Kinh nghiệm của Vương Đình Chi
quangleldt
15/01/2013
Hôm nọ đọc được thấy mới mẻ , không biết đây có phải Man Thư hay không ? Xin cho biết ý kiến .
- Mượn sao an cung
Khi một cung vị không có chính diệu, cần phải mượn sao của đối cung nhập vào bản cung, gọi là "mượn sao an cung". Về điểm này, thông thường các sách Đẩu Số chỉ đề cập sơ qua, nhưng có hai then chốt mà lâu nay không có ai bàn tới.
Khi "mượn sao an cung", ắt cần phải mượn toàn bộ tinh hệ của đối cung để đưa vào bản cung (vô chính diệu), mà không chỉ đưa chính diệu để an cung mà thôi, đây là then chốt thứ nhất.
Ví dụ tinh bàn của một Nam mệnh: cung Phu Thê ở Thìn, vì vô chính diệu có Tả phụ Đà la đồng độ, nên phải mượn tinh hệ của đối cung, đó là cung Quan có Cơ Lương, Hỏa tinh, Hữu bật đồng độ tại cung Tuất, sau khi "mượn sao an cung", kết cấu của cung Phu Thê biến thành Thiên lương, Thiên cơ hóa Kị, Hỏa tinh, Đà la, Tả phụ, Hữu bật.
Nhưng điểm này có quan hệ không lớn, bởi vì tính chất tinh hệ của đối cung vốn đã đủ gây ảnh hưởng đến bản cung. Tức dù không "mượn sao an cung", tính chất tinh hệ của bản cung và đối cung hợp chiếu, đại khái cũng giống tính chất sau khi "mượn sao an cung". Nhưng có một then chốt khác, đó là khiến toàn bộ cung Phu Thê phát sinh biến hóa.
Khi tìm "tam phương tứ chính" của một cung vị, nếu cung vị nào đó không có chính diệu tọa thủ, thì cung vị này vẫn phải "mượn sao an cung", sau đó mới hội hợp với bản cung. Đây là then chốt thứ hai. Nhiều người sau khi đọc rất nhiều sách Đẩu Số, vẫn không cách nào luận chuẩn xác, là do không biết then chốt này.
Vẫn từ ví dụ trên, cung Phu thê ở cung Thìn, hội hợp với hai cung Thân - Tý, lại xung hợp với đối cung (Tuất), cấu tạo thành "tam phương tứ chính". Hai cung Thân Tuất đều có chính diệu, không xảy ra vấn đề gì. Nhưng cung Tý chỉ có một sao Văn Khúc, không thuộc nhóm chính diệu, do đó cần phải nhìn đến đối cung của cung Tý là cung Ngọ để "mượn sao an cung", mượn Thiên đồng, Thái âm, Linh tinh, Kình dương.
Tới đây, toàn bộ tinh hệ của cung Phu Thê biến thành cách: "tứ sát kèm sát", tức là Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, lại có thêm tổ hợp chính diệu Thiên cơ (hóa Kị), Thiên lương, Thiên đồng Thái âm, Thái dương (hóa Khoa), Cự môn. Có thể luận đoán sinh hoạt hôn nhân không được tốt đẹp, tuy không nhất định là phải ly hôn, nhưng có khả năng dị mộng đồng sàng. Thái dương hóa Khoa còn có thêm Cự môn, chủ về vợ chồng giữ gìn thể diện, cho nên dù có oán trách chồng, nhất định cũng không nói lời chia tay.
Từ ví dụ trên có thể thấy, "mượn sao an cung" là một đại pháp môn trong phép luận đoán Đẩu Số. Nhất là hai then chốt kể trên, điều mà xưa nay cổ nhân xem là "bí pháp", không dễ gì truyền ra ngoài.
- Mượn sao an cung
Khi một cung vị không có chính diệu, cần phải mượn sao của đối cung nhập vào bản cung, gọi là "mượn sao an cung". Về điểm này, thông thường các sách Đẩu Số chỉ đề cập sơ qua, nhưng có hai then chốt mà lâu nay không có ai bàn tới.
Khi "mượn sao an cung", ắt cần phải mượn toàn bộ tinh hệ của đối cung để đưa vào bản cung (vô chính diệu), mà không chỉ đưa chính diệu để an cung mà thôi, đây là then chốt thứ nhất.
Ví dụ tinh bàn của một Nam mệnh: cung Phu Thê ở Thìn, vì vô chính diệu có Tả phụ Đà la đồng độ, nên phải mượn tinh hệ của đối cung, đó là cung Quan có Cơ Lương, Hỏa tinh, Hữu bật đồng độ tại cung Tuất, sau khi "mượn sao an cung", kết cấu của cung Phu Thê biến thành Thiên lương, Thiên cơ hóa Kị, Hỏa tinh, Đà la, Tả phụ, Hữu bật.
Nhưng điểm này có quan hệ không lớn, bởