

#46
Gửi vào 25/01/2013 - 11:30
các bác trong diễn đàn này ai , muốn biết bụng dạ người nào thực sự là tốt hay xấu , thì khi gặp nhau ngoài đời hãy dùng cái tâm bình đẳng mà ngó ánh mắt của nhau
lúc ấy cho dù chẳng nói câu nào nhưng hiểu bụng dạ nhau hết rồi
về khoản này thì người Tử , Phủ , Tướng là nhạy nhứt
#47
Gửi vào 25/01/2013 - 11:49
mazurka, on 25/01/2013 - 11:36, said:
Bạn nói bạn là người tốt/ người xấu, người kia cũng nói mình là người tốt ... nhưng ai tin điều đấy, dựa theo tiêu chuẩn nào? Có phải là anh khen tôi tốt, anh hay giúp đỡ tôi hay anh hay cho tôi tiền thì tôi cho anh là tốt? Tôi nói xấu anh và anh cho tôi là xấu?... những điều như vậy thật tương đối, khó mà nói được ai là tốt, ai là xấu. Tuy nhiên Pháp Luân Công dạy chúng tôi rằng: chỉ có một tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt và người xấu đó là tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn'. Tiêu chuẩn này phải xuất phát từ tâm, chứ ko chỉ là hình thức bên ngoài mà dựa vào đó để đem đi nhận xét lung tung đâu.
Chỉ khi bước vào tu luyện: mới nhận ra rằng, làm người tốt mới khó chứ làm người xấu thì dễ lắm.
Bạn là người muốn tu luyện: vậy tu luyện là gì? có phải là quá trình gạt bỏ các ràng buộc trong xã hội đời thường, cói thường danh lợi ... Tu luyện là cao siêu và nghiêm túc: bạn lại bỏ thời gian đi xem lá số tử vi, nhờ người ta xem số cho mình... như vậy có phải ban đang đi ngược lại tu luyện? bạn sẽ bị ràng buộc bởi các phán đoán chưa chắc đã chính xác của người xem số. Từ đó tâm của bạn sẽ bị ràng buộc vào đó, suy nghĩ vào đó ... thế có phải là tu luyện không? Hãy tĩnh tâm và suy nghĩ về những điều mình nói. Bạn nói bạn đã có pháp riêng rồi, nhưng qua những gì bạn thể hiện trên các bài viết vừa rồi ... bạn cũng cần xem lại mình.
Tất cả các điều mình góp ý đây là muốn tốt cho bạn đấy. Xã hội bây giờ thị phi thì nhiều, bạn tự cân nhắc và suy nghĩ nhé.
(gọi là bạn xưng mình, nhưng chắc bạn còn kém mình nhiều tuổi lắm)
tu luyện chỉ là làm cho tâm hồn trong sạch thôi bạn , tâm hồn trong sạch cực điểm là đạt đạo Trung Dung , là đắc Gio*'i, Go*'i đắc sinh Định , Định sinh Trí Tuệ Vô Lậu .
Tử Vi chỉ là một môn chơi trong Lục Nghệ của Nho Gia , đừng quan trọng hóa vấn đề .Người thông minh thì biết sử dụng phương tiện để trau dồi công đức , si ám thì bị dính mắc vào phương tiện mà khổ não
Mình có nói là muốn biết người nào thế nào , không thể xem lời lẽ trên diễn đàn được , người hiền không có nghĩa là lúc nào nói chuyện cũng làm vừa lòng người khác đâu bạn , ngay cả Thích-Ca cũng có lúc phải khai giới ái ngữ , cương - nhu tùy thời .
Muốn biết người nào thực sự thế nào , hãy nhìn thật lâu vào ánh mắt
#48
Gửi vào 25/01/2013 - 12:02
MaiYeuEm, on 25/01/2013 - 11:30, said:
Cái món nhìn vào mắt thì Bác nhà ta mình thấy mắt Bác sáng lắm, sáng như đèn pin.
Thế nên ,cái điều 1 bạn nói, được cái xã hội ta hiện nay ai làm gì cũng luôn tâm niệm BÁC HỒ luôn bên cạnh mình, không có Bác Hồ thì không soi sáng được cuộc sống thành ra không có lý tưởng, không xây nhà lầu, mua xe cho vợ con gia đình mình được. Nói rộng hơn chút thì là tham nhũng.... đó, bản thân yêu gia đình, bản thân mình và.... Bác hồ mà không yêu tổ quốc, đồng bào.
Nói chung cuộc sống bạn nên cân bằng mọi thứ, miễn sao tâm mình thanh thản là được. Chứ TU thế thành CHÍNH QUẢ khó lắm. Tu tâm mình là được rồi.
Sửa bởi vietbao1623: 25/01/2013 - 12:06
#49
Gửi vào 25/01/2013 - 12:12
vietbao1623, on 25/01/2013 - 12:02, said:
Cái món nhìn vào mắt thì Bác nhà ta mình thấy mắt Bác sáng lắm, sáng như đèn pin.
Thế nên ,cái điều 1 bạn nói, được cái xã hội ta hiện nay ai làm gì cũng luôn tâm niệm BÁC HỒ luôn bên cạnh mình, không có Bác Hồ thì không soi sáng được cuộc sống thành ra không có lý tưởng, không xây nhà lầu, mua xe cho vợ con gia đình mình được. Nói rộng hơn chút thì là tham nhũng đó, bản thân yêu gia đình, bản thân mình và.... Bác hồ mà không yêu tổ quốc, đồng bào.
Nói chung cuộc sống bạn nên cân bằng mọi thứ, miễn sao tâm mình thanh thản là được. Chứ TU thế thành CHÍNH QUẢ khó lắm. Tu tâm mình là được rồi.
Bác Hồ nghe nói có gốc Nho Gia , mà mấy người làm cách mạng thật sự vì ''yêu đồng bào'' toàn xuất thân nhà Nho cả , như ông Phan Bội Châu , ông Bùi Tín chẳng hạn ..
Vì cái mục tiêu sống của Nho đạo là sống vì xã tắc : '' tu ,tề ,trị,bình '' . Nho Đạo thật ra là Phật Đạo dưới dạng nhập thế , nghĩa là người theo Phật Đạo muốn hành Bồ tát Hạnh , thì có thể thấy ở lý tưởng của Nho Gia . Tĩnh làm Thánh , Động làm Vương mà
Thanked by 1 Member:
|
|
#50
Gửi vào 25/01/2013 - 13:16
Nhìn cái nick và comment của bạn mình chém: 100% bạn không thành chính quả theo nghĩa "chuẩn không phải chỉnh" được.
Mình nghĩ cái điều kiện tối thiểu đầu tiên để mà tu được là tâm phải tĩnh (...thì mới động chuẩn được) , mà cái nick của bạn nó ....động lắm.
#51
Gửi vào 25/01/2013 - 16:39
Đúng như bác minhminh có trích một câu trong tâm kinh bát nhã để chỉ ra là bạn chưa chứng ngộ nên mới e sợ, hốt hoảng mà chui vô toilet ngồi. bạn tu theo phật gia thì mình khuyên bạn nên đọc qua tâm kinh bát nhã, kinh kim cang và lục tổ đàn kinh bạn sẽ chứng ngộ nhiều điều.
đối với mình thì đạo pháp cùng một gốc bạn thử thuật tâm tức tương ỷ của đạo gia xem hy vọng sẽ mở ra nhiều điều.
còn cái pháp luân đại pháp đó mình có đọc qua lâu rồi, nó cũng là một dạng chấp trụ vào huyệt đạo như ý thủ đan điền vậy mình khuyên bạn ko nên theo, mình nhắc lại một câu rất nổi tiếng trong kinh kim cang là " ưng vô sở trụ sanh nhi kỳ tâm"
Thanked by 3 Members:
|
|
#52
Gửi vào 25/01/2013 - 20:30
Chủ top coi thử lá số này nhé, không chỉ một mà vài cách luôn:
#53
Gửi vào 26/01/2013 - 08:57
mà em cũng chả có tập đan điền , bách hội gì . Em chỉ tập Tứ Niệm Xứ . Cũng chẳng có hoảng hốt trốn vào toilet , đang trong trạng thái thanh lọc mà ngồi lâu ngoài hành lanh người ta để ý là điều không tốt , phải tìm góc khuất chứ . Bản chất sự việc không có tục , tục hay không do người nghe chuyện rồi suy diễn ra theo tâm tính của chính bản thân họ thôi
Mấy bác cũng có cái xớn xác nữa là em khi trước đã giải thích cái nick của em do hồi trước còn yêu đương lãng mạn nên đặt thế , giờ mặt dù gác chuyện tình cảm đi rồi nhưng em không đổi nick , bộ đổi nick thì sẽ đổi được tâm tính sao , mình như thế nào tự trong lòng mình biết thôi cần ai đánh giá ?
Em cũng xin các bác là đừng có tài khôn chỉ em thêm pháp tu gì nữa , em đã nói là em '' tự tháp đuốc đi '' không cần ai chỉ , em sau khi học hỏi nhiều thì tự ngộ ra chỉ có Tứ Niệm Xứ của Phật giáo Pali Tạng là chánh pháp mà thôi , em sẽ không chọn pháp nào nữa cả
Bác nào không có lòng tự ái vặt , mà có lòng thực học chân tu thì mời để lại facebook hay số phone khi nào rảnh anh em uống cà phê trao đổi , nhóm bạn đạo của em em người nào cũng có thiện tâm ngất trời , bác nào cảm thấy mình cũng có tình cảm sâu sắc mời tham gia , làm gì cũng phải có vây cánh mới tốt , một con én không làm nên mùa xuân
em nhờ coi số vì muốn thử xem mình có đủ tiềm năng tu đến coi đường cao nhất ngay trong kiếp này không , vì trình độ Tử Vi của em chưa đủ để nhận ra đều đó , nhưng khi xưa có xem bộ sách , sách đó chỉ nhắc tới 1 cách duy nhất nếu tu sẽ thành đạo nếu có các sao yyy xxx zzz .. nhập vào Quan, Thân , và cách đó trúng ngay lá số mình , nên em mới mạo mụi lập thớt này để nhờ tham khảo các bác .Còn một số sách lẻ tẻ khác thì nói sơ sài Sát Phá Tham có Khoa thì tu thành Tiên , Tử Tham có Khoa thì không có ham thích tầm thường ,đều ứng số em
Sửa bởi MaiYeuEm: 26/01/2013 - 08:59
#54
Gửi vào 26/01/2013 - 09:01
Bạn nên cảm ơn mọi người đã tham gia ở topic này dù điều họ nói có đúng điều bạn muốn hay không.
#55
Gửi vào 26/01/2013 - 09:08
#56
Gửi vào 26/01/2013 - 10:43
Bạn nhờ xem tử vi để tham khảo là tùy bạn. Còn thầy Thanh Từ có phải là hòa thượng Thích Thanh Từ? Nếu hỏi ý kiến cụ thì tốt, Bạn hỏi "cách tu thành chính quả" hỏi người đời nay quả là khó. Ai cho mình là chính quả mà trả lời bạn, chỉ có lời khuyên ở mức độ nào đó mà thôi. Tại sao bạn ko tự tìm câu trả lời cho mình.
Bạn tìm hiểu nhiều rồi và quyết định chọn tu theo con đường của Đức phật Thích ca Mâu ni thì phải tìm và hiểu con đường đó ntn chưa. Khi hiểu bạn sẽ tự trả lời được phần nào trạng thái trên của bạn. Ý tôi là bạn đã hiểu kỹ, hiểu rõ chưa, ví dụ, thiền nguyên thủy là gì, tứ thiền là gì, tứ diệu đế, bát chánh đạo là gì... đặc biệt là tham khảo kinh nghiệm cá nhân của đức Phật khi hành thiền, kết quả của sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, bạn sẽ biết rõ đang ở đâu.
MaiYeuEm, on 22/01/2013 - 22:08, said:
Vì lúc đó cháu đang ở hành lang một quán cà phê nền ngại người ta nhìn thấy , nên trốn vào phòng tắm tiếp tục nhập vào trạng thái trên , sau hồi thấy trạng thái trên diễn ra quá lâu nên quyết định đình chỉ trạng thái này , sau đó cảm thấy tâm trí rất an lạc sáng suốt , như là mới tâm trí mới được tẩy rửa vậy . Nhưng tối về thì không còn nhập được vào trạng thái ấy nữa ...
Mới bước vào sơ thiền, " tâm gom vào một mối" là tâm an trú vào một mối, một đối tượng là do ly dục, ly bất thiện, chỉ còn tầm và tứ tuy nhiên còn dao động vì sau đó thấy tâm vỡ tung ra. Sau đó rồi lại quán thấy và tập trung lại được sơ thiền (tầm và tứ theo luồng sóng), thấy Hỉ xuất hiện là bước chập chững bước vào cửa Nhị thiền một chút (cảm giác thoát xác, tâm an lạc như được tẩy rửa). Ko thấy Lạc xuất hiện trong miêu tả nhưng tôi nghĩ là có. Tuy nhiên, tâm lại nhảy từ chiều ko gian này sang ko gian khác là chưa an định. Ngồi lâu tâm lại lo lắng nên xuất định.
Tóm lại bạn có tìm nhưng chưa hiểu nhiều và vô tình được một số ít trạng thái khi hành Thiền, tâm vẫn loạn. Tôi ko biết tôi nói ở trên bạn có hiểu ko? chẳng hạn, về chi tiết tầm là gì, tứ là gì, hỷ là gì, lạc là gì, thọ là gì....bạn cứ tìm là sẽ thấy
Còn bạn có tham vọng lớn thì lại có mâu thuẫn ko, vì bước đầu tiên và điều tiện tiên quyết của sơ thiền là "ly dục, ly bất thiện pháp"
Mà cũng chẳng sao, càng Thiền thì bạn sẽ càng cảm thấy cái tham vọng của bạn càng giảm thôi
vài lời hiểu theo ý cá nhân, hy vọng bạn có thêm kinh nghiệm
thân
Sửa bởi HaVu: 26/01/2013 - 10:45
Thanked by 3 Members:
|
|
#57
Gửi vào 26/01/2013 - 11:07
Các vị thiền sư Phật Giáo đã nói rất nhiều về cách hành trì Pháp Tứ Niệm Xứ (Satipattana), ngoại trừ người tu sĩ nầy. Cho nên, trong bài pháp ngắn hôm nay, tôi cũng xin theo xu hướng nầy để trình bày một vài điều quan sát thực tế về pháp hành thiền đó, vốn là một pháp giảng của Ðức Phật mà có lẽ đã có nhiều ngộ nhận trong hàng thiền sinh Phật Tử.
Các bạn nào đã từng tham gia vào các trung tâm Phật Giáo thì chắc đã nghe nhiều vị thầy tuyên bố rằng Pháp Tứ Niệm Xứ là "một con đường duy nhất" để tiến đến Giác Ngộ. Mặc dù lời tuyên bố nầy có vẻ khẳng định và hấp dẫn, nhưng thật ra, đó không phải là lời phiên dịch chính xác của kinh điển nguyên thủy và cũng không nhất quán với những lời Phật dạy trong các bài kinh khác. Cụm từ Pali "Ekayana Magga" trong bài kinh số 10 (Kinh Tứ Niệm Xứ) trong Trung Bộ Kinh thường được dịch là "con đường duy nhất" cũng được dùng trong bài kinh số 12 (Ðại Kinh Sư Tử Hống) và có ý nghĩa rõ ràng là "một con đường với một mục đích duy nhất". Có nhiều con đường khác nhau nhưng cùng chung một mục đích. Thật ra, "con đường duy nhất" đã được Ðức Thế Tôn đề cập đến, không phải là Tứ Niệm Xứ, mà là Con Ðường Tám Chánh (Bát Chánh Ðạo), như trong Kinh Pháp Cú:
[indent]
"Trong tất cả các con đường, Con Ðường Tám Chánh là thù thắng nhất (...)
Ðây là con đường duy nhất, không có con đường nào khác, để đi đến tri kiến thanh tịnh"(...)
(Pháp Cú, 273-274, giản lược)[/indent]
Như thế, "con đường duy nhất" đến Giác Ngộ, như mọi Phật Tử đều đã biết rõ, là Bát Chánh Ðạo. Bốn nền tảng của Chánh Niệm (Tứ Niệm Xứ) chỉ là một phần của con đường đó. Ðó là chi phần thứ 7 (Chánh Niệm). Ngoài ra, còn có Chánh Ðịnh là chi thứ 8, và cũng còn có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Tinh Tấn, và 3 chi của Chánh Giới (Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, và Chánh Mạng). Mỗi chi phần nầy đều cần thiết như nhau, để đạt Giác Ngộ. Nếu có chi phần nào mà không cần thiết thì ắt hẳn Ðức Phật đã dạy về Ðạo Bảy Chánh, Ðạo Sáu Chánh, v.v. Thế nhưng, trong kinh điển, lúc nào Ngài cũng luôn luôn đề cập đến Ðạo Tám Chánh. Cho nên, trong công tác tu học và hành trì của các bạn, các bạn cần phải luôn luôn ghi nhớ rằng tất cả tám chi phần của Bát Chánh Ðạo cần phải được tu dưỡng đồng đều và trọn vẹn, như là "một con đường duy nhất" .
Hành trì pháp Tứ Niệm Xứ như lời Phật dạy là một công phu rất cao cấp. Cao cấp đến nỗi mà Ðức Thế Tôn dạy rằng nếu người nào có thể hành trì nghiêm túc bốn niệm xứ đó theo phương cách mà Ngài đã đưa ra thì chỉ trong bảy ngày, người đó có thể đạt Giác Ngộ hay đắc quả Bất Lai (Kinh Tứ Niệm Xứ). Nhiều thiền sinh đã từng tham dự các khóa thiền 7 ngày, 10 ngày, hay nhiều hơn mà vẫn chưa đạt được một kết quả cao quý nào như Ðức Phật đã hứa hẹn. Tại sao thế ? Tôi nghĩ rằng đó là vì họ đã không thực hành nghiêm túc đúng theo những lời Phật dạy.
Nếu bạn muốn thực hành pháp Tứ Niệm Xứ theo phương cách mà Ðức Phật nói có kết quả nhanh chóng tiến đến Giác Ngộ, thì có nhiều việc mà bạn cần phải hoàn tất trước khi bạn bắt đầu quán niệm. Các công việc sửa soạn nầy có thể tóm tắt như sau: Bạn cần phải hành trì trọn vẹn bảy chi phần kia của Bát Chánh Ðạo. Hay nói một cách khác, như Ðức Phật đã giảng trong Tăng Chi Bộ ("Chín Pháp - Phẩm Niệm Xứ", Kinh số 63 và 64), bạn phải tuân giữ chặt chẻ 5 Giới luật, buông bỏ 5 Triền cái (tham lam, hận sầu, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ), rồi mới hành thiền Quán Niệm.
Các điều kiện tiên quyết tối quan trọng nầy thật ra đã được Ðức Phật giảng trong hai bài kinh về Tứ Niệm Xứ (trong Trung Bộ và Trường Bộ) trong câu Pali: "Loke Abhijjha-Domanassam". Câu nầy thường được dịch là: "sau khi nhiếp phục tham lam và ưu sầu trên đời" hay tương tự như thế. Lời dịch như vậy thường không được các thiền sinh hiểu rõ và họ xem thường lời dạy đó của Ðức Phật, và vì thế, họ đã không đạt được kết quả nào cả ! Vào thời Ðức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, và cư sĩ ắt hẳn đã hiểu ngay câu nói đó có nghĩa là "sau khi đã buông bỏ năm Triền cái"! Các bản chú giải chính thống về hai bài kinh Tứ Niệm Xứ đều giải thích rõ ràng rằng cụm từ Abhijjha-Domanassam là dùng để chỉ năm Triền cái. Trong các bài kinh giảng khác của Ðức Phật, Abhijjha là đồng nghĩa với Triền cái thứ nhất, Domanassam là đồng nghĩa với Triền cái thứ nhì, và nếu dùng chung lại với nhau -- trong thành ngữ Pali -- đó là cách viết tắt cho nhóm năm Triền cái. Ðiều nầy có nghĩa là cả năm Triền cái phải được buông bỏ trước khi bắt đầu hành trì pháp Quán Niệm. Cho nên, theo ý kiến của tôi, chính vì các thiền sinh cố hành thiền Quán Niệm trong khi vẫn còn vướng mắc vào các Triền cái mà họ đã không đạt được kết quả tốt hay lâu dài.
Chức năng của việc thấu đạt các tầng thiền (Jhana) -- chi phần Chánh Ðịnh của Bát Chánh Ðạo -- là để buông bỏ tất cả năm Triền cái để giúp triển khai tuệ Minh sát. Trong bài kinh số 68 của Trung Bộ (Kinh Nalakapana), Ðức Phật dạy rằng khi hành giả chưa đạt các tầng thiền Jhana, năm Triền cái cùng với bất lạc và giải đãi sẽ xâm chiếm tâm và trú tại đó. Chỉ khi nào hành giả đạt vào các tầng thiền thì năm Triền cái cùng với bất lạc và giải đãi mới không xâm chiếm tâm và không trú tại đó. Ðức Phật đã dạy rõ ràng như thế.
Thiền sinh nào đã trực nghiệm được các tầng thiền mạnh mẽ nầy thì ắt đã biết được, qua kinh nghiệm bản thân, bản chất thật sự của tâm sau khi các Triền cái đã buông bỏ. Thiền sinh nào chưa biết các tầng thiền thì chưa hiểu rõ các dạng vi tế của các Triền cái. Họ tưởng rằng các Triền cái đã buông bỏ, nhưng thật ra, họ đã không nhận thức được chúng, và vì thế, đã không đạt kết quả tốt trong khi hành thiền. Do đó mà pháp hành Thiền Vắng Lặng (Samatha) để nuôi dưỡng các tầng thiền Jhana là một phần của pháp Quán Niệm, và vì thế nếu cho rằng pháp Quán Niệm (Satipattana) là một pháp "Thiền Minh Sát thuần túy" (Vipassana) thì điều nầy không được chính xác cho lắm. Vị thầy của tôi, ngài Ajahn Chah, đã nói đi nói lại nhiều lần rằng Samatha và Vipassana -- Vắng Lặng và Minh Sát; Chỉ và Quán -- phải đi đôi với nhau, không thể tách rời được, như thể hai mặt của một đồng tiền.
Sau khi đã kiên trì hoàn tất các công tác sửa soạn cần thiết, thiền sinh giờ đây có thể an trú chánh niệm vào một trong bốn đề mục: thân thể của mình, các cảm thọ đau đớn hay hỷ lạc, tâm thức, và đối tượng của tâm. Khi các Triền cái đã tàn lụi và thiền sinh có thể duy trì định lực vững mạnh để chú niệm vào các đề mục nầy, thì lúc đó thiền sinh mới có thể quán chiếu được phần sâu thẳm trong tâm thức, sâu hơn cả các nhận thức thông thường, về tính chất vô thường của cái gọi là Tự Ngã mà chúng ta thường bám víu vào đó. Chúng ta thường cho rằng thân thể nầy là tôi, là của tôi, rằng các cảm thọ sướng hay khổ là có liên quan với cái tôi, rằng cái tâm đang quán sát chính là linh hồn của tôi, rằng các đối tượng của tâm như là ý nghĩ và hành thức (cái "chọn lựa") là Tự Ngã, là tôi, là của tôi. Mục đích của Tứ Niệm Xứ là để hướng dẫn thiền sinh phải làm gì sau khi đã thoát ra các tầng thiền, để khám phá ra cái ảo tưởng đã được ngụy trang khéo léo của cái gọi là Tự Ngã, và từ đó thấy được điều mà Ðức Phật đã khám phá, đó là Chân Lý của Vô Ngã.
Ðây không phải là điều dễ làm, không phải bất cứ người nào cũng làm được trong thời gian ngắn, nhưng đó là điều khả thi, có thể hoàn tất được trong bảy ngày. Nhưng với điều kiện là thiền sinh phải hành trìtrọn vẹn và nghiêm chỉnh theo các lời Phật dạy mà không chạy theo một ngõ tắt nào khác.
Sửa bởi tigerstock68: 26/01/2013 - 11:08
Thanked by 1 Member:
|
|
#58
Gửi vào 26/01/2013 - 11:14
Cháu biết là việc của cháu mà đem lên diễn đàn lý số thì sẽ gặp thị phi lớn , nhưng cháu muốn làm thế để từ trong đống bầy nhầy tìm người đáng kết giao để học hỏi , những người có tâm to lớn ,sẽ thực sự chú ý dến trường hợp của cháu.
Thanked by 1 Member:
|
|
#59
Gửi vào 26/01/2013 - 11:18
#60
Gửi vào 26/01/2013 - 19:35
Riêng về ấn chứng của bạn thì mìnhh có một số ý sau:
- Bạn có thể lên youtube.com tham khảo bí ẩn thiền và linh hồn.
- Bất kỳ ai khi học cũng phải suy xét lại bản thân xem bản thân để sửa sai, không bao giờ chúng ta đi mà không dừng lại phải có lúc dừng lại để suy xét bản thân. Người tu đúng thì thấy tâm linh ngày càng thông suốt lý đạo, tâm an định (như mặt nước tĩnh lặng), có thể giác giộ.
- Thế giới tâm linh luôn tồn tại tuỳ theo tâm hành giả mà Thánh Thần thị hiện Phật lẫn Ma Quỷ để trợ duyên, khuyến khích người tu có chánh tâm và cảnh báo, trừng phạt kẻ tu có tà tâm.
Chúc bạn tinh tấn trên con đường học đạo.
Sửa bởi berlinbas: 26/01/2013 - 19:37
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Nhật ký thành tỷ phú![]() |
Vài Dòng Tản Mạn... | kyvibach |
|
![]() |
|
![]() Nhật ký thành đại gia |
Vài Dòng Tản Mạn... | kyvibach |
|
![]()
|
|
![]() Cảm ơn người khiến tôi yêu tử vi để thành nghề tay trái |
Linh Tinh | hoa1618021989 |
|
![]() |
|
![]() Vì Sao ? Người Thân Mất Lại Hóa Thành Bướm Bay Về Thăm Gia Đình! |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() NGŨ BỘ CHÚ - QUÁN ÂM - Huyền Thanh dịch |
Sách Huyền Thuật | administrator |
|
![]() |
|
![]() 6 Công Dụng Thầm Lặng Của Vỏ Chanh – Bác Sĩ Cũng Phải Kinh Ngạc |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












