Jump to content







Advertisements




Truyện ngắn huyền bí - hiendde


1072 replies to this topic

#706 hiendde

 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 06:57

Nghe đồn rằng, sau này, một số người được "cô Năm phù hộ" kinh doanh khấm khá đã đến xây thêm vòng rào và mái che toàn bộ ngôi mộ. Những người trong gia tộc cô Năm khi qua đời đều được an táng cạnh mộ cô dưới mái che. Thế là ngôi miếu trở thành một nhà mồ gia tộc cho đến tận bây giờ.

Tất cả những điều trên chỉ là giai thoại xuất phát từ niềm tin tâm linh của những người di dân mở cõi phương Nam. Ông Bảy Sàng, một bậc kỳ lão sinh sống gần cả đời tại núi Sam lý giải những chuyện huyền bí xảy ra tại mộ cô Năm:

- Khi tranh chấp những giao kèo làm ăn, người ta thường kéo nhau ra mộ cô Năm để thề. Những người này mang tâm lý cô Năm rất linh thiêng. Vì vậy, người gian sẽ lo sợ cô Năm hiển linh vặn cổ thật. Lo sợ quá dẫn đến việc lăn ra ngất, co giật. Từ hiện tượng đó, người ta càng tin rằng, cô Năm rất linh. Việc hàng trăm năm sau cô Năm đi chụp ảnh chân dung, thì không ai kiểm chứng được. Không ai có ảnh thật của cô Năm để so sánh.

Để tìm hiểu sự tích thật ngôi mộ cổ huyền bí, chúng tôi tìm đến tận nhà ông Lại Văn Hung, sinh năm 1925, cư ngụ ấp Vĩnh Tây, phường Núi Sam, Thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, là người trong tộc họ của chủ phần đất có mộ cô Năm Châu Đốc. Tuy tuổi cao sức yếu nhưng ông vẫn minh mẫn nói chuyện rành mạch.

Ông cho biết, ngày xưa khi còn là đứa trẻ ông đã thấy ngôi mộ cô Năm Châu Đốc hiện diện trên phần đất của gia tộc. Thuở đó, ông nghe những bậc cao niên kể rằng, phần mộ cô Năm có từ thời ông nội Lại Văn Bài. Lại Văn Bài là hương chủ giàu có thời Pháp thuộc. Ông Bài có rất nhiều con. Trong đó, có người con gái thứ sáu tên Lại Thị Báu, lấy chồng tên Tư là người Hoa. Cô Năm Châu Đốc là em ruột của ông Tư.

Khi cô Năm chết, ông Lại Văn Bài thấy cảnh nghèo của gia đình cô Năm, nên cho chôn cất cô tại phần đất gia tộc. Hiện nay, hàng chục ngôi mộ nằm trong khuôn viên miếu đều là người trong gia tộc họ Lại. Tuy nhiên, những người đang thay phiên nhau làm thủ từ trong miếu, lại là những người cháu của cô Năm, không liên quan gì đến họ Lại.

Tham khảo thêm người dân địa phương, chúng tôi nhận được một số ý kiến phàn nàn về việc hiện nay người ta đã lạm dụng những giai thoại trên, để thực hiện nhiều hành vi mê tín dị đoan tại mộ cô Năm Châu Đốc như bói toán, xin số đề.

Sự thực dụng của một số người đã làm giảm một phần uy linh của cô Năm Châu Đốc. Giá như, người ta không buôn thần, bán thánh, làm hoen ố những giai thoại mang tính răn thiện như từ xưa vốn có, để mộ cô Năm trở thành một địa chỉ lưu dấu văn hóa tín ngưỡng của tiền nhân thì đáng quý biết bao. Tiếc thay!

Nông Huyền Sơn


#707 hiendde

 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 07:07

GIAI THOẠI GÁNH HÁT BỘI BỊ CHÔN SỐNG CẠNH LĂNG ÔNG THOẠI NGỌC HẦU

Từ bao đời nay, cư dân sinh sống quanh chân núi Sam (tp Châu Đốc, tỉnh An Giang) tồn tại một giai thoại rợn người. Giai thoại đó cho rằng, khi Thoại Ngọc Hầu qua đời, người ta đã chôn sống bầu đoàn thê tử một gánh hát bội để hát hầu ông ở thế giới bên kia. Rùng rợn hơn là trong số những người chôn sống có một cặp diễn viên trẻ em song sinh. Hiện nay, mộ của những diễn viên hát bội vẫn còn hiện hữu bên cạnh mộ phần Thoại Ngọc hầu và gia quyến.

Những dòng giai thoại ấy tồn tại và lan truyền đến tận ngày nay. Hầu như tất cả những cư dân địa phương sinh sống lâu năm tại vùng đất này, đều thuộc lòng những giai thoại kỳ bí ấy. Tuy nhiên, những người làm công tác nghiên cứu, bảo tồn di tích đều bỏ ngoài tai. Họ cho rằng, những giai thoại đó không có cơ sở chứng minh.

Thoại Ngọc Hầu là một công thần triều Nguyễn, đã có công khai hoang mở rộng bờ cõi phương Nam, trấn giữ cương vực lãnh thổ tổ quốc và bảo hộ nước Cao Miên (Campuchia) tránh sự xâm lược của Xiêm La (Thái Lan). Ông là người song toàn tài, đức. Giai thoại trên đã ít nhiều ảnh hưởng đến uy danh của ông.

Cách nay hai chục năm, khi hơi hướm đô thị còn cách xa tám cây số, Lăng Ông nằm giữa quang cảnh u tịch, thâm trầm, khiến ai đi qua cũng ngầm cung kính oai linh nghiêm thần.

Đó là một công trình quần thể kiến trúc độc đáo mang nét cổ kính, uy nghi đặc trưng của cung đình Huế, được chính Thoại Ngọc Hầu chọn địa điểm và chỉ huy thiết kế, xây dựng vào năm 1822 năm Minh Mạng thứ ba. Đến năm 1829, ông mới qua đời. Dân cư địa phương gọi kính cẩn là "Lăng Ông" hoặc "Sơn Lăng".







Thanked by 1 Member:

#708 hiendde

 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 07:11

Khi chưa được tôn tạo, làm mới, quần thể Lăng Ông được đánh giá là một công trình kiến trúc đẹp, hài hòa, chứng tỏ ngoài khả năng cầm quân, cai trị, Thoại Ngọc Hầu còn có nhãn quan nghệ thuật. Trước khi xây lăng, ông đã cho thợ về vùng Biên Hòa tinh tuyển đá ong và đá xanh tốt, vận chuyển bằng tàu đem về núi Sam xây thành chín bậc thang tạo thành lối lên lăng.

Toàn bộ quần thể lăng được bao bọc bởi một vách tường dày, xây bằng hỗn hợp vôi, ô dước và một số chất liệu bí ẩn, được cho là mật đường cây mía. Trước sân lăng là cổng song quan hình bán nguyệt có mái ngói cong. Cạnh cổng có hai tiểu đình. Một tiểu đình che giữ bản sao tấm bia Thoại Sơn và hai tượng nai, hai tượng hổ và một khẩu súng thần công.

Tiểu đình còn lại có tượng hai người lính hầu dắt ngựa. Bên trong cổng lăng, chính giữa nền sân rộng, bằng phẳng là phần mộ Thoại Ngọc Hầu. Mộ phu nhân chính thất Châu Thị Tế nằm bên phải. Ngôi mộ của phu nhân thứ thất Trương Thị Miệt nằm bên trái hơi thấp hơn mộ chính thất.

Đầu mộ là bức bình phong. Chân mộ là bia chí. Ngay tại vị trí bia chí là năm tấm bia bằng đá sa thạch, gắn vào tường thành. Ở giữa là tấm bia Vĩnh Tế Sơn dựng lên từ năm 1828, tức là sau bốn năm đào xong kênh Vĩnh Tế. Trên bia Vĩnh Tế Sơn có khắc bài ký 750 chữ nôm.

Tấm bia này được xem là cột mốc chủ quyền quốc gia. Ngày nay mặt đá bị bào mòn, chữ không còn hiện rõ. Theo bậc thang lên cao, ra khỏi vuông lăng là đền thờ nằm bên những bóng cây cao râm mát. Không rõ đền được xây dựng vào năm nào, nhưng cũng phải sau khi Thoại Ngọc Hầu mất.

Bên phải phần mộ Thoại Ngọc Hầu, cùng trong nội lăng, có mười bốn ngôi mộ được chôn thành một nhóm kề cận bên nhau, phần nhiều hình bầu dục, vật liệu cũng bằng vôi, ô dước.





Thanked by 1 Member:

#709 hiendde

 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 07:15

Hai bên phải, trái khu vực chính còn có hai khoảng đất rộng, được gọi là "nghĩa trũng", có tất cả ba chục ngôi mộ không bia chí, mang nhiều dáng dấp khác nhau. Có mộ đắp hình voi phục, có mộ đắp hình nón, có mộ đắp hình bầu dục. Những ngôi mộ này được cho là của những người chết trong thời gian tham gia đào kênh Vĩnh Tế, nằm rải rác khắp nơi được Thoại Ngọc Hầu quy tập, lấy cốt đem về cải táng trước khi dựng bia Vĩnh Tế Sơn.

`Lẫn lộn trong trong đó có một nhóm mộ được dân gian truyền tụng là mộ những đào kép hát bội theo hầu Thoại Ngọc Hầu gồm 1 mộ hình trái đào, 1 mộ hình nón nằm thành cặp song song nhau.

Phía sau cặp mộ đó có một mộ hình nón, nằm cạnh một ngôi mộ có hình hai mô nhỏ nằm chung. Một số mộ hình bầu dục nằm rải rác phía sau. Người đời sau nhiều lần tu sửa làm mới khu lăng mộ, đã biến những ngôi mộ hình nón thành hình bầu dục. Tất cả đều không có bia chí. Đó là những ngôi mộ được cho là của gánh hát bội "Quảng Nam" bị chôn theo Thoại Ngọc Hầu.

Hầu hết những bô lão trường thọ tại địa phương đều xác nhận rằng, từ thuở còn bé họ đều nghe những người lớn tuổi truyền tai nhau rằng: Trong thời gian trấn nhậm vùng biên ải, Thoại Ngọc Hầu đã về tận cái nôi hát bội Quảng Nam tuyển những đào kép giỏi rước về vùng Thoại Sơn nuôi dưỡng, để hát phục vụ giải trí cho ông, gia quyến và những binh lính, dân phu đào kênh Vĩnh Tế.

Người dân gọi tên gánh hát bội này là gánh "Quảng Nam". Đó là gánh hát bội đầu tiên đặt chân đến vùng đất phương Nam. Những vị bô lão cho rằng, cái thuở hoang sơ văn hóa nơi vùng đất ấy, gánh hát bội là một tài sản quý báu phải được cư dân gìn giữ lưu truyền. Thế nhưng hầu như gánh hát bội đã mất tích giữa pho lịch sử khai hoang vùng đất mới.



#710 hiendde

 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 07:18

Ông Nguyễn Hữu Sàng (Bảy Sàng), tám mươi tuổi, là một cán bộ hoạt động cách mạng từ thời chống Pháp đến thời chống Mỹ. Trong giai đoạn chống Mỹ, ông Bảy Sàng ẩn trong vai thành viên ban tế tự Lăng Ông để hoạt động cách mạng. Hiện nay, ông được xem là pho sử liệu sống của vùng núi Sam.

Ông Bảy Sàng cho biết:

- Có nhiều dòng giai thoại liên quan đến những ngôi mộ gánh hát bội chứ không phải một. Một dòng cho rằng, sau khi Thoại Ngọc Hầu chết, những người an táng đã chôn sống gánh hát như chôn của cải tùy táng. Một dòng khác thì cho rằng, trong lễ tang, trước linh cữu ông, toàn bộ gánh hát đã uống thuốc độc rồi hát diễn 1 tuồng cuối cùng. Họ ngấm thuốc và chết ngay khi đang diễn. Vì quá đau thương, những đào kép gánh hát này đã tình nguyện chết, để sang thế giới bên kia tiếp tục phục vụ ông.

Lại có giai thoại khác cho rằng, trong lễ tang Thoại Ngọc Hầu họ đang hát đã bị vong ông vặn cổ chết để mang sang thế giới bên kia. Cặp mộ hình trái đào và hình nón là của cặp đào kép chính. Ngôi mộ có hình dáng tròn là một cặp đào con (diễn viên thiếu nhi). Những ngôi mộ hình nón là của kép hát. Những ngôi mộ hình bầu dục là nhóm công nhân hậu đài.

Thế nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu về lăng Thoại Ngọc Hầu đều phủ nhận điều ấy. Các tài liệu nghiên cứu cho rằng, đó chỉ là mộ của những dân, binh chết do sơn lam chướng khí trong quá trình cùng Thoại Ngọc Hầu khẩn hoang. Sau khi hoàn tất việc tự xây lăng mộ cho mình, vì nhớ công lao của họ, ông đã cho người đi quy tập hài cốt về chôn cất.

Tuy nhiên, lần theo điển cố, có một số chi tiết khiến một số người chưa tâm phục, khẩu phục các tài liệu nghiên cứu ấy.


#711 hiendde

 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 07:24

Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, mô tả di dân miền Nam thuở khẩn hoang ham mê hát bội đến mức trở thành hủ tục, lãng phí. Những vị quan lớn như Lê Văn Duyệt, Thoại Ngọc Hầu đều sắm một gánh hát bội riêng. Trong miếu thờ Lê Văn Duyệt ở Bà Chiểu, Gia Định, cũng dành riêng một vị trí thờ kép Hứa Văn từng được Tả Quân và quần chúng yêu thích.

Căn cứ vào lệ xưa của các gánh hát bội, khi diễn viên qua đời, người ta thường đắp mộ mang hình dáng đặc biệt khác với người thường. Với người thường, nấm mộ mang hình voi phục, bia chí có hai cánh tiểu thành bao bọc. Với đào hát (diễn viên nữ), người ta đắp mộ hình quả đào, chỉ có bia chí, không có tiểu thành. Với kép hát (diễn viên nam), người ta đắp mộ tròn hình nón, không tiểu thành. Điều này phù hợp với những nấm mộ hiện hữu tại lăng.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ái Tông, sinh năm 1941 đang định cư ở nước ngoài, đã từng viết nhiều tác phẩm khảo cứu giá trị từ trước năm 1975, viết một bài ký có tựa đề "Thăm lại Lăng Thoại Ngọc Hầu". Bài ký này có đoạn:

"Trước năm 1960, tôi có đi với chú tôi, thầy Lê Quang Điện và một số thầy giáo ở Vĩnh Long, đưa học trò đi tham quan Lăng Thoại Ngọc Hầu. Các thầy trao đổi với nhau, tôi được biết đó là một đoàn hát bội được Thoại Ngọc Hầu nuôi trong gia đình, sau khi ông qua đời, họ đã dùng độc dược để quyên sinh, một là để trả ơn của ngài, hai là để theo ngài về bên kia thế giới, tiếp tục phục vụ cho ngài. Hai ngôi mộ nhỏ ấy là hai đứa bé, con của đào kép hát.

Có tài liệu cho rằng, đó là những ngôi mộ, ngài đã cải táng những người đã theo ngài đào kinh Thoại Hà, kinh Vĩnh Tế, vì họ đã xả thân cho công cuộc khai phá miền Nam. Có người cho rằng đó là những ngôi mộ con cháu của ngài. Cho rằng, đó là mồ mả của con cháu ngài chắc là không đúng, vì theo tài liệu, sau khi mất ông bị Võ Du ở Tào Hình Bộ, tố cáo ông đã tham nhũng của dân.



#712 hiendde

 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 07:25

Vua Minh Mạng giao cho Hình bộ tra cứu, sau khi nghị án triều đình đã giáng ông xuống hàng ngũ phẩm, con bị lột ấm, điền sản bị tịch thu. Con ông, Nguyễn Văn Tâm lưu lạc không rõ tông tích, còn Nguyễn Văn Minh con bà thứ sống đời dân giả nghèo khó".

Theo đó thì, giai đoạn sau khi ông chết cho đến năm 1916 Khải Định lên ngôi vua, con cháu Thoại Ngọc Hầu thuộc dạng ẩn tích đào tầm nã, thì không thể được an táng trong khu lăng.

Năm 1924, Vua Khải Định minh định lại lời cáo gian của Võ Du. Thoại Ngọc Hầu được minh oan, và được Khải Định phong danh Đoan Tức Dục Bảo Trung Hưng Công Thần, Võ Du bị tước quyền, bị đày đi Cam Lộ. Căn cứ vào đó cho thấy những ngôi mộ không bia, không thể là của con cháu ông Thoại Ngọc Hầu.

Ông Huỳnh Ái Tông phân tích:

- Nếu cho đó là những ngôi mộ của người có công trong các công trình đào kinh Thoại Hà, kinh Vĩnh Tế, chắc chắn Thoại Ngọc hầu phải dựng cho họ một tấm bia ký, ghi lại những công trạng họ đã làm, khổ nhọc họ đã trải qua để đền ơn. Vả lại, trẻ con thì không thể có mặt ở các công trình thi công giữa rừng sâu nước độc.

Suy luận hai đứa trẻ đó là con cái của các đào kép hát hoặc là đào con, thì hợp lý hơn. Ông Huỳnh Ái Tông đưa ra giả thuyết: Sau khi Thoại Ngọc Hầu mất, vào tuần Bách nhật của ngài, họ hát một vở đặc biệt để tế ngài. Sau vở hát, họ cùng nhau quyên sinh.

Theo sử liệu, Thoại Ngọc Hầu là người trọng nghĩa. Khi đã công thành danh toại, làm quan lớn triều đình, nhiều lần ông trở về nơi chôn nhau cắt rốn ở Quảng Nam giúp đỡ, chăm lo đời sống người dân như mở chợ Hà Thân, lập chùa An Phước, dựng đình An Hải, xây nhà thờ Tiền hiền...

Ông còn lấy tên làng quê An Hải của ông, đặt tên cho các đội quân ông lập để canh giữ biên cương Tây Nam. Khi còn sống, những cư dân quanh vùng núi Sam đã yêu mến, xem ông là thần. Có thể vì quá yêu mến ông, cộng với thuyết hậu kiếp duy linh, những đào kép trong gánh hát bội đã tuẫn tiết để theo hầu ông. Điều này, các nhà khoa học lịch sử cần minh định một cách nghiêm túc, để trả ơn tiền nhân có công mở cõi phương Nam

Nông Huyền Sơn


#713 NguaQuaDoc

 

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2860 Bài viết:
  • 4072 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 14:53

chào bác hiende cháu xin phép một chút ạ,các bài viết của bác rất hay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi NguaQuaDoc: 02/10/2013 - 14:56


#714 NguaQuaDoc

 

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2860 Bài viết:
  • 4072 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 15:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Votuong, on 02/10/2013 - 15:07, said:

Ân oán giang hồ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


bác kể là : Xin nói thêm là họ nhà tôi có điện thờ cụ Trần đã nhiều đời, nghe bà nội tôi kể thì trước cải cách ruộng đất(1954) cụ hiển linh lần cuối, nói là "từ nay ta không về nữa, thôi thì thời phải theo thế". vậy bác khẳng định là có chuyện này tức là bác tin có 1 thế giới vô hình thì bác nghĩ thế nào về luật nhân quả ạ ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#715 hiendde

 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 20:38

GIAI THOẠI VỀ BỘ CỐT ÔNG CẢ CỌP Ở ĐÌNH BÌNH THUỶ

Hầu hết các tài liệu nói về ngôi đình cổ Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ, chỉ nhắc đến tích quan Khâm sai đại thần triều Nguyễn đi tuần thú phương Nam, gặp thủy nạn nhưng bình an tại đoạn sông này, dẫn đến việc vua Tự Đức ban sắc phong thần Bổn Cảnh chung cho cả làng Bình Hưng.

Chưa có nghiên cứu nào xét riêng về sự tích ngôi đình cổ lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long này. Ít ai biết, khởi thủy ngôi đình cổ này liên quan đến chuyện hổ thần cứu người. Hiện bộ cốt Thần Hổ vẫn còn được lưu giữ trong một góc khuất, khiêm tốn trong đình.

Cội nguồn ngôi đình cổ

Theo các tài liệu nghiên cứu chính thống thì cách nay ba trăm năm, vị trí đình Bình Thủy tọa lạc được gọi là làng Bình Hưng, thuộc tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Khi đó, làng có sáu thôn. Vào năm 1844, một trận bão lụt dữ dội, nhà cửa ruộng vườn tiêu tan, nạn đói hoành hành.

Sau trận thiên tai đó, người dân tự lập một ngôi miếu bằng tre gỗ, lợp lá tại vàm rạch thờ thành hoàng để cầu bảo hộ, an lành. Miếu được gọi tên là "Long Tuyền cổ miếu". Nếu cái tên này hoàn toàn chính xác thì vào năm 1844, làng cổ Bình Hưng đã từng có một ngôi miếu từ trước rất lâu.

Thuở đó, đoạn sông này có tên là Long Tuyền giang. Bởi khúc sông này có hình dáng như con rồng nằm uốn khúc, vàm sông giống như miệng rồng há toác ra ngoạm trái châu là đất cồn Linh. Bốn rạch tỏa ra như bốn chân rồng. Đoạn đuôi thon thon nằm vắt tận cuối làng.

Cũng theo các tài liệu nghiên cứu của địa phương, thời Vua Tự Đức năm thứ năm, tức năm 1852, quan Khâm sai đại thần là Huỳnh Mẫn Đạt, được vua phái đi tuần thú an dân khu vực này. Quan Khâm sai cùng đoàn tùy tùng đi thuyền dọc theo sông Hậu. Khi thuyền gần đến cồn Linh nơi đầu vàm rạch Long Tuyền, thì gặp một trận cuồng phong tạo thành lốc xoáy lớn trên mặt sông.

Sóng hung dữ cuốn cao như muốn nhấn chìm đoàn thuyền xuống lòng sông. Trước tình thế nguy cấp, quan Khâm sai khấn thần linh độ mạng, rồi lệnh cho thủy binh ra sức chèo thẳng vào vàm ẩn nấp. Mặc dù, bên ngoài sông sóng cả phẫn nộ dập dềnh nhưng bên trong vàm mặt nước lặng lờ bình yên. Đoàn thuyền bình an vô sự.

Thoát nạn, quan Khâm sai bèn hạ lệnh cho binh sĩ lên bờ lập đàn cúng tế thần đất, rồi mở tiệc khoản đãi dân làng suốt ba ngày và tuyên bố đổi tên cồn này thành làng Bình Thủy. Sau chuyến công cán, quan Khâm sai đại thần Huỳnh Mẫn Đạt dâng sớ lên Vua Tự Đức xin ban sắc phong thần cho làng Bình Thủy (mang nghĩa vùng nước lặng).


#716 hiendde

 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 20:43

Từ sớ cầu xin của Khâm sai Huỳnh Mẫn Đạt, ngày 29.11.1852 năm Nhâm Tý, Vua Tự Đức hạ chiếu ban sắc phong cho vùng đất Bình Thủy, tức Bình Hưng cũ:

"Sắc Bổn cảnh Thành hoàng chi thần. Nguyên tặng Quảng hậu chánh trực hựu thiện chi thần, hộ quốc tri dân nẫm trứ linh ứng tứ kim phi ưng cảnh mạng miến niệm thần hưu khả gia tặng Quảng hậu chánh trực hựu thiện đôn ngưng chi thần. Nhưng chuẩn Phong Phú huyện Bình Thủy thôn y cựu phụng sự thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai. Tự Đức ngũ niên thập nhất nguyệt nhị thập cửu nhật".

Tạm dịch nghĩa là:

"Sắc phong chức Bổn cảnh Thành hoàng. Vì sự quảng hậu chánh trực, ngươi đã phù hộ quốc gia, bảo vệ dân chúng từ xưa đến nay. Lệnh ban cho ngươi danh hiệu Thành hoàng Bổn cảnh thuộc huyện Phong Phú, làng Bình Thủy. Ngươi lãnh trách nhiệm như cũ, săn sóc và giúp đỡ dân chúng của ta. Tự Đức năm thứ 5 ngày 29.11".

Theo tích đó thì làng Bình Hưng được Tự Đức chuẩn y đổi tên thành làng Bình Thủy và được phong sắc Thành hoàng Bổn cảnh, cho vùng đất linh Bình Hưng, vào năm 1852.

Sau khi có sắc phong của nhà vua, cư dân địa phương đã cùng nhau tôn tạo ngôi miếu Long Tuyền tre lá thành ngôi đình tường vôi, mái ngói. Theo tên đất và theo sắc vua ban, ngôi đình cũng mang tên mới là đình Bình Thủy. Lần nâng cấp này, ngôi đình được xây thêm ngôi võ ca (Nhà hát bộ, trong đó có một sân khấu nhỏ, thấp, bằng gỗ để cho các đoàn hát đến biểu diễn).

Đến đầu thế kỷ XX, do chia tách địa giới hành chính, vùng đất tọa lạc của ngôi đình Bình Thủy lại đổi tên thành làng Long Tuyền nhưng đình vẫn mang tên Bình Thủy. Vào năm 1904, quan Tri phủ Nguyễn Đức Nhuận thấy đình xuống cấp, rệu rã sắp sập nên đề nghị dân làng cất lại ngôi đình ở ngã tư trên sở đất của làng rộng 2,9 ha.

Lần xây dựng này, ông La Xuân Thanh là một phú hộ địa phương, đã hiến tặng tiền của và chỉ huy công trình xây dựng. Không may, giữa lúc công trình xây dựng còn dang dở, thì quan Tri phủ bệnh nặng rồi qua đời. Việc xây dựng ngôi đình tạm đình chỉ. Không hiểu vì sao, không ai tiếp tục công việc xây dựng sau khi Tri phủ qua đời.




#717 hiendde

 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 20:46

Mãi đến năm 1909, ông Cả Nguyễn Doãn Cung (Chủ làng) bắt tay cùng sui gia là một địa chủ giàu có cùng góp tiền, của và công sức xây dựng ngôi đình trên nền cũ tại vàm sông. Theo các tài liệu nghiên cứu thì chi phí xây dựng lần này lên đến 5.823 đồng Đông Dương. Thời điểm này, một giạ lúa có giá khoảng một hào. Tức là công trình xây dựng lần này tương đương giá trị 5.800.000 giạ lúa.

Công việc xây dựng được khởi công từ ngày 12.7.1909 đến năm 1910 thì hoàn thành. Công trình do ông Huỳnh Trung Trinh thiết kế. Không có tài liệu nào kể về tiểu sử ông Huỳnh Trung Trinh. Nhưng căn cứ vào kết cấu kiến trúc ngôi đình, người ta thấy đình Bình Thủy có nét tương đồng với những ngôi nhà gỗ, được xây dựng cùng thời điểm trong khu vực.

Có lẽ, ông Huỳnh Trung Trinh là nhóm thợ Lỗ Ban, được mời từ miền Trung về vùng Đại Điền, Bến Tre xây cất một loạt các ngôi phủ gỗ cho Đốc phủ Kiểng, ông Phó Hoài, ông Hương Liêm. Ngày nay, di tích phủ gỗ gồm sáu ngôi nhà của ông Hương Liêm, mà người ta gọi là Huỳnh phủ vẫn tồn tại ở Bến Tre.

Căn cứ vào bức hoành phi mừng tân gia Huỳnh phủ, do tri huyện Bảo An họ Võ vẫn còn hiện hữu, thì ngôi phủ được hoàn thành vào năm 1904. Có lẽ, nhóm thợ Lỗ Ban này đã được mời đi xây cất liên tục các ngôi phủ khác, trong đó có ngôi đình Bình Thủy.

Nhóm thợ Lỗ Ban này rất tỉ mỉ trong việc chạm khắc gỗ. Thợ được tính tiền công mỗi ngày bằng hình thức đong dăm bào bằng chén ăn cơm. Những thân cột trong đình Bình Thủy cũng như của các ngôi phủ, được thợ đi vào rừng sâu tìm kiếm, lựa chọn cẩn trọng trước khi đốn hạ đem về xây cất.

Lần xây dựng năm 1909, đình Bình Thủy có thêm hai ngôi miếu thờ Thần Nông và Thần Hổ. Trong tất cả những lần xây dựng, bộ da Thần Hổ vẫn luôn được lưu giữ thờ phụng trong đình.



#718 hiendde

 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 20:50

Bộ da Thần Hổ và một số vị linh thần chưa được giải mã

Trong khi đó nhiều bô lão địa phương cho rằng, ngôi đình Bình Thủy được nâng cấp từ ngôi miếu cổ Long Tuyền thờ Thần Hổ. Từ năm 1844, ngôi miếu đã có sẵn nên được gọi là "cổ miếu". Có nghĩa là ngôi miếu tồn tại từ rất lâu, trước khi có ghi chép vào năm 1844. Căn cứ vào đó có thể hiểu ngôi miếu được xây cất từ những ngày mới khai hoang lập làng vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Vị trí đầu tiên của ngôi miếu là vàm Ngã Tư Bé.

Giai thoại địa phương kể rằng, ngày xưa, ở vùng này có một con cọp tu lâu năm, tánh linh như người. Ở vàm ngã tư có một phụ nữ tên Bé sống một mình. Chồng đăng lính triều Nguyễn đi trấn giữ vùng biên cương Cao Miên. Trước khi chia tay vợ, người lính đốt hương đứng trước một gốc đại thụ khấn xin Thành hoàng, thổ địa bảo trợ người vợ trẻ để ông ta yên tâm làm nhiệm vụ với đất nước. Một con cọp đã tu lâu năm, tính hiền, nấp sau gốc đại thụ nghe lời khấn.

Một đêm nọ, con cọp nghe tiếng bà vợ rên rỉ đau bụng chuyển dạ đẻ đã chạy thẳng đến nhà một bà mụ. Bà mụ đang ngủ mơ màng, mở mắt ra trông thấy con cọp sợ quá ngất xỉu. Cọp tha bà mụ đến tận cửa nhà bà Bé. Khi tỉnh dậy, bà mụ quáng quàng chạy vào nhà bà Bé và phát hiện bà Bé cần cứu giúp. Bà mụ đã giúp bà Bé vượt cạn thành công trong cơn thập tử nhất sinh.

Sáng sớm hôm sau, khi mở cửa ra, bà mụ đã trông thấy một con heo rừng nằm chết trong sân. Trên thân heo đầy vết móng cọp. Sực nhớ diễn biến đêm qua, bà mụ biết, con cọp đã bắt heo trả lễ. Cho rằng đó là hổ thần bảo vệ dân làng, bà mụ và bà Bé cùng dựng một ngôi miếu để thờ Thần Hổ. Ngoài ra, cư dân địa phương còn truyền tụng rất nhiều giai thoại khác liên quan đến việc Thần Hổ cứu người khi gặp hoạn nạn. Khi hổ chết, dân làng tiếc thương lấy thi thể làm tượng cốt đặt trong miếu thờ.

Nơi vàm sông, người ta đặt tên là vàm Ngã Tư Bé. Khi miếu được xây dựng thành đình sau biến cố quan Khâm sai đại thần gặp nạn, dân địa phương vẫn xem Thần Hổ là "ông Cả", tức Thành hoàng Bổn cảnh của làng.



#719 hiendde

 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/10/2013 - 20:54

Ở giữa ngôi chánh điện còn có một bàn hương án thờ "ngũ vị nương nương" gồm:

1. Chiêu Thuần Hiếu Hoàng hậu

2. Từ Huệ Nương nương (Lê triều)

3. Thuần Mục Trầm Hương Công chúa

4. Nghĩa Liệt Nương nương (Lê triều)

5. Tiết Liệt Nghĩa Nữ Nguyễn Xuân

6. Quế Minh Huệ nương (Nguyễn triều)

7. Triệt Minh Liệt nữ

8. Trần Thu Hà nương nương (Nguyễn triều).

Cách nay hơn nửa thế kỷ, nhà nghiên cứu Huỳnh Minh đã nêu điều này trong quyển Cần Thơ xưa và nay. Cho đến nay, Ngũ vị nương nương vẫn chưa được truy nguyên gốc tích. Một số bô lão địa phương cho rằng:

"Bài vị có ghi rõ niên triều của từng vị, thì chắc chắn những vị đó phải có thật trong lịch sử. Điều lạ là, vì sao các vị thuộc triều Lê lại có mặt ở tận phía Nam này? Vì sao cổ dân nơi đây lại thờ họ? Điều này có thể là một lối rẽ trong dòng cổ sử của dân tộc. Hy vọng một ngày không xa, điều bí ẩn này được giải mã.

Thiết nghĩ, các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu sâu hơn về những di vật có liên quan để đình Bình Thủy xứng tầm là một di tích lịch sử, văn hóa của quốc gia

Nông Huyền Sơn




#720 hiendde

 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 03/10/2013 - 10:16

VÕ SĨ DỊ NHÂN TRÊN NÚI TÀ LƠN

Giang hồ lang bạt khắp nơi đem sức võ biền kiếm cơm, sau một trận đấu sinh tử trên võ đài, trên đường về nhà, bắt gặp hai con gà đá nhau chí tử, người võ sĩ quyết định gác kiếm quy ẩn cửa thiền và nghiên cứu biệt dược cứu người.

Tên cúng cơm của ông là Ngô Minh Đức, nhưng giới giang hồ lục lâm chỉ biết ông qua tên gọi Tư Đức Bàn Long Cước. Đời ông có nhiều chuyện lạ.

Huyền thoại Bàn Long Cước

Vào thập niên tám mươi thế kỷ trước, bỗng dưng một số sư phụ của các võ đường phía Nam, nổi hứng triệu tập quần hùng tổ chức nhiều chuyến du đấu khắp đất nước để tinh tuyển nhân tài. Những chuyến du đấu này đã tạo thành một làn sóng kích thích tinh thần thượng võ khắp nơi nơi. Những trận so găng giữa các võ sĩ du đấu với các võ sĩ địa phương, đã thu hút hàng ngàn lượt khán giả đến xem.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, một số đoàn du đấu đã lạm dụng hình thức này, để bán vé thu tiền và bắt độ cá cược thắng thua. Họ ngầm tổ chức những trận đấu cuội để bán độ. Giới võ thuật miền Tây Nam Bộ gọi đó là những đoàn võ cuội.

Do đấu cuội bán độ, nên những đoàn này thường bị các võ sĩ tức khí anh hùng thượng đài xin thách đấu. Để trấn yểm những trường hợp thách đấu của võ sĩ địa phương, những đoàn du đấu võ cuội thường nuôi một vài gà chiến (võ sĩ giỏi nhất, có kinh nghiệm trong thi đấu). Các võ sĩ địa phương dù giỏi đến đâu cũng chỉ là võ sĩ nghiệp dư khó lòng thắng nổi gà chiến chuyên nghiệp.

Năm 1987, một đoàn võ cuội về Bình Thủy, Cần Thơ kiếm ăn. Đoàn võ cuội này có võ sĩ Thiếu lâm Bắc phái Nguyễn H. H. làm gà chiến. Thấy các võ sĩ của đoàn thượng đài đánh theo bài bản sắp đặt trước, như múa biểu diễn, bôi nhọ tinh thần thượng võ, các võ sĩ địa phương rất tức giận lên tiếng thách đấu.

Ban tổ chức đoàn hứa, sau mỗi đêm biểu diễn, sẽ cho võ sĩ của đoàn đấu với võ sĩ địa phương nào dám thượng đài. Thế là vô thế trận của ban tổ chức. Dù biết đoàn tổ chức đấu võ cuội, nhưng dân địa phương vẫn mua vé vào xem ùn ùn để chứng kiến võ sĩ địa phương hạ gục võ sĩ của đoàn. Thế nhưng, với kinh nghiệm nhà nghề, đêm nào võ sĩ Nguyễn H. H. cũng nhanh chóng hạ gục võ sĩ địa phương.








Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |