Truyện ngắn huyền bí - hiendde
hiendde
26/09/2012
NHÌN THẤY THIÊN THẦN TRONG VỤ KHỦNG BỐ 11-9
Cô Lillie Leonardi, một cựu nhân viên FBI có mặt tại hiện trường chuyến bay số 93 vào ngày 11-9-2001 tuyên bố rằng, cô đã nhìn thấy rất nhiều... thiên thần. Lời khẳng định kỳ quái của cô Lillie Leonardi, năm mươi hai tuổi được viết trong cuốn hồi ký sau khi cô nghỉ hưu tại FBI.
Ngày 11-9-2001, máy bay của hãng United Airlines, mang mã chuyến 93 đã bị những tên khủng bố tấn công và khiến nó đâm xuống một cánh đồng ở Shanksville, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Ba tiếng đồng hồ sau, cô Leonardi có mặt tại đó và lửa vẫn đang cháy âm ỉ. Mùi xăng và cây cối cháy làm cô cay xè mũi, tuy nhiên, khung cảnh lại yên tĩnh một cách kỳ lạ.
Cô viết trong cuốn hồi ký “In the Shadow of a Badge: A spiritual Memoir” rằng: Sương mù bắt đầu xuất hiện. Nó di chuyển và xoáy thành vòng trong ánh sáng kỳ lạ. Đám sương trắng bỗng nhiên định hình và tôi nhận ra đó là những thiên thần. Họ đứng phía bên trái của hiện trường vụ tai nạn. Có cả những thiên thần với đôi cánh cong vút.
Cô cùng với hai đồng sự nam đã phát hiện ra một quyển Kinh Thánh trong chiếc máy bay đã cháy gần hết. Cô nói:
- Đột nhiên có một cơn gió từ đâu tới và lật tung quyển Kinh thánh. Tôi nhớ nó đã mở ra phần “Thi Thiên 23 - Chúa là Đấng canh giữ tôi”. Điều lạ lùng nhất là tôi không thấy một thi thể nào. Khung cảnh trông giống như mặt đất đã nuốt chửng chiếc máy bay.
Kenneth McCabe, cũng là một nhân viên FBI cho biết, ông không có lý do gì để nghi ngờ cô Leonardi. Ông nói:
- Tôi tin 100% những gì cô ấy nói. Cô ấy không phải là người thích thêm bớt câu chuyện.
Kenh14
Cô Lillie Leonardi, một cựu nhân viên FBI có mặt tại hiện trường chuyến bay số 93 vào ngày 11-9-2001 tuyên bố rằng, cô đã nhìn thấy rất nhiều... thiên thần. Lời khẳng định kỳ quái của cô Lillie Leonardi, năm mươi hai tuổi được viết trong cuốn hồi ký sau khi cô nghỉ hưu tại FBI.
Ngày 11-9-2001, máy bay của hãng United Airlines, mang mã chuyến 93 đã bị những tên khủng bố tấn công và khiến nó đâm xuống một cánh đồng ở Shanksville, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Ba tiếng đồng hồ sau, cô Leonardi có mặt tại đó và lửa vẫn đang cháy âm ỉ. Mùi xăng và cây cối cháy làm cô cay xè mũi, tuy nhiên, khung cảnh lại yên tĩnh một cách kỳ lạ.
Cô viết trong cuốn hồi ký “In the Shadow of a Badge: A spiritual Memoir” rằng: Sương mù bắt đầu xuất hiện. Nó di chuyển và xoáy thành vòng trong ánh sáng kỳ lạ. Đám sương trắng bỗng nhiên định hình và tôi nhận ra đó là những thiên thần. Họ đứng phía bên trái của hiện trường vụ tai nạn. Có cả những thiên thần với đôi cánh cong vút.
Cô cùng với hai đồng sự nam đã phát hiện ra một quyển Kinh Thánh trong chiếc máy bay đã cháy gần hết. Cô nói:
- Đột nhiên có một cơn gió từ đâu tới và lật tung quyển Kinh thánh. Tôi nhớ nó đã mở ra phần “Thi Thiên 23 - Chúa là Đấng canh giữ tôi”. Điều lạ lùng nhất là tôi không thấy một thi thể nào. Khung cảnh trông giống như mặt đất đã nuốt chửng chiếc máy bay.
Kenneth McCabe, cũng là một nhân viên FBI cho biết, ông không có lý do gì để nghi ngờ cô Leonardi. Ông nói:
- Tôi tin 100% những gì cô ấy nói. Cô ấy không phải là người thích thêm bớt câu chuyện.
Kenh14
hiendde
09/10/2012
NHỮNG CON MA Ở SYDNEY
Ngày trước, có lúc tôi đã ở trong một ngôi nhà có ma. Câu nói này đối với nhiều người có vẻ là một câu nói dóc, hoặc người nói là một kẻ ưa tưởng tượng, yếu bóng vía, hoặc để dọa những người yếu bóng vía khác. Nhưng khi bạn bắt đầu đặt câu hỏi “Có ma hay không?” với một số người, bạn sẽ nhận thấy rất nhiều người bình thường cho bạn biết, họ tin là có một thế giới siêu nhiên đồng hiện hữu với cái thế giới mà chúng ta đang sống.
Thực ra, cái thế giới siêu nhiên đó thực tới độ có nhiều người đã phải nhờ tới các ông đồng bà bóng hoặc các chuyên viên trừ tà ra tay giúp họ. Một phóng viên tin tức kể lại với tôi rằng gia đình anh từng sống nhiều năm trong một ngôi nhà với tiếng những bước chân ma quái, tiếng đóng cửa ầm ầm, tiếng gào la, tiếng gõ cửa khi không có một ai trong phòng, những cái cửa khóa chặt tự nhiên mở tung ra và những sức mạnh vô hình cố lôi họ ra khỏi giường ngủ...
Sau đó gia đình anh nhận thấy tất cả những hiện tượng ma quái này chỉ khởi sự sau khi họ đem về nhà một cây dương cầm kiểu cổ, và tất cả những hiện tượng trên đột ngột kết thúc khi người chị của anh dọn ra khỏi nhà, đem theo cái dương cầm. Và chắc bạn cũng đoán được rằng những hiện tượng ma quái vừa nói lại diễn ra tại nhà người chị.
Trên đây là một đoạn trong bài viết mang tựa đề “A ghost called Fred” của Maggie Alderson đăng trên tờ SMH cách đây khá lâu mà bây giờ chúng tôi xin lược dịch và gởi tới quí độc giả.
Một cây viết tên tuổi của một tờ báo Adelaide từng sống nhiều năm trong một ngôi nhà, nơi sách vở tự nhiên bị ném lung tung, đèn tự động bật tắt, và cả những cánh cửa khóa chặt cũng bị mở tung. Sau đó, hai gia đình khác cư ngụ tại đây cũng gặp phải những hiện tượng trên. Cây viết này được mời trở lại ngôi nhà tham dự một buổi lên đồng để tìm cách...trục xuất hồn ma quấy phá. Và họ đã thành công.
Một cây viết quen thuộc khác của tờ Herald kể lại việc cô bị quấy rầy khi cái máy stereo của cô tự động bật lên giữa nửa đêm, khi cô cư ngụ trong một cao ốc cũ tại Kings Cross. Sau đó, cô được biết căn flat đó từng là một sòng bài bất hợp pháp trong thập niên 1940.
Một phóng viên khác nói rằng cô từng sống chung với một hồn ma ưa phá phách trong một ngôi nhà ở Rozelle. Hồn ma này thường dấu nữ trang của cô ở những nơi rất bất thường. Những đôi bông tai bị bỏ vào...tủ lạnh hoặc phía sau tủ áo. Có lần cha cô tìm thấy cái trâm cài đầu nằm trong ngăn kéo, được quấn bằng một chiếc vớ.
Cô nói:
- Đó không phải việc phá phách với ác ý mà có tính cách diễu cợt. Có lần tôi tìm thấy sợi dây chuyền trong hầm rượu, nắp hầm đóng kín, quấn quanh một cái cổ chai. Rồi một người bạn của chị tôi tới hỏi tôi:
- Cô có biết nhà này có ma hay không? Tôi vừa thấy bà ta trong phòng khách, một phụ nữ trung niên.
Dù xã hội chúng ta vẫn còn nhiều người nghi kỵ, nhưng hình như quanh chúng ta có rất nhiều ma. Khi Richard Davis bắt đầu nghiên cứu để viết quyển “The Ghost Guide to Australia”, những quảng cáo trên báo chí cho thấy nhiều người tin là có ma qua những kinh nghiệm của chính họ.
Davis nhắc lại:
- Tôi bắt đầu bằng sự nghi ngờ. Nhưng sau khi đã nói chuyện với hàng trăm người, những người thành thật tin tưởng rằng trong nhà họ có một cái gì đó, những người bình thường, tỉnh táo thực sự tin rằng họ đã nhìn thấy ma, tôi trở nên bớt nghi ngờ. Khó lòng cho rằng đó là sự bịp bợm khi có tới sáu người nói rằng họ cùng trông thấy một thứ.
Trong khi quyển sách của Davis ghi nhận tất cả những hồn ma lịch sử nổi tiếng của Úc như hồn ma tại Elizabeth Farm, Parramatta, và câu chuyện nổi tiếng của vùng Campbelltown về con ma Fred Fisher, theo Davis, khoảng một phần tư những câu chuyện trong sách nói về những hồn ma hiện đại.
Ngoài một vài câu chuyện đặc biệt, chẳng hạn như chuyện về người cư ngụ tại Queen Street Woollahra trước ông Paul Keating (được coi là bị ám bởi nhiều hồn ma trẻ em và một người đàn ông đội nón đen), phần lớn những câu chuyện được Davis thu lượm xẩy ra tại các unit tân tiến, những ngôi nhà fibro và những ngôi nhà bình thường khác, không giống như chuyện những tòa lâu đài cổ trong vùng Transylvania.
Davis cho biết:
- Tôi nhận thấy, trong nhiều trường hợp, có những ngôi nhà chỉ mới xây khoảng từ mười năm tới hai mươi năm. Những ngôi nhà này không có một lịch sử ghê rợn nào, nhưng vì lý do này hoặc lý do khác, những việc gì đó đã xẩy ra trong nhà. Có thể vì có liên hệ tới cùng một vị trí, hồn ma của một chiến sĩ thổ dân sơn mặt theo kiểu chiến đấu, xuất hiện trong một ngôi nhà tại một vùng phụ cận Sydney.
Ma xuất hiện trong nhiều bệnh viện tối tân và ngay trong Nhà Hát Lớn Sydney nữa, chứ không phải chỉ giới hạn trong những tòa nhà cổ âm u. Davis cũng nói rằng nếu khi ngồi quanh lửa trại nghe những chuyện ma rùng rợn có thể khiến chúng ta khiếp đảm, thì hầu hết những người cư ngụ trong những ngôi nhà bị coi là có ma, lại từ từ tìm cách làm quen với những hiện tượng ma quái.
Davis nói:
- Rất ít khi những người này dọn đi. Trong hầu hết mọi trường hợp, họ nói với tôi:
- Ồ, đó là Fred, hoặc Harry.
Quí vị sẽ ngạc nhiên nếu biết có bao nhiêu người chọn cái tên Fred để gọi những con ma trong nhà của họ. Họ cười và nói:
- Chúng tôi gọi nó là Fred.
Hầu hết mọi người có vẻ tin rằng trong nhà họ có một cái gì đó mà họ không biết rõ. Họ có thể sống với mấy con gián và thường thường họ có thể sống được với những tiếng kêu kèn kẹt. Nhiều người sống trong tình trạng từ chối chấp nhận là nhà có ma, và đó là cách họ chung sống với những hồn ma trong nhiều năm trời. Không có mấy trường hợp thiên hạ than thở:
- Tôi không còn chịu nổi nữa, tôi sẽ đăng bảng bán nhà.
Khi sự việc tới mức độ nào đó, khi những hồn ma có ác ý, phá hoại, một số người mời chuyên viên trừ tà tới. Tuy không thích chữ chuyên viên trừ tà, Lung Tam, người tự xưng là giáo sư tâm linh, nói rằng ông đã bay quanh nước Úc để giải quyết những việc mà không ai giải thích nổi. Ông cho biết danh hiệu chính của ông là “Wu Yi”, tiếng Trung Hoa có nghĩa là chuyên viên về những cái gì khác thường.
Ông nói:
- Tôi từng là một wu yi từ hai mươi lăm năm qua. Tôi cũng là một thầy địa lý và là một nhân vật có thẩm quyền về khí công.
Tam tin rằng những hiện tượng trong một căn nhà bình thường, là việc thường xẩy ra. Ông cho biết:
- Mỗi tuần tôi nhận được ba hoặc bốn thân chủ, bởi thế tôi huấn luyện một số môn đệ. Tính tới nay, tôi đã huấn luyện đựơc chín người. Thiên hạ gọi tôi vì họ cảm thấy trong nhà họ có điều gì bất thường, chẳng hạn như những đôi mắt vô hình luôn theo dõi họ, tiếng chân bước khắp nhà, hoặc có người bị bệnh trong nhà mà không thể chữa khỏi. Những vật tự động di chuyển rất hiếm; thường vì sự thúc giục quá độ về sinh lý thường thường là của một thiếu niên. Cũng có thể có những con ma vui vẻ chăm sóc ngôi nhà, hoặc cũng có những con ma khó chịu đặt câu hỏi:
- Ông ở đây làm gì? Đây là nhà tôi.
Đó có thể là một ngôi nhà xây cất ở một nơi gặp gỡ không đúng chỗ của năng lực, tạo thành một bầu không khí bất ổn. Một hồn ma quái ác sẽ hút hết năng lực của bạn. Không giống như một số chuyên viên trừ tà dùng nhang, khói và các hình thức trình diễn khác, tạm giải quyết vấn đề một cách mạnh bạo hơn và trí thức hơn.
Ông nói:
- Tôi bước vào nhà, nghiên cứu bầu không khí, tìm hiểu lịch sử ngôi nhà, coi các yếu tố địa lý (được nhiều người gọi là phong thủy) rồi dùng thần chú quét sạch uế khí, hoặc có thể cầu nguyện. Đó là vấn đề tâm lý nên không có gì nhiều để xem.
Colette Levy, một bà đồng cư ngụ tại Sydney, người tuyên bố có nhiều kinh nghiệm về việc trừ tà, đồng quan điểm với Tam là có hai sự hiện hữu:
- Có hai loại “người”, đó là chữ tôi gọi mấy con ma. Có những người vừa từ trần, còn lạc lõng và bạn có thể gởi họ về phía ánh sáng. Còn những người đã chết hàng năm rồi là những người rất khó đưa đi nơi khác. Có lần một phụ nữ cư ngụ tại Double Bay tới gặp tôi. Bà mua một ngôi nhà lớn và cho tân trang, nhưng mọi việc đều gặp trở ngại. Các công nhân bỏ dở công việc; tất cả vật liệu bị bể; họ không làm được gì hết.
Tôi tới ngôi nhà đó và gặp hồn ma của một ông già. Ông ta rất dữ dằn, la vào mặt tôi:
- Bà làm gì trong nhà tôi?
Ông ta rất giận dữ vì đứa con trai của ông đã bán ngôi nhà đó. Tôi tìm cách đưa ông ta đi nơi khác nhưng ông ta vẫn trở lại. Bạn nghĩ rằng bạn loại trừ được một người như vậy, nhưng nếu có một năng lực tiêu cực nào trong nhà, họ sẽ trở về. Cuối cùng bà ta phải bán ngôi nhà mà việc tân trang vẫn chưa xong.
Trong khi đó, giáo hội Công giáo lại hết sức thận trọng về vấn đề này. Mặc dù Hollywood đã nỗ lực tối đa, linh mục Brian Lucas, phát ngôn viên truyền thông của giáo phận Sydney, rất muốn tách rời Giáo Hội khỏi một nhóm các linh mục trừ tà.
Cha Lucas nhận xét:
- Sự mê tín rất nguy hiểm. Nó không giúp người ta mà chỉ củng cố thêm sự tin tưởng có tính cách mê tín về những hiện tượng siêu nhiên. Chúng tôi rất lưu tâm tới bất kỳ ai làm công việc trừ tà, hoặc bất cứ cái gì, liên hệ tới những ngôi nhà bị coi là có ma. Thỉnh thoảng lại có người tới nhà thờ địa phương vì họ cảm thấy bất an vì những gì xẩy ra trong nhà họ. Những đề nghị giúp đỡ của họ phải được đáp ứng một cách thận trọng. Thường thường điều mà chúng tôi nhận thấy là lời yêu cầu trừ tà gia tăng, mỗi khi một số những cuốn phim nổi tiếng được chiếu trên truyền hình.
Trong Giáo Hội Công giáo vẫn có truyền thống lâu đời liên hệ tới việc giáo dân xin ban phép lành cho ngôi nhà mới của họ. Đó là một việc làm hợp pháp và việc làm phép tượng trưng cho niềm tin của họ đối với Thượng Đế. Tuy nhiên đôi khi việc ban phép lành có thể bị hiểu lầm theo ý nghĩa mê tín, bởi thế lời yêu cầu làm phép để loại trừ một vài hiện tượng siêu nhiên trong nhà, cần được đáp ứng một cách thận trọng.
Đôi khi nỗi lo sợ của người ta khi nghĩ rằng trong nhà có ma thực ra chỉ là một dấu hiệu của những lo toan khác. Đôi khi chỉ cần nói chuyện với họ một cách tế nhị, chúng ta cũng có thể giúp họ đương đầu được với những sự lo âu đó một cách xây dựng hơn. Dù quí độc giả tin là có ma hay không, hoặc tin tới một mức độ nào, từ sự tin tưởng hoàn toàn như Colette Levy, tin tưởng... chập chờn của dịch giả bài này:
- Chắc chắn tôi đã thấy một con ma mà tôi không hề tìm kiếm.
Từ sự thận trọng của cha Lucas tới sự nghi ngờ hoàn toàn, có một yếu tố quan trọng của việc này bảo đảm chúng ta phải lưu tâm: Những tin đồn về một ngôi nhà ma chắc chắn gây ảnh hưởng tới vấn đề giá cả. Câu chuyện của bà Levy về việc một phụ nữ phải bán nhà tại Double Bay mà không kịp, hoặc không thể tân trang, có vẻ là một cơn ác mộng khiến quí nữ độc giả nửa đêm thức giấc, dù có đầy... bầu diều tới đâu đi nữa cũng không dám đi toilette, dù có muốn bật đèn đọc sách cho đêm bớt dài cũng không dám vì sợ “nó” đứng bên ngoài cửa sổ trông thấy...
Vậy thì bây giờ khi tính mua nhà, liệu chúng ta có phải kiểm soát... như chúng ta thường kiểm soát mẫu 149 xem có xa lộ nào sắp được mở ngay trước cửa, xem có phi trường nào được nới rộng khiến chúng ta suốt ngày phải vẫy chào lại các phi công mỗi khi một chiếc 747 bay ngang hay không?
Liệu chúng ta có nên mời một “wu yi” tới làm công việc kiểm soát những hiện tượng siêu nhiên và xem phong thủy, cùng một lúc với các chuyên viên kiểm soát mối mọt và kiểm soát việc kiến trúc, trước khi quyết định trao đổi khế ước hay không?
Và nếu nhà có ma mà đấng “wu yi” không tống cổ đi được, liệu chúng ta có nên mua hay không? Nhiều người cho rằng một ngôi nhà có ma sẽ bị mất giá. Họ lầm, lầm không thể tưởng tượng nổi. Thay vì khiến nhà mất giá, người dịch bài này lại tin rằng ngôi nhà nào được bán kèm với vài câu chuyện ma sẽ khiến nhà tăng giá. Tại Tasmania có rất nhiều quán ăn kiểu cổ rất dễ thương và chủ nhân thường mơ ước quán ăn của mình có một câu chuyện ma rùng rợn nhất, khủng khiếp nhất, dựng tóc gáy nhất...vì việc này sẽ khiến khách hàng đổ xô tới và chủ nhân chỉ việc hốt bạc.
Nhiều người còn muốn được làm chủ một ngôi nhà ma nổi tiếng như vậy nữa.
Có thể trong một tương lai rất gần, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy những hàng quảng cáo thật lớn in dưới hình một ngôi nhà thật đẹp “Nhà do ông cố để lại, nhiều đặc tính, năm phòng ngủ, hai phòng tắm, nhà xe đôi, hai toilettes và... một con ma”.
voquang
Ngày trước, có lúc tôi đã ở trong một ngôi nhà có ma. Câu nói này đối với nhiều người có vẻ là một câu nói dóc, hoặc người nói là một kẻ ưa tưởng tượng, yếu bóng vía, hoặc để dọa những người yếu bóng vía khác. Nhưng khi bạn bắt đầu đặt câu hỏi “Có ma hay không?” với một số người, bạn sẽ nhận thấy rất nhiều người bình thường cho bạn biết, họ tin là có một thế giới siêu nhiên đồng hiện hữu với cái thế giới mà chúng ta đang sống.
Thực ra, cái thế giới siêu nhiên đó thực tới độ có nhiều người đã phải nhờ tới các ông đồng bà bóng hoặc các chuyên viên trừ tà ra tay giúp họ. Một phóng viên tin tức kể lại với tôi rằng gia đình anh từng sống nhiều năm trong một ngôi nhà với tiếng những bước chân ma quái, tiếng đóng cửa ầm ầm, tiếng gào la, tiếng gõ cửa khi không có một ai trong phòng, những cái cửa khóa chặt tự nhiên mở tung ra và những sức mạnh vô hình cố lôi họ ra khỏi giường ngủ...
Sau đó gia đình anh nhận thấy tất cả những hiện tượng ma quái này chỉ khởi sự sau khi họ đem về nhà một cây dương cầm kiểu cổ, và tất cả những hiện tượng trên đột ngột kết thúc khi người chị của anh dọn ra khỏi nhà, đem theo cái dương cầm. Và chắc bạn cũng đoán được rằng những hiện tượng ma quái vừa nói lại diễn ra tại nhà người chị.
Trên đây là một đoạn trong bài viết mang tựa đề “A ghost called Fred” của Maggie Alderson đăng trên tờ SMH cách đây khá lâu mà bây giờ chúng tôi xin lược dịch và gởi tới quí độc giả.
Một cây viết tên tuổi của một tờ báo Adelaide từng sống nhiều năm trong một ngôi nhà, nơi sách vở tự nhiên bị ném lung tung, đèn tự động bật tắt, và cả những cánh cửa khóa chặt cũng bị mở tung. Sau đó, hai gia đình khác cư ngụ tại đây cũng gặp phải những hiện tượng trên. Cây viết này được mời trở lại ngôi nhà tham dự một buổi lên đồng để tìm cách...trục xuất hồn ma quấy phá. Và họ đã thành công.
Một cây viết quen thuộc khác của tờ Herald kể lại việc cô bị quấy rầy khi cái máy stereo của cô tự động bật lên giữa nửa đêm, khi cô cư ngụ trong một cao ốc cũ tại Kings Cross. Sau đó, cô được biết căn flat đó từng là một sòng bài bất hợp pháp trong thập niên 1940.
Một phóng viên khác nói rằng cô từng sống chung với một hồn ma ưa phá phách trong một ngôi nhà ở Rozelle. Hồn ma này thường dấu nữ trang của cô ở những nơi rất bất thường. Những đôi bông tai bị bỏ vào...tủ lạnh hoặc phía sau tủ áo. Có lần cha cô tìm thấy cái trâm cài đầu nằm trong ngăn kéo, được quấn bằng một chiếc vớ.
Cô nói:
- Đó không phải việc phá phách với ác ý mà có tính cách diễu cợt. Có lần tôi tìm thấy sợi dây chuyền trong hầm rượu, nắp hầm đóng kín, quấn quanh một cái cổ chai. Rồi một người bạn của chị tôi tới hỏi tôi:
- Cô có biết nhà này có ma hay không? Tôi vừa thấy bà ta trong phòng khách, một phụ nữ trung niên.
Dù xã hội chúng ta vẫn còn nhiều người nghi kỵ, nhưng hình như quanh chúng ta có rất nhiều ma. Khi Richard Davis bắt đầu nghiên cứu để viết quyển “The Ghost Guide to Australia”, những quảng cáo trên báo chí cho thấy nhiều người tin là có ma qua những kinh nghiệm của chính họ.
Davis nhắc lại:
- Tôi bắt đầu bằng sự nghi ngờ. Nhưng sau khi đã nói chuyện với hàng trăm người, những người thành thật tin tưởng rằng trong nhà họ có một cái gì đó, những người bình thường, tỉnh táo thực sự tin rằng họ đã nhìn thấy ma, tôi trở nên bớt nghi ngờ. Khó lòng cho rằng đó là sự bịp bợm khi có tới sáu người nói rằng họ cùng trông thấy một thứ.
Trong khi quyển sách của Davis ghi nhận tất cả những hồn ma lịch sử nổi tiếng của Úc như hồn ma tại Elizabeth Farm, Parramatta, và câu chuyện nổi tiếng của vùng Campbelltown về con ma Fred Fisher, theo Davis, khoảng một phần tư những câu chuyện trong sách nói về những hồn ma hiện đại.
Ngoài một vài câu chuyện đặc biệt, chẳng hạn như chuyện về người cư ngụ tại Queen Street Woollahra trước ông Paul Keating (được coi là bị ám bởi nhiều hồn ma trẻ em và một người đàn ông đội nón đen), phần lớn những câu chuyện được Davis thu lượm xẩy ra tại các unit tân tiến, những ngôi nhà fibro và những ngôi nhà bình thường khác, không giống như chuyện những tòa lâu đài cổ trong vùng Transylvania.
Davis cho biết:
- Tôi nhận thấy, trong nhiều trường hợp, có những ngôi nhà chỉ mới xây khoảng từ mười năm tới hai mươi năm. Những ngôi nhà này không có một lịch sử ghê rợn nào, nhưng vì lý do này hoặc lý do khác, những việc gì đó đã xẩy ra trong nhà. Có thể vì có liên hệ tới cùng một vị trí, hồn ma của một chiến sĩ thổ dân sơn mặt theo kiểu chiến đấu, xuất hiện trong một ngôi nhà tại một vùng phụ cận Sydney.
Ma xuất hiện trong nhiều bệnh viện tối tân và ngay trong Nhà Hát Lớn Sydney nữa, chứ không phải chỉ giới hạn trong những tòa nhà cổ âm u. Davis cũng nói rằng nếu khi ngồi quanh lửa trại nghe những chuyện ma rùng rợn có thể khiến chúng ta khiếp đảm, thì hầu hết những người cư ngụ trong những ngôi nhà bị coi là có ma, lại từ từ tìm cách làm quen với những hiện tượng ma quái.
Davis nói:
- Rất ít khi những người này dọn đi. Trong hầu hết mọi trường hợp, họ nói với tôi:
- Ồ, đó là Fred, hoặc Harry.
Quí vị sẽ ngạc nhiên nếu biết có bao nhiêu người chọn cái tên Fred để gọi những con ma trong nhà của họ. Họ cười và nói:
- Chúng tôi gọi nó là Fred.
Hầu hết mọi người có vẻ tin rằng trong nhà họ có một cái gì đó mà họ không biết rõ. Họ có thể sống với mấy con gián và thường thường họ có thể sống được với những tiếng kêu kèn kẹt. Nhiều người sống trong tình trạng từ chối chấp nhận là nhà có ma, và đó là cách họ chung sống với những hồn ma trong nhiều năm trời. Không có mấy trường hợp thiên hạ than thở:
- Tôi không còn chịu nổi nữa, tôi sẽ đăng bảng bán nhà.
Khi sự việc tới mức độ nào đó, khi những hồn ma có ác ý, phá hoại, một số người mời chuyên viên trừ tà tới. Tuy không thích chữ chuyên viên trừ tà, Lung Tam, người tự xưng là giáo sư tâm linh, nói rằng ông đã bay quanh nước Úc để giải quyết những việc mà không ai giải thích nổi. Ông cho biết danh hiệu chính của ông là “Wu Yi”, tiếng Trung Hoa có nghĩa là chuyên viên về những cái gì khác thường.
Ông nói:
- Tôi từng là một wu yi từ hai mươi lăm năm qua. Tôi cũng là một thầy địa lý và là một nhân vật có thẩm quyền về khí công.
Tam tin rằng những hiện tượng trong một căn nhà bình thường, là việc thường xẩy ra. Ông cho biết:
- Mỗi tuần tôi nhận được ba hoặc bốn thân chủ, bởi thế tôi huấn luyện một số môn đệ. Tính tới nay, tôi đã huấn luyện đựơc chín người. Thiên hạ gọi tôi vì họ cảm thấy trong nhà họ có điều gì bất thường, chẳng hạn như những đôi mắt vô hình luôn theo dõi họ, tiếng chân bước khắp nhà, hoặc có người bị bệnh trong nhà mà không thể chữa khỏi. Những vật tự động di chuyển rất hiếm; thường vì sự thúc giục quá độ về sinh lý thường thường là của một thiếu niên. Cũng có thể có những con ma vui vẻ chăm sóc ngôi nhà, hoặc cũng có những con ma khó chịu đặt câu hỏi:
- Ông ở đây làm gì? Đây là nhà tôi.
Đó có thể là một ngôi nhà xây cất ở một nơi gặp gỡ không đúng chỗ của năng lực, tạo thành một bầu không khí bất ổn. Một hồn ma quái ác sẽ hút hết năng lực của bạn. Không giống như một số chuyên viên trừ tà dùng nhang, khói và các hình thức trình diễn khác, tạm giải quyết vấn đề một cách mạnh bạo hơn và trí thức hơn.
Ông nói:
- Tôi bước vào nhà, nghiên cứu bầu không khí, tìm hiểu lịch sử ngôi nhà, coi các yếu tố địa lý (được nhiều người gọi là phong thủy) rồi dùng thần chú quét sạch uế khí, hoặc có thể cầu nguyện. Đó là vấn đề tâm lý nên không có gì nhiều để xem.
Colette Levy, một bà đồng cư ngụ tại Sydney, người tuyên bố có nhiều kinh nghiệm về việc trừ tà, đồng quan điểm với Tam là có hai sự hiện hữu:
- Có hai loại “người”, đó là chữ tôi gọi mấy con ma. Có những người vừa từ trần, còn lạc lõng và bạn có thể gởi họ về phía ánh sáng. Còn những người đã chết hàng năm rồi là những người rất khó đưa đi nơi khác. Có lần một phụ nữ cư ngụ tại Double Bay tới gặp tôi. Bà mua một ngôi nhà lớn và cho tân trang, nhưng mọi việc đều gặp trở ngại. Các công nhân bỏ dở công việc; tất cả vật liệu bị bể; họ không làm được gì hết.
Tôi tới ngôi nhà đó và gặp hồn ma của một ông già. Ông ta rất dữ dằn, la vào mặt tôi:
- Bà làm gì trong nhà tôi?
Ông ta rất giận dữ vì đứa con trai của ông đã bán ngôi nhà đó. Tôi tìm cách đưa ông ta đi nơi khác nhưng ông ta vẫn trở lại. Bạn nghĩ rằng bạn loại trừ được một người như vậy, nhưng nếu có một năng lực tiêu cực nào trong nhà, họ sẽ trở về. Cuối cùng bà ta phải bán ngôi nhà mà việc tân trang vẫn chưa xong.
Trong khi đó, giáo hội Công giáo lại hết sức thận trọng về vấn đề này. Mặc dù Hollywood đã nỗ lực tối đa, linh mục Brian Lucas, phát ngôn viên truyền thông của giáo phận Sydney, rất muốn tách rời Giáo Hội khỏi một nhóm các linh mục trừ tà.
Cha Lucas nhận xét:
- Sự mê tín rất nguy hiểm. Nó không giúp người ta mà chỉ củng cố thêm sự tin tưởng có tính cách mê tín về những hiện tượng siêu nhiên. Chúng tôi rất lưu tâm tới bất kỳ ai làm công việc trừ tà, hoặc bất cứ cái gì, liên hệ tới những ngôi nhà bị coi là có ma. Thỉnh thoảng lại có người tới nhà thờ địa phương vì họ cảm thấy bất an vì những gì xẩy ra trong nhà họ. Những đề nghị giúp đỡ của họ phải được đáp ứng một cách thận trọng. Thường thường điều mà chúng tôi nhận thấy là lời yêu cầu trừ tà gia tăng, mỗi khi một số những cuốn phim nổi tiếng được chiếu trên truyền hình.
Trong Giáo Hội Công giáo vẫn có truyền thống lâu đời liên hệ tới việc giáo dân xin ban phép lành cho ngôi nhà mới của họ. Đó là một việc làm hợp pháp và việc làm phép tượng trưng cho niềm tin của họ đối với Thượng Đế. Tuy nhiên đôi khi việc ban phép lành có thể bị hiểu lầm theo ý nghĩa mê tín, bởi thế lời yêu cầu làm phép để loại trừ một vài hiện tượng siêu nhiên trong nhà, cần được đáp ứng một cách thận trọng.
Đôi khi nỗi lo sợ của người ta khi nghĩ rằng trong nhà có ma thực ra chỉ là một dấu hiệu của những lo toan khác. Đôi khi chỉ cần nói chuyện với họ một cách tế nhị, chúng ta cũng có thể giúp họ đương đầu được với những sự lo âu đó một cách xây dựng hơn. Dù quí độc giả tin là có ma hay không, hoặc tin tới một mức độ nào, từ sự tin tưởng hoàn toàn như Colette Levy, tin tưởng... chập chờn của dịch giả bài này:
- Chắc chắn tôi đã thấy một con ma mà tôi không hề tìm kiếm.
Từ sự thận trọng của cha Lucas tới sự nghi ngờ hoàn toàn, có một yếu tố quan trọng của việc này bảo đảm chúng ta phải lưu tâm: Những tin đồn về một ngôi nhà ma chắc chắn gây ảnh hưởng tới vấn đề giá cả. Câu chuyện của bà Levy về việc một phụ nữ phải bán nhà tại Double Bay mà không kịp, hoặc không thể tân trang, có vẻ là một cơn ác mộng khiến quí nữ độc giả nửa đêm thức giấc, dù có đầy... bầu diều tới đâu đi nữa cũng không dám đi toilette, dù có muốn bật đèn đọc sách cho đêm bớt dài cũng không dám vì sợ “nó” đứng bên ngoài cửa sổ trông thấy...
Vậy thì bây giờ khi tính mua nhà, liệu chúng ta có phải kiểm soát... như chúng ta thường kiểm soát mẫu 149 xem có xa lộ nào sắp được mở ngay trước cửa, xem có phi trường nào được nới rộng khiến chúng ta suốt ngày phải vẫy chào lại các phi công mỗi khi một chiếc 747 bay ngang hay không?
Liệu chúng ta có nên mời một “wu yi” tới làm công việc kiểm soát những hiện tượng siêu nhiên và xem phong thủy, cùng một lúc với các chuyên viên kiểm soát mối mọt và kiểm soát việc kiến trúc, trước khi quyết định trao đổi khế ước hay không?
Và nếu nhà có ma mà đấng “wu yi” không tống cổ đi được, liệu chúng ta có nên mua hay không? Nhiều người cho rằng một ngôi nhà có ma sẽ bị mất giá. Họ lầm, lầm không thể tưởng tượng nổi. Thay vì khiến nhà mất giá, người dịch bài này lại tin rằng ngôi nhà nào được bán kèm với vài câu chuyện ma sẽ khiến nhà tăng giá. Tại Tasmania có rất nhiều quán ăn kiểu cổ rất dễ thương và chủ nhân thường mơ ước quán ăn của mình có một câu chuyện ma rùng rợn nhất, khủng khiếp nhất, dựng tóc gáy nhất...vì việc này sẽ khiến khách hàng đổ xô tới và chủ nhân chỉ việc hốt bạc.
Nhiều người còn muốn được làm chủ một ngôi nhà ma nổi tiếng như vậy nữa.
Có thể trong một tương lai rất gần, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy những hàng quảng cáo thật lớn in dưới hình một ngôi nhà thật đẹp “Nhà do ông cố để lại, nhiều đặc tính, năm phòng ngủ, hai phòng tắm, nhà xe đôi, hai toilettes và... một con ma”.
voquang
hiendde
07/11/2012
GẶP MA
Tôi nhớ lúc còn nhỏ mỗi lần nghe ông anh họ đi lính về phép ngồi kể chuyện chiến trường, anh ấy hay xen vào những chuyện ma rùng rợn. Tụi tôi còn nhỏ chứ cũng khôn lắm, hỏi vặn anh chuyện đó
- Có thiệt không?
Anh nói:
- Thiệt chứ.
- Vậy thề đi.
- Thề nè...
Tôi không dám thề như anh tôi, nhưng hứa là chuyện sắp kể sau đây là có thiệt.
Câu chuyện xảy ra khá lâu rồi. Lúc đó ba tôi đang đau nặng và nằm ở bệnh viện hơn hai tháng. Trong khoảng thời gian này tôi và thằng em chia nhau ngày chẵn ngày lẽ, đêm nào cũng có một đứa vào ở lại đêm với ba. Nói nào ngay, cho dù là bệnh viện ở Mỹ cũng không thể nào chu tất cho tất cả bệnh nhân cả ngày 24 tiếng được.
Ban ngày thì nhân viên y tá đông đảo, bác sĩ đi khám thường xuyên nên tương đối mọi việc đều chu đáo. Nhưng đến đêm thì rất khó khăn bởi vì bệnh nhân thì vẫn vậy, nhưng y tá và y công bị giảm đi nhiều nên khó mà lo cho hoàn hảo tất cả. Không phải là họ bê trễ, mà vì nhân viên ít nên phải làm việc gấp rút mới đủ thì giờ lo cho đủ chừng đó người.
Thông thường thì bệnh viện không cho thân nhân ở lại đêm, nhưng cũng có vài trường hợp ngoại lệ như ba tôi là bệnh nhân dài hạn mà không nói được tiếng Mỹ nên rất khó khăn cho cả bệnh nhân lẫn y tá mỗi khi cần thiết. Cho nên, tôi được họ cho ở lại để giúp đỡ săn sóc thêm cho ba, và nhân tiện cũng thỉnh thoảng giúp họ thông dịch dùm cho một vài cụ bệnh nhân Việt Nam khác gần đó, đêm hôm khuya khoắt không có con cháu bên cạnh để nhờ cậy…
Bạn có thể hình dung bệnh viên là một hình vuông có bốn cạnh và bốn góc. Tại mỗi góc đều có một nhà vệ sinh. Phòng của ba tôi nằm gần cuối dãy nên rất gần với nhà vệ sinh này. Dãy bên kia vốn không có phòng nằm của bệnh nhân mà chỉ là khu phòng Lab và hồi phục (rehab. area), tức là dành cho những bệnh nhân tập đi tập đứng trở lại sau thời gian nằm bệnh. Cho nên trọn một dãy đó chỉ sinh hoạt ban ngày. Ban đêm là tối om không một bóng người lai vãng (ý dza!!!).
Một đêm khoảng hai ba giờ sáng, tôi bỗng thấy đau bụng, đi xong xuôi về phòng rồi mới nhớ là để quên tờ báo trong restroom, bèn trở lại lấy. Tôi mới vừa trở về phòng rồi trở ra lại chỉ khoảng hai ba phút chớ mấy, vậy mà khi tới restroom tôi thấy đã có bốn người ngồi chung trên một cái ghế nhỏ trước cửa tự hồi nào. Đàn ông lẫn đàn bà, cả Mỹ lẫn Á châu.
Tôi biết có bốn người cả thảy, nhưng trời tối vì khu bên kia không có y tá hay sinh hoạt nào ban đêm cả, nên thực sự chỉ thấy mờ mờ vậy thôi, trừ mặt một người đàn ông Á châu lớn tuổi là thấy rõ ràng nhứt. Tôi lúc đó cũng đã rất mệt mỏi, đầu óc mù mờ, có nghĩ gì xa xôi đâu. Cứ nghĩ rằng đây cũng là những người có thân nhân nằm bệnh như tôi bỗng nhiên nửa đêm rủ nhau ra đây hóng mát.
Tôi cảm thấy một sự thông cảm với họ vô cùng vì nghĩ rằng họ cũng mệt mỏi giống như tôi. Nhất là có một bà già lắm, không nhìn được rõ mặt, nhưng tôi thấy mái tóc bạc trắng. Lúc đó tôi nghĩ trong đầu tội nghiệp bà đã già như vậy mà còn đi nuôi bệnh. Con cháu bà đâu? Tôi đang tuổi trẻ như vậy mà chịu không thấu làm sao bà chịu được những buổi thức đêm như vầy?
Chỉ thắc mắc và cảm thấy tức cười là cả bốn người như vậy mà cũng ráng chồng chất nhau trên cái ghế nhỏ mới lạ chứ ! Thấy tôi gật đầu chào, người đàn ông Á châu đó gật đầu chào lại.
Bây giờ bạn thử đếm 1,2,3,4,5 sau cánh cửa rest room tôi bước vào năm bước là lấy lại tờ báo, trở lưng bước năm bước nữa là mười, trở ra khỏi cửa. Tất cả bọn họ đều đâu mất cả rồi. Tôi không để ý sự kiện lạ lùng trên, thản nhiên bước về phòng ba tôi, lúc đó mới ngồi suy nghĩ.
Tôi ở đây cả tháng hơn rồi, tên tuồi y tá bác sĩ đều thuộc, và nhất là những bệnh nhân quanh đây, ai nằm ở phòng nào tôi cũng khá rõ. Phòng của ba tôi là gần cái restroom này nhứt, rồi phải cách hai ba phòng nữa mới có một bệnh nhân khác. Bệnh nhân khu vực này tương đối ít so với mấy dãy kia, chỉ vài người, thì lấy đâu ra tới bốn người thăm nuôi ở lại đêm như tôi?
Nếu có, tại sao tôi chưa bao giờ gặp? Luật của bệnh viện tôi rõ; đặc biệt lắm họ mới cho một người ở lại đêm nuôi bệnh. Vậy thì bốn người này phải có ít nhứt bốn bệnh nhân, gần đây. Làm gì có! Hơn nữa bốn người nuôi bệnh này dĩ nhiên là không quen biết nhau, vừa Mỹ, vừa Á châu... không lý gì nữa đêm hai ba gìờ sáng hẹn nhau tới trước cửa restroom hóng mát.
Thực ra thì lúc đó đang mùa Đông. Ở trong phòng ấm cúng hơn nhiều. Ngồi đây chỉ là hóng lạnh thì có! Mà đã bốn người vừa Mỹ lẫn Á mà cùng chen chúc đủ trên cái ghế nhỏ xíu chỉ cho hai người ngồi mới thật lạ. Bởi vì như vậy phải có hai người ngồi chồng lên hai người kia! Chưa hết, như tôi đã đếm là chỉ mười giây thôi từ khi tôi bước vào bên trong lấy tờ báo, và trở ra, thì đã không thấy một ai.
Tôi biết từ restroom này trở lại căn phòng gần nhất có bệnh nhân khác nằm ít nhứt cũng phải mười mấy mét, vậy thì không thể nào cả bốn người cùng về phòng của mình cùng lúc mau lẹ như vậy. Và nếu họ đi thì phài có tiếng chân giữa đêm khuya vắng như vầy chắc chắn tôi phải nghe. Hoặc là tiếng mở cửa đóng cửa chứ! Hoàn toàn không một tiếng nói chuyện hay một tiếng động nào cả. Không một chút gì chứng tỏ từng có bốn người mới đây chồng chất nhau trên một cái ghế nhỏ, rồi chỉ trong vòng mười giây là tan biến đâu mất.
Bạn nghĩ sao?
Bình tĩnh tâm hồn suy nghĩ, tôi chắc mình đã gặp ma, nhưng cũng không sợ lắm. Những ngày tháng đó, thương ba tôi bệnh tật triền miên, bổn phận làm con, tôi và thằng em chia nhau mỗi đêm. Nhưng dù tình thương tới đâu cũng không chối bỏ được sự mệt mỏi của thể xác. Đó là thực tế. Cho nên ma thì ma có gì mà sợ?
Hôm sau, tôi hỏi người y công quen làm ca đêm ở đây có ai như tôi được ở lại đêm nữa không. Hắn ngạc nhiên nói hoàn toàn không có ai nữa. Tôi là trường hợp đặc miễn duy nhất mà thôi. Tôi lại kể chuyện này cho thằng em, vì nó cũng ở lại đêm với ba như tôi. Nó thú thực là tuy chưa có dịp thấy mặt như tôi, nhưng thỉnh thoảng giữa đêm khuya phải dùng restroom này nó có cảm tưởng như có ai bên cạnh đang nói gì đó với nó. Tuy nhiên em tôi lại nghĩ vì tự kỷ ám thị, giữa đêm một mình thì yếu bóng vía vậy thôi. Già đầu, vợ con cả rồi mà nói sợ ma thì thiên hạ cười.
Ai cười thì cười chứ sau hôm đó, anh em tôi thay đổi đi restroom ở dãy đầu bên kia. Chịu khó đi xa một chút nhưng đằng kia đèn đuốc sáng hơn, và cũng gần với nurse station có y tá trực ngồi gần đó cho nó yên tâm. Cái restroom này xin chừa. Đó là lần đầu tôi gặp ma.
Tôi nhớ lúc còn nhỏ mỗi lần nghe ông anh họ đi lính về phép ngồi kể chuyện chiến trường, anh ấy hay xen vào những chuyện ma rùng rợn. Tụi tôi còn nhỏ chứ cũng khôn lắm, hỏi vặn anh chuyện đó
- Có thiệt không?
Anh nói:
- Thiệt chứ.
- Vậy thề đi.
- Thề nè...
Tôi không dám thề như anh tôi, nhưng hứa là chuyện sắp kể sau đây là có thiệt.
Câu chuyện xảy ra khá lâu rồi. Lúc đó ba tôi đang đau nặng và nằm ở bệnh viện hơn hai tháng. Trong khoảng thời gian này tôi và thằng em chia nhau ngày chẵn ngày lẽ, đêm nào cũng có một đứa vào ở lại đêm với ba. Nói nào ngay, cho dù là bệnh viện ở Mỹ cũng không thể nào chu tất cho tất cả bệnh nhân cả ngày 24 tiếng được.
Ban ngày thì nhân viên y tá đông đảo, bác sĩ đi khám thường xuyên nên tương đối mọi việc đều chu đáo. Nhưng đến đêm thì rất khó khăn bởi vì bệnh nhân thì vẫn vậy, nhưng y tá và y công bị giảm đi nhiều nên khó mà lo cho hoàn hảo tất cả. Không phải là họ bê trễ, mà vì nhân viên ít nên phải làm việc gấp rút mới đủ thì giờ lo cho đủ chừng đó người.
Thông thường thì bệnh viện không cho thân nhân ở lại đêm, nhưng cũng có vài trường hợp ngoại lệ như ba tôi là bệnh nhân dài hạn mà không nói được tiếng Mỹ nên rất khó khăn cho cả bệnh nhân lẫn y tá mỗi khi cần thiết. Cho nên, tôi được họ cho ở lại để giúp đỡ săn sóc thêm cho ba, và nhân tiện cũng thỉnh thoảng giúp họ thông dịch dùm cho một vài cụ bệnh nhân Việt Nam khác gần đó, đêm hôm khuya khoắt không có con cháu bên cạnh để nhờ cậy…
Bạn có thể hình dung bệnh viên là một hình vuông có bốn cạnh và bốn góc. Tại mỗi góc đều có một nhà vệ sinh. Phòng của ba tôi nằm gần cuối dãy nên rất gần với nhà vệ sinh này. Dãy bên kia vốn không có phòng nằm của bệnh nhân mà chỉ là khu phòng Lab và hồi phục (rehab. area), tức là dành cho những bệnh nhân tập đi tập đứng trở lại sau thời gian nằm bệnh. Cho nên trọn một dãy đó chỉ sinh hoạt ban ngày. Ban đêm là tối om không một bóng người lai vãng (ý dza!!!).
Một đêm khoảng hai ba giờ sáng, tôi bỗng thấy đau bụng, đi xong xuôi về phòng rồi mới nhớ là để quên tờ báo trong restroom, bèn trở lại lấy. Tôi mới vừa trở về phòng rồi trở ra lại chỉ khoảng hai ba phút chớ mấy, vậy mà khi tới restroom tôi thấy đã có bốn người ngồi chung trên một cái ghế nhỏ trước cửa tự hồi nào. Đàn ông lẫn đàn bà, cả Mỹ lẫn Á châu.
Tôi biết có bốn người cả thảy, nhưng trời tối vì khu bên kia không có y tá hay sinh hoạt nào ban đêm cả, nên thực sự chỉ thấy mờ mờ vậy thôi, trừ mặt một người đàn ông Á châu lớn tuổi là thấy rõ ràng nhứt. Tôi lúc đó cũng đã rất mệt mỏi, đầu óc mù mờ, có nghĩ gì xa xôi đâu. Cứ nghĩ rằng đây cũng là những người có thân nhân nằm bệnh như tôi bỗng nhiên nửa đêm rủ nhau ra đây hóng mát.
Tôi cảm thấy một sự thông cảm với họ vô cùng vì nghĩ rằng họ cũng mệt mỏi giống như tôi. Nhất là có một bà già lắm, không nhìn được rõ mặt, nhưng tôi thấy mái tóc bạc trắng. Lúc đó tôi nghĩ trong đầu tội nghiệp bà đã già như vậy mà còn đi nuôi bệnh. Con cháu bà đâu? Tôi đang tuổi trẻ như vậy mà chịu không thấu làm sao bà chịu được những buổi thức đêm như vầy?
Chỉ thắc mắc và cảm thấy tức cười là cả bốn người như vậy mà cũng ráng chồng chất nhau trên cái ghế nhỏ mới lạ chứ ! Thấy tôi gật đầu chào, người đàn ông Á châu đó gật đầu chào lại.
Bây giờ bạn thử đếm 1,2,3,4,5 sau cánh cửa rest room tôi bước vào năm bước là lấy lại tờ báo, trở lưng bước năm bước nữa là mười, trở ra khỏi cửa. Tất cả bọn họ đều đâu mất cả rồi. Tôi không để ý sự kiện lạ lùng trên, thản nhiên bước về phòng ba tôi, lúc đó mới ngồi suy nghĩ.
Tôi ở đây cả tháng hơn rồi, tên tuồi y tá bác sĩ đều thuộc, và nhất là những bệnh nhân quanh đây, ai nằm ở phòng nào tôi cũng khá rõ. Phòng của ba tôi là gần cái restroom này nhứt, rồi phải cách hai ba phòng nữa mới có một bệnh nhân khác. Bệnh nhân khu vực này tương đối ít so với mấy dãy kia, chỉ vài người, thì lấy đâu ra tới bốn người thăm nuôi ở lại đêm như tôi?
Nếu có, tại sao tôi chưa bao giờ gặp? Luật của bệnh viện tôi rõ; đặc biệt lắm họ mới cho một người ở lại đêm nuôi bệnh. Vậy thì bốn người này phải có ít nhứt bốn bệnh nhân, gần đây. Làm gì có! Hơn nữa bốn người nuôi bệnh này dĩ nhiên là không quen biết nhau, vừa Mỹ, vừa Á châu... không lý gì nữa đêm hai ba gìờ sáng hẹn nhau tới trước cửa restroom hóng mát.
Thực ra thì lúc đó đang mùa Đông. Ở trong phòng ấm cúng hơn nhiều. Ngồi đây chỉ là hóng lạnh thì có! Mà đã bốn người vừa Mỹ lẫn Á mà cùng chen chúc đủ trên cái ghế nhỏ xíu chỉ cho hai người ngồi mới thật lạ. Bởi vì như vậy phải có hai người ngồi chồng lên hai người kia! Chưa hết, như tôi đã đếm là chỉ mười giây thôi từ khi tôi bước vào bên trong lấy tờ báo, và trở ra, thì đã không thấy một ai.
Tôi biết từ restroom này trở lại căn phòng gần nhất có bệnh nhân khác nằm ít nhứt cũng phải mười mấy mét, vậy thì không thể nào cả bốn người cùng về phòng của mình cùng lúc mau lẹ như vậy. Và nếu họ đi thì phài có tiếng chân giữa đêm khuya vắng như vầy chắc chắn tôi phải nghe. Hoặc là tiếng mở cửa đóng cửa chứ! Hoàn toàn không một tiếng nói chuyện hay một tiếng động nào cả. Không một chút gì chứng tỏ từng có bốn người mới đây chồng chất nhau trên một cái ghế nhỏ, rồi chỉ trong vòng mười giây là tan biến đâu mất.
Bạn nghĩ sao?
Bình tĩnh tâm hồn suy nghĩ, tôi chắc mình đã gặp ma, nhưng cũng không sợ lắm. Những ngày tháng đó, thương ba tôi bệnh tật triền miên, bổn phận làm con, tôi và thằng em chia nhau mỗi đêm. Nhưng dù tình thương tới đâu cũng không chối bỏ được sự mệt mỏi của thể xác. Đó là thực tế. Cho nên ma thì ma có gì mà sợ?
Hôm sau, tôi hỏi người y công quen làm ca đêm ở đây có ai như tôi được ở lại đêm nữa không. Hắn ngạc nhiên nói hoàn toàn không có ai nữa. Tôi là trường hợp đặc miễn duy nhất mà thôi. Tôi lại kể chuyện này cho thằng em, vì nó cũng ở lại đêm với ba như tôi. Nó thú thực là tuy chưa có dịp thấy mặt như tôi, nhưng thỉnh thoảng giữa đêm khuya phải dùng restroom này nó có cảm tưởng như có ai bên cạnh đang nói gì đó với nó. Tuy nhiên em tôi lại nghĩ vì tự kỷ ám thị, giữa đêm một mình thì yếu bóng vía vậy thôi. Già đầu, vợ con cả rồi mà nói sợ ma thì thiên hạ cười.
Ai cười thì cười chứ sau hôm đó, anh em tôi thay đổi đi restroom ở dãy đầu bên kia. Chịu khó đi xa một chút nhưng đằng kia đèn đuốc sáng hơn, và cũng gần với nurse station có y tá trực ngồi gần đó cho nó yên tâm. Cái restroom này xin chừa. Đó là lần đầu tôi gặp ma.
hiendde
07/11/2012
GẶP MA (TT)
Lần thứ hai, không phải ma trong bệnh viện, mà là ma...ở sở làm.
Mấy năm trước, có lúc tôi làm production supervisor cho một hãng tiện. Hãng có khoảng sáu mươi nhân viên, chia làm ba khâu chính. Mỗi khâu (hay gọi là department) có một sản phẩm riêng, trên dưới mười lăm thợ và dưới sự diều hành tổng quát của một supervisor.
Trách nhiệm khá nặng nề nên tôi phải đến hảng thường xuyên lắm. Giờ làm việc của thợ thì cũng như mọi người khác Thứ Hai đến Thứ Sáu, còn Thứ Bảy khi thợ làm overtime, mình làm lương tháng đâu được lãnh thêm đồng nào, nhưng cũng phải có mặt để hướng dẫn và chuẩn bị cho ngày thứ Hai đầu tuần tới thợ vào biết việc mà làm cho khỏi lộn xộn.
Ngay cả những hôm thợ không làm over time thứ Bảy, tôi cũng phải vào sở một mình làm việc vài tiếng chuẩn bị cho tuần tới. Được cái nếu chỉ làm việc một mình thì tùy hì, muốn dzô hảng khi nào cũng được. Thông thưòng thì tôi vào buổi sáng hoặc trưa, tà tà làm vài tiếng, khi nào xong thì về.
Một lần bận chuyện gì không rõ, tôi không đi làm thứ Bảy, đến Chủ Nhật lại mê mấy trận Football đến chiều tối mới chợt nhớ phải vào hãng chuẩn bị cho ngày mai.
Trúng ngày có bão đâu đó nên mưa rỉ rả. Mới sáu bảy giờ chiều mà trời tối đen như mịch. Nghĩ đến việc giữa cơn mưa tầm tả, tối Chủ Nhật, mọi người khác chắc đều trong nhà cùng gia đình ấm cúng, mình phải lặn lội vào trong một toà bin-dinh rộng lớn mà chỉ có một mình...thiệt là ngại. Nhưng vì lương tâm nghề nghiệp và nhất là...vì nồi cơm nên cắn răng đi.
Cả một hảng dĩ nhiên im như tờ, đâu có ai ! Chỉ có tiếng nước mưa theo máng sối chảy xuống nền xi măng róc rách là tiếng động duy nhất. Tôi cũng ngán lắm, nhưng lỡ rồi nên đành đánh liều đi vào, đi tới đâu bật đèn tới đó, ca hát inh ỏi cho đỡ tủi.
Phòng làm việc của tôi sát với cái sân bên hông nên mọi tiếng động bên ngoài như tiếng nước từ mái nhà chảy xuống sân, hay tiếng gió rít đều nghe rõ mồn một. Trời mưa khá nặng hạt và gió thỉnh thoảng thật mạnh thồi nước mưa tạt vào cửa kiếng nghe lộp độp... Nhưng tôi bật đèn đuốc sáng trưng nên cũng yên tâm.
Đang làm sắp xong, bỗng tôi nghe vài tiếng động bên ngoài. Ban đầu tưởng là thằng chủ hãng hay hai thằng supervisors kia cũng tới làm việc trễ như mình, làm mừng vì có bạn, nhưng nhìn sang phòng tụi nó thì vẫn tối om.
Tôi tự trấn an là gió thổi làm rớt cái gì đó ở ngoài thôi! Không việc gì phải sợ. Nhưng tiếng động này kỳ lắm nó cứ liên tục “cạch.. cạch, cạch..cạch...” hai tiếng một như có ai cầm hai miếng gỗ gỏ lên nhau theo một chu kỳ nhứt định. Tôi lắng nghe tiếng gỏ khoảng chục lần “cạch...cạch” nữa, mới bặm gan nói lớn một mình
- Có ngon thì gõ ba tiếng nghe chơi
Nói bằng tiếng Việt giỡn vậy thôi. Mèn ơi, mới nói xong là tôi nghe liền một tràng “cạch...cạch...cạch”, “cạch...cạch...cạch”, nó gõ bốn năm lần liên tục một cách gấp rút và dữ tợn giống như muốn nạt tôi “Mày thách tao hả? mày thách tao hả?...”
Đến nước này thì có là thánh cũng không dám ở lại một phút giây nào nữa. Công việc chưa xong, computer chưa tắt, đèn đóm gì cũng kệ nó. Cả cây dù che mưa cũng không dám mó tới, tôi cắm đầu dông thẳng một mạch ra cửa. Trời ơi đoạn đường từ đó ra cửa chính có bao xa mà tôi thấy nó dài đăng đẳng. Tôi đâu dám ngoái lại phía sau, nhưng rõ ràng nghe thêm một loạt “cạch...cạch...cạch, cạch...cạch...cạch” sát bên tai như nó đang rượt ngay bên hông.
Tôi tông cửa chạy ra ngoài. Mưa ướt và lạnh, nhưng vẫn cảm thấy thật là sung sướng được trở lại với thế giới loài người.
Sau hôm đó tôi thề là không bao giờ vào hãng ban đêm một mình nữa. Công việc lỡ chưa xong cũng mặc. Kệ. Tránh ma chẳng xấu mặt nào.
ThaiNC
Lần thứ hai, không phải ma trong bệnh viện, mà là ma...ở sở làm.
Mấy năm trước, có lúc tôi làm production supervisor cho một hãng tiện. Hãng có khoảng sáu mươi nhân viên, chia làm ba khâu chính. Mỗi khâu (hay gọi là department) có một sản phẩm riêng, trên dưới mười lăm thợ và dưới sự diều hành tổng quát của một supervisor.
Trách nhiệm khá nặng nề nên tôi phải đến hảng thường xuyên lắm. Giờ làm việc của thợ thì cũng như mọi người khác Thứ Hai đến Thứ Sáu, còn Thứ Bảy khi thợ làm overtime, mình làm lương tháng đâu được lãnh thêm đồng nào, nhưng cũng phải có mặt để hướng dẫn và chuẩn bị cho ngày thứ Hai đầu tuần tới thợ vào biết việc mà làm cho khỏi lộn xộn.
Ngay cả những hôm thợ không làm over time thứ Bảy, tôi cũng phải vào sở một mình làm việc vài tiếng chuẩn bị cho tuần tới. Được cái nếu chỉ làm việc một mình thì tùy hì, muốn dzô hảng khi nào cũng được. Thông thưòng thì tôi vào buổi sáng hoặc trưa, tà tà làm vài tiếng, khi nào xong thì về.
Một lần bận chuyện gì không rõ, tôi không đi làm thứ Bảy, đến Chủ Nhật lại mê mấy trận Football đến chiều tối mới chợt nhớ phải vào hãng chuẩn bị cho ngày mai.
Trúng ngày có bão đâu đó nên mưa rỉ rả. Mới sáu bảy giờ chiều mà trời tối đen như mịch. Nghĩ đến việc giữa cơn mưa tầm tả, tối Chủ Nhật, mọi người khác chắc đều trong nhà cùng gia đình ấm cúng, mình phải lặn lội vào trong một toà bin-dinh rộng lớn mà chỉ có một mình...thiệt là ngại. Nhưng vì lương tâm nghề nghiệp và nhất là...vì nồi cơm nên cắn răng đi.
Cả một hảng dĩ nhiên im như tờ, đâu có ai ! Chỉ có tiếng nước mưa theo máng sối chảy xuống nền xi măng róc rách là tiếng động duy nhất. Tôi cũng ngán lắm, nhưng lỡ rồi nên đành đánh liều đi vào, đi tới đâu bật đèn tới đó, ca hát inh ỏi cho đỡ tủi.
Phòng làm việc của tôi sát với cái sân bên hông nên mọi tiếng động bên ngoài như tiếng nước từ mái nhà chảy xuống sân, hay tiếng gió rít đều nghe rõ mồn một. Trời mưa khá nặng hạt và gió thỉnh thoảng thật mạnh thồi nước mưa tạt vào cửa kiếng nghe lộp độp... Nhưng tôi bật đèn đuốc sáng trưng nên cũng yên tâm.
Đang làm sắp xong, bỗng tôi nghe vài tiếng động bên ngoài. Ban đầu tưởng là thằng chủ hãng hay hai thằng supervisors kia cũng tới làm việc trễ như mình, làm mừng vì có bạn, nhưng nhìn sang phòng tụi nó thì vẫn tối om.
Tôi tự trấn an là gió thổi làm rớt cái gì đó ở ngoài thôi! Không việc gì phải sợ. Nhưng tiếng động này kỳ lắm nó cứ liên tục “cạch.. cạch, cạch..cạch...” hai tiếng một như có ai cầm hai miếng gỗ gỏ lên nhau theo một chu kỳ nhứt định. Tôi lắng nghe tiếng gỏ khoảng chục lần “cạch...cạch” nữa, mới bặm gan nói lớn một mình
- Có ngon thì gõ ba tiếng nghe chơi
Nói bằng tiếng Việt giỡn vậy thôi. Mèn ơi, mới nói xong là tôi nghe liền một tràng “cạch...cạch...cạch”, “cạch...cạch...cạch”, nó gõ bốn năm lần liên tục một cách gấp rút và dữ tợn giống như muốn nạt tôi “Mày thách tao hả? mày thách tao hả?...”
Đến nước này thì có là thánh cũng không dám ở lại một phút giây nào nữa. Công việc chưa xong, computer chưa tắt, đèn đóm gì cũng kệ nó. Cả cây dù che mưa cũng không dám mó tới, tôi cắm đầu dông thẳng một mạch ra cửa. Trời ơi đoạn đường từ đó ra cửa chính có bao xa mà tôi thấy nó dài đăng đẳng. Tôi đâu dám ngoái lại phía sau, nhưng rõ ràng nghe thêm một loạt “cạch...cạch...cạch, cạch...cạch...cạch” sát bên tai như nó đang rượt ngay bên hông.
Tôi tông cửa chạy ra ngoài. Mưa ướt và lạnh, nhưng vẫn cảm thấy thật là sung sướng được trở lại với thế giới loài người.
Sau hôm đó tôi thề là không bao giờ vào hãng ban đêm một mình nữa. Công việc lỡ chưa xong cũng mặc. Kệ. Tránh ma chẳng xấu mặt nào.
ThaiNC
hiendde
07/11/2012
CÔ GÁI PHÒNG SỐ SÁU
Chuyện xảy ra vào cuối tháng Mười, cách đây bảy năm, mỗi khi nhớ lại cứ tưởng như mới đêm qua.
Chiều thứ năm ấy, như thường lệ, tôi ghé qua vườn trẻ rước con sau khi đi làm về. Vô sân, không thấy anh ngoài vườn tưới cây, công việc mà anh không bao giờ bỏ qua khi những cơn đau chưa kịp làm suy sụp đến tinh thần. Vô phòng thấy anh nằm trên giường, khuôn mặt xanh xao, tôi hỏi:
- Anh có sao không?
Anh nói chờ tôi về chở anh đi bác sĩ. Giờ đó thì các văn phòng bác sĩ đã đóng cửa, phải vô nhà thương thôi. Thường tới lui nhiều lần trong vòng mười năm nay sau một tai nạn giao thông, nên những nhà thương quanh vùng hầu như đã quen mặt với gia đình tôi.
Vào phòng cứu cấp, y tá đo huyết áp, nói với anh:
- Số đo xuống rất thấp.
Sau đó cô tiếp tục làm những việc cần thiết. Tôi thay anh trả lời những câu hỏi đã thuộc lòng, cùng với tấm giấy về tất cả loại thuốc anh đang uống. Mấy lọ thuốc này trị đau nhức, thuốc cho tim, thuốc cho máu, loại kia cho phổi, cho gan… còn đây là những loại thuốc chống lại phản ứng phụ của thuốc này và thuốc kia… cứ thế… danh sách những tên thuốc càng ngày càng dài, liều thuốc càng ngày càng mạnh thêm.
Sau khi làm xong những thủ tục cần thiết, cô y tá cho gọi người phụ lấy xe lăn tay đẩy anh vô giường bệnh nằm phía trong khu cứu cấp.
Ngồi cũng gần hai tiếng, con trai tôi mặc dù còn nhỏ nhưng đã sớm hiểu biết, không được khóc hay nhõng nhẽo, chỉ lẳng lặng lấy sách ra đọc từ cái túi tôi mang theo. Thỉnh thoảng nó liếc nhìn cha đang nằm lim dim mệt mỏi. Yên lặng một hồi anh nói tôi ngồi đây cũng không làm gì, với lại anh thấy đỡ mệt nhiều, anh bảo tôi chở con trai lên trang trại, cách nhà một dặm đường hướng núi, là chỗ giữ con ngựa tên Cana của con tôi. Tôi hỏi thăm, anh nói em ngồi đợi cũng không sao, nhưng anh nhất định bảo tôi dẫn con ra ngoài cho đầu óc thoải mái một chút.
Nghe lời anh, hai mẹ con lên trang trại, từ nhà đi chỉ khoảng hai phút lái xe. Ở đó độ nửa tiếng, tôi ghé ngang nhà để lấy chút đồ ăn cho con, định xong sẽ trở vô nhà thương. Đang lụi hụi trong bếp thì nghe tiếng cổng mở, nhìn ra tôi mất hồn vì anh đang đứng ngoài cổng. Hôm đó lần đầu tiên tôi thấy cái mặt "xanh như tàu lá chuối" là xanh như thế nào. Tôi hỏi:
- Sao anh không đợi em đến nhà thương đón?
Anh nói:
- Nhà thương đó không làm gì hết, về nhà cho xong!
Tôi hơi lo nhưng không hỏi thêm vì đây không phải lần đầu anh trốn nhà thương về mà là lần thứ thứ chín hay mười gì đó. Anh còn mặc áo của bệnh viện, cái áo bận ngược về phía sau chỉ có một sợi dây. Biết anh còn bịnh rất nặng, vì thấy anh yếu quá, nhưng tôi không nói gì. Coi đồng hồ, lúc đó khoảng bảy giờ tối. Anh vô giường nằm.
Tôi cho con ăn xong, thấy anh ra ngồi trên ghế, hơi thở rất yếu. Anh bảo tôi chắc phải trở vô nhà thương nhưng nhất định muốn đi nhà thương khác.
Lái xe tới một nhà thương gần nhà, chạy vòng một hồi không thấy phòng cấp cứu đâu cả, tìm ra cổng chánh, gặp ông gác cổng, ông bảo rằng đây là nhà thương dành cho bệnh ung thư, chỉ có xe cứu thương đem vô thôi chớ tự mình vô không được. Ông viết cho tôi địa chỉ của một nhà thương cách nhà tôi khoảng mười phút lái xe, hướng trên núi, gần nhà mà tôi không hề biết. Chắc lúc đó anh có cảm giác kỳ này sẽ ở lại nhà thương lâu, nên anh bảo tôi gởi ai trông coi con vài hôm. Tôi gọi điện thoại cho nhỏ bạn, nó có đứa con trai bằng tuổi con tôi, nhờ nó vài hôm. Tôi hôn con, nó vui và hí hửng vì được ngủ ở nhà bạn lần đầu tiên.
Theo lời hướng dẫn, tôi đưa anh đến nhà thương hướng trên núi. Vô phòng cấp cứu. Lúc đó anh vẫn còn tỉnh, nằm trên giường, nước biển đã vô, sau khi trả lời mấy câu hỏi của cô y tá, anh nhắm mắt, cô y tá bước ra ngoài. Tôi kéo ghế ngồi kế bên giường, nhìn anh ngủ. Một hồi tôi thấy sao mặt anh không còn màu xanh mà trở nên trắng bệch, trắng như giấy và như không có chút sức lực nào. Vừa nghĩ đến đó thì tôi nghe tiếng máy báo động kêu ầm lên, cô y tá ban nãy chạy vào, mấy bác sĩ và những y tá khác, tất cả chạy vào bao quanh giường anh.
Tôi đứng lên chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì cô y tá đã kéo tôi ra khỏi phòng vừa, hỏi anh có làm tờ chỉ thị y tế không? (Đó là tờ chỉ thị để tự quyết định những phương pháp điều trị y tế mình muốn, hoặc quyền không muốn điều trị, để khi mình bị bịnh nặng không còn đủ lý trí và nói chuyện với bác sĩ.) Tôi bảo là không có. Tôi hỏi anh ấy có sao không, cô không trả lời mà xoay trở vào phòng.
Đứng bên ngoài nhưng tôi thấy rõ những gì xảy ra phía sau tấm màn. Tôi nhớ nghe máy nhắn liên tục "Code Blue", tôi không trong ngành y nhưng biết đại khái đó là báo động khi nào có bệnh nhân ngưng thở. Bên kia màn, tiếng bác sĩ ra lệnh:
- 3, 2, and charge...
Bác sĩ đang truyền điện vô người anh, một và hai lần, rồi tôi nghe tiếng ai đó nói:
- Tôi bắt được nhịp tim rồi...
Tôi chết đứng trong mấy phút. Sau đó, tất cả trở lại yên lặng.
Nhịp tim anh đã đập trở lại, nhưng phải cần đến máy trợ thở. Bác sĩ và mấy y tá đã đi ra, qua phòng bịnh nhân khác, tôi trở lại ngồi kế bên giường. Cô y tá của anh là người Đại Hàn, thấy tôi mất hồn nên cô đem cho ly nước lạnh, bảo tôi uống. Cô giải thích cho tôi biết sự việc đã xảy ra và nói là họ sẽ chuyển anh sang khu CCU (Critical Care Unit).
Bước ra ngoài sân, trời đã tối mịt, lạnh buốt, nhìn đồng hồ chưa đến chín giờ, tôi cố hít một ngụm không khí tươi mát. Có lẽ tôi vừa mới kề cận bên sự chết sống cho nên đêm đó tôi thấy không khí nó khác với mọi lúc bình thường... rất tinh khiết...rất quí...rất cần.
Tôi gọi điện thoại hỏi thăm con trai, nhỏ bạn nói đã cho hai đứa ngủ. Tôi cám ơn nhỏ bạn và chúc nó ngủ ngon.
Trở vô phòng cấp cứu được cô y tá cho biết đang sửa soạn chuyển anh sang bên CCU. Vơ lấy cái bóp và vài thứ trong áo anh mặc khi vô nhà thương, tôi lẽo đẽo theo hai nhân viên trẻ đẩy chiếc giường dọc qua những hành lang trong nhà thương. Hành lang cảm thấy rất lạnh đêm đó, cái lạnh của bệnh viện và mùi... của không khí chết. Đường đến CCU sao dài thăm thẳm.
Khu CCU này có sáu phòng, dành cho những bệnh nặng, phòng nào cũng toàn máy móc, mỗi y tá săn sóc riêng cho một bệnh nhân. Họ đẩy anh vô phòng số sáu, anh y tá người Phi tên Danny, vẻ mặt hiền lành, giải thích vài điều với tôi và lấy số điện thoại để liên lạc lỡ có chuyện cấp bách. Anh bảo trong đây không cho người nhà ngủ lại, nhưng tôi có quyền ra vô bất cứ lúc nào cũng được. Anh lấy cho tôi cái ghế để bên giường và bảo tôi ngồi đó nhắm mắt cho đỡ mệt. May thay lúc nào cũng đem theo cái áo len nên không bị cóng bởi cái lạnh buốt da cắt thịt trong phòng này. Mệt cùng với lạnh trong phòng giúp tôi thiếp đi hồi nào không hay..
Đang chập chờn thì giật mình vì cảm thấy có bóng một người nữ đứng quay lưng về phía tôi, đang chăm chú quan sát anh. Hơi thắc mắc vì người này không mặc đồng phục y tá, cũng không có áo khoác của bác sĩ. Áo cô mặc là cái áo đầm màu đen, đính đầy hạt cườm và kim tuyến, nổi bật dưới ánh đèn âm u bên giường bệnh, đúng ra là áo đi tiệc chớ không hạp đi làm. Tôi cố gắng mở mắt để nhìn cho kỹ, à .. có thể đó là một bác sĩ trẻ “on call” chạy thẳng đến từ một buổi tiệc nào đó? Tôi thấy cô ta đứng yên rất lâu, chỉ nhìn anh chớ không khám gì hết, làm tôi càng thắc mắc, tôi lên tiếng:
- Xin lỗi có phải cô là bác sĩ không?
Cô không trả lời. Có thể cô không nghe, tôi lên tiếng lần nữa, giọng nói lớn hơn, thì thấy anh Danny chạy vô hỏi tôi cần gì. Xoay qua xoay lại tôi không thấy cô ấy đâu. Tôi hỏi:
- Bác sĩ khám ra sao rồi?
Danny bảo,
- Sáng mai mới có bác sĩ đến.
Tôi hỏi vậy cái cô đứng bên giường anh hồi nãy là ai mà sao tôi hỏi cô không trả lời. Danny nói không ai được vô phòng này mà không báo cho anh biết, ngoài tôi ra chưa ai được phép vô phòng này hết.
Thấy tôi ngơ ngẩn rồi dớn dác ngó quanh, Danny nhìn tôi. Trong ánh mắt, tôi đọc được anh biết tôi không mơ!
Danny bảo tôi nên trở về nhà nghỉ ngơi vài tiếng, khi nào muốn thì cứ việc trở vô, anh hết ca lúc bảy giờ sáng. Tôi lái xe về nhà. Đêm đó là đêm đầu tiên tôi ở nhà một mình, tự dưng cảm thấy nhớ Micky quá, con “chuột nhắt” của tôi bây giờ chắc đang ngủ ngon bên cạnh bạn nó. Bao nhiêu đèn trong nhà vặn sáng hết. Bấm TiVi lên cho có tiếng động, không hiểu sao sự yên lặng đêm ấy làm tôi không yên tâm.
Tôi không sợ ma! Nhứt định là không sợ, nhưng sao...có gì đó làm tôi bứt rứt, không yên lòng và chút ớn lạnh. Tôi cần ánh sáng, cần không khí sống động trong nhà. Lúc đó chắc khuya lắm rồi, tôi ôm lấy TíNị, cẩu con, vô phòng Micky lên giường nằm rồi mê đi hồi nào chẳng hay. Không biết ngủ được bao lâu thì cô áo đen khi nãy lại hiện ra trong đầu tôi. Tôi bừng dậy. Trời rất lạnh mà mồ hôi chảy ướt cả áo. Cô ta là ai mà sao anh y tá lại không nhìn thấy. Tôi phải vô nhà thương ngay. Đồng hồ trên tường điểm ba giờ sáng.
Vô phòng CCU, cửa phòng số sáu đối diện dãy bàn y tá. Tôi để ý thấy Danny lúc nào cũng túc trực ngay đó, không có anh thì một y tá khác ngồi thế. Trước khi vô phòng tôi dặn anh khi nào bác sĩ tới thì cho tôi hay liền. Danny khẳng định đến sáng mai bác sĩ mới khám. Vô phòng, đến bên giường, anh vẫn thở bằng ống, tôi nói với anh:
- Anh ơi, ráng khoẻ để về nhà, vì nhà mình vắng quá.
Tôi nắm tay anh và thấy hai tay còn buộc dây an toàn dính vô thanh giường, để phòng hờ anh lật té xuống đất. Đã trải qua hai lần mổ nên mỗi lần nhập viện tôi luôn nhắc y tá săn sóc anh cẩn thận, lỡ rớt khỏi giường, chỉ một lần thôi cũng rất nguy hiểm vì có thể làm anh bại liệt.
Anh nằm ngủ rất yên. Tôi lấy thêm mền đắp cho anh. Tôi sẽ ngồi lại đây cho đến khi bị y tá đuổi ra vì tôi nhất định phải gặp lại cái cô áo đen ấy.
Khu CCU quá yên tĩnh, mỗi phòng chỉ có một bệnh nhân buộc dính vào chiếc giường bao quanh bởi cơ khí của những bộ máy tự động, màn hình, dây nhợ, và ống thở. Nó yên đến nỗi tôi có thể đếm từng giọt nhỏ trong bình IV, nghe từng ngụm hơi cùng với tiếng bíp trên màn hình trái tim EKG.
Khu nầy, trong sáu phòng, có sáu người không quen biết nhau, chưa hề gặp mặt. Chẳng phải họ đang cùng nhau đấu tranh với kẻ thù chung là tử thần đó sao? Hay họ đang cùng nhau mong đợi đến một nơi không đớn đau, không cần thuốc men, không cần phụ thuộc vào máy để thở?
Tôi lại ngồi trên ghế hồi nãy, cách không xa giường bao nhiêu. Tôi chọn vị trí đó, những gì xảy ra phía ngoài và ai ra vô tôi đều thấy rõ. Nhìn quanh phòng thấy ánh sáng mờ mờ xanh xanh đỏ đỏ chiếu ra từ những máy điện tử, toàn máy và máy. Từ phía bên giường, nhịp thở phát ra đều đều... không muốn suy nghĩ gì thêm, đầu óc trống rỗng, hình như tôi lại thiếp đi. Không biết vào lúc nào đó, tôi bỗng giật mình bởi cảm giác như một luồng gió thật lạnh từ phía giường anh thổi qua. Cái lạnh rất lạ. Mà dường như cái lạnh này tôi đã cảm nhận được lúc nãy. Ráng mở mắt...kìa, cô ấy đang đứng bên giường.
Xoay lưng về phía tôi. Đúng rồi! Đó là cô gái hồi nãy, cô đứng quan sát anh rất lâu. Chưa lên tiếng, tôi muốn xem cô ấy làm gì và tại sao anh y tá không có mặt trong phòng lúc đó? Nhìn dáng, tôi đoán là một cô người Á Đông, còn trẻ. Tóc cô dài chấm vai, bên phải thẳng nhưng bên trái lại rối bù. Thầm nghĩ cô này làm ban đêm nên không cần chải tóc cho tươm tất. Tôi rất thắc mắc, ráng xoay người để nhìn mặt cô, tôi muốn lên tiếng cho cô biết tôi đang ngồi đây nhưng không tài nào mở miệng được.
Tôi nghiêng người qua một bên, ánh đèn từ phía ngoài chiếu vào...nhìn được, tôi mất hồn, tôi thấy một khoảnh phía trái có gì đó, tóc cô rối nùi...tôi rùng mình. Lạnh càng thêm lạnh, cả người...Bỗng tiếng máy báo động reo lên ầm ỹ sau đó tiếng mấy y tá chạy vô. Tôi nhìn Danny, chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, Danny hỏi tại sao tôi tháo dây an toàn và dây gì đó...cũng bị tháo ra luôn. Chưa kịp trả lời thì họ đuổi tôi ra ngoài phòng đợi.
Tức quá, tôi đi vòng hết khu CCU, phòng nào cũng nhìn vào. Tôi muốn tìm cho ra, xem cô gái kia dù có đi nhanh cách mấy, phải còn lẩn quẩn đâu đây. Đi mấy vòng không thấy cô nên tôi ra ngồi ở phòng đợi. Ngồi đó một hồi, tôi trở vô phòng, chỉ còn mình Danny. Trên gương mặt Danny có nét hốt hoảng. Anh giải thích cho tôi hiểu sợi dây đã bị rút ra là dây trung tâm, nối thẳng vào gân chánh, nếu không hay kịp, bệnh nhân có thể ra máu đến chết.
Tôi hỏi Danny:
- Ai gỡ dây an toàn ra? Ảnh mà té xuống giường thì rất nguy hiểm. Tôi có dặn rất kỹ. À, trước khi báo động xảy ra tôi thấy cô ta đứng ngay bên giường mà. Hay là cô ta tháo ra?
Danny nhìn tôi, không nói gì thêm ngoài câu mà anh đã nói lúc nãy:
- Không có ai vô phòng này mà không có sự đồng ý của tôi. Từ lúc đưa anh ấy vào đây, chỉ có mình cô và tôi vô đây thôi.
Thấy tôi có vẻ bực, anh dẫn tôi đi hết khu CCU, phòng nào cũng nhìn vào và anh còn nói:
- Tất cả y tá làm hôm nay không ai giống như người cô đã nói đâu.
Rồi Danny bảo tôi về nhà nghỉ, có thể tôi bị kiệt sức nên thấy quẩn. Anh hỏi tôi có đạo không? Anh bảo tôi nên cầu nguyện. Tự dưng tôi nổi quạu khi nghe anh nói câu này.
Lái xe về nhà, vẫn còn rất tức giận về cô gái ấy. Tại sao chỉ mình tôi thấy? Trong đó có sáu y tá, cùng với nhân viên ra vô khác, mà không ai thấy là tại sao? Về nhà, còn nguyên quần áo, tôi lên giường, nhắm mắt, đúng ra là lả người vì mệt chớ không phải ngủ.
Đồng hồ báo thức 5:00 giờ sáng, tối qua quên tắt trước khi lên giường. Tôi bật mình dậy, đầu óc rất tỉnh táo. Lái xe trở lại nhà thương để gặp Danny trước khi anh xuống ca lúc bảy giờ. Thấy tôi, Danny chạy theo vô phòng. Danny nói sau khi tôi về, sợi dây an toàn bị tháo lần nữa và anh mất máu rất nhiều. Danny không thể giải thích được tại sao dây an toàn có thể tự tháo ra.
Chính Danny và một cô y tá khác phụ buộc lại để biết chắc anh không thể tự tháo sợi dây ra được. Cả Danny và cô y tá cùng nhau ra vô canh chừng rất kỹ, còn nói chắc chắn cả hai người không thấy anh tỉnh lại dù chỉ một phút từ khi anh được đưa vô phòng này. Danny nói sẽ dẫn tôi vô gặp bà y tá trưởng sáng nay trước khi anh xuống ca nghỉ ba hôm, hôm đó là ngày làm cuối trong tuần của anh.
Sau khi nói chuyện với bà y tá trưởng, bà nói sẽ cử y tá thay phiên nhau ngồi trực 24/24 ngay cửa ra vô để canh chừng anh. Tôi trở về phòng, ngồi trên cái ghế ấy cách giường anh nằm, ngay cửa có cô y tá ngồi trực. Cô ngồi đó và làm việc bằng máy tính để trên cái bàn nhỏ. Cô nhoẻn nụ cười chào tôi. Mặt cô thật phúc hậu, tất cả y tá tôi biết rất dịu hiền, có lẽ đó là bản tánh trời cho nên họ mới chọn ngành này.
Cô nói với tôi cần làm gì thì cứ đi vì lúc nào cũng có một y tá ngồi đây, cô giới thiệu tôi với cô y tá săn sóc anh ban ngày. Tôi thấy đỡ lo phần nào. Sáng hôm đó không việc gì xảy ra, anh ngủ và thở bằng ống trợ thở. Tôi vô sở xin nghỉ vài tuần.
Tối hôm đó trở vô nhà thương. May quá cô y tá ban đêm là người Việt, chị tên Chi. Chị người miền Nam, lớn hơn tôi nên. Đêm đó thật yên lặng, không việc gì xảy ra, có thêm cô y tá khác ngồi trực ngay bên giường. Tôi ra vô như thường lệ và lúc nào cũng ngồi ở cái ghế ấy.
Đang ngồi trong phòng thì chị Chi vào, sau khi làm những việc cần thiết, chị ngồi xuống kế bên tôi và hỏi về bệnh anh. Tôi kể chị nghe về chuyện cô áo đen ấy. Quan sát thấy mặt chị có vẻ hơi bất thường, một vẻ sợ thì đúng hơn. Chị hỏi tôi:
- Em đạo Phật hay Công Giáo?
Chưa trả lời thì chị thò tay ngay cổ lấy ra sợi dây chuyền có hình Đức Phật và nói tiếp:
- Chị làm nhà thương này gần hai mươi năm nay, tượng Phật này giúp chị nhiều lắm. Em lên chùa thỉnh một cái để đeo trong mình.
Chị chỉ nói vậy rồi đi ra làm việc tiếp. Tôi chạy về nhà, lấy tượng Phật nhỏ để trên kệ sách, đó là tượng Phật màu tím hoa cà nhạt mà nhân một dịp đi chùa, một ni cô đưa bảo tôi đeo để được phù hộ. Tôi rất quí và đem về để trên kệ trong phòng con trai. Trở vô nhà thương, gặp chị Chi, tôi đưa chị xem, chị nói:
- Vậy là em sẽ không thấy cô ấy nữa đâu.
Chị kể tôi nghe về cô ấy....
Cách đây ba năm, khoảng nửa đêm, xe cứu thương chở cô ấy vô, cô bị thương trong một tai nạn giao thông. Mất máu rất nhiều. Chị là một trong mấy người có mặt trong phòng cấp cứu đêm đó, bây giờ là khu CCU. Bác sĩ hết sức cứu nhưng vết thương trên đầu quá nặng và cô mất khoảng gần ba giờ sáng. Người mình thì tin có oan hồn. Oan hồn cô ấy hình như cứ lẩn quẩn trong phòng này. Nhưng chị không hiểu sao chỉ có một số người thấy cô, và tôi là một người trong số đó. Nghe xong, tôi hiểu và không còn sợ nữa.
Những đêm sau đó tôi không đem theo tượng Phật vì tôi muốn gặp lại cô. Anh ở trong phòng này hết ba tuần, nhưng cô không xuất hiện lần nào nữa. Có thể cô biết tôi biết sự hiện diện của cô, nên cô không muốn tôi sợ? Hay là chưa đến lúc anh đi nên cô không đến nữa? Cũng có thể, bởi vì đêm đó tôi ngồi cạnh giường, nắm lấy tay anh, tôi thầm nói với cô ấy:
- Nếu đến lúc anh phải ra đi thì cầu xin hãy giúp anh đi một cách bình yên. Ai có số người nấy. Cô ra đi một cách oan uổng, nhưng xin cô đừng làm tôi sợ và đừng bắt anh đi khi anh chưa đến lúc phải ra đi.
Sáng hôm sau tôi vào chùa thắp cho cô ấy một nén nhang.
Cuối tuần qua mấy chị em tụ lại nhà chị Ba chơi, có chị Bảy, chị kế của tôi ghé qua sau khi vừa hết ca làm ở nhà thương, vẫn còn mặc nguyên bộ đồng phục. Thấy bộ đồng phục y tá, tôi nhớ chuyện xưa và nhắc lại chuyện cô gái phòng số sáu. Tưởng chị tôi sẽ cười nhạo:
- Nhỏ này lớn đầu rồi còn đem chuyện huyền bí ra hù con nít...
Nhưng, chị đã không cười mà còn kể cho cả nhà nghe câu chuyện về đứa bé trong khu chị làm.
Chị làm việc trên tầng lầu thứ tư, khu đặc biệt về bịnh tim dành cho bệnh nhân lớn tuổi. Chuyện thằng bé ấy xảy ra mấy năm rồi. Nó, mới bảy tuổi, xe cứu thương đem nó vào cùng với ba má và hai đứa em, sau một tai nạn giao thông. Cả gia đình bị thương nặng, nhưng thoát nạn, chỉ mình nó không qua khỏi. Cứ mỗi đêm, những bệnh nhân nào không ngủ được là thấy nó, vẫn còn quấn băng trắng cho vết thương trên đầu.
Nó đi vòng vòng hết phòng này tới phòng kia chỉ để nói chuyện với những bệnh nhân nào không ngủ được. Mỗi sáng trong tờ báo cáo, có vài người trong số bệnh nhân, nói rằng tối qua họ đã gặp và nói chuyện với nó. Có vài bệnh nhân hỏi chị tôi:
- Khu nhi đồng có gần đây không? Tối nào thằng bé cũng qua nói chuyện, nó nói nhiều lắm, kể đủ chuyện ...
Chị không nói gì cho bệnh nhân biết, thường trả lời rằng lầu thứ tư này hồi trước là khu nhi đồng. Thằng bé đó tên là Eddy.
Có phải linh hồn của những người chết bất đắc kỳ tử, chết oan chết ức, chết khi chưa muốn chết nên còn vấn vương cõi trần!
Nghe chuyện bé Eddy, tôi chạnh nhớ cô gái mà tôi đã gặp mấy năm trước. Không biết cô đã siêu thoát chưa? Hay vẫn còn lẩn quẩn trong phòng số sáu, trong cái nhà thương hướng về phía núi ấy?
Trương Kim Hoàng Thư
PS:// Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. Bài của cô là chuyện có thật, cô kể lại nhân mùa Halloween.
Chuyện xảy ra vào cuối tháng Mười, cách đây bảy năm, mỗi khi nhớ lại cứ tưởng như mới đêm qua.
Chiều thứ năm ấy, như thường lệ, tôi ghé qua vườn trẻ rước con sau khi đi làm về. Vô sân, không thấy anh ngoài vườn tưới cây, công việc mà anh không bao giờ bỏ qua khi những cơn đau chưa kịp làm suy sụp đến tinh thần. Vô phòng thấy anh nằm trên giường, khuôn mặt xanh xao, tôi hỏi:
- Anh có sao không?
Anh nói chờ tôi về chở anh đi bác sĩ. Giờ đó thì các văn phòng bác sĩ đã đóng cửa, phải vô nhà thương thôi. Thường tới lui nhiều lần trong vòng mười năm nay sau một tai nạn giao thông, nên những nhà thương quanh vùng hầu như đã quen mặt với gia đình tôi.
Vào phòng cứu cấp, y tá đo huyết áp, nói với anh:
- Số đo xuống rất thấp.
Sau đó cô tiếp tục làm những việc cần thiết. Tôi thay anh trả lời những câu hỏi đã thuộc lòng, cùng với tấm giấy về tất cả loại thuốc anh đang uống. Mấy lọ thuốc này trị đau nhức, thuốc cho tim, thuốc cho máu, loại kia cho phổi, cho gan… còn đây là những loại thuốc chống lại phản ứng phụ của thuốc này và thuốc kia… cứ thế… danh sách những tên thuốc càng ngày càng dài, liều thuốc càng ngày càng mạnh thêm.
Sau khi làm xong những thủ tục cần thiết, cô y tá cho gọi người phụ lấy xe lăn tay đẩy anh vô giường bệnh nằm phía trong khu cứu cấp.
Ngồi cũng gần hai tiếng, con trai tôi mặc dù còn nhỏ nhưng đã sớm hiểu biết, không được khóc hay nhõng nhẽo, chỉ lẳng lặng lấy sách ra đọc từ cái túi tôi mang theo. Thỉnh thoảng nó liếc nhìn cha đang nằm lim dim mệt mỏi. Yên lặng một hồi anh nói tôi ngồi đây cũng không làm gì, với lại anh thấy đỡ mệt nhiều, anh bảo tôi chở con trai lên trang trại, cách nhà một dặm đường hướng núi, là chỗ giữ con ngựa tên Cana của con tôi. Tôi hỏi thăm, anh nói em ngồi đợi cũng không sao, nhưng anh nhất định bảo tôi dẫn con ra ngoài cho đầu óc thoải mái một chút.
Nghe lời anh, hai mẹ con lên trang trại, từ nhà đi chỉ khoảng hai phút lái xe. Ở đó độ nửa tiếng, tôi ghé ngang nhà để lấy chút đồ ăn cho con, định xong sẽ trở vô nhà thương. Đang lụi hụi trong bếp thì nghe tiếng cổng mở, nhìn ra tôi mất hồn vì anh đang đứng ngoài cổng. Hôm đó lần đầu tiên tôi thấy cái mặt "xanh như tàu lá chuối" là xanh như thế nào. Tôi hỏi:
- Sao anh không đợi em đến nhà thương đón?
Anh nói:
- Nhà thương đó không làm gì hết, về nhà cho xong!
Tôi hơi lo nhưng không hỏi thêm vì đây không phải lần đầu anh trốn nhà thương về mà là lần thứ thứ chín hay mười gì đó. Anh còn mặc áo của bệnh viện, cái áo bận ngược về phía sau chỉ có một sợi dây. Biết anh còn bịnh rất nặng, vì thấy anh yếu quá, nhưng tôi không nói gì. Coi đồng hồ, lúc đó khoảng bảy giờ tối. Anh vô giường nằm.
Tôi cho con ăn xong, thấy anh ra ngồi trên ghế, hơi thở rất yếu. Anh bảo tôi chắc phải trở vô nhà thương nhưng nhất định muốn đi nhà thương khác.
Lái xe tới một nhà thương gần nhà, chạy vòng một hồi không thấy phòng cấp cứu đâu cả, tìm ra cổng chánh, gặp ông gác cổng, ông bảo rằng đây là nhà thương dành cho bệnh ung thư, chỉ có xe cứu thương đem vô thôi chớ tự mình vô không được. Ông viết cho tôi địa chỉ của một nhà thương cách nhà tôi khoảng mười phút lái xe, hướng trên núi, gần nhà mà tôi không hề biết. Chắc lúc đó anh có cảm giác kỳ này sẽ ở lại nhà thương lâu, nên anh bảo tôi gởi ai trông coi con vài hôm. Tôi gọi điện thoại cho nhỏ bạn, nó có đứa con trai bằng tuổi con tôi, nhờ nó vài hôm. Tôi hôn con, nó vui và hí hửng vì được ngủ ở nhà bạn lần đầu tiên.
Theo lời hướng dẫn, tôi đưa anh đến nhà thương hướng trên núi. Vô phòng cấp cứu. Lúc đó anh vẫn còn tỉnh, nằm trên giường, nước biển đã vô, sau khi trả lời mấy câu hỏi của cô y tá, anh nhắm mắt, cô y tá bước ra ngoài. Tôi kéo ghế ngồi kế bên giường, nhìn anh ngủ. Một hồi tôi thấy sao mặt anh không còn màu xanh mà trở nên trắng bệch, trắng như giấy và như không có chút sức lực nào. Vừa nghĩ đến đó thì tôi nghe tiếng máy báo động kêu ầm lên, cô y tá ban nãy chạy vào, mấy bác sĩ và những y tá khác, tất cả chạy vào bao quanh giường anh.
Tôi đứng lên chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì cô y tá đã kéo tôi ra khỏi phòng vừa, hỏi anh có làm tờ chỉ thị y tế không? (Đó là tờ chỉ thị để tự quyết định những phương pháp điều trị y tế mình muốn, hoặc quyền không muốn điều trị, để khi mình bị bịnh nặng không còn đủ lý trí và nói chuyện với bác sĩ.) Tôi bảo là không có. Tôi hỏi anh ấy có sao không, cô không trả lời mà xoay trở vào phòng.
Đứng bên ngoài nhưng tôi thấy rõ những gì xảy ra phía sau tấm màn. Tôi nhớ nghe máy nhắn liên tục "Code Blue", tôi không trong ngành y nhưng biết đại khái đó là báo động khi nào có bệnh nhân ngưng thở. Bên kia màn, tiếng bác sĩ ra lệnh:
- 3, 2, and charge...
Bác sĩ đang truyền điện vô người anh, một và hai lần, rồi tôi nghe tiếng ai đó nói:
- Tôi bắt được nhịp tim rồi...
Tôi chết đứng trong mấy phút. Sau đó, tất cả trở lại yên lặng.
Nhịp tim anh đã đập trở lại, nhưng phải cần đến máy trợ thở. Bác sĩ và mấy y tá đã đi ra, qua phòng bịnh nhân khác, tôi trở lại ngồi kế bên giường. Cô y tá của anh là người Đại Hàn, thấy tôi mất hồn nên cô đem cho ly nước lạnh, bảo tôi uống. Cô giải thích cho tôi biết sự việc đã xảy ra và nói là họ sẽ chuyển anh sang khu CCU (Critical Care Unit).
Bước ra ngoài sân, trời đã tối mịt, lạnh buốt, nhìn đồng hồ chưa đến chín giờ, tôi cố hít một ngụm không khí tươi mát. Có lẽ tôi vừa mới kề cận bên sự chết sống cho nên đêm đó tôi thấy không khí nó khác với mọi lúc bình thường... rất tinh khiết...rất quí...rất cần.
Tôi gọi điện thoại hỏi thăm con trai, nhỏ bạn nói đã cho hai đứa ngủ. Tôi cám ơn nhỏ bạn và chúc nó ngủ ngon.
Trở vô phòng cấp cứu được cô y tá cho biết đang sửa soạn chuyển anh sang bên CCU. Vơ lấy cái bóp và vài thứ trong áo anh mặc khi vô nhà thương, tôi lẽo đẽo theo hai nhân viên trẻ đẩy chiếc giường dọc qua những hành lang trong nhà thương. Hành lang cảm thấy rất lạnh đêm đó, cái lạnh của bệnh viện và mùi... của không khí chết. Đường đến CCU sao dài thăm thẳm.
Khu CCU này có sáu phòng, dành cho những bệnh nặng, phòng nào cũng toàn máy móc, mỗi y tá săn sóc riêng cho một bệnh nhân. Họ đẩy anh vô phòng số sáu, anh y tá người Phi tên Danny, vẻ mặt hiền lành, giải thích vài điều với tôi và lấy số điện thoại để liên lạc lỡ có chuyện cấp bách. Anh bảo trong đây không cho người nhà ngủ lại, nhưng tôi có quyền ra vô bất cứ lúc nào cũng được. Anh lấy cho tôi cái ghế để bên giường và bảo tôi ngồi đó nhắm mắt cho đỡ mệt. May thay lúc nào cũng đem theo cái áo len nên không bị cóng bởi cái lạnh buốt da cắt thịt trong phòng này. Mệt cùng với lạnh trong phòng giúp tôi thiếp đi hồi nào không hay..
Đang chập chờn thì giật mình vì cảm thấy có bóng một người nữ đứng quay lưng về phía tôi, đang chăm chú quan sát anh. Hơi thắc mắc vì người này không mặc đồng phục y tá, cũng không có áo khoác của bác sĩ. Áo cô mặc là cái áo đầm màu đen, đính đầy hạt cườm và kim tuyến, nổi bật dưới ánh đèn âm u bên giường bệnh, đúng ra là áo đi tiệc chớ không hạp đi làm. Tôi cố gắng mở mắt để nhìn cho kỹ, à .. có thể đó là một bác sĩ trẻ “on call” chạy thẳng đến từ một buổi tiệc nào đó? Tôi thấy cô ta đứng yên rất lâu, chỉ nhìn anh chớ không khám gì hết, làm tôi càng thắc mắc, tôi lên tiếng:
- Xin lỗi có phải cô là bác sĩ không?
Cô không trả lời. Có thể cô không nghe, tôi lên tiếng lần nữa, giọng nói lớn hơn, thì thấy anh Danny chạy vô hỏi tôi cần gì. Xoay qua xoay lại tôi không thấy cô ấy đâu. Tôi hỏi:
- Bác sĩ khám ra sao rồi?
Danny bảo,
- Sáng mai mới có bác sĩ đến.
Tôi hỏi vậy cái cô đứng bên giường anh hồi nãy là ai mà sao tôi hỏi cô không trả lời. Danny nói không ai được vô phòng này mà không báo cho anh biết, ngoài tôi ra chưa ai được phép vô phòng này hết.
Thấy tôi ngơ ngẩn rồi dớn dác ngó quanh, Danny nhìn tôi. Trong ánh mắt, tôi đọc được anh biết tôi không mơ!
Danny bảo tôi nên trở về nhà nghỉ ngơi vài tiếng, khi nào muốn thì cứ việc trở vô, anh hết ca lúc bảy giờ sáng. Tôi lái xe về nhà. Đêm đó là đêm đầu tiên tôi ở nhà một mình, tự dưng cảm thấy nhớ Micky quá, con “chuột nhắt” của tôi bây giờ chắc đang ngủ ngon bên cạnh bạn nó. Bao nhiêu đèn trong nhà vặn sáng hết. Bấm TiVi lên cho có tiếng động, không hiểu sao sự yên lặng đêm ấy làm tôi không yên tâm.
Tôi không sợ ma! Nhứt định là không sợ, nhưng sao...có gì đó làm tôi bứt rứt, không yên lòng và chút ớn lạnh. Tôi cần ánh sáng, cần không khí sống động trong nhà. Lúc đó chắc khuya lắm rồi, tôi ôm lấy TíNị, cẩu con, vô phòng Micky lên giường nằm rồi mê đi hồi nào chẳng hay. Không biết ngủ được bao lâu thì cô áo đen khi nãy lại hiện ra trong đầu tôi. Tôi bừng dậy. Trời rất lạnh mà mồ hôi chảy ướt cả áo. Cô ta là ai mà sao anh y tá lại không nhìn thấy. Tôi phải vô nhà thương ngay. Đồng hồ trên tường điểm ba giờ sáng.
Vô phòng CCU, cửa phòng số sáu đối diện dãy bàn y tá. Tôi để ý thấy Danny lúc nào cũng túc trực ngay đó, không có anh thì một y tá khác ngồi thế. Trước khi vô phòng tôi dặn anh khi nào bác sĩ tới thì cho tôi hay liền. Danny khẳng định đến sáng mai bác sĩ mới khám. Vô phòng, đến bên giường, anh vẫn thở bằng ống, tôi nói với anh:
- Anh ơi, ráng khoẻ để về nhà, vì nhà mình vắng quá.
Tôi nắm tay anh và thấy hai tay còn buộc dây an toàn dính vô thanh giường, để phòng hờ anh lật té xuống đất. Đã trải qua hai lần mổ nên mỗi lần nhập viện tôi luôn nhắc y tá săn sóc anh cẩn thận, lỡ rớt khỏi giường, chỉ một lần thôi cũng rất nguy hiểm vì có thể làm anh bại liệt.
Anh nằm ngủ rất yên. Tôi lấy thêm mền đắp cho anh. Tôi sẽ ngồi lại đây cho đến khi bị y tá đuổi ra vì tôi nhất định phải gặp lại cái cô áo đen ấy.
Khu CCU quá yên tĩnh, mỗi phòng chỉ có một bệnh nhân buộc dính vào chiếc giường bao quanh bởi cơ khí của những bộ máy tự động, màn hình, dây nhợ, và ống thở. Nó yên đến nỗi tôi có thể đếm từng giọt nhỏ trong bình IV, nghe từng ngụm hơi cùng với tiếng bíp trên màn hình trái tim EKG.
Khu nầy, trong sáu phòng, có sáu người không quen biết nhau, chưa hề gặp mặt. Chẳng phải họ đang cùng nhau đấu tranh với kẻ thù chung là tử thần đó sao? Hay họ đang cùng nhau mong đợi đến một nơi không đớn đau, không cần thuốc men, không cần phụ thuộc vào máy để thở?
Tôi lại ngồi trên ghế hồi nãy, cách không xa giường bao nhiêu. Tôi chọn vị trí đó, những gì xảy ra phía ngoài và ai ra vô tôi đều thấy rõ. Nhìn quanh phòng thấy ánh sáng mờ mờ xanh xanh đỏ đỏ chiếu ra từ những máy điện tử, toàn máy và máy. Từ phía bên giường, nhịp thở phát ra đều đều... không muốn suy nghĩ gì thêm, đầu óc trống rỗng, hình như tôi lại thiếp đi. Không biết vào lúc nào đó, tôi bỗng giật mình bởi cảm giác như một luồng gió thật lạnh từ phía giường anh thổi qua. Cái lạnh rất lạ. Mà dường như cái lạnh này tôi đã cảm nhận được lúc nãy. Ráng mở mắt...kìa, cô ấy đang đứng bên giường.
Xoay lưng về phía tôi. Đúng rồi! Đó là cô gái hồi nãy, cô đứng quan sát anh rất lâu. Chưa lên tiếng, tôi muốn xem cô ấy làm gì và tại sao anh y tá không có mặt trong phòng lúc đó? Nhìn dáng, tôi đoán là một cô người Á Đông, còn trẻ. Tóc cô dài chấm vai, bên phải thẳng nhưng bên trái lại rối bù. Thầm nghĩ cô này làm ban đêm nên không cần chải tóc cho tươm tất. Tôi rất thắc mắc, ráng xoay người để nhìn mặt cô, tôi muốn lên tiếng cho cô biết tôi đang ngồi đây nhưng không tài nào mở miệng được.
Tôi nghiêng người qua một bên, ánh đèn từ phía ngoài chiếu vào...nhìn được, tôi mất hồn, tôi thấy một khoảnh phía trái có gì đó, tóc cô rối nùi...tôi rùng mình. Lạnh càng thêm lạnh, cả người...Bỗng tiếng máy báo động reo lên ầm ỹ sau đó tiếng mấy y tá chạy vô. Tôi nhìn Danny, chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, Danny hỏi tại sao tôi tháo dây an toàn và dây gì đó...cũng bị tháo ra luôn. Chưa kịp trả lời thì họ đuổi tôi ra ngoài phòng đợi.
Tức quá, tôi đi vòng hết khu CCU, phòng nào cũng nhìn vào. Tôi muốn tìm cho ra, xem cô gái kia dù có đi nhanh cách mấy, phải còn lẩn quẩn đâu đây. Đi mấy vòng không thấy cô nên tôi ra ngồi ở phòng đợi. Ngồi đó một hồi, tôi trở vô phòng, chỉ còn mình Danny. Trên gương mặt Danny có nét hốt hoảng. Anh giải thích cho tôi hiểu sợi dây đã bị rút ra là dây trung tâm, nối thẳng vào gân chánh, nếu không hay kịp, bệnh nhân có thể ra máu đến chết.
Tôi hỏi Danny:
- Ai gỡ dây an toàn ra? Ảnh mà té xuống giường thì rất nguy hiểm. Tôi có dặn rất kỹ. À, trước khi báo động xảy ra tôi thấy cô ta đứng ngay bên giường mà. Hay là cô ta tháo ra?
Danny nhìn tôi, không nói gì thêm ngoài câu mà anh đã nói lúc nãy:
- Không có ai vô phòng này mà không có sự đồng ý của tôi. Từ lúc đưa anh ấy vào đây, chỉ có mình cô và tôi vô đây thôi.
Thấy tôi có vẻ bực, anh dẫn tôi đi hết khu CCU, phòng nào cũng nhìn vào và anh còn nói:
- Tất cả y tá làm hôm nay không ai giống như người cô đã nói đâu.
Rồi Danny bảo tôi về nhà nghỉ, có thể tôi bị kiệt sức nên thấy quẩn. Anh hỏi tôi có đạo không? Anh bảo tôi nên cầu nguyện. Tự dưng tôi nổi quạu khi nghe anh nói câu này.
Lái xe về nhà, vẫn còn rất tức giận về cô gái ấy. Tại sao chỉ mình tôi thấy? Trong đó có sáu y tá, cùng với nhân viên ra vô khác, mà không ai thấy là tại sao? Về nhà, còn nguyên quần áo, tôi lên giường, nhắm mắt, đúng ra là lả người vì mệt chớ không phải ngủ.
Đồng hồ báo thức 5:00 giờ sáng, tối qua quên tắt trước khi lên giường. Tôi bật mình dậy, đầu óc rất tỉnh táo. Lái xe trở lại nhà thương để gặp Danny trước khi anh xuống ca lúc bảy giờ. Thấy tôi, Danny chạy theo vô phòng. Danny nói sau khi tôi về, sợi dây an toàn bị tháo lần nữa và anh mất máu rất nhiều. Danny không thể giải thích được tại sao dây an toàn có thể tự tháo ra.
Chính Danny và một cô y tá khác phụ buộc lại để biết chắc anh không thể tự tháo sợi dây ra được. Cả Danny và cô y tá cùng nhau ra vô canh chừng rất kỹ, còn nói chắc chắn cả hai người không thấy anh tỉnh lại dù chỉ một phút từ khi anh được đưa vô phòng này. Danny nói sẽ dẫn tôi vô gặp bà y tá trưởng sáng nay trước khi anh xuống ca nghỉ ba hôm, hôm đó là ngày làm cuối trong tuần của anh.
Sau khi nói chuyện với bà y tá trưởng, bà nói sẽ cử y tá thay phiên nhau ngồi trực 24/24 ngay cửa ra vô để canh chừng anh. Tôi trở về phòng, ngồi trên cái ghế ấy cách giường anh nằm, ngay cửa có cô y tá ngồi trực. Cô ngồi đó và làm việc bằng máy tính để trên cái bàn nhỏ. Cô nhoẻn nụ cười chào tôi. Mặt cô thật phúc hậu, tất cả y tá tôi biết rất dịu hiền, có lẽ đó là bản tánh trời cho nên họ mới chọn ngành này.
Cô nói với tôi cần làm gì thì cứ đi vì lúc nào cũng có một y tá ngồi đây, cô giới thiệu tôi với cô y tá săn sóc anh ban ngày. Tôi thấy đỡ lo phần nào. Sáng hôm đó không việc gì xảy ra, anh ngủ và thở bằng ống trợ thở. Tôi vô sở xin nghỉ vài tuần.
Tối hôm đó trở vô nhà thương. May quá cô y tá ban đêm là người Việt, chị tên Chi. Chị người miền Nam, lớn hơn tôi nên. Đêm đó thật yên lặng, không việc gì xảy ra, có thêm cô y tá khác ngồi trực ngay bên giường. Tôi ra vô như thường lệ và lúc nào cũng ngồi ở cái ghế ấy.
Đang ngồi trong phòng thì chị Chi vào, sau khi làm những việc cần thiết, chị ngồi xuống kế bên tôi và hỏi về bệnh anh. Tôi kể chị nghe về chuyện cô áo đen ấy. Quan sát thấy mặt chị có vẻ hơi bất thường, một vẻ sợ thì đúng hơn. Chị hỏi tôi:
- Em đạo Phật hay Công Giáo?
Chưa trả lời thì chị thò tay ngay cổ lấy ra sợi dây chuyền có hình Đức Phật và nói tiếp:
- Chị làm nhà thương này gần hai mươi năm nay, tượng Phật này giúp chị nhiều lắm. Em lên chùa thỉnh một cái để đeo trong mình.
Chị chỉ nói vậy rồi đi ra làm việc tiếp. Tôi chạy về nhà, lấy tượng Phật nhỏ để trên kệ sách, đó là tượng Phật màu tím hoa cà nhạt mà nhân một dịp đi chùa, một ni cô đưa bảo tôi đeo để được phù hộ. Tôi rất quí và đem về để trên kệ trong phòng con trai. Trở vô nhà thương, gặp chị Chi, tôi đưa chị xem, chị nói:
- Vậy là em sẽ không thấy cô ấy nữa đâu.
Chị kể tôi nghe về cô ấy....
Cách đây ba năm, khoảng nửa đêm, xe cứu thương chở cô ấy vô, cô bị thương trong một tai nạn giao thông. Mất máu rất nhiều. Chị là một trong mấy người có mặt trong phòng cấp cứu đêm đó, bây giờ là khu CCU. Bác sĩ hết sức cứu nhưng vết thương trên đầu quá nặng và cô mất khoảng gần ba giờ sáng. Người mình thì tin có oan hồn. Oan hồn cô ấy hình như cứ lẩn quẩn trong phòng này. Nhưng chị không hiểu sao chỉ có một số người thấy cô, và tôi là một người trong số đó. Nghe xong, tôi hiểu và không còn sợ nữa.
Những đêm sau đó tôi không đem theo tượng Phật vì tôi muốn gặp lại cô. Anh ở trong phòng này hết ba tuần, nhưng cô không xuất hiện lần nào nữa. Có thể cô biết tôi biết sự hiện diện của cô, nên cô không muốn tôi sợ? Hay là chưa đến lúc anh đi nên cô không đến nữa? Cũng có thể, bởi vì đêm đó tôi ngồi cạnh giường, nắm lấy tay anh, tôi thầm nói với cô ấy:
- Nếu đến lúc anh phải ra đi thì cầu xin hãy giúp anh đi một cách bình yên. Ai có số người nấy. Cô ra đi một cách oan uổng, nhưng xin cô đừng làm tôi sợ và đừng bắt anh đi khi anh chưa đến lúc phải ra đi.
Sáng hôm sau tôi vào chùa thắp cho cô ấy một nén nhang.
Cuối tuần qua mấy chị em tụ lại nhà chị Ba chơi, có chị Bảy, chị kế của tôi ghé qua sau khi vừa hết ca làm ở nhà thương, vẫn còn mặc nguyên bộ đồng phục. Thấy bộ đồng phục y tá, tôi nhớ chuyện xưa và nhắc lại chuyện cô gái phòng số sáu. Tưởng chị tôi sẽ cười nhạo:
- Nhỏ này lớn đầu rồi còn đem chuyện huyền bí ra hù con nít...
Nhưng, chị đã không cười mà còn kể cho cả nhà nghe câu chuyện về đứa bé trong khu chị làm.
Chị làm việc trên tầng lầu thứ tư, khu đặc biệt về bịnh tim dành cho bệnh nhân lớn tuổi. Chuyện thằng bé ấy xảy ra mấy năm rồi. Nó, mới bảy tuổi, xe cứu thương đem nó vào cùng với ba má và hai đứa em, sau một tai nạn giao thông. Cả gia đình bị thương nặng, nhưng thoát nạn, chỉ mình nó không qua khỏi. Cứ mỗi đêm, những bệnh nhân nào không ngủ được là thấy nó, vẫn còn quấn băng trắng cho vết thương trên đầu.
Nó đi vòng vòng hết phòng này tới phòng kia chỉ để nói chuyện với những bệnh nhân nào không ngủ được. Mỗi sáng trong tờ báo cáo, có vài người trong số bệnh nhân, nói rằng tối qua họ đã gặp và nói chuyện với nó. Có vài bệnh nhân hỏi chị tôi:
- Khu nhi đồng có gần đây không? Tối nào thằng bé cũng qua nói chuyện, nó nói nhiều lắm, kể đủ chuyện ...
Chị không nói gì cho bệnh nhân biết, thường trả lời rằng lầu thứ tư này hồi trước là khu nhi đồng. Thằng bé đó tên là Eddy.
Có phải linh hồn của những người chết bất đắc kỳ tử, chết oan chết ức, chết khi chưa muốn chết nên còn vấn vương cõi trần!
Nghe chuyện bé Eddy, tôi chạnh nhớ cô gái mà tôi đã gặp mấy năm trước. Không biết cô đã siêu thoát chưa? Hay vẫn còn lẩn quẩn trong phòng số sáu, trong cái nhà thương hướng về phía núi ấy?
Trương Kim Hoàng Thư
PS:// Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. Bài của cô là chuyện có thật, cô kể lại nhân mùa Halloween.
hiendde
21/11/2012
HOẢNG HỐT VÌ MA QUẬY TƯNG BỪNG TRONG QUÁN RƯỢU
Con ma đã lọt vào quán, bật đèn điện linh tinh, tắt bật các máy chơi xèng...
Chủ quán rượu Manchester Arms tại nước Anh, đã chụp lại được hình ảnh một hồn ma quậy phá quán rượu của mình trên camera an ninh. Con ma đã lọt vào quán, bật đèn điện linh tinh, tắt bật các máy chơi xèng và mở van bia, rượu gây ngập sàn nhà.
Bà chủ Lisa và ông chủ Mark mua lại quán Bar Old Town cách đây mười tuần, và đã có rất nhiều những điều bí hiểm xảy ra. Nhiều người ở quán cho biết, đôi khi, họ có cảm giác như có người đang nghịch tóc của họ vậy.
Đoạn phim cho thấy một ánh sáng trắng, nhưng cô Lisa ba mươi tám tuổi lại cho rằng, đó là một người phụ nữ tuổi tứ tuần và mặc một chiếc áo lông thú. Lisa nói:
- Đôi khi, bạn cảm thấy như có ai đó sau bạn, khi xoay người lại, bạn sẽ chỉ kịp nhận thấy một chiếc bóng qua góc mắt, và rồi sẽ chẳng thấy ai nữa cả. Sau đó, tôi đã không thể tin được khi xem lại các cảnh quay qua camera an ninh.
Tối ngày 1-11, cô Lisa chuẩn bị đi ngủ thì cô qua kiểm tra máy tính, cô phát hiện một điều bất thường trên màn hình máy tính. Cô nói:
- Tôi gọi điện cho một người phục vụ và hỏi cô ấy xem có ai khác người đó không, cô ta nói không có, nhưng tôi chắc chắn là có một người phụ nữ trên màn hình. Tôi chạy xuống cầu thang để xem thì không có gì ở đó cả.
kenh14
Con ma đã lọt vào quán, bật đèn điện linh tinh, tắt bật các máy chơi xèng...
Chủ quán rượu Manchester Arms tại nước Anh, đã chụp lại được hình ảnh một hồn ma quậy phá quán rượu của mình trên camera an ninh. Con ma đã lọt vào quán, bật đèn điện linh tinh, tắt bật các máy chơi xèng và mở van bia, rượu gây ngập sàn nhà.
Bà chủ Lisa và ông chủ Mark mua lại quán Bar Old Town cách đây mười tuần, và đã có rất nhiều những điều bí hiểm xảy ra. Nhiều người ở quán cho biết, đôi khi, họ có cảm giác như có người đang nghịch tóc của họ vậy.
Đoạn phim cho thấy một ánh sáng trắng, nhưng cô Lisa ba mươi tám tuổi lại cho rằng, đó là một người phụ nữ tuổi tứ tuần và mặc một chiếc áo lông thú. Lisa nói:
- Đôi khi, bạn cảm thấy như có ai đó sau bạn, khi xoay người lại, bạn sẽ chỉ kịp nhận thấy một chiếc bóng qua góc mắt, và rồi sẽ chẳng thấy ai nữa cả. Sau đó, tôi đã không thể tin được khi xem lại các cảnh quay qua camera an ninh.
Tối ngày 1-11, cô Lisa chuẩn bị đi ngủ thì cô qua kiểm tra máy tính, cô phát hiện một điều bất thường trên màn hình máy tính. Cô nói:
- Tôi gọi điện cho một người phục vụ và hỏi cô ấy xem có ai khác người đó không, cô ta nói không có, nhưng tôi chắc chắn là có một người phụ nữ trên màn hình. Tôi chạy xuống cầu thang để xem thì không có gì ở đó cả.
kenh14
hiendde
21/11/2012
NỮ Y TÁ TỰ NHẬN MÌNH NHÌN ĐƯỢC HÌNH ẢNH NGƯỜI ĐÃ KHUẤT
Người phụ nữ này cho biết mình có giác quan thứ sáu nhạy cảm, có khả năng nhìn thấy hình ảnh và cảm nhận được suy nghĩ của người đã khuất.
Người phụ nữ với khả năng đặc biệt
Nhìn thấy người chết là việc bình thường với bác sĩ và y tá làm việc trong các bệnh viện, nhưng nhìn thấy hình ảnh và cảm nhận được suy nghĩ của người đã khuất, lại là điều khiến người khác hiếu kỳ, vì đến nay điều này vẫn chưa có lời giải thích thuyết phục.
Bà mẹ hai con Debra Chalmers ba mươi sáu tuổi, đã từ bỏ công việc làm y tá với thu nhập 50.000 bảng một năm (gần 1,7 tỷ đồng) để toàn tâm toàn ý cho công việc mới có liên quan giác quan thứ sáu của mình.
Theo Debra, cô nhận ra khả năng đặc biệt của mình từ năm 1999, khi nhìn thấy hình ảnh một phụ nữ đã khuất đi lại trong bệnh viện, và chạm tay vào rèm cửa trong khi các y tá đồng nghiệp chỉ thấy tấm rèm đung đưa.
Debra đến từ Spennymoor, County Durham, Anh Quốc, cho hay cô có giác quan thứ sáu và có thể nhìn thấy hình ảnh người đã khuất từ năm ba tuổi, nhưng khi đó cô còn quá nhỏ nên luôn cảm thấy sợ hãi. Phải đến khi trở thành y tá, Debra mới nhận ra đó là món quà quý giá mà mình đã được ban tặng.
Với giác quan thứ sáu, thậm chí cô có thể biết được người phụ nữ vừa đi qua có bầu hay không. Debra có thể cảm nhận được suy nghĩ của người đã khuất hay những cơn đau và nỗi buồn của bệnh nhân. Cựu y tá này cho hay:
- Tôi thường thấy nhiều bệnh nhân đã mất, vẫn lang thang dọc hành lang bệnh viện. Nhưng tôi không thể nói với người khác, họ sẽ nghĩ rằng tôi bị điên. Bình thường, tôi không tiết lộ những gì mình đã thấy, ngoại trừ một lần tôi nói với một cô thợ cắt tóc rằng, cô ấy sẽ gặp biến cố lớn trong đời, nhưng phải giữ vững niềm tin thì mới vượt qua được.
Khả năng của Debra sau đó được nhiều người biết đến, cùng với những lời mời cộng tác và khoản thù lao hứa hẹn trong mơ, tuy nhiên cô đều từ chối. Thay vào đó, cô bàn bạc với chồng, tổ chức các buổi nói chuyện về giác quan thứ sáu vào buổi tối để quyên góp tiền từ thiện. Buổi đầu tiên thành công ngoài dự kiến với một trăm khán giả và khoản quyên góp năm ngàn bảng (gần 170 triệu đồng).
Trong số các khán giả của Debra, nhiều người tìm đến chỉ với mục đích nghe những điều có vẻ kỳ bí không thực. Tuy nhiên một lần, khi chương trình đang diễn ra, bỗng nhiên có một phụ nữ xin lên gặp Debra. Thì ra đó chính là cô thợ cắt tóc năm nào. Cô đã gặp một tai nạn nghiêm trọng, nhưng nhờ nghe lời của Debra, mà cô đã giữ vững niềm tin, kiên trì điều trị và đã khỏe mạnh.
Vẫn là ẩn số
Debra không phải là trường hợp đầu tiên và duy nhất có giác quan thứ sáu. Nhiều trường hợp cũng đã từng được ghi nhận là có sự tồn tại khả năng đặc biệt này. Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill 1874 – 1965, đã một lần thoát chết trong trận đánh của không quân phát xít Đức nhờ giác quan thứ sáu.
Năm 1944, khi máy bay của Đức ập đến, linh tính mách bảo khiến ông không chịu vào xe người tài xế đã nổ máy chờ sẵn mà vòng ra phía sau. Đúng lúc ấy, một quả bom nổ ngay cạnh cửa xe, chỗ ông vừa đứng.
Hay trường hợp của nhà thơ Nga Mikhail Yuryevich Lermontov 1814 – 1841, cũng là một minh chứng của giác quan thứ sáu. Theo ông kể lại, khi còn là sĩ quan biên phòng ở Kabkaz, một hôm đang ngồi chơi bài với lính của mình thì ông thấy một người có vẻ mặt khác lạ. Ông bèn nói với người đó rằng:
- Có lẽ anh sắp chết bất đắc kỳ tử, anh nên ngủ lại đồn biên phòng, để mai hãy về.
Người lính này không tin và đã ra về. Kết quả là anh bị một người say rượu đâm chết trên đường. Trên đây chỉ là ba trong số các trường hợp đã được ghi nhận có liên quan đến giác quan thứ sáu.
Nhiều nhà khoa học tin rằng tất cả chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác “biết trước một điều gì”, điển hình là giấc mơ “điềm báo” cho những gì sắp xảy ra. Tuy nhiên, mức độ và tần suất “linh cảm” ở mỗi người không hề giống nhau.
Mặc dù hiện tượng “linh cảm” đã xuất hiện từ thời xa xưa và ngành khoa học nghiên cứu về giác quan thứ sáu đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn còn rất nhiều câu hỏi bí ẩn chưa có lời giải. Cho đến nay, giác quan thứ sáu vẫn là thách thức lớn khiến các nhà khoa học phải đau đầu để giải mã.
afamily
Người phụ nữ này cho biết mình có giác quan thứ sáu nhạy cảm, có khả năng nhìn thấy hình ảnh và cảm nhận được suy nghĩ của người đã khuất.
Người phụ nữ với khả năng đặc biệt
Nhìn thấy người chết là việc bình thường với bác sĩ và y tá làm việc trong các bệnh viện, nhưng nhìn thấy hình ảnh và cảm nhận được suy nghĩ của người đã khuất, lại là điều khiến người khác hiếu kỳ, vì đến nay điều này vẫn chưa có lời giải thích thuyết phục.
Bà mẹ hai con Debra Chalmers ba mươi sáu tuổi, đã từ bỏ công việc làm y tá với thu nhập 50.000 bảng một năm (gần 1,7 tỷ đồng) để toàn tâm toàn ý cho công việc mới có liên quan giác quan thứ sáu của mình.
Theo Debra, cô nhận ra khả năng đặc biệt của mình từ năm 1999, khi nhìn thấy hình ảnh một phụ nữ đã khuất đi lại trong bệnh viện, và chạm tay vào rèm cửa trong khi các y tá đồng nghiệp chỉ thấy tấm rèm đung đưa.
Debra đến từ Spennymoor, County Durham, Anh Quốc, cho hay cô có giác quan thứ sáu và có thể nhìn thấy hình ảnh người đã khuất từ năm ba tuổi, nhưng khi đó cô còn quá nhỏ nên luôn cảm thấy sợ hãi. Phải đến khi trở thành y tá, Debra mới nhận ra đó là món quà quý giá mà mình đã được ban tặng.
Với giác quan thứ sáu, thậm chí cô có thể biết được người phụ nữ vừa đi qua có bầu hay không. Debra có thể cảm nhận được suy nghĩ của người đã khuất hay những cơn đau và nỗi buồn của bệnh nhân. Cựu y tá này cho hay:
- Tôi thường thấy nhiều bệnh nhân đã mất, vẫn lang thang dọc hành lang bệnh viện. Nhưng tôi không thể nói với người khác, họ sẽ nghĩ rằng tôi bị điên. Bình thường, tôi không tiết lộ những gì mình đã thấy, ngoại trừ một lần tôi nói với một cô thợ cắt tóc rằng, cô ấy sẽ gặp biến cố lớn trong đời, nhưng phải giữ vững niềm tin thì mới vượt qua được.
Khả năng của Debra sau đó được nhiều người biết đến, cùng với những lời mời cộng tác và khoản thù lao hứa hẹn trong mơ, tuy nhiên cô đều từ chối. Thay vào đó, cô bàn bạc với chồng, tổ chức các buổi nói chuyện về giác quan thứ sáu vào buổi tối để quyên góp tiền từ thiện. Buổi đầu tiên thành công ngoài dự kiến với một trăm khán giả và khoản quyên góp năm ngàn bảng (gần 170 triệu đồng).
Trong số các khán giả của Debra, nhiều người tìm đến chỉ với mục đích nghe những điều có vẻ kỳ bí không thực. Tuy nhiên một lần, khi chương trình đang diễn ra, bỗng nhiên có một phụ nữ xin lên gặp Debra. Thì ra đó chính là cô thợ cắt tóc năm nào. Cô đã gặp một tai nạn nghiêm trọng, nhưng nhờ nghe lời của Debra, mà cô đã giữ vững niềm tin, kiên trì điều trị và đã khỏe mạnh.
Vẫn là ẩn số
Debra không phải là trường hợp đầu tiên và duy nhất có giác quan thứ sáu. Nhiều trường hợp cũng đã từng được ghi nhận là có sự tồn tại khả năng đặc biệt này. Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill 1874 – 1965, đã một lần thoát chết trong trận đánh của không quân phát xít Đức nhờ giác quan thứ sáu.
Năm 1944, khi máy bay của Đức ập đến, linh tính mách bảo khiến ông không chịu vào xe người tài xế đã nổ máy chờ sẵn mà vòng ra phía sau. Đúng lúc ấy, một quả bom nổ ngay cạnh cửa xe, chỗ ông vừa đứng.
Hay trường hợp của nhà thơ Nga Mikhail Yuryevich Lermontov 1814 – 1841, cũng là một minh chứng của giác quan thứ sáu. Theo ông kể lại, khi còn là sĩ quan biên phòng ở Kabkaz, một hôm đang ngồi chơi bài với lính của mình thì ông thấy một người có vẻ mặt khác lạ. Ông bèn nói với người đó rằng:
- Có lẽ anh sắp chết bất đắc kỳ tử, anh nên ngủ lại đồn biên phòng, để mai hãy về.
Người lính này không tin và đã ra về. Kết quả là anh bị một người say rượu đâm chết trên đường. Trên đây chỉ là ba trong số các trường hợp đã được ghi nhận có liên quan đến giác quan thứ sáu.
Nhiều nhà khoa học tin rằng tất cả chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác “biết trước một điều gì”, điển hình là giấc mơ “điềm báo” cho những gì sắp xảy ra. Tuy nhiên, mức độ và tần suất “linh cảm” ở mỗi người không hề giống nhau.
Mặc dù hiện tượng “linh cảm” đã xuất hiện từ thời xa xưa và ngành khoa học nghiên cứu về giác quan thứ sáu đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn còn rất nhiều câu hỏi bí ẩn chưa có lời giải. Cho đến nay, giác quan thứ sáu vẫn là thách thức lớn khiến các nhà khoa học phải đau đầu để giải mã.
afamily
hiendde
21/11/2012
RÙNG MÌNH PHÁT HIỆN VẬT THỂ GIỐNG MA TRONG NHÀ MÁY
Các nhân viên của nhà máy giấy thực sự tin rằng có ma trong phòng làm việc của họ.
Mới đây tại một nhà máy sản xuất giấy tại Ashford, Kent, các nhân viên đã có một phen hoảng hồn khi nhìn thấy một luồng sáng hình cầu đầy ám ảnh được cho là… ma. Một nhân viên đã chứng kiến quả cầu sáng kỳ lạ này di chuyển và lớn dần từ khi nó lọt vào ống kính máy quay cho đến khi biến mất.
Giám đốc sản xuất, Nick Henry bốn mươi hai tuổi, cho biết:
- Tôi đang ngồi trong văn phòng thì thấy một luồng sáng như đèn flash xuất hiện trên màn hình. Tôi quyết định tua lại để xem nó là gì. Tôi thấy ánh sáng này di chuyển xung quanh và nó dường như càng lúc càng lớn và sáng hơn cho đến khi biến mất khỏi tầm quan sát của máy quay. Nó thật đáng sợ và không giống với bất kỳ thứ gì tôi nhìn thấy trước đây.
Không ai trong số các nhân viên muốn làm ở đó một mình nữa dù chúng tôi đều là những người khá can đảm. Tôi không tin vào ma quỷ hay bất cứ điều gì tương tự như thế trước khi chứng kiến cảnh tượng này. Chúng tôi đã không nhìn thấy quả cầu ánh sáng này một lần nào nữa, tuy nhiên một vài người trong số nhân viên cho biết, họ thấy các công cụ làm việc của họ bị di chuyển. Thậm chí họ đã bị mắc kẹt lại trong văn phòng khi một mảnh thiết bị nặng nề đã chặn cửa lại, trong khi đó không có ai ở đây cả.
Đến bây giờ, thực hư về bóng ma này là như nào vẫn chưa ai giải thích được. Sự việc này đang khiến cho nhiều người hoang mang…
Kenh14
Các nhân viên của nhà máy giấy thực sự tin rằng có ma trong phòng làm việc của họ.
Mới đây tại một nhà máy sản xuất giấy tại Ashford, Kent, các nhân viên đã có một phen hoảng hồn khi nhìn thấy một luồng sáng hình cầu đầy ám ảnh được cho là… ma. Một nhân viên đã chứng kiến quả cầu sáng kỳ lạ này di chuyển và lớn dần từ khi nó lọt vào ống kính máy quay cho đến khi biến mất.
Giám đốc sản xuất, Nick Henry bốn mươi hai tuổi, cho biết:
- Tôi đang ngồi trong văn phòng thì thấy một luồng sáng như đèn flash xuất hiện trên màn hình. Tôi quyết định tua lại để xem nó là gì. Tôi thấy ánh sáng này di chuyển xung quanh và nó dường như càng lúc càng lớn và sáng hơn cho đến khi biến mất khỏi tầm quan sát của máy quay. Nó thật đáng sợ và không giống với bất kỳ thứ gì tôi nhìn thấy trước đây.
Không ai trong số các nhân viên muốn làm ở đó một mình nữa dù chúng tôi đều là những người khá can đảm. Tôi không tin vào ma quỷ hay bất cứ điều gì tương tự như thế trước khi chứng kiến cảnh tượng này. Chúng tôi đã không nhìn thấy quả cầu ánh sáng này một lần nào nữa, tuy nhiên một vài người trong số nhân viên cho biết, họ thấy các công cụ làm việc của họ bị di chuyển. Thậm chí họ đã bị mắc kẹt lại trong văn phòng khi một mảnh thiết bị nặng nề đã chặn cửa lại, trong khi đó không có ai ở đây cả.
Đến bây giờ, thực hư về bóng ma này là như nào vẫn chưa ai giải thích được. Sự việc này đang khiến cho nhiều người hoang mang…
Kenh14
hiendde
10/01/2013
CÔ GÁI CÓ KHẢ NĂNG KỲ LẠ VÌ GẶP NGƯỜI TÍ HON?
Sau khi cho rằng mình đã gặp sáu người đàn ông tí hon như những nhân vật trong truyện cổ tích, cô gái Anne bỗng có khả năng kỳ lạ. Cô không cần ăn mà vẫn khỏe mạnh, thậm chí, cô chỉ cần dùng tay không chạm vào là vết thương lập tức lành.
Anne Jefferies sinh ra trong một gia đình lao động nghèo, tại làng St Teath, hạt Cornwall, một hạt phía Tây Nam nước Anh. Anne vốn là một cô bé nhanh nhẹ và thông minh, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cô không được đi học.
Điều có ảnh hưởng lớn nhất đối với Anne chính là những câu chuyện cổ tích mà cô vẫn được nghe hàng đêm trước khi đi ngủ. Khi Anne mười chín tuổi, cô đến làm giúp việc tại gia đình Pitt, một gia đình giàu có trong làng.
Một buổi chiều, khi Anne đang ngồi đan len ở ngoài vườn, người nhà gia đình Pitt phát hiện ra cô bị ngã quỵ xuống đất, toàn thân lên cơn co giật. Họ nhanh chóng đưa Anne lên phòng và cô vẫn bất tỉnh một lúc lâu.
Khi Anne tỉnh lại, cô kể cho mọi người nghe một câu chuyện khó tin đến bất ngờ. Anne cho biết, khi cô đang ngồi đan len thì bỗng nghe thấy những tiếng động lạ thường trong bụi cỏ.
Anne quay lại và thấy sáu người đàn ông tí hon mặc những bộ quần áo xanh lá cây với đôi mắt sáng quắc đang tiến lại gần phía cô. Người đàn ông dẫn đầu đoàn người tí hon ấy đội một chiếc mũ có gắn lông màu đỏ.
Ông ta chào Anne một cách âu yếm rồi nhanh chóng nhảy phắt lên lòng bàn tay mà cô đặt ở trên đùi. Anne khi ấy gần như cấm khẩu và ngồi ngây ra như tượng vì quá bất ngờ trước những gì đang xảy ra trước mắt mình, cảnh tượng hệt như trong những câu chuyện cổ tích thần bí.
Người đàn ông đội chiếc mũ đỏ nhanh chóng leo lên vai Anne và thơm vào má cô. Sau đó, năm người còn lại cũng nhanh chóng leo lên khắp người cô và cho đến khi một trong số họ dùng bàn tay của mình bịt mắt Anne lại.
Mọi thứ trước mắt Anne tối sầm, cô hoàn toàn không nhìn thấy gì những vẫn có thể cảm nhận được. Anne có cảm giác như mình được nhấc bổng khỏi mặt đất và bay vào không trung, sau đó cô gái mười chín tuổi được đặt nhẹ nhàng xuống đất.
Cô nghe thấy có tiếng người bảo cô mở mắt ra và cô từ từ mở mắt. Trước mắt cô là một vùng đất tuyệt đẹp với những lâu đài nguy nga, lộng lẫy, những hồ nước rộng lớn nằm bên những khu vườn rực rỡ với những chú chim đủ sắc màu.
Anne vừa ngạc nhiên vừa không khỏi băn khoăn không biết mình đang ở nơi nào. Cô nhìn thấy rất nhiều người cao lớn như mình đang nhảy múa, ca hát. Trông họ có vẻ hài lòng với cuộc sống ở vùng đất kỳ lạ này.
Sau đó, Anne bỗng dưng nhìn thấy sáu người đàn ông tí hon đang đứng trước một đám đông hết sức giận dữ. Có vẻ như họ đang bực tức về sự có mặt của Anne trong khi sáu người đàn ông tí hon đang ra sức bảo vệ cô.
Anne chỉ kịp nhìn thấy vậy, rồi bỗng dưng mắt cô tối sầm lại, một người nào đó đã lại bịt mắt cô và Anne được đưa về theo đúng cách mà cô đã được đưa đến. Và sau đó, cô được tìm thấy nằm co giật ngoài vườn.
Khi Anne kể câu chuyện của mình, câu chuyện của cô hoang đường đến mức không một ai tin. Mọi người đã nghĩ rằng đó chỉ là giấc mơ hoặc những gì mà Anne đã tưởng tượng ra từ những câu chuyện cổ tích mà cô thường nghe. Nhưng những người tại gia đình Pitt thừa nhận rằng Anne có những biểu hiện rất kỳ lạ kể từ sau lần mà cô gọi là viếng thăm xứ sở thần tiên đó.
Anne nói với gia đình Pitt rằng cô không cần ăn bất cứ một loại thức ăn nào, bởi cô đã được những người ở xứ sở thần tiên kia nuôi dưỡng. Đúng như những gì mà Anne tuyên bố, cô không hề ăn bất cứ đồ ăn gì nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường. Bất ngờ hơn, Anne còn phát hiện ta khả năng kỳ lạ của mình đó là có thể chữa khỏi bệnh cho người khác chỉ bằng cách dùng bàn tay của cô.
Một lần, người yêu của cô bị thương ở chân và Anne đã vô tình đặt tay vào chỗ vết thương đó. Sau đó, cô phát hiện ra vết thương bỗng dưng biến mất và chân của người yêu cô hoàn toàn trở lại bình thường. Kể từ đó, tiếng tăm về khả năng chữa bệnh thần kỳ của Anne được người dân đồn đại và truyền tai nhau.
Hàng ngàn người trên khắp nước Anh đổ xô về tìm Anne để mong hy vọng được cô chữa khỏi căn bệnh. Không chỉ có khả năng chữa bệnh một cách diệu kỳ, Anne còn có khả năng biết trước được những ai sắp đến gặp mình để xin chữa bệnh. Cô có thể nói đúng họ đến từ đâu, dân tộc nào và đến vào lúc nào.
Câu chuyện ly kỳ về khả năng kỳ lạ của Anne sớm được một số nhà chức trách ở hạt Cornwall để ý tới. Họ cho rằng Anne đang dựng lên một câu chuyện ma quái gây hoang mang cho người dân, vì vậy những nhà chức trách quyết định tống giam Anne vào tù và chỉ cho cô rất ít thức ăn trong khẩu phần hằng ngày. Mặc dù vậy, Anne vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không hề bị đói, bởi theo cô nói, cô đã được những người bạn ở xứ sở thần tiên của mình giúp đỡ.
Tuy nhiên sau đó, rất nhiều người dân đã phản đối gay gắt việc chính quyền hạt đã bắt giữ Anne, vì vậy không lâu sau, cô được thả tự do. Anne vẫn tiếp tục làm cho nhà Pitt, đồng thời vẫn duy trì công việc chữa bệnh cho nhiều người.
Vài năm sau, cô lấy chồng và hầu như không muốn nhắc đến câu chuyện kỳ lạ về mình nữa. Anne tâm sự với một người bạn của cô rằng không muốn câu chuyện về mình sẽ trở thành chủ đề bàn tán của nhiều người hay được đăng lên sách báo. Cô chỉ muốn sống một cuộc đời bình dị và có thể chữa được bệnh cho nhiều người.
Nhiều người đã trả một khoản tiền lớn để đuợc nghe Anne kể lại câu chuyện thần kỳ của mình, nhưng cô đều từ chối. Ít năm sau, cô con gái bốn tuổi của người bạn của Anne, cũng nói rằng đã nhìn thấy những nhân vật giống với những người tí hon mà Anne đã nhìn thấy. Những người này còn tặng một chiếc cốc làm bằng bạc. Tuy nhiên những lời kể của một cô bé bốn tuổi dường như không được mấy người để chú ý đến.
Mới đây, những nhà khoa học của Anh đã phát hiện ra một di hài có hình giống người, dài khoảng hai mươi cm và có cánh được cho là giống với những nhân vật thần tiên hoặc người tí hon trong những câu chuyện cổ tích. Đây là bằng chứng đầu tiên gây ra những tranh cãi và nghi ngờ về việc những người mà Anne nhìn thấy không hẳn là không có thật.
Tuy vậy, nhiều bác sỹ và các nhà khoa học cho rằng câu chuyện về Anne và cuộc phiêu lưu tới xứ sở thần tiên của cô chỉ là một sản phẩm của sự tưởng tượng. Một số bác sỹ cho rằng Anne đã bị lên cơn động kinh và những hình ảnh mà cô tưởng tượng trong những câu chuyện cổ tích đã khiến cô vẽ ra một câu chuyện hoang tưởng đến khó tin.
Còn về việc Anne có cảm giác mình bay giữa không trung, đó có thể là do việc cô thường xuyên nghĩ về những câu chuyện cổ tích, tưởng tượng mình là những nàng tiên có khả năng bay lượn. Thực tế, đã có rất nhiều người tự tưởng tượng ra những âm thanh và những hình ảnh kỳ quái, để rồi họ cho rằng mình đã nghe thấy hoặc nhìn thấy và tự huyễn hoặc bản thân rằng vừa được gặp người ngoài hành tinh.
Một giả thiết thứ hai có vẻ khó có khả năng xảy ra nhưng các nhà khoa học và các bác sỹ cũng không loại trừ, đó là Anne đã bị một cú sốc nặng nề về mặt tâm lý. Anne hoàn toàn không muốn tin sự thật khủng khiếp đã xảy đến với mình và tâm trí cô tự nghĩ ra câu chuyện về những người tí hon như một phản xạ để giúp quên đi những ký ức đau buồn.
Tuy nhiên khả năng nhịn ăn, chữa bệnh bằng tay và có thể biết được chính xác những ai đang sắp đến xin được khám bệnh của Anne vẫn khiến những nhà khoa học đau đầu, vì chưa tìm ra lời giải đáp.
Cho đến nay, trường hợp như của Anne chưa hề có tiền lệ nên việc nghiên cứu lại càng khó khăn. Các nhà khoa học cho rằng, nếu có một trường hợp nữa tương tự như của Anne xảy ra thì cũng chưa chắc đã tìm ra được nguyên nhân.
Mặc dù vậy, gia đình nhà Pitt vẫn tin rằng Anne đã được ban tặng một món quà đặc biệt, và bất cứ nó đến từ đâu thì nó cũng đã giúp cô giúp đỡ được nhiều người khác.
Gia đình và Cuộc sống
Sau khi cho rằng mình đã gặp sáu người đàn ông tí hon như những nhân vật trong truyện cổ tích, cô gái Anne bỗng có khả năng kỳ lạ. Cô không cần ăn mà vẫn khỏe mạnh, thậm chí, cô chỉ cần dùng tay không chạm vào là vết thương lập tức lành.
Anne Jefferies sinh ra trong một gia đình lao động nghèo, tại làng St Teath, hạt Cornwall, một hạt phía Tây Nam nước Anh. Anne vốn là một cô bé nhanh nhẹ và thông minh, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cô không được đi học.
Điều có ảnh hưởng lớn nhất đối với Anne chính là những câu chuyện cổ tích mà cô vẫn được nghe hàng đêm trước khi đi ngủ. Khi Anne mười chín tuổi, cô đến làm giúp việc tại gia đình Pitt, một gia đình giàu có trong làng.
Một buổi chiều, khi Anne đang ngồi đan len ở ngoài vườn, người nhà gia đình Pitt phát hiện ra cô bị ngã quỵ xuống đất, toàn thân lên cơn co giật. Họ nhanh chóng đưa Anne lên phòng và cô vẫn bất tỉnh một lúc lâu.
Khi Anne tỉnh lại, cô kể cho mọi người nghe một câu chuyện khó tin đến bất ngờ. Anne cho biết, khi cô đang ngồi đan len thì bỗng nghe thấy những tiếng động lạ thường trong bụi cỏ.
Anne quay lại và thấy sáu người đàn ông tí hon mặc những bộ quần áo xanh lá cây với đôi mắt sáng quắc đang tiến lại gần phía cô. Người đàn ông dẫn đầu đoàn người tí hon ấy đội một chiếc mũ có gắn lông màu đỏ.
Ông ta chào Anne một cách âu yếm rồi nhanh chóng nhảy phắt lên lòng bàn tay mà cô đặt ở trên đùi. Anne khi ấy gần như cấm khẩu và ngồi ngây ra như tượng vì quá bất ngờ trước những gì đang xảy ra trước mắt mình, cảnh tượng hệt như trong những câu chuyện cổ tích thần bí.
Người đàn ông đội chiếc mũ đỏ nhanh chóng leo lên vai Anne và thơm vào má cô. Sau đó, năm người còn lại cũng nhanh chóng leo lên khắp người cô và cho đến khi một trong số họ dùng bàn tay của mình bịt mắt Anne lại.
Mọi thứ trước mắt Anne tối sầm, cô hoàn toàn không nhìn thấy gì những vẫn có thể cảm nhận được. Anne có cảm giác như mình được nhấc bổng khỏi mặt đất và bay vào không trung, sau đó cô gái mười chín tuổi được đặt nhẹ nhàng xuống đất.
Cô nghe thấy có tiếng người bảo cô mở mắt ra và cô từ từ mở mắt. Trước mắt cô là một vùng đất tuyệt đẹp với những lâu đài nguy nga, lộng lẫy, những hồ nước rộng lớn nằm bên những khu vườn rực rỡ với những chú chim đủ sắc màu.
Anne vừa ngạc nhiên vừa không khỏi băn khoăn không biết mình đang ở nơi nào. Cô nhìn thấy rất nhiều người cao lớn như mình đang nhảy múa, ca hát. Trông họ có vẻ hài lòng với cuộc sống ở vùng đất kỳ lạ này.
Sau đó, Anne bỗng dưng nhìn thấy sáu người đàn ông tí hon đang đứng trước một đám đông hết sức giận dữ. Có vẻ như họ đang bực tức về sự có mặt của Anne trong khi sáu người đàn ông tí hon đang ra sức bảo vệ cô.
Anne chỉ kịp nhìn thấy vậy, rồi bỗng dưng mắt cô tối sầm lại, một người nào đó đã lại bịt mắt cô và Anne được đưa về theo đúng cách mà cô đã được đưa đến. Và sau đó, cô được tìm thấy nằm co giật ngoài vườn.
Khi Anne kể câu chuyện của mình, câu chuyện của cô hoang đường đến mức không một ai tin. Mọi người đã nghĩ rằng đó chỉ là giấc mơ hoặc những gì mà Anne đã tưởng tượng ra từ những câu chuyện cổ tích mà cô thường nghe. Nhưng những người tại gia đình Pitt thừa nhận rằng Anne có những biểu hiện rất kỳ lạ kể từ sau lần mà cô gọi là viếng thăm xứ sở thần tiên đó.
Anne nói với gia đình Pitt rằng cô không cần ăn bất cứ một loại thức ăn nào, bởi cô đã được những người ở xứ sở thần tiên kia nuôi dưỡng. Đúng như những gì mà Anne tuyên bố, cô không hề ăn bất cứ đồ ăn gì nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường. Bất ngờ hơn, Anne còn phát hiện ta khả năng kỳ lạ của mình đó là có thể chữa khỏi bệnh cho người khác chỉ bằng cách dùng bàn tay của cô.
Một lần, người yêu của cô bị thương ở chân và Anne đã vô tình đặt tay vào chỗ vết thương đó. Sau đó, cô phát hiện ra vết thương bỗng dưng biến mất và chân của người yêu cô hoàn toàn trở lại bình thường. Kể từ đó, tiếng tăm về khả năng chữa bệnh thần kỳ của Anne được người dân đồn đại và truyền tai nhau.
Hàng ngàn người trên khắp nước Anh đổ xô về tìm Anne để mong hy vọng được cô chữa khỏi căn bệnh. Không chỉ có khả năng chữa bệnh một cách diệu kỳ, Anne còn có khả năng biết trước được những ai sắp đến gặp mình để xin chữa bệnh. Cô có thể nói đúng họ đến từ đâu, dân tộc nào và đến vào lúc nào.
Câu chuyện ly kỳ về khả năng kỳ lạ của Anne sớm được một số nhà chức trách ở hạt Cornwall để ý tới. Họ cho rằng Anne đang dựng lên một câu chuyện ma quái gây hoang mang cho người dân, vì vậy những nhà chức trách quyết định tống giam Anne vào tù và chỉ cho cô rất ít thức ăn trong khẩu phần hằng ngày. Mặc dù vậy, Anne vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không hề bị đói, bởi theo cô nói, cô đã được những người bạn ở xứ sở thần tiên của mình giúp đỡ.
Tuy nhiên sau đó, rất nhiều người dân đã phản đối gay gắt việc chính quyền hạt đã bắt giữ Anne, vì vậy không lâu sau, cô được thả tự do. Anne vẫn tiếp tục làm cho nhà Pitt, đồng thời vẫn duy trì công việc chữa bệnh cho nhiều người.
Vài năm sau, cô lấy chồng và hầu như không muốn nhắc đến câu chuyện kỳ lạ về mình nữa. Anne tâm sự với một người bạn của cô rằng không muốn câu chuyện về mình sẽ trở thành chủ đề bàn tán của nhiều người hay được đăng lên sách báo. Cô chỉ muốn sống một cuộc đời bình dị và có thể chữa được bệnh cho nhiều người.
Nhiều người đã trả một khoản tiền lớn để đuợc nghe Anne kể lại câu chuyện thần kỳ của mình, nhưng cô đều từ chối. Ít năm sau, cô con gái bốn tuổi của người bạn của Anne, cũng nói rằng đã nhìn thấy những nhân vật giống với những người tí hon mà Anne đã nhìn thấy. Những người này còn tặng một chiếc cốc làm bằng bạc. Tuy nhiên những lời kể của một cô bé bốn tuổi dường như không được mấy người để chú ý đến.
Mới đây, những nhà khoa học của Anh đã phát hiện ra một di hài có hình giống người, dài khoảng hai mươi cm và có cánh được cho là giống với những nhân vật thần tiên hoặc người tí hon trong những câu chuyện cổ tích. Đây là bằng chứng đầu tiên gây ra những tranh cãi và nghi ngờ về việc những người mà Anne nhìn thấy không hẳn là không có thật.
Tuy vậy, nhiều bác sỹ và các nhà khoa học cho rằng câu chuyện về Anne và cuộc phiêu lưu tới xứ sở thần tiên của cô chỉ là một sản phẩm của sự tưởng tượng. Một số bác sỹ cho rằng Anne đã bị lên cơn động kinh và những hình ảnh mà cô tưởng tượng trong những câu chuyện cổ tích đã khiến cô vẽ ra một câu chuyện hoang tưởng đến khó tin.
Còn về việc Anne có cảm giác mình bay giữa không trung, đó có thể là do việc cô thường xuyên nghĩ về những câu chuyện cổ tích, tưởng tượng mình là những nàng tiên có khả năng bay lượn. Thực tế, đã có rất nhiều người tự tưởng tượng ra những âm thanh và những hình ảnh kỳ quái, để rồi họ cho rằng mình đã nghe thấy hoặc nhìn thấy và tự huyễn hoặc bản thân rằng vừa được gặp người ngoài hành tinh.
Một giả thiết thứ hai có vẻ khó có khả năng xảy ra nhưng các nhà khoa học và các bác sỹ cũng không loại trừ, đó là Anne đã bị một cú sốc nặng nề về mặt tâm lý. Anne hoàn toàn không muốn tin sự thật khủng khiếp đã xảy đến với mình và tâm trí cô tự nghĩ ra câu chuyện về những người tí hon như một phản xạ để giúp quên đi những ký ức đau buồn.
Tuy nhiên khả năng nhịn ăn, chữa bệnh bằng tay và có thể biết được chính xác những ai đang sắp đến xin được khám bệnh của Anne vẫn khiến những nhà khoa học đau đầu, vì chưa tìm ra lời giải đáp.
Cho đến nay, trường hợp như của Anne chưa hề có tiền lệ nên việc nghiên cứu lại càng khó khăn. Các nhà khoa học cho rằng, nếu có một trường hợp nữa tương tự như của Anne xảy ra thì cũng chưa chắc đã tìm ra được nguyên nhân.
Mặc dù vậy, gia đình nhà Pitt vẫn tin rằng Anne đã được ban tặng một món quà đặc biệt, và bất cứ nó đến từ đâu thì nó cũng đã giúp cô giúp đỡ được nhiều người khác.
Gia đình và Cuộc sống
hiendde
11/01/2013
SAU BỆNH LẠ CÔ GÁI BỖNG DƯNG THÀNH NGƯỜI ĐÃ KHUẤT
Sau khi bị căn bệnh lạ, cô bé Lurancy mười ba tuổi tỉnh lại và trở thành Mary, một cô bé đã qua đời cách đó mười hai năm. Chưa từng gặp Mary trước đó, song hỏi bất cứ điều gì về Mary, Lurancy đều trả lời chính xác trong sự kinh ngạc đến ngỡ ngàng của người nhà Mary. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải đáp cho hiện tượng kỳ lạ này.
Mary sinh ra ở bang Indiana, một tiểu bang ở miền Trung Tây nước Mỹ. Năm mười ba tuổi, gia đình cô chuyển về bang Illinois, cách đó khoảng hơn 100km. Thời gian đó, sức khỏe của Mary rất yếu, cô thường bị lên cơn động kinh hai lần mỗi ngày.
Để thoát khỏi cuộc sống bị bệnh tật hành hạ, Mary đã cắt cổ tay tự tử và ngất lịm, nhưng may mắn gia đình cô phát hiện và gọi bác sỹ kịp thời. Khi Mary tỉnh lại, cô gào thét và lao vào gây gổ với những người xung quanh, khiến nhiều người trong gia đình hợp sức mới giữ Mary nằm yên trên giường.
Sau lần tỉnh lại đầy bạo lực ấy, Mary chìm vào cơn mê sảng kéo dài năm ngày và sau đó, cô đột nhiên ngủ thiếp đi trong suốt mười lăm giờ. Những người nhà của Mary phải lấy vải để bịt mắt cô bé lại, vì lo sợ khi tỉnh dậy, Mary không thể kiểm soát được hành động, sẽ cào cấu chính mình và làm mắt bị mù.
Khi Mary tỉnh dậy và thấy băng ở mắt, kỳ lạ là, cô có thể nhìn thấy mọi thứ một cách dễ dàng qua lớp vải băng mắt, thậm chí hình ảnh còn rõ nét hơn nhiều lần.
Người nhà của Mary hết sức bất ngờ trước khả năng kỳ lạ của cô bé. Vì vậy, họ mời các bác sỹ và các phóng viên đến để xác thực khả năng này. Mary vẫn bịt mắt và cô có thể đọc chính xác toàn bộ nội dung của bức thư trong túi tài liệu của một phóng viên. Đồng thời, cô có thể sắp xếp lại thứ tự của các bức thư theo đúng trình tự ban đầu sau khi bị xáo trộn.
Tuy nhiên, sức khỏe của Mary dần yếu đi và các bác sỹ khuyên gia đình đưa cô đến chữa trị ở một bệnh viện tâm thần. Song gia đình của Mary từ chối vì họ muốn cô được sống những ngày tháng cuối đời trong vòng tay và sự chăm sóc của người thân. Vài tháng sau, khi vừa từ nhà một người bạn trở về, Mary bị đau đầu dữ dội và đi lên phòng nằm nghỉ. Khi bố mẹ cô lên thăm, họ thấy con gái mình nằm bất động. Và lần này Mary đã ra đi mãi mãi.
Ngày Mary mất, cô bé Lurancy mười lăm tháng tuổi, đang sống cùng với bố mẹ tại nông trại ở bang Iowa, cũng là một tiểu bang phía Trung Tây nước Mỹ. Sáu năm sau, gia đình Lurancy chuyển về bang Illinois, gần nơi mà gia đình cô bé Mary xấu số đã sống.
Lurancy lớn lên và phát triển bình thường như biết bao đứa trẻ khác, cho đến năm cô mười ba tuổi, một việc kỳ lạ đã xảy ra vào đúng tròn mười hai năm ngày mất của Mary.
Buổi sáng hôm ấy, Lurancy thức dậy và kể với bố mẹ rằng cô đã mơ thấy có rất nhiều người trong phòng của cô đêm hôm qua. Họ luôn miệng gọi “Rancy”, tên thân mật của cô bé ở nhà và thậm chí, cô còn cảm nhận được cả hơi thở của họ phả vào mặt mình.
Một tuần sau, trong lúc đang giúp mẹ khâu lại tấm thảm trải nhà, Lurancy đột nhiên đứng phắt dậy và nói với mẹ rằng cô cảm thấy mệt. Chỉ vài giây sau, người cô bé cứng đơ lại, rồi cô đổ rạp xuống sàn nhà và bất tỉnh trong năm giờ liền.
Những ngày tiếp theo, Lurancy thường xuyên bị ngất lịm và mê man trong nhiều giờ. Hơi thở của cô chậm và yếu, thân nhiệt cũng hạ xuống đáng kể. Trong những lúc nửa tỉnh nửa mê ấy, Lurancy luôn bị những cơn đau hành hạ. Đôi khi, cơn mê sảng của Lurancy kéo dài tận tám giờ liền, cô thường nói mê bằng những giọng khác nhau và khi tỉnh lại, cô bé hoàn toàn không nhớ nổi điều gì.
Các bác sỹ khuyên gia đình nên đưa cô bé đến bệnh viện tâm thần quốc gia để chữa trị. Câu chuyện bệnh lạ của cô bé được người dân quanh vùng truyền tai nhau và đến tai của bố mẹ của Mary.
Sau khi biết chuyện, họ quyết định đến thăm Lurancy vì thấy hoàn cảnh của cô bé nhiều nét tương đồng với con gái xấu số của mình. Sau khi đến thăm Lurancy, bố mẹ của Mary thuyết phục bố mẹ Lurancy để cho bác sỹ Stevens, người đã từng chữa trị cho Mary khám cho Lurancy và bố mẹ của Lurancy đồng ý.
Khi bác sỹ Stevens đến khám cho Lurancy, ông toan chạm vào người Lurancy thì cô bỗng dưng nổi giận và không đồng ý. Sau đó, cô bé bình tĩnh lại và nói với vị bác sỹ rằng, có một linh hồn đang muốn mượn thân xác của cô, đó là Mary.
Bố của Mary khi ấy cũng có mặt ở đó cùng với bác sỹ Stevens, hoàn toàn bất ngờ khi nghe cô bé Lurancy miêu tả chính xác mọi chi tiết trong căn nhà của mình.
Ông trở về nhà và kể cho những thành viên trong gia đình nghe câu chuyện kỳ lạ về Lurancy, ngay lập tức mẹ và chị gái của Mary tìm đến nhà của Lurancy để gặp cô. Lurancy nhìn qua cửa kính và thấy hai người phụ nữ đang đi đến liền reo lên vui mừng: “Mẹ và chị đã tới rồi!”. Khi hai người bước vào trong phòng, cô bé chạy ra ôm chầm lấy họ và khóc vì sung sướng. Sau đó, Lurancy bảo rằng cô rất nhớ nhà và cầu xin mẹ của Mary đưa cô về nhà.
Bố mẹ của Lurancy dù đau lòng nhưng vẫn đồng ý cho con gái mình về nhà của Mary. Họ hỏi cô sẽ ở đó đến bao giờ thì cô bé đáp rằng những “thiên thần” cho phép cô về thăm bố mẹ mình vài tháng.
Dù chưa từng đến nhà của Mary nhưng thật khó tin là cô bé Lurancy tỏ ra quen thuộc với mọi đồ vật và thói quen sinh hoạt của gia đình. Cô còn nói giọng giống hệt giọng Mary khi còn sống. Cô nhận ra những người họ hàng, bạn bè của Mary, quần áo Mary đã từng mặc cũng như những vật dụng cá nhân mà Mary đã dùng.
Thời gian sống ở nhà của Mary, dù trong hình hài của Lurancy nhưng những người thân và bạn bè của Mary đều tin rằng họ đang sống với Mary thật. Mẹ của Mary hỏi xem cô còn nhớ những gì xảy ra với gia đình năm cô bé mười một tuổi không, Lurancy đã kể ra vanh vách trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
Khi bác sỹ Stevens hỏi về cuộc sống trước đây của Mary, Lurancy kể lại việc Mary đã từng cắt tay để tự tử. Cô bảo có cả sẹo ở cổ tay và định vạch ra cho bác sỹ Stevens xem. Song, như nhớ ra điều gì, cô bé liền bảo vết sẹo đó ở trên cơ thể của Mary đã bị chôn dưới đất, còn đây là thân thể của Lurancy nên không có sẹo.
Sau đó, như để minh chứng cho lời nói của mình, Lurancy đã kể tên một loạt những người đến dự tang lễ của Mary hôm đó.
Sau đúng mười lăm tuần, Mary nói rằng đã đến lúc cô phải ra đi và chia tay gia đình trong nước mắt. Sau đó Lurancy trở lại và tiếp tục cuộc sống bình thường.
Lurancy nói rằng cô đã trải qua mười lăm tuần như sống trong một giấc mơ và hầu như không muốn kể nhiều về quãng thời gian đó. Những nhà khoa học đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, cũng như đưa ra nhiều giả thiết nhưng vẫn chưa thể tìm ra lời giải đáp cho hiện tượng kỳ lạ này.
Gia đình và Cuộc sống
Sau khi bị căn bệnh lạ, cô bé Lurancy mười ba tuổi tỉnh lại và trở thành Mary, một cô bé đã qua đời cách đó mười hai năm. Chưa từng gặp Mary trước đó, song hỏi bất cứ điều gì về Mary, Lurancy đều trả lời chính xác trong sự kinh ngạc đến ngỡ ngàng của người nhà Mary. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải đáp cho hiện tượng kỳ lạ này.
Mary sinh ra ở bang Indiana, một tiểu bang ở miền Trung Tây nước Mỹ. Năm mười ba tuổi, gia đình cô chuyển về bang Illinois, cách đó khoảng hơn 100km. Thời gian đó, sức khỏe của Mary rất yếu, cô thường bị lên cơn động kinh hai lần mỗi ngày.
Để thoát khỏi cuộc sống bị bệnh tật hành hạ, Mary đã cắt cổ tay tự tử và ngất lịm, nhưng may mắn gia đình cô phát hiện và gọi bác sỹ kịp thời. Khi Mary tỉnh lại, cô gào thét và lao vào gây gổ với những người xung quanh, khiến nhiều người trong gia đình hợp sức mới giữ Mary nằm yên trên giường.
Sau lần tỉnh lại đầy bạo lực ấy, Mary chìm vào cơn mê sảng kéo dài năm ngày và sau đó, cô đột nhiên ngủ thiếp đi trong suốt mười lăm giờ. Những người nhà của Mary phải lấy vải để bịt mắt cô bé lại, vì lo sợ khi tỉnh dậy, Mary không thể kiểm soát được hành động, sẽ cào cấu chính mình và làm mắt bị mù.
Khi Mary tỉnh dậy và thấy băng ở mắt, kỳ lạ là, cô có thể nhìn thấy mọi thứ một cách dễ dàng qua lớp vải băng mắt, thậm chí hình ảnh còn rõ nét hơn nhiều lần.
Người nhà của Mary hết sức bất ngờ trước khả năng kỳ lạ của cô bé. Vì vậy, họ mời các bác sỹ và các phóng viên đến để xác thực khả năng này. Mary vẫn bịt mắt và cô có thể đọc chính xác toàn bộ nội dung của bức thư trong túi tài liệu của một phóng viên. Đồng thời, cô có thể sắp xếp lại thứ tự của các bức thư theo đúng trình tự ban đầu sau khi bị xáo trộn.
Tuy nhiên, sức khỏe của Mary dần yếu đi và các bác sỹ khuyên gia đình đưa cô đến chữa trị ở một bệnh viện tâm thần. Song gia đình của Mary từ chối vì họ muốn cô được sống những ngày tháng cuối đời trong vòng tay và sự chăm sóc của người thân. Vài tháng sau, khi vừa từ nhà một người bạn trở về, Mary bị đau đầu dữ dội và đi lên phòng nằm nghỉ. Khi bố mẹ cô lên thăm, họ thấy con gái mình nằm bất động. Và lần này Mary đã ra đi mãi mãi.
Ngày Mary mất, cô bé Lurancy mười lăm tháng tuổi, đang sống cùng với bố mẹ tại nông trại ở bang Iowa, cũng là một tiểu bang phía Trung Tây nước Mỹ. Sáu năm sau, gia đình Lurancy chuyển về bang Illinois, gần nơi mà gia đình cô bé Mary xấu số đã sống.
Lurancy lớn lên và phát triển bình thường như biết bao đứa trẻ khác, cho đến năm cô mười ba tuổi, một việc kỳ lạ đã xảy ra vào đúng tròn mười hai năm ngày mất của Mary.
Buổi sáng hôm ấy, Lurancy thức dậy và kể với bố mẹ rằng cô đã mơ thấy có rất nhiều người trong phòng của cô đêm hôm qua. Họ luôn miệng gọi “Rancy”, tên thân mật của cô bé ở nhà và thậm chí, cô còn cảm nhận được cả hơi thở của họ phả vào mặt mình.
Một tuần sau, trong lúc đang giúp mẹ khâu lại tấm thảm trải nhà, Lurancy đột nhiên đứng phắt dậy và nói với mẹ rằng cô cảm thấy mệt. Chỉ vài giây sau, người cô bé cứng đơ lại, rồi cô đổ rạp xuống sàn nhà và bất tỉnh trong năm giờ liền.
Những ngày tiếp theo, Lurancy thường xuyên bị ngất lịm và mê man trong nhiều giờ. Hơi thở của cô chậm và yếu, thân nhiệt cũng hạ xuống đáng kể. Trong những lúc nửa tỉnh nửa mê ấy, Lurancy luôn bị những cơn đau hành hạ. Đôi khi, cơn mê sảng của Lurancy kéo dài tận tám giờ liền, cô thường nói mê bằng những giọng khác nhau và khi tỉnh lại, cô bé hoàn toàn không nhớ nổi điều gì.
Các bác sỹ khuyên gia đình nên đưa cô bé đến bệnh viện tâm thần quốc gia để chữa trị. Câu chuyện bệnh lạ của cô bé được người dân quanh vùng truyền tai nhau và đến tai của bố mẹ của Mary.
Sau khi biết chuyện, họ quyết định đến thăm Lurancy vì thấy hoàn cảnh của cô bé nhiều nét tương đồng với con gái xấu số của mình. Sau khi đến thăm Lurancy, bố mẹ của Mary thuyết phục bố mẹ Lurancy để cho bác sỹ Stevens, người đã từng chữa trị cho Mary khám cho Lurancy và bố mẹ của Lurancy đồng ý.
Khi bác sỹ Stevens đến khám cho Lurancy, ông toan chạm vào người Lurancy thì cô bỗng dưng nổi giận và không đồng ý. Sau đó, cô bé bình tĩnh lại và nói với vị bác sỹ rằng, có một linh hồn đang muốn mượn thân xác của cô, đó là Mary.
Bố của Mary khi ấy cũng có mặt ở đó cùng với bác sỹ Stevens, hoàn toàn bất ngờ khi nghe cô bé Lurancy miêu tả chính xác mọi chi tiết trong căn nhà của mình.
Ông trở về nhà và kể cho những thành viên trong gia đình nghe câu chuyện kỳ lạ về Lurancy, ngay lập tức mẹ và chị gái của Mary tìm đến nhà của Lurancy để gặp cô. Lurancy nhìn qua cửa kính và thấy hai người phụ nữ đang đi đến liền reo lên vui mừng: “Mẹ và chị đã tới rồi!”. Khi hai người bước vào trong phòng, cô bé chạy ra ôm chầm lấy họ và khóc vì sung sướng. Sau đó, Lurancy bảo rằng cô rất nhớ nhà và cầu xin mẹ của Mary đưa cô về nhà.
Bố mẹ của Lurancy dù đau lòng nhưng vẫn đồng ý cho con gái mình về nhà của Mary. Họ hỏi cô sẽ ở đó đến bao giờ thì cô bé đáp rằng những “thiên thần” cho phép cô về thăm bố mẹ mình vài tháng.
Dù chưa từng đến nhà của Mary nhưng thật khó tin là cô bé Lurancy tỏ ra quen thuộc với mọi đồ vật và thói quen sinh hoạt của gia đình. Cô còn nói giọng giống hệt giọng Mary khi còn sống. Cô nhận ra những người họ hàng, bạn bè của Mary, quần áo Mary đã từng mặc cũng như những vật dụng cá nhân mà Mary đã dùng.
Thời gian sống ở nhà của Mary, dù trong hình hài của Lurancy nhưng những người thân và bạn bè của Mary đều tin rằng họ đang sống với Mary thật. Mẹ của Mary hỏi xem cô còn nhớ những gì xảy ra với gia đình năm cô bé mười một tuổi không, Lurancy đã kể ra vanh vách trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
Khi bác sỹ Stevens hỏi về cuộc sống trước đây của Mary, Lurancy kể lại việc Mary đã từng cắt tay để tự tử. Cô bảo có cả sẹo ở cổ tay và định vạch ra cho bác sỹ Stevens xem. Song, như nhớ ra điều gì, cô bé liền bảo vết sẹo đó ở trên cơ thể của Mary đã bị chôn dưới đất, còn đây là thân thể của Lurancy nên không có sẹo.
Sau đó, như để minh chứng cho lời nói của mình, Lurancy đã kể tên một loạt những người đến dự tang lễ của Mary hôm đó.
Sau đúng mười lăm tuần, Mary nói rằng đã đến lúc cô phải ra đi và chia tay gia đình trong nước mắt. Sau đó Lurancy trở lại và tiếp tục cuộc sống bình thường.
Lurancy nói rằng cô đã trải qua mười lăm tuần như sống trong một giấc mơ và hầu như không muốn kể nhiều về quãng thời gian đó. Những nhà khoa học đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, cũng như đưa ra nhiều giả thiết nhưng vẫn chưa thể tìm ra lời giải đáp cho hiện tượng kỳ lạ này.
Gia đình và Cuộc sống
hiendde
14/02/2013
THẾ ĐẤT LẠ KHIẾN BỐN THÔN CÓ 150 NHÀ SƯ
Một số thầy phong thủy cho rằng, nhìn từ trên cao, đất Thanh Lang tựa như khuôn mặt người nhìn nghiêng hướng về phía Tây. Mà theo quan niệm của người Á Đông, thì hướng Tây là hướng của Đức Phật, hướng của sự giải thoát và siêu độ. Chính vì lẽ đó mà vùng đất này rất thịnh duyên, để khởi phát nghiệp tu hành.
Người ta gọi Thanh Lang là “đất Phật sống”, bởi chỉ với bốn thôn đã có tới hơn 150 người xuất gia học Đạo. Các nhà tu hành sau khi đã có phẩm hàm, hoặc đã học qua các khóa đào tạo của các trường Phật giáo, đều quay trở lại góp phần xây dựng quê hương. Đó nét độc đáo mang nhiều bí ẩn của vùng quê thuần Việt này
Trong kháng chiến chống Pháp, Thanh Lang là căn cứ kiên cường của bộ đội địa phương. Nơi đây từng xảy ra các trận đánh chống càn ác liệt, mà nổi tiếng là trận chiến phá cầu Liên Minh. Cũng tại xã có trường học cấp I và cấp II. Tuy nhiên, chỉ ba chục năm sau thời bom đạn ấy, Thanh Lang đã hoàn toàn thay đổi. Ngày nay, tất cả các con đường dẫn đến thôn xóm đều đã được bê tông hóa.
Những dãy trường học, trạm xá, khu vui chơi và những ngôi nhà cao tầng khang trang rải rác khắp khuôn viên làng như tô đậm thêm sự phát triển của làng thuần nông này. Theo ông Phạm Văn Cảnh, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Lang:
Phong trào xuất gia tu học theo đạo Phật ở làng phát triển rầm rộ nhất là từ 1990 đến 2003. Thời điểm cao điểm nhất có tới hơn 10 người xuất gia trong một năm. Hiện toàn xã chỉ có bốn thôn nhưng đã có tới hơn 150 người xuất gia, trong đó nữ giới chiếm đa số. Người trẻ nhất hiện nay vào khoảng 26 tuổi và người già nhất là xấp xỉ 60 tuổi. Hầu hết những người này đều có phẩm hàm hoặc đã học qua các khóa đào tạo của các trường Phật giáo.
Người xuất gia đầu tiên ở làng là Thượng tọa Thích Thanh Đạt ở thôn Lang Can 1, hiện là Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, và sư thầy Thích Đàm Lan ở thôn Lang Can 3, hiện đang trụ trì chùa Bồ Đề, Gia Lâm. Mười năm trở lại đây làng vẫn có người tiếp tục xuất gia nhưng ít hơn trước. Những người xuất gia ở Thanh Lang chủ yếu tu ở các chùa trên địa bàn Bắc Ninh, còn ở Hải Dương lại chiếm tỉ lệ rất ít.
Điều đặc biệt có những gia đình, gần như cả nhà cùng xuất gia tu tập. Chẳng hạn, gia đình cụ Đĩnh ở thôn Lang Can 3, có bảy người con, thì có tới sáu người xuất gia; gia đình cụ Nguyễn Phúc Phiếm ở thôn Lang Can 1, có sáu người con thì có tới năm người; gia đình cụ Nguyễn Thị Xinh thôn Lang Can 2, có tới hai người con và ba người cháu, cùng xuất gia.
Ở Thanh Lang, gia cảnh bà Quách ở thôn Lang Can 2, là được nhiều người biết đến hơn cả. Bà Quách kể, bà có hai người con, một cháu gái ngoại, một cháu gọi bằng bá và một cháu gọi bằng cô, đều đi tu từ khi còn rất trẻ. Con trai duy nhất của bà là sư thầy Thích Thanh Ngọc, thế danh là Phan Nhật Ngọc, sinh năm 1974, hiện là Trưởng ban Trị sự Phật giáo huyện Kim Thành, và trụ trì chùa Phúc Thành. Chị gái Thích Bảo Quyên, thế danh là Phan Thị Thu, sinh năm 1968, trụ trì chùa Phù Đậu.
Bà Quách kể:
- Trước khi đi, thầy Ngọc có viết mấy chữ để đầu giường tôi dặn rằng: “Con đi không về thì mẹ đừng tìm”.
Tôi lật gối lên nhận được thư thì lòng dạ xót xa, cuống cuồng đi tìm khắp. Tìm mãi mới ra được tung tích, nhưng khi đến nơi thì thầy đã bỏ sang chùa khác. Lần cuối cùng, tôi tìm để thuyết phục thầy trở lại nhà nhưng không gặp. Tôi đành bấm bụng.
- Thôi thì nếu con mình đã không thích ở nhà với cha mẹ mà muốn đi tu, thì cũng đành chịu. Giữ người ở chứ ai giữ được người quyết đi bao giờ? Ấy thế mà khi biết tin thầy đã xuống tóc, tôi khóc nhiều lắm. Cứ mỗi lần nhìn vào góc giường thầy nằm, nhìn vào cái cây thầy trồng, nhìn lên bức ảnh thầy treo...tôi lại không khỏi ngậm ngùi. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, âu đó cũng là cái duyên, cái nghiệp của thầy và của chúng tôi.
Bây giờ, thỉnh thoảng thầy cũng có về thăm tôi. Thầy cũng có ý muốn đón tôi lên ở hẳn với thầy trên chùa, nhưng tôi không đi vì tôi ở nhà quen rồi. Những dịp lễ lớn thầy cũng có cho người về đón tôi xuống chùa, nhưng mẹ con chưa bao giờ ăn với nhau cùng mâm. Sợ mẹ tuổi già ở nhà một mình đơn côi gối chiếc, nên thầy có xin cho tôi một đứa bé. Thầy nuôi ở chùa được tháng rưỡi thì đưa về đây. Đến giờ cháu đã lên ba. Bà Quách nói.
Ông Tăng Bá Hoành, Chủ tịch UBND xã Thanh Lang khẳng định:
- Tất cả các trường hợp đi tu ở Thanh Lang hoàn toàn là do nhu cầu tâm linh, và niềm tin tôn giáo của cá nhân. Gia đình hay làng xã không hề có tác động nào đến hành động ấy. Và đại đa số những người xuất gia này, khi đã gửi gắm cuộc đời mình nơi cửa Thiền, đều không lấy làm hối tiếc trước quyết định của mình, dù có nhiều người đi tu từ khi còn rất trẻ.
Theo nhiều bậc cao niên ở thôn Kim Can và Lang Can, thì đã từng có một vài thầy phong thủy khi hay chuyện làng, đã tìm về nghiên cứu thế đất, long mạch...Một số thầy phong thủy cho rằng, nhìn từ trên cao, đất Thanh Lang tựa như khuôn mặt người nhìn nghiêng hướng về phía Tây. Mà theo quan niệm của người Á Đông, thì hướng Tây là hướng của Đức Phật, hướng của sự giải thoát và siêu độ. Chính vì lẽ đó mà vùng đất này rất thịnh duyên để khởi phát nghiệp tu hành?.
Riêng cụ Nguyễn Phúc Phiếm tám mươi mốt tuổi thì chia sẻ: Gia đình cụ có sáu người con, trong đó có năm người xuất gia theo Phật hoàn toàn do nhu cầu của mỗi người.
- Nhà tôi vốn có truyền thống theo đạo Phật. Thế nên, từ khi còn bé, sống trong cùng một mái nhà, các thầy đã sớm thấm nhuần được các giáo lý của đức Phật, và đã khởi tâm đi tu để tìm cầu sự giác ngộ. Nhà tôi có tất cả hai thầy tăng, ba thầy ni...đều đi tu từ rất sớm và hoàn toàn tự nguyện. Cụ Phiếm nói.
Trên thực tế, trong rất nhiều gia đình có con cháu xuất gia ở Thanh Lang, không phải gia đình nào cũng ủng hộ việc con mình đi tu. Đại đa số các trường hợp đều có chung đặc điểm: Xin vào một ngôi chùa lạ nào đó tu tập, sau khi đã xuống tóc, chính thức trở thành một nhà sư, thì họ mới trở lại thăm gia đình hoặc thông báo cho gia đình biết chuyện mình đã trở thành người nhà Phật. Lúc này, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải thuận theo sự đã rồi.
Theo lẽ thường, khi đã gửi gắm cuộc đời mình vào chốn thiền môn, thì người tu hành sẽ nương vào tiếng kệ lời kinh để mong cầu sự giải thoát, cắt đứt mọi duyên nợ trần tục và lánh xa cuộc sống phàm trần.
Thế nhưng những người xuất gia ở Thanh Lang, sau khi đã viên thành việc Đạo, nhiều người đã quay trở lại đóng góp và xây dựng quê hương, bằng những việc làm hết sức thiết thực, ý nghĩa...
Đình Chung
hiendde
14/02/2013
LÁI XE BỊ MA ĐUỔI TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC
Sau khi câu chuyện về bóng ma trên đường cao tốc được lan truyền trên mạng, nhiều thanh niên Australia đều tò mò tới thử cảm giác bị ma đuổi.
Được biết, đoạn đường cao tốc ở thành phố Newcastle bang New South Wales, Australia, không hề có đèn đường. Đêm đến, cả đoạn đường tối đen như mực. Gần đây, một số lái xe với tốc độ cao trên đoạn đường này đều kể lại rằng, họ nhìn thấy một vệt sáng lờ nhờ bám theo sau xe.
Các lái xe cho rằng đây chính là linh hồn của một thanh niên lái xe máy. Tháng 11 năm 2007, người thanh niên hai mươi tuổi này đã bị một chiếc xe ô tô đi nhanh đâm chết. Vì thế mới có chuyện đồn rằng, sau khi chết, người thanh niên này thường đuổi theo những chiếc xe đi quá nhanh. Hơn nữa, bóng trắng lờ nhờ đó chính là đèn xe máy mà chàng thanh niên kia lái. Những người lái xe với tốc độ khoảng 179 km/h đều có thể nhìn thấy nó.
Sau khi những tin đồn về bóng ma kỳ quái được lan truyền, nhiều thanh niên hiếu kỳ đã tới đoạn đường này để thử cảm giác bị ma đuổi. Vì thế, họ đều cố gắng lái xe với tốc độ trên 179 km/h. Một số người may mắn gặp được ma, đã chia sẻ những hình ảnh chụp được và cảm xúc của mình trên mạng.
Qua những bức ảnh có thể thấy quả thật có một vệt sáng xuất hiện sau đuôi xe. Nhưng điều khiến những người tò mò này hài lòng, lại chính là cảm giác kinh ngạc khó tả khi được gặp ma của họ. Đối với họ, mặc dù lúc đó thực sự căng thẳng nhưng cảm giác ấy lại khiến họ bị lôi cuốn. Hiện, hiện tượng bóng ma trên đường cao tốc, vẫn chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên, những thanh niên hiếu kỳ đi tìm ma, lại đang đe doạ đến an ninh giao thông của địa phương.
Nhiều người dân ở đây lo lắng rằng, những chàng trai này đang đùa cợt với tính mạng của mình. Một cảnh sát khu vực cho biết, nếu như tiếp tục có người lái xe vượt tốc độ, thì đằng sau xe họ sẽ có ánh sáng của đèn xe cảnh sát. Mặc dù những việc làm này đã bị cấm, nhưng xem ra những chủ đề về phong trào săn ma trên mạng của giới trẻ Australia, lại càng ngày càng hot.
CRI online
hiendde
07/03/2013
LY KỲ CHUYỆN NHỮNG CÂY GẬY BIẾT BAY Ở HÀ GIANG
- Cây gậy cứ bay lên, ấn mãi không xuống được, khiến các vị mệt phờ râu, phải cùng buông tay mà ngã lăn ra đất. ông Triệu Chòi Hín vui vẻ cho biết.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, khi hoa đào hồng rực trên các vườn đồi, các thửa ruộng bậc thang đã thu hoạch xong, lúa ngô đã đầy nhà, hầu khắp các thôn bản của người Dao ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang, đều rộn ràng không khí lễ hội.
Bên cạnh những lễ cúng quan trọng như cúng Bàn Vương, thủy tổ của người Dao, và gia tiên, cầu may, cầu phúc... những lễ hội truyền thống lớn của người Dao không thể thiếu những trò chơi vui nhộn.
Nổi bật nhất là những trò nhảy múa trên than hồng rực lửa, hoặc đùa giỡn với những cây gậy, chiếc bàn, chiếc lồng gà... biết bay, mang đậm màu sắc Saman giáo.
Gặp ở UBND xã Hồ Thầu, ông Triệu Chòi Hín, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Chủ tịch Hội Nghệ nhân dân gian xã, cười cười khi khách hỏi về chuyện bí ẩn xung quanh việc nhiều người không thể ghìm nổi một cây gậy xuống đất.
Người thầy cúng cao tay của xã Hồ Thầu này nói giọng nửa đùa nửa thật, lúc bằng tiếng Dao, lúc bằng tiếng phổ thông:
- Trò giữ gậy tiếng Dao đọc là “Stính tờ chùi”. Nó chỉ là trò chơi thôi, giống như trò nhảy lửa vậy, không có gì huyền bí đâu.
Bà con bày trò này ra chơi vào ngày thứ hai hoặc ba của lễ Tết, để xum vầy cho vui vẻ. Nhiều người chơi rồi nhưng vẫn thích tham gia vì nó rất lạ kỳ, không phải ai cũng làm được trò này đâu.
Người xưa cứ bảo thầy cúng cao tay mới làm được, nhưng tôi cho rằng ai biết câu thần chú, biết cách đọc là... thần linh về nâng nó lên thôi. Mà đã nâng lên rồi thì không ai giữ nó lại được đâu.
Trước đây, chúng tôi đã có dịp xem trò chơi này ở bản Tân Thành, xã Hồ Thầu. Không chỉ có hàng trăm người dân địa phương, rất nhiều quan khách cùng háo hức hướng về phía giữa sân khấu trong tiếng hò reo, chiêng trống rộn ràng.
Giữa khu đất trống, một người đàn ông trung niên đi vòng quanh hai người thanh niên khác đang ôm ghì một thanh gỗ dài, dựng một đầu xuống sát đất như ghì mũi khoan. Sau mỗi vòng, người đàn ông lại dẫm chân thịch một tiếng xuống nền đất, đồng thời bàn tay đập mạnh vào đầu gậy phía trên.
Kỳ lạ thay, chiếc gậy bỗng từ từ nâng lên khỏi mặt đất, tưởng như có mãnh lực nào đó nhấc bổng nó lên. Hai người thanh niên ra sức ghì lại không nổi. Rồi ba, bốn người cùng lao vào ghì giữ cật lực, cây gậy vẫn bay lơ lửng phía trên mặt đất chừng vài mươi phân. Mãi một lúc sau, cây gậy mới được vật ngã, trong tiếng vỗ tay tán thưởng vang dội của mọi người.
Đem câu chuyện hỏi ông Triệu Sành Quấy, vị Bí thư Đảng ủy xã Hồ Thầu khẳng định ông cũng có thể làm được trò này, cũng không có gì phải giấu giếm các bí quyết, nhưng bản thân ông cũng không thể giải thích nổi tại sao.
Ông Quấy cho biết:
- Tại xã Hồ Thầu này, còn rất nhiều người có thể làm những chuyện lạ lùng hơn thế. Ví dụ như làm cho chiếc bàn lim nhấc bổng lên khỏi mặt đất, nhiều người kéo chân bàn, thậm chí nhảy lên bàn cũng không ghì xuống được.
Nhưng do đây chỉ là trò chơi trong dịp lễ hội để đông đảo quần chúng tham gia vui vẻ, nên chúng tôi thường tổ chức nhảy lửa, giữ gậy thôi. Các hình thức có quá nhiều màu sắc huyền bí, thì chúng tôi thường hạn chế, ít phô diễn. Anh Triệu Ngà Tá, Trưởng ban văn hóa xã Hồ Thầu, cũng vui vẻ góp chuyện:
- Trò này có từ lâu lắm rồi, từ đời các cụ truyền lại cho con cháu, ngày nay rất nhiều người còn làm được.
Tôi không thường xuyên làm trò này, nhưng làm được vì học lại từ bố tôi. Bố tôi dặn rằng, phải chọn cây gậy làm bằng gỗ, dài chừng hơn một mét, loại gỗ như sến đỏ, lim, càng chắc nặng thì càng tốt. Không thể làm được với loại cây rỗng ruột như vầu, nứa, tre, và cũng phải là gỗ khô chứ chặt bừa một cây gỗ tươi bên đường để chơi cũng không được.
Cứ theo lời Triệu Ngà Tá thì bố anh, ông Triệu Chòi Hin, vốn là một thầy cúng cao tay, có thể làm được nhiều trò lạ lùng, mà ngay người Dao Đỏ địa phương cũng sái cổ, lác mắt. Ấn tượng nhất của Tá là lần ông Hin chấp nhận lời thách thức của mấy người khách phương xa ra sức bài bác trò chơi này.
- Họ thách thức nhau, rằng sức họ quá thừa để giữ cây cậy nằm im dưới đất. Bố tôi nóng người, quyết định sẽ chơi không phải là trò giữ gậy thông thường, mà đặc biệt hơn nhiều. Ông sai tôi lấy một chiếc chày gỗ, nhờ hai vị khách khiêng cùng ra sân một chiếc cối gỗ. Tất cả đều bằng gỗ sến đỏ, nặng chừng gần bốn chục kg.
Buộc xong chiếc chày vào cối, hai vị khách đứng dạng chân ôm giữ chiếc chày kèm cối đó. Bố tôi đi xung quanh họ, lầm rầm đọc thần chú. Chiếc cối nặng trĩu đó từ từ lơ lửng trên mặt đất, trong sự ghì giữ kịch liệt của hai người đàn ông kia. Đỏ mặt tía tai ghìm mãi không được, cả hai đành buông tay ra. Một người bị cối rơi dập cả đầu ngón chân, nhưng chỉ biết nhăn nhó cười trừ mà chẳng dám kêu đau. Họ phải tin rằng với trò giữ gậy không dễ gì dùng sức mà hóa giải được.
Thấy cán bộ xã vui vẻ kể chuyện chơi trò giữ gậy, ông Triệu Chòi Hín bớt đi sự dè dặt. Ông vui vẻ kể chuyện những lần chính mình đã làm trò này cho bà con vui chơi. Theo ông Hín, cây gậy không cần cầu kỳ, bẻ bên đường cũng được, rỗng ruột cũng được, nhưng phải chắc và đủ nặng.
Khi mọi người đã giữ chặt, ông sẽ khấn thần linh rồi vỗ mạnh vào đầu gậy, nhấc nó cao hơn khoảng 20-30 cm so với mặt đất. Trong khoảng thời gian chừng bốn, năm phút, cây gậy sẽ lơ lửng trên mặt đất, không cách gì ghìm lại được. Chỉ đến khi người ta buông tay, hoặc ông hô “thôi”, thì cây gậy mới rơi xuống.
Cứ như vậy, hết lần này đến lần khác, ông có thể làm hàng chục lần cho bà con vui chơi. Người Dao, người Mông, người Kinh... ai tham gia cũng được, không nhất thiết cứ phải là người Dao Đỏ.
- Khi gậy đã nâng lên, dẫu đám trai tráng có khỏe như vâm, nhảy cả lên lưng nhau thì cũng không ghìm xuống được. Đã có lần, mấy vị cán bộ vốn là lãnh đạo tỉnh tuổi cao, nhưng hăng hái xắn tay vào giữ gậy để trải nghiệm mà khám phá bí ẩn. Nhưng cây gậy cứ bay lên, ấn mãi không xuống được, khiến các vị mệt phờ râu, phải cùng buông tay mà ngã lăn ra đất. Ông Triệu Chòi Hín vui vẻ cho biết.
VTC
- Cây gậy cứ bay lên, ấn mãi không xuống được, khiến các vị mệt phờ râu, phải cùng buông tay mà ngã lăn ra đất. ông Triệu Chòi Hín vui vẻ cho biết.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, khi hoa đào hồng rực trên các vườn đồi, các thửa ruộng bậc thang đã thu hoạch xong, lúa ngô đã đầy nhà, hầu khắp các thôn bản của người Dao ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang, đều rộn ràng không khí lễ hội.
Bên cạnh những lễ cúng quan trọng như cúng Bàn Vương, thủy tổ của người Dao, và gia tiên, cầu may, cầu phúc... những lễ hội truyền thống lớn của người Dao không thể thiếu những trò chơi vui nhộn.
Nổi bật nhất là những trò nhảy múa trên than hồng rực lửa, hoặc đùa giỡn với những cây gậy, chiếc bàn, chiếc lồng gà... biết bay, mang đậm màu sắc Saman giáo.
Gặp ở UBND xã Hồ Thầu, ông Triệu Chòi Hín, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Chủ tịch Hội Nghệ nhân dân gian xã, cười cười khi khách hỏi về chuyện bí ẩn xung quanh việc nhiều người không thể ghìm nổi một cây gậy xuống đất.
Người thầy cúng cao tay của xã Hồ Thầu này nói giọng nửa đùa nửa thật, lúc bằng tiếng Dao, lúc bằng tiếng phổ thông:
- Trò giữ gậy tiếng Dao đọc là “Stính tờ chùi”. Nó chỉ là trò chơi thôi, giống như trò nhảy lửa vậy, không có gì huyền bí đâu.
Bà con bày trò này ra chơi vào ngày thứ hai hoặc ba của lễ Tết, để xum vầy cho vui vẻ. Nhiều người chơi rồi nhưng vẫn thích tham gia vì nó rất lạ kỳ, không phải ai cũng làm được trò này đâu.
Người xưa cứ bảo thầy cúng cao tay mới làm được, nhưng tôi cho rằng ai biết câu thần chú, biết cách đọc là... thần linh về nâng nó lên thôi. Mà đã nâng lên rồi thì không ai giữ nó lại được đâu.
Trước đây, chúng tôi đã có dịp xem trò chơi này ở bản Tân Thành, xã Hồ Thầu. Không chỉ có hàng trăm người dân địa phương, rất nhiều quan khách cùng háo hức hướng về phía giữa sân khấu trong tiếng hò reo, chiêng trống rộn ràng.
Giữa khu đất trống, một người đàn ông trung niên đi vòng quanh hai người thanh niên khác đang ôm ghì một thanh gỗ dài, dựng một đầu xuống sát đất như ghì mũi khoan. Sau mỗi vòng, người đàn ông lại dẫm chân thịch một tiếng xuống nền đất, đồng thời bàn tay đập mạnh vào đầu gậy phía trên.
Kỳ lạ thay, chiếc gậy bỗng từ từ nâng lên khỏi mặt đất, tưởng như có mãnh lực nào đó nhấc bổng nó lên. Hai người thanh niên ra sức ghì lại không nổi. Rồi ba, bốn người cùng lao vào ghì giữ cật lực, cây gậy vẫn bay lơ lửng phía trên mặt đất chừng vài mươi phân. Mãi một lúc sau, cây gậy mới được vật ngã, trong tiếng vỗ tay tán thưởng vang dội của mọi người.
Đem câu chuyện hỏi ông Triệu Sành Quấy, vị Bí thư Đảng ủy xã Hồ Thầu khẳng định ông cũng có thể làm được trò này, cũng không có gì phải giấu giếm các bí quyết, nhưng bản thân ông cũng không thể giải thích nổi tại sao.
Ông Quấy cho biết:
- Tại xã Hồ Thầu này, còn rất nhiều người có thể làm những chuyện lạ lùng hơn thế. Ví dụ như làm cho chiếc bàn lim nhấc bổng lên khỏi mặt đất, nhiều người kéo chân bàn, thậm chí nhảy lên bàn cũng không ghì xuống được.
Nhưng do đây chỉ là trò chơi trong dịp lễ hội để đông đảo quần chúng tham gia vui vẻ, nên chúng tôi thường tổ chức nhảy lửa, giữ gậy thôi. Các hình thức có quá nhiều màu sắc huyền bí, thì chúng tôi thường hạn chế, ít phô diễn. Anh Triệu Ngà Tá, Trưởng ban văn hóa xã Hồ Thầu, cũng vui vẻ góp chuyện:
- Trò này có từ lâu lắm rồi, từ đời các cụ truyền lại cho con cháu, ngày nay rất nhiều người còn làm được.
Tôi không thường xuyên làm trò này, nhưng làm được vì học lại từ bố tôi. Bố tôi dặn rằng, phải chọn cây gậy làm bằng gỗ, dài chừng hơn một mét, loại gỗ như sến đỏ, lim, càng chắc nặng thì càng tốt. Không thể làm được với loại cây rỗng ruột như vầu, nứa, tre, và cũng phải là gỗ khô chứ chặt bừa một cây gỗ tươi bên đường để chơi cũng không được.
Cứ theo lời Triệu Ngà Tá thì bố anh, ông Triệu Chòi Hin, vốn là một thầy cúng cao tay, có thể làm được nhiều trò lạ lùng, mà ngay người Dao Đỏ địa phương cũng sái cổ, lác mắt. Ấn tượng nhất của Tá là lần ông Hin chấp nhận lời thách thức của mấy người khách phương xa ra sức bài bác trò chơi này.
- Họ thách thức nhau, rằng sức họ quá thừa để giữ cây cậy nằm im dưới đất. Bố tôi nóng người, quyết định sẽ chơi không phải là trò giữ gậy thông thường, mà đặc biệt hơn nhiều. Ông sai tôi lấy một chiếc chày gỗ, nhờ hai vị khách khiêng cùng ra sân một chiếc cối gỗ. Tất cả đều bằng gỗ sến đỏ, nặng chừng gần bốn chục kg.
Buộc xong chiếc chày vào cối, hai vị khách đứng dạng chân ôm giữ chiếc chày kèm cối đó. Bố tôi đi xung quanh họ, lầm rầm đọc thần chú. Chiếc cối nặng trĩu đó từ từ lơ lửng trên mặt đất, trong sự ghì giữ kịch liệt của hai người đàn ông kia. Đỏ mặt tía tai ghìm mãi không được, cả hai đành buông tay ra. Một người bị cối rơi dập cả đầu ngón chân, nhưng chỉ biết nhăn nhó cười trừ mà chẳng dám kêu đau. Họ phải tin rằng với trò giữ gậy không dễ gì dùng sức mà hóa giải được.
Thấy cán bộ xã vui vẻ kể chuyện chơi trò giữ gậy, ông Triệu Chòi Hín bớt đi sự dè dặt. Ông vui vẻ kể chuyện những lần chính mình đã làm trò này cho bà con vui chơi. Theo ông Hín, cây gậy không cần cầu kỳ, bẻ bên đường cũng được, rỗng ruột cũng được, nhưng phải chắc và đủ nặng.
Khi mọi người đã giữ chặt, ông sẽ khấn thần linh rồi vỗ mạnh vào đầu gậy, nhấc nó cao hơn khoảng 20-30 cm so với mặt đất. Trong khoảng thời gian chừng bốn, năm phút, cây gậy sẽ lơ lửng trên mặt đất, không cách gì ghìm lại được. Chỉ đến khi người ta buông tay, hoặc ông hô “thôi”, thì cây gậy mới rơi xuống.
Cứ như vậy, hết lần này đến lần khác, ông có thể làm hàng chục lần cho bà con vui chơi. Người Dao, người Mông, người Kinh... ai tham gia cũng được, không nhất thiết cứ phải là người Dao Đỏ.
- Khi gậy đã nâng lên, dẫu đám trai tráng có khỏe như vâm, nhảy cả lên lưng nhau thì cũng không ghìm xuống được. Đã có lần, mấy vị cán bộ vốn là lãnh đạo tỉnh tuổi cao, nhưng hăng hái xắn tay vào giữ gậy để trải nghiệm mà khám phá bí ẩn. Nhưng cây gậy cứ bay lên, ấn mãi không xuống được, khiến các vị mệt phờ râu, phải cùng buông tay mà ngã lăn ra đất. Ông Triệu Chòi Hín vui vẻ cho biết.
VTC
hiendde
10/03/2013
BÍ ẨN CHIẾC GƯƠNG CỔ BỊ MA ÁM
Joseph Birch, một sinh viên chỉ mới hai mươi tuổi, và họa sĩ Sotiris Charalambous bốn mươi ba tuổi, là hai người cùng thuê chung một căn hộ. Họ đã quyết định mua lại một chiếc gương cổ cũ kỹ khi chủ nhà cũ bỏ nó bên ngoài tại khu vực Muswell Hill, London, Anh, cách đây xấp xỉ năm tháng. Theo họ, chiếc gương này nhìn trông khá cổ kính và họ nghĩ rằng nó có thể đem đến sự may mắn, cũng như việc tạo cho căn hộ của họ một không khí hoàng gia.
Tuy nhiên từ khi rước chiếc gương ấy về dinh, hàng loạt những sự xui xẻo và bí ẩn đã ập đến họ. Vì thế Joseph và Sotiris đã tuyên bố với mọi người rằng chiếc gương không mang lại điều gì khác cho họ ngoài sự xui xẻo, những bí ẩn không thể giải thích, khó khăn về mặt tài chính và cả bệnh tật. Họ rất vui lòng được tống khứ nó đi và bán lại cho người nào muốn thử sức với vận may của mình.
Ông Charalambous cho biết, từ khi mua chiếc gương ông không có nổi một giấc ngủ ngon và vài lần phải thức dậy la hét trong đau đớn giữa đêm. Joseph, một sinh viên khoa nghệ thuật và thiết kế, đồng thời là người cùng thuê nhà với ông chia sẻ đã nhìn thấy những ánh sáng lập lòe trong bóng tối, phát ra từ chiếc gương.
Kể từ khi chiếc gương xuất hiện, người sống trong nhà bắt đầu thường xuyên gặp phải những cơn ác mộng, và họ đều từng phải trải qua các cơn đau bất chợt giữa đêm. Thậm chí, Joseph đã từng thức dậy vào giữa đêm, với những vết xước rớm máu ở cổ mà không rõ nguyên nhân. Các vấn đề sinh hoạt trong nhà của họ cũng càng ngày càng leo thang, đường ống sưởi, điện thoại và các đường ống nước đều hỏng hóc, dù đã được kiểm tra và sửa chữa rất kỹ càng.
Joseph cho biết:
- Cả hai chúng tôi đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, rã rời. Lúc đầu, tôi cứ cho rằng vấn đề xuất phát từ việc số chúng tôi không may. Thế nhưng, khi ra khỏi nhà, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Cứ như tất cả mọi thứ đều xuất phát từ căn hộ mà ra.
Hai người đã cảm thấy lo lắng tột độ và thậm chí phải tìm đến các bác sỹ tâm lý để xin giúp đỡ. Cuối cùng, hai người phát hiện ra rằng, mọi vấn đề đều xuất phát từ chiếc gương, và quyết định rao bán chiếc gương trên trang web đấu giá eBay, với giá khởi điểm £ 100 (tương đương 3,2 triệu VND) và thẳng thắn cho biết, họ sẽ chia sẻ những trải nghiệm tồi tệ của họ, về chiếc gương với những người hỏi mua.
- Tôi chỉ biết rằng chúng tôi không còn muốn thấy nó ở trong căn nhà của mình nữa, nhưng chúng tôi cũng nghĩ rằng thật không công bằng nếu không cảnh báo với người mua.
Joseph nói:
- Có rất nhiều người quan tâm đến sản phẩm kỳ lạ này, có một người thậm chí đã chú ý đến chiếc gương như một món quà cho… người yêu cũ.
Chiếc gương đã từng được coi là có vẻ đẹp cổ điển theo phong cách Victoria và sẽ là niềm tự hào cho bất kỳ người sở hữu nào. Tuy nhiên, ông Charalambous sợ hãi cho biết:
- Tôi nghĩ rằng ai đó có thể đã bị giết trước chiếc gương khi những hiện tượng xui xẻo và bí ẩn cứ liên tục xảy ra. Đó cũng chính là lý do tại sao nó đem lại những điều xui xẻo cho ngôi nhà của chúng tôi.
Hiện vẫn chưa có kết luận khoa học nào giải thích những hiện tượng bí ẩn từ chiếc gương.
Nguyễn Lâm
Daily Mail
Joseph Birch, một sinh viên chỉ mới hai mươi tuổi, và họa sĩ Sotiris Charalambous bốn mươi ba tuổi, là hai người cùng thuê chung một căn hộ. Họ đã quyết định mua lại một chiếc gương cổ cũ kỹ khi chủ nhà cũ bỏ nó bên ngoài tại khu vực Muswell Hill, London, Anh, cách đây xấp xỉ năm tháng. Theo họ, chiếc gương này nhìn trông khá cổ kính và họ nghĩ rằng nó có thể đem đến sự may mắn, cũng như việc tạo cho căn hộ của họ một không khí hoàng gia.
Tuy nhiên từ khi rước chiếc gương ấy về dinh, hàng loạt những sự xui xẻo và bí ẩn đã ập đến họ. Vì thế Joseph và Sotiris đã tuyên bố với mọi người rằng chiếc gương không mang lại điều gì khác cho họ ngoài sự xui xẻo, những bí ẩn không thể giải thích, khó khăn về mặt tài chính và cả bệnh tật. Họ rất vui lòng được tống khứ nó đi và bán lại cho người nào muốn thử sức với vận may của mình.
Ông Charalambous cho biết, từ khi mua chiếc gương ông không có nổi một giấc ngủ ngon và vài lần phải thức dậy la hét trong đau đớn giữa đêm. Joseph, một sinh viên khoa nghệ thuật và thiết kế, đồng thời là người cùng thuê nhà với ông chia sẻ đã nhìn thấy những ánh sáng lập lòe trong bóng tối, phát ra từ chiếc gương.
Kể từ khi chiếc gương xuất hiện, người sống trong nhà bắt đầu thường xuyên gặp phải những cơn ác mộng, và họ đều từng phải trải qua các cơn đau bất chợt giữa đêm. Thậm chí, Joseph đã từng thức dậy vào giữa đêm, với những vết xước rớm máu ở cổ mà không rõ nguyên nhân. Các vấn đề sinh hoạt trong nhà của họ cũng càng ngày càng leo thang, đường ống sưởi, điện thoại và các đường ống nước đều hỏng hóc, dù đã được kiểm tra và sửa chữa rất kỹ càng.
Joseph cho biết:
- Cả hai chúng tôi đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, rã rời. Lúc đầu, tôi cứ cho rằng vấn đề xuất phát từ việc số chúng tôi không may. Thế nhưng, khi ra khỏi nhà, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Cứ như tất cả mọi thứ đều xuất phát từ căn hộ mà ra.
Hai người đã cảm thấy lo lắng tột độ và thậm chí phải tìm đến các bác sỹ tâm lý để xin giúp đỡ. Cuối cùng, hai người phát hiện ra rằng, mọi vấn đề đều xuất phát từ chiếc gương, và quyết định rao bán chiếc gương trên trang web đấu giá eBay, với giá khởi điểm £ 100 (tương đương 3,2 triệu VND) và thẳng thắn cho biết, họ sẽ chia sẻ những trải nghiệm tồi tệ của họ, về chiếc gương với những người hỏi mua.
- Tôi chỉ biết rằng chúng tôi không còn muốn thấy nó ở trong căn nhà của mình nữa, nhưng chúng tôi cũng nghĩ rằng thật không công bằng nếu không cảnh báo với người mua.
Joseph nói:
- Có rất nhiều người quan tâm đến sản phẩm kỳ lạ này, có một người thậm chí đã chú ý đến chiếc gương như một món quà cho… người yêu cũ.
Chiếc gương đã từng được coi là có vẻ đẹp cổ điển theo phong cách Victoria và sẽ là niềm tự hào cho bất kỳ người sở hữu nào. Tuy nhiên, ông Charalambous sợ hãi cho biết:
- Tôi nghĩ rằng ai đó có thể đã bị giết trước chiếc gương khi những hiện tượng xui xẻo và bí ẩn cứ liên tục xảy ra. Đó cũng chính là lý do tại sao nó đem lại những điều xui xẻo cho ngôi nhà của chúng tôi.
Hiện vẫn chưa có kết luận khoa học nào giải thích những hiện tượng bí ẩn từ chiếc gương.
Nguyễn Lâm
Daily Mail
hiendde
10/03/2013
NGHI VẤN MA TRỘM KẸO TRONG SIÊU THỊ
Đoạn băng ghi lại từ camera an ninh của một siêu thị ở Úc, cho thấy một gói kẹo trái cây Roll-Ups, thường xuyên bị tung lên từ một đến ba mét, cho dù không hề có vật nào tác động ở quanh đó.
Gói kẹo bí ẩn có lúc đã nhảy bật ra khỏi vị trí ban đầu tới sáu mét, trong khi không có người nào xuất hiện trong đoạn băng. Norm Hurst, chủ của cửa hàng IGA cho biết, khi mua lại nơi này vào tháng mười năm ngoái, anh đã được nói trước về nhưng việc bí ẩn này.
- Người chủ cũ nói với tôi rằng siêu thị này bị ma ám, nhưng tôi không tin. Nhưng khi sở hữu nó thì tôi mới thực sự thấy những điều kỳ lạ xảy ra. Hurst cho biết.
Điều gì đã tạo nên hiện tượng bí ẩn ở IGA đến nay vẫn chưa rõ, nhưng một giả thuyết được ngôi sao của chương trình “Sunrise On 7” đưa ra, là có thể việc này liên quan đến cái chết của một võ sĩ quyền Anh vào năm 1998, khi anh này bị bắn ngay phía ngoài của siêu thị.
Diệu Quỳnh
Huffingtonpost
Đoạn băng ghi lại từ camera an ninh của một siêu thị ở Úc, cho thấy một gói kẹo trái cây Roll-Ups, thường xuyên bị tung lên từ một đến ba mét, cho dù không hề có vật nào tác động ở quanh đó.
Gói kẹo bí ẩn có lúc đã nhảy bật ra khỏi vị trí ban đầu tới sáu mét, trong khi không có người nào xuất hiện trong đoạn băng. Norm Hurst, chủ của cửa hàng IGA cho biết, khi mua lại nơi này vào tháng mười năm ngoái, anh đã được nói trước về nhưng việc bí ẩn này.
- Người chủ cũ nói với tôi rằng siêu thị này bị ma ám, nhưng tôi không tin. Nhưng khi sở hữu nó thì tôi mới thực sự thấy những điều kỳ lạ xảy ra. Hurst cho biết.
Điều gì đã tạo nên hiện tượng bí ẩn ở IGA đến nay vẫn chưa rõ, nhưng một giả thuyết được ngôi sao của chương trình “Sunrise On 7” đưa ra, là có thể việc này liên quan đến cái chết của một võ sĩ quyền Anh vào năm 1998, khi anh này bị bắn ngay phía ngoài của siêu thị.
Diệu Quỳnh
Huffingtonpost