Jump to content

Advertisements




Hành lang thảo luận "Thủy tụ nhờ Thổ sinh"

Vô thổ bất thủy

119 replies to this topic

#1 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 02/03/2013 - 06:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 02/03/2013 - 03:39, said:

BÀI ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ HỘI VIÊN CỦA DIỄN ĐÀN tuvilyso.org.

Đặt vấn đề:

Khi khởi tạo vòng Tràng sinh đối với ngũ hành trên địa bàn lá số tử vi. Đối với ngũ hành nạp âm, mà trong Tử vi, ngũ hành Cục được xác định, bởi ngũ hành nạp âm của cung an Mệnh, thì việc khởi Tràng sinh của Thủy hành và Thổ hành được khởi cùng một cung. Đó là cung Thân trên địa bàn lá số tử vi.

Điều này sẽ thấy có sự khác nhau như đối với khởi tràng sinh của thiên can bính - mậu, đinh – kỷ. Bính (hỏa) – Mậu (thổ) khởi Tràng sinh ở Dần cung địa bàn lá số tử vi (để ngắn gọn, từ nay về sau, trong toàn bài xin viết tắt thân cung, hay Dần cung là cung xác định trên địa bàn 12 cung lá số tử vi. Nếu là Thân cung, để tránh nhầm lẫn, nếu có ý nghĩa khác thì sẽ viết thêm là Thân Mệnh trong ngoặc liền chữ Thân cung). Đinh (hỏa) – Kỷ (thổ) khởi Tràng sinh ở Dậu cung (theo một số tài liệu khá phổ biến, như thiệu vĩ hoa, ...).

Tại sao vậy ?

Trước khi đi vào lý giải vấn đề này, chúng ta cần làm rõ một số thuật ngữ.

Cung trên địa bàn lá số tử vi.

Chúng ta biết rằng địa bàn lá số tử vi có 12 cung, được sắp xếp bởi 12 ô liền kề nhau thành một "vành" kín. Trên giấy hình chữ nhật, chúng được sắp xếp một cách có quy ước, 3 cung bên trái từ dưới lên trỏ phương đông, phương đông hành mộc. 3 cung phía trên từ trái sang phải trỏ phương nam, phương nam hành hỏa. 3 cung phía phải từ trên xuống – phía tây, kim. 3 cung còn lại hướng về phía bắc, thủy. Về cấu trúc âm dương, được sắp xếp một cách xen kẽ liên tục cứ một cung dương là tới cung âm, rồi lặp lại dương cung, âm cung cứ thế cho hết vòng. Như nhau cả về hai phía. Về cấu trúc ngũ hành chúng được xác định với hai cung Mộc, hai cung Hỏa, hai cung Kim, hai cung Thủy và 4 cung Thổ, với mỗi hành đủ cả âm dương. Cấu trúc âm dương và ngũ hành được sắp xếp cũng không phải là sự tùy tiện. Chúng có cơ sở, nhưng chúng ta không bàn ở đây. Hẵng chấp nhận như chúng ta đã biết.

Xem 12 cung này như một sơ đồ, trên đó người ta sắp xếp 12 địa chi từ tý sửu ... tới hợi. 12 cung mệnh, bào, .... tới phụ mẫu. An 12 giai đoạn của vòng tràng sinh. ...Việc sắp xếp này, cũng tương tự như việc sắp 12 cung trong chiêm tinh học, với những thiên bình, xử nữ, cái cân, bọ cạp ... cũng tương tự như việc sắp 12 cung trong chiêm tinh học, với những thiên bình, xử nữ, cái cân, bọ cạp ...

Lẽ tự nhiên, việc sắp xếp, hay gán từ địa chi, ... tới Tràng sinh đều có cơ sở của nó, không phải tự nhiên thích đặt vào thì đặt, rồi tự cho 12 địa chi là gốc, hay 12 cung mệnh bào ... hoặc 12 tên thời của vòng Tràng sinh là gốc, hay là ngọn. Nhưng ở đây, chúng ta không xét tới mà chỉ thừa nhận chúng như những tập hợp có mặt trên một sơ đồ có cấu trúc xác định.

Cũng như vậy, thập thiên can cũng được "đặt" lên địa bàn này. Nhưng không như với đối tượng có số 12, ở thiên can, chúng ta chỉ có 10.

Cũng vậy, khi an vòng tràng sinh cho mỗi hành, chúng ta cũng gặp phải vấn nạn về sự thừa ra một hành, bất kể là hành địa chi hay hành thiên can. Hành "thừa" ra đó là hành Thổ.

Đến đây ta thấy từ Địa chi, Thiên can, Mệnh ... Phúc đến Tràng sinh đều phải xem 12 cung địa bàn là "nơi chốn" để "cư ngụ" với mỗi lý do "cư ngụ" khác nhau phù hợp với đối tượng cư ngụ. Nhưng đáng chú ý hơn cả là sự cư ngụ của 12 địa chi, bởi nó có sự tương ứng 1 – 1 rất tiện lợi cho việc đặt tên cung. Nhưng cần nhớ rằng, việc đặt tên này không thống nhất, như cung mà người Việt gọi là Mão, thì người Trung quốc gọi là Thỏ. Bởi vậy đối với Thân cung, nếu không có sự ghi chú thêm cho rõ là Thân Mệnh để phân biệt, do sự đồng dạng về chữ viết thì dễ gây nhầm lẫn. Ngoại trừ thì viết thế nào cũng không đưa tới hiểu lầm. Còn như muốn biểu thị ý tứ sâu xa hơn, thì khi nói Thân cung địa chi, ấy là ta lưu ý tới cung có tên là Thân có mặt trong 12 con giáp. Còn như gọi Thân cung trên địa bàn lá số thì lưu ý ta tới cái gốc của địa bàn, mà cung có tên Thân ấy mà không sợ hiểu lầm sang cung khác, hay nghĩa khác.

Đối với mục tiêu xác định cung, thì gọi Thân cung là đủ, nếu có ý nghĩa Mệnh Thân thì như chúng ta thường làm là ghi chú bên cạnh.

Trong đáp án lý giải Thủy Thổ nạp âm khởi tràng sinh ở Thân cung vì lý Thủy tụ nhờ Thổ sinh.

Chúng ta làm rõ nghĩa của từ TỤ.

Tụ và Tán là cặp phạm trù âm dương. Điều đó có nghĩa là gì ? Là nói tới tụ thì phải thấy được tán. Muốn biết tán là gì thì phải hiểu được tụ là thế nào. Tụ tán là cặp đối lập. Như trong đông y có nói, xem bệnh mà thấy nguyên thần tán thì bệnh vong. Nguyên thần còn (tụ) thì còn sống. Xem mạch con bệnh mà thấy mạch tán thì thầy thuốc được khuyên là không chữa được con bệnh đó nữa, dù có thấy con bệnh có vẻ như đang khỏe mạnh, hoặc sẽ được tiên lượng là chết trong nay mai. Nhưng đối với con bệnh có vẻ như trầm trọng, nặng mà thấy mạch vẫn còn khí lực (mạch tụ) thì tiên lượng con bệnh sẽ khỏi.

Trong phong thủy, hình như cũng có chân lý này. Chẳng hạn đối với huyệt mộ, khí tụ thì cát, khí tán thì suy. ...

Như thế, nghĩa của "tụ tán" bao hàm nghĩa có tụ thì có sinh, tán thì diệt. Tụ tán như sinh diệt vậy.

Tụ với Tán còn nghĩa trực tiếp, đó là nói về một dạng vận động của tập hợp, theo nghĩa đó, với mỗi sự "tụ tập" của một đối tượng xác định thì tụ tán nói lên một dạng vận động đặc trưng của đối tượng đó. Như tụ hội là sự tụ tập của đám đông người cho một lễ hội nào đó. Tụ nghĩa là sự tụ tập của một nhóm người có nghĩa khí, đồng tư tưởng chẳng hạn như tranh đấu cho lý tưởng nào đó, ...

Theo đó thì Tụ, không làm mất đi ý nghĩa chuyển động, biến hóa của đối tượng ... tụ tập vậy.

Theo nghĩa đó, mệnh đề Thủy tụ nhờ Thổ sinh cũng tương đương với mệnh đề Thủy Thổ đồng sinh.

Thế thì tại sao lại không nói luôn là Thủy Thổ đồng sinh cho rồi, còn vẽ vời ra làm gì ?

Đó là vì, đối tượng của ta mô tả, không chỉ nói tới ý nghĩa sinh diệt là đủ. Để hiểu sâu thêm nữa cho đối tượng Thủy hành nạp âm đối với việc dùng chữ Tụ thích ứng thế nào, chúng ta đi vào lý giải vấn đề được đặt ra ở trên.

Ngũ hành, như chúng ta biết từ trước tới nay. Ta gọi là ngũ hành đơn, hay ngũ hành tổng quát, hay là ngũ hành gốc cũng được, do để phân biệt với ngũ hành nạp âm, ngũ hành hóa hợp, ... Nếu không, thì từ trước tới nay, chúng ta vẫn gọi đơn giản là ngũ hành. Trong ngũ hành có nói đến luật tương sinh và tương khắc. Chúng ta hầu như chỉ được trình bày quy luật tương sinh tương khắc – có ở hầu hết các tài liệu phổ biến – như nói Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc và Mộc khắc Thổ.

Chúng ta có nhận xét rằng, đối với luật tương sinh, thì người ta gọi hành sinh ra hành mới là hành mẹ, hành mới được sinh ra là hành con. Như Thủy sinh Mộc thì Thủy là mẹ, Mộc là con. Theo cái nhìn từ 12 giai đoạn của vòng Tràng sinh – chu trình sinh trưởng – thì muốn "mẹ sinh ra được con" thì mẹ phải đã tới tuổi "trưởng thành" rồi. Chứ cái việc trẻ con biết đẻ, cụ già biết sinh đều là trái với đạo tự nhiên. 12 giai đoạn của vòng tràng sinh, thì giai đoạn "trưởng thành" thì đó là Lâm quan. Bởi vậy, nếu Thủy sinh ở Thân cung thì Mộc phải sinh ở Hợi.

Điều này vẫn đúng hoàn toàn đối với Thủy Mộc nạp âm.

Thế nhưng, đối với Thổ hành, thì Thổ hành nạp âm và Thổ hành đơn có sự khác nhau. Bởi vì với thổ hành đơn thì như đã biết, chỉ có Mộc khắc Thổ, chứ không có Thổ vượng Mộc. Nhưng Thổ nạp âm với Mộc nạp âm thì khác. Ngoài luật vốn có là Mộc khắc Thổ đúng chung cho ngũ hành, thì hành nạp âm Thổ Mộc còn có luật Mộc Vượng nhờ Thổ Dưỡng. Cái lý này, chúng ta liên hệ tới cái việc mẹ sinh con đã đành, nhưng mẹ cũng phải nuôi con, để con lớn lên. Với mệnh đề Mộc vượng nhờ Thổ dưỡng thì Mộc hành nạp âm là con đối với Thổ nạp âm nuôi nấng là mẹ. Phàm, mẹ muốn nuôi con thì mẹ cũng phải trưởng thành mới đủ sức nuôi được con. Trẻ con nuôi con hay người già chống gậy nuôi con đều trái với lẽ tự nhiên. Nhưng bởi vì Mộc hành khởi tràng sinh ở Hợi, tất Hợi phải là Lâm quan của Thổ dưỡng. Do đó mà Thân cung phải là Tràng sinh của Thổ nạp âm. Cũng là đồng sinh với Thủy nạp âm vậy.

Ở đây ta nhấn mạnh một điểm. Cần phải hiểu chính xác khái niệm được sử dụng trong các phát biểu nội dung của luật. Mộc vượng nhờ thổ dưỡng thì do như đã phân tích ở trên, không thể đánh đồng với Thủy tụ nhờ Thổ sinh, để mà quy đồng về một chỗ Mộc phải sinh cung với Thổ. Sự khác nhau khái niệm Dưỡng và Tụ là rõ ràng.

Như thế luật nạp âm đã lý giải tại sao Thủy Thổ nạp âm khởi tràng sinh cùng thân cung.

Thân ái.


Thanked by 2 Members:

#2 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 02/03/2013 - 06:30

Topic chung cho mọi người để chúng ta cùng học hỏi, mở rộng thêm tầm nhìn.

Thanked by 4 Members:

#3 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 02/03/2013 - 06:45

Trong bài viết Đăng ký độc quyền, Tác giả có sử dụng cụm từ:

- Thổ hành nạp âm
- Mộc hành nạp âm
- Thủy hành nạp âm
- Kim hành nạp âm
- Hỏa hành nạp âm

Cụm từ này, ta nên hiểu như thế nào ? Tại sao Tác giả không viết là Thổ nạp âm hoặc Thủy nạp âm ... mà Tác giả có thêm một chữ hành

Phải chăng, Tác giả dụ ý chữ "hành" ở đây là "hành dụng", là chỉ về quá trình vận động có sự tương tác lẫn nhau giữa năm nhân tố ngũ hành, mà không phải chỉ xét tới sự độc lập của một hành riêng biệt nào.

#4 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 02/03/2013 - 07:47

Tác giả viết:

Đặt vấn đề:

Mở bài - thân bài - kết luận, ... không biết dụ ý của Tác giả "Đặt vấn đề" đã xong chưa, hay mới chỉ là Đặt vấn đề, mà thực ra vẫn còn bài viết tiếp theo ...

Nhưng, Tác giả kết thúc bài viết "Đăng ký bản quyền" bằng câu: Như thế luật nạp âm đã lý giải tại sao Thủy Thổ nạp âm khởi tràng sinh cùng thân cung. Có thể hiểu rằng, bài viết "Đăng ký bản quyền" của Tác giả đã được hoàn thiện.

Câu kết thúc bài viết "Đăng ký bản quyền" này, phải chăng Tác giả bỏ qua chữ hành, cũng có thể Tác giả quên chữ hành ... nếu hiểu theo tinh thần của toàn bộ bài viết "Đăng ký bản quyền", thì phải hiểu là Như thế luật nạp âm đã lý giải tại sao Thủy Thổ hành nạp âm khởi tràng sinh cùng thân cung

Sửa bởi Gia Thi: 02/03/2013 - 08:07


#5 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 02/03/2013 - 09:01

Thủy tụ nhờ Thổ sinh

Cụm từ này, có thể hiểu rằng: Thổ không "sinh" thì Thủy không tụ

Thổ chứa Thủy, tức Thổ ở dưới, phải chăng Thổ sinh ở dưới thì Thủy mới có thể tụ ở trên

Ốc thượng thổ - Bích thượng thổ, được hiểu là thổ đã qua "chế biến" mà thành thổ của mái ngói, hay thổ của tường nhà, theo Tác giả thì đây là Thổ hành ... Thổ hành ở trên mà không phải là Thổ hành ở dưới, Thổ hành ở trên thì Mộc không thể khắc, nhưng không có Mộc thì lấy gì để chống đỡ mà "Thổ tự hành" được, cho nên lấy Mộc làm nền tảng mà ưa nhất là Kỷ Hợi Bình địa mộc, tiếp đến là Mậu Thìn Kỷ Tị Đại lâm mộc. Ốc thượng thổ và Bích thượng thổ là thổ đã "thành", vì vậy mà không ưa gặp Bính Dần Lư trung hỏa ... Thổ đã "thành" rồi, thì có thể sinh sinh được tiếp không đây.

#6 badmouth

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 308 Bài viết:
  • 665 thanks

Gửi vào 02/03/2013 - 09:35

Thưa bác Gia Thi, đúng như bác nói, cháu cho là khi luận sinh khắc của NHNA thì chúng ta không thể luận theo lối sinh khắc thông thường được. Vì cái lý Giáp Tý - Ất Sửu (Hải Trung Kim) --> Bính Dần - Đinh Mão (Lư Trung Hỏa), từ Kim nhảy sang Hỏa luôn chứ Kim không sinh Thủy, rồi tiếp là Mậu Thìn - Đinh Mão (Đại Lâm Mộc) lại từ Hỏa đến Mộc...

Thanked by 2 Members:

#7 sieunhantrove

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 13 Bài viết:
  • 23 thanks

Gửi vào 02/03/2013 - 11:09

Trích dẫn

Trong phong thủy, hình như cũng có chân lý này. Chẳng hạn đối với huyệt mộ, khí tụ thì cát, khí tán thì suy. ...
Hình như

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#8 htruongdinh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 880 thanks

Gửi vào 02/03/2013 - 11:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 02/03/2013 - 09:01, said:

Thủy tụ nhờ Thổ sinh

Cụm từ này, có thể hiểu rằng: Thổ không "sinh" thì Thủy không tụ

Thổ chứa Thủy, tức Thổ ở dưới, phải chăng Thổ sinh ở dưới thì Thủy mới có thể tụ ở trên

Ốc thượng thổ - Bích thượng thổ, được hiểu là thổ đã qua "chế biến" mà thành thổ của mái ngói, hay thổ của tường nhà, theo Tác giả thì đây là Thổ hành ... Thổ hành ở trên mà không phải là Thổ hành ở dưới, Thổ hành ở trên thì Mộc không thể khắc, nhưng không có Mộc thì lấy gì để chống đỡ mà "Thổ tự hành" được, cho nên lấy Mộc làm nền tảng mà ưa nhất là Kỷ Hợi Bình địa mộc, tiếp đến là Mậu Thìn Kỷ Tị Đại lâm mộc. Ốc thượng thổ và Bích thượng thổ là thổ đã "thành", vì vậy mà không ưa gặp Bính Dần Lư trung hỏa ... Thổ đã "thành" rồi, thì có thể sinh sinh được tiếp không đây.
Như vậy hành Thổ và mệnh Thổ có vượng tại Tý như theo vòng Trường sinh không?

Thanked by 2 Members:

#9 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 02/03/2013 - 12:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

htruongdinh, on 02/03/2013 - 11:22, said:

Như vậy hành Thổ và mệnh Thổ có vượng tại Tý như theo vòng Trường sinh không?
Luận quan hệ tương quan của ngũ ha`nh không đơn giản. Thiên Địa Nhân Âm Dương Ngũ hành của mổi tài mổi khác. Thủy vượng thì Thổ cũng phải dày đũ để Thủy vượng ví dụ như Thủy là Trí , người Trí thì phải có căn bản nền tảng kiến thức sâu rộng thì mới trở nên Trí. Mộc vượng thành Lâm thì Thổ cũng phải đũ chất dinh dưởng cho Mộc thành Lâm như người Nhân thì Đức phải dày đũ mới thể hiện được Nhân. Hỏa vượng thì cũng phải có Thổ làm nền để hỏa phát như chữ Tín không có thì làm sao có thể nói đến Lể hay Thổ táo khô làm sao sanh Kim như Đức mà không có sự thấm nhuần cảm hóa thì sao sanh Nghĩa của Kim .

Sửa bởi vodanhthiendia: 02/03/2013 - 12:39


Thanked by 4 Members:

#10 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4025 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 02/03/2013 - 13:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 02/03/2013 - 12:33, said:

Luận quan hệ tương quan của ngũ ha`nh không đơn giản. Thiên Địa Nhân Âm Dương Ngũ hành của mổi tài mổi khác. Thủy vượng thì Thổ cũng phải dày đũ để Thủy vượng ví dụ như Thủy là Trí , người Trí thì phải có căn bản nền tảng kiến thức sâu rộng thì mới trở nên Trí. Mộc vượng thành Lâm thì Thổ cũng phải đũ chất dinh dưởng cho Mộc thành Lâm như người Nhân thì Đức phải dày đũ mới thể hiện được Nhân. Hỏa vượng thì cũng phải có Thổ làm nền để hỏa phát như chữ Tín không có thì làm sao có thể nói đến Lể hay Thổ táo khô làm sao sanh Kim như Đức mà không có sự thấm nhuần cảm hóa thì sao sanh Nghĩa của Kim .
Đố bác biết vì sao nhuận thổ sinh kim nhưng kim xuất tại tị ?

Thanked by 2 Members:

#11 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 02/03/2013 - 14:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

badmouth, on 02/03/2013 - 09:35, said:

Thưa bác Gia Thi, đúng như bác nói, cháu cho là khi luận sinh khắc của NHNA thì chúng ta không thể luận theo lối sinh khắc thông thường được. Vì cái lý Giáp Tý - Ất Sửu (Hải Trung Kim) --> Bính Dần - Đinh Mão (Lư Trung Hỏa), từ Kim nhảy sang Hỏa luôn chứ Kim không sinh Thủy, rồi tiếp là Mậu Thìn - Đinh Mão (Đại Lâm Mộc) lại từ Hỏa đến Mộc...


Bạn Badmauth đọc bài viết của Tác giả đăng ký bản quyền, cũng như tôi đọc hay mọi người đọc, thì đều nảy sinh những suy nghĩ tức thời, hoặc có thể nảy sinh những suy nghĩ đối lập, nó cũng giống như ở nơi Thân địa, là nơi hàm chứa sự mâu thuẫn đối lập.

Vì vậy, ở topic này, chúng ta có thể nói ra những suy nghĩ của mình, cũng có thể cùng nhau trao đổi, cũng có thể không cần ai phải trả lời cho mình, hoặc cũng có thể chờ Tác giả đưa ra lời chú giải thêm tùy tứng bài viết của bạn đọc. Cho nên, tôi có nói ở bài viết thứ 2 là "mở rộng thêm tầm nhìn", mà không nhất thiết phải là một nguyên tắc hay một quy định bắt buộc là vậy.

#12 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 02/03/2013 - 15:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 02/03/2013 - 13:28, said:

Đố bác biết vì sao nhuận thổ sinh kim nhưng kim xuất tại tị ?

Thatsat hỏi tôi tôi biết hỏi ai đây hihi . Âm Dương gia lấy Cấn Dần làm dụng của Thổ hành theo tứ thời Lâm Quan tại Tị mà Kim xuất hoặc Tị là Địa hộ chổ Thổ đóng mà sinh Kim. Tôi thì đang nghĩ đến Đất hụt ở Đông Nam mà Tị tàng Bính Mậu Canh.

#13 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4025 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 02/03/2013 - 17:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 02/03/2013 - 15:26, said:

Thatsat hỏi tôi tôi biết hỏi ai đây hihi . Âm Dương gia lấy Cấn Dần làm dụng của Thổ hành theo tứ thời Lâm Quan tại Tị mà Kim xuất hoặc Tị là Địa hộ chổ Thổ đóng mà sinh Kim. Tôi thì đang nghĩ đến Đất hụt ở Đông Nam mà Tị tàng Bính Mậu Canh.
Quả nhiên bác dùng đến cấn dần nơi Tử Phủ miếu địa. Còn một cách lý giải nữa là nhuận thổ thìn đông nam, thổ sinh kim thì kim xuất ở tị.

#14 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 03/03/2013 - 06:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 02/03/2013 - 17:24, said:

Quả nhiên bác dùng đến cấn dần nơi Tử Phủ miếu địa. Còn một cách lý giải nữa là nhuận thổ thìn đông nam, thổ sinh kim thì kim xuất ở tị.
Thổ nhuận nhờ thủy , kim nhờ hỏa luyện mà thành nhưng hỏa vượng quá thì thổ khô nên dùng thủy để chế hỏa mà sinh kim nên lão mủi Trâu từ thủy mà cầu kim . Thủy là Tinh dịch, Kim là Khí. Đó là luyện Tinh hóa Khí của Đạo gia còn gọi là Lấy Khảm điều Ly Thủy Hỏa Ký Tế thành Địa Thiên Thái.

Sửa bởi vodanhthiendia: 03/03/2013 - 06:58


Thanked by 3 Members:

#15 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4025 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 03/03/2013 - 08:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 03/03/2013 - 06:55, said:

Thổ nhuận nhờ thủy , kim nhờ hỏa luyện mà thành nhưng hỏa vượng quá thì thổ khô nên dùng thủy để chế hỏa mà sinh kim nên lão mủi Trâu từ thủy mà cầu kim . Thủy là Tinh dịch, Kim là Khí. Đó là luyện Tinh hóa Khí của Đạo gia còn gọi là Lấy Khảm điều Ly Thủy Hỏa Ký Tế thành Địa Thiên Thái.

Tứ sinh dần thân tị hợi. Tỵ tốn mộc sinh hỏa nên hỏa vượng, thân khôn thổ sinh kim nên kim vượng, hợi càn kim sinh thủy nên thủy vượng, dần cấn thổ dưỡng mộc nên mộc vượng.
Trong tử vi quả thực có chuyện kì quái là "thổ sinh mộc".

Sửa bởi thatsat: 03/03/2013 - 08:19







Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |