Học những môn này cần có trực giác tốt 1 chút thì sẽ có lợi, nhưng tôi thấy nhiều vị dùng trực giác hơi quá. Ngồi suy nghĩ, vẽ ra lí thuyết trên trời rồi không đi kiểm chứng, mà cứ nghiễm nhiên cho là đúng, hoặc có thể là vì muốn viết cho sướng cái tay, nói cho sướng cái miệng. Ông này viết cho ông kia đọc, ông kia viết cho ông này đọc. Đến khi đụng chuyện lại la làng: man thư nhiều quá. Rất giống một chủ đề xã hội đang hot hiện nay là người Việt tự đầu độc lẫn nhau. Cho nên tôi dị ứng.
Những người nghiên cứu sau nếu đọc những lí thuyết chưa 1 lần kiểm chứng này, rủi sai thì có phải là họ phải đi 1 đường vòng rất xa hay không? Có khi tắt tị, họ bỏ cuộc giữa chừng. Tự học thì làm sao biết mình sai mà sửa, trừ khi có nhân duyên thâm hậu với môn này? Ngẩng đầu 3 thước có thần minh; mình đoạn cái duyên huyền học của người ta thì liệu các vị Tiên Hiền có dễ dàng cho mình tinh tiến hay không? Đâu dễ khơi khơi các vị Tiên Hiền qui định qui tắc trụ cột của Tử Bình là Trung và Chính. Nếu học mãi mà không tinh tiến có khi phải nhìn lại mình đã làm cái gì.
Đó là nói không kiểm chứng lí thuyết, còn kiểm chứng mà có sai sót thì đành chịu, mình đã làm hết sức.
------
Về vấn đề đoán tâm tính thường tôi dựa vào các yếu tố sau:
(1) Ngũ hành nhân lễ nghĩa trí tín, kết hợp tâm tính thập thần hỷ kỷ. Ví dụ cùng là Ấn đắc dụng có lực, lại tác động trực tiếp mệnh chủ, nhưng Ấn kim khác Ấn mộc. Nói nôm na là một người mẹ cầm cây kiếm thì khác với cầm cây kim, và khác với 1 người mẹ trồng rau. Ngũ thường tôi lấy Nhân làm đầu, lấy Tín thứ 2.
(2) Tình trạng của nhật chủ. Tức Giáp chẳng hạn, suy hay vượng, có căn hay vô căn, ôn hoà hay hoành hành, minh ám có tổn hay không tổn, có giúp hay không giúp. Nếu tổn thì cái gì tổn, nếu giúp thì cái gì giúp.
(3) Âm dương bài bố. Thiên âm hay thiên dương hay cân bằng. Giữa âm dương có sự giao thoa với nhau hay không. Nếu không thì xét âm ngoại dương nội hay âm nội dương ngoại. Nếu có thì xét âm trung bão dương hay dương trung bão âm.
(4) Xem bài bố thập thần, bài bố 8 chữ, hình tượng khí cục. Tương sinh, ám sinh, tương hợp thường tính đằm; xung, khắc, ám khắc thường tính nóng, thẳng.
(5) Xem Thần Sát. Nhưng Thần Sát tôi không xem trên bát tự (tôi gọi là thực bàn), mà tôi phi hội Thần Sát trên hư bàn.
Thường tôi ít xem tâm tính vì dù đương số có phản hồi thì cũng thiếu tính khách quan, dễ làm sai lệch kết quả nghiên cứu, thường có hại chứ không có lợi, dễ phải vòng qua vòng lại tốn thời gian. Như nói người ta là người bần tiện, thì mình không mở miệng ra nói được. Mà có mở miệng được thì người ta cũng không nhận bản thân là người bần tiện.
Ví dụ có bát tự niên nguyệt nhật là mộc hoả thông minh, thời chi toạ Sửu. Tôi không tiện nêu bát tự này ra đây vì lí do tế nhị. Ở đây chỉ cần dùng hình tượng khí cục là có thể nhận định: mộc hoả thông minh lấy hoả làm trí, tức lấy ánh sáng làm trí tuệ. Thời chi toạ Sửu là đất u ám, ám hoả, mà trong Sửu tàng sâu Quý thuỷ tức là tâm cơ thâm trầm chứ không phải sáng sủa như vẻ bề ngoài.
Như mệnh người này:
http://tuvilyso.org/...giup-dung-than/
Càn: Canh Ngọ - Mậu Dần - Tân Sửu - Đinh Dậu
Tân - Sửu - Dậu kim cục, nhật thời kim địa. Ngọ Dần trợ Mậu, niên nguyệt hoả mộc địa. Âm dương các phân quân bình. Nhật thời thấu Đinh thiếu dương, niên nguyệt thấu Canh thiếu âm. Mệnh này hình tượng thái cực, âm dương mặt ngoài quân bình, là người phân rõ thị phi, có trí tuệ, mệnh mang quý khí. Thấu Mậu phá cục nên tâm tính bị mẹ ảnh hưởng. Lại thêm Tân kim đa trọc nên quý khí bị giảm, người nhìn có nét vất vả. Nhìn kĩ lại có chuyển hóa âm dương, thiên âm, thân toạ đất Sửu nên suy nghĩ nhiều. Phi hội Thần Sát trên hư bàn để xác nhận các dữ liệu phía trên thì thấy giống vậy nên mới viết ra cho đương số phản hồi.
Tôi thấy những gì các sách như Trích Thiên Tuỷ, Tam Mệnh Thông Hội và bên Manh Phái đã nêu là quá nhiều, quá phức tạp, kiểm chứng để mà tiếp thu không hết. Cần gì phải bỏ mồi bắt bóng, vẽ lâu đài trong không khí cho tốn công.
Sửa bởi ThienKhanh: 30/04/2016 - 04:28