

Học thức và ý thức?
#16
Gửi vào 12/03/2013 - 08:46
Chồng: - Dạy làm giề, để tao quẳng nó sang Mỹ một thời gian là ok thôi
Thanked by 1 Member:
|
|
#17
Gửi vào 12/03/2013 - 08:50
Pisces, on 12/03/2013 - 08:30, said:
Rất tiếc ý của bạn ĐÚNG.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, không phải không có cải cách, mà là cải cách không đúng nên nền giáo dục vẫn cứ loay hoay trong cái vòng lẫn quẫn thậm chí đi thụt lùi. Còn vì sao cải cách không đúng thì đó là chuyện khác.
Sửa bởi Vovitu: 12/03/2013 - 08:59
#18
Gửi vào 12/03/2013 - 08:54
Pisces, on 12/03/2013 - 08:30, said:
Trước tiên phải đọc kỹ các bài đã chứ.
Tôi có đọc, tất nhiên không thể đọc hết Nhưng khi đánh giá, nhìn nhận vấn đề, tôi suy xét theo cách nhìn của mình chứ không theo các comment.
#19
Gửi vào 12/03/2013 - 09:01
Vovitu, on 12/03/2013 - 08:54, said:
Tôi đồng ý kiến với bạn. Các bài báo hay lời bình luận chỉ là ý kiến riêng của mỗi người viết báo, viết bình luận, đọc là để biết được đa số dư luận đang theo chiều hướng nào, nhận thức của đại bộ phận người dân hiện tại ra sao. Còn thì chúng ta cần phải có tư duy độc lập, có đầu óc tỉnh táo để phân biệt đúng sai, không bị đám đông ảnh hưởng.
#20
Gửi vào 12/03/2013 - 09:31
Chỉ có khái niệm Đồng ý hay Không đồng ý mà thôi. Đúng/Sai nhiều khi mơ hồ.
#21
Gửi vào 12/03/2013 - 09:46
PMK, on 12/03/2013 - 08:36, said:
Tôi xin lỗi, tôi rất bận để có thể ngồi nói qua nói lại ở đây-một diễn đàn nho nhỏ, để tranh luận hay nói về những gì mình có thể làm trong khả năng của mình. Tôi thà bỏ con săn sắt để bắt được rổ cá rô.
Tôi quan niệm là: không cần 100% về phe ý kiến mình, 80, 90% là tốt lắm rồi, số còn lại không cần và không quan tâm, họ nghĩ thế nào là tùy họ, có A, có B, đời sống mới màu mè.
Lời cuối cùng: Tôi đồng ý vai trò của người Bà, người Mẹ, bản thân tôi chưa hề phủ nhận điều này, nhưng nó tùy vào giai đoạn nào của cuộc sống nữa. Nhưng nếu nói thế, thì phải nói cả 3 yếu tố này cho đầy đủ: do gia đình, do cá tính bẩm sinh và khả năng/ mức độ tiếp thu sau đó của cá nhân, và do xã hội. Trong đó, xã hội có vai trò lớn nhất kể từ khi bé đi học, tiếp xúc với các đối tượng khác, Mẹ và Bà, hay Bố... cũng còn phải có việc của Mẹ, và Bà, Mẹ và Bố cũng phải kiếm cơm chứ, hiếm ai được ngồi nhà ôm con cả ngày mà dạy được cho tròn. Vai trò của xã hội thể hiện rõ nhất qua các trường hợp những người không có gia đình, sớm phải xa gia đình, hay mất hết người thân trong gia đình phải tự lập, hay tự rời bỏ gia đình theo những cám dỗ ngoài xã hội... và từ khi nhận thức được môi trường xung quanh đến khi bạc đầu, người ta vẫn phải học và nhận tác động từ môi trường bên ngoài không nhiều thì ít. Mà xã hội là kết quả của nền Giáo dục.
Nếu phủ nhận vai trò to lớn của ảnh hưởng ngoại cảnh, sao mà giải Tử vi? ^^
Vậy thôi nhé. Tôi bận lắm.
#22
Gửi vào 12/03/2013 - 09:57
Thanked by 1 Member:
|
|
#23
Gửi vào 12/03/2013 - 10:05
PMK, on 12/03/2013 - 08:32, said:
Trước khi ra đời để tiếp xúc với xã hội thì các bé tiếp xúc với ai?
Trước giờ mọi người chỉ chú ý đến thai dưỡng, mà chẳng quan tâm gì đến thai giáo.
Có câu: Dạy con từ thuở còn thơ. Nhưng thực ra ngay từ khi còn trong bụng mẹ thì thai nhi đã có sự cảm ứng với người mẹ rồi.
Một bằng chứng hùng hồn là nền giáo dục này tồi tệ, nhưng đâu phải 100% sản phẩm của nền giáo dục này đều tồi tệ, mọi người công nhận không? Vậy, số người không tồi tệ là vì lý do gì, vì nguyên do gì?
Đúng là nền giáo dục của chúng ta hiện nay rất tệ, cần phải đại phẫu. Tuy nhiên, thay vì cứ bo bo đổ trách nhiệm cho tầm vĩ mô thì mỗi người chúng ta nên có tâm thế: Cái gì thuộc trách nhiệm vi mô của mình thì nhận, cái gì trong tầm tay vi mô của mình thì làm. Đừng há miệng chờ sung rụng.
Mẹ và Bà do Mẹ và Bà sinh ra. Mẹ và Bà hư thì con của Mẹ và Bà cũng hư , gốc xấu không sanh cây tốt. Vấn đề chính yếu là tại sao Mẹ và Bà hư?
Lúc ở trong nước tôi thường nghe từ loa : dân là cha mẹ, các ông cán là con em. Con hư tại Mẹ , cán ông cán hư là tại Dân.
#24
Gửi vào 12/03/2013 - 10:44
#25
Gửi vào 12/03/2013 - 10:47
Có rất nhiều điều vô lý trong quản lý giáo dục, ví như việc ban bành văn bản chống tiêu cực trong thi cử, cho người ta mang máy ghi hình, ghi âm vào phòng thi nhưng sau đó chứng cứ ấy lại phải nộp lại cho ông Giáo dục. Nếu không phải là tiêu cực, thì sao lại phải đưa ra quy định như thế làm gì.
#26
Gửi vào 13/03/2013 - 02:27
Vovitu, on 12/03/2013 - 07:15, said:
Sự yếu kém của giáo dục thì rõ ràng rồi, không có gì đáng bàn cãi. Thay đổi giáo dục là cần thiết và cần làm gấp. Tuy nhiên, thay đổi giáo dục để nâng cao tri thức, đạo đức,...cho người dân không phải là việc làm một sớm một chiều mà có kết quả. Trong khi đó, tội phạm đe dọa đến tính mạng người dân, đến an ninh xã hội hàng giờ, hàng ngày nên việc đề ra biện pháp cứng rắn cũng là nên làm vậy.
Ở các nước tiên tiến, như Mỹ chẳng hạn, có nhiều vụ thảm sát hàng loạt, đó đâu phải do nền giáo dục kém và ở đó, hình như cảnh sát được quyền bắn thẳng vào đối tượng gây án, trong khi ở Việt Nam thì còn ....tùy.
Luật pháp ở Mỹ chỉ cho phép cảnh sát bắn kẻ đang giết người hàng loạt hoặc bắn kẻ đang có vũ khí hay phương tiện giết người trong tay có thể gây nguy hiểm đến sanh mạng của người khác hay chính người thi hành công sự, trước khi quyết định nổ súng thì họ cảnh cáo yêu cầu đương sự bỏ súng xuống nếu đương sự bất tuân và có cử chỉ bạo động thì họ mới bắn. Trong các trường hợp khác kẻ hành hung không có vũ khí hay phương tiện làm nguy hiểm đến sanh mạng thì họ dùng đạn không đầu hay súng điện, súng lưới, tia cay để kèm chế, không hề có cái luật mơ hồ được bắn chết người trong lúc thi hành công vụ, cảnh sát nào bắn chết người như vậy là phạm tôi sát nhân. Còn luật tử hình kẻ phạm tôi lại là một vấn đề khác và ở Mỹ không ai bị tử hình vì tội trộm cướp hay có hành vi chống đối người thi hành công vụ .
#27
Gửi vào 13/03/2013 - 05:54
Vovitu, on 12/03/2013 - 07:15, said:
Khi "Đạo" mất "Đức" tổn thì mới tìm mới nâng cao "Đạo Đức" - nhưng "Đạo Đức" là gì?
Đạo Đức có ích lợi gì cho mình không? Nếu có, sao không ai có hay có đủ để mà đòi "nâng cao"?
Vovitu, on 12/03/2013 - 07:15, said:
Biện pháp cứng rắn có là "Đạo Đức" không?
Vovitu, on 12/03/2013 - 07:15, said:
Nền giáo dục ở các nước tiên tiến, như Mỹ chẳng hạn, có giờ "Đức dục" trong chương trình học không?
Như vậy, thực sự con người ngày nay có bao nhiêu kẻ hiểu và hành?
Thanked by 1 Member:
|
|
#28
Gửi vào 13/03/2013 - 19:51
TuBinhTuTru, on 13/03/2013 - 05:54, said:
Tiếc rằng tôi không phải là nhà đạo đức học, cũng không phải là người đức cao vọng trọng để giải thích hay tranh luận các vấn đề đạo đức.
Có những vấn đề tôi viết theo suy nghĩ cá nhân của một người bình thường trong xã hội nên nó có thể đúng và cũng có thể sai.
Biện pháp cứng rắn có là "Đạo Đức" không thì tôi không trả lời được. Tuy nhiên, tôi cho rằng sự cứng rắn này phải được đặt trong bối cảnh, điều kiện cụ thể.
Không ai cho rằng giết người là đạo đức. Tuy nhiên, lại phải xem xét.
Giả như, ngày hôm ấy, có người mang hung khí có khả năng sát thương cao, uy hiếp một nhóm đông người, như uy hiếp học sinh trong một trường học chẳng hạn, trong tình thế đó, có người đã dùng súng bắn chết người ấy, vậy việc "giết" chết người ở đây có là phi đạo đức không. Tôi nghĩ đó không phải là phi đạo đức.
Tôi, với khả năng hạn chế của mình, sẽ không trao đổi, tranh luận gì thêm nếu chủ đề có xu hướng chuyển sang màu sắc chính trị.
Sửa bởi Vovitu: 13/03/2013 - 19:54
#29
Gửi vào 14/03/2013 - 03:20
Thanked by 1 Member:
|
|
#30
Gửi vào 14/03/2013 - 04:04
Vovitu, on 13/03/2013 - 19:51, said:
Có những vấn đề tôi viết theo suy nghĩ cá nhân của một người bình thường trong xã hội nên nó có thể đúng và cũng có thể sai.
Cũng vì lẽ đó, chúng ta không hiểu biết "Đạo đức" một cách cặn kẽ thì sự suy đồi "Đạo đức" xảy ra cũng là chuyện khó tránh vậy.
Vovitu, on 13/03/2013 - 19:51, said:
Không ai cho rằng giết người là đạo đức. Tuy nhiên, lại phải xem xét.
Giả như, ngày hôm ấy, có người mang hung khí có khả năng sát thương cao, uy hiếp một nhóm đông người, như uy hiếp học sinh trong một trường học chẳng hạn, trong tình thế đó, có người đã dùng súng bắn chết người ấy, vậy việc "giết" chết người ở đây có là phi đạo đức không. Tôi nghĩ đó không phải là phi đạo đức.
Như đã nói, chúng ta chưa hiểu hết và cặn kẽ thế nào là "Đạo đức" nhưng trong trường hợp trên tại sao người mang hung khí uy hiếp đám đông và người nổ súng hạ sát kẻ mang súng kia đều có "lý do của điều họ suy nghĩ" cả ... Vovitu cũng vậy, khi nghĩ rằng hành động nổ súng giết người kia "không phải là phi đạo đức" thì khác gì kẻ mang súng uy hiếp đám đông cũng "không phải là phi đạo đức."
Vovitu, on 13/03/2013 - 19:51, said:
Tất nhiên, đó là quyền của Vovitu và tôi cũng không nghĩ có xu hướng chuyển sang màu sắc chính trị gì ở đây hết.
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
3 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












