toàn bộ mà không phân biệt trắng đen thì thật là không ổn thỏa chút nào! Ngài bằng lòng đến thành Đông Kinh quan sát điều tra xem thử, vì không muốn người tốt bị họa lây.
Bồ Tát Quán Âm đến thành Đông Kinh, hóa thành một bà lão mù lòa, tại ngã tư đường mở một quán bán dầu. Ngài lấy nhánh dương liễu từ trong tịnh bình ra, rảy một vài giọt nước tiên, thế là vại dầu lập tức đầy ắp một thứ dầu thượng hảo hạng màu vàng trong vắt. Ngoài cửa tiệm còn treo một tấm bảng ghi rằng: “Một bình nhỏ 3 đồng, ba bình lớn 1 đồng”.
Người trong thành Đông Kinh đọc tấm bảng ấy đều cảm thấy buồn cười: Nếu chỉ có một đồng mà mua được đến ba bình dầu lớn thì ai tội gì mà bỏ ra ba đồng mua một bình dầu nhỏ! Thế là người mua dầu dồn dập kéo tới, múc ba bình dầu lớn, vứt xuống một đồng rồi bỏ đi. Thậm chí có kẻ thấy chủ quán là một bà lão mù lòa, cứ thế ngang nhiên đến múc dầu mà chẳng thèm trả tiền.
Ngày nào người mua dầu cũng lũ lượt kéo đến không ngừng, may mà dầu trong vại của bà lão mù múc hoài không hết, múc xong vại lại đầy như cũ, múc tới múc lui mà mực dầu không chút suy suyển.
Tình trạng này cứ thế mà kéo dài trong nhiều ngày, khách đến mua dầu ai cũng tham lam đến nỗi Ngài Quán Âm vô cùng thất vọng.
Một hôm, có một anh chàng rất trẻ tuổi, làm nghề bán đậu phụ, đến trả ba đồng tiền mà chỉ múc có một bình dầu nhỏ, rồi còn nói:
– Bà lão ơi, cháu múc dầu rồi bây giờ đi đây, bà nhớ thâu tiền nhé!
Bồ Tát Quán Âm vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, vội gọi anh chàng lại:
– Cậu em này, người ta ai cũng trả một đồng múc ba bình dầu lớn, còn sao cậu lại trả ba đồng mà chỉ múc có một bình nhỏ mà thôi vậy?
Anh chàng bán đậu phụ nói:
– Bà lão tuổi đã già nua, mắt lại mù loà thật là bất tiện, mà còn mở quán bán dầu không phải là chuyện dễ. Ba đồng một bình dầu nhỏ giá đã phải chăng lắm rồi, làm sao cháu có thể đành đoạn lợi dụng bà cho được?
Bồ Tát Quán Âm nói:
– Người ta làm được, tại sao cậu không làm được?
Anh chàng bán đậu phụ đáp:
– Mẹ cháu có nói: “Làm người phải có lương tâm, không nên bắt chước kẻ ác làm điều bất lương.”
Thì ra anh chàng bán đậu phụ còn là một người con hiếu thảo. Ngài Quán Âm lại càng hoan hỉ hơn, bèn nói nhỏ với anh chàng:
– Nói cho cậu biết, thành Đông Kinh sắp sụp đổ.
Anh chàng bán đậu phụ nghe thế thì giật bắn người, mở to cặp mắt ngây dại nhìn bà lão đăm đăm không chịu tin. Bồ Tát Quán Âm nói:
– Tôi nói thật đấy, tôi thấy cậu là người lương thiện tốt bụng nên mới báo trước cho cậu biết. Cậu hãy nhớ kỹ: ngày nào con sư tử đá trước cửa nha môn trào máu miệng là ngày ấy thành Đông Kinh sẽ sụp đổ. Lúc ấy cậu hãy mau mau nhắm hướng đông mà chạy. Hãy nhớ kỹ lấy! Đừng quên!
Từ ngày ấy trở đi, sáng nào anh chàng bán đậu phụ cũng chạy đến cửa nha môn nhìn con sư tử đá, và cũng từ ngày ấy trở đi, quán bán dầu của bà lão mù tại ngã tư đường cũng không còn nữa.
Một buổi sáng nọ, anh chàng bán đậu phụ lại chạy đi nhìn con sư tử đá, thì gặp một người làm nghề đồ tể chuyên mổ lợn. Đồ tể hỏi:
– Sao sáng nào cũng thấy cậu chạy tới đây nhìn con sử tử đá vậy?
Anh chàng bán đậu phụ là một người thật thà nên đem lời báo trước của bà lão mù ra kể lại cho đồ tể nghe.
– Cái gì? Mồm con sư tử đá trào máu? Cái cậu này, sao ngốc quá là ngốc!
Đồ tể vừa cười ha hả vừa bỏ đi. Hôm sau, đồ tể muốn phá anh chàng bán đậu phụ một phen, nên trời còn tờ mờ sáng, đã đem máu lợn mới giết bôi lên mồm con sư tử đá. Chẳng bao lâu sau, anh chàng bán đậu phụ cũng vừa đến nơi, thấy mồm con sư tử đá có máu vội vàng cắm đầu chạy về nhà, vừa chạy vừa la:
– Làng xóm ơi! Thành Đông Kinh sắp sụp đổ, hãy chạy mau!
Người trong thành cho rằng anh chàng này khùng nên chẳng một ai buồn để ý đến.
Anh chàng bán đậu phụ chạy một mạch tới nhà, cõng mẹ già nhắm hướng đông mà chạy. Chạy mới được một đoạn đường thì nghe “rầm!” một tiếng, quả nhiên thành Đông Kinh sụp đổ. Chạy được vài bước, thì đất ở phía sau cũng theo những bước ấy mà sụp đổ xuống. Anh chàng chạy không ngừng, thì đất phía sau sụp đổ cũng không ngừng.
Cứ thế mà chạy thôi là chạy, tới một lúc anh chàng bán đậu phụ chạy không nổi nữa, đành đặt mẹ già xuống để nghỉ ngơi thở một chút. Kỳ lạ thay, anh chàng ngừng lại nghỉ thì phía sau cũng không nghe tiếng sụp đổ nữa. Anh chàng bán đậu phụ quay đầu lại thì thấy sau lưng mình là cả một mặt biển mênh mông, thành Đông Kinh phồn hoa nay không còn nữa!
Hai mẹ con anh chàng bán đậu phụ bèn cất nhà ở ngay chỗ đã dừng chân nghỉ ngơi. Dần dần, vùng đất này cũng trở nên thịnh vượng.
Vì hai mẹ con anh chàng bán đậu phụ ngừng chân nghỉ ngơi rồi mặt biển mới định lại nên chỗ này có tên là “Định Hải”. Còn chỗ anh chàng bán đậu phụ đặt mẹ già xuống nghỉ chân ban đầu có tên là “Phóng Nương Tiêm” (mũi Đặt mẹ xuống), sau này, người ta đổi lại thành “Hoàng Dương Tiêm”.
Xưa thật là xưa, Đông Hải là một vùng đất liền, và trên vùng đất liền ấy có một tòa đô thành rất lớn tên là Đông Kinh. Tương truyền rằng vua của thành Đông Kinh là một tên hôn quân vô đạo, đã giày xéo đất nước khiến Đông Kinh trở thành một quốc gia vô cùng hỗn loạn, đạo đức suy đồi, phong khí bại hoại.
Thổ thần của vùng đất ấy bèn đem tình cảnh này trình tấu lên thiên đình, khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế nổi cơn thịnh nộ, cho rằng đất Đông Kinh không còn cứu vãn được nữa, thôi thì chi bằng lấy quyết định tối hậu là nhận chìm cả thành này xuống đáy biển sâu!
Ngài Quán Âm nghe tin này vội vàng đến can gián: Một đô thị to lớn như thành Đông Kinh không thể nào không có một người tốt, nếu phá hủy toàn bộ mà không phân biệt trắng đen thì thật là không ổn thỏa chút nào! Ngài bằng lòng đến thành Đông Kinh quan sát điều tra xem thử, vì không muốn người tốt bị họa lây.
Bồ Tát Quán Âm đến thành Đông Kinh, hóa thành một bà lão mù lòa, tại ngã tư đường mở một quán bán dầu. Ngài lấy nhánh dương liễu từ trong tịnh bình ra, rảy một vài giọt nước tiên, thế là vại dầu lập tức đầy ắp một thứ dầu thượng hảo hạng màu vàng trong vắt. Ngoài cửa tiệm còn treo một tấm bảng ghi rằng: “Một bình nhỏ 3 đồng, ba bình lớn 1 đồng”.
Người trong thành Đông Kinh đọc tấm bảng ấy đều cảm thấy buồn cười: Nếu chỉ có một đồng mà mua được đến ba bình dầu lớn thì ai tội gì mà bỏ ra ba đồng mua một bình dầu nhỏ! Thế là người mua dầu dồn dập kéo tới, múc ba bình dầu lớn, vứt xuống một đồng rồi bỏ đi. Thậm chí có kẻ thấy chủ quán là một bà lão mù lòa, cứ thế ngang nhiên đến múc dầu mà chẳng thèm trả tiền.
Ngày nào người mua dầu cũng lũ lượt kéo đến không ngừng, may mà dầu trong vại của bà lão mù múc hoài không hết, múc xong vại lại đầy như cũ, múc tới múc lui mà mực dầu không chút suy suyển.
Tình trạng này cứ thế mà kéo dài trong nhiều ngày, khách đến mua dầu ai cũng tham lam đến nỗi Ngài Quán Âm vô cùng thất vọng.
Một hôm, có một anh chàng rất trẻ tuổi, làm nghề bán đậu phụ, đến trả ba đồng tiền mà chỉ múc có một bình dầu nhỏ, rồi còn nói:
– Bà lão ơi, cháu múc dầu rồi bây giờ đi đây, bà nhớ thâu tiền nhé!
Bồ Tát Quán Âm vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, vội gọi anh chàng lại:
– Cậu em này, người ta ai cũng trả một đồng múc ba bình dầu lớn, còn sao cậu lại trả ba đồng mà chỉ múc có một bình nhỏ mà thôi vậy?
Anh chàng bán đậu phụ nói:
– Bà lão tuổi đã già nua, mắt lại mù loà thật là bất tiện, mà còn mở quán bán dầu không phải là chuyện dễ. Ba đồng một bình dầu nhỏ giá đã phải chăng lắm rồi, làm sao cháu có thể đành đoạn lợi dụng bà cho được?
Bồ Tát Quán Âm nói:
– Người ta làm được, tại sao cậu không làm được?
Anh chàng bán đậu phụ đáp:
– Mẹ cháu có nói: “Làm người phải có lương tâm, không nên bắt chước kẻ ác làm điều bất lương.”
Thì ra anh chàng bán đậu phụ còn là một người con hiếu thảo. Ngài Quán Âm lại càng hoan hỉ hơn, bèn nói nhỏ với anh chàng:
– Nói cho cậu biết, thành Đông Kinh sắp sụp đổ.
Anh chàng bán đậu phụ nghe thế thì giật bắn người, mở to cặp mắt ngây dại nhìn bà lão đăm đăm không chịu tin. Bồ Tát Quán Âm nói:
– Tôi nói thật đấy, tôi thấy cậu là người lương thiện tốt bụng nên mới báo trước cho cậu biết. Cậu hãy nhớ kỹ: ngày nào con sư tử đá trước cửa nha môn trào máu miệng là ngày ấy thành Đông Kinh sẽ sụp đổ. Lúc ấy cậu hãy mau mau nhắm hướng đông mà chạy. Hãy nhớ kỹ lấy! Đừng quên!
Từ ngày ấy trở đi, sáng nào anh chàng bán đậu phụ cũng chạy đến cửa nha môn nhìn con sư tử đá, và cũng từ ngày ấy trở đi, quán bán dầu của bà lão mù tại ngã tư đường cũng không còn nữa.
Một buổi sáng nọ, anh chàng bán đậu phụ lại chạy đi nhìn con sư tử đá, thì gặp một người làm nghề đồ tể chuyên mổ lợn. Đồ tể hỏi:
– Sao sáng nào cũng thấy cậu chạy tới đây nhìn con sử tử đá vậy?
Anh chàng bán đậu phụ là một người thật thà nên đem lời báo trước của bà lão mù ra kể lại cho đồ tể nghe.
– Cái gì? Mồm con sư tử đá trào máu? Cái cậu này, sao ngốc quá là ngốc!
Đồ tể vừa cười ha hả vừa bỏ đi. Hôm sau, đồ tể muốn phá anh chàng bán đậu phụ một phen, nên trời còn tờ mờ sáng, đã đem máu lợn mới giết bôi lên mồm con sư tử đá. Chẳng bao lâu sau, anh chàng bán đậu phụ cũng vừa đến nơi, thấy mồm con sư tử đá có máu vội vàng cắm đầu chạy về nhà, vừa chạy vừa la:
– Làng xóm ơi! Thành Đông Kinh sắp sụp đổ, hãy chạy mau!
Người trong thành cho rằng anh chàng này khùng nên chẳng một ai buồn để ý đến.
Anh chàng bán đậu phụ chạy một mạch tới nhà, cõng mẹ già nhắm hướng đông mà chạy. Chạy mới được một đoạn đường thì nghe “rầm!” một tiếng, quả nhiên thành Đông Kinh sụp đổ. Chạy được vài bước, thì đất ở phía sau cũng theo những bước ấy mà sụp đổ xuống. Anh chàng chạy không ngừng, thì đất phía sau sụp đổ cũng không ngừng.
Cứ thế mà chạy thôi là chạy, tới một lúc anh chàng bán đậu phụ chạy không nổi nữa, đành đặt mẹ già xuống để nghỉ ngơi thở một chút. Kỳ lạ thay, anh chàng ngừng lại nghỉ thì phía sau cũng không nghe tiếng sụp đổ nữa. Anh chàng bán đậu phụ quay đầu lại thì thấy sau lưng mình là cả một mặt biển mênh mông, thành Đông Kinh phồn hoa nay không còn nữa!
Hai mẹ con anh chàng bán đậu phụ bèn cất nhà ở ngay chỗ đã dừng chân nghỉ ngơi. Dần dần, vùng đất này cũng trở nên thịnh vượng.
Vì hai mẹ con anh chàng bán đậu phụ ngừng chân nghỉ ngơi rồi mặt biển mới định lại nên chỗ này có tên là “Định Hải”. Còn chỗ anh chàng bán đậu phụ đặt mẹ già xuống nghỉ chân ban đầu có tên là “Phóng Nương Tiêm” (mũi Đặt mẹ xuống), sau này, người ta đổi lại thành “Hoàng Dương Tiêm”.
Thanked by 2 Members:
|
|
#831
Gửi vào 11/07/2014 - 07:24
48. QUÁN ÂM NGHÌN MẮT NGHÌN TAY
Ở Đại Phật Loan, huyện Đại Túc, tỉnh Tứ Xuyên, có một bức tượng Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn nổi tiếng khắp hoàn cầu.
Trên một bức tường vuông vắn mỗi bề mười trượng, có khắc tượng Ngài Quán Âm ngồi, cao khoảng ba thước và sau lưng Ngài, duỗi ra một ngàn cánh tay dài ngắn không đều, không cùng góc độ, không cùng vị trí, xen lẫn với nhau không theo thứ tự nào nhưng rất hài hòa.
Mỗi một bàn tay trong một ngàn bàn tay ấy đều có khắc một con mắt, và tay nào cũng cầm một pháp khí khác nhau, thiên hình vạn trạng, không tay nào giống tay nào, to lớn một cách tự nhiên.
Toàn bộ đều màu hoàng kim và màu bích ngọc, huy hoàng chói lọi khiến ai nhìn cũng phải kinh dị tán thán, khen rằng đó là một đại kỳ quan trong lịch sử điêu khắc thế giới.
Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn này làm sao mà khắc được như vậy?
Ở huyện Đại Ấp có nhiều câu chuyện được lưu truyền về bức tượng này, và sau đây là một trong những câu chuyện ấy.
Tương truyền rằng lúc công trình điêu khắc tượng Phật bằng đá ở Đại Phật Loan mới hoàn thành được phân nửa thì vị pháp sư trụ trì chùa Bảo Đỉnh tên là Triệu Trí Thông quyết tâm tạo một bức tượng Bồ Tát Quán Âm với đủ 1.000 cánh tay.
Quyết định này của ngài làm cho người thợ điêu khắc là Lưu Tư Cửu cảm thấy khó xử vô cùng. Lưu Tư Cửu đã từng theo anh là Lưu Bát Lang đi chu du đó đây và đã từng thấy rất nhiều tượng đá, trong đó có ít nhất là 10 tượng Thiên thủ Quán Âm, nhưng những bức tượng này, ít thì có 7 cánh tay, nhiều thì 49, nhưng chưa hề thấy tượng nào có tới 1.000 cánh tay! Vì tuy nói là 1.000 cánh tay nhưng thông thường chỉ cần thêm một vài cánh tay tượng trưng là đủ chứ không ai đòi hỏi là phải có đúng 1.000 cánh tay bao giờ. Điều mà trưởng lão Triệu Trí Thông đòi hỏi thật là viển vông và thái quá. Lưu Tư Cửu hỏi:
– Sư phụ, bức tường chỉ cao có chừng đó, sắp xếp một ngàn cánh tay, cánh tay này bên cạnh cánh tay kia thì sẽ không đủ chỗ. Nhiều quá thì sẽ thấy chật, mà chật thì sẽ thấy lộn xộn, và lộn xộn thì không còn tổ chức kết cấu gì nữa. Theo tôi nghĩ ta nên lấy một tượng trưng cho mười, sư phụ bằng lòng không?
– Không!
Quyết tâm của ngài Triệu Trí Thông chắc như bàn thạch. Phải làm đúng 1.000 cánh tay và 1.000 bàn tay, trong lòng mỗi bàn tay phải có một con mắt huệ, và mỗi bàn tay phải cầm một pháp khí khác nhau, có thế mới hiển bày được pháp lực vô biên của Bồ Tát Quán Âm đại từ đại bi.
Lưu Tư Cửu lùi lại:
– Trừ phi Bồ Tát hiển linh, phải mời anh tôi về thì mới làm nổi một bức tượng như thầy muốn.
Lưu Bát Lang là một điêu khắc sư lừng danh đời nhà Tống, một đời đem tâm huyết và tài trí cống hiến cho nghệ thuật điêu khắc đá. Nhưng năm ngoái, đương lúc làm việc trên một vách núi cao, muốn làm cho kịp công việc nên ông đã phải thức thật khuya, quá mệt mỏi ông đã từ giàn tre ngã xuống chân núi và lìa đời.
Trưởng lão Triệu Trí Thông có giữ một bức họa của Lưu Bát Lang. Hôm sau, ngài đưa cuộn hình cho Lưu Tư Cửu mà nói:
– Tạ ơn Bồ Tát hiển linh, đưa anh Bát Lang của ông về đây!
Lưu Tư Cửu nhìn hình của anh mà cảm thấy xấu hổ. Ông biết rằng nghệ thuật của mình không đến nỗi dở, nhưng thiếu hẳn cái linh hồn, cái tinh thần mà người ta có thể cảm nhận được trong những tác phẩm của anh mình. Ông đem bức hình treo trong lều chỗ đang tá túc trong lúc làm việc và thấy là lúc nào anh cũng có mặt để thúc giục, khuyến khích mình.
“Trong thiên hạ không có việc gì khó, chỉ sợ người không quyết tâm làm mà thôi”, đó là câu mà anh ông thường nói lúc còn sinh tiền.
Đêm ấy, Lưu Tư Cửu không ngủ được thẳng giấc, trong lúc nửa thức nửa ngủ, ông bỗng thấy mông lung dưới ánh sáng trăng có một con công bay đến và đậu dưới cửa sổ, xoè rộng đôi cánh để khoe bộ lông rực rỡ của nó. Những đốm hoa trên từng chiếc lông của nó lấp lánh dao động, màu sắc chan hòa, huyễn hoặc thay đổi bất định. Phảng phất đâu đây như có ai chỉ bày cho Lưu Tư Cửu: Mỗi chiếc lông là một cánh tay, mỗi đốm màu là một con mắt trong lòng bàn tay, cao thấp không đồng, xen lẫn hài hòa, tạo nên hình một cái quạt bầu dục, khéo léo như một nữ thần diễm lệ với 1.000 cánh tay.
Lưu Tư Cửu giật mình thức giấc, chợt hiểu ra rằng chính Bồ Tát Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn đến ứng mộng cho mình! Dưới ánh trăng, ông ngước mắt nhìn lên hình của Bát Lang, và dường như anh của ông cũng đang mỉm cười nhìn lại.
Hôm sau, Lưu Tư Cửu bắt đầu vẽ sơ đồ của công trình, làm việc ngày đêm vì công trình này đòi hỏi rất nhiều công phu. Bản phác thảo này không đẹp thì ông làm ngay một bản khác, lần thứ chín thất bại thì ông vẽ lại lần thứ mười.
Sau 7 ngày 7 đêm khổ công vùi đầu không ăn không nghỉ như thế, cuối cùng ông cũng thành công, đưa ra một mô hình của Ngài Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Âm rất hoàn mỹ, cấu trúc chặt chẽ. Trưởng lão Triệu Trí Thông cũng rất vừa ý.
Vẽ sơ đồ đã không dễ, mà khắc tượng lại còn khó hơn! Tường đá cứng chắc không phải là bùn, một bức tượng bằng bùn mà thất bại thì có thể phá đi khắc lại, còn tường đá mà hư thì rất khó có thể sửa đổi.
Lưu Tư Cửu cùng ba người đệ tử tâm phúc ra công điêu khắc, thể theo các chiều dài ngắn mà đẽo mà đục, dùng chùy dùng búa mà chẳng khác gì dùng kim thêu lên đá... và như thế ròng rã suốt 9 mùa xuân hạ thu đông, một bức tượng Bồ Tát Quán Âm chưa từng có trên thế gian xuất hiện: Đó là một bức tượng Bồ Tát ngồi với đầy đủ 1.000 cánh tay và 1.000 bàn tay!
Hãy nhìn xem một ngàn cánh tay của Bồ Tát: những cánh tay ấy hoặc duỗi ra, hoặc cong lại; hoặc ngay, hoặc nghiêng; hoặc đưa lên, hoặc buông xuống; hoặc dơ cao, hoặc đưa ngang; hoặc vòng, hoặc rũ; hoặc thẳng, hoặc uốn.. thật là cả trăm cả ngàn tư thế khác nhau mà tư thế nào cũng hoàn mỹ và vi diệu. Trên mỗi lòng bàn tay có một con mắt huệ sáng ngời, và tay nào cũng có một pháp khí như cung tên, gương báu, rìu, kiếm, nhạc khí v.v..., muôn hình muôn vẻ, sắc màu tươi thắm, đặc biệt là sau khi được tô màu và giát vàng rồi thì hai màu vàng ròng cùng màu ngọc bích làm cho bức tượng càng thêm huy hoàng rực rỡ, tăng vẻ trang nghiêm và từ bi, pháp lực vô cùng của Bồ Tát, thu hút cả vạn hương khách đến triều bái dâng hương, còn du khách thì bị nhiếp phục và chấn động, trở nên thành tâm và tin kính.
Tương truyền rằng khi tượng của kim thân Thiên Thủ Quán Âm ở lầu Đại Bi, Đại Phật Loan, Bảo Đỉnh Sơn được hình thành thì có chúng tăng vân tập về rất đông để dự lễ khai quang. Thiện nam tín nữ cũng đông như kiến, hương khói mịt mù, chuông trống vang trời, thật là linh đình nhiệt náo. Đêm ấy vừa vặn rơi đúng rằm tháng bảy, tức là hội Ô Thước, cầu được bắc ngang sông Ngân Hà để Ngưu Lang Chức Nữ có thể gặp nhau. Bảy tiên cô có phận sự hộ tống Chức Nữ cũng nhân dịp đó xuống trần, thấy lễ lớn cũng chen vào tham dự.
Đứng trước tượng Thiên Thủ Quán Âm xán lạn hùng vĩ, bảy vị tiên cô kinh ngạc tán thán không ngừng. Vị tiên cô lớn nhất nói:
– Thật là tuyệt vời! Đúng là một kiệt tác! Dư một cánh tay không được mà thiếu một cánh tay cũng không xong!
Cô út Thất tiên nữ phụng phịu không đồng ý:
– Nhưng em cứ muốn thêm vào một cánh tay nữa cơ!
Nói xong cô chọn vị trí, và thêm vào một cánh tay bằng vàng ròng một cách tinh xảo. Sáu tiên cô còn lại ngắm nghía và công nhận rằng bức tượng không những đã không bị hư hoại mà còn tăng thêm vẻ đẹp. Thế là sáu cô tiên chị cũng muốn mỗi người thêm một cánh tay vào kiệt tác ấy. Thật là vi diệu, mỗi cô thêm một cánh tay một cách quá khéo léo nên bức tượng càng thêm tuyệt mỹ, thần quang của những cánh tay bằng vàng ròng khiến bức tượng như tỏa ánh sáng vạn dặm, chói lọi rực rỡ.
Truyền rằng tượng Thiên Thủ Quán Âm của Đại Phật Loan, Bảo Đỉnh Sơn được tạo thành như thế, tổng cộng là có 1.007 cánh tay, trong số đó có 7 cánh tay bằng vàng ròng. Nếu không tin, mời quý vị đến đấy đếm thử.
Nếu ai đếm được và phân biệt được 7 cánh tay bằng vàng ròng ấy, thì người đó phải là người thông minh nhất và may mắn nhất trần gian này!
Ở Đại Phật Loan, huyện Đại Túc, tỉnh Tứ Xuyên, có một bức tượng Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn nổi tiếng khắp hoàn cầu.
Trên một bức tường vuông vắn mỗi bề mười trượng, có khắc tượng Ngài Quán Âm ngồi, cao khoảng ba thước và sau lưng Ngài, duỗi ra một ngàn cánh tay dài ngắn không đều, không cùng góc độ, không cùng vị trí, xen lẫn với nhau không theo thứ tự nào nhưng rất hài hòa.
Mỗi một bàn tay trong một ngàn bàn tay ấy đều có khắc một con mắt, và tay nào cũng cầm một pháp khí khác nhau, thiên hình vạn trạng, không tay nào giống tay nào, to lớn một cách tự nhiên.
Toàn bộ đều màu hoàng kim và màu bích ngọc, huy hoàng chói lọi khiến ai nhìn cũng phải kinh dị tán thán, khen rằng đó là một đại kỳ quan trong lịch sử điêu khắc thế giới.
Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn này làm sao mà khắc được như vậy?
Ở huyện Đại Ấp có nhiều câu chuyện được lưu truyền về bức tượng này, và sau đây là một trong những câu chuyện ấy.
Tương truyền rằng lúc công trình điêu khắc tượng Phật bằng đá ở Đại Phật Loan mới hoàn thành được phân nửa thì vị pháp sư trụ trì chùa Bảo Đỉnh tên là Triệu Trí Thông quyết tâm tạo một bức tượng Bồ Tát Quán Âm với đủ 1.000 cánh tay.
Quyết định này của ngài làm cho người thợ điêu khắc là Lưu Tư Cửu cảm thấy khó xử vô cùng. Lưu Tư Cửu đã từng theo anh là Lưu Bát Lang đi chu du đó đây và đã từng thấy rất nhiều tượng đá, trong đó có ít nhất là 10 tượng Thiên thủ Quán Âm, nhưng những bức tượng này, ít thì có 7 cánh tay, nhiều thì 49, nhưng chưa hề thấy tượng nào có tới 1.000 cánh tay! Vì tuy nói là 1.000 cánh tay nhưng thông thường chỉ cần thêm một vài cánh tay tượng trưng là đủ chứ không ai đòi hỏi là phải có đúng 1.000 cánh tay bao giờ. Điều mà trưởng lão Triệu Trí Thông đòi hỏi thật là viển vông và thái quá. Lưu Tư Cửu hỏi:
– Sư phụ, bức tường chỉ cao có chừng đó, sắp xếp một ngàn cánh tay, cánh tay này bên cạnh cánh tay kia thì sẽ không đủ chỗ. Nhiều quá thì sẽ thấy chật, mà chật thì sẽ thấy lộn xộn, và lộn xộn thì không còn tổ chức kết cấu gì nữa. Theo tôi nghĩ ta nên lấy một tượng trưng cho mười, sư phụ bằng lòng không?
– Không!
Quyết tâm của ngài Triệu Trí Thông chắc như bàn thạch. Phải làm đúng 1.000 cánh tay và 1.000 bàn tay, trong lòng mỗi bàn tay phải có một con mắt huệ, và mỗi bàn tay phải cầm một pháp khí khác nhau, có thế mới hiển bày được pháp lực vô biên của Bồ Tát Quán Âm đại từ đại bi.
Lưu Tư Cửu lùi lại:
– Trừ phi Bồ Tát hiển linh, phải mời anh tôi về thì mới làm nổi một bức tượng như thầy muốn.
Lưu Bát Lang là một điêu khắc sư lừng danh đời nhà Tống, một đời đem tâm huyết và tài trí cống hiến cho nghệ thuật điêu khắc đá. Nhưng năm ngoái, đương lúc làm việc trên một vách núi cao, muốn làm cho kịp công việc nên ông đã phải thức thật khuya, quá mệt mỏi ông đã từ giàn tre ngã xuống chân núi và lìa đời.
Trưởng lão Triệu Trí Thông có giữ một bức họa của Lưu Bát Lang. Hôm sau, ngài đưa cuộn hình cho Lưu Tư Cửu mà nói:
– Tạ ơn Bồ Tát hiển linh, đưa anh Bát Lang của ông về đây!
Lưu Tư Cửu nhìn hình của anh mà cảm thấy xấu hổ. Ông biết rằng nghệ thuật của mình không đến nỗi dở, nhưng thiếu hẳn cái linh hồn, cái tinh thần mà người ta có thể cảm nhận được trong những tác phẩm của anh mình. Ông đem bức hình treo trong lều chỗ đang tá túc trong lúc làm việc và thấy là lúc nào anh cũng có mặt để thúc giục, khuyến khích mình.
“Trong thiên hạ không có việc gì khó, chỉ sợ người không quyết tâm làm mà thôi”, đó là câu mà anh ông thường nói lúc còn sinh tiền.
Đêm ấy, Lưu Tư Cửu không ngủ được thẳng giấc, trong lúc nửa thức nửa ngủ, ông bỗng thấy mông lung dưới ánh sáng trăng có một con công bay đến và đậu dưới cửa sổ, xoè rộng đôi cánh để khoe bộ lông rực rỡ của nó. Những đốm hoa trên từng chiếc lông của nó lấp lánh dao động, màu sắc chan hòa, huyễn hoặc thay đổi bất định. Phảng phất đâu đây như có ai chỉ bày cho Lưu Tư Cửu: Mỗi chiếc lông là một cánh tay, mỗi đốm màu là một con mắt trong lòng bàn tay, cao thấp không đồng, xen lẫn hài hòa, tạo nên hình một cái quạt bầu dục, khéo léo như một nữ thần diễm lệ với 1.000 cánh tay.
Lưu Tư Cửu giật mình thức giấc, chợt hiểu ra rằng chính Bồ Tát Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn đến ứng mộng cho mình! Dưới ánh trăng, ông ngước mắt nhìn lên hình của Bát Lang, và dường như anh của ông cũng đang mỉm cười nhìn lại.
Hôm sau, Lưu Tư Cửu bắt đầu vẽ sơ đồ của công trình, làm việc ngày đêm vì công trình này đòi hỏi rất nhiều công phu. Bản phác thảo này không đẹp thì ông làm ngay một bản khác, lần thứ chín thất bại thì ông vẽ lại lần thứ mười.
Sau 7 ngày 7 đêm khổ công vùi đầu không ăn không nghỉ như thế, cuối cùng ông cũng thành công, đưa ra một mô hình của Ngài Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Âm rất hoàn mỹ, cấu trúc chặt chẽ. Trưởng lão Triệu Trí Thông cũng rất vừa ý.
Vẽ sơ đồ đã không dễ, mà khắc tượng lại còn khó hơn! Tường đá cứng chắc không phải là bùn, một bức tượng bằng bùn mà thất bại thì có thể phá đi khắc lại, còn tường đá mà hư thì rất khó có thể sửa đổi.
Lưu Tư Cửu cùng ba người đệ tử tâm phúc ra công điêu khắc, thể theo các chiều dài ngắn mà đẽo mà đục, dùng chùy dùng búa mà chẳng khác gì dùng kim thêu lên đá... và như thế ròng rã suốt 9 mùa xuân hạ thu đông, một bức tượng Bồ Tát Quán Âm chưa từng có trên thế gian xuất hiện: Đó là một bức tượng Bồ Tát ngồi với đầy đủ 1.000 cánh tay và 1.000 bàn tay!
Hãy nhìn xem một ngàn cánh tay của Bồ Tát: những cánh tay ấy hoặc duỗi ra, hoặc cong lại; hoặc ngay, hoặc nghiêng; hoặc đưa lên, hoặc buông xuống; hoặc dơ cao, hoặc đưa ngang; hoặc vòng, hoặc rũ; hoặc thẳng, hoặc uốn.. thật là cả trăm cả ngàn tư thế khác nhau mà tư thế nào cũng hoàn mỹ và vi diệu. Trên mỗi lòng bàn tay có một con mắt huệ sáng ngời, và tay nào cũng có một pháp khí như cung tên, gương báu, rìu, kiếm, nhạc khí v.v..., muôn hình muôn vẻ, sắc màu tươi thắm, đặc biệt là sau khi được tô màu và giát vàng rồi thì hai màu vàng ròng cùng màu ngọc bích làm cho bức tượng càng thêm huy hoàng rực rỡ, tăng vẻ trang nghiêm và từ bi, pháp lực vô cùng của Bồ Tát, thu hút cả vạn hương khách đến triều bái dâng hương, còn du khách thì bị nhiếp phục và chấn động, trở nên thành tâm và tin kính.
Tương truyền rằng khi tượng của kim thân Thiên Thủ Quán Âm ở lầu Đại Bi, Đại Phật Loan, Bảo Đỉnh Sơn được hình thành thì có chúng tăng vân tập về rất đông để dự lễ khai quang. Thiện nam tín nữ cũng đông như kiến, hương khói mịt mù, chuông trống vang trời, thật là linh đình nhiệt náo. Đêm ấy vừa vặn rơi đúng rằm tháng bảy, tức là hội Ô Thước, cầu được bắc ngang sông Ngân Hà để Ngưu Lang Chức Nữ có thể gặp nhau. Bảy tiên cô có phận sự hộ tống Chức Nữ cũng nhân dịp đó xuống trần, thấy lễ lớn cũng chen vào tham dự.
Đứng trước tượng Thiên Thủ Quán Âm xán lạn hùng vĩ, bảy vị tiên cô kinh ngạc tán thán không ngừng. Vị tiên cô lớn nhất nói:
– Thật là tuyệt vời! Đúng là một kiệt tác! Dư một cánh tay không được mà thiếu một cánh tay cũng không xong!
Cô út Thất tiên nữ phụng phịu không đồng ý:
– Nhưng em cứ muốn thêm vào một cánh tay nữa cơ!
Nói xong cô chọn vị trí, và thêm vào một cánh tay bằng vàng ròng một cách tinh xảo. Sáu tiên cô còn lại ngắm nghía và công nhận rằng bức tượng không những đã không bị hư hoại mà còn tăng thêm vẻ đẹp. Thế là sáu cô tiên chị cũng muốn mỗi người thêm một cánh tay vào kiệt tác ấy. Thật là vi diệu, mỗi cô thêm một cánh tay một cách quá khéo léo nên bức tượng càng thêm tuyệt mỹ, thần quang của những cánh tay bằng vàng ròng khiến bức tượng như tỏa ánh sáng vạn dặm, chói lọi rực rỡ.
Truyền rằng tượng Thiên Thủ Quán Âm của Đại Phật Loan, Bảo Đỉnh Sơn được tạo thành như thế, tổng cộng là có 1.007 cánh tay, trong số đó có 7 cánh tay bằng vàng ròng. Nếu không tin, mời quý vị đến đấy đếm thử.
Nếu ai đếm được và phân biệt được 7 cánh tay bằng vàng ròng ấy, thì người đó phải là người thông minh nhất và may mắn nhất trần gian này!
Thanked by 1 Member:
|
|
#832
Gửi vào 11/07/2014 - 07:40
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi, nền tảng của mọi công hạnh tu tập, mà cũng là chỗ nương cậy mong cầu cứu khổ của tất cả chúng sinh.
Vì thế, các bậc hành giả khi tu tập đều quy hướng về Ngài như một tấm gương sáng để noi theo, mà tất cả chúng sinh đang khổ đau cũng quy hướng về Ngài để được chở che, dắt dẫn. Cho nên, chúng ta cũng không lấy gì làm lạ khi từ kẻ quê mùa cho đến hàng trí giả, ai ai cũng thường cung kính niệm tưởng đến Ngài.
Hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm Đại Từ Đại Bi được miêu tả trong rất nhiều kinh luận, đặc biệt là ở phẩm Phổ môn trong kinh Pháp hoa, nhưng đối với hầu hết những người dân quê chất phác thì họ thường không được biết đến Ngài qua việc học tập, nghiên cứu kinh luận, mà là trực tiếp qua những câu chuyện kể hoặc sự hiển linh của ngài trong cuộc đời mà họ đã có lần được trực tiếp chứng kiến, trải qua hoặc nghe người thân kể lại.
Sự linh cảm của Bồ Tát Quán Âm cứu khổ cứu nạn bao giờ cũng chứng minh rõ ràng cho câu “hữu thành tất ứng” (có tâm chí thành chắc chắn sẽ được ứng nghiệm), nên là người Phật tử hầu như không ai hoài nghi về sự cảm ứng nhiệm mầu khi cầu khấn vị Bồ Tát này.
Những câu chuyện kể về sự hiển linh cảm ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm có thể nói là rất nhiều, từ những chuyện xa xưa truyền lại cho đến những chuyện vừa xảy ngay trong đời hiện tại này; mỗi mỗi đều cho thấy lòng đại từ đại bi và bản nguyện cứu khổ cứu nạn của Ngài là bất khả tư nghị, là nhiệm mầu không thể nghĩ bàn!
Chính người viết những dòng này cũng đã từng tận mắt chứng kiến những sự linh hiển, và bản thân cũng đã từng cảm nhận được sự từ bi cứu khổ của Ngài, nên càng thấy rằng những điều ghi trong kinh luận là không thể nghi ngờ, mà những truyền thuyết về Ngài cũng không phải là hư huyễn!
Đạo hữu Giao Trinh, pháp danh Diệu Hạnh, hiện định cư tại Pháp, đã dày công sưu tầm và kể lại trong tập sách này rất nhiều truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm. Đây đều là những câu chuyện hay đã được chọn lọc, chẳng những nêu rõ được tâm đại từ đại bi của Bồ Tát, mà còn cho thấy những sự nhân quả báo ứng như bóng theo hình, khiến người xem không khỏi phải tĩnh tâm suy ngẫm!
Vì là truyền thuyết, nên tất nhiên là không hoàn toàn giống như những gì được miêu tả trong chính văn kinh lục. Bởi hình tượng Bồ Tát Quán Âm ở đây được khắc họa bằng tâm thức của người kể chuyện, hoàn toàn khác với cách diễn đạt chuẩn mực trong kinh lục. Mà những người kể chuyện, truyền tụng những câu chuyện này từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đều là những người bình dân chất phác.
Họ theo trí nhớ mà kể cho nhau nghe, nên đồng thời cũng thêm thắt hoặc miêu tả sự kiện ít nhiều theo với cách suy nghĩ, tâm tư của chính mình. Bởi vậy, người xem đừng lấy làm lạ khi bắt gặp những chi tiết như Bồ Tát “nổi giận” hoặc “căm giận”, hoặc “giận muốn đứt hơi”...
Đó đều là những cách nói chơn chất của người kể chuyện, vốn không phải là người học nhiều kinh luận, chỉ kính tin Tam Bảo bằng vào trực giác mà thôi. Ngay cả với những chi tiết diễn ra trong truyện, người xem cũng nên lưu ý phân biệt nhận hiểu theo cách này...
Nhưng dù sao đi nữa, các nhà nghiên cứu cũng đều phải thừa nhận một điều là những câu chuyện truyền thuyết luôn chứa đựng trong đó những sự kiện thật. Chẳng hạn, nhiều chi tiết lịch sử, nhiều nhân vật có thật cũng xuất hiện trong những câu chuyện này...
Chỉ có điều là sự mô tả bao giờ cũng có ít nhiều thay đổi theo với sự nhận thức của quảng đại quần chúng. Hoặc như tên gọi các danh lam thắng tích được xuất phát từ những truyền thuyết có liên quan cũng có thể cho ta thấy tính chất thật có của một phần nào những câu chuyện như thế đã từng xảy ra trong quá khứ.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là những truyền thuyết này đều đã tồn tại trong dân gian qua một quãng thời gian rất lâu. Điều này cho thấy sự cuốn hút của nội dung cũng như những tình tiết trong đó, và đồng thời làm nổi bật lên hình tượng của một vị Bồ Tát Quán Thế Âm Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn trong tâm thức của quảng đại quần chúng.
Tuy có ít nhiều khác biệt nhưng cũng chính là bổ sung cho hình tượng trang nghiêm thanh tịnh của Ngài trong các kinh điển, và điều này càng cho thấy tính chất hòa nhập, chuyển hóa của đạo Phật trong cuộc sống đầy dẫy khổ đau này.
Với những nhận định trên, xin trân trọng có đôi lời giới thiệu cùng quý độc giả gần xa về một tác phẩm rất hay và có thể nói là vô cùng độc đáo trong văn chương Phật giáo, xem như thay cho lời cảm ơn của bản thân tôi đối với người đã dày công sưu tập một công trình giá trị và phổ biến để làm lợi ích cho nhiều người.
Trân trọng
Nguyễn Minh Tiến
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi, nền tảng của mọi công hạnh tu tập, mà cũng là chỗ nương cậy mong cầu cứu khổ của tất cả chúng sinh.
Vì thế, các bậc hành giả khi tu tập đều quy hướng về Ngài như một tấm gương sáng để noi theo, mà tất cả chúng sinh đang khổ đau cũng quy hướng về Ngài để được chở che, dắt dẫn. Cho nên, chúng ta cũng không lấy gì làm lạ khi từ kẻ quê mùa cho đến hàng trí giả, ai ai cũng thường cung kính niệm tưởng đến Ngài.
Hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm Đại Từ Đại Bi được miêu tả trong rất nhiều kinh luận, đặc biệt là ở phẩm Phổ môn trong kinh Pháp hoa, nhưng đối với hầu hết những người dân quê chất phác thì họ thường không được biết đến Ngài qua việc học tập, nghiên cứu kinh luận, mà là trực tiếp qua những câu chuyện kể hoặc sự hiển linh của ngài trong cuộc đời mà họ đã có lần được trực tiếp chứng kiến, trải qua hoặc nghe người thân kể lại.
Sự linh cảm của Bồ Tát Quán Âm cứu khổ cứu nạn bao giờ cũng chứng minh rõ ràng cho câu “hữu thành tất ứng” (có tâm chí thành chắc chắn sẽ được ứng nghiệm), nên là người Phật tử hầu như không ai hoài nghi về sự cảm ứng nhiệm mầu khi cầu khấn vị Bồ Tát này.
Những câu chuyện kể về sự hiển linh cảm ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm có thể nói là rất nhiều, từ những chuyện xa xưa truyền lại cho đến những chuyện vừa xảy ngay trong đời hiện tại này; mỗi mỗi đều cho thấy lòng đại từ đại bi và bản nguyện cứu khổ cứu nạn của Ngài là bất khả tư nghị, là nhiệm mầu không thể nghĩ bàn!
Chính người viết những dòng này cũng đã từng tận mắt chứng kiến những sự linh hiển, và bản thân cũng đã từng cảm nhận được sự từ bi cứu khổ của Ngài, nên càng thấy rằng những điều ghi trong kinh luận là không thể nghi ngờ, mà những truyền thuyết về Ngài cũng không phải là hư huyễn!
Đạo hữu Giao Trinh, pháp danh Diệu Hạnh, hiện định cư tại Pháp, đã dày công sưu tầm và kể lại trong tập sách này rất nhiều truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm. Đây đều là những câu chuyện hay đã được chọn lọc, chẳng những nêu rõ được tâm đại từ đại bi của Bồ Tát, mà còn cho thấy những sự nhân quả báo ứng như bóng theo hình, khiến người xem không khỏi phải tĩnh tâm suy ngẫm!
Vì là truyền thuyết, nên tất nhiên là không hoàn toàn giống như những gì được miêu tả trong chính văn kinh lục. Bởi hình tượng Bồ Tát Quán Âm ở đây được khắc họa bằng tâm thức của người kể chuyện, hoàn toàn khác với cách diễn đạt chuẩn mực trong kinh lục. Mà những người kể chuyện, truyền tụng những câu chuyện này từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đều là những người bình dân chất phác.
Họ theo trí nhớ mà kể cho nhau nghe, nên đồng thời cũng thêm thắt hoặc miêu tả sự kiện ít nhiều theo với cách suy nghĩ, tâm tư của chính mình. Bởi vậy, người xem đừng lấy làm lạ khi bắt gặp những chi tiết như Bồ Tát “nổi giận” hoặc “căm giận”, hoặc “giận muốn đứt hơi”...
Đó đều là những cách nói chơn chất của người kể chuyện, vốn không phải là người học nhiều kinh luận, chỉ kính tin Tam Bảo bằng vào trực giác mà thôi. Ngay cả với những chi tiết diễn ra trong truyện, người xem cũng nên lưu ý phân biệt nhận hiểu theo cách này...
Nhưng dù sao đi nữa, các nhà nghiên cứu cũng đều phải thừa nhận một điều là những câu chuyện truyền thuyết luôn chứa đựng trong đó những sự kiện thật. Chẳng hạn, nhiều chi tiết lịch sử, nhiều nhân vật có thật cũng xuất hiện trong những câu chuyện này...
Chỉ có điều là sự mô tả bao giờ cũng có ít nhiều thay đổi theo với sự nhận thức của quảng đại quần chúng. Hoặc như tên gọi các danh lam thắng tích được xuất phát từ những truyền thuyết có liên quan cũng có thể cho ta thấy tính chất thật có của một phần nào những câu chuyện như thế đã từng xảy ra trong quá khứ.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là những truyền thuyết này đều đã tồn tại trong dân gian qua một quãng thời gian rất lâu. Điều này cho thấy sự cuốn hút của nội dung cũng như những tình tiết trong đó, và đồng thời làm nổi bật lên hình tượng của một vị Bồ Tát Quán Thế Âm Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn trong tâm thức của quảng đại quần chúng.
Tuy có ít nhiều khác biệt nhưng cũng chính là bổ sung cho hình tượng trang nghiêm thanh tịnh của Ngài trong các kinh điển, và điều này càng cho thấy tính chất hòa nhập, chuyển hóa của đạo Phật trong cuộc sống đầy dẫy khổ đau này.
Với những nhận định trên, xin trân trọng có đôi lời giới thiệu cùng quý độc giả gần xa về một tác phẩm rất hay và có thể nói là vô cùng độc đáo trong văn chương Phật giáo, xem như thay cho lời cảm ơn của bản thân tôi đối với người đã dày công sưu tập một công trình giá trị và phổ biến để làm lợi ích cho nhiều người.
Trân trọng
Nguyễn Minh Tiến
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Truyện thần tiên- Cát Hồng |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | danhkiem |
|
||
Túc Kê Linh Quái (Phương pháp coi giò gà bí truyền) - Hồ Quang |
Tủ Sách | administrator |
|
||
Michelle Obama BẢO VỆ Gus Walz sau Khoảnh khắc DNC lan truyền với Bố Tim Walz |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Tử vi Nam Phái chân truyền tiếng Trung quốc, bên trung quốc truyền, rất hiếm |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Elohim |
|
||
Dòng Họ (dòng di truyền) |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
|
|
Tả Ao chân truyền địa lý - 左.眞傳地理 - 0442 |
Sách Phong Thuỷ | administrator |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |