Jump to content

Advertisements




Hành lang thảo luận "Thủy tụ nhờ Thổ sinh"

Vô thổ bất thủy

  • Chủ Đề Đã Khóa Chủ đề này đã được khóa
119 replies to this topic

#16 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 03/03/2013 - 08:35

Tác giả viết:

Còn như muốn biểu thị ý tứ sâu xa hơn, thì khi nói Thân cung địa chi, ấy là ta lưu ý tới cung có tên là Thân có mặt trong 12 con giáp. Còn như gọi Thân cung trên địa bàn lá số thì lưu ý ta tới cái gốc của địa bàn, mà cung có tên Thân ấy mà không sợ hiểu lầm sang cung khác, hay nghĩa khác.

Cổ thư nói: Người không có gốc là người mà ngũ hành nạp âm có cùng thuộc tính phá nhau

Ví dụ như: người sinh năm Kỷ Mùi Thiên thượng hỏa, có thuộc tính ngũ hành là Hỏa, gặp năm Giáp Tuất Sơn đầu hỏa, cũng có thuộc tính ngũ hành là Hỏa, đây là Hỏa gặp Hỏa đồng loại mà Tuất Mùi phá nhau. Vì vậy gọi là gốc bị phá

Ở đây, Tác giả dụ ý phân biệt giữa hai khái niệm "địa chi" và "địa bàn"

#17 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 04/03/2013 - 08:19

Hành lang tham khảo Cổ nhân lập thuyết - Lý Hư Trung mệnh thư (tứ khố)

Lục thập nạp âm giả, phối do thập can thập nhị chi chu nhi chung chi số dã

Tứ khố giải: Can chi tương thừa, quy thiên địa thủy chung chi số vị lục thập dã

- Thích nghĩa: Sáu mươi nạp âm do mười thiên can và mười hai địa chi kết hợp thành. Do can chi kết hợp, dựa vào số trời đất từ khi bắt đầu sinh sôi đến hình thành là 60.

Tự sinh thành nhi ngôn chi, tắc Thủy đắc nhất, Hỏa đắc nhị, Mộc đắc tam, Kim đắc tứ, Thổ đắc ngũ. Hàm vật hóa nhi ngôn chi, tắc Hỏa đắc nhất, Thổ đắc nhị, Mộc đắc tam, Kim đắc tứ, Thủy đắc ngũ.

Tứ khố giải: Sinh thành giả thiên địa sinh thành chi số, vật hóa tắc ngũ hành chi can tương thành nạp âm chi số.

- Thích nghĩa: Bắt đầu từ số thiên địa sinh thành, thì Thủy là 1, Hỏa là 2, Mộc là 3, Kim là 4, Thổ là 5. Lấy ngũ hành can chi làm nạp âm thì Hỏa được 1, Thổ được 2, Mộc được 3, Kim được 4, Thủy được 5.

Tứ khố chú giải: Sinh thành nghĩa là chỉ số thiên địa sinh thành. "Vật hóa" là chỉ can chi ngũ hành kết hợp hình thành nên số nạp âm

=============

Ngài Lý Hư Trung lại nói: "Đạo sinh nhất, nhất tuy lập nhi đạo vị ly dã. Nhất sinh nhị, nhị danh thành, nhi đạo tư viễn hỹ"

Theo đó mà xem xét, thì:

- Số ngũ hành sinh thành Thủy là 1
- Số ngũ hành nạp âm Hỏa là 1

#18 banghuynh

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 358 Bài viết:
  • 550 thanks

Gửi vào 05/03/2013 - 16:15

Thưa Bác Gia Thi, khi nói :
Thủy tụ nhờ Thổ sinh, Kim dụng nhờ Hỏa luyện, Mộc sinh nhờ Thổ vượng .... phải chăng đều mang sự tưởng tượng qua các hiện tượng thực tế mà không theo một nguyên tắc đồng nhất nào cả ---> ngũ hành nạp âm mới mơ màng và không có lời giải đáp minh chứng nào thuyết phục cả?
Kính Bác!

Thanked by 2 Members:

#19 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 05/03/2013 - 23:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

banghuynh, on 05/03/2013 - 16:15, said:

Thưa Bác Gia Thi, khi nói :
Thủy tụ nhờ Thổ sinh, Kim dụng nhờ Hỏa luyện, Mộc sinh nhờ Thổ vượng .... phải chăng đều mang sự tưởng tượng qua các hiện tượng thực tế mà không theo một nguyên tắc đồng nhất nào cả ---> ngũ hành nạp âm mới mơ màng và không có lời giải đáp minh chứng nào thuyết phục cả?
Kính Bác!

Bạn Banghuynh chắc cũng đã biết, mệnh đề "Thủy tụ nhờ Thổ sinh" là dùng lý luận của trường phái Nghĩa Lý, mà không phải dựa trên cơ sở lý luận của trường phái Tượng Số.

Hơn nữa, chắc BangHuynh cũng đã thấy, hai trường phái này tồn tại những bất đồng quan điểm, tranh luận nhau mấy trăm năm, mà chưa có hồi kết là vậy.

Mối quan hệ giữa hai trường phái Tượng Số và phái Nghĩa Lý, thật đúng như câu nói của Khổng Tử: "Đồng đồ nhi thù quy". Tức là nói đến cùng một dòng mẹ mà chia làm hai dòng con. Phái Tượng Số và phái Nghĩa Lý, đều có mức độ quan trọng ngang nhau, Trong đó, phái Tượng Số có mối quan hệ mật thiết với khoa học tự nhiên, còn phái Nghĩa Lý có mối quan hệ chặt chẽ với khoa học xã hội, nói theo nghĩa hẹp, phái Nghĩa Lý là mộn phái Dịch học có vai trò đưa ra những triết lý về Dịch học.

Mệnh đề "Thủy tụ nhờ Thổ sinh", ở đâu có liên quan đến chữ tụ, chữ tụ này, theo Tác giả đã nói: "Tụ và Tán là cặp phạm trù âm dương. Điều đó có nghĩa là gì ? Là nói tới tụ thì phải thấy được tán. Muốn biết tán là gì thì phải hiểu được tụ là thế nào. Tụ tán là cặp đối lập".

Ở đây, trong khuôn khổ của mệnh đề "Thủy tụ", để có thể nói theo cách của Banghuynh là không theo một nguyên tắc đồng nhất, Vậy thì chúng ta có lẽ phải bắt đầu từ hai chữ "nhân huân" trong Dịch - Hệ từ viết "Thiên địa nhân huân, vạn vật hóa thuần". ...Tiếp đến, chúng ta cần xem xét tới học thuyết "Ngũ hành sinh thắng quyết" của Chu Diễn, chẳng hạn như chúng ta cần tham khảo tới thuyết "Thủy vô thủy, chung vô kim" trong Ngũ tài thuyết, hoặc chúng ta cần tham khảo thuyết "Đầu là đất, cuối là nước" trong Quan hệ tương thắng.

Dương là trong, âm là đục. Âm dương trong đục là một đặc tính quan trọng về âm dương hư thực. Dương là thanh trong, âm là trầm đục, "trong" là hư và "đục" là thực, vì thế mà gọi là âm dương. Trời là dương, trên là dương, ngoài là dương, vì thế mà "dương trong" thì ở trên trời, ở phía trên và ở bên ngoài. Đất là âm, dưới là âm, trong là âm, vì thế mà "âm đục" ở dưới đất, ở phía dưới và ở bên trong.

Bởi lẽ "thanh trong" thì sinh tán, tán thì sinh hư, "trầm đục" thì sinh tụ, tụ thì sinh thực. Vì thế, "trong đục" có mối quan hệ mật thiết với "tán và tụ", "hư và thực" của vật chất.

Đối với trường phái Tượng Số, thì lấy cơ sở cốt yếu từ thuyết Ngoại sinh Nội thành của bát quái để lập thuyết.

#20 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 06/03/2013 - 03:20

Du` la`

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

banghuynh, on 05/03/2013 - 16:15, said:

Thưa Bác Gia Thi, khi nói :
Thủy tụ nhờ Thổ sinh, Kim dụng nhờ Hỏa luyện, Mộc sinh nhờ Thổ vượng .... phải chăng đều mang sự tưởng tượng qua các hiện tượng thực tế mà không theo một nguyên tắc đồng nhất nào cả ---> ngũ hành nạp âm mới mơ màng và không có lời giải đáp minh chứng nào thuyết phục cả?
Kính Bác!

Nguyên tắc đươc suy ra từ nguyên lý. Nguyên Lý có thể căn cứ vào khảo sát hiện tượng thiên nhiên để rút ra mối quan hệ biến hóa từ các hiện tượng thiên nhiên đó và khi mối quan hệ đó có thể tái lập trong cùng điều kiện sẽ cho cùng kết quả thì nó trở thành nguyên lý và từ nguyên lý đó mô hình được hình thành để ứng dụng . Dù là theo trường phái nghĩa Lý hay tượng Số cũng không ra ngoài các giai đoạn trên. Câu hỏi là giữa Lý và Số chúng có quan hệ gì không hay chúng tồn tại độc lập và thậm chí có khi mâu thuẩn nhau ? Đó là vấn đề và mục tiêu của người nghiên cứu là đi tìm, khám phá câu trả lời đó và từ quá trình nghiên cứu thì những nguyên lý mới, định luật và toán học được khám phá, khai triển và ứng dụng để giải thích hiện tượng.

Thanked by 3 Members:

#21 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 06/03/2013 - 08:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

banghuynh, on 05/03/2013 - 16:15, said:

Thưa Bác Gia Thi, khi nói :
.... ngũ hành nạp âm mới mơ màng và không có lời giải đáp minh chứng nào thuyết phục cả?


Về câu trích dẫn này, tôi đưa ra một cách nhìn nhận quan điểm về nhân sinh, khi bạn Banghuynh đọc xong, thì Banghuynh sẽ nảy sinh suy nghĩ như thế nào ? Sau đây là quan điểm:

Dẫn đến sự đối lập sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan, và quan điểm lý luận giữa Kinh dịch và Lão Tử, căn nguyên là do có sự khác nhau rất xa, đối với nhận thức nguồn gốc Vũ Trụ, cũng tức là nhận thức đối với thế giới bản nguyên là "có" hay "không", là "thực" hay "hư", là "duy vật" hay "duy tâm" ?

Do nhận thức của Kinh Dịch đối với nguồn gốc Vũ Trụ là thực có, vì vậy đã quyết định ảnh hưởng đến nhân sinh quan này là tính tích cực của đời người "hữu vi" (có làm việc, có chí khí)

Ngược lại, Lão Tử do nhận thức đối với nguồn gốc Vũ Trụ là "hư vô", từ đó mà quyết định thái độ nhân sinh là tiêu cực, xuất thế và vô vi, dẫn đến ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức nguồn gốc Vũ Trụ.

Chính vì vậy, vấn đề căn bản này, quyết định tất thảy các mặt nhận thức về nhân sinh !

=======

Banghuynh đọc xong, bạn có nhận xét gì về quan điểm này không ?

Thanked by 4 Members:

#22 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 06/03/2013 - 08:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

banghuynh, on 05/03/2013 - 16:15, said:

ngũ hành nạp âm mới mơ màng và không có lời giải đáp minh chứng nào thuyết phục cả?

Vẫn là câu trích dẫn này, vì có liên quan đến chữ tụ trong mệnh đề "Thủy tụ nhờ Thổ sinh", giả sử như có người khuyên banghuynh nên tìm hiểu thêm về lý luận trong sách Thậm ngôn - Ngũ hành thiên của Vương Đình Tương, có đoạn viết:

"Sinh giả, tinh khí vi vật, tụ giã
Tử giả, du hồn vi biến, quỷ giã
Quỷ giả, phản kỳ bản vị giã, phản bản, phúc nhập hư không ai"

Đọc xong đoạn trích dẫn trên, Banghuynh có ý kiến gì không ?

Sửa bởi Gia Thi: 06/03/2013 - 08:46


Thanked by 4 Members:

#23 banghuynh

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 358 Bài viết:
  • 550 thanks

Gửi vào 06/03/2013 - 09:24

Bác Gia Thi cho cháu suy nghĩ thêm, tìm tòi thêm ... khi nào có chút am hiểu về những câu hỏi Bác nêu ra cho cháu, cháu sẽ hồi âm cho Bác sau.
Kính Bác!

Thanked by 2 Members:

#24 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 06/03/2013 - 13:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 06/03/2013 - 08:27, said:

Về câu trích dẫn này, tôi đưa ra một cách nhìn nhận quan điểm về nhân sinh, khi bạn Banghuynh đọc xong, thì Banghuynh sẽ nảy sinh suy nghĩ như thế nào ? Sau đây là quan điểm:

Dẫn đến sự đối lập sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan, và quan điểm lý luận giữa Kinh dịch và Lão Tử, căn nguyên là do có sự khác nhau rất xa, đối với nhận thức nguồn gốc Vũ Trụ, cũng tức là nhận thức đối với thế giới bản nguyên là "có" hay "không", là "thực" hay "hư", là "duy vật" hay "duy tâm" ?

Do nhận thức của Kinh Dịch đối với nguồn gốc Vũ Trụ là thực có, vì vậy đã quyết định ảnh hưởng đến nhân sinh quan này là tính tích cực của đời người "hữu vi" (có làm việc, có chí khí)

Ngược lại, Lão Tử do nhận thức đối với nguồn gốc Vũ Trụ là "hư vô", từ đó mà quyết định thái độ nhân sinh là tiêu cực, xuất thế và vô vi, dẫn đến ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức nguồn gốc Vũ Trụ.

Chính vì vậy, vấn đề căn bản này, quyết định tất thảy các mặt nhận thức về nhân sinh !

=======


Tôi không nghĩ vô vi của Lão Tử như anh Giathi so sánh với hửu vi của Khổng. Triết lý vô vi của Lão thường bị hiểu lầm là triết lý hư vô chẳng làm gì cã nhưng sự thật căn bản của triết lý vô vi là "Làm mà không làm, không làm mà làm". Đạt được điều này thì cũng như là đắc Trung Đạo của Khổng , hai triết lý này nhìn bề nổi chẳng có gì liên hệ nhau mà còn có vẽ mâu thuẩn nhau nhưng phần tiềm ẩn của chúng cùng qui về gốc của Thái Hòa. Đắc Trung đạo đã khó, đắc vô vi làm mà không làm, không làm mà làm càng khó hơn bởi chưa đạt được chữ Trung thì khó mà thấy được cái hửu vi trong vô vi qua câu của Khổng Tử: “Dư dục vô ngôn. Thiên hà ngôn tại? Tứ thời hành yên, bách vật sinh yêu. Thiên hà ngôn tại?

Sửa bởi vodanhthiendia: 06/03/2013 - 13:19


#25 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 08/03/2013 - 18:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 06/03/2013 - 13:02, said:

Tôi không nghĩ vô vi của Lão Tử như anh Giathi so sánh với hửu vi của Khổng. Triết lý vô vi của Lão thường bị hiểu lầm là triết lý hư vô chẳng làm gì cã nhưng sự thật căn bản của triết lý vô vi là "Làm mà không làm, không làm mà làm". Đạt được điều này thì cũng như là đắc Trung Đạo của Khổng , hai triết lý này nhìn bề nổi chẳng có gì liên hệ nhau mà còn có vẽ mâu thuẩn nhau nhưng phần tiềm ẩn của chúng cùng qui về gốc của Thái Hòa. Đắc Trung đạo đã khó, đắc vô vi làm mà không làm, không làm mà làm càng khó hơn bởi chưa đạt được chữ Trung thì khó mà thấy được cái hửu vi trong vô vi qua câu của Khổng Tử: “Dư dục vô ngôn. Thiên hà ngôn tại? Tứ thời hành yên, bách vật sinh yêu. Thiên hà ngôn tại?


Cảm ơn anh VDTD đa đưa ra quan điểm của mình,

Ở đây, tôi đang nêu ra ví dụ, có ý chờ đón quan điểm nhận định của ban BangHuynh, mà không hẳn là quan điểm của cá nhân tôi như vậy.

Anh Vodanhthiendia có quan điểm như thế nào về mệnh đề "Thủy tụ nhờ Thổ sinh" ?

Tôi đang đọc lại sách nói về Vô cực đồ của ngài Trần Đoàn, và cũng đang nghiền ngẫm những lý luận trong Long đồ tam biến của ngài Trần Đoàn, để làm sao nhận thức sâu sắc thêm về mệnh đề "Thổ sinh"

Thanked by 2 Members:

#26 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1741 thanks

Gửi vào 09/03/2013 - 00:06

Thưa bác Gia Thi, mối quan hệ giữa Thủy và Thổ, chúng ta liệu có thể diễn tả nó bằng một cách gọi khác gần gũi hơn hay không. Nghĩa là, hành Thổ biểu hiện những tính quy luật của vận động, thì hành thủy biểu hiện tính ngẫu nhiên ( duyên) của vận động.

Từ đó, chúng ta hiểu chữ "khắc" trong tương quan giữa Thổ và Thủy theo ý : Vận động càng có tính quy luật, thì càng hạn chế tính ngẫu nhiên.

Mộc nhờ thủy sinh, được thổ dưỡng. Nếu hiểu Mộc là Nhân, thì tương quan giữa Mộc và Thủy Thổ phải chăng thể hiện tính quy luật và tính ngẫu nhiên trong vấn đề số mệnh?

Cháu có vài suy nghĩ mong được bác chỉ dẫn thêm.

#27 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 09/03/2013 - 00:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 08/03/2013 - 18:05, said:




Cảm ơn anh VDTD đa đưa ra quan điểm của mình,

Ở đây, tôi đang nêu ra ví dụ, có ý chờ đón quan điểm nhận định của ban BangHuynh, mà không hẳn là quan điểm của cá nhân tôi như vậy.

Anh Vodanhthiendia có quan điểm như thế nào về mệnh đề "Thủy tụ nhờ Thổ sinh" ?

Tôi đang đọc lại sách nói về Vô cực đồ của ngài Trần Đoàn, và cũng đang nghiền ngẫm những lý luận trong Long đồ tam biến của ngài Trần Đoàn, để làm sao nhận thức sâu sắc thêm về mệnh đề "Thổ sinh"

Anh Giathi, chữ sinh ở đây nên hiểu như thế nào ?
Tôi tự học, không đọc sách Tàu nhiều nên phần quan niệm ít chịu ảnh hưởng theo định kiến của sách xưa , anh có thể trình bày Vô Cực Đồ và Long Đồ tam biến để xem ông Trần Đoàn nghĩ gì .

Sửa bởi vodanhthiendia: 09/03/2013 - 00:37


Thanked by 2 Members:

#28 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 09/03/2013 - 03:22

Vodanhthiendia nè,

Nếu như sách cổ thư hay cổ nhân có nói: "Thủy tụ nhờ Thổ sinh" thì chỉ cần trích dẫn ra nói có sách mách có chứng liền thôi - cớ sao mà Gia Thi phải "đọc lại sách nói về Vô cực đồ của ngài Trần Đoàn, và cũng đang nghiền ngẫm những lý luận trong Long đồ tam biến của ngài Trần Đoàn" để nhận thức sâu sắc thêm về mệnh đề đó làm gì?

Chúng ta tự diễn suy cho là có lý nhất, rồi hết tranh biện phỏng ích gì ...

Với lý do gì, mà cổ nhân đặt Thổ, Thủy cùng khởi Trường Sinh (TS) ở cung Thân thì cho là ta không rõ hay chưa thấu đi ... nhưng cũng có thể ghi nhận trực tiếp rằng quan hệ Thổ-Thủy là quan hệ gì phải không?

Thổ Thủy - chỉ có quan hệ tương khắc; do đó:

1. Thủy là thê (tài) của Thổ
2. Thổ là phu (quan) của Thủy

Như vậy, xem ra Thổ theo Thủy là quan hệ "phu tòng thê - chồng theo vợ" vì vị trí Thân cung thuộc phong địa của nàng ... Nghĩa là Thổ đã đến lúc rời xa vú Mẹ (Hỏa) mà đeo theo vợ vậy!

Để thấy điều trên, nếu Thổ theo Hỏa (TS) ở Dần cung thì đó là quan hệ "mẫu vượng tử tướng" là đứa con còn thơ dại theo Mẹ để được dưỡng dục và cũng cho thấy Dần cung thuộc Mộc khắc Thổ là lúc đứa con cần Mẹ hóa Sát để bảo vệ nó nhất. (Mộc khắc Thổ nhưng có Hỏa trung gian nên tham sinh quên khắc).

Đời người đàn ông, đến khi lấy vợ chỉ còn cái bình (..sữa) mang theo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

....

Vodanhthiendia thấy tôi hiểu trực tiếp như vậy, có cho thông qua không?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#29 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 09/03/2013 - 05:00

Hello Tubinhtutru,

Theo tôi thì chàng tìm nàng và sau khi gá nghĩa theo duyên 100 năm thề non Tản, hẹn sông Đà thì "thê tòng phu", nàng thuận xuôi theo chàng mà chảy vì chàng dổ ngọt vị Mùi mẩn hihi
Đời người đàn ông, đến khi lấy vợ chỉ còn cái bình (..sữa) mang theo ....cùng cây bút kẻ lông mày với mấy bộ tã.
Có mẫu tử thì cũng có phụ tử . Có Quê Mẹ thì cũng có Quê Cha theo quan hệ Nội/Ngoại.

Về Thổ sinh thì tôi xin mượn bài kệ của Tổ Huệ Năng đe6? die6?n giải:

Tâm Địa hàm chư chủng
Phổ vũ tất giai manh.
Đốn ngộ hoa tình dĩ,
Bồ-Đề quả tự thành.


Thanked by 3 Members:

#30 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 09/03/2013 - 09:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Minh An, on 09/03/2013 - 00:06, said:

Thưa bác Gia Thi, mối quan hệ giữa Thủy và Thổ, chúng ta liệu có thể diễn tả nó bằng một cách gọi khác gần gũi hơn hay không. Nghĩa là, hành Thổ biểu hiện những tính quy luật của vận động, thì hành thủy biểu hiện tính ngẫu nhiên ( duyên) của vận động.

Từ đó, chúng ta hiểu chữ "khắc" trong tương quan giữa Thổ và Thủy theo ý : Vận động càng có tính quy luật, thì càng hạn chế tính ngẫu nhiên.

Mộc nhờ thủy sinh, được thổ dưỡng. Nếu hiểu Mộc là Nhân, thì tương quan giữa Mộc và Thủy Thổ phải chăng thể hiện tính quy luật và tính ngẫu nhiên trong vấn đề số mệnh?

Cháu có vài suy nghĩ mong được bác chỉ dẫn thêm.


Minh An đưa ra kết luận về quan điểm của cá nhân mình, chúng ta ghi nhận và cùng để tâm suy xét.

Nhưng, khi nói "hành Thổ biểu hiện những tính quy luật của vận động, thì hành thủy biểu hiện tính ngẫu nhiên ( duyên) của vận động", thì ở đây thiếu lý luận dẫn chứng để làm rõ hàm nghĩa "tính quy luật của vận động" là như thế nào, để dẫn tới hành "thủy biểu hiện tính ngẫu nhiên"

Ví dụ như có người nói:

- Thủy là mẹ của muôn vật, Thổ cũng là mẹ của muôn vật, theo lý luận bắt ngồn từ Thái cực
- hoặc có người lại lý luận căn cứ vào thời điểm Trưởng Hạ trong một năm để nói về mối quan hệ của Thủy và Thổ
- hoặc có người lại lý luận căn cứ theo Hình và Khí, để xét tới trục Dần Thân và trục Tị Hợi, trên cơ sở của Hình cảm (nguyên lý Đồng loại Hình cảm) và Thần ứng (nguyên lý Dị loại Thần ứng)

Nói thêm những ví dụ trên, là để Minh An và tôi đang đứng trong cảnh ngộ theo trường phái Nghĩa Lý để mà thảo luận.

Có điều, đối với mệnh đề Thủy tụ nhờ Thổ sinh, thì ở đây tôi đang lưu tâm tới chữ nhờ, chữ nhờ này, chúng ta nên đặt nó trong tình trạng Hỗ căn hay đặt nó trong tình trạng tương hỗ ... vậy nên, ta phải trở lại xem xét kỹ thêm về những nguyên lý mà ngài Trần Đoàn đã lập thuyết trong "Long đồ tam biến" là vậy.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |