Nguyên lý hình thành "Ngũ Hành Nạp Âm" ...
#1
Gửi vào 28/02/2013 - 18:17
Kính!
Thanked by 2 Members:
|
|
#2
Gửi vào 28/02/2013 - 18:19
Lý Trần Lê
25/8/2012
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
Nạp Âm là khái niệm vô cùng quan trọng của Dịch Học. Trong Thuyết Tam Tài THIÊN – ĐỊA – NHÂN thì NHÂN chính là Ngũ Hành của Nạp Âm. Trong nhiều môn thuật của Lý Số thì Ngũ Hành của Nạp Âm là cái HỒN, là TÂM LINH của CON NGƯỜI. Quan trọng là vậy, thế nhưng đã qua hàng nghìn năm nay hầu như ít ai thấu hiểu được Nguyên Lý của Phép Nạp Âm .
+ Thiệu Vĩ Hoa ( Nhà Dịch Học Danh Tiếng Trung Quốc hiện nay ), trong Sách “ Dự đoán theo Tứ Trụ ” và Sách “ Chu Dịch với Dự Đoán Học ” đã viết :
“Trong Bảng 60 Giáp Tý, căn cứ nguyên tắc gì để nạp Âm Ngũ Hành? Người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch, do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp Tý biến hóa vô
cùng, cho đến nay đối với giới Học Thuật của Trung Quốc vẫn còn là một bí ẩn ’’ .
+ Học Giả THIÊN SỨ, trong bài “ BÍ ẨN 60 HOA GIÁP ” đăng trên Diễn Đàn vietlyso.com, cho rằng Thẩm Quát đã sai khi lý giải về vấn đề Nạp Âm và cuối cùng Ông kết luận :
“ Trải qua hàng ngàn năm, mặc dù hết sức cố gắng, những nhà nghiên cứu cổ kim vẫn không thể nào tìm ra được nguyên lý nào làm nên sự lập thành bảng nạp âm Lục Thập Hoa Giáp. … Còn bảng Lục Thập Hoa Giáp lưu truyền qua cổ thư Chữ Hán thì ngay cả người Hán cũng chẳng biết nguyên lý nào tạo ra nó và rối mù “.
+ Nhà Dịch Học Nguyễn Mạnh Linh trong Bộ HIỆP KỶ BIỆN PHƯƠNG THƯ của Doãn Lộc do Ông chú giải, thì phần Nạp Âm này, Ông cũng chỉ viết y nguyên như trong Sách HIỆP KỶ BIỆN PHƯƠNG THƯ ( HKBPT )của Mai Cốc Thành, không có thêm lời chú giải nào.
+ Có khá nhiều tác giả đã gắng giải thích vấn đề Nạp Âm , nhưng cũng chỉ là trích dẫn những điều vốn rất bí ẩn trong Bài Nạp Âm của Thẩm Quát mà chẳng lý giải thêm được ý nào, thậm chí còn trích dẫn luôn cả những chỗ sai trong bài đó.
(Trong Bài Nạp Âm của Thẩm Quát - in trong HKBPT, Bản dịch của Vũ Hoàng- Lân Bình , tôi phát hiện có đến 7 chỗ sai sót, không hiểu do đâu - LTL ).
+ Bất cứ ai, hễ bước chân vào lĩnh vực Lý Số đều có chung một điều day dứt : Nạp Âm thật quá mơ hồ và huyền bí, không sao hiểu được. Khi thổ lộ tâm trạng bức xúc đó ra thì được các bậc đàn anh, các bậc Trí Giả khuyến cáo : “Cứ chấp nhận như vậy đi, đừng mất thì giờ vô ích về chuyện Nạp Âm. Xưa nay nó vẫn huyền bí, không ai giải thích nỗi ! ”
Như vậy là cho đến nay chưa có ai lý giải được Nguyên Lý của Phép Nạp Âm.
Thực ra, những điều gọi là huyền bí đó , đã được THẨM QUÁT ( 1031 –1095 ) giải thích trong bài Nạp Âm rồi.
* Bài NẠP ÂM của Thẩm Quát được in trong Bộ Sách HKBPT. Sách được biên soạn dưới thời Vua Càn Long, cách nay trên 200 Năm.
*Thẩm Quát là Nhà Khoa Học kiệt xuất thời Bắc Tống (960 – 1279), nghĩa là Nguyên lý Nạp Âm đã được Ông giải thích cách nay đã trên 1000 năm.
Nhưng tại sao không có ai hiểu ?
Phải chăng là vì Thẩm Quát nói sai , hay vì bài viết quá súc tích , có quá nhiều điển tịch uyên thâm ?
Để khỏi mất thời gian tìm kiếm của Quý Vị và để thuận tiện cho việc trình bày, tôi trích dẫn ra đây bài viết đó của Thẩm Quát. Bài này được dẫn ra từ Sách HKBPT, Bản Dịch của Vũ Hoàng-Lân Bình, Nhà Xuất Bản VHTT, 2008. Trang 105.
NẠP ÂM
“ Thẩm Quát nói rằng: Sáu mươi Giáp Tý có nạp âm, ý đó vốn mới mẻ hiếm thấy. Đại để 60 luật lữ cùng nhằm làm cung pháp một luật hàm 5 âm, 12 luật nạp 60 âm. Phàm khí bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, âm khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, âm dương đan xen nhau mà sinh biến hóa. Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở mộc, đi về bên phải chuyển tới hỏa, hỏa chuyển tới thổ, thổ chuyển tới ở kim, kim chuyển tới ở thủy. Chỗ bảo rằng âm bắt đầu ở phương Tây nầy là ngũ âm bắt đầu ở kim, chuyển xoay về bên trái tới hỏa, hỏa chuyển tới mộc, mộc chuyển tới thủy, thủy chuyển tới thổ (nạp âm với nạp Giáp của Dịch cùng một phương pháp, Càn nạp Giáp mà Khôn nạp Quý, bắt đầu ở Càn mà chung hết ở Khôn. Nạp âm bắt đầu ở kim – kim là Càn vậy, chung ở thổ – thổ là Khôn vậy). Phép của nạp âm cùng loại với lấy vợ, cách tám sinh con ,như thể phép tương sinh của luật lữ. Ngũ hành trước trọng sau mạnh, mạnh mà sau quý. Tam nguyên của Độn Giáp đã ghi chép như thế vậy. Giáp tí là trọng của Kim (Thương của Hoàng chung), lấy vợ cùng vị tức là Ất sửu (Thương của Đại Lữ cùng ngôi vị). Đó là cặp của Giáp với Ất, Bính với Đinh. Ở dưới đều phỏng theo thế (1). Cách tám sinh ra Nhâm thân ở dưới là mạnh của Kim (Thương của Di tắc), cách tám đó là Đại lữ (2) sinh ra Di Tắc vậy. Ở dưới đều phỏng theo thế. Nhâm thân lấy vợ cùng một ngôi vị là Quý dậu (Thương của Nam lữ). Cách tám, Canh thìn sinh ở trên la quý của Kim (Thương của Cô tẩy), như thế tam nguyên của kim hết . Nếu chỉ lấy thời dương mà nói thì dựa vào Độn Giáp chuyển thuận: trọng-mạnh-quý. Nếu kiêm nói về vợ thì nghịch chuyển : mạnh-trọng-quý. Canh Thìn lấy vợ Tân tỵ cùng ngôi vị (Thương của trọng lữ), cách tám ở dưới sinh Mậu tí, trọng của hỏa (Chủy Kim của Hoàng chung) (3). Tam nguyên hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Nam, hỏa Mậu tí - Kỷ sửu (Chủy của Đại lữ) sinh ra Bính thân, mạnh của hỏa (Chủy của Di Tắc) Bính Thân lấy vợ Đinh dậu (Chủy của Nam lữ) sinh Giáp thìn, quý của hỏa (Chủy của Cô tẩy) Giáp thìn lấy vợ Ất tỵ (Chủy của Trọng lữ) sinh Nhâm tí, trọng của mộc (Giác của Hoàng chung). Tam nguyên hỏa hết thì đi về bên trái chuyển tới ở phương Đông nam – mộc. Như đi về bên trái đến Đinh tỵ là Cung của Trọng lữ ngũ âm hết lần một (4). Quay lại từ Giáp ngọ, trọng của kim, lấy vợ Ất mùi, cách tám sinh Nhâm dần. Giống như phép của Giáp tí thì hết ở Quý Hợi(5) (gọi là Nhuy tân lấy vợ Lâm chung, trên sinh ra loại của Thái thốc) (6). Tí đến Tỵ là dương, vì vậy từ Hoàng chung đến Trọng lữ, đều hạ sinh. Từ Ngọ đến Hợi là âm, vì vậy từ Lâm chung (7) đến Ứng chung đều thượng sinh ” .
( Những chỗ gạch dưới và đánh số là những chỗ cần đính chính – LTL ) .
Như Quý Vị thấy đấy, rất khó mà đọc và hiểu được bài viết đó.
Đúng là bài quá súc tích, có quá nhiều điển tịch uyên thâm. Chẳng hạn như : Luật Lữ , cách 8 sinh con , sinh trên, sinh dưới, Hoàng Chung, Đại Lữ, Thương của Hoàng Chung , Đại Lữ sinh Di Tắc, Tam nguyên của Kim; sao lại Trọng-Mạnh-Quý mà không là Mạnh-Trọng-Quý ? …
Hơn nữa, bài in quá rối mắt; thiếu những dấu phân cách, xuống dòng , có những chỗ sai làm cho ta càng thêm khó đọc.
Trước tiên tôi đính chính lại 7 điểm đã đánh dấu trong bài trên, sau đó chép lại bài cho thông thoáng dễ nhìn, đồng thời đánh số vào những chỗ cần giải thích để tiện theo dõi.
Đính chính
1/ Bỏ dòng ( 1 ) này đi , vì câu lủng củng, vả lại ý chính của nó đã có ở phía dưới.
2/ ( 2 ) Cách tám sinh đó là Đại Lữ sinh ra Di Tắc. Câu này sai. Cần sửa lại là Hoàng Chung sinh ra Di Tắc.
3/ ( 3 ) Bài viết là “Chủy Kim của Hoàng Chung ’’. Câu này vô nghĩa, cần sửa lại : Bỏ chữ Kim đi. Câu đúng là Hoàng Chung của Chủy .
4/ ( 4 ) : Bài viết là “ … Cung của Trọng Lữ ngũ âm hết lần một “.
Sửa lại : thêm dấu châm câu vào giữa hai chữ “ Lữ và ngũ “. Câu đúng là “ … Cung của Trọng Lữ . Ngũ Âm hết lần một “.
5/ ( 5 ) : Bài viết là “ … thì hết ở Quý hợi “. Câu này sai. Cần sửa lại là “ … thì hết ở Đinh Hợi “.
6/ Câu ( 6 ) đặt không đúng chỗ, cần đặt nó vào sau câu “ cách tám sinh Nhâm Dần “ ở phía trên.
7/ ( 7 ) : Bài viết là “ từ Lâm Chung đến Ứng Chung “. Cần sửa lại là “ từ Nhuy Tân đến Ứng Chung “.
Chép lại Bài Nạp Âm của Thẩm Quát:
Thẩm Quát nói rằng:
Sáu mươi Giáp Tý có nạp âm, ý đó vốn mới mẻ hiếm thấy.
Đại để 60 luật lữ(1) cùng nhằm làm cung pháp một luật hàm 5 âm, 12 luật, nạp 60 âm.
Phàm Khí bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải,
Âm khởi từ phương Tây mà đi về bên trái.
Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa.(2)
+ Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là
bốn mùa bắt đầu Mộc,
đi về bênphải chuyển tới Hỏa,
Hỏa chuyển tới Thổ,
Thổ chuyển tới ở Kim,
Kim chuyển tới ở Thủy.(3)
+ Chỗ bảo rằng Âmbắt đầuởPhương Tâynầy là
Ngũ Âmbắt đầu ở kim,
chuyển xoay về bên trái tới Hỏa,
Hỏa chuyển tới Mộc,
Mộc chuyển tới Thủy.
Thủy chuyển tới thổ .(4)
( Nạp Âm với nạp Giáp của Dịch cùng một phương pháp : Càn nạp Giáp mà Khôn nạp Quý, bắt đầu ở Càn mà chung hết ở Khôn. Nạp Âm bắt đầu ở Kim – Kim là Càn vậy, chung ở Thổ – Thổ là Khôn vậy).(5)
Phép của Nạp Âm cùng loại với Luật Thú Thê :cách tám sinh con,như thể phép tương sinh của Luật Lữ.(6)
Ngũ hành trước Trọng sau Mạnh, Mạnh rồi sau Quý( Tam nguyên của Độn Giáp đã ghi chép như thế vậy ).(7)
ngôi
Bắt đầu từ Giáp Tý
1/Giáp Tý là Trọng của Kim (Hoàng Chungcủa Thương ), lấy vợ cùng vị tức là Ất Sửu ( Ất Sửu là Đại LữcủaThương, cùng ngôi vị). (8) .
Cách 8 sinh ra Nhâm Thân ở dưới.Nhâm Thân là Mạnh của Kim ( Di Tắc của Thương ) (9).
Cách tám đó là Hoàng Chung sinh ra Di Tắc vậy (10)
Ở dưới đều phỏng theo thế.
2/Nhâm Thânlấy vợ cùng một ngôi vị,đó là Quý Dậu (Nam lữ của Thương) (11).Cách tám, sinh trên ra Canh Thìn là Quý của Kim (Cô Tẩy của Thương). Như thế Tam Nguyên của Kim hết(12).
Nếu chỉ lấy thời Dương mà nói thì dựa vào Độn Giáp chuyển thuận: Trọng - Mạnh - Quý (13). Nếu kiêm nói về vợ thì nghịch chuyển : Mạnh-Trọng-Quý.
3/Canh Thìn lấy vợ Tân Tỵ cùng ngôi vị - Trọng Lữ của Thương, cách tám ở dướisinh Mậu Tý - Trọng của Hỏa (Hoàng Chung của Chủy) (14).
Tam nguyên hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Nam, Hỏa (15).
4/Mậu Tý lấy vợ là Kỷ Sửu (Đại lữ của Chủy), sinh ra Bính Thân, Mạnh của Hỏa (DiTắc của Chủy).
5/ Bính Thân lấy vợ là Đinh Dậu (Nam lữ của Chủy), sinh Giáp Thìn,Quý của Hỏa (Cô tẩy củaChủy). 6/ Giáp Thìn lấy vợ Ất Tỵ (Trọng Lữ của Chủy), sinh Nhâm Tý --Trọng của Mộc (Hoàng chung của Giốc). ( 16a ) Tam nguyên Hỏa hết thì đi về bên trái chuyển tới ở phương Đông- Nam – Mộc (16b) .
Tiếp tục như vậy, đi về bên trái, ta sẽ đến Đinh Tỵ là Trọng lữ của Cung .
Ngũ âm hết lần một (17).
Quay lại từ Giáp Ngọ
Giáp Ngọ,Trọng của kim, Giáp Ngọ lấy vợ Ất Mùi, cách tám sinh Nhâm Dần ( Gọi là, Nhuy Tân lấy vợ Lâm Chung, Thượng Sinh ra Thái Thốc) (18).
Tiếp tục, giống như đã làm với Giáp Tý , vòng này sẽ kết thúc tạiĐinh Hợi(19).
TừTí đến Tỵ là Dương, vì vậy từ Hoàng Chung đến Trọng Lữ, đều hạ sinh.(20a ) Từ Ngọ đến Hợi là Âm, vì vậy từ NHUY TÂN đến Ứng Chung đềuthượng sinh(20b).
&&&&&&&&&&&&&&&&&
Tôi đã rất kiên nhẫn đọc bài Nạp Âm đó, đã hiểu được đôi điều và thấy rằng Thẩm Quát nói đúng.
Xin tải lên đây một số kết quả bước đầu mà tôi đã thu hoạch được để chia sẻ với Quý Vị, Quý Bạn . Chắc chắn bài viết còn có nhiều chỗ sai sót nhầm lẫn . Hy vọng sẽ được Quý Vị, Quý Bạn phân tích góp ý, sửa chữa , bổ sung nhằm làm sáng tỏ, thật sáng tỏ những điều bí ẩn đã quá “ thâm căn cố đế ” này.
Xin chân thành và cảm ơn trước Quý Vị và Quý Bạn.
PHẦN II : KHƠI THÔNG NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG BÀI NẠP ÂM
A/ Trước hết xin thống nhất lại một số thuật ngữ sau.
Khi nói về Nạp Âm, ta thường gặp những câu nói như sau :
1/ Nhiều người thường nói “ Ngũ hành nạp âm” hoặc “ Nạp âm Ngũ hành”.
Nói như thế là không đúng, vì mỗi Hành tự nó đã có Âm rồi - Âm là Bản tính của Ngũ Hành. Cũng không cần nạp thêm Âm cho Ngũ Hành vì mỗi Hành chỉ mang một Âm thôi.
Ngũ Âm của Ngũ Hành
Ngũ hành.....Thổ.........Kim...........Mộc...............Hỏa........Thủy
Ngũ Âm........Cung......Thương.....Giốc(giác)....Chủy.......Vũ
Vậy, có lẽ ta nên nói : “Cái ” được sinh ra sau khi đã Nạp Âm cho mỗi cặp Can Chi là Ngũ Hành của Nạp Âm.
2/ Rất nhiều người hỏi : a/ Tại sao trong Phép Nạp Âm lại có chuyện ngược đời : Kim sinh Hỏa, Hỏa sinh Mộc , b/ Tại sao Giáp (Mộc) hợp với Tý (Thủy) lại thành Hải Trung Kim ?
Ý kiến về hai câu hỏi đó như sau : a/ Luật của Phép Nạp Âm không tuân theo quy luật tương sinh của Ngũ hành, do đó không thể nói “ Kim sinh Hỏa, Hỏa sinh Mộc, … “ mà nói ” Tam nguyên của Kim hết thì chuyển xoay về bên trái tới Hỏa , Hỏa hết thì chuyển tới Mộc, … – Cũng giống như ta vẫn thường nói “ hết Xuân thì sang Hạ” vậy. b/ Trong Phép Nạp Âm, không phải là CAN hợp Chi thành Ngũ Hành, mà là : Can Chi được nạp Âm hóa Ngũ Hành.
Vậy, để làm bật lên bản chất của vấn đề Nạp Âm, ta cần hỏi :
+ Sao lại phải Nạp Âm ?
+ Mỗi cặp Can Chi được nạp âm gì và được “cái ” gì ?
Những câu hỏi này mở ra một ý tưởng mới : Đã có các quy tắc cho Can hợp Can ( Ngũ hợp), Chi hợp Chi (Lục hợp, Tam hợp ), sao lại không có quy tắc cho Can hợp Chi ?
Vấn đề đặt ra như vậy là có lý. Vì ta luôn luôn gặp những cặp Can Chi luôn sánh vai với nhau, gắn bó khăng khít với nhau, chẳng hạn như : Giáp-Tý , Ất-Sửu, … Chắc hẳn giữa chúng phải có một mối quan hệ khách quan nào đó, và ta nghĩ ngay đến khả năng hợp hóa của chúng. Nhưng vì Can và Chi thuộc hai Không Gian khác nhau, Can thuộc Trời (Thiên Can), Chi thuộc Đất ( Địa Chi ), muốn đến với nhau chúng cần phải có “Tác Nhân”.
Thẩm Quát là người rất tinh tường về Âm Luật, Âm Nhạc và Dịch Học, có lẽ trên nền tảng kiến thức uyên bác đó, Ông phát hiện ra rằng, “Tác Nhân” đó phải là những Âm thanh xác định - Nhạc Âm. Từ đó, Ông giải thích Nguyên Lý của Phép Nạp Âm.
Để hiểu được bài Nạp Âm của Thẩm Quát, trước hết cần khơi thông những khái niệm khó hiểu trong bài đó.
B) LÝ GIẢI NHỮNG KHÁI NIỆM KHÓ HIỂU TRONG BÀI NẠP ÂM
Đây là phần quan trọng nhất của bài viết này. Để Quý Vị dễ theo dõi, tôi sẽ trình bày như sau : Giải thích từng Khái Niệm rồi chỉ ra vị trí của Khái Niệm đó trong bài Nạp Âm của Thẩm Quát. Các Khái Niệm đó ở trong bài đã được đánh số thứ tự.
Chú giải những điều khó hiểu.
1/ Âm và Luật Lữ (1) ( (1) là chỗ đánh dấu trong bài Nạp Âm của Thẩm Quát).
a / Âm :
Âm nói ở đây không phải là Khí Âm (như có người đã nhầm tưởng) mà là Âm Thanh, nhưng không phải là âm tùy ý mà là những Âm có cao độ xác định – Nhạc Âm ( Những Âm được dùng trong Âm Nhạc ). Chẳng hạn như, ngày nay ta biết : Âm Đô có độ cao chuẩn là 523,25hz/s, Âm Rê là 587,33 hz/s , … Âm mà Thẩm Quát nói đến là Ngũ Âm và những Âm được sinh ra từ Luật Lữ.
Ngũ Âm là : Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ. Đối chiếu với Âm Nhạc Tây Phương thì các Âm đó lần lượt tương ứng với : Fa(F), Sol (G), La (A), Đô ©, Rê ( D ).
Bảng 2
nhna_Bang2.JPG 27.6K
51 Lượi tải
Bảng 2.JPG [ 27.6 KiB]
b/ Luật Lữ ( còn gọi là Luật Lã )
Khi Thiên Hạ đã thái bình thịnh trị,Hoàng Đế ( Thế kỷ 26 trước CN ) lệnh cho Nhạc Sư LINH LUÂN xây dựng Âm Luật để sáng tác được nhiều Nhạc Phẩm ,chế tạo Nhạc Khí để diễn tả cảnh Thái Hòa của Đất Nước trước Muôn Dân.
Linh Luân nhận thấy rằng, chỉ có Ngũ Âm thôi thì Âm Nhạc quá đơn điệu, nghèo nàn và nếu độ cao của các Âm không theo một chuẩn mực xác định thì không thể đồng ca, hòa tấu với nhau được. Do đó, việc đầu tiên là phải tạo ra được các Âm Mẫu. Để tạo ra những Âm mẫu, ngày nay ta có Diapason và các thiết bị điện tử đo tần số dao động của Âm, còn ở thời kỳ cổ xưa đó, Linh Luân dùng các ống trúc có kích thước xác định ( về độ to nhỏ, dài ngắn ) để tạo ra những Âm Mẫu. Khi thổi vào những ống trúc đó, chúng sẽ phát ra những âm cao thấp trầm bổng khác nhau ( Giống như sợi dây đàn, dây càng lớn và dài thì âm càng trầm, dây càng ngắn và nhỏ thì âm càng cao ). Lưu Linh chọn ra 12 Âm từ 12 ống trúc đã được xác định kích thước để làm Âm mẫu, rồi sắp xếp chúng thành hai loại theo tiêu chí Âm Dương : 6 Âm có tính Dương gọi là Dương Luậtvà 6 Âm có thuộc tính Âm gọi là Âm Lữ. Dương Luật và Âm Lữ gọi chung là Luật Lữ (Luật Lã) .
12 Âm của Luật Lữ lại được cho tương ứng với 12 Địa Chi.
a / 6 Âm thuộc Dương Luật là :
1/ Hoàng Chung : Ứng Chi Tý - Tháng 11.
2/ Thái Thốc : Ứng với Chi Dần - Tháng Giêng.
3 / Cô Tẩy : Ứng với Chi Thìn - Tháng Ba.
4/ Nhuy Tân : Ứng với Chi Ngọ - Tháng Năm.
5/ Di Tắc : Ứng với Chi Thân - Tháng Bảy.
6/ Vô Dịch ( Vô Xạ ) : Ứng với Chi Tuất - Tháng Chín.
b/ 6 Âm thuộc Âm Lữ là :
1/ Lâm Chung : Ứng với chi Mùi - Tháng Sáu 6 .
2/ Nam Lữ : Ứng với Chi Dậu - Tháng Tám.
3/ Ứng Chung : Ứng với Chi Hợi - Tháng Mười.
4/ Đại Lữ : Ứng với Chi Sửu - Tháng Chạp.
5/ Giáp Chung : Ứng với Chi Mão - Tháng Hai.
6/ Trọng Lữ : Ứng với Chi Tỵ - Tháng Tư.
Như vậy, Dương Luật ứng với các Chi Dương, Âm Lữ tương ứng với các Chi Âm.
c/ Độ cao của Âm
Độ cao của Âm được Linh Luân căn cứ theo Âm phát ra từ những ống trúc đã được xác định về độ lớn nhỏ, dài ngắn . Ở đây chỉ giới thiệu độ dài ngắn của ống trúc :
Hoàng Chung : Ống trúc dài 9 thốn,
Đại Lữ : Ống trúc dài 8 thốn 3 phân
Thái Thốc : -- 8 thốn
Giáp Chung : -- 7 thốn 4 phân
Cô Tẩy : -- 7 thốn 1 phân
Trọng Lữ : -- 6 thốn 5 phân
Nhuy tân : -- 6 thốn 2 phân
Lâm Chung : -- 6 thốn
Di Tắc : -- 5thốn 5 phân
Nam Lữ : -- 5 thốn 3 phân
Vô Dịch ( Vô Xạ ) : -- 4 thốn 8 phân
Ứng Chung : -- 4 thốn 6 phân.
Chú ý : Độ cao của các Âm nói trên thuộc Âm Giai Cung – Âm Cung là Âm Chủ.
Xếp xen kẽ 12 Âm của Hệ Luật Lữ, ta được một Hệ Thống 12 Âm có CAO ĐỘ tuần tự từ thấp đến cao như sau :
Hoàng Chung - Đại Lữ - Thái Thốc - Giáp Chung - Cô Tẩy - Trọng Lữ - Nhuy Tân - Lâm Chung - Di Tắc - Nam Lữ - Vô Dịch ( Vô Xạ ) - Ứng Chung.
Nếu sắp xếp 12 Âm đó trên một vòng tròn thì ta dễ thấy các Âm đó được xếp tuần hoàn theo chu kỳ 12 Âm.
Hình 1
nhna_hinh1.JPG 58.08K
52 Lượi tải
Hình 1.JPG [ 58.08 KiB]
Thanked by 5 Members:
|
|
#3
Gửi vào 28/02/2013 - 18:21
Lý Trần Lê
25/8/2012
Độ cao của Âm tăng dần khi di chuyển theo chiều thuận (chiều quay của Kim Đồng Hồ).Nếu bắt đầu từ Hoàng Chung thì dãy Âm tăng dần sẽ là : Hoàng Chung, Đại lữ, …., Nhuy Tân, Lâm Chung, … , Vô Dịch, Ứng Chung. Hết một vòng , tiếp tục vòng thứ hai, Hoàng Chung, Đại Lữ, … nhưng độ cao của những Âm này tăng lên 1 Quãng 8 ( Octave ). Nếu theo chiều ngược thì độ cao của Âm giảm dần. Khi hết một vòng, nếu tiếp tục theo hướng đó thì độ cao của Âm sẽ giảm đi một quãng 8. Hệ thống Âm nói trên được xem như một Âm Giai Chromatique trong Âm Nhạc Tây Phương ( Gamme Chromatique ). Mỗi âm giai có thể lấy bất cứ âm nào của Ngũ Âm làm Âm Chủ ( Âm đứng ở bậc I - Hoàng Chung ).
* Trên một dây đàn, ta có thể lựa phím để có được 12 Âm như thế và ta cũng có thể có được những Âm như thế nhưng cao hơn hoặc thấp hơn một vài quãng 8 ( Octave ).
Bậc của các Âm trong Âm Giai.
Để tìm cái chung nhất cho các Âm Giai, người ta đặt tên cho các Âm của Âm Giai theo BẬC thứ tự từ thấp lên cao, bắt đầu từ Âm Chủ ( Chủ Âm ) , Âm Chủ chính là Hoàng Chung : Bậc I .
Vậy ta có : Bậc I : Hoàng Chung , Bậc II : Đại Lữ , Bậc III : Thái Thốc , Bậc IV : Giáp Chung , …
Âm Chủ có thể thay đổi, kéo theo các Âm của Âm Giai thay đổi độ cao. Nhưng khoảng cách về cao độ giữa các Bậc thì không thay đổi. Ví như khi ta hát một bài hát , ta có thể hát cao lên hoặc thấp xuống để phù hợp với tầm cỡ giọng của mình, như vậy gọi là thay đổi Âm Giai ( Giọng, Điệu thức ), thay đổi Chủ Âm.
Ví dụ :
Bảng 3
nhna_Bang3.JPG 54.41K 34 Lượi tải
Bảng 3.JPG [ 54.41 KiB]
Ta cũng cần biết rằng, Âm Nhạc đã ra đời ít nhất là 10 nghìn năm trước, cho nên việc Lưu Linh đặt ra Luật Lữ vào Thời Hoàng Đế là hoàn toàn có thể tin được.
* Nhà Triết Học và Toán Học Cổ Đại Hy Lạp Pythagore ( khoảng 580 – 500, trước CN ) đã có công chia Âm Giai thành các Quãng 8 và chia mỗi Quãng 8 thành 12 bậc.
Tạo ra 60 Âm :
Bảng 4
nhna_Bang4.JPG 56.13K
39 Lượi tải
Bảng 4.JPG [ 56.13 KiB]
Số lượng Âm :
Ứng với mỗi Âm cơ bản của Ngũ Âm ( Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ ), nhờ Luật Lữ, ta có được 12 Âm khác nhau, từ đó số lượng Âm được tạo thành là :
12 x 5 = 60 ( Âm – Note ). (1)
Cách gọi tên Âm : (8), (9)
Gọi tên Bậc trước rồi gọi tên Âm Cơ Bản. Còn Thẩm Quát thì gọi Âm Cơ Bản trước bậc sau . Tôi cho là, cách gọi của Thẩm Quát không đúng.
Ví dụ :
+ Âm ở ô 15 : Âm này có Bậc III là Thái Thốc. Âm Cơ Bản là Giốc. Vậy, tên của Âm này là Thái Thốc của Giốc ( Thẩm Quát gọi Âm này là Giốc của Thái Thốc).
+Âm ở ô số 12 là Ứng Chung của Thương + Âm ở ô 25 là Hoàng Chung của Chủy. (14) + Âm ở ô 42 là Trọng Lữ của Vũ. + Âm ở ô 58 là Nam Lữ của Cung , …
@@@@@@@@@@@
2/ Khí và Âm (2)
Thẩm Quát nói : Phàm Khí bắt đầu ở Phương Đông mà đi về bên phải, Âm khởi từ Phương Tây mà đi về bên trái (2) .
Chỗ gọi là khí bắt đầu ở Phương Đông này là bốn mùa bắt đầu từ Mùa Xuân.
Phương Đông là nơi Minh Thứ Phong đóng , với Thời Lệnh là Tháng 2. Thời đó, vạn vật xuất ra hết tận. Tháng hai là Trọng Xuân, Âm Dương hội ở Giáng Lâu,là thời Đẩu kiến Mão. Mão là sự tốt tươi, vạn vật phong phú, tốt đẹp. Trong 10 Can, nó là Giáp, Ất. Giáp là vỏ bọc, ý nói, vạn vật đã xé được cái vỏ bọc mà xuất ra. Ất là chen lấn, lấn át, ý nói vạn vật chen lấn nhau mà sinh ra. Tháng 2 có Tịch Quái là Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng . Đại Tráng là Mạnh, là tươi thơm . Đại Tráng có Ngoại Quái là Chấn, Nội Quái là Càn. Tháng 2 là Tháng của Tứ Dương. Tóm Tóm lại, ở Phương Đông khí Dương bắt đầu “ Đại Tráng ” và theo Bát Quái thì Phương Đông là nơi có Quẻ Chấn đóng ( và ngay trong Quẻ Đại Tráng cũng có Quẻ Chấn ) . Sấm động làm cho Khí Dương bốc lên rồi đi về bên phải .
Âmbắt đầu ở Phương Tây – Cung Dậu, nơi có Quẻ Đoài. Đoài là Kim, là Kim loại, là Nhạc Khí. Âm này là Ngũ Âm chứ không phải là khí Âm .
Có một số Tác giả đã sửa lại bài của Thẩm Quát như sau : “ Phàm Dương “ Khí ” bắt đầu ở Phương Đông mà đi về bên phải, Âm “Khí ” khởi từ phương Tây mà đi về bên trái ….”.
Dương Khí thì đúng rồi. Còn “Âm” mà Thẩm Quát nói ở đây chắc hẳn không phải là Âm “Khí “. Vì nếu là Âm “ Khí “, thì còn cái gì gọi là “ Âm ” ở đây nữa để mà Nạp Âm ?
Âm bắt đầu ở KIM, vì Kim có thể thu nhận tiếng mà truyền bá khí ra rồi chuyển xoay về bên trái tới Hỏa ,rồi từ Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc tới Thủy, rồi Thủy chuyển tới Thổ - Hướng di chuyển của Âm không trùng với hướng tương sinh của Ngũ Hành. Mặt khác, Thổ ở Trung Cung có Âm là Cung – Quân ( Vua ) . Âm Cung điều xướng Tứ Phương, làm Chủ Ngũ Âm. Còn Kim có Âm là Thương - Thần, có trách nhiệm thực thi lệnh Vua, làm cho mọi sự trở nên hiển dương tốt đẹp. Âm khởi từ Kim là vậy.
Vậy, Dương Khí ở Phương Đông bốc lên mà đi về bên phải, Âm ( Ngũ Âm ) khởi từ Phương Tây, xuất phát từ Kim mà đi về bên trái. Khí và Âm hòa quyện vào nhau, đan xen nhau mà sinh biến hóa.
Hình 2
nhna_Hinh2.KhivaAm.JPG 32.88K
40 Lượi tải
Hình 2.Khí và Âm.JPG [ 32.88 KiB]
3/Cùng Ngôi Vị : (8)
a/ Hai Âm liền nhau theo thứ tự Dương trước Âm sau , tức là Âm đầu là Luật, Âm sau là Lữ, gọi là hai Âm cùng Ngôi Vị.
Ví dụ : Các cặp Âm : Hoàng Chung – Đại Lữ ; Thái Thốc – Giáp Chung ; Cô Tẩy – Trọng Lữ , … là cùng Ngôi Vị.
Do đó ta chỉ cần xác định Âm cho thởi Dương, tức là tìm những Âm thuôc Dương Luật. Còn Âm Lữ thì suy ra từ quan hệ cùng ngôi vị ( chế độ “ ăn theo ” ) . Hai Âm cùng ngôi vị là một Luật một Lữ liền Bậc với nhau, Luật trước, Lữ sau. ( Xem Hình 1 ).(13).
b/ Lấy vợ cùng ngôi (8) , (11)
Mỗi Âm lại ứng với một cặp Can-Chi. Do đó, cứ hai cặp Can Chi Dương Âm liền nhau là cùng Ngôi Vị. Ví dụ : Giáp Tý - Ất Sửu , Bính Dần- Đinh Mão , Mậu Thìn – Kỷ Tỵ , …
Thẩm Quát nói : Giáp Tý lấy vợ cùng ngôi vị là Ất Sửu. Nhâm Thìn lấy vợ cùng ngôi vị là Quý Dậu,… Về Can Chi, ta cũng chỉ cần quan tâm đến cặp Can Chi Dương, còn cặp Can chi Âm cùng Ngôi vị thì được hiểu theo “ chế độ ăn theo ”.
( Còn tiếp )
NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo- Bài 5 )
Lý Trần Lê
25/8/2012
4/Tam Nguyên :
Tam Nguyên gồm có : Thượng Nguyên – Trung Nguyên – Hạ Nguyên. Thuật ngữ Tam Nguyên được dùng để chỉ những đối tượng được chia thành ba thời kỳ có thứ tự trước sau và tuần hoàn theo chu kỳ đó.
Khái niệm Tam Nguyên được ứng dụng nhiều trong các Bộ Môn Lý số, đặc biệt là trong Độn Giáp, Phong Thủy.
Ví dụ :
+ Về thời gian, thì Tam nguyên là :
- Nếu tính theo năm thì một Tam nguyên gồm 180 Năm, mỗi Nguyên dài 60 Năm ( Một Lục Thập Hoa Giáp ). Hiện nay chúng ta đang ở Tam Nguyên thứ 28 và Vận 8 của Hạ Nguyên (Năm 2004 – Năm 2023).
- Kỳ môn Nguyệt Gia lại lấy 60 Tháng ( 5 Năm ) tính là một Nguyên, như vậy một Tam Nguyên gồm 15 Năm.Tam nguyên lại chia ra Thượng Nguyên , Trung Nguyên , Hạ Nguyên.
+ Trong Độn Giáp, mỗi Tiết Khí ( 15 ngày ) được chia thành 3 giai đoạn và được gọi là Thượng Nguyên - Trung Nguyên – Hạ Nguyên.
+ Trong Phong Thủy : -Phương vị của Phi Tinh Thái Tuế được xác định theo Tam Nguyên.
-Mỗi Quẻ Bát Quái gồm 3 Sơn và được gọi là Tam Nguyên Đại Quái Long.
( Trong hệ thống thi cử Nho Học của ta có Học Vị Tam Nguyên. Đó là Tên Hiệu người đỗ đầu cả ba kỳ Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình. Ví dụ Tam Nguyên Yên Đỗ - Nguyễn Khuyến ).
5/ Trọng - Mạnh - Quý :
a/ Mạnh – Trọng – Quý
Mạnh : là lớn, là thứ nhất.
Trọng : là thứ hai, là ở giữa.
Quý : là thứ ba, là út, chót, cuối cùng.
Ví dụ :
+ Tên các Tháng trong mỗi Mùa :
Mùa Xuân : Tháng Giêng ( Dần ) là Mạnh Xuân, Tháng Hai ( Mão) là Trọng Xuân, Tháng Ba ( Thìn ) là Hạ Xuân.
Mùa Hạ : Mạnh Hạ là Tháng Tư ( Tỵ ), Trọng Hạ là Tháng Năm ( Ngọ ) và Quý Hạ là Tháng 6 ( Mùi ).
Mùa Thu : Mạnh Thu : Tháng 7 ( Thân ), Trọng Thu : Tháng 8 ( Dậu ), Quý Thu : Tháng 9 ( Tuất ).
Mùa Đông : Mạnh Đông : Tháng 10 ( Hợi ), Trọng Đông : Tháng 11 ( Tý ), Quý Đông : Tháng 12 ( Sửu ).
+ Các Địa Chi được sắp xếp theo Mạnh-Trọng-Quý :
Tứ Mạnh : Dần , Thân , Tỵ , Hợi( Đây là Nhóm Tứ Sinh )
Tứ Trọng : Tý , Ngọ , Mão , Dậu ( Đây là Nhóm Tứ Vượng )
Tứ Quý : Thìn , Tuất , Sửu , Mùi ( Đây là Nhóm Tứ Mộ )
b/ Trọng – Mạnh – Quý.
Độn Giáp quy định, những cặp Can Chi mà Địa Chi là :
+ Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì thuộc Thượng Nguyên .
+ Dần , Thân , Tỵ , Hợi thuộc Trung Nguyên.
+ Thìn , Tuất , Sửu , Mùi thuộc Hạ nguyên.
Trong Phép Nạp Âm, ta chỉ quan tâm đến thời Dương : Tý, Ngọ, Dần, Thân, Thìn Tuất.
Trong Tam Nguyên đòi hỏi có sự tuần hoàn theo chu kỳ, còn trong Mạnh-Trọng-Quý không đòi hỏi điều đó, bộ ba Mạnh-Trọng-Quý có thể chỉ xuất hiện một lần.
c/ Ứng dụng của Tam Nguyên và Trọng-Mạnh-Quý vào Phép Nạp Âm
@ Thượng Nguyên :
a) Cặp Can Chi Giáp Tý thuộc Thượng Nguyên vì Tý thuộc Thượng Nguyên. Ta đã biết Giáp Tý có Ngũ Hành Nạp Âm là Kim mà Tý lại thuộc Tứ Trọng, do đó, Kim của Giáp Tý được gọi là Trọng của Kim. Lại vì Âm của Kim là Thương mà Âm này lại thuộc Trọng Kim (Tý) nên được gọi là Hoàng Chung của Thương ( Xem giải thích ở phần Âm và Luật Lữ ) (8).
Tiếp theo cặp Giáp- Tý, các cặp Can Chi thuộc Thượng Nguyên lần lượt là : Mậu-Tý, Nhâm-Tý , Bính-Tý , Canh-Tý.
b ) Cặp Can Chi Giáp-Ngọ thuộc Thượng Nguyên ( vì Chi Ngọ thuộc Thượng Nguyên).
Giáp-Ngọ có Ngũ Hành Nạp Âm là Kim. Mà Ngọ thuộc Tứ Trọng , nên Kim này là Trọng Kim. Âm này được sinh ra ở Ngọ, nên gọi là Nhuy Tân của Thương( Xem Hình 1 ).
Tiếp theo cặp Giáp-Ngọ, các cặp Can Chi thuộc Thượng Nguyên lần lượt là : Mậu-Ngọ , Nhâm- Ngọ , Bính-Ngọ , Canh-Ngọ.
Có 10 cặp Can Chi thuộc Thượng Nguyên, chia thành 2 vòng. Vòng 1 xuất phát từ Giáp-Tý , vòng 2 bắt đầu từ Giáp-Ngọ.
@ Trung Nguyên :
a/ Nếu Thượng Nguyên là Týthì các cặp Can Chi có Chi là Thân thì thuộc Trung Nguyên : Nhâm-Thân , Bính-Thân , Canh-Thân , Giáp Thân , Mậu Thân.
Lúc này, Hành là Mạnh và Âm là Di Tắc.
b/ Nếu Thượng Nguyên là Ngọ thì các Cặp Can Chi có Chi là Dần thì thuộc Trung Nguyên : Nhâm-Dần , Bính-Dần , Canh-Dần , Giáp-Dần , Mậu-Dần.
Lúc này, Hành là Mạnh và Âm là Thái Thốc.
@ Hạ Nguyên :
a/ Nếu Thượng Nguyên là Týthì các cặp Can Chi có Chi là Thìn thì thuộc Hạ Nguyên : Canh-Thìn , Giáp-Thìn , Mậu-Thìn , Nhâm-Thìn , Bính-Thìn.
Lúc này, Hành là Quý và Âm là Cô Tẩy.
b/ Nếu Thượng Nguyên là Ngọ thì các cặp Can Chi có Chi là Tuất thì thuộc Hạ Nguyên : Canh-Tuất , Giáp-Tuất , Mậu-Tuất , Nhâm-Tuất , Bính-Tuất.
Lúc này, Hành là Quý và Âm là Vô Dịch.
c/ Trong phép Nạp Âm, mỗi Hành gồm có hai Tam Nguyên :
+ Tý – Thân – Thìn
+ Ngọ - Dần - Tuất
6/ Quá trình phát sinh và phát triển của Khí Dương, Khí Âm :
Từ Tý đến Tỵ : Khí Dương tăng, khí Âm giảm . Từ Ngọ đến Hợi : Khí Dương giảm, khí Âm tăng. (20)
Hình 3: 12 Tịch Quái
nhna_Hinh3.12TichQuai.JPG 58.77K
27 Lượi tải
Hình 3. 12 Tịch Quái.JPG [ 58.77 KiB]
Tháng 10 – Tháng Hợi , có Tịch Quái là Quẻ Khôn – 6 Hào đều Âm , là Mạnh Đông, Khí toàn Âm.
a/ Sang Tháng Tý là Tháng 11 , Tịch Quái là Địa Lôi Phục : Hào 1 Dương, 5 Hào trên Âm - Khí Dương bắt đầu sinh, Khí Âm bắt đầu suy.
- Tháng Chạp ( Sửu ) : Tịch Quái là Địa Trạch Lâm : Hai Hào dưới Dương, 4 Hào trên Âm – Khí Dương tăng dần, Khí Âm giảm dần.
- Tháng Giêng ( Dần ) : Tịch Quái là Địa Thiên Thái. Ngoại Quái là Quẻ Khôn, Nội Quái là Quẻ Càn – Khí Dương tăng lên một bậc nữa, đồng thời Khí Âm giảm tiếp một bậc.
- Tháng Hai ( Mão ) : Tịch Quái là Lôi Thiên Đại Tráng : 4 Hào Dương ở dưới, 2 Hào Âm ở trên – Khí dương tiếp tục tăng cao và Khí Âm đã giảm mạnh.
- Tháng Ba ( Thìn ) : Tịch Quái là Trạch Thiên Quải : 5 Hào Dương ở dưới, chỉ còn một Hào Âm ở trên.
- Tháng Tư ( Tỵ ) : Tịch Quái là Quẻ Càn vi Thiên. Lúc này Khí Dương đã phát triển đến cực đại, Khí Âm đã bị triệt tiêu hết, Khí thuần Dương, là Tháng Mạnh Hạ.
b/ Sang Tháng 5 ( Ngọ ) : Khí Dương bắt đầu giảm, Khí Âm bắt đầu sinh, Tịch Quái là Quẻ Thiên Phong Cấu : Bắt đầu xuất hiện một Hào âm – Hào 1, chỉ còn 5 Hào Dương ở trên.
Tiếp tục chuyển sang các Tháng 6,7,8,9,10, ta thấy khí Dương cứ giảm dần và Khí Âm liên tiếp mạnh dần :
-Tháng 6 ( Mùi ) : Tịch Quái là Quẻ Thiên Sơn Độn.
-Tháng 7 ( Thân ) - Thiên Địa Bĩ.
-Tháng 8 ( Dậu ) - Phong Địa Quán.
-Tháng 9 ( Tuất ) - Sơn Địa Bác.
- Tháng 10 (Hợi ) – đã nói trên.
7 / Thời Dương (13)
12 Địa Chi được chia thành 2 nhóm Âm, Dương.
+ Nhóm các Địa Chi Dương gồm : Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.
Nhóm này thuộc Thời Dương.
+ Nhóm các Địa Chi Âm gồm : Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.
Nhóm này thuộc Thời Âm.
Trong phép Nạp Âm , ta chỉ cần quan tâm đến Thời Dương là đủ.
8/ Nạp Giáp(5)
Nhâm, Giáp phùng Càn ( Kim ) ; Quý, Ất Khôn ( Thổ ).
Bính Cấn ; Đinh Đoài ; Kỷ Ly môn.
Tốn Tân ; Khảm Mậu ; Chấn Canh dồn.
Nạp Giáp cũng như Nạp Âm, đều bắt đầu từ Kim và kết thúc ở Thổ .
[size=3]( Phần này không liên quan đến nội dung của Bài ).
( Còn tiếp )
Trần Nhật Thứ
Thanked by 5 Members:
|
|
#4
Gửi vào 28/02/2013 - 18:22
Lý Trần Lê
25/8/2012
Bài 2 Nạp Âm
9/ Cách 8 sinh con : ( 6 )
a / Cách Tám :
Cách tám, không phải là cách một Quãng 8 ( một Octave ) mà là cách 8 cặp Can-Chi theo thứ tự của Can và Chi.
@/ Cách 8 tính theo Can :
Bắt đầu từ Can Giáp : Các Can cách 8 lần lượt là:
Giáp – Nhâm - Canh - Mậu – Bính - Giáp - Nhâm – Canh - Mậu - - Bính – Giáp - Nhâm - Canh - Mậu - Bính.
Nếu tiếp tục lấy cách 8, ta lại trở về ban đầu : Giáp-Nhâm-Canh.
@/ Cách 8 tính theo Chi :
Tý, Ngọ, Mão, Dậu là Tứ trọng của Hành cũng là Thượng Nguyên của mỗi Hành. Ta chỉ quan tâm đên hai Chi Dương : Tý, Ngọ.
+ Bắt đầu từ Chi Tý. Các Chi cách 8 nối tiếp nhau lần lượt là :
Tý- Thân –Thìn .
Chỉ có một bộ 3 Chi như thế
+ Bắt đầu từ Chi Ngọ. Các Chi cách 8 lần lượt là :
Ngọ - Dần – Tuất
Chỉ có một bộ 3 Chi như vậy.
@/ Cách 8 tính theo Can Chi :
Lần lượt ghép một Can với một Chi theo thứ tự trên, ta được 30 cặp Can Chi Dương theo theo thứ tự cách 8 :
+ Ghép theo các Chi : Tý , Thân , Thìn
1/ Giáp-Tý , Nhâm-Thân , Canh-Thìn
2/ Mậu- Tý , Bính- Thân , Giáp-Thìn
3/ Nhâm-Tý , Canh-Thân , Mậu-Thìn
4/ Bính-Tý , Giáp-Thân , Nhâm-Thìn
5/ Canh-Tý , Mậu-Thân , Bính-Thìn
Nếu tiếp tục như thế, ta lại trở về ban đầu : Giáp-Tý , Nhâm-Thìn,…
Những cặp Can Chi này được sắp xếp trên Bảng 60 Giáp Tý thành 3 cột :
Tý, Thân , Thìn (Xem Bảng 7 )
( Nếu ta tiếp tục tính cách 8 theo Can Chi như trên thì ta lại trở về cặp Giáp Tý – nghĩa là trở lại từ đầu chứ không phát triển thêm được. Tại sao vậy ? Các số 8 ( Cách 8 ), số 10 ( 10 Can ), số 12 ( 12 Chi ) có Bội số chung nhỏ nhất là 120
BCNN ( 8 , 10 , 12 ) = 8 x 5 x 3 = 120 = 60 x 2
Sau khi thực hiện 15 bước cách 8 thì ta đã nhảy qua 2 lần Bảng Lục Thập Hoa Giáp. Tiếp tục lấy cách 8, ta trở lại từ đầu Bảng , nghĩa là lại bắt đầu từ Giáp Tý ).
Đến đây thì việc xếp cách 8 mới chỉ thực hiện được cho 15 Cặp Can Chi Dương và được thêm 15 cặp Can Chi Âm theo quy chế cùng Ngôi Vị. Như vậy ta mới chỉ sắp xếp được 30 cặp Can Chi. Cần phải sắp xếp cách 8 cho 30 cặp Can Chi còn lại.
+ Ghép theo các Chi :Ngọ, Dần, Tuất
1/ Giáp-Ngọ , Nhâm-Dần , Canh-Tuất
2/ Mậu-Ngọ , Bính-Dần , Giáp-Tuất
3/ Nhâm-Ngọ , Canh-Dần , Mậu-Tuất
4/ Bính-Ngọ , Giáp-Dần , Nhâm-Tuất
5/ Canh-Ngọ , Mậu-Dần , Bính-Tuất.
Trên Bảng 60 Giáp Tý, những cặp Can Chi này được xếp vào 3 cột:
Ngọ , Dần , Tuất. ( Xem Bảng 8 )
Có được 15 cặp Can Chi Dương, ta lại có thêm 15 cặp Can Chi Âm theo quy chế cùng Ngôi Vị.
Như vậy, việc xếp các cặp Can Chi theo thứ tự cách 8 ta phải thực hiện qua hai vòng :
VÒNG 1 : Bắt đầu từ GiápTý , kết thúc tại Đinh Tỵ
Ngũ Âm hết lần 1. ( 17 )
VÒNG 2 : Bắt đầu từ Giáp Ngọ(18), kết thúc tại Đinh Hợi(19) .
@ /Tìm các cặp Can Chi theo thứ tự cách 8 trên Bảng 60 Giáp Tý.
Trước tiên ta đánh số thứ tự các ô của Bảng Lục Thập Hoa Giáp :
Giáp Tý : 1 , Ất Sửu : 2 , Bính Dần : 3 , Đinh Mão : 4 , ………. , Nhâm Tuất 59 , Quý Hợi : 60 .
Trên Bảng 60 Giáp Tý :
a/ Bắt đầu từ số 1( Ô Giáp Tý ), lần lượt cộng thêm 8 ( nếu tổng lớn hơn 60 thì lấy modulo của 60 ), ta được dãy số sau :
1 – 9 – 17 – 25 – 33 – 41 – 49 – 57 – 5 – 13 – 21 – 29 – 37 – 45 - 53 . Nếu tiếp tục cộng 8, ta lại quay trở lại từ đầu : 1 – 9 – 17 …
( 53 + 8 = 61 => 1 , 1+8 = 9 , 9+8 =17 , … )
Dãy số đó đều là số lẻ, chúng đại diện cho những cặp Can Chi Dương : ô số 1 là Giáp Tý, ô số 9 là Nhâm Thân, ô 17 là Canh Thìn, … , ô 45 là Mậu Thân , ô 53 là Bính Thìn.
Trên Bảng 60 Giáp Tý, những ô này được xếp lần lượt trên các cột :
Tý, Thân, Thìn.
Những ô số chẵn tiếp theo những ô số lẻ trên : 2 , 10 , 18 , … , 46 , 54 là những ô của các cặp Can Chi Âm cùng ngôi vị. Những ô này được xếp lần lượt trên các cột Sửu , Dậu , Tỵ .
Vòng này kết thúc tại ô 54 : Đinh Tỵ. Hết vòng 1 ( 17 )
Sang vòng 2 :
b/ Bắt đầu từ số 31 : Ô Giáp Ngọ( 18 ), lần lượt cộng thêm 8 ( và lấy mudulo 60 ), ta được dãy số sau :
31 – 39 – 47 - 55 – 3 – 11 - 19 – 27 - 35 - 43 – 51 – 59 - 7 – 15 – 23.
Tiếp tục đếm cách 8 ta lại trở về ban đầu : 31 – 39 – 47 …
( 23 + 8 = 31 , 31+ 8 = 39 , 39 +8 = 47 … ).
Trong đó : ô 31 : Giáp Ngọ , 39 : Nhâm Dần , 47 : Canh Tuất , … , 15 : Mậu Dần , 23 : Bính Tuất.
Trên Bảng 60 Giáp Tý , những ô này được xếp lần lượt trên các cột :
Ngọ , Dần , Tuất.
Những ô số chẵn tiếp ngay sau mỗi ô số lẻ trên là của các cặp Can Chi Âm cùng Ngôi Vị. Chúng được xếp lần lượt vào các cột Mùi, Mão, Hợi.
Vòng này kết thúc tại ô 24 : Đinh Hợi (19)
b / Cách 8 sinh con :
LTL: Không phải là hễ cách 8 thì sinh con , có những trường hợp cách 8 để chuyển giao “ nhiệm vụ ” sang Hành khác , chứ không sinh con.
Từ Hạ Nguyên của Hành này tính cách 8 ắt phải đến Thượng Nguyên của Hành tiếp theo, tuy rằng có sự cách 8, nhưng không gọi là cách 8 sinh con được, vì lúc này Tam Nguyên của hành trước đã hết, Ngũ Hành đã chuyển hẳn sang một Hành khác, không còn quan hệ “huyết thống” với Hành trước nữa. Còn sự cách 8 đó chỉ là sự trùng hợp tất yếu. ( Vì 8 và 12 có Bội Chung nhỏ nhất là 24. Mà 24 = 2 x 12 ,tức là nếu một Hành đã đi hết 1 tam Nguyên thì nó đã trải qua 2 lần 12 Chi , do đó tất yếu nó lại trở về Tý) .
Hiên tượng cách 8 trong trường hợp này không còn biểu thị quan hệ tương sinh nữa mà chỉ biểu thị quan hệ chuyển giao “quyền lực” từ Hành này sang Hành khác mà thôi.
Nếu ta cứ máy móc gọi là cách 8 sinh con, sẽ dẫn đến những nghịch lý trong học thuyết Ngũ Hành : Kim sinh Hỏa. Hỏa sinh Mộc … (14 ), (16a).
Vậy từ Hạ Nguyên của Hành này chuyển sang Thượng Nguyên của Hành khác, ta nên gọi là “ cách 8 chuyển giao”. ( Hết Tam Nguyên của Hành thì phải chuyển giao cho Hành khác, cho dù không cách 8! ) (15), (16b ).
Luật Nập Âm quy định : Mỗi cặp Can Chi Dương chỉ được lấy một vợ - đó là cặp Can Chi Âm cùng ngôi vị và mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh 1 Con . Con lấy vợ và cũng chỉ được sinh một lần. Như vậy là, ứng với mỗi cặp Can Chi Dương chỉ tồn tại ba thế hệ : Cha – Con – Cháu, không có thế hệ thứ tư.
Ba cặp Can Chi Cha-Con- Cháu, gọi là một Tam Nguyên của Hành :Thượng Nguyên là Cha , Trung Nguyên là Con và Hạ Nguyên là Cháu.
Cách 8 sinh con chỉ diễn ra trong một Tam Nguyên : Cặp Can Chi thuộc Hành Thượng Nguyên ( Trọng của Hành ) : cách 8 sinh cặp Can Chi thuộc Hành Trung Nguyên ( Mạnh của Hành ). Cặp Can Chi này lại cách 8 sinh ra cặp Can Chi thuộc Hành Hạ Nguyên ( Quý của Hành ).
Đến đây thì Tam Nguyên của một Hành hết, cặp Can Chi thuộc Hạ Nguyên không sinh con nữa , cho nên lúc này không còn quy luật cách 8 sinh con mà là cách 8 để chuyển giao “công việc ”sang một Hành khác.
Vậy ta cần lưu ý rằng : Hạ Nguyên của mỗi Hành không sinh con cách 8 mà là cách 8 để chuyển giao công việc cho Thượng Nguyên của Hành tiếp theo.
Các Bảng tóm tắt.
Bảng 5 :Tính cách 8 theo Địa Chi rất thuận lợi
nhna_Bang05.JPG 104.12K
34 Lượi tải
Bảng 5.JPG [ 104.12 KiB]
Cách đọc Bảng : Ví dụ với cặp Can Chi :
+ Nhâm Tý : Là Mộc Thượng Nguyên , là Trọng Mộc, là Hoàng Chung của Giốc.
+ Bính Thân : Là Hỏa Trung Nguyên , là Mạnh Hỏa, là Di Tắc của Chủy.
+ Nhâm Thìn : Là Thủy Hạ Nguyên , là Quý Thủy , là Cô Tẩy của Vũ.
+ Giáp Ngọ : Kim Thượng Nguyên , Trọng Kim , Nhuy Tân của Thương..
+ Giáp Dần : Thủy Trung Nguyên , Mạnh Thủy , Thái Thốc của Vũ.
+ Bính Tuất : Thổ Hạ Nguyên , Quý Thổ , Vô Dịch của Cung. …
Thứ tự tương sinh và chuyển giao của các cặp Can Chi cách 8 ( theo Thời Dương ):
Bảng 6
nhna_Bang06.JPG 96K
33 Lượi tải
Bảng 6.JPG [ 96 KiB]
Trong Bảng 6 ở trên : Mũi tên màu đỏ chỉ bước chuyển giao, chứ không phải cách 8 sinh con.
Ở vòng 1 này : Kể từ Số 1, cứ mỗi bộ 3 số là một Tam Nguyên của Hành ( Thứ tự của Hành là Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ ):
Hành Kim : 1 – 9 – 17 . Hành Hỏa : 25 – 33 – 41 , Hành Mộc : 49 – 57 – 5. Hành Thủy : 13 – 21 – 29 . Hành Thổ : 37 – 45 – 53.
Trong mỗi bộ 3 số đó :
Số đầu là : Thượng Nguyên, là Trọng của Hành ; là Hoàng Chung của Âm.
Số thứ hai là : Trung Nguyên , là Mạnh của Hành ; là Di Tắc của Âm.
Số thứ ba là : Hạ Nguyên , là Quý của Hành ; là Cô Tẩy của Âm.
Ví dụ : Bộ Ba : 13 – 21 - 29 là Tam Nguyên của Hành Mộc.
+ Số 13 ( Bính Tý ) là Mộc Thượng Nguyên, là Trọng Mộc ; là Hoàng Chung của Giốc.
+ Số 21 ( Giáp Thân ) là Mộc Trung Nguyên, là Mạnh Mộc ; là Di Tắc của Giốc.
+ Số 29 ( Nhâm Thìn ) là Mộc Hạ Nguyên, là Quý Mộc ; là Cô Tẩy của Giốc.
Đó là theo Dương Luật. Căn cứ theo Quy tắc CÙNG NGÔI VỊ, ta có các cặp Can Chi Âm và Âm Lữ tương ứng.
Hết vòng 1 , ta đã có 30 cặp Can Chi.
BẢNGTIỂU KẾT VÒNG 1: Theo Thời Dương :
+ Cột Tý là : Thượng Nguyên của Hành, là TRỌNG của Hành, là Hoàng Chung của Âm.
+ Cột Thân là : Trung Nguyên của Hành, là MẠNH của Hành, là Di Tắc của Âm.
+ Cột Thìn là : Hạ Nuyên của Hành, là QÚY của Hành, là Cô Tẩy của Âm.
Hạ Nguyên hết tức là Tam Nguyên của Hành hết. Hạ Nguyên này sẽ cách 8 bàn giao cho Thượng Nguyên của Hành kế tiếp. ( 12 ) , ( 15
Bảng 7
nhna_Bang07.JPG 77.46K
27 Lượi tải
Bảng 7.JPG [ 77.46 KiB | Đã xem 74 lần. ]
( Còn tiếp )
Thanked by 5 Members:
|
|
#5
Gửi vào 28/02/2013 - 18:24
Lý Trần Lê
25/8/2012
Chuyển sang vòng 2 bắt đầu từ Ô thứ 31 – Cặp Giáp Ngọ - Kim Thượng Nguyên , Trọng Kim , Nhuy Tân của Thương.
Chú ý rằng, Tại Thổ Hạ Nguyên của vòng 1 : Ô số 53 – Bính Thìn - Quý Thổ - Cô Tẩy của Cung; Ô tiếp theo làÔ 54 : Đinh Tỵ - vẫn là Quý Thổ là Trọng Lữ của Cung. Tại đây kết thúc vòng 1. Ta không nói là Thổ Hạ Nguyên chuyển giao cho Kim Thượng Nguyên . Vì từ Ô 53 – Bính Thìn, đếm cách 8 ta lại trở về Ô số 1 – Giáp Tý, chứ không chuyển tiếp đến Ô số 31 – Giáp Ngọ.
Việc Nạp Âm VÒNG 2 bắt đầu tại Ô 31 – Giáp Ngọ - Dương Luật băt đầu từ Nhuy Tân của Thương.
Cũng tương tự như ở vòng 1, cộng liên tiếp 8 vào 31 ( lấy modulo 60 ), ta được một dãy số cách 8, trong dó, kể từ số đầu, cứ 3 Số thuộc một Tam Nguyên của Hành theo thứ tự :
Hành Kim : 31 – 39 – 47. Số đầu : số 31 – Giáp Ngọ - Kim Thượng Nguyên, Trọng Kim, Nhuy Tân của Thương .Số giữa : 39 – Nhâm Dần – Kim Trung Nguyên, Mạnh Kim, Thái Thốc của Thương. Số cuối : 47 – Canh Tuất – Kim Hạ Nguyên, Quý Kim, Vô Dịch của Thương.
Kim Hạ Nguyên – Ô 47 ( Quý Kim, Vô Dịch của Thương ) chuyển giao cho Hỏa Thượng Nguyên : Ô 55 – Mậu Ngọ : Trọng Hỏa , Nhuy Tân của Chủy.
Bộ ba Tam Nguyên của 5 hành Kim Hỏa Mộc Thủy Thổ lần lượt l2 : [ 31 – 39 – 47 ] , [ 55 – 3 – 11 ] , [ 19 – 27 - 35 ] , [ 43 – 51 – 59 ] , [ 7 – 15 – 23 ]. Tiếp tục đếm cách 8 : 23 + 8 = 31 : Trở lại Giáp Ngọ. Lập luận tương tự như trên, ta có Bảng Tiểu Kết Vòng 2. Cũng có nhận xét như ở Bảng 7.
BẢNG TIỂU KẾT VÒNG 2
Bảng 8
nhna_Bang8.JPG 85.14K
14 Lượi tải
Bảng 8.JPG [ 85.14 KiB]
( Các mũi tên màu đỏ biểu diễn quá trình chuyển giao )
Kết hợp Bảng 7 vả Bảng 8 thành một Bảng ta được Bảng Lập Thành Lục Thập Hoa Giáp.
Thời điểm chuyển giao Ngũ Hành -- Âm :
Mỗi Hành phải đi hết một Tam Nguyên thì mới chuyển giao cho Hành tiếp theo , và chỉ có Hạ Nguyên của Hành ( tức Quý của Hành ) mới “được phép ” chuyển giao cho Thượng Nguyên của Hành sau (Trọng của Hành sau ). Thượng Nguyên đảm trách quá trình tiếp nhận. Thượng Nguyên và Trung Nguyên không có chức năng chuyển giao cho Hành sau.
GHI NHỚ : Bảng phân công trách nhiệm :
1/ Thượng Nguyên ( Trọng ) : Có trách nhiệm :
+ Tiếp nhận sự chuyển giao Ngũ Hành và Âm
( Trừ Giáp Tý và Giáp Ngọ).
+ Cách 8 sinh Trung Nguyên ( Mạnh )
2/ Trung Nguyên ( Mạnh ) : Có trách nhiệm :
+ Cách 8 sinh Hạ Nguyên ( Quý ).
3/ Hạ Nguyên ( Quý ) : Có trách nhiệm :
+ Cách 8 chuyển giao việc Nạp Âm
cho Thượng Nguyên của Hành sau.
( Trừ cặp Bính Thìn và Bính Tuất ).
Cũng tức là : Cô Tẩy của Âm trước bàn giao cho Hoàng Chung của Âm sau (ở vòng 1 ), Vô Dịch của Âm trước bàn giao cho Nhuy Tân của Âm sau ( ở vòng 2 ).
Ví dụ :
Tam Nguyên của Hành Kim ở Vòng 1 là : Giáp Tý – Nhâm Thân – Canh Thìn. Trên Bảng 60 Giáp Tý, đó là các ô số 1 , số 9 và số 17 . Ô số 17 – Canh Thìn - là Kim Hạ Nguyên ( Quý Kim, Cô Tẩy của Thương ). Kim Hạ Nguyên ( cũng là Cô Tẩy của Thương ) “ có trách nhiệm bàn giao ” cho Hỏa Thượng Nguyên là Mậu Tý – ở ô số 25 – đó là Trọng Hỏa, Hoàng Chung của Chủy. Vậy là, Hành Kim chuyển giao “ Quyền Lực ” cho Hành Hỏa tại Ô 25 – Mậu Tý, chứ không phải ở Ô số 3 – Bính Dần.
Tương tự như vậy cho các Hành khác : Giáp Thìn - Hạ Nguyên của Hỏa – ô 41 – bàn giao cho Thượng Nguyên của Mộc – Nhâm Tý- ô 49. Hạ Nguyên của Mộc là Mậu Thìn – Ô số 5 – bàn giao cho Thương Nguyên của Thủy là Bính Tý – ô 13 – Đó là Trọng Thủy, Hoàng Chung của Vũ. …
Như vậy , thứ tự sinh con và chuyển giao Ngũ Hành của Phép Nạp Âm không theo thứ tự của các cặp Can Chi ghi trong Bảng 60 Giáp Tý.
Có Tác Giả đã nhầm như sau : Trên Bảng 60 Giáp Tý, cặp Giáp Tý và Ất Sửu có Hành Kim, Kim chuyển sang cho Hỏa ở Bính Dần-Đinh Mão - Đúng rồi ! Hỏa này lại chuyển sang Mộc ở Mậu Thìn-Kỷ Tỵ – Đúng rồi ! Rồi Mộc chuyển sang Thủy , nhưng ở trong Bảng này, tiếp theo Mậu Thìn-Kỷ Tỵ là Canh Ngọ-Tân Mùi có Hành Thổ chứ không phải là Hành Thủy ! Trái ngoe ! Vậy là Thẩm Quát sai rồi !!!
Tác Giả trên đã nhầm về thời điểm chuyển giao và chức năng chuyển giao của Hành.
+ Giáp-Tý và Ất-Sửu thuộc Kim Thượng Nguyên, “ Cách 8 sinh Con ” : Con của chúng là Nhâm Thân ở Ô số 9– Đó là Kim Trung Nguyên - Mạnh Kim – Di Tắc của Thương . Bính Dần không phải là con của Giáp Tý - Ất Sửu. Hỏa Bính Dần không phải do Kim của Giáp Tý - Ất Sửu chuyển giao , vì Thượng Nguyên không có trách nhiệm chuyển giao . Kim Hạ Nguyên mới “được phép ”bàn giao . Kim Hạ Nguyên đóng tại Ô 17 : Canh Thìn – Quý của Kim – Cô Tẩy của Kim. Nó bàn giao cho Hỏa Thượng Nguyên ở Ô 25 – Mậu Tý, chứ không phải bàn giao cho cặp Bính Dần ( Hỏa ) ở Ô sổ 3. Hỏa ở Ô số 3 này – Bính Dần - là Mạnh Hỏa là Con của Hỏa Thượng Nguyên ở Ô 55: Mậu Ngọ -Nhuy Tân của Chủy.
+ Con của Bính Dần-Đinh Mão không phải là Mậu Thìn mà là Giáp Tuất Ô số 11 – Quý Hỏa. Mạnh Hỏa của Bính Dần “ không được phép” chuyển giao cho Mộc ở Mậu Thìn. Mậu Thìn Mộc là Con của Mạnh Mộc ở Ô 57 : Canh Thân. Còn Mộc của Mậu Thìn là Quý Mộc- là Mộc Hạ Nguyên, nó sẽ chuyển giao cho Thủy Thượng Nguyên ở Ô 13 : Bính Tý. Vậy thì, tiếp theo Mậu Thìn là Bính Tý chứ không phải là Canh Ngọ. Còn Canh Ngọ là Trọng Thổ - Thổ Thượng Nguyên – do Quý Thủy – Thủy Hạ Nguyên ở Ô 59 : Nhâm Tuất – bàn giao cho. …
Tôi (LTL) nghĩ rằng :
Hai cặp Can Chi cùng Ngôi vị, ví dụ Giáp Tý và Ất Sửu, mặc dầu đã được gán cho cái tên là vợ chồng, nhưng chúng không thể sinh ra con là Can Chi được ( không thấy luật lệ nào nói thế) . Vả lại, có Luật Thú Thê nào lại quy định sau 8 năm mới được sinh con ? Quá vô lý !
Vậy thì, chỉ có thể là Âm sinh ra Âm mà thôi : Thẩm Quát đã nói như vậy (6).Hoàng Chung cách 8 sinh Di Tắc(10), Di Tắc cách 8 sinh Cô Tẩy. Cô Tẩy lại chuyển sang Hoàng Chung của một Âm Giai tiếp theo ( 6 ), (10 ).
Âm sinh Âm là hiện tượng có thật.
Vật chất dao động tạo ra âm thanh. Khi Âm đã phát ra thì nhiều Âm có thể hòa vào nhau tạo ra âm mới. Chẳng hạn, ba âm Đồ-Mi-Sol tạo nên hợp âm Đô Trưởng, nghe mạnh mẽ, khác với từng âm đơn lẻ đó. Khi gẩy vào dây Đàn Bầu, Âm mà ta nghe được không phải là một âm đơn mà là một tổ hợp của rất nhiều Âm , gồm Âm cơ bản và vô số những âm bồi. Âm cơ bản do cả sợi dây tạo ra, Âm bồi do từng phần của sợi dây tạo ra. Khi một sợi dây dao động thì từng phần nhỏ của sợi dây ( 1/2 sợi dây, 1/3 sợi dây, 1/5 sợi dây … ) cũng đồng thời dao động theo hình SIN và cũng tạo ra Âm thanh, những Âm này được gọi là Âm Bồi. Chỉ có Âm cơ bản thôi thì Âm nghe rất thô. Âm cơ bản hòa hợp với Âm bồi, tạo nên một Âm có Âm sắc rất đẹp, có sức quyến rũ lòng người : “ Làm thân con gái chớ nghe Đàn Bầu !”. + Khi đồng thời kéo mạnh Archet lên hai dây của cây Đàn Violon, những Ngệ sĩ Vĩ Cầm có thính giác tinh tường thường nghe thấy 3 Âm chứ không phải hai , Âm thứ ba này thấp hơn hai Âm kia.
+ Khi bấm các phím trên cùng một sợi dây đàn, ta được những Âm khác nhau, theo nguyên tắc của Âm Luật :
Ví dụ :
a/ Trong Âm Giai Đô Trưởng ( CM ) :
Re = 9/8 Đô , Mi = 5/4 Đô , Fa = 4/3 Đô , …
+ Trong Luật Lữ : Khi đã có Âm Hoàng Chung – nó được lấy làm Âm Mẫu ( Diapason ) , rồi căn cứ theo Âm Luật là “ Tam phân tổn ích , cách bát tương sinh ” để xác định các âm khác . Độ cao của Âm được xác định theo độ to nhỏ dài ngắn của ống Trúc. Ống càng nhỏ và càng ngắn thì Âm càng cao, ống càng to và càng dài thì Âm càng trầm. Ví dụ :
Hoàng Chung : Ống Trúc dài 9 thốn,
Đại Lữ : Ống Trúc dài 8 thốn 3 phân
Thái Thốc : Ống Trúc dài 8 thốn
Giáp Chung : Ống Trúc dài 7 thốn 4 phân, …
Vậy thì, thay vì nói Giáp Tý - Ất Sửu sinh Nhâm Thân, ta nói : Hoàng Chung của Thương sinh Di Tắc của Thương.
Ở vòng 1 : Hoàng Chung ( Trọng ) sinh Di Tắc ( Mạnh )
Di Tắc sinh Cô Tẩy ( Quý )
Cô Tẩy chuyển giao cho
Hoàng Chung của Âm sau.
Ở vòng 2 : Nhuy Tân ( Trọng ) sinh Thái Thốc ( Mạnh )
Thái Thốc sinh Vô Dịch ( Quý )
Vô Dịch chuyển giao cho
Nhuy Tân của Âm sau.
10/ Thượng Sinh ( Sinh Trên ), Hạ Sinh ( Sinh Dưới ) ( 20a, 20b )
Cứ mỗi cặp Can Chi Dương lấy vợ là cặp Can Chi Âm cùng ngôi vị , cách 8 sinh con. Ta chỉ cần để ý đến cặp Can Chi Dương là đủ để tính toán. Mỗi cặp Can Chi Dương chỉ ứng với một Âm duy nhất của Luật Lữ. Vậy ta sẽ nói cách 8 sinh con theo Luật Lữ.
Nhìn vào Hình 1, ta thấy rằng : Từ Tý đến Tỵ, Khí Dương phát triển, còn từ Ngọ đến Hợi thì Khí Âm tăng dần. Tức cũng là từ Hoàng Chung đến Trọng Lữ Khí Dương tăng, từ Nhuy Tân đến Ứng Chung Khí Âm tăng.
Quan hệ cách 8 sinh con được biểu hiện trên Hình 1 như sau :
@ Ứng với Vòng 1, ta có :
Hoàng Chung là Thượng Nguyên ( Trọng của Hành ).
Di Tắc là Trung Nguyên ( Mạnh của Hành ).
Cô Tẩy là Hạ Nguyên ( Quý của Hành ).
Theo ngôn ngữ của Luật Lữ, ta nói :
Hoàng Chung sinh ra Di Tắc ( 10 )
Di Tắc sinh Cô Tẩy.
Cô Tẩy chuyển giao sang Hoàng Chung của Âm sau.
@ Ứng với Vòng 2 , ta có :
Nhuy Tân là Thượng Nguyên ( Trọng của Hành ).
Thái Thốc là Trung Nguyên ( Mạnh của Hành ).
Vô Dịch là Hạ Nguyên ( Quý của Hành ).
Theo ngôn ngữ của Luật Lữ, ta nói :
Nhuy tân sinh Thái Thốc
Thái Thốc sinh Vô Dịch
Vô Dịch chuyển giao cho Nhuy Tân của Âm sau.
a/ Hạ Sinh ( Sinh dưới ) ( 20a ).
Theo quan hệ tương sinh, Âm Hoàng Chung và Âm Thái Thốc ở trên nửa vòng bên trái – Khí Dương - lần lượt sẽ sinh ra : Di Tắc và Vô Dịch thuộc nửa vòng tròn bên phải, thuộc phần Khí Âm.
Ta nói :
Hoàng Chung hạ sinh Di Tắc ( 9 )
Thái Thốc hạ sinh Vô Dịch.
b/ Thượng sinh ( sinh trên ) (20b) .
Ta cũng chỉ xét quan hệ tương sinh : Âm Nhuy Tân và Di Tắc ở trên nửa vòng tròn bên phải – Khí Âm - lần lượt sinh ra Thái Thốc và Cô Tẩy thuộc nửa vòng tròn bên trái, thuộc phần Khí Dương.
Ta nói :
Nhuy Tân thượng sinh ra Thái Thốc.
Di Tắc thượng sinh ra Cô Tẩy.
Chú ý :
1/ Âm Dương Luật chỉ sinh ra Âm Dương Luật.
2/ + Các Âm thuộc gia đình của Hoàng Chung thì nằm trên đỉnh của tam giác đều mà Hoàng Chung là một đỉnh.
+ Các Âm thuộc gia quyến của Nhuy Tân thì nằm trên đỉnh của tam giác đều khác mà Nhuy Tân là một đỉnh.
+ Tất cả các Âm này đều thuộc Dương Luật và đều nằm trên một Lục giác đều có Hoàng Chung, Nhuy Tân là đỉnh. Hai Âm này đối xứng nhau qua tâm vòng tròn.
Quan hệ sinh trên và sinh dưới biểu hiện trên Bảng 60 Hoa Giáp :
Trên Bảng Lục Thập Hoa Gíáp, những cặp Can Chi thuộc Miền Khí Dương nằm trên các cột từ Tý đến Tỵ , những cặp Can Chi thuộc Miền Khí Âm nằm trên các cột từ Ngọ đến Hợi.
Ta chỉ cần xét quan hệ tương sinh của các cặp Can chi Dương là đủ .
+ Những cặp Can Chi nằm trên cột Tý và cột Dần là Hạ sinh.
+ Những cặp Can Chi nằm trên cột Thân và cột Tuất là Thượng sinh.
( Những cặp Can Chi nằm trên các cột Thìn và cột Tuất là chuyển giao ).
( Còn tiếp )
Thanked by 1 Member:
|
|
#6
Gửi vào 28/02/2013 - 18:24
Lý Trần Lê
26/8/2012
III / NẠP ÂM CHO CAN CHI:
Đến đây thì công việc dễ dàng rồi.
Xin nhắc lại Quy Tắc :
Nạp Âm theo Nguyên Lý : cách 8 sinh con trong Tam Nguyên và cách 8 chuyển giao khi một Tam Nguyên đã hết.
Có 3 khái niệm luôn gắn bó với nhau.
Vòng 1 : Bắt đầu từ Giáp Tý
+ Thượng Nguyên + Trọng + Hoàng Chung
+ Trung Nguyên + Mạnh + Di Tắc
+ Hạ Nguyên + Quý + Cô Tẩy.
Sinh : Thượng Nguyên => Trung Nguyên => Hạ Nguyên
Trọng => Mạnh => Quý
Hoàng Chung => Di Tắc => Cô Tẩy
Chuyển giao :
+ Thứ tự chuyển giao theo Hành :
Kim => Hỏa => Mộc => Thủy => Thổ
+ Hạ Nguyên chuyển giao cho Thượng Nguyên Hành sau
+ Quý chuyển giao cho Trọng của Hành sau.
+ Cô Tẩy chuyển giao cho Hoàng Chung của Hành sau.
Vòng 2 : Bắt đầu Giáp Ngọ
Như Vòng 1, nhưng thay Hoàng Chung bởi Nhuy Tân,
thay Di Tắc bởi Thái Thốc, thay Cô Tẩy bởi Vô Dịch.
Ghi thứ tự các cặp Can Chi trong Bảng 60 Giáp Tý
Bảng 9
nhna_Bang9.JPG 75.74K
17 Lượi tải
Bảng 9.JPG [ 75.74 KiB]
NẠP ÂM :
A / Vòng 1 : Bắt đầu từ Giáp Tý
1/ Tam Nguyên của Kim
a/ Giáp Tý ( ô số 1 ) : nạp Âm Hoàng Chung của Thương.
Ất Sửu ( ô số 2 ) : nạp Âm Đại Lữ của Thương .
Hai Âm này đều là Thương. Thương là Âm của Kim. Ta nói Ngũ Hành Nạp Âm của Giáp Tý và Ất Sửu là Trọng Kim và được đặt tên là Hải Trung Kim. Tuy đều là Hải Trung Kim nhưng chúng vẫn có sự khác biệt: Kim của Giáp Tý là Kim của Hoàng Chung, còn Kim của Ất Sửu là Kim của Đại Lữ.
CHÚ Ý : Tên của 30 Ngũ Hành Nạp Âm đã được giải thích rõ và dễ hiểu trong HKBPT của Mai Cốc Thành, từ trang 115. Đề nghị Quý Vị tự xem.
b/ Nhâm Thân ( ô số 9 ) : Nạp Âm Di Tắc của Thương.
Quý Dậu ( ô số 10 ) : Nam Lữ của Thương.
Thương là Âm của Kim – Ngũ Hành Nạp Âm của Nhâm Thân và Quý Dậu là Mạnh Kim : Kiếm Phong Kim.
c/ Canh Thìn ( ô 17 ) : Cô Tẩy của Thương
Tân Tỵ ( 18 ) : Trọng Lữ của Thương
Ngũ Hành Nạp Âm của Canh Thìn và Tân Tỵ Quý Kim : Bạch Lạp Kim .
Tam Nguyên của Kim hết. Chuyển sang Hỏa. ( 12 ) , ( 15 )
2/ Tam Nguyên của Hỏa :
a/ Mậu Tý ( ô 25 ) : Nạp Âm Hoàng Chung của Chủy.
Kỷ Sửu ( ô 26 ) : Đại Lữ của Chủy.
Chủy là Âm của Hỏa . Ngũ Hành Nạp Âm của Mậu Tý và Kỷ Sửu là Trọng Hỏa : Tích Lịch Hỏa .
b/ Bính Thân ( ô 33 ) : Di Tắc của Chủy
Đinh Dậu ( ô 34 ) : Nam Lữ của Chủy
Ngũ Hành nạp Âm của Bính Thân và Đinh Dậu là Mạnh Hỏa : Sơn Hạ Hỏa.
c/ Giáp Thìn ( 41 ) : Cô Tẩy của Chủy
Ất Tỵ ( 42 ) : Trọng Lữ của Chủy
Ngũ Hành Nạp Âm của Giáp Thìn và Ất Tỵ là Quý Hỏa : Phúc Đăng Hỏa .
Tam Nguyên của Hỏa hết. Chuyển sang Mộc.
Tam Nguyên của Mộc hết, chuyển sang Thủy.
Cuối cùng, Tam Nguyên của Thủy hết, chuyển đến Hành Thổ .
Tam Nguyên của Thổ :
a/ Canh Tý ( ô 37 ) : Hoàng Chung của Cung
Tân Sửu ( ô 38 ) : Đại Lữ của Cung.
Cung là Âm của Thổ .Ngũ Hành Nạp Âm của Canh Tý và Tân Sửu là Trọng Thổ : Bích Thượng Thổ .
b/ Mậu Thân ( 45 ) : Di Tắc của Cung
Kỷ Dậu ( 45 ) : Nam Lữ của Cung
Ngũ Hành Nạp Âm của Mậu Thân và Kỷ Dậu là Mạnh Thổ : Đại Trạch Thổ.
c/ Bính Thìn ( 53 ) : Cô Tẩy của Cung
Đinh Tỵ ( 54 ) : Trọng Lữ của Cung
Ngũ Hành Nạp Âm của Bính Thìn và Đinh Tỵ là Quý Thổ : Sa Trung Thổ.
Tam Nguyên của Thổ hết cũng là lúc Ngũ Âm hết lần 1 - Tại Đinh Tỵ ( ô 54 ) (17 )
Vòng 2 : Bắt đầu từ Giáp Ngọ
1/ Tam Nguyên của Kim :
a/ Giáp Ngọ ( ô 31 ) : Nạp Âm : Nhuy Tân của Thương
Ất Mùi ( ô 32 ) : Lâm Chung của Thương
Thương là Âm của Kim : Ngũ Hành Nạp Âm của Giáp Ngọ và Ất Mùi là Trọng Kim ( 18 ): Sa Trung Kim
b/ Nhâm Dần ( ô 39 ) : Thái Thốc của Thương ( 18 )
Quý Mão ( ô 40 ) : Giáp Chung của Thương
Ngũ Hành Nạp Âm của Nhâm Dần và Quý Mão là Mạnh Kim : Kim Bạc Kim.
c/ Canh Tuất ( ô 47 ) : Vô Dịch của Thương
Tân Hợi ( ô 48 ) : Ứng Chung của Thương.
Ngũ Hành Nạp Âm của Canh Tuất và Tân Hợi là Quý Kim : Thoa Xuyến Kim.
Tam Nguyên của Kim hết, chuyển sang Trọng Hỏa ở ô 55 ( Mậu Ngọ ). Cứ tiếp tục như vậy, hết một Tam Nguyên thì chuyển sang Hành tiếp theo. Cuối cùng, ta đến Hành Thổ .
2/ Tam Nguyên của Thổ :
a/ Canh Ngọ ( ô số 7 ) : Nhuy Tân của Cung
Tân Mùi ( ô số 8 ) : Lâm Chung của Cung
Cung là Âm của Thổ. Ngũ Hành Nạp Âm của Canh Ngọ và Tân Mùi là Trọng Thổ : Lộ Bàng Thổ.
b/ Mậu Dần ( ô số 15 ) : Thái Thốc của Cung
Kỷ Mão ( ô số 16 ) : Giáp Chung của Cung
Ngũ Hành Nạp Âm của Mậu Dần và Kỷ Mão là Mạnh Thổ : Thành Đầu THổ.
c/ Bính Tuất ( ô số 23 ) : Vô Dịch của Cung
Đinh Hợi ( ô số 24 ) : Ứng Chung của Cung
Ngũ Hành Nạp Âm của Bính Tuất và Đinh Hợi là Quý Thổ : Ốc Thượng Thổ.
Đến đây thì Tam Nguyên của Thổ hết và cũng là lúc kết thúc Vòng 2 - tại Đinh Hợi ( 19 ).
Việc Nạp Âm cho các cặp Can Chi của Bảng Lục Thập Hoa Giáp đã hoàn tất.
CÁCH GHI NHỚ NGŨ HÀNH CỦA NẠP ÂM
( Đề nghị Quý Vị xem lại Bảng 5 , Bài 6 ).
Những nội dung cần nhớ lại :
1/ Xếp cách 8 :
a/ Theo Địa Chi : Mỗi Hành có 2 Tam Nguyên .
Tam Nguyên thứ nhất : Tý , Thân , Thìn
Tam Nguyên thứ hai : Ngọ , Dần , Tuất
Tam Nguyên thứ nhất : Đó là Vòng 1 , bắt đầu từ Tý – Đã nói trước đây. Tý- Thân-Thìn là Tam hợp của Thủy : Thân – Tý – Thìn.
Tam Nguyên thứ hai : Đó là vòng 2 , bắt đầu từ Giáp - Đã nói trước đây. Ngọ-Dần-Tuất là Tam hợp của Hỏa : Dần – Ngọ - Tuất .
Chú ý rằng : Thủy-Hỏa là lục xung , nên hai Tam hợp này đối xung nhau.
b/ Theo Thiên Can :
Bắt đầu từ Giáp, ta được 15 Can, chia thành 5 nhóm , mỗi nhóm 3 Can, ứng vớ 5 Hành.
Hành Kim : Giáp , Nhâm , Canh
Hành Hỏa : Mậu , Bính , Giáp
Hành Mộc : Nhâm , Canh , Mậu
Hành Thủy : Bính , Giáp , Nhâm
Hành Thổ : Canh , Mậu , Bính
Do bắt đầu từ Can Dương và Chi Dương, nên kết quả sắp xếp ta chỉ được toàn là Can Dương và Chi Dương.
2/ Ghép thành Can Chi :
Cho mỗi Can trong từng bộ 3 Can kể trên ghép lần lượt với 3 Chi : Tý , Thân , Thìn ; rồi cũng với bộ 3 Can đó lại lần lượt với 3 Chi : Ngọ , Dần , Tuất. Ta được 6 cặp Can Chi của cùng một Hành. Làm như vậy với 5 bộ Can đã sắp xếp ở trên, ta được 30 cặp Can Chi Dương.
Vì cứ 2 cặp Can Chi cùng Ngôi Vị thì có chung một Hành Nạp Âm . Như vậy , ta có đủ một Lục Thập Hoa Giáp .
Bảng 10
nhna_Bang10a.JPG 84.66K
24 Lượi tải
Bảng 10.JPG [ 84.66 KiB]
Cách đọc Bảng : Ví dụ :
+ Ô ( II , 3a ) : Giáp Thìn : Ngũ Hành của Nạp Âm là Hỏa, Âm là Cô Tẩy của Chủy.
+ Ô ( V , 2b ) : Mậu Dẩn : Hành Thổ , Thái Thốc của Cung.
( Còn tiếp )
PS :
1/ Tôi còn dự định viết tiếp hai mục nữa :
+ Ngũ Hành của Nạp Âm là Ngũ Hành có Linh.
+ Quan hệ Sinh Khắc của Ngũ Hành của Nạp Âm.
2/ Việc phân chia bài chưa hợp lý vì bị động bởi kỹ năng up hình. Xin Quý Vị thông cảm.
Bảng 10 đã được đăng tải trong trên. Đó là Bảng tóm tắt đầy đủ và ngắn gọn. Tuy nhiên, đối với một số Quý Bạn là khó đọc. Tôi chép lại Bảng 10 có bổ sung thêm : Các cặp Can Chi Âm , Tên các Hành Nạp Âm theo tên gọi truyền thống , Các Âm Lữ.
nhna_Bang10.bNapAm.JPG 179.08K
22 Lượi tải
Bảng 10.Nạp Âm.JPG [ 179.08 KiB]
Cách đọc Bảng : Ví dụ :
+ Ô ( II , 3a ) :
Các Cặp Can Chi là Giáp Thìn và Ất Tỵ , có :
- Hành Nạp Âm với tên gọi truyền thống là Phú Đăng Hỏa ,
- Hỏa Hạ Nguyên,
- Quý Hỏa.
- Giáp Thìn được nạp Âm Cô Tẩy của Chủy
- Ất Tỵ được nạp Âm Trọng Lữ của Chủy.
+ Ô ( IV , 1a ) :
Các cặp Can Chi là Bính Tý và Đinh Sửu , có :
-Hành Nạp Âm với tên gọi truyền thống là Giản Hạ Thủy,
-Thủy Thượng Nguyên,
-Trọng Thủy.
- Bính Tý được nạp Âm Hoàng Chung của Vũ,
- Đinh Sửu được nạp Âm Đại Lữ của Vũ
+ Ô ( V , 2b ) :
Các cặp Can Chi là Mậu Dẩn và Kỷ Mão , có :
- Hành Nạp Âm với tên gọi truyến thống là Thành Đầu Thổ,
- Thổ Trung Nguyên ( của Tam Nguyên thứ hai ),
- Mạnh Thổ ,
- Mậu Dần được nạp Âm Thái Thốc của Cung ,
- Kỷ Mão được nạp Âm Giáp Chung của Cung ./.
20/09/2012
Thanked by 2 Members:
|
|
#7
Gửi vào 01/03/2013 - 11:00
( Nguyên Lý Nạp Âm tiếp theo và hết )
I/ Âm Nhạc lay động Tâm Hồn Con Người
Chuyện kể rằng, Đoàn Quân canh giữ Biên Cương của Quốc Gia Cổ Đại Hy Lạp bị Ngoại Quân tấn công. Thế của Địch rất mạnh, Quân Hy Lạp liên tục bị tiêu hao và bị đẩy lùi sâu vào nội địa. Tình thế nguy cấp, Họ xin Đại Quân đến cứu viện. Nhưng Triều Đình lại gửi đến một Ông Già hom hem. Nghĩ rằng mình bị phỉ báng, quá tức giận, các Chiến Binh vung gươm xông thẵng tới Ông Già. Bỗng một giọng ca đầy kiêu hãnh sang sảng vút lên vang động cả một vùng , những lời ca thống thiết làm rung động Lòng Người, những câu hát hừng hực khí phách cứ như nhấc bổng Con Người lên . Lời Ca Tiếng Hát của Người Ngệ Sĩ như những lời Hiệu Triệu của Tổ Quốc cứ dồn dập vỗ vào Lồng Ngực các Chiên Binh.
Người Nghệ Sĩ vừa dứt Tiếng Hát thì cả Đoàn Quân râm rập nhằm hướng Quân Thù ào ạt xông lên và chuyển bại thành thắng.
Âm Nhạc đã đi thẳng vào Trái Tim các Chiên Binh và tìm lại cho Họ Niềm Tin và Sức Mạnh mà Họ đã đánh mất.
*
* *
Âm (音) nạp cho Can Chi là Nhạc Âm , vậy Ngũ Hành Nạp Âm ắt phải có gốc gác với Âm Nhạc.
Âm Nhạc là gì?
Beethoven nói : “Âm Nhạc là tiếng nói của Trái Tim, nó đi thẳng vào Trái Tim… Âm Nhạc không phải chỉ mang đến sự khoái cảm mà phải làm rung động, làm bừng cháy những Con Tim và chính từ cái đó Tâm Hồn được trong sạch và trở nên cao thượng”.
Âm Nhạc gắn bó với Con Người suốt cả cuộc đời.
Âm Nhạc gần gũi với mọi người, ở mọi lứa tuổi. Từ lúc lọt lòng Mẹ, Em Bé đã sống trong lời ru trìu mến, thân thương. Lớn lên thì luôn đắm mình trong không gian tràn đầy Sóng Nhạc. …. Đến khi vĩnh biệt cuộc đời thì Con Người cũng ra đi trong tiếng Nhạc Tang Lễ.
Âm Nhạc đến với người cổ xưa rất tự nhiên. Trước tiên đó là những tiếng hú dài ngắn khác nhau để thông tin cho đồng loại. Sau đó là những tiếng ngân nga cao thấp khác nhau để biểu lộ cảm xúc như vui mừng, sợ hãi. Tiếng hú, tiếng hò là những motif sơ khai đầu tiên của Âm Nhạc. Khi ngôn ngữ phát triển thì Âm Nhạc cũng phát triển theo.
Vào những thời kỳ xa xưa nhất của Lịch sử Nhân Loại, Con Người đã cảm nhận được sức mạnh to lớn của sự tác động của Âm Thanh vào cảm xúc, nhưng Họ không giải thích được, nên đã gán cho Âm Nhạc một sức mạnh huyền bí. Bởi vậy, Âm Nhạc đã được sử dụng như một phương tiện để Con Người cầu khẩn Thiên Nhiên và những Đấng Thần Linh.
Trước khi đi săn bắt, những Người Nguyên Thủy tụ tập bên nhau, cùng hò la nhảy múa, cùng cầu nguyện Thần Linh giúp cho chuyến đi gặp may mắn. Họ biểu diễn những điệu múa nghi thức với cung giáo và Âm Nhạc. Nghi lễ trang nghiêm và thành kính đó đã thức tĩnh trong các Cụ Già cái dũng mãnh của thời trai trẻ, những Chàng Trai thì trở nên nhanh nhẹn và hoạt bát hơn, đó là bước khởi đầu cho những cuộc săn bắt nhiều hứa hẹn. Họ cho rằng, Múa Hát đã đưa đến cho Con Người sức mạnh kỳ diệu mà Họ vốn không có ; tiếng hò, tiếng hát và những lời cầu nguyện của Họ đã thức tỉnh lòng tốt của Thánh Thần.
Đối với Người Cổ Xưa, Âm Nhạc là “Tiếng Nói ” để cầu khẩn Thượng Đế, là Tâm Linh của Họ. Cuộc sống không thể không có Âm Nhạc. Nên ngay trong những thời đại xa xưa đó, Con Người đã quan tâm đến việc Giáo Dục Âm Nhạc cho các tầng lớp trẻ.
II/ Việc Giáo dục Âm Nhạc
Người ta cho rằng, trong Âm Nhạc có một số Âm Giai có tác động mạnh mẽ,khích lệ Tâm Linh Con Người , truyền cho họ lòng dũng cảm và lòng thương yêu, còn lại là những Âm Giai có tính kích động Tà Tâm nổi dậy, làm cho Con Người trở nên thô bạo độc ác. Do đó, cần lựa chọn những Âm Giai có xu hướng tích cực để truyền thụ cho các thế hệ trẻ. Vì vậy, việc Giáo Dục Âm Nhạc do Nhà Nước quản lý.
1/ ở Hy Lạp Cổ Đại :
Ở Hy Lạp Cổ , người ta đã soạn ra một lý thuyết hoàn chỉnh và quy củ về việc giáo dục công dân bằng Âm Nhạc. Theo quan điểm của người Cổ Hy Lạp, Âm Nhạc khi tác động vào nếp sống Đạo Đức của con người sẽ giáo dục và sửa đổi tính cách của họ, rèn luyện xu thế tâm lý cho họ. Cho nên, hệ thống giáo dục Thanh Thiếu Niên trong Xã Hội Cổ Hy Lạp được xây dựng trên cơ sở Thể Dục và Âm NHạc. Thể Dục nhằm rèn luyện thể chất, Âm Nhạc nhằm rèn luyện tinh thần.
Người Hy Lạp cho rằng, mỗi Điệu Thức và cả những Giai Điệu xây dựng trên Điệu Thức ấy có tác động rõ ràng đối với xu thế tâm lý của con người. Để đào tạo những Công Dân mẫu mực và những Chiến Binh dũng cảm chỉ có thể sử dụng được một vài điệu thức trong số những điệu thức đã có mà thôi. Trong số nhiều Điệu thức của Hy Lạp Cổ, Platon ( 427-348, TCN ) chỉ cho sử dụng hai Điệu thức : Dori và Phrigi. Còn Aristoteles ( 384-322, TCN ) chỉ cho sử dụng Điệu Thức Dori trong công việc giáo dục mà thôi.
2/ Ở Trung Hoa Cổ Đại :
Ở Nước Trung Hoa cổ Đại , Âm Nhạc là “Hoa thơm của Đức Hạnh” và được coi là phương tiện giáo dục quan trọng nhất đối với Quốc Dân.
Khổng Tử - Nhà Kinh Điển của Triết Học Cổ Trung Hoa - nói : “ Để làm thay đổi đạo đức và tập quán, không có gì bằng Âm Nhạc”. Còn Nhà Hiền Triết Tuân Tử, thì viết : “Thanh Nhạc nhập vào lòng người rất sâu, cảm hóa người rất nhanh, cho nên các Tiên Vương phải trau dồi lý luận về Nhạc. Nhạc mà bình thì Dân hòa mà không bị dục vọng lôi cuốn. Nhạc mà nghiêm trang thì Dân tề nhất mà không loạn. Dân đã hòa và tề thì binh mạnh, thành vững, địch quốc không dám đánh. Như vậy, Bách Tính chẳng ai là không an cư lạc nghiệp ở quê hương, đóng góp đầy đủ. Nhờ đó, danh thanh mới sáng, vinh quang mới chói, trong bốn bể chẳng ai không muốn tôn Bậc Vương Giả ấy làm Tiên Chủ . Đó là lẽ đầu của bậc Đế Vương. Trái lại,Nhạc mà bất nghiêm và hiểm hóc, thì Dân sa đà và bỉ tiện,loạn lạc và tranh giành, mà nước đã loạn thì Binh yếu, Thành bị phạm, Bách Tính không an cư lạc nghiệp, không đóng góp được cho Nhà Nước. Cho nên khi Lễ Nhạc suy thì tà tâm dấy lên.Đó là gốc của mối nguy cơ mất nước và bị nhục “.
Do những quan điểm ấy mà vấn đề giáo dục Âm Nhạc ở Nước Trung Hoa Cổ Đại là do Quốc Gia quản lý. Âm Nhạc được xếp theo từng nhóm theo giai điệu và mỗi nhóm giai điệu được gắn một nội dung giáo dục cụ thể.
Nhóm thứ nhất nhằm giáo dục con người phát triển tính độ lượng, mềm mỏng. Nhóm thứ hai, giáo dục tính bình tĩnh, trí thông minh và sự chân thành. Nhóm thứ ba, đức tính lễ độ và khiêm tốn. Nhóm thứ tư, Đức tính trung thục và khiêm nhường. Nhóm thứ năm, lòng nhân từ, tính dịu dàng. Nhóm thứ sáu, lòng nhân hậu và tính quả cảm.
Họ cho rằng, Âm thanh không chuẩn xác sẽ gợi ra những tình cảm độc ác và là bằng chứng của tình trạng rối loạn Quốc sự. Bởi thế cho nên độ cao của các cung bậc trong Thang Âm và cách lên dây các nhạc cụ đều do những sắc lệnh củaTriều Đình quy định, ai làm trái sẽ bị trừng trị theo Pháp Luật.
III / Một số Quan Niệm về Âm Nhạc của Xã Hội Trung Hoa Cổ Đại
1/ Về các Âm Giai :
Theo Truyền thống Trung Hoa, bất cứ Âm Giai nào của Ngũ Âm đều có thể ảnh hưởng đến những cơ quan bộ phận bên trong của con người và có thể hoạt động như là một cơ cấu điều hòa. Âm Nhạc có thể tăng cường sự điều tiết, khai mở ý tưởng và điều hòa nhịp tim. Bởi vì người ta có những chỗ khác nhau, nội tạng của người này cũng khác người kia, nên Âm Nhạc cũng ảnh hưởng họ theo những cách khác nhau.
Âm Điệu của dây Cung : Được xếp vào hạng cao thượng, có liên hệ với Thổ và có ảnh hưởng tới tụy tạng ( Dạ dày, Lá lách ). Những người thường xuyên nghe Nhạc loại này sẽ trở nên lương thiện và nhẫn nhục.
Âm điệu của dây Thương : Nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại Âm Nhạc này ảnh hưởng đến phổi. Nếu nghe thường xuyên loại nhạc này thì người ta sẽ trở nên chân chính và thân thiện.
Âm điệu của dây Giốc : Chào mừng mùa Xuân tới và đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng khoái. Loại Âm Nhạc này ảnh hưởng tới gan, mật. Nghe nó nhiều thì người ta sẽ trở nên lương thiện và hòa giải.
Âm Điệu của dây Chủy : Rất sôi nổi về tình cảm, giống như Hỏa. Nó ảnh hưởng tới tim, khiến cho người nghe trở nên rộng lượng.
Âm Điệu của dây Vũ :U sầu, giống như nước chảy êm đềm.Nó ảnh hưởng đến thận, bàng quang. Lắng nghe những giai điệu này làm cho người ta cảm thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng, “ buồn nhưng không đau khổ “, “ vừa ý mà không đi quá mức ”.
Đấy là những gì mà Văn Hóa của Âm Nhạc Trung Hoa đang cố gắng diễn tả. ( Theo Bác Sĩ Zhiping Chen, trong Bài Âm Nhạc Ngũ Cung Trung Hoa ).
2/ Về Âm Luật và Âm Lữ :
Hoàng Chung: Cốt để kích động, di dưỡng lục khí, cửu đức.
Dương Khí từ Hoàng Tuyền bốc lên.
Đại Lữ: Chuẩn bị đưa vạn vật xuất sinh, chuẩn bị cuộc Lữ Hành.
Thái Thốc: Cốt để giúp dưỡng khí, làm cho tâm thân trở nên linh hoạt.
Vạn vật thốc sinh.
Giáp Chung : Âm Dương giáp kề.
Cô Tẩy : Cốt để làm cho vạn vật trở nên khiết tinh,đẹp đẽ để có thể đón nhận Thần Linh, tiếp đãi Tao Nhân , Mặc Khách.
Vạn vật tẩy sinh,trở nên thanh lịch.
Trọng Lữ: Vạn vật đi lên cương cường .
Nhuy Tân : Cốt để làm cho tinh thần của Thần và của Người trở nên an tĩnh, thông cảm. Âm Khí ấu tiểu
Lâm Chung : Vạn vật đã bàng hoàng , sắp chết.
Di Tắc: Chính là để đề cao 9 Quy Tắc trị Dân (Xem Almanach 2010 tr. 304 – LTL )
Âm khí, như giặc cướp quấy rối vạn vật.
Nam Lữ : Cuộc Lữ Hành của Dương Khí gần tới giai đoạn ẩn tàng.
Vô Dịch : Cốt là để truyền bá, ca tụng khí phách và sự nghiệp của các Triết Nhân, các Anh Hùng Hào Kiệt, để treo gương cho Dân.
+ Vô Xạ : Dương Khí vô dư ( không còn thừa nữa ).
Ứng Chung : Dương khí không dùng làm được việc gì nữa.
* 6 dấu Âm Lữ chỉ có nghĩa là làm cho cái gì còn “ trầm phục “ có thể hiển dương, cái gì đã “tán việt “ được “điển xuất “.
( Theo Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ )
Ngày nay, các Nhạc Sĩ và các Nhà Triết Học đã bỏ xa những luận điểm ngây thơ của các Nhà Lý Luận Cổ Đại, nhưng ý nghĩa Giáo Dục Tâm Hồn Tình Cảm của Âm Nhạc đã không bị lãng quên. Mỗi Thời Đại mới, vấn đề Giáo Dục Âm Nhạc lại được đề cao thêm. Người ta luôn coi Âm Nhạc là hiện thân của tất cả những cái gì là đẹp đẽ nhất của Bản Tính của Con Người.
IV/ Ý nghĩa của Âm trong Ngũ Hành Nạp Âm :
1/ Có một Ánh xạ 1-1 giữa Tập hợp 60 cặp Can Chi và Tập hợp 60 Âm Luật Lữ.
Tức là mỗi cặp Can Chi chỉ được nạp một Âm duy nhất và ngược lại, mỗi Âm chỉ tìm đến một cặp Can Chi xác định và duy nhất.
Ví dụ :
+ Cặp Can Chi Giáp Tý chỉ được nạp Âm Hoàng Chung của Thương.
+ Cặp Can Chi Kỷ Tỵ chỉ được nạp Âm Trọng Lữ của Giốc.
+ Âm Thái Thốc của Vũ chỉ được nạp cho cặp Can Chi Giáp Dần
+ Âm Ứng Chung của Cung chỉ được nạp cho cặp Can Chi Đinh Hợi.
2/ Chỉ một Nốt Nhạc đơn độc thì có ý nghĩa gì ?
a/ Nguyên Lý Toàn Đồ : Cái Bộ Phận là cái Toàn Bộ.
Đó là Quan điểm Toàn Đồ của Triết Học Cổ Phương Đông. Điều này có nghĩa là cái Bộ Phận mang đủ thông tin cơ bản của cái Toàn Thể
Ví dụ :
+ Nguyên Lý “Con Người là Một Tiểu Vũ Trụ” là một ví dụ nổi bật nhất của Nguyên lý Toàn Đồ.
+ Việc xem tướng mặt, tướng tay, tướng tai, … là dựa trên Nguyên Lý Toàn Đồ. Vì những nét đặc trưng nhất của mỗi Người được biểu hiện lên trên khuôn mặt, trên tai, trên tay … của Người đó.
+ Ảnh Toàn Đồ :
Vật Lý Hiện Đại đã tìm ra được phương pháp chụp ảnh Toàn Đồ.
Nhà Khoa Học Hungarie Gabore- Người đã được giải thưởng Nobel, đã tìm ra phương pháp chụp ảnh Toàn Đồ. Trong Kỹ Thuật chụp ảnh, ngoài sóng đối tượng ( sóng ánh sáng phản xạ từ đối tượng cần chụp ảnh ), Gabor còn sử dụng sóng tựa ( sóng phát trực tiếp từ nguồn sáng ). Phim thu được bởi sự giao thoa của hai loại sóng đó gọi là phim Toàn Đồ (Hologramme ).Chỉ cần cắt ra một mẩu nhỏ, tức là một bộ phận nhỏ, đưa nó vào một máy chiếu đặc biệt là ta có thể thu được toàn bộ ảnh của vật được chụp ( Theo G.S Nguyễn Hoàng Phương ).
+ Nhà Soạn Nhạc vĩ đại Nga, Tanhêiev ( Tanhêiev Xecgây Ivanôvits 1856- 1915 ) nói : “ Nếu có những người ở các Hành Tinh khác đến thăm chúng ta và muốn chỉ trong một giờ đồng hồ cho họ khái niệm rõ về Loài Người, thì tốt hơn cả là cho họ nghe bản Giao Hưởng số 9 của Beethoven ”.
Đó cũng là một ví dụ về Nguyên Lý Toàn Đồ.
( Một Bản Nhạc được xem là một Tọa độ Không- Thời Gian- Âm Thanh của Không Gian 5 Chiều. Theo Nguyên Lý Toàn Đồ, từ một Tọa Độ, người ta có thể hiểu được nét chung nhất của Không Gian chứa Tọa Độ đó ).
b/ Sự Cộng Hưởng :
Khi một Âm – Âm có độ cao xác định, vang lên thì những cấu trúc vật chất có cùng tần số dao động với Âm đó cũng dao động theo. Tức là khi một Âm vang lên thì không chỉ có một Âm mà có rất nhiều những cấu trúc vật chất có cùng Tân Số dao động cũng rung lên và phát ra Sóng Âm.
Ví dụ : Mở nắp thùng Đàn Piano ra, gõ vào một dây nào đó ( chỉ một dây thôi ), chẳng hạn dây La, khi đó ta thấytất cả các dây La khác, tức là tất cả những dây La từ trầm đến cao cũng dao động theo . Hiện tượng đó gọi là hiện tượng Cộng Hưởng.
Vậy, khi một Âm nào đó vang lên,chắc hẳn một số bộ phận nào đó của Cơ bắp, của Nội Tạng Con Người cũng bị cộng hưởng , tức bị tác động trực tiếp của Âm Thanh, tạo nên những cảm xúc cho Con Người.
Mỗi Âm khác nhau, tức Tần số khác nhau, sẽ tác động vào những bộ phận khác nhau của cơ thể. Lại nữa, Cơ Thể của mỗi Con Người có cấu tạo khác nhau về da thịt, cơ bắp, nội tạng , do đó, mỗi người cảm thụ Âm Nhạc theo cách riêng của mình.
3/ Mỗi Âm được nạp cho cặp Can Chi là một Đại Diện của một Âm Giai :
Âm nói ở đây là Nhạc Âm - một Âm của một Âm Giai. Âm đó là Đại Diện của một Âm Giai nên nó biểu hiện đầy đủ những tính chất cơ bản của Âm Giai đó – Theo Nguyên Lý Toàn Đồ.
Ví dụ :
+ Âm Hoàng Chung của Thương, đó là Chủ Âm của Âm Giai Thương . Âm này đại diện cho Âm Giai Thương – Tiếng Kim.
+ Âm Trọng Lữ của Cung, đó là Âm Bậc Thứ VI của Âm Giai Cung. Nó Đại Diện cho Âm Giai Cung – Tiếng Đất.
V/ Ngũ Hành Nạp Âm là Ngũ Hành có Linh.
1/ Linh là gì ?
Linh là Tâm Linh, Tâm Hồn, Tư Tưởng, Đạo Đức, Tình Cảm …
là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín .
Mỗi cặp Can Chi được nạp một Âm xác định và duy nhất , tức mỗi Hành Nạp Âm chỉ chứa đựng một Âm xác định và duy nhất, Âm đó là Đại Diện của một Âm Giai. Theo Nguyên Lý Toàn Đồ, Âm đó biểu hiện toàn bộ tính chất của Âm Giai mà nó đại diện. Mỗi Âm Giai lại chứa đựng những yếu tố Tâm Linh xác định. Ngoài ra, mỗi Âm riêng biệt lại biểu hiện Tâm Linh theo từng sắc thái khác nhau.
Vậy Ngũ Hành Nạp Âm là Ngũ Hành có Linh . Mỗi Hành Nạp Âm được gọi là Mệnh của mỗi Con Người – Nhân Mệnh - Phần Hồn của Con Người[/color].
2/ Phân tích Đặc Tính của Mệnh :
Khi xét Bản Tính của Mệnh cần phải nêu lên được hai ý :
Ý thứ nhất :
Nêu lên Tính Chất chung của từng loại Mệnh : Mệnh Kim, Mệnh Hỏa , Mệnh Mộc, Mệnh Thủy, Mệnh Thổ.
Cơ sở Lý Thuyết cho công việc này là Tính Chất của Ngũ Hành và Ngũ Âm( Âm Giai ).
Ý thứ hai:
Nêu lên các Đặc Điểm riêng cho từng Hành Nạp Âm, như Hải Trung Kim, Tích Lịch Hỏa , Tang Đố Mộc … Đó là Thành Phẩm α trong Công Thức (2).
Cơ sở Lý Thuyết cho công việc này là những Đặc Điểm của các Tiêu Chí sau đây:
+ Nguyên ( Tam Nguyên ) của Hành Nạp Âm
+ Trọng Mạnh Quý của Hành Nạp Âm
+ Cặp Âm Luật và Âm Lữ.
+ Hai Cung mà hai Âm đó đóng.
+ Hai Tịch Quái của hai Cung đó
+ Tham khảo thêm hai cặp Can Chi.
Từ đó, ta thấy rằng, mỗi Hành Nạp Âm – Mệnh – có những Đặc Điểm rất phong phú và rất riêng biệt. Cả 30 Hành Nạp Âm đều có những Đặc Điểm khác nhau.
Khi xét Ngũ Hành Nạp Âm – Mệnh – thì ý thứ hai này là quan trọng nhất vì nó là Đặc Điểm riêng của mỗi Mệnh.
Nhưng xưa nay, khi phân tích Mệnh, các Sách Mệnh Lý chỉ mới thực hiện được một nửa ý thứ nhất, tức là mới chỉ nói đến Ngũ Hành mà chưa nói đến Ngũ Âm ( Âm Giai ). Còn ý thứ hai thì hoàn toàn xa lạ và thiếu vắng, chưa hề có ai nghĩ tới.
Vì vậy, việc giải đoán Vận Mệnh đã bị giảm mất độ tin cậy .
Vấn đề này cần phải có thêm nhiều thời gian để tiếp tục suy nghĩ sâu hơn nữa . Ở đây tôi chỉ mới nêu được ý tưởng và phương hướng, còn ứng dụng cụ thể thì còn lúng túng. Đề nghị Quý Vị giúp thêm.
Ứng dụng:
1/ Xét Ngũ Hành Nạp Âm Hải Trung Kim :
Đó là :
+ Âm Hoàng Chung của Thương nạp cho cặp Giáp Tý.
+ Và Âm Đại Lữ của Thương nạp cho cặp Ất Sửu.
a/ Tính chất chung của Người Mệnh Kim :
Ngũ Hành : Kim chủ về Nghĩa. Tính tình cương trực mãnh liệt. Cách cư xử công bằng. Luôn tuân theo lẽ phải.
Ngũ Âm : Âm điệu của dây Thương – Tiêng Kim :
Nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong. Loại Âm Nhạc này ảnh hưởng đến phổi. Nếu nghe thường xuyên loại nhạc này thì người ta sẽ trở nên chân chính và thân thiện.
Từ Tính Chất của Hành Kim và ý nghĩa của Âm Giai Thương ta suy ra
Tính Chất chung của Người Mệnh Kim như sau : Người Mệnh Kim là người có Tâm Hồn lương thiện và chân chính, đức tính cương trực, có nghĩa khí. Cách hành xử công bằng ,tuân theo lẽ phải . ( 1a)
b/ Xét Đặc điểm riêng của Người Mệnh Hải Trung Kim
+ Kim này là Kim Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất, là Trọng Kim.
+ Âm Hoàng Chung : Cốt để kích động, di dưỡng lục khí, cửu đức.
Dương Khí từ Hoàng Tuyền bốc lên.
Âm Hoàng Chung thuộc Cung Tý – Tháng 11 - Tịch Quái là Quẻ Địa Lôi Phục.
Địa Lôi Phục : Khí Dương trở lại. Khí Âm lùi dần. Hanh Thông.
Cặp Can Chi Giáp Tý nạp Âm Hoàng Chung của Thương, tức là Tiếng Kim bắt đầu phát sinh, đang trầm phục.
+ Âm Đại Lữ : Điều trị.Chuẩn bị đưa vạn vật xuất sinh, chuẩn bị cuộc Lữ Hành.
Đại Lữ : Cung Sửu – Tháng 12- Tịch Quái là Quẻ Địa Trạch Lâm.
Địa Trạch Lâm : Dương cương lớn dần mà Âm nhu tiêu lần. Rất Hanh Thông.
Từ những đặc điểm trên suy ra Đặc điểm riêng của Mệnh Hải Trung Kim như sau:
Hải Trung Kim là Trọng Kim, là Kim Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất. Âm Thương là Âm Kim -Tiếng Kim .Kim mới được sinh ra còn trầm phục, khí chất đang được di dưỡng, đang dần dần bốc lên và nhanh chóng được hiển dương, phát triển mạnh mẽ, bắt đầu cuộc Lữ Hành về Phương Đông. Rất Hanh Thông. ( 1b )
Gộp (1a) và ( 1b ) ta có kết luận đầy đủ về Bản Tính của Người Mệnh Hải Trung Kim.
2/ Xét Ngũ Hành Nạp Âm KIếm Phong Kim :
Đó là :
+ Âm Di Tắc của Thương nạp cho cặp Nhâm Thân
+ Và Âm Nam Lữ của Thương nạp cho cặp Quý Dậu.
a/ Tính chất của Người Mệnh Kim nói chung :
Như ( 1a ) .
b/ Đặc điểm riêng của Người Mệnh Kiếm Phong Kim :
+ Là Kim Trung Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất, là Mạnh Kim.
+ Được Hải rung Kim sinh trợ cho
+ Âm Di Tắc : Chính là để đề cao 9 Quy Tắc trị Dân (Xem Almanach 2010 tr. 304 – LTL )
Âm khí, như giặc cướp quấy rối vạn vật.
Di Tắc : Tháng 7 - Cung Thân – Tịch Quái : Thiên Địa Bĩ.
Thiên Địa Bĩ : Bĩ không phải là Đạo Người. Cái Lớn ( Dương ) đang đi, cái Nhỏ ( Âm ) lại.
+ Âm Nam Lữ : Cuộc Lữ Hành của Dương Khí gần tới giai đoạn ẩn tàng .
Nam Lữ : -Tháng 8 – Cung Dậu – Tịch Quái : Phong Địa Quán.
Phong Địa Quán : Quán là quan sát. Tượng Quẻ là Gió đi trên Đất.
Đây là thời Âm trưởng Dương suy. Người Quân Tử dễ bị kẻ Tiểu Nhân làm tiêu mòn Đức tốt hoặc tự chính mình cũng bị thấp kém đi. Do đó, Người Quân Tử phải có Lòng chí thành và tinh khiết, phải làm mẫu mực cho người khác, phải suy ngẫm và định ra lối sống hợp Đạo Lý.
Xét Đặc Điểm riêng của Mệnh Kiếm Phong Kim :
Kiếm Phong Kim là Mạnh Kim, được Hải Trung Kim sinh cho nên Vượng , hơn nữa, Tháng 7 và Tháng 8 là Mùa Thu nên Kim rất Vượng.
Nhưng Kiếm Phong Kim là “con” của Hải Trung Kim , do cách 8 hạ sinh, nên Kiếm Phong Kim được sinh ra trong Miền Âm Khí và vào lúc Khí Âm đang phát triển. ( Hoàng Chung của Thương cách 8 hạ sinh ra Di Tắc. Di Tắc thuộc Cung Thân là Miền Âm Khí) .
Suy ra Đặc Điểm riêng của Mệnh KIếm Phong Kim như sau :
Khí lực rất mạnh. Sinh ra vao thời buổi Dương suy, Âm trưởng. Cái Lớn đang mất, cái Nhỏ đến. Nhiều Tiểu Nhân muốn hãm hại. Lại do Môi Trường sống không được trong sạch, nên bản thân cũng rất dễ tự hạ thấp mình.
Cần tỉnh táo quan sát, có Lòng Chí Thành và Tinh Khiết, Sống mẫu mực, hợp Đạo Lý. ( 2b ).
Kết hợp (1a ) và ( 2b ) ta có kết luận [/color]đầy đủ về Người Mệnh Kiếm Phong Kim.
3/ Xét Hành Nạp Âm Bạch Lạp Kim :
Đó là :
+ Âm Cô Tẩy của Thương nạp cho cặp Can Chi Canh Thìn
+ Và Âm Trọng Lữ của Thương nạp cho cặp Can Chi Tân Tỵ.
a/ Trước hết, người này là Mệnh Kim, nên có Tính Chất chung[/color] của Người Mệnh Kim :
Xem ( 1a ) .
b/ Xét Đặc Điểm riêng của Mệnh Bạch Lạp Kim
+ Bạch Lạp Kim là Kim Hạ Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất, là Quý Kim. Nó là “Con Út” của Tam Nguyên Thứ Nhất. Nó không bị tiêu hao sinh lực vì “Không cách 8 sinh con”. Bạch Lạp Kim được Kiếm Phong Kim sinh trợ cho.
Kiếm Phong Kim cách 8 thượng sinh ra Bạch Lạp Kim. Bạch Lạp Kim được sinh ra trong Miền Dương Khí, vào Tháng Ba- Tháng Thìn, Dương khí phát triển rât mạnh mẽ.
+ Âm Cô Tẩy : Cốt để làm cho vạn vật trở nên khiết tinh,đẹp đẽ để có thể đón nhận Thần Linh, tiếp đãi Tao Nhân , Mặc Khách. Vạn vật tẩy sinh,trở nên thanh lịch.
Cô Tẩy : -Tháng Ba – Thìn – Trạch Quái : Trạch Thiên Quải.
Trạch Thiên Quải : Quải là Quyết. Quẻ Quải chỉ còn một Hào Âm trên cùng. Âm đã suy đến cực rồi. 5 Hào Dương ở dưới tiến lên, quyết tâm trừ một Hào Âm trên cùng. Tuy nhiên vẫn phải đề phòng, phải tuyên bố tội ác cua bọn Tội Nhân trước công chúng, rồi lấy lòng thành để ban Lệnh.
+ Âm Trọng Lữ :
Trọng Lữ là đi đến cùng – Tận Lữ. Vạn vật như là Lữ Khách đi đến tận Phương Tây. Vạn vật đi lên cương cường .
Trọng Lữ : - Tháng Tư – Cung Tỵ - Trạch Quái : Bát Thuần Càn.
Tỵ : Dương Khí đến Tỵ là tận cùng.
Bát Thuần Càn : Nguyên ,Hanh, Lợi, Trinh.
Quẻ Càn cả 6 Hào đều Dương nên rất cương Kiện, tượng trưng cho Trời, Cha, các Bậc Thánh Nhân Quân Tử.
Suy ra Đặc Điểm riêng của Bạch Lạp Kim như sau :
Bạch Lạp Kim là Hành Nạp Âm sung sức Nhất trong các Hành Kim Nạp Âm ( Mạnh hơn hẳn Kiếm Phong Kim ). Người Mệnh Bạch Lạp Kim có Đức Tính rất kiên cường, thẳng thắn, rất quyết liệt đấu tranh với bọn tội phạm, với kẻ Tiểu Nhân. Lòng Dạ của họ rất trong sáng , minh bạch , cao thượng và thanh lịch, luôn quan tâm đến Mọi Người và Vạn Vật. ( 3b )
Kết hợp ( 1a ) và ( 3b ) ta được kết luận đầy đủ về Đặc Điểm của Mệnh Bạch Lạp Kim.
4/ Xét Mệnh Giản Hạ Thủy :
Đó là : + Âm Hoàng Chung của Vũ nạp cho cặp Bính Tý
+ Và Âm Đại Lữ của Vũ nạp cho cặp Đinh Sửu.
a/ Xét Tính chất chung của Người Mệnh Thủy :
Hành Thủy[/color] : Thủy chủ về Trí, thông minh, hiền lành, túc trí đa mưu, nói năng nhẹ nhàng rành rọt.
Âm Giai Vũ : U sầu, giống như nước chảy êm đềm.Nó ảnh hưởng đến thận, bàng quang. Lắng nghe những giai điệu này làm cho người ta cảm thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng, “ buồn nhưng không đau khổ “, “ vừa ý mà không đi quá mức ”.
Suy ra Tính Chất chung của Người Mệnh Thủy : ( 4a )
Người Mệnh Thủy là người Trí Tuệ,thông minh, hiền lành, thông biết lý lẽ , túc trí đa mưu, Tâm Hồn trầm tĩnh, tính tình luôn giữ được thế cân bằng, mực thước; nói năng nhẹ nhàng, hành xử đúng mực, không vượt qua giới hạn.
b/ Xét Đặc Điểm riêng của Người Mệnh Giản Hạ Thủy :
+ Giản Hạ Thủy là Thủy Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất, là Trọng Thủy.
+ Âm Hoàng Chung : Cốt để kích động, di dưỡng lục khí, cửu đức.
Dương Khí từ Hoàng Tuyền bốc lên.
Âm Hoàng Chung thuộc Cung Tý – Tháng 11 - Tịch Quái là Quẻ Địa Lôi Phục.
Địa Lôi Phục : Khí Dương trở lại. Khí Âm lùi dần. Hanh Thông.
Cặp Can Chi Bính Tý nạp Âm Hoàng Chung của Vũ, tức là Tiếng Thủy bắt đầu phát sinh, đang trầm phục.
+ Âm Đại Lữ : Chuẩn bị đưa vạn vật xuất sinh, chuẩn bị cuộc Lữ Hành.
Đại Lữ : Cung Sửu – Tháng 12- Tịch Quái là Quẻ Địa Trạch Lâm.
Địa Trạch Lâm : Dương cương lớn dần mà Âm nhu tiêu lần. Rất Hanh Thông.
Suy ra Đặc Điểm riêng của ệnh Giản Hạ Thủy : ( 4b )
Giản Hạ Thủy không phải là khe nước nhỏ. Nó là Thủy Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất, là Trọng Thủy. Nó mới được sinh ra, đang trầm phục, nhưng phát triển rất nhanh chóng, rất thuận lợi, rất Hanh Thông.
Giản Hạ Thủy sinh con là Tuyền Trung Thủy.
Người Mệnh Giản Hạ Thủy phải biết di dưỡng Tâm Hồn, có sẵn điều kiện và cơ hội để phát triển và tiến xa.
Kết hợp (4a ) và (4b ) ta được kết luận đầy đủ về Đặc Điểm của Mệnh Giản Hạ Thủy.
HẾT
Kết thúc Chuyên Đề Nguyên Lý Nạp Âm
Thành Phố Hồ Chí Minh, 01/11/2012
LÝ TRẦN LÊ
Thanked by 7 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Nhật ký thành tỷ phúmơ, mộng, tiền, quyền, tình, danh |
Vài Dòng Tản Mạn... | kyvibach |
|
||
BÁT TỰ LÝ GIA THÀNHLý Gia Thành |
Tử Bình | Durobi |
|
||
Tìm Kiếm Ngày Tốt Để Khởi Nghiệp Thành Công. |
Linh Tinh | tuvicohoc2024 |
|
||
Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành - 古今图书集成 |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | minhhuyluu |
|
||
Nghiên cứu tinh mệnh học - Nguyễn Anh VũTử Vi |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | huygen |
|
|
|
Victor Wembanyama thần đồng bóng rổ liệu có thành công? |
Bát Tự Hà Lạc | Ngu Yên |
|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |