(ĐVO)-Tổng cục Thuế vừa có văn bản hướng dẫn cục thuế tỉnh, thành phố và các DN xác định thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc.
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với với thuế suất áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ đó.
GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ đi giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
Còn giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.
Tổng cục Thuế cho rằng, doanh nghiệp sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cũng thuộc hoạt động kinh doanh vàng. Và từ ngày 1/3/2012, hoạt động chế tác vàng, đồ trang sức thuộc đối tượng áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Sản xuất, gia công vàng trang sức sẽ áp thuế GTGT trực tiếp từ ngày 1/3
Trước đó, tại cuộc trao đổi với báo chí ngày 25/10/2012, ông Lê Minh Hưng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đã đề xuất Bộ Tài chính đánh thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với vàng. Đề xuất này đã khiến người dân xôn xao.
Không chỉ cho rằng đề xuất đánh thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với vàng là đánh vào sự tích cóp của người dân, nhiều chuyên gia cũng như doanh nghiệp vàng lo ngại việc này sẽ đẩy giá vàng lên cao.
Bên cạnh đó là lo ngại đánh thuế vàng sẽ làm nở rộ vàng chợ đen. Để hạn chế việc phải đóng thuế, những hộ gia đình có thói quen tích trữ vàng sẽ tìm cách "lách luật". Họ sẽ không bán vàng cho ngân hàng mà sẽ đưa ra thị trường "chợ đen". Lúc này, thị trường vàng "chợ đen" sẽ phát triển rầm rộ. Nhà nước lại càng khó kiểm soát.
TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, lâu nay, tích trữ vàng được coi là một hình thức tiết kiệm của người dân. Nếu bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt, giá vàng sẽ đội lên rất cao, tức khoản tiết kiệm của người dân bị đánh tụt xuống.
Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, thói quen tích trữ vàng của người dân không thể thay đổi trong một sớm một chiều, nên việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với vàng chẳng khác gì đánh thuế vào túi tiền tiết kiệm của người dân
Link nguồn:
Tham khảo:
Đề xuất đánh thuế vàng: Đừng đánh vào tiền tích cóp của dân
Kinh doanh vàng sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt?
Lời bàn: Vàng từ cổ chí kim được xem là một loại tiền tệ, không khác gì tiền USD hay tiền VND. Nay Nhà nước đánh thuế vào vàng khác nào đánh thuế vào người sử dụng USD hay VND. Ví dụ đơn giản dễ hiểu nhất là khi bạn nhận lương, ngoài khoản thuế TNCN phải nộp như lâu nay, thì từ ngày 01/3/2013 bạn cũng phải nộp tiếp 1 khoản tiền gọi là "thuế sử dụng tiền tệ". Đây chẳng phải là biện pháp ăn cướp trắng trợn hợp pháp hay sao?
Nếu ăn cướp trắng trợn lắm đi nữa bằng luận điệu rằng, vàng TRANG SỨC là hàng hóa, thì cũng chỉ được đánh thuế lên phần giá trị tăng thêm của vàng trang sức được tạo ra nhờ quá trình gia công, mà giá trị đó lại rất nhỏ so với giá trị tiền tệ của phần vàng đó. Nhưng nay Nhà nước lại đánh thuế lên toàn bộ giá trị vàng, cũng là tiền tệ.
Thật là vận nước đã mạt.
Sửa bởi TPVTLS: 26/02/2013 - 09:16