Jump to content







Advertisements




Truyện ngắn huyền bí - hiendde


1072 replies to this topic

#676

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 06/08/2013 - 01:19

BÍ ẨN LẠNH SỐNG LƯNG NHỮNG HỒN MA DƯỚI NƯỚC

Dưới đây là những câu chuyện từ chính những thợ lặn đã trải nghiệm sự việc dị thường dưới nước.

Từ trước đến giờ đã có rất nhiều những câu chuyện ma quái, về những linh hồn trong những lâu đài cổ kính, âm u và đổ nát, những câu chuyện về những hồn ma dưới nước dường như kém phổ biến hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn thực sự tồn tại.

Các thợ lặn điều tra hiện tượng siêu nhiên

Các thợ lặn điều tra hiện tượng huyền bí ở Florida thuộc số hiếm trong số vô vàn những thợ săn ma. Đội điều tra các hiện tượng siêu linh dưới nước đầu tiên này, đã tham gia tìm kiếm các linh hồn dưới nước và có nhiều trải nghiệm lạ thường trong suốt quá trình tìm kiếm.

Trong một chuyến thám hiểm các thợ lặn đã phát hiện "một ánh sáng kỳ lạ không giải thích được", ở vùng nước dưới cầu Sunshine Skyway Tampa. Cầu Skyway bị sụp đổ vào năm 1980, khiến 35 người lái xe tử vong.

Cây cầu cũng là một khu vực tự tử nổi tiếng. Được xây dựng lại vào năm 1987, từ đó đến nay đã có hơn 200 người nhảy cầu tự tử tại đây, trong đó có một người đàn ông đã bị người khác dùng súng ép nhảy xuống. Vậy liệu các cái chết này có liên quan gì đến các ánh sáng kỳ lạ?

Trong chuyến thám hiểm khác, các thợ lặn điều tra hiện tượng siêu nhiên đã chụp lại những gì, mà chúng ta biết đến như bức ảnh ma đầu tiên trên thế giới. Bức ảnh được chụp trong một hang động ngầm sâu dưới nước 40m, bức ảnh ghi lại hình một chiếc mặt nạ của thợ lặn trôi nổi trong mặt nước tăm tối. Một thành viên trong đội chụp ảnh còn nghe thấy những tiếng gào thét vọng ra từ phía cuối hang động.

Một báo cáo trên trang ParanormalDivers ghi lại rằng: "Chúng tôi đã kiểm tra kĩ càng và chụp lại ảnh tại vùng nước, nơi tiếng gào thét vang lên chính xác là nơi một thợ lặn đã chết. Đây là điều đã thực sự xảy ra. Theo chúng tôi được biết thì đây là bức ảnh ma đầu tiên được chụp dưới nước."

Những hạm đội ma quái ở Đầm Truk

Nằm ở khoảng giữa Philippines và Hawaii, Truk Lagoon đã từng là khu vực diễn ra trận đánh lớn giữa Mỹ và Nhật Bản trong năm 1944. Khoảng 60 tàu và 275 máy bay bị chìm dưới lớp nước biển, trong một cuộc tấn công của Hoa Kỳ, được gọi là Chiến dịch Mưa đá, và hàng ngàn người đã nằm xuống tại đây. Con người đã vất bỏ lại những con tàu bị đắm tại đây, nhưng dường như chúng vẫn còn tồn tại và hoạt động.

Tàu Hoki Maru của Nhật Bản đã bị đánh đắm khi chở đầy xe tải. Hiện tại, có nhiều thợ lặn báo cáo rằng, đã nghe thấy âm thanh của động cơ quay và khởi động, ngay cả khi không có tàu thuyền nào ở phía trên mặt nước. Nhiều báo cáo kì lạ cũng đến từ Fuji Kawamaru, về những âm thanh kin kít phát ra từ phòng động cơ tàu.

Đoàn thủy thủ của chương trình Destination Truth, đã thám hiểm những di tích dưới nước tại đầm Truk, và vô cùng bối rối, khi nghe thấy tiếng động cơ kì lạ chạy dưới nước. Họ cũng đã ghi lại được âm thanh gì đó, nghe như tiếng nói của con người, cũng như dấu hiệu của thân nhiệt con người phát ra.

Những kẻ bí ẩn biến mất trong làn nước

Một chủ đề phổ biến trong những câu chuyện về hồn ma dưới nước, là về những kẻ bí ẩn biến mất trong làn nước. Một số nhân chứng đã kể về chuyện bắt gặp những người đàn ông, phụ nữ xuất hiện trong nước và sau đó biến mất không một dấu vết.

Năm 2012, những huấn luyện viên lặn tại Santa Rosa, báo cáo đã nhìn thấy một người bơi ở gần đáy khu vực vịnh nhỏ ở đó. Khi họ đến gần hơn, thì người này biến mất. Những huấn luyện viên này báo lại sự việc kì lạ với cảnh sát, để cảnh sát biết rằng, họ không phải những người đầu tiên bắt gặp sinh vật bí ẩn này.

Một trường hợp tương tự xuất hiện tại Toronto Sun trong năm 2007. Sau một buổi chiều sôi động khám phá các vùng biển xung quanh Grenada, một nhóm thợ lặn trở lại chiếc tàu của họ và so sánh các ghi chép của họ. Một người đàn ông hỏi những người còn lại của nhóm, liệu họ có nhìn thấy một người lặn mặc áo màu trắng hay không. Các thợ lặn khác đã nghĩ rằng anh đang đùa, nhưng người đàn ông khẳng định ông đã nhìn thấy một người như vậy.

- Anh ta mặc một chiếc áo thun màu trắng và mang một chiếc mặt nạ lặn màu trắng. Anh ta thậm chí còn vẫy tay với tôi, nhân chứng này kể lại.

Đoàn thủy thủ của con tàu ngay lập tức điểm danh kiểm tra người, nhưng không có ai bị mất tích và không có tàu thuyền khác trong tầm nhìn của họ. Họ không bao giờ lý giải nổi, bí ẩn về người đàn ông mặc đồ trắng đó. Liệu chăng đó chỉ là một ảo giác hay là một thứ khác?

Tuy nhiên, không phải tất cả những người lặn ma quái đều biến mất ngay sau khi xuất hiện. Một thợ lặn trên diễn đàn Scubaboard, đã chia sẻ câu chuyện kỳ lạ sau: "Một người bạn của tôi lặn xuống một con tàu chìm vào ngày sau đám tang của bạn mình," người đàn ông viết.

"Anh ấy lặn dần xuống và nhìn thấy người bạn của mình đang vẫy tay chậm rãi chào anh từ trên boong tàu. Anh ấy trồi lên một chút và tiếp tục lặn xuống và người bạn này vẫn còn đó vẫy tay với anh nên quyết định không lặn nữa. Sau chuyện này anh ta vẫn còn hơi bối rối".

Liệu có phải những bóng ma thực sự ám ảnh và ẩn náu tại những hang động dưới nước và những xác tàu đắm cũ kỹ? Tất nhiên, qua những câu chuyện trên đây chắc nhiều người sẽ không còn đủ dũng cảm, để bơi đến những vùng nước tăm tối tìm hiểu sự thật.

#677

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 08/08/2013 - 07:13

MA BÊN BẾN ĐÒ SÔNG QUÊ

Truyện Ma Có Thật

Câu chuyện này diễn ra vào nữa đầu thế kỷ trước, nhưng được người dân trong làng truyền lại cho nhau và cũng coi đó là những cái cấm kỵ và kiêng cữ.

Thường thì ở các làng quê nơi gần con sông lớn, có các bến đò đưa người sang sông đi chợ xã hay là đi lên huyện, hoặc là đi đâu đó cần thiết phải qua sông bằng đò, thời điểm đó ở làng quê Việt Nam chúng ta còn nhiều khó khăn và cuộc sống còn dựa vào đồng ruộng hợp tác xã, nói chung thiếu thốn rất nhiều, nên khả năng tự cung tự cấp được như thế nào thì hưởng thế đó.

Thường thì người trong nông thôn hay dậy sớm lo công việc đồng áng, người thì tranh thủ đi chợ bán và mua những thứ cần thiết để dùng, lúc gà gáy là thời điểm mọi người dậy bảo nhau đi chợ, có bạn cùng đường cho vui. khi đó mỗi lần rủ nhau thường hẹn trước, rồi đến cổng gọi nhau vào lúc gà gáy (tầm bốn giờ sáng).

Như mọi khi thì hai bà hàng xóm vẫn gọi nhau mỗi khi đi chợ, vẫn như mọi khi là gọi vào tầm đó, nhưng sao hôm nay thấy bà bạn hàng xóm gọi mình mà vẫn chưa thấy có tiếng gà gáy (lúc đó làm gì có đồng hồ xem giờ đâu), bà này nghĩ thôi chắc hôm nay đi sớm bữa cũng không sao.

Rồi hai bà quảy gánh xách theo cái đèn dầu tự chế, đi ra bến đò để sang bên kia sông, bữa nay đi sớm nên ông lái đò vẫn chưa dậy, hai bà ngồi trò chuyện bên bờ sông, nói chuyện về đồng ruộng mùa màng, hai bà nói hồi vừa nói vừa ngồi chờ đò, nên cũng chẳng biết làm gì.

Bà hàng xóm xem liền nói với bà kia:

- Tóc bà chưa thắt hết vào khăn thì phải. (trang phục tóc của người phụ nữ ngày xưa.)

Bà này trả lời:

- Thì lúc bà kêu tôi sớm quá, nên vội đi luôn cũng không kịp cuốn cho kỹ.

- Thôi bà để cho tôi cuốn lại cho.

Cuốn xong bà hàng xóm này nói:

- Bà coi tóc tôi cuốn thế này gọn chưa.

Rồi bà này kiểm tra dùm cho bà hàng xóm kia.

- Uh tôi thấy cũng gọn rồi nhưng để tôi chĩnh lại chút cho.

Khi sờ tới vành khăn cuốn tóc, thì thấy ướt và dính dính cứ như bôi mỡ ăn lên vậy, bà này nói:

- Sao đầu tóc bà lạ vậy nó cứ nhớp nhớp thế nào đó, cứ như ma.

liền lúc đó bà hàng xóm quay phắt lại.

- Thì ta là ma đây.

Bà này nghe thấy vậy giật mình và nhìn thấy khuôn mặt hiện hình là không phải giống như bà hàng xóm thường hay đi chợ với mình, mà là khuôn mặt chỉ thấy hai hốc mắt và tóc rối xõa xuống, bà này sợ quá la lên nhưng nơi bến đò hoang vắng kô người ở, vừa la vừa chạy khi bà chạy đến bên gốc cây từ bi* gần đó, liền ôm lấy thân và run lật bật, con ma này lùa theo khi thấy bà này ngồi dưới cây từ bi nên không làm gì được đành chịu và nói lại rằng:

- Bữa nay mà không có cái cây này thì tôi bắt bà đi theo luôn.

Nói xong thấy con ma đó biến mất trong đêm tối, còn bà này thì cứ ngồi ôm cây và run lật bật cho đến sáng tinh mơ, mọi người đi chợ về và đi làm đồng nhìn thấy vậy liền lại hỏi:

- Sao bà cứ ngồi đây run và khóc vậy?

Mãi lúc sau bà này bình tĩnh mới kể lại đầu đuôi sự việc cho mọi người nghe xong, thì lúc đó mọi người nói lại rằng:

- Sau này có người gọi vào lúc nữa đêm thì đừng có lên tiếng trả lời lại, làm như vậy ma đường ma lang thang nó dễ học lại tiếng gọi, nếu mà trả lời là nó lừa bắt đi theo.

Bà này về nhà lâm bệnh được vài tháng rồi chết. Nên người xưa thường nhắc nhau chuyện rất kiêng cữ người đứng ngoài cổng gọi vào, nếu có gì thì cứ đi thẳng vào sân rồi hay lên tiếng. Nếu có gọi thì cũng đừng có thưa, mà từ từ đi ra cổng coi ai, lại nhất là ban đêm hay là gần về khuya.

* Cây từ bi là ma nó rất sợ.

ST

#678

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 09/08/2013 - 03:50

VONG ĐÒI TRẢ GHẾ

Trưa ngày hôm nay, tôi đi ăn cơm và uống cà phê với một bạn đồng nghiệp, thì nghe được câu chuyện huyền bí có thật vừa mới xảy ra cách đây mấy tháng, gần khu du lịch Đầm Sen như sau:

Anh bạn này có người dì có cơ sở bánh kẹo tại khu Hòa Bình. Khu này trước đây mồ mã rất nhiều, sau được san lắp lại để xây dựng nhà ở và kinh doanh. Bà dì thuê rất nhiều công nhân làm việc. Cách đây vài tháng, có một anh công nhân khi đang sắp xếp lại nhà kho, thì thấy có mấy cái ghế xếp cũ nên đem đi bán ve chai.

Ai ngờ tối hôm đó anh ta nằm ngủ thấy một người phụ nữ mang bầu đòi anh ta trả lại cái ghế xếp cũ đó cho chồng bà ta. Anh ta bỏ qua vì cho rằng mình nằm mơ thấy bậy thôi. Hai đêm tiếp theo anh ta vẫn thấy người đàn bà cứ đòi anh trả lại cái ghế nhưng anh vẫn mặc kệ không quan tâm.

Thì sáng ngày thứ tư anh ta đang đứng làm kẹo thì bị xô té một cái bịch nằm dài xuống đất, và tấm nệm lót sàn cuốn anh ta lại như bị cuốn chiếu, nằm cứng đơ không cử động được, mặt mày tái mét. Mấy người công nhân khác làm chung thấy vậy lại gỡ tấm nệm ra nhưng không được, còn anh ta thì giận dữ đòi mọi người phải trả lại ghế cho chồng bà, nếu không thì bà ta sẽ bắt anh nầy chết luôn.

Bà chủ và các công nhân đều khấn xin bà tha mạng và hứa mua ghế khác trả lại cho bà. Bà còn chưa chịu đi, thì có người lấy tượng Quan Thánh đưa sát mặt anh ta và khấn vái một hồi, bà ta mới xuất và mọi người mới gỡ chiếu ra được.

Bà vừa xuất ra, thì anh ta nhìn thấy bà đứng ngay trước mặt và tỏ vẻ dùng dằng chưa chịu. Anh phải khấn đền cái ghế khác cho bà thì bà chịu. Sau khi mua cái ghế khác về đền cho bà ta, thì anh này cũng xin nghỉ làm và đi nơi khác.

Nhat Tam

Thanked by 1 Member:

#679

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 13/08/2013 - 22:48

ĐỒ HỘP SIÊU THỊ BAY LƠ LỬNG NHƯ CÓ MA

Đoạn video vừa được công bố mới đây cho thấy, những hộp trà tự dưng bay lơ lửng ra khỏi kệ hàng siêu thị Whitstable, Anh, và rơi xuống đất khiến người ta phải rợn tóc gáy.

Siêu thị bán đồ dinh dưỡng Whitstable thuộc thị trấn Whitsable ở Anh. Đoạn video được ghi lại bằng máy quay an ninh của cửa hàng. Hai hộp trà ở hai dãy hàng đối diện nhau bỗng dưng bay ra khỏi chỗ để, lơ lửng trong giây lát.

Người đàn ông đang mua hàng trong đoạn video đã hoàn toàn không để ý sự việc này, cho đến khi các hộp trà lần lượt rơi xuống đất, khiến ông rất hoảng hốt.

Người chủ siêu thị có tên Michelle Newbold, đã tận mắt quan sát vụ việc khó lý giải này qua màn hình an ninh. Bà Newbold cho biết:

- Tôi rất bối rối với những thứ mình thấy. Một điều bí ẩn. Tôi chưa từng gặp hiện tượng này trước đây.

Bà Newbold kinh doanh cửa hàng nhỏ này cùng với cha ruột và người mẹ kế. Người cha đã mở cửa hàng từ năm 1970. Đoạn video bí ẩn đã đạt hơn tám ngàn lượt xem chỉ trong vài ngày. Một người xem đã bình luận:

- Tôi sẽ chạy xa cả cây số nếu việc này xảy đến với tôi.

Hoàng Trang

Dailymail

#680

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 06/09/2013 - 02:52

BÍ MẬT VỀ LỄ HỘI HÀNH XÁC Ở VIỆT NAM

Từ rất lâu, trong giới pháp sư huyền thuật Việt Nam đã bí mật rỉ tai nhau về một lễ hội hành xác đặc dị ở Việt Nam, diễn ra vào giữa tháng Giêng âm lịch nhưng họ luôn giữ bí mật về địa điểm. Họ cho rằng, những ai có căn, cơ, duyên mới được biết thánh địa diễn ra lễ hội. Những pháp sư huyền thuật có căn, cơ, duyên dự lễ hội, sẽ có cơ hội nhận được sức mạnh vô hình nhưng rất vô biên. Và hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, các pháp sư lại lục tục đi tìm, dò hỏi địa điểm bí mật đó để tham dự.

Tình cờ, qua một tài liệu của đại sư H "điện bà" ở Hà Nội, chúng tôi phát hiện ra địa điểm đó ở Tân Châu, An Giang. Thông tin duy nhất chúng tôi có được là: Lễ hội hành xác diễn ra tại một ngôi "Am chư vị Năm Ông" ở ấp Long Thị B. Ngày nay, ấp Long Thị B đã trở thành khóm Long Thị B vì thị trấn Tân Châu đã được nâng cấp thành thị xã.

Đi tìm địa chỉ cuộc hành hương kỳ bí

Tại bến xe Tân Châu, tôi nhờ một người chạy xe ôm chở đi khắp khóm Long Thị B để tìm nơi diễn ra lễ hội hành xác, suốt gần một buổi sáng nhưng công cốc. Anh xe ôm không biết ngôi "Am thờ chư vị Năm Ông" ở đâu đã đành, những người lớn tuổi ở khóm Long Thị B cũng lắc đầu khi được hỏi thăm. Một số người lấm lét nhìn quanh rồi bảo:

- Làm gì có lễ hội mê tín dị đoan đó.

Sau này, tôi được biết, tất cả những người được hỏi thăm đều biết rất rõ địa chỉ tâm linh đó, nhưng ngại chúng tôi là lực lượng mật chuyên bắt những người hành nghề mê tín, dị đoan nên không chỉ đường. Họ đã cố bảo vệ niềm tin tâm linh của họ một cách yếu ớt, bởi chính quyền địa phương cho phép thực hiện lễ hội nhưng cấm tuyên truyền.

Có người đã bị phạt vì quay phim lễ hội hành xác rồi chép ra đĩa để bán. Đó là lý do cơ bản nhất khiến lễ hội độc đáo biến thành bí mật. Sự bí mật đó được một số pháp sư thổi lên thành huyền bí. Vô tình, chính quyền địa phương biến một lễ hội đặc sắc thành một sản phẩm vô cùng bí mật.

Sau một buổi sáng thất bại, người chạy xe ôm khuyên tôi nên ghé miếu thờ ông Quan Đế đốt hương khấn vái xin giúp đỡ. Anh ta cho biết, người dân địa phương đều làm như vậy mỗi khi phần đời gặp bế tắc. Với anh ta, Quan Công là một vị thánh có khả năng giải quyết tất cả mọi chuyện khó khăn mà người đời bó tay. Lời khuyên thật hiệu nghiệm. Tại đó, không cần vào khấn Quan Công, tôi đã gặp một người trợ lễ tên Kiệt. Anh ta xác nhận:

- Anh đã tìm đúng chỗ. Nhờ anh Kiệt, tôi đã gặp gỡ nhiều nhân vật trong cuộc và mọi chuyện trở nên sáng tỏ.

Nơi diễn ra lễ hội là một tòa kiến trúc kiểu cổ xưa nhưng mới được xây dựng lại tọa lạc tại khu chợ cũ Tân Châu, ven mép thượng nguồn sông Tiền. Tấm biển hiệu ghi là "Quan Đế miếu". Anh Kiệt cho biết, ngày xưa ngôi miếu nằm ở sát mé sông, do sạt lở, chính quyền đã cấp nền đất mới để xây ngôi mới. Tại đây, cứ đến dịp rằm tháng Giêng hàng năm, theo nghi lễ truyền thống có từ hàng thế kỷ trước lưu truyền lại, những người được chọn sẽ tắm dầu đun sôi, dùng que sắt đâm xuyên người, dùng chùy gai tự đánh đập mình đến tóe máu để ban phước cho cộng đồng. Không ai biết nguyên nhân từ đâu, khi nào và vì sao xuất hiện một lễ hội độc đáo như vậy tại địa phương mình.

Lễ hội Thaipusam kiểu Việt Nam

Hàng năm, cứ đến mùa chay tháng Giêng, cả thế giới rùng mình chứng kiến những màn hành xác kinh dị của một số tín đồ dự lễ hội Thaipusam ở một số địa điểm: Động Batu ở Kuala Lumpur (Malaysia), đảo PhuKet (Thái Lan), đền Sri Srinivasa Perumal (Singapore), đền Kochi (Ấn Độ)… Những nơi diễn ra lễ hội này đã thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến xem và… ngất xỉu. Liệu lễ hội hành xác ở Tân Châu có liên quan đến lễ hội Thaipusam?

Ông Hứa Trí Hùng, Trưởng ban bảo quản, được coi là chủ chùa cho biết:

- Chỉ biết người xưa làm sao, bây giờ chúng tôi làm y vậy, chứ chúng tôi không biết xuất phát từ đâu". Theo thông lệ, ở Tân Châu, lễ hội diễn ra suốt bốn ngày từ 13 đến 16 tháng Giêng âm lịch. Để chuẩn bị lễ hội, từ ngày mùng bốn Tết cổ truyền, ban tế tự thực hiện một nghi lễ gọi là lễ "thỉnh Ông". Sau khi bày hương án, bốn vị chức sắc cao cấp nhất trong ban tế tự làm chủ tế, đồng loạt đốt hương khấn thỉnh rồi xin keo.

Keo là hai miếng gỗ hình móng ngựa tượng trưng cho lưỡng nghi âm dương. Bốn người chủ tế ném keo xuống nền gạch. Nếu cả hai miếng keo cùng nằm sấp hoặc cùng nằm ngửa tức "Ông" chưa về. Nếu một miếng keo nằm sấp và một miếng nằm ngửa là "Ông đã về". Trống mừng được gióng lên dồn dập. Các tổ múa lân đang trong tư thế chuẩn bị nhận được tín hiệu "mừng" bắt đầu múa "nghinh Ông".

Đến ngày 13 vào lễ "đạp đường". Sau khi bày hương án, bốn vị chủ tế quỳ hầu xin keo chờ "Ông khai lễ". Khi nhận được tín hiệu, một vị chủ tế vung dùi đánh ba hồi trống "lệnh khai hội". Tiếng trống "lệnh khai hội" vừa dứt, một số người dự lễ hội sẽ rơi vào trạng thái vô thức nhập xác lên đồng. Những người này được gọi là "xác căn".

Theo các bô lão địa phương thì "xác căn" là do "Ông" chọn đại trong số những người hành hương dự lễ. Họ là những người lao động bình thường, không liên quan đến pháp sư huyền thuật. Có nghĩa là, họ chưa từng học hành, tu luyện hay nhập môn, bái sư bất cứ loại tà thuật nào. Có người hành nghề bán vé số, có người chạy xe ôm, có người là tiểu thương…

Ông D. bảy mươi hai tuổi, cư ngụ tại khóm Long Thị C, đã từng được nhập xác khẳng định:

- Trong thời gian nhập xác, tôi hoàn toàn không hay biết chuyện gì xảy ra đối với mình. Trạng thái như bất tỉnh. Khi tỉnh dậy thì mới biết mình được “Ông” chọn làm “xác căn” qua lời kể những người chứng kiến.

Ông D. không theo tôn giáo nào, chưa từng học võ nghệ hay luyện bất kỳ loại bùa chú nào. Ông sinh sống bằng nghề làm rẫy.

Không phải ai cũng thích làm "xác căn"

Ông X. một chủ lò bánh ở gần miếu đã từng được "Ông" chọn làm "xác căn". Để trốn tránh, cứ đến những ngày diễn ra lễ hội, ông X. phải rời khỏi địa phương cho đến khi hết lễ hội mới dám về. Năm 2009, một thiếu niên mười lăm tuổi, cư ngụ ở xã Long Châu, cùng huyện đến xem lễ hội đã bất ngờ được "Ông" chọn làm "xác căn". Đến mùa lễ hội năm sau, gia đình phải đưa cậu ta sang địa phương khác để trốn tránh.

Ông Hai Nhung tám mươi lăm tuổi, cư ngụ ở khóm Long Thị B kể, sau khi "nhập xác", các "xác căn" phải bước qua một bãi than cháy rực để vào miếu chầu “Ông". Ai bước qua bãi than bị bỏng sẽ bị cộng đồng tẩy chay ngay vì đó là "xác căn" dỏm. "Xác căn" vào miếu chầu "Ông" phải xưng danh. Thông thường, "xác căn" xưng danh năm ông gồm: Đường Công, Bửu Công, Lãng Công, Chí Công và Hóa Công.

Quang cảnh xưng danh của năm ông Công diễn ra rất rùng rợn, kinh dị bởi những pha ra oai mà ai yếu tim sẽ ngất xỉu: Vừa xưng danh vừa đấm vào người thùm thụp hoặc liên tục đâm đầu vô cột miếu đến phun máu; Có ông rút cây đại đao trên bệ thờ nặng gần chục ký múa bài thảo vùn vụt hoặc dùng dao sắc chém vào người bình bịch (nhưng không hề hấn), có người yêu cầu đun sôi dầu để… tắm.

Ngoài năm ông, còn có một số “Ông”, “Bà" lạ như: Bà Cố hỷ, Hỏa Công Thần tướng… Điều lạ là, có nhiều người dáng vẻ ốm yếu nhưng khi "nhập xác" thì mạnh mẽ phi thường. Ở địa phương, ai cũng từng chứng kiến bà Tư Dề đã chín mươi hai tuổi vẫn được "Ông" chọn xưng danh "Bà Cố hỷ". Ngày thường, bà yếu đến nỗi khi đi phải có con cháu dìu hai bên. Bà rất thích lễ hội nên năm nào cũng đến để được "Ông" chọn làm "xác căn".

Kết thúc nghi thức xưng danh, các "xác căn" được người dân đưa lên kiệu. Trên kiệu đặt sẵn một chiếc ngai cắm đinh tua tủa (nếu "xác căn" là đàn ông) hoặc cắm những hàng dao bén (nếu "xác căn" là phụ nữ). Kiệu được người dân xúm nhau công kênh đi diễu hành khắp các đường phố. Trên chiếc ngai kiệu, "xác căn" vừa ngồi nhún nhảy trên hàng chông hoặc dao vừa dùng thanh sắc nhọn xiên quai (đâm xuyên qua cổ họng, môi, gò má), dùng kiếm tự cắt lưỡi hoặc dùng chùy gai sắt tự đánh vào lưng mình. Tất cả những hành động hành xác trên phố đều phun máu.

Để đón phước, mỗi gia đình bày hương án trước hiên nhà, trên đó có bày sẵn tờ giấy để nhận máu của "xác căn". "Xác căn" sẽ đi từng nhà thấm máu của mình vào tờ giấy. Người dân địa phương cho rằng "xác căn" hành hạ mình để dùng máu chuộc lỗi với cõi trên. Ngai kiệu công kênh "xác căn" đi ban máu từng nhà dài đến một ngôi am thờ ở rải rác trong khu dân cư.

Am là một gian thờ trong một ngôi nhà dân. Suốt hai ngày 14 và rằm tháng Giêng, các "xác căn" và dân địa phương quây quần tại am. Ai có bệnh, có chuyện buồn đều đến nhờ "căn" giải trừ.

Am thờ ngũ vị công

Ngày xưa, ở vùng này chỉ có năm cái am thờ năm ông Công. Nhưng ngày nay, vì nhiều lý do, người ta chỉ còn biết hai cái am. Am thờ Đường Công ở số 127/1, đường Nguyễn Công Nhàn, khóm Long Thị B đặt tại nhà cụ Hai Nhung tám mươi lăm tuổi. Cụ Hai Nhung là người kế vị thủ từ ngôi am này, từ đời ông nội truyền xuống. Cụ không rõ ngôi am này có từ lúc nào, và cũng không hiểu vì sao mình lại thờ "nhất vị" Đường Công.

Tuy giữ am nhưng cụ và con cháu trong nhà chưa từng được "Ông" chọn là "xác căn". Mỗi năm đến lễ, các "xác căn" từ nơi khác đến "trấn ngự" ông phải đứng ra chăm sóc và tổ chức tế lễ. Những người dân cùng xóm cũng góp tiền của để ông thực hiện tế lễ. Đến kỳ lễ hội, ngoài "xác căn" Đường Công, còn có một số "xác căn" xưng danh khác cùng đến đây dự tiệc.

Am thứ hai thờ Bửu Công ở một địa chỉ gần ngôi chùa Gò Mối, thuộc khóm Long Thạnh B. Còn ba ngôi am thờ Lãng Công, Chí Công và Hỏa Công không ai biết ở đâu. Ngoài năm ngôi am thờ ngũ vị Công, tại địa phương còn có hàng chục ngôi khác thờ "Bà Cố hỷ", Hỏa Công Thần tướng…. Sau hai ngày tế lễ tại các am, sáng ngày 16, các "xác căn" được dân đưa ngai kiệu trở về Quan Đế miếu để làm lễ "tống tàu". Những chiếc tàu mô hình được dân địa phương chung tay kết thủ công dài khoảng năm mét. Trên đó, người ta chất đầy đầu heo, bánh trái, gạo, muối.

Lễ "tống tàu" được giải thích là tống tiễn điều xấu xa ra khỏi địa bàn. Những "xác căn" có nhiệm vụ nhảy xuống sông đẩy tàu ra xa bờ, càng xa càng tốt. Nếu so với lễ hội Thaipusam và cách hành lễ hành xác trong lễ hội "cúng Ông" ở Tân Châu có nhiều điểm tương đồng, kể cả việc xuất hiện năm vị thánh nhập xác. Nói cách khác, lễ hội hành xác ở Tân Châu, chính là lễ hội Thaipusam diễn ra hàng năm ở các nước.

Điều khác biệt tìm thấy trong lễ hội tại Tân Châu, là nhân vật Quan Đế Thánh Quân, tức Vân Trường - Quan Công, xuất hiện chỉ huy tất cả các vị thần nhập xác và năm vị Công thánh. Ngoài ra, tuy lễ hội ở Tân Châu và các nước diễn ra cùng tháng Giêng, nhưng khác nhau ngày khởi hội. Năm vị Công thánh ở lễ hội hành xác tại Tân Châu, chính là năm vị Phật Xiêm, một tín ngưỡng dị biệt xuất hiện ở Thái Lan, cùng thời điểm với đức Phật Thích Ca.

Trong thời gian tìm hiểu, người viết đã phát hiện phong trào yêu nước kháng Pháp từ thế kỷ XIX đã dẫn lối cho lễ hội Thaipusam du nhập vào Việt Nam. Khi vào đến Việt Nam, lễ hội đã biến thể chút ít, và xuất hiện thêm Quan Công và một số vị thần khác. Với người dân Tân Châu, lễ hội hành xác còn quan trọng hơn Tết cổ truyền. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần tổ chức mời các nhà khoa học về xã hội, văn hóa nghiên cứu nghiêm túc lễ hội độc đáo này. Bởi đó không chỉ là một nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống, mà còn là chỉ dấu của lịch sử đấu tranh, bảo vệ đất nước trước thế lực ngoại xâm của tiền nhân.

Nông Huyền Sơn

#681

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 07/09/2013 - 02:02

BÍ ẨN LÀNG HẦU THÁNH

Con đường liên xã Mộc Nam mạn hữu sông Hồng, luôn trong tình trạng tắc nghẽn vì hàng trăm chiếc ô tô cùng đoàn người rậm rịch kéo về đền Lảnh Giang, Duy Tiên Hà Nam, để hầu thánh cầu an. Những cô đồng cùng con nhang đệ tử sặc sỡ trong những bộ đồ hầu thánh, tiếng cung văn lúc thảng lúc hoặc suốt đêm ngày rền rĩ.

Đền Lảnh Giang cổ kính nằm mạn hữu của bờ sông Hồng trù phú. Ngôi đền ấy liên tục được tu sửa, nhưng vẫn giữ được vẻ nguyên sơ như thời mới lập, những tán cây cổ thụ xòe bóng rộng che khuất, khiến người lạ vào làng có cảm giác lành lạnh.
Ông Đặng Văn Bằng, Trưởng ban Văn hóa xã Mộc Nam cho biết:

- Lảnh Giang là nơi quy tụ nhiều hầu đồng nhất khu vực miền Bắc. Hầu như ngày nào cũng có giá hầu đồng, con nhang đệ tử kéo đến rất đông...

Cũng theo ông Bằng, số lượng người ở Mộc Nam tham gia việc hầu thánh khá nhiều. Có khi lên tới hàng trăm người, còn vào những dịp lễ hội diễn xướng hầu đồng thì không đếm xuể...

Khu vực xã Mộc Nam nói chung và đền Lảnh Giang nói riêng được nhiều người gọi thân mật là làng hầu đồng, làng quy tụ khá nhiều đồng cô bóng cậu nổi tiếng mà bất cứ ai am hiểu về lễ xướng hầu thánh đều biết tới.

Cô Hậu, là một trong những cô đồng như thế, cô cho biết, hầu thánh từ năm lên chín tuổi, học cấp III rồi thi trượt Đại Học, nhập ngũ nhưng ốm đau liên miên không thể tiếp tục. Khi xuất ngũ, cô Hậu lại tiếp tục hầu thánh cho đến bây giờ. Với thâm niên bốn mươi năm hầu thánh cô Hậu được UBND xã Mộc Nam giao cho việc quản lý và chủ trì các cuộc hầu đồng, tại đền Lảnh Giang.

Cũng trên mảnh đất Lảnh Giang này, câu chuyện về mối tình Tiên Dung, Chử Đồng Tử từ ngàn xưa còn vọng đến hôm nay. Từ kiến trúc đến cách bài trí ban thờ ở đền Lảng Giang cũng mang nhiều bí ẩn không giống bất kỳ đâu. Ngôi đền được xây dựng từ thời Lý với ba tòa mười bốn gian kiểu chữ Công. Trên nóc mái và các đầu đao được trang trí bằng đầu rồng đắp nổi, mặt nguyệt và lá lật cách điệu. Phía trước tam quan là hồ bán nguyệt, nước hồ phẳng lặng như bàn ngọc thạch bày lên những đóa hoa súng đỏ tươi. Giữa hồ ngọn bảo tháp đứng trầm mặc được nối với tam quan bằng chiếc cầu cong tạc hình lưỡi long hướng địa ẩn hiện bóng cây si hàng nghìn năm tuổi.

Nói về kiến trúc độc đáo mang phần huyền bí của đền Lảnh Giang, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam khẳng định: “Kiến trúc ấy thể hiện cho văn hóa tâm linh UNESCO cũng quan tâm đến tính chất lâu đời và những giá trị sáng tạo mang tầm nhân loại của di sản.

Như cái nôi của hầu đồng, tại Lảnh Giang việc lễ xướng hầu thánh diễn ra vào tất cả các ngày. Vào tháng giêng và các tháng 6 đến tháng 8 Âm lịch mọi người từ khắp nơi đổ về lễ bái rất đông. Theo quan niệm, hầu là sự nhập bóng của thần linh và tâm linh của người hầu tạo nên mối giao lưu giữa tâm linh và thần linh. Người hầu có trang phục và lễ phục thích hợp với từng giá hầu. Đồng mặc áo xanh đỏ hay tím múa hát e ấp trong chiếc quạt che nửa mặt.

Khi chúng tôi có mặt tại Lảnh Giang, dù không phải mùa lễ hội nhưng vẫn có giá hầu bóng. Từ phía đầu làng, tiếng trống, thanh la, não bạt, tiếng đàn hát lúc to lúc nhỏ, lúc dồn dập cùng với khói hương nghi ngút cũng là lúc dường như hồn vía các ông đồng, bà đồng nhập vào các vị thần thánh.

Những động tác bắt quyết, xuyên linh, múa cờ, múa kiếm với dáng người lắc lư, quay liên tục từ thấp lên cao... hòa với âm thanh, tiết tấu của nhạc chầu văn tạo nên sự rung cảm hưng phấn lạ thường. Cô Hậu cho hay, người hầu đồng phải biểu cảm tính cách các vị thần theo điệu múa. Đặc biệt trong hầu đồng không thể thiếu giọng hát cung văn, mỗi giá đều có cung văn phục vụ trong việc diễn xướng.

Nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Bùi Trọng Hiền cho biết:

- Hầu đồng thuộc tín ngưỡng đặc biệt, trong đó có vai trò âm nhạc được xếp hàng đầu nếu không nói là chính yếu trong tín ngưỡng.

Thông thường, diễn xướng hầu thánh thường được cử hành vào ban đêm. Nhưng vào tháng sáu và tháng tám Âm lịch, việc hầu thánh diễn ra suốt đêm ngày với những nghi thức bí ẩn. Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Nguyễn Chí Bền chia sẻ:

- Bản chất của hầu đồng là việc người ta mượn thân xác các ông đồng, bà đồng để thần linh của Đạo Mẫu nhập vào nhằm cầu xin tài lộc.

Đến hẹn lại lên, khi diễn xướng hầu đồng được bắt đầu cũng là lúc đền Lảnh Giang chuyển mình với hàng nghìn con người từ khắp nơi kéo đến. Ông Lương Văn Hùng Chủ tịch UBND xã Mộc Nam cho biết:

- Chính quyền địa phương phải huy động dân quân để giữ trật tự và đảm bảo giao thông cho lễ hội. Đây là một trong những lễ hội lớn với lịch sử lâu đời được nhà nước công nhận. Đồng thời, đó cũng là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đồng chiêm trũng như Hà Nam.

Ngoài văn hóa tâm linh của việc hầu thánh, việc lợi dụng hầu thánh để trục lợi hay gây lãng phí cũng là vấn đề mà chính quyền địa phương đau đầu. Một cán bộ xã Mộc Nam xin được giấu tên cho hay, tính trung bình tại Lảnh Giang mỗi năm việc đốt vàng mã lên tới hai trăm triệu đồng. Có giá lễ riêng đốt mã đã gần trăm triệu, trông thấy mà đau đớn vì quá lãng phí.

Để văn hóa truyền thống trở thành một lễ hội tâm linh đầy ý nghĩa khi tết đến xuân về, UBND tỉnh Hà Nam cũng như chính quyền sở tại luôn tuyên truyền thực hiện tiết kiệm, tránh lãng phí trong việc đốt vàng mã và những hoạt động không thiết thực trong lễ hội hầu thánh tại đền Lảnh Giang nổi tiếng này.

Nam Trần

#682

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 10/09/2013 - 12:37

ANNABELLE - BÚP BÊ MA ÁM ĐÁNG SỢ

Vào năm 1970, một phụ nữ khi đi qua một cửa hàng đồ cũ đã phát hiện ra búp bê Annabelle xinh xắn và mua về cho con gái mình để làm quà. Cô con gái rất thích Annabelle nên đặt nó trong căn hộ. Nhưng các hiện tượng lạ bắt đầu xảy ra.

Con búp bê có thể tự di chuyển qua các căn phòng dù không ai đụng vào nó. Những mẩu giấy da cũ kỹ cũng xuất hiện với những dòng chữ nguệch ngoạc của trẻ con trên đó. Có ngày người ta còn thấy con búp bê đứng thẳng dậy trên đôi chân làm bằng vải của nó.

Quá sợ hãi, cô gái bắt đầu đi tìm những nhà ngoại cảm để giải đáp những hiện tượng kỳ lạ, thì được biết trong búp bê Annabelle có linh hồn của một cô bé đã mất khi xây dựng căn nhà. Linh hồn này nói rằng rất thích cô chủ của nó hiện nay và nó muốn ở lại. Cả nhà đồng ý và tiếp tục giữ búp bê trong nhà.

Không may là những hiện tượng kỳ lạ ngày càng gia tăng. Một người bạn nam sau khi đến chơi nhà đã bị búp bê tấn công và cào rách bụng lẫn ngực một cách tàn nhẫn. Cô gái quyết định liên lạc với hai nhà ngoại cảm nổi tiếng là Ed và Lorraine Warren.

Cặp đôi ngoại cảm này cho biết linh hồn bên trong không phải là của một cô bé, mà là của một con quỷ thích nói dối, để được gần gũi với các cô gái nhằm chiếm giữ tâm hồn họ. Cô chủ của Annabelle sau đó đã trao tặng lại con búp bê cho bảo tàng Occult tại Connecticut. Búp bê được đựng trong hộp kính có ghi dòng chữ "Xin đừng mở hộp".

Cao Anh Lâm
Theo Oddee

#683

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 10/09/2013 - 12:44

CHIẾC TỦ RƯỢU MA QUÁI

Người ta cho rằng, trong chiếc tủ rượu Dibbuk chứa linh hồn ma quỷ xấu xa, nó sẽ đeo bám, kiểm soát cuộc sống của những bất kỳ người nào mở hoặc sở hữu nó.

Dibbuk là một chiếc tủ rượu được nhắc đến trong truyền thuyết của người Do Thái. Vào tháng 9-2001, một người đàn ông sưu tập đồ cổ đã mua chiếc tủ, trong một cuộc đấu giá tại Portland, Oregon. Chiếc tủ là tài sản của một người phụ nữ Do Thái 103 tuổi, được mang ra đấu giá, sau khi bà qua đời. Được biết người phụ nữ này là người duy nhất sống sót trong gia đình, khi cả nhà bà bị bắt vào Trại tập trung Đức quốc xã. Sau này, khi di cư tới Mỹ, bà chỉ mang theo chiếc tủ nhỏ và hai đồ vật nữa.

Nhà sưu tập sau khi đã đồng ý mua tủ, liền nhận được lời cảnh báo của cô cháu gái người phụ nữ quá cố rằng, ông tuyệt đối không được mở tủ, nếu không sẽ bị quỷ ám. Cô cho biết bà của cô luôn luôn giữ cửa tủ đóng và muốn chiếc tủ được chôn theo bà khi chết, nhưng do việc đó là trái với truyền thống của người Do Thái, nên gia đình không thể thực hiện. Nhà sưu tập sau đó đã ngỏ ý để lại chiếc tủ cho cô để tưởng nhớ về bà, nhưng cô gái giận giữ nói:

- Ông đã mua rồi thì phải nhận lấy nó.

Nhà sưu tập mang chiếc tủ về và để dưới tầng hầm. Những hiện tượng kỳ lạ bắt đầu xảy ra. Đèn bị tắt, các cửa ra vào và cửa thoát hiểm đều bị khóa một cách bí ẩn, cùng với những âm thanh kỳ lạ phát ra trong căn hầm. Trong căn hầm còn ngập mùi nước tiểu mèo và tất cả các bóng điện đều bị vỡ.

Sợ hãi, nhà sưu tập quyết định tặng món quà cho những người khác, nhưng kỳ lạ là sau vàmột ngày chiếc tủ đều quay lại với ông. Có lần, ông đã tặng chiếc tủ cho mẹ của mình và bà đã bị đột quỵ ngay lập tức sau khi nhận tủ. Nhà sưu tập bắt đầu gặp ác mộng mỗi đêm và sau này ông phát hiện ra rằng, ai trong gia đình đã từng ở cạnh chiếc tủ đều mơ y như vậy. Ông cũng nhìn thấy những bóng ma lởn vởn ngay trước mắt mình.

Sau khi tận mắt chứng kiến những sự kiện bất thường quanh mình, nhà sưu tập quyết định lên mạng tìm kiếm thông tin và ngủ gục bên bàn máy tính. Khi tỉnh dậy, ông cảm thấy có thứ gì đó đang thở trên cổ mình và khi quay lại, ông thấy một bóng đen đang trườn xuống hành lang.

Cuối cùng, ông quyết định rao bán chiếc tủ trên eBay và Jason Haxton, người quản lý một bảo tàng tại Missouri đã mua chiếc tủ. Ông này sau đó đã viết truyện về chiếc tủ dibbuk bí ẩn và vào năm 2012, bộ phim The Possession lấy cảm hứng từ chiếc tủ đã ra đời.

Oddee

#684

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 10/09/2013 - 13:06

CHUYỆN KỲ LẠ VỀ NHỮNG HỒN MA CUẢ NGƯỜI ĐANG SỐNG

Doppelganger là thuật ngữ dùng để chỉ "con ma của một người vẫn đang còn sống". Dù nhiều người cho rằng đó chỉ là ảo giác, lịch sử đã ghi lại một số câu chuyện đáng sợ về các Doppelganger này...

Truyền thuyết kể lại rằng, doppelganger là một bản sao huyền bí của một người vẫn đang còn sống. Những hồn ma này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức: Bạn có thể thấy chúng hiện ra trước mắt, gặp chúng trên một con đường hiu quạnh nào đó, hoặc đáng sợ hơn là đôi lúc bạn có thể bắt gặp những hồn ma này đang đứng phía sau mình khi nhìn vào gương. Đôi lúc một người không thể thấy được doppelganger của chính mình, nhưng những người khác có thể thấy được nó tại một địa điểm hoàn toàn khác.

Có khá nhiều cách giải thích cho hiện tượng hồn ma của một người đang sống này. Câu chuyện xuyên suốt mọi thời đại đều cho rằng doppelganger là những thực thể siêu nhiên, bản sao linh hồn của một người, hoặc là anh/chị/em song sinh ma quỷ của người đó. Mặt khác, theo các nhà khoa học, những hồn ma này đơn thuần chỉ là do một số trục trặc trong điện não, hoặc là bệnh thần kinh như bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, dù được giải thích theo cách nào đi chăng nữa, có hai điều có thể chắc chắn về doppelganger: (1) chúng thường mang đến điềm xấu, (2) rất nhiều nhân vật tiếng tăm trong lịch sử đều đã bị chính doppelganger của mình ám ảnh.

Johann Wolfgang von Goethe

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832) là một đại thi hào văn học, và là chính trị gia nổi tiếng của Đức.

Một ngày nọ, sau khi chia tay với một cô gái có tên Frederika, Goethe buồn bã cưỡi ngựa đi trên một con đường đi bộ. Bất chợt ông nhìn thấy một người bí ẩn đang cưỡi ngựa tiến về phía mình. Người đó không ai khác chính là Goethe nhưng lại mang trang phục hoàn toàn khác. Hình ảnh này biến mất ngay sau đó và Goethe nhanh chóng quên về nó.

8 năm sau, Goethe lại cưỡi ngựa trên con đường đi bộ năm xưa theo hướng ngược lại (cũng để gặp lại Frederika). Và đó cũng là lúc ông nhận ra rằng mình đang mang trang phục y hệt của “người giống mình” mà ông đã thấy 8 năm trước.

Đây không phải là lần duy nhất Goethe nhìn thấy một doppelganger. Có lần, ông bắt gặp một người bạn, Friedrich, đi dạo trên phố và mang áo choàng của ông. Ông về nhà ngay sau đó và thấy Friedrich đang ở nhà mình và mang cái áo choàng y hệt những gì ông đã thấy trên đường phố. Người bạn này đã bị dính mưa và vào để mượn áo của Goethe.

Catherine Đại đế

Catherine Đại đế là vị nữ hoàng đầy quyền lực và là một nhân vật nguy hiểm của Nga vào thế kỉ 18. Bà không hề sợ sệt trước những chuyện như việc nhìn thấy doppelganger của mình tiếp quản vương miện.

Truyện kể lại rằng, một đêm, nữ hoàng Catherine đang nằm nghỉ thì 2 cô hầu gái bảo rằng họ vừa mới trông thấy bà vào phòng thiết triều. Bà đã đến điều tra sự việc ngay sau đó, và bắt gặp chính mình đang điềm tĩnh ngồi trên ngai vàng. Nữ hoàng ngay lập tức lệnh cho lính gác bắn “hồn ma” này. Không ai nhắc đến gì đến chuyện doppelganger của nữ hoàng Catherine có bị ảnh hưởng bởi viên đạn đó không; nhưng vị nữ hoàng này đã qua đời một thời gian không lâu sau đó.

Percy Bysshe Shelley

Percy Bysshe Shelley là một nhà thơ sáng giá, nhưng thường được nhớ đến với tư cách là chồng của Mary Shelley (tác giả cuốn tiểu thuyết Frankenstein). Mặc dù Marry Shelly, tác giả của những tiểu thuyết kinh dị, thường được cho là đã nhìn thấy ma quỷ, nhưng chính Percy mới là người đã chứng kiến được những doppelganger.


Một thời gian không lâu trước khi bị chết đuối trong một vụ tai nạn hàng hải năm 1812, Percy đã thừa nhận với vợ rằng ông đã rất nhiều lần nhìn thấy hồn ma của mình. Một trong những trải nghiệm ám ảnh này là lúc Percy bước lên thềm và được doppelganger của mình chào đón và hỏi: “Ông định mãn nguyện như thế này trong bao lâu nữa?”

Hồn ma của Percy cũng được một người bạn thân – Jane Williams – nhìn thấy khi đang đi qua cửa sổ phòng cô (con đường mà Percy thật thường đi) và đến mỗi ngõ cụt, nhưng không bao giờ thấy quay trở lại.

Nữ hoàng Elizabeth I

Nữ hoàng Elizabeth I (trị vì Anh Quốc từ năm 1558-1603) nổi tiếng là một nữ quốc vương am tường, bình tĩnh và có uy tín. Bà là người chẳng bao giờ muốn dính líu với những hiện tượng siêu nhiên. Tuy nhiên, Nữ hoàng Elizabeth I đã nhìn thấy doppelganger của mình nằm bất động trên giường y hệt một thi hài. Và điều này đã trở thành một nổi ám ảnh lớn vì nó mang đến dấu hiệu của tử thần. Tuy nhiên, điều này cũng có thể chỉ là do một trục trặc tạm thời của điện não, nếu không vì một thực tế rằng Nữ hoàng Elizabeth I đã mất không lâu sau khi nhìn thấy doppelganger của mình.

Abraham Lincoln

Một đêm sau cuộc tuyển cử đầu tiên của mình, trong khi đang nằm nghỉ trên giường, tổng thống Abraham Lincoln bất chợt liếc qua gương và nhìn thấy khuôn mặt mình. Có điều, trong gương ông có đến 2 khuôn mặt. Một Lincoln nhợt nhạt và ma quái đặt cạnh khuôn mặt thật đang nhìn vào ông từ trong gương. Ngài tổng thống bật dậy khỏi giường và doppelganger biến mất; nhưng khi ông nằm xuống, hồn ma này lại xuất hiện.

Bà Mary vợ ngài sợ rằng doppelganger này sẽ mang lại điều không may cho cuộc tái bầu cử của ông. Tổng thống Lincoln sau đó quyết định nhìn kỹ vào hồn ma của mình một lần nữa, nhưng kể từ đó nó không xuất hiện lại. Có lẽ bởi vì nó đã chuyển được thông điệp của mình, bởi tổng thống Arabham Lincoln đã thất bại trong nhiệm kì thứ 2 của ông.

Guy de Maupassant

Nhà văn pháp Guy de Maupassant nổi tiếng với những trải nghiệm khá thân mật với hồn ma của mình. Doppelganger này không chỉ nói chuyện mà còn kể cho nhà văn một câu chuyện; và Maupassant đã thừa nhận một trong những câu chuyện cuối đời của ông thực chất được viết bởi hồn ma của mình.

Câu chuyện “The Horla” nhà văn này được kể là một câu chuyện não nề, về lương tri một người dần bị linh hồn quỷ dư ăn mòn và xem người này là “vật chủ”. Và kể từ đó, sức khỏe tinh thần của Maupassant bắt đầu trở nên suy sụp.

Trở lại vài tháng sau khi biến mất, doppelganger này bước vào phòng của Maupassant, nhìn ông với khuôn mặt buồn bã và tuyệt vọng . Một năm sau đó, nhà văn này qua đời trong một bệnh viện tâm thần.

Emilie Sagee

Emilie Sagee từng làm việc tại một trường nữ sinh. Là một giáo viên tốt nhưng vì một lý do nào đó mà Emilie luôn đổi việc. Chỉ trong vòng 16 năm, cô đã phải nhảy việc đến 19 lần.

Năm 1845, phía nhà trường mới bắt đầu phát hiện được lý do cho sự kì lạ này. 13 học sinh đã chứng kiến hồn ma của Emilie đứng cạnh cô trong suốt buổi học và phản chiếu lại những bước đi của cô. Lần sau, bóng ma này lại đứng phía sau khi cô đang ăn, và cô không hề hay biết về sự xuất hiện này mặc dù tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy nó rất rõ ràng. Tuy nhiên, mỗi lần hồn ma này xuất hiện, Emilie đều trông mệt mỏi và không có sức lực.

Có lần, doppelganger của Emilie xuất hiện trong lớp học và ngồi điềm tĩnh trên ghế trong khi chính Emilie thật vẫn đang làm vườn. Một vài người liều tiến lại gần bóng ma này, nhưng lại phát hiện họ có thể đi xuyên qua nó.

Theo thời gian, bóng ma Emilie đã trở nên khá quen thuộc trong cuộc sống nhà trường, tuy nhiên, nó vẫn khiên nhiều người hoảng sợ. Chính vì vậy, phụ huynh học sinh quyết định chuyển trường cho con mình. Và mặc dù luôn là một giáo viên gương mẫu, hiệu trưởng nhà trường buộc phải sa thải Emilie và hồn ma của cô.

Trang Hà
Theo Listverse

#685

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 15/09/2013 - 06:16

KỲ LẠ NGÔI CHUÀ NUÔI DƯỠNG VONG HỒN HÀI NHI

Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này, theo nhiều người, đang là mái nhà chung của vô số những vong hồn bé nhỏ quây quần về đây trong an lạc.

Nằm ven quốc lộ 1A, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, Thành Phố H-C-M, chùa Từ Quang có với đại lễ cầu siêu cho các sinh linh bị chối bỏ vào rằm tháng tám hàng năm. Nó là nơi những người trót vứt bỏ mạng sống của các thai nhi đến cầu nguyện sám hối.

Chùa nằm dưới những hàng cây rợp bóng, không khí uy nghiêm thoát tục. Từ cổng vào dẫn lên bậc tam cấp, tôi đi dọc các hành lang mát rượi và yên tĩnh. Thoạt nhìn, chùa có kiến trúc không khác mấy so với vô vàn ngôi chùa khác, với mái vòm cong vút, tượng phật uy nghi.

Nghe chuyện sinh linh

Ấn tượng của tôi không nằm ở tòa chánh điện lung linh ánh Phật, mà ở khu nhà bên cạnh. Nơi có tượng của nhiều hài nhi quây quần, vui cười chạy nhảy dưới chân bên một vị Phật. Dưới chân chúng là sữa, bánh kẹo, trái cây... chắc là của phật tử cúng nguyện. Sư cô Như Lan giải thích với tôi đó là nơi thờ cúng vong hồn những đứa trẻ không được chào đời. Mỗi ngày nhà chùa đều đặn cúng cháo cho các cháu.

- Đó cũng là nơi các cháu thích đến nhất. Bà nói.

Chừng thấy tôi chưa hiểu, bà giảng giải thêm hình hài những bức tượng ấy như thế nào, thì các sinh linh trong thế giới tâm linh như thế ấy. Cũng chạy nhảy vui đùa như thế giới thật. Khách lạ mới đến có thể ngạc nhiên, nhưng những người ở trong và xung quanh chùa, đều như nghe được tiếng những đứa trẻ gọi nhau í ới, leo trèo cười đùa trên những tán cây quanh chùa như cảnh thật.

Bà kể:

- Trước đây, vong linh các cháu chưa đông như bây giờ. Nhưng từ khi nhà chùa tổ chức lễ cầu siêu cho các thai nhi bị chối bỏ, chúng tìm đến ngày một đông. Người phá bỏ thai nhi từ khắp nơi đến đây sám hối. Vong hồn chúng theo đến rồi ở lại nơi đây. Bà tâm sự.

- Mỗi đợt cầu siêu, có đến hàng ngàn người nêm chặt sân chùa, nhiều người trong số đó bị vong hồn bọn trẻ nhập vào, người chạy nhảy, người khóc đòi quà như con nít. Chứng kiến cảnh đó, không ai không tin vong hồn những đứa trẻ thật sự hiển linh.

Bà kể tiếp:

- Những người đến đây khấn nguyện, ra về đều vơi bớt sầu muộn hoặc cảm giác hối lỗi, phần vì Trời Phật chứng giám, phần vì đã giúp vong linh con cái mình tìm được nơi yên nghỉ.

Nhiều người kể với bà rằng họ tìm đến chùa rất tình cờ. Có khi đi ngang qua chùa. Đêm về nằm mơ thấy sinh linh bé nhỏ mình phá bỏ lúc trước hiện hồn về báo mộng, nhờ cha mẹ mang chúng vào chùa để được vui chơi với chúng bạn. Sáng tỉnh ra, những người ấy làm theo lời mách bảo, từ đó vơi đi phần nào cạm giác tội lỗi. Họ thường đến chùa khấn nguyện, vì tin chắc rằng vong hồn con mình đang ở trong đó.

Chùa Từ Quang.

Buổi trưa, không khí trong chùa thanh tĩnh, nhưng số người đến khấn nguyện vẫn đều đặn. Tôi nhác thấy bóng người phụ nữ gầy gò lớn tuổi, chắp tay khấn nguyện từ ngoài cổng tất tả bước vào. Bà bảo vào đây cầu nguyện cho đứa cháu tên là Ngọc. Khi con gái bà phá bỏ cái thai trong bụng không biết cháu bé là nam hay nữ, nên đặt tên như vậy sẽ hợp hết. Con bà tên T. làm công nhân ở KCN gần đó. Hai năm trước, cô có thai sau mối tình vụng trộm rồi lén đi phá, bà biết thì đã quá trễ. Phá bỏ cái thai xong T. trở nên lầm lũi, ít nói. Người nhà tưởng cô bệnh nên chạy chữa khắp nơi nhưng không thuyên giảm. T. mất việc ở nhà, bệnh tình trở nặng. Cô chạy nhảy suốt ngày, ban đêm khóc ré lên như con nít. Bà trộm nghĩ rằng con gái mình bị vong hồn quở trách, nên thắp nhang khấn khuyện ngày này qua ngày khác.

Ngày nọ, bà nằm mơ thấy một đứa con nít chạy qua khóc lên thảm thiết nói rằng:

- Mẹ ơi sao nỡ giết con! Con bây giờ vất vưởng, không nơi nương náu đau khổ lắm.

Bà choàng tỉnh, ngay hôm sau đưa con gái vào chùa cùng sám hối. Bà đặt tên cháu là “Vô Danh” rồi khấn nguyện xin vong hồn cháu về chùa tá túc. Tối đó bà nằm mơ cũng đứa trẻ ấy cười tíu tít nói rằng đã được ăn ngon mặc đẹp, được vui đùa cùng bạn bè. Nhưng đứa trẻ chợt khóc nói rằng không thích cái tên bà đặt. Thế là bà đặt tên Ngọc. T. bây giờ đã thuyên giảm bệnh tình, hồi phục nhanh như phép màu. Hai mẹ con đều đặn thay nhau vào chùa khấn vái cho Ngọc.

- Chuyện như vậy ở đây nhiều lắm chú à. Sinh linh là có thật. Nhờ chúng mà những người như con tôi biết mình gây ra tội gì để mà sám hối, cứu chuộc. Bà nói.

Sám hối không bao giờ muộn

Thì ra câu chuyện người phụ nữ luống tuổi kể cho tôi bên sân chùa bà cả xã biết và đều tin cả. Gần chùa là nhiều khu công nghiệp nhiều công nhân nữ nên trước đây nạn phá thai xảy ra như cơm bữa. Nhiều cô phá thai xong vào chùa sám hối. Cũng từ đó, nhà chùa khai sinh lễ cầu siêu cho các sinh linh như vậy vào rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Đại đức Thích Giác Thiện, Trụ trì chùa Từ Quang giải thích rằng, lúc đó là tết truyền thống của những em bé trẻ thơ ngây. Nhưng thật tội nghiệp cho những sinh linh vô tội ở thế giới bên kia, đang khóc thầm không được ai chia sẻ. Nhà chùa tổ chức đại lễ cầu siêu cũng coi như là dịp kỷ niệm ngày giỗ hội cho các bé vô thừa nhận.

Lễ tổ chức từ năm 2009, mỗi lần có cả chục ngàn người đến cầu siêu, sám hối. Những người đến đây điền tên các cháu vào bài vị. Toàn những cái tên nghe nhói lòng: Vô Danh, Vô Phước, Rơi, Rớt, Bỏ, Lầm... Người ta không biết rằng các cháu vẫn hiển hiện trong thế giới tâm linh nên rất tủi phận khi mang những cái tên như vậy. Hồi trước, người đến chùa khắc những cái tên này vào các thân cây. Người ta kể lại, trên những cái cây ấy lúc nào cũng nghe tiếng khóc ai oán. Bây giờ hết rồi, mỗi người đến lễ cầu siêu ghi số lần phá bỏ, nhà chùa sẽ đặt tên cho từng sinh linh một cái tên đàng hoàng.

Người đến chùa Từ Quang hầu hết đều mang trong mình nỗi day dứt và cảm giác tội lỗi. Một bà mẹ kể lại câu chuyện của mình hàng chục năm trước:

- Thời bao cấp, vợ chồng làm cả tháng lương không đủ nuôi hai đứa con đã khổ, đẻ thêm thì mất việc nên đành nhắm mắt phá thai tới bốn lần. Năm nay bà mẹ này đã hơn 60 tuổi và mang trong mình căn bệnh ung thư dạ con. Bà không còn sống được lâu nên thường vào chùa để sám hối, hóa giải nghiệp báo. Một phụ nữ tên A. ở Hải Phòng nổi tiếng vì kỷ lục phá thai đến 20 lần tìm đến chùa Từ Quang hàng năm. Mỗi lần như vậy là một lần đau khổ, nước mắt lưng tròng. Bây giờ, sau kỷ lục buồn ấy, chị chỉ mong một lần được làm mẹ, được bế con trên tay nhưng không thể. Chị đã vĩnh viễn mất cơ hội làm mẹ sau nhiều lần bỏ thai như thế. Người ta bảo đó là những trường hợp bị sinh linh báo oán vì phạm tội lỗi quá nhiều lần.

Từ trước đến nay, đã có hàng chục ngàn người đến chùa Từ Quang sám hối. Tức là đã có hơn ngần ấy sinh linh nhỏ bé không có cơ hội cất tiếng khóc chào đời. Và có lẽ có gấp nhiều lần con số ấy sinh linh đang vất vưởng vô định ở khắp nơi. Chợt xót xa nghĩ đến lời trụ trì Thích Giác Thiện rằng:

- Đạo lý không cho phép chúng ta giết người. Vậy mà có những người vô tình hay cố ý lại ra tay giết người không thương tiếc. Người bị giết ở đây chính là những em bé chưa bao giờ nhìn thấy ánh sáng của cuộc đời, hoàn toàn vô tội. Có ai từng đọc nhật ký của một em bé sắp chào đời chưa? Sẽ đau đớn như thế nào nếu nó ghi rằng: "Mẹ giết mình!”

Tôi lại nhớ hình ảnh những đứa trẻ vui đùa dưới chân Phật bên trong điện thờ, mà thấy lòng nặng trĩu. Có thể những lời sám hối hôm nay đã giúp chúng siêu thoát. Nhưng chúng đã có thể hiển hiện thật sự bằng xương bằng thịt, nếu như không bị người sống đang tâm phá bỏ. Những lời sám hối thành tâm sẽ không bao giờ muộn. “Phàm làm việc gì, hãy nghĩ đến hậu quả của nó”, Phật pháp chẳng đã răn dạy con người chúng ta như vậy đó sao!

Theo Công Lý

#686

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 15/09/2013 - 06:40

LINH THIÊNG THÁP PHẬT CỔ NGHÌN NĂM Ở NGHỆ AN

Thật không ngờ, ở xã biên giới như Mỹ Lý lại có được quần thể tháp tuyệt đẹp và linh thiêng này.

Ba trong bốn tháp Phật cổ hàng nghìn năm tuổi ở bản Yên Hoà xã Mỹ Lý, Kỳ Sơn, Nghệ An, sụp đổ, còn lại duy nhất một bảo tháp là tuyệt tác của kiến trúc Phật giáo xưa.

Tháp Phật cổ ở bản Yên Hoà vốn chứa đựng bí mật cả nghìn năm nay, cũng là bảo tháp linh thiêng đối với bà con dân tộc Thái ở xã biên giới Mỹ Lý. Được sự bật mí của một cán bộ huyện Kỳ Sơn, chúng tôi xuất phát từ thị trấn Mường Xén theo đường núi đến xã Mỹ Lý.

Xã Mỹ Lý cách thị trấn Mường Xén chỉ trên năm mươi cây số, nhưng là một trong những xã biên giới khó khăn nhất. Anh Lô Văn Thắng, cán bộ văn phòng xã Mỹ Lý dẫn chúng tôi ra bờ sông Nậm Nơn, xuôi dòng trên một chiếc thuyền độc mộc. Mất chừng ba chục phút đi thuyền, chúng tôi mới cập bản Yên Hoà.

Tháp cổ hiện ra trước sự ngỡ ngàng. Tháp cao trên ba mươi mét, rất cổ kính và uy nghi. Người ngoài vào bản, không ai có thể bỏ qua ngôi bảo tháp kỳ lạ với lối kiến trúc cổ xưa rất khó gặp ở Việt Nam. Anh Lô Văn Liệu, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý cho hay:

- Vì trăn trở bảo tháp cổ này mà tôi đã đi tìm gia phả nguồn gốc, và được một số thầy tu ở bên Lào cho biết, tháp xây từ những năm 1008.

Theo quan sát của chúng tôi, tháp cổ được xây dựng bằng gạch đặc trộn mật. Tháp cao, chân tháp lớn và nhỏ dần theo từng tầng, phía trên cùng nhọn hoắt. Trên mỗi tầng tháp đều có những hoa văn lạ, có hình Phật chắp tay. Tất cả những hoa văn lẫn thiết kế đều rất tỉ mỉ.

Anh Liệu cho hay:

- Hồi còn nhỏ tôi đã hỏi các cụ về ngôi tháp nhưng không một ai biết nguồn gốc, cũng không ai có thông tin gì về tháp cổ này. Chỉ biết rằng, tháp cổ như một "cột mốc" trấn giữ vùng biên và là nơi thờ tự hương nến vào ngày mùng một và ngày rằm hằng tháng".

Ở cạnh tháp cổ có một cây bồ đề khá lớn, nhưng theo người dân địa phương, cây bồ đề này chỉ là cây con sau khi cây mẹ bị chết khoảng trăm năm trước. Dưới gốc bồ đề, người ta xây một bàn thờ nhỏ có tượng Phật và một bát hương để thờ tự.

Chuyện thiêng ở vùng biên

Tưởng tháp cổ đơn thuần chỉ là một ngôi tháp cũ kỹ rêu phong, nhưng với người bản địa thì đó là linh hồn của bản Yên Hoà. Tháp cổ trở thành tháp thiêng từ bao đời nay, khi người dân bị hạn hán cũng đến thắp hương cầu mưa. Bị bệnh dịch cũng đến thắp hương xin an lành.

Anh Liệu khẳng định:

- Vì sự linh ứng lạ lùng khi già làng trưởng bản thờ khấn xin điều dân làng muốn, nên tháp trở thành vị thần bảo vệ người dân.

Nhưng thật buồn, một ngày cách đây không xa bảo tháp bị những kẻ tham lam xâm hại. Anh Lô Văn Liệu, Phó Chủ tịch UBND xã buồn bã nói:

- Kẻ xấu đã đục thủng tháp để vào bên trong đánh cắp cổ vật. Bọn chúng đều biết rằng, tháp cổ nào có hoa văn tức là đều có tượng Phật cổ bên trong, nên chúng đã nhằm những nơi có hoa văn để đục. Tháp có đến hơn hai mươi lỗ bị đục tính từ chân đến ngọn tháp.

Tuy nhiên, bảo vật bên trong tháp dù có bị kẻ xấu lấy đi, thì cuối cùng cũng trở về. Chuyện có thật mà ông Liệu kể với chúng tôi:

- Có người dưới xuôi tên là T. mua được tượng Phật mà bọn ăn trộm bán lại. Nhưng đêm nào cũng mơ thấy điều lạ và bị thần thánh quở trách. Nhưng vì tượng cổ có giá cao nên ông T. không muốn trả lại. Thế là gia đình ly tán, tai ương xảy ra. Đêm nọ, ông T. mơ thấy có người đến báo, nếu không trả sẽ bị chết và còn đọc địa chỉ cho ông T. đến trả tượng. Vài ngày sau, ông T. mới lặn lội đến Mỹ Lý và hỏi chuyện về tượng Phật. Khi ra tháp, ông T. hốt hoảng quỳ xuống vái lạy và đem tượng trong ba lô ra đặt vào trong tháp.

Chưa hết, có người dùng súng bắn vào tháp, đã bị trả giá vì vài tháng sau đôi mắt bỗng dưng bị mù. Lại có hai thanh niên địa phương hám lợi chui vào trong tháp lấy tượng Phật đem bán, liền bị quả báo. Một người chết trôi sông, người còn lại bị thiêu cháy khi đang làm nương rẫy.

Vì sợ tượng Phật bị mất và cũng lo lắng người trong bản nổi tính tham, nên chính quyền xã Mỹ Lý đã cho đem ba pho tượng Phật cổ, cất vào một nơi bí mật và cử người trông coi cẩn thận.

Ông Lô Văn Liệu, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý lo lắng:

- Tháp cổ bây giờ đã lung lay lắm rồi, bọn trộm đục khoét làm hỏng cả chân tháp, chỉ cần một trận lũ quét nhẹ hay một cơn mưa lớn thì tháp sẽ sập. Cổ tháp nghìn năm tuổi chắc chắn sẽ bị xoá sổ khỏi đất Kỳ Sơn này.

Theo ông Liệu, trước đây Mỹ Lý không chỉ có một bảo tháp như hiện tại, mà có đến ba tháp cổ ở các bản Xiềng Tắm, Tả Lày và Xiềng Trên. Nhưng ba ngôi cổ tháp đó đã sụp đổ do không được quan tâm. Nắng gió biên thuỳ thì không cần phải bàn, nắng thì như đổ lửa, lạnh thì như cắt thịt, mưa gió triền miên nên khó có công trình nào có thể tồn tại lâu. Tháp cổ tồn tại cho đến bây giờ đã là một kỳ tích nhiệm màu.

Thái Trần

#687

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 16/09/2013 - 00:19

GIẢI MÃ THÀNH PHỐ QUỶ KHÓC MA GÀO Ở TRUNG QUỐC

Ở vùng Tân Cương, Trung Quốc có một nơi được mệnh danh là thành phố ma quỷ, bởi những tiếng ma kêu quỷ khóc ghê rợn vẫn thường vang lên ở đây những hôm xấu trời.

Đó chính là thành phố cổ Moguicheng, một khu vực bị lãng quên, mang một vẻ đẹp bí ẩn và hoang dã, với vô số gò đồi cao thấp khác nhau, trông giống như những tòa lâu đài ở phương Tây thời Trung cổ.

Moguicheng theo tiếng địa phương có nghĩa là thành phố của quỷ, cũng bởi tuy không một bóng người nhưng nơi đây luôn náo nhiệt bởi vô số âm thanh kỳ lạ.

Vào những ngày đẹp trời, nếu thả bước ở Moguicheng, bạn sẽ nghe vẳng bên tai những giai điệu tuyệt vời, như có hàng vạn chiếc chuông gió đang cùng lúc phát ra âm thanh trong làn gió nhẹ, hay như hàng vạn cây đàn đang cùng tấu khúc nhạc đồng quê, nghe thật thư thái và yên bình.

Thế nhưng sẽ thật đáng sợ nếu bạn tới Moguicheng đúng vào những hôm thiên nhiên “khó ở”, trời đất tối sầm, gió lốc nổi lên, cát bay tung tóe… Giữa khung cảnh giống như cơn thịnh nộ của quỷ thần ấy, là những âm thanh ghê rợn: tiếng khóc thét của trẻ sơ sinh, tiếng cười như xé vải của người đàn bà, tiếng hổ gầm, ngựa hú, tiếng chửi mắng nhau, tiếng rao hàng, tiếng ma kêu quỷ khóc…

Tất cả những âm thanh náo động như thể có cả một thành phố lắm người nhiều ma đó, lại ngập tràn ở một chốn không người, âm u, lạnh lẽo, vì thế càng trở bên ghê rợn. Sự huyền bí, đáng sợ của Moguicheng còn nằm ở mật độ xuất hiện dày đặc của những phiến đá với vô số hình thù kỳ dị, nhiều màu sắc như đỏ, cam, xanh, trắng…, trong đó nhiều phiến đá có hình ác quỷ nhe răng như đang dọa người.

Để tìm hiểu tại sao lại có những âm thanh sởn gai ốc kia, các nhà khoa học đã đến khảo sát, nghiên cứu và rút ra kết luận: không có ma quỷ nào hết. Tất cả đều có thể giải thích bằng các kiến thức địa chất: Những cơn gió cực mạnh của vùng sa mạc Tân Cương chính là nguồn cơn của những ấn tượng quỷ khốc thần sầu kia.

Địa tầng của Moguicheng được tạo thành bởi những lớp đá trầm tích từ đại Cổ sinh, với độ dày mỏng, rắn lỏng khác nhau. Khí hậu sa mạc khắc nghiệt ngày nóng như thiêu như đốt, đêm rét dưới nhiệt độ nước đóng băng, khiến nền đá ở đây liên tục chịu đựng sự thay đổi lớn và đột ngột về nhiệt, cứ phải nở ra và co lại thường xuyên, dẫn đến đứt vỡ, tạo ra trong lòng nó vô số lỗ thủng, kẽ nứt, những đường thông như ống thông gió len lỏi trong địa tầng.

Tân Cương là nơi nổi tiếng với những cơn gió cực mạnh. Moguicheng lại là điểm gặp nhau của rất nhiều nguồn gió: gió sa mạc, gió bồn địa Dzungaria, cùng với gió từ vùng sa mạc Trung Á thổi đến. Sức gió rất dễ đạt đến cấp 10–12, thổi tung không chỉ cát mà cả đất đá, sỏi, mà khi đập vào bề mặt nham thạch, cộng với tác động của nước khi có mưa, qua một thời gian dài đã tạo nên những vách đá hình thù kỳ dị, độc đáo.

Nhờ đó, Moguicheng trông như một thành phố cổ hoang phế, với trùng trùng điệp điệp những tòa kiến trúc, đứng san sát nhau trông như đền đài vọng các, kim tự tháp, những cột đá nguy nga, những thành lũy đồ sộ bên các lối mòn, những mê cung quanh co gấp khúc sâu hun hút… Chính vì vậy mà Moguicheng được gọi là thành phố, dù nó thực sự là chốn hoang dã, hoàn toàn không phải nơi dân cư.

Và những âm thanh quỷ khốc thần sầu mà người ta nghe được ở Moguicheng vào những hôm gió lớn, cũng được các nhà khoa học giải thích là do tác động của những cơn gió, lốc, cuốn theo cát đá, khi xuyên qua khoảng trống giữa những phiến nham thạch, cũng như trong lòng nham thạch. Và vào những hôm đẹp trời, gió vi vu thổi, âm thanh mà khách qua đường nghe được sẽ nhẹ nhõm, du dương…

Chính gió khiến cho Moguicheng như quỷ thần muôn mặt, biến ảo khôn lường, khi thì tạo nên cảnh thiên đường với khúc nhạc thiên thai, chẳng những âm thanh tuyệt vời mà cảnh trí cũng vô cùng quyến rũ, để rồi tất cả bỗng biến mất, khi cảnh sắc ghê rợn thì âm thanh ngập tràn thành phố cũng ghê rợn theo, tất cả mang sắc màu ma quỷ, cứ như cảnh đẹp trước đó chỉ là do quỷ vương hóa phép tạo ra để lừa người….

Nói Moguicheng là sản phẩm của quỷ vương cũng đúng, nếu ta hiểu quỷ thần như là lực lượng thiên nhiên, bởi chính các lực lượng thiên nhiên khi tác động với nhau, đã tạo nên đặc điểm lạ lùng mà kỳ thú của thành phố. Nét độc đáo đó không chỉ gây sợ hãi mà còn rất quyến rũ, thu hút sự tò mò. Chính vì vậy, thành phố ma quỷ này, được dân ghiền du lịch đánh giá là một trong những điểm đến huyền bí và hấp dẫn nhất.

Trung Thành

#688

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 16/09/2013 - 01:15

HỒN MA VỢ BÁO MỘNG GIÚP CHỒNG TÌM CON

Sau gần nửa thế kỷ bặt tin, hai cha con mới tìm thấy nhau từ giấc mơ có phần kỳ lạ của người cha, khi người vợ quá cố hiện về báo mộng nơi ở của con.

Bỏ qua chuyện tâm linh, cả sự trùng hợp ngẫu nhiên, điều quan trọng là họ đã tìm thấy nhau. Người con hiếu nghĩa ấy là anh Trần Ngọc Châu bốn mươi bảy tuổi, ở xã Cẩm Kim, Hội An, Quảng Nam. Thất lạc cha mẹ và anh chị em từ năm bảy tuổi, anh đã mải miết kiếm tìm và sự kỳ vọng ấy đã được đền đáp xứng đáng, khi vào một ngày giữa năm 2012, hai cha con đã hội ngộ trong sự xúc động nghẹn ngào của tình phụ tử thiêng liêng.

Anh Châu, vốn là cựu binh Trường Sa, nay trở về với công việc phu hồ, và cũng chính công việc này đã đủ để nuôi sống gia đình và dư dả một phần, để anh làm lộ phí tất tả ngược xuôi mong tìm lại gốc tích, ruột thịt của mình. Anh Châu cho biết, mình sinh ra ở đâu cũng không rõ, chỉ nhớ rằng, lớn lên thấy mình sống ở Đồng Nai.

Năm bảy tuổi, Châu được một người tên là Trần Huỳnh đưa về Hội An rồi nhận làm con nuôi. Từ đấy, Châu cứ đinh ninh ông Huỳnh là cha đẻ của mình, và coi gia đình này như gia đình ruột thịt của mình vậy. Cho đến năm Châu mười hai tuổi, thân phận thật của anh mới được hé lộ, anh ngỡ ngàng khi biết rằng mình chỉ là con nuôi trong gia đình.

Cũng bắt đầu từ đấy, khát vọng tìm lại gốc tích, gia đình ruột thịt của mình cứ ngày một lớn dần, cháy bỏng trong anh. Cuộc tìm kiếm của anh bắt đầu bằng con số không. Với chút trí nhớ nhỏ nhoi về những ngày sống ở Biên Hòa, anh Châu cứ nghĩ rằng mình quê ở Đồng Nai, nên đã nhiều lần vào đấy tìm như không có kết quả. Với lại, ngày thơ bé, anh cũng không biết mình nên bắt đầu câu chuyện tìm kiếm người thân như thế nào cả. Tất cả đều mịt mờ.

Sau khi học xong cấp hai, anh Châu ở nhà chăn trâu cắt cỏ. Mười tám tuổi, Châu nhập ngũ, gia nhập Trung đoàn 83, ra xây dựng đảo Sinh Tồn Đông trên quần đảo Trường Sa lớn. Anh kể lại, những ngày trên biển cả mênh mông, khái niệm về gia đình vẫn luôn thôi thúc anh. Đi đâu, làm gì anh cũng luôn mường tượng đến, hỏi nhờ các đồng chí, đồng đội xem có ai biết về hoàn cảnh gia đình mình hay không.

Ký ức tuổi thơ đã khiến anh luôn mặc định rằng, mình có quê quán ở tỉnh Đồng Nai nên đã kiếm tìm theo hướng này. Kể cả sau này cũng vậy, khi ra quân, trở về nhà xây dựng gia đình, anh vẫn một năm hai ba lần ngược vào Đồng Nai, với những cuộc tìm kiếm gốc tích vô vọng. Trong những chuyến đi ấy, phần lớn anh đi một mình, dành dụm được đồng nào là anh lại lên đường. Cũng có khi cả vợ cùng đi, và mỗi lần như thế, lại phải vay mượn thêm tiền bạc để làm lộ phí.

Anh Châu kể:

- Sợi dây duy nhất làm liên hệ giữa bản thân với gia đình, là tôi nhớ được mang máng cha nuôi kể lại, rằng vào năm 1973, ông ấy thấy tôi sống trong một gia đình có tên là Tân ở Đồng Nai. Song, gia đình này cũng cho biết chỉ nhận tôi từ một người phụ nữ không rõ lai lịch.

Anh cho biết thêm, sau khi lấy vợ, có một cậu con trai kháu khỉnh nên anh cũng bớt vơi phần nào nỗi nhớ cha mẹ. Nhưng có những khi, nghe tiếng con bi bô gọi cha, trong tâm thức anh nỗi nhớ cha lại cồn cào, bước chân anh lại chộn rộn muốn đi. Cho đến bây giờ, anh Châu không nhớ mình đã vào Đồng Nai mấy lần, chỉ biết rằng gần như mọi con đường, xã phường trên địa bàn tỉnh này, nơi nào anh cũng đã đặt chân đến.

Thậm chí, có những người thấy mặt anh riết nên quen, cho ăn cơm và ở nhờ miễn phí. Nhưng cuộc tìm cha vẫn vô vọng, chẳng khác nào mò kim đáy bể. Ngoài ra, vợ chồng anh cũng đã đăng ký với cả chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” trên truyền hình, nhưng vẫn không mang lại kết quả.

Chị Nguyễn Thị Kim Oanh, vợ anh Châu cho biết thêm, trước khi đồng ý làm vợ anh Châu, chỉ đã biết và cảm phục trước tấm lòng hiếu thảo của anh Châu. Cũng bởi ngưỡng mộ và khâm phục, nên chị đã yêu thương và nguyện cùng anh đi tìm đấng sinh thành.

Có những lần, nghe thông tin từ cơ sở kể về người giống như anh chị mô tả, dù trong nhà không còn tiền, hai vợ chồng vẫn quyết đi vay mượn để tức tốc lên đường, con phải đi gửi nhờ. Nhưng vào đến nơi, thì chỉ nhận được sự thất vọng, bởi đó cũng chưa phải là cha của anh Châu.

Trong khi cuộc tìm kiếm người cha của mình chưa có kết quả, thì một ngày giữa tháng 4.2012, khi anh Châu vừa kết thúc một buổi phu hồ mệt mỏi, đang chuẩn bị bữa cơm trưa, thì bất ngờ cậu con trai kêu về nhà gấp, bác trưởng thôn dẫn đến một ông cụ ở huyện Phú Ninh lên, muốn gặp anh. Linh tính có điều gì đó đặc biệt, chứ không hẳn là cuộc gặp bình thường, anh Châu hồi hộp đạp xe về nhà giữa trưa nắng đổ lửa.

Vị khách lạ đi cùng trưởng thôn là một cụ ông gầy, tóc trắng, cứ nhìn anh Châu từ đầu đến chân, với ánh mắt bần thần, rưng rưng. Rồi bất chợt, ông này bỏ mũ chụp đầu, xáp lại nắm lấy tay anh Châu rưng rưng thốt lên:

- Dũng, chính là con trai của ba đây rồi! Bao nhiêu năm cha cất công kiếm tìm con.

Anh Châu, cũng theo phản xạ tự nhiên, ôm chầm lấy ông cụ, giọng khản đặc:

- Ba của con!

Hai gương mặt ướt đẫm nước mắt. Cha con họ cứ đứng ôm nhau, rưng rức như thế khiến những người chứng kiến cũng không cầm được nước mắt. Sau cuộc gặp gỡ ngày hôm đó, thân phận về anh Châu cũng đã được rõ. Anh Châu tên thật là Nguyễn Văn Dũng, là con út trong gia đình có bốn người con. Người cha đã đến tìm con mình ấy là ông Nguyễn Não tám mươi tuổi, ở xã Tam Lập, huyện Phú Ninh.

Vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước, gia đình ông Não bị trúng bom của giặc, vợ ông chết ngay tại chỗ. Một năm sau, người anh thứ hai cũng về với thiên thu. Đến năm 1969, ông Não bị địch bắt, tù đày ra Côn Đảo, người anh cả Nguyễn Văn Sâm dắt díu các em đi lánh nạn, mưu sinh. Ba anh em lưu lạc vào tận Đồng Nai. Tại đây, một trong số ba anh em được một người tốt bụng nhận làm con nuôi, hai anh em còn lại thất lạc nhau từ đấy.

Sau khi được thả vào năm 1975, ông Nguyễn Não trở về thì các con mình đã mỗi đứa một phương. Ông cất công đi tìm con, trong gần mười năm, sự cố gắng của ông chỉ giúp tìm lại được hai đứa, con cậu con trai út Nguyễn Văn Dũng (tức anh Trần Ngọc Châu) vẫn biền biệt. Người cha này cũng đã nhiều lần ngược vào Đồng Nai, lên Bình Phước tìm con nhưng không mang lại kết quả.

Đến đầu tháng 4.2012, với nỗi nhớ nhung, day dứt về đứa con út đang thất lạc, ông thắp nhang lên bàn thờ của người vợ quá cố để xin bà phù hộ độ trì. Không lâu sau đó, trong một lần nằm ngủ, giấc mơ của ông Não đã được bà vợ hiện về báo mộng, con trai hiện đang ở Thành Phố Hội An, đã có vợ con, tên khác, với mái tóc bạc trắng. Tỉnh giấc, ông Nguyễn Não đã tìm về Thành Phố Hội An, và tìm được đúng địa chỉ thôn nơi anh Châu đang ở chỉ sau vài lần hỏi đường.

Sau lần gặp ấy, ông Não đã đưa anh Châu về gặp lại hai người anh em ruột thịt của mình, cha đẻ và cha nuôi cũng đã gặp nhau. Những lúc rảnh rỗi, anh Châu lại đưa vợ con về Phú Ninh gặp lại họ hàng, bà con khiến ai cũng vui mừng ra mặt. Lại nói về ông Nguyễn Não, sau khi trở về, ông đã kết hôn với một người đàn bà khác và có thêm hai người con. Tất cả các con của ông, dù là của vợ trước hay bà sau, người nào cũng yêu thương, giúp đỡ nhau hết lòng. Giờ tìm lại được cậu con trai út, đại gia đình ấy càng thêm ấm cúng trong mỗi dịp đoàn viên, sum họp.

Sao Bóng Đá

#689

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 16/09/2013 - 01:48

BÍ ẨN THI HÀI BÀ CHUÁ 400 TRĂM NĂM VẪN TUYỆT ĐẸP

Sau hơn 400 năm, thi hài bà chúa Chén vẫn không hề có dấu hiệu phân hủy. Những người đào mộ hôm ấy đã phải thất kinh khi chứng kiến sự kỳ lạ đến rợn người ấy dưới nắp áo quan. Xung quanh câu chuyện đào trộm mộ của bà chúa Chén cũng có nhiều điều kỳ bí được thêu dệt lên một cách khó tin.

Tài sắc vẹn toàn

Câu chuyện đào mộ nghe tưởng như chỉ thể xảy ra trong tiểu thuyết ấy xảy ra ở thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương. Khi một nhân vật lịch sử, người có công lớn trong việc xây dựng thôn làng cách đây hơn 400 năm lại được tìm thấy. Dù trước đó, trong cả một quãng thời gian dài, những hậu duệ của bà chúa Chén cũng đã ra sức tìm kiếm mà không có kết quả.

Để tìm hiểu thêm về nhân vật lịch sử này, chúng tôi đã tìm đến thôn Ô Mễ và gặp gỡ một trong những hậu duệ của bà chúa là ông Vương Thi Tân. Dù đã qua tuổi bảy mươi lăm, nhưng khi được hỏi bà chúa Chén, với nét mặt tự hào, ông Tân kể rành rọt về những giai thoại liên quan tới tổ tiên.

Quay về quãng thời gian hơn 400 năm trước, ông Nguyễn Tất Khoát, một người lính nhà Lê gốc gác Nghệ An, đã nên duyên vợ chồng với bà Vương Thị Đũa. Hai vợ chồng có với nhau ba mụn con, trong đó người con gái là Nguyễn Thị Ngọc Chén nổi bật hơn cả với sự xinh đẹp trời ban. Dù sinh ra ở xã Bình Lãng, Tứ Kỳ nhưng sau này, khi cha mất, bà Chén trở về quê ngoại là thôn Ô Mễ thuộc xã Hưng Đạo bây giờ để sinh sống.

Không chỉ nhờ vào sắc đẹp mà còn nhờ trí tuệ của mình, bà Chúa đã lọt vào mắt xanh của chúa Trịnh Tùng và trở thành vị vương phi đầy tài năng sau này. Truyện kể rằng, trong một lần chúa Trịnh Tùng dạo chơi bằng thuyền trên sông Thái Bình, bỗng nghe từ đâu vọng lại tiếng hát véo von của một người con gái.

Tay cầm bán nguyệt xênh xang.

Trông coi việc nước sửa sang cõi bờ.

Nhận thấy trong lời ca của cô thôn nữ không chỉ hay mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, không chỉ là những công việc cắt cỏ, làm bờ ruộng, mương nước mà ẩn sâu trong đó là khả năng lo toan cho công việc của đất nước, Chúa Trịnh Tùng đã cho lính tìm kiếm người đang cất cao tiếng hát khiến ngài phải si mê đó. Khi nhìn thấy vẻ đẹp và khả năng ăn nói của cô thôn nữ, chúa Trịnh đã phải lòng và cho người đón về làm vợ.

Bằng tài trí của mình, bà chúa Chén đã chung sức giúp chúa Trịnh Tùng cai quản triều đình. Nhờ đó, bà được sắc phong làm đệ tam cung tần và ban chức thượng phủ nội cung. Tài trí của bà được thể hiện bằng hai câu:

Để đệ lâu đài đa kế sắc

Quân vương cù nhạn hữu quang huy.

Theo như lời của ông Tân giải thích, câu đối này thể hiện tài năng của bà được so sánh ngang hàng với các tướng lĩnh triều đình, một vương phi tài sắc vẹn toàn. Sau nhiều năm sống cuộc sống cung đình, cảm thấy tù túng ngột ngạt so với cuộc sống thôn quê trước đây, bà chúa Chén đã xin với chúa Trịnh được về quê ngoại tại xã Hưng Đạo, để báo đáp ơn nghĩa bên nhà ngoại. Chiều lòng bà chúa Chén, chúa Trịnh Tùng đã cho bà được về quê và cấp phát cho bà tiền bạc đầy đủ.

Về đến quê nhà, bà chúa Chén hướng dẫn người dân khai khẩn, mở rộng đất đai. Giúp dân đào sông, khai ngòi để đưa nước vào đồng ruộng canh tác. Sử sách trong làng còn ghi bà chúa Chén về xây dựng làng xã, bắc cầu cho dân chúng đi lại cho thuận tiện, làm chợ cho dân chúng buôn bán.

Tại nơi này cũng còn nhiều dấu ấn của bà chúa Chén như việc tu bổ đền thờ miếu mạo. Dấu ấn kỹ nhất trong quá trình xây chùa của bà phải kể đến Sùng Minh tự, ngôi chùa to nhất nhì xứ Đông thời đó. Mỗi năm vào ngày giỗ của bà chúa, ngày 8.8 âm lịch, chùa Sùng Minh lại tổ chức cúng bái rất linh đình để tỏ lòng biết ơn đến người đã có công xây dựng.

Theo như ông Tân, sau khi về giúp người dân xây dựng lại làng quê được hơn chục năm, bà chúa Chén gặp phải bạo bệnh và qua đời. Lúc ấy, triều đình đã cử nhiều vị đại quan phụ trách việc tang lễ đến xã Hưng Đạo để lo việc mai táng. Ngôi mộ của bà chúa Chén được xây dựng ngay trên khu đất bà đã chọn trước đó để chôn cất mẹ của bà.

Nói thêm về khu đất này, nhiều người cao tuổi trong làng cũng từng kể lại, trước khi bị tàn phá bởi bàn tay con người và khi Pháp xây con đường đi xuyên qua đó, nơi đây có đầy đủ điều kiện phong thủy để chôn cất cho một vương phi như bà chúa Chén.

Khu đất rộng năm sào này lưng tựa núi, mặt nhìn sông, đầu gối về phía Tây còn mặt nhìn thẳng về phía Đông mặt trời mọc để hưởng sinh khí của trời đất. Ông Tân bùi ngùi kể lại:

- Khu mộ của bà chúa được các quan triều đình xây dựng rất cẩn thận, khu này trước kia được gọi là đường lăng và có phong cảnh cực kỳ đẹp chứ không như bây giờ đâu. Chỉ tiếc là qua nhiều biến cố, mọi thứ không được như cũ.

Câu đố tìm mộ

Ông Tân cũng kể lại rằng, sau nhiều biến cố lịch sử, khu mộ bà chúa đã không còn như trước. Việc các quan triều đình đã an táng bà chúa Chén ở vị trí nào trong khu đất rộng thênh thang ấy, cũng là điều khiến các cụ bô lão trong họ đau đầu. Theo như ông Tân, khu gò mộ bà từng được đắp cao lên trên mười mét, thế nhưng qua hàng trăm năm, khu gò không còn như trước, những dấu tích được để lại từ tổ tiên cũng thất lạc đi mất cùng với quãng thời gian hàng trăm năm.

Theo ông Tân, sau khi hoàn thành việc an táng bà chúa Chén theo các nghi lễ hoàng gia, các quan phụ trách có để lại cho nhà họ Vương những ghi chép về khu mộ và cách để nhận biết nơi đặt quan quách của bà chúa.

Như những gì còn nhớ, ông Tân cho biết:

- Trước kia trên đầu gò đất có một tấm bia đá, trên đó có tạc một con chim. Theo như những gì các cụ nhà tôi còn nhớ thì vào một khoảng thời gian nào đó vào buổi chiều, bóng con chim đậu vào đâu thì đó sẽ là nơi đặt mộ của bà chúa.

Đáng tiếc rằng, sau quãng thời gian 400 năm ấy, những ghi chép của các quan gửi lại cũng thất lạc. Ngay cả con chim trên tấm bia đã cũng đã không còn vẹn nguyên như trước. Như vậy, các dấu tích để nhà ông Tân tìm lại mộ của tổ tiên đã bị thất lạc, họ chỉ biết rằng mộ bà chúa Chén vẫn nằm trong khu đất đó dù không rõ vị trí cụ thể nằm ở đâu. Đến các nhà khảo cổ cho rằng, khối đất khổng lồ hàng nghìn m3 giữa cánh đồng là nơi chôn cất bà chúa Chén. Nhưng khi đào lên thì không có bất kỳ ngôi mộ nào cả.

Người nhà trong họ ông Tân vẫn ra sức tìm kiếm trong tuyệt vọng, vẫn mong một ngày có thể tìm thấy mộ bà chúa. Và ông Tân cũng quả quyết, trong họ có nhiều người làm ăn tốt cũng nhờ bà chúa phù hộ.

Theo như ông Tân cho biết, một người bà con bên Pháp cũng khá mê tín và thường xuyên đi xem bói toán. Các "thầy" đã "phán" cho bà này rằng, nhờ bà chúa ở quê nhà mà bà làm ăn tốt, vì thế bà đã nhiều lần gửi tiền về quê để tu sửa lại ngồi đền thờ bà chúa đã có hàng trăm năm tuổi ở thôn Ô Mễ.

Người dân trong làng từ xưa đến này vẫn xem bà như Thành hoàng làng vì là người có công xây dựng làng xã. Nhưng qua nhiều năm, mọi người trong vùng cũng chỉ biết đến tên của bà chúa cùng những giai thoại do các cụ già kể lại. Nhưng vẫn không có một bằng chứng nào chứng minh được rằng, ngôi mộ của bà chúa có ở thôn Ô Mễ. Cho đến một ngày...

Bí ẩn ngôi mộ cổ

Theo như lời ông Tân kể lại, vào năm 1978, trong một lần đào mương để dẫn nước vào đồng ruộng, nhiều người dân đã đào phải một khối đá cứng nằm sâu trong lòng đất. Ban đầu, tưởng rằng đó là ngôi mộ được đổ vôi mật do người mất mắc phải căn bệnh hủi, nhiều người đã tỏ ra sợ hãi và bỏ đi không mảy may quan tâm.

Theo quan niệm của người dân xưa kia, bệnh hủi (hay còn gọi là bệnh phong, cùi) là một bệnh nguy hiểm có thể lây truyền từ người sang người. Vì thế, khi mất đi thì người nhà người bệnh thường dùng vôi mật để đóng kín khu mộ, tránh lây nhiễm ra ngoài.

Thế nhưng, trong số những người có mặt ở đó, vẫn có những tay sành sỏi và họ biết được rằng khối bê tông dưới kia chắc chắn là một ngôi mộ cổ. Tối hôm ấy, một số người đã quay lại dùng dụng cụ để làm chuyện tày trời là cạy nắp quan tài.

Cũng vì thế sau khi cậy bật nắp được ngôi mộ, chứng kiến những điều kỳ dị bên trong ngôi mộ nhiều người đã bỏ của chạy lấy người. Còn những kẻ lì lợm hơn thì vẫn cố lấy được những di vật bên trong mộ rồi mới bỏ đi.

Sáng hôm sau khi người dân phát hiện ra, chuyện đào được ngôi mộ cổ đã lan truyền khắp nơi, người dân đua nhau đổ ra đồng xem. Ngay lập tức, công an và các chuyên gia khảo cổ cũng được thông báo để đến bảo vệ hiện trường. Theo như lời ông Tân kể, khi đến gần ngôi mộ, chỉ ngửi thấy một mùi hương thơm ngào ngạt mà không hề có mùi của xác chết.

Người nằm trong mộ mặc bộ đồ như các cung phi ngày xưa, chân đi hài, mặt phủ một chiếc khăn kim tuyến. Khi lật chiếc khăn kim tuyến lên, khuôn mặt của người nằm trong mộ vẫn còn nguyên không thay đổi, mồm có hơi mở và theo phỏng đoán của các chuyên gia có thể đã có kẻ cho tay vào miệng xác để mò của.

Sau đó khoảng một ngày, khi bị đưa ra ngoài không khí, xác bị khô và thâm đen lại nhưng theo những gì mà người dân chứng kiến thì khi đưa ra khỏi mộ, xác vẫn còn khá mềm và có thể nâng tay chân lên một cách rất thoải mái.

Sau khi giám định các cổ vật còn lại và niên đại của ngôi mộ, xác định được thời điểm mất của chủ nhân ngôi mộ, người dân trong làng và đặc biệt là con cháu của bà chúa Chén mới dám khẳng định đây chính là một của bà chúa mà làng đã thờ cúng bấy lâu.

Quay lại với câu chuyện của những kẻ trộm mộ, theo vài người có tham gia cuộc đào mộ trộm ấy kể lại mà ông Tân được biết. Trong buổi tối hôm đó, khi mở nắp ngôi mộ ra, bỗng dưng mùi thơm sực nức từ bên trong trào ra, ánh sáng từ trong mộ hoặc có thể từ viên ngọc đeo trên cổ bà chúa phát ra khiến nhiều kẻ mất hồn vía mà bỏ chạy.

Đặc biệt, trong quan quách còn có một lớp dịch như dùng để ướp xác và mùi thơm cũng phát ra từ lớp dịch này. Người còn lại thuận tay lấy luôn tràng hạt đeo trên cổ bà chúa, còn thực hư chuyện có kẻ nào dám đưa tay vào miệng để tìm vàng hay không thì chưa có gì chứng thực được.

Lại kể về số phận của tràng hạt đeo trên cổ bà chúa, ông Tân cho biết, khi người đàn ông kia mang tràng hạt về nhà giấu để chờ thời cơ đem đi tẩu tán. Không hiểu sao, ông này giấu vào góc nào đi nữa, tràng hạt vẫn phát ra ánh sáng quái dị. Quá khiếp sợ, ông này liền gói ghém báu vật này lại để đem lên nộp ở bảo tàng Hải Dương.

Chính người này cũng thừa nhận, trên quãng đường từ nhà tới bảo tàng luôn nơm nớp lo sợ. Sợ bị cướp mất báu vật lấy trong mộ là một phần nhưng cái chính là sợ sự quở trách của bà chúa Chén trước hành động báng bổ ấy của mình.

Đến khi trao tận tay tràng hạt ấy cho bảo tàng, ông này mới thở phào nhẹ nhõm vì một nỗi sợ vô hình. Còn với các cổ vật khác, không biết liệu có mất mát đi hay không nhưng đối với người dân và những nhà khảo cổ, việc thi hài bà chúa Chén còn nguyên vẹn không bị ảnh hưởng mới là điều đáng mừng.

Xác chết không tan

Về phần ngôi mộ của bà chúa Chén, sau khi các nhà khảo cổ kiểm tra xong và xác định rõ danh tính, xác của bà lại được chôn xuống mảnh đất ấy. Việc xác chết của bà chúa vẫn còn nguyên được giải thích là một cách ướp xác cực kỳ hoàn mỹ mà bậc vua chúa ngày xưa vẫn thường sử dụng.

Chúng ta có thể thấy ở nhiều nước trên thế giới cũng sử dụng nhiều loại công nghệ ướp xác nhưng đa phần không còn giữ được nguyên vẹn. Trong khi đó, thi hài bà chúa Chén được giữ lại một cách hoàn hảo, như một người phụ nữ xinh đẹp, má phấn môi son.

Thậm chí, theo như lời kể của những người chứng kiến, lưỡi của bà chúa còn nguyên và chỉ thâm đen cùng da thịt sau khi tiếp xúc với không khí quá lâu. Điều đó cho thấy kỹ nghệ ướp xác của người xưa đã lên đến tầm tuyệt đỉnh. Và theo nhiều chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn nơi hạ sa, nhập thổ cũng là một cách giúp thi hài được bảo toàn một cách hoàn hảo.

Hơn hết, để bảo quản thi hài tốt như vậy, chắc chắn chúa Trịnh đã sử dụng các loại hương liệu tốt nhất để an táng bà chúa Chén. Đó cũng là cách để cho biết rằng chúa Trịnh cũng rất xem trọng những gì bà chúa đã từng đóng góp cho triều đình và cho dân chúng.

Ông Tân cho biết, chính những nhà khảo cổ học có mặt tại thời điểm tìm ra mộ bà chúa cũng tỏ ra luyến tiếc. Nếu họ có mặt sớm hơn và có đủ điều kiện bảo quản thì thi hài của bà chúa Chén chính là một báu vật của quốc gia. Sau khi được cải táng, xác của bà chúa vẫn còn nguyên vẹn và những hậu duệ của bà ở Pháp đã gửi tiền để xây dựng khu mộ trở nên khang trang, đẹp đẽ hơn trước. Tấm bia đá dùng để làm dấu hiệu tìm kiếm khu mộ cũng được mang xuống đặt ra ngay sau khu mộ.

Và cho đến bây giờ, khi ngôi mộ của bà chúa Chén được phát hiện, người dân càng tin tưởng hơn vào những câu chuyện tưởng như truyền thuyết mà người già kể lại. Theo truyền thống cha ông, để tỏ lòng kính trọng bà chúa Chén, dân làng Ô Mễ mỗi khi uống nước cầm chiếc chén trên tay, đều gọi tránh sang tên là cái chớn.

Vì nếu nói cái chén sẽ đụng chạm đến tên húy của bà chúa. Còn khi mang bát đũa ăn cơm cũng không gọi là đôi đũa mà nói tránh bằng từ đôi dọng để tránh tên húy của mẹ bà chúa là Vương Thị Đũa.

Hàng năm tại Sùng Minh tự, tăng ni phật tử vẫn cùng người dân Ô Mễ chung tay tổ chức hội vào ngày 8.8 âm lịch để tưởng nhớ đến công lao của bà Chúa Chén trong việc xây chùa và giúp người dân phát triển ruộng nương.

PS:// Từ Ô nghĩa là đen, Mễ là gạo. Có nghĩa là làng chuyên làm nghề hàng xáo, xay xát gạo. Ngày xưa phải xay xát gạo đen mang đi bán mới có lãi. Cái tên thôn Ô Mễ và nghề xay xát gạo có thể là do bà chúa Chén đặt và truyền nghề cho người dân.

Trước đây, nhiều nhà khoa học đã tìm mộ của bà chúa Chén, nhưng không được. Việc người dân đào được ngôi mộ, với thi hài còn nguyên vẹn là một điều rất bất ngờ với mọi người. Ước nguyện được nhìn bà chúa Chén bằng da bằng thịt của người dân đã được thực hiện.
Ông Nguyễn Thanh Tâm. Trưởng thôn Ô Mễ.

Đúc Lợi




#690

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 16/09/2013 - 02:25

BÓNG MA TRÊN CẦU

Truyện Ma Có Thật

Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi kể câu chuyện này cho các bạn nghe, một câu chuyện thật mà tôi đã chứng kiến và có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên, tôi cũng không bao giờ mong nó sẽ lập lại một lần nào nữa. Tôi quá sợ rồi

Tôi đã nghe qua nhiều câu chuyện của bạn bè và những ông bà lão kể về những chuyện huyễn hoặc của thế giới vô hình, đó thường là những cái bóng vật vờ, những mái tóc xỏa dài không bao giờ nhìn rõ hoặc những cái áo trắng toát lạnh lẽo, bao giờ cũng vậy, những câu chuyện mà tôi nghe đều là như thế.

Hôm nay nhân dịp sinh nhật thằng bạn, cả đám tổ chức tiệc tại nhà bà Mười, một người bà con của thằng bạn, nhân lúc ấy bà kể cho chúng tôi câu chuyện cô gái chết đuối ở cầu X thường xuyên xuất hiện trên cầu để nhát người đi đường, do đã chết lâu ngày mà không ai phát hiện nên khi tìm thấy hầu như không còn nhận dạng ra gương mặt nữa, do vậy mà cô ta rất linh thiêng, nhiều người còn kháo nhau rằng cô ta không còn là ma bình thường nữa.

Khi ấy lũ bạn tôi không ai bảo ai cứ chụm lại quấn lấy nhau như sợ sệt một điều gì đó, riêng tôi lại cảm thấy rất bực mình.

- Chỉ là những cái bóng trắng với mái tóc dài thậm thượt mà tụi bây đã cuống lên thế rồi à, một lũ thỏ đế, tao cóc thèm nghe thứ truyện hù con nít nhãm nhí này.

Tôi đã từng phát biểu như thế trước mặt lũ bạn và bà Mười hàng xóm, lúc ấy bà Mười đã nhẹ nhàng nhìn tôi bảo rằng:

- Con đừng nói thế, không tin thì để người khác tin, con nói thế người ta nghe họ quở.

Tôi chẳng bận tâm lời bà và phán rằng:

- Trên đời này không bao giờ có thứ đó đâu, có chăng chỉ là miệng lưỡi thế gian thêu dệt, nếu thật sự có ma thì mười hai giờ tối nay, con sẽ lên cầu X để kiểm chứng điều đó.

Và tôi đã làm đúng như thế, vừa ra khỏi nhà bạn, lúc ấy chỉ mới 10h45 còn sớm chán nên tôi quyết định tạt vào tiệm net online tới mười hai giờ rồi sẽ lên cầu X coi thế nào. Không đợi lâu, khi đồng hồ chỉ đúng mười hai giờ, tôi nhanh chân lên cầu, thật đúng như dự đoán.

cầu vắng hoe, không một bóng người cũng chẳng có xe lai vãng, xung quanh vắng đến dễ sợ, nhưng dĩ nhiên là tôi không sợ, một thằng đã từng ngủ ở chùm mã như tôi thì ngán gì chớ. Tôi đắc chí ngồi chờ xem có gì xảy ra không, đã gần mười lăm phút mà chẳng có động tĩnh gì, tôi khoái chí nghĩ thầm chắc tụi bạn đang phục mình lắm và khi mình ung dung trở về chúng lại càng phục hơn... hahaha.

Chợt một tiếng ”bõm” vang lên như có ai đang ném vật gì đó xuống sông, nhìn xung quanh chẳng thấy gì thì tiếng động ấy lại vang lên, quan sát một lúc tôi mới nhận thấy có một cô gái tóc dài chấm lưng, đang đứng quay lưng về phía mình, hai cánh tay dang ra cứ như nhân vật Rose trong film Titanic vậy, giờ này mà còn có người lãng mạn thế sao, chưa kịp nói gì thêm, cô gái ấy quay người lại…

Chẳng nhớ tôi đã ngơ ngác bao lâu, đã kinh hoàng tới cỡ nào, chỉ biết tôi dường như chết đứng, khi nhìn thấy trước mắt mình một cô gái mang hình dáng con người nhưng gương mặt của con thú, cũng không biết phải gọi nó là thú hay quỷ cho đúng nghĩa nhưng sự thực nó rất khủng khiếp, tôi chỉ còn đủ bình tĩnh để nhớ rằng ngoài gương mặt xương xương của người ra, hoàn toàn nó chẳng còn gì gọi là mắt, mũi hay miệng gì cả bởi số lượng của nó còn nhiều hơn, nhiều hơn rất nhiều, 1 hỗn tạp gồm mắt mũi miệng đan xen nhau...

Có lẽ câu chuyện của tôi không đủ hấp dẫn để các bạn phải xuýt xoa sợ hãi, và có lẽ tôi sẽ nhận những lời bình khiếm nhã vì cho rằng đây là một câu chuyện bịa đặt, dọa con nít chẳng hạn, nhưng xin các bạn hãy xem chủ đề truyện của tôi: ”Chuyện khó tin nhưng có thật.”

Nếu các bạn nhìn thấy mà vẫn tiếp tục đọc thì có lẽ các bạn đã tin tôi, tin tính xác thực của câu chuyện này, tôi sẽ rất cám ơn các bạn, nhưng tôi xin khẳng định một lần nữa đây là câu chuyện có thật, do chính tôi chứnng kiến, tôi viết câu chuyện này chỉ mong các bạn cho tôi một lời nhận xét, đại khái là cái mà tôi đã thấy là loại gì chẳng hạn.

Qua đó cũng có lời khuyên tới những ai không hề sợ ma, cũng như chưa hề gặp ma đừng chủ quan và dửng dưng nghĩ rằng, ma là không có thật, các bạn sẽ sai lầm trầm trọng, cũng như tôi, một người kiêu ngạo để giờ đây mang theo cái sợ hãi tột độ suốt cuộc đời…

CaoXuanGioi






Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |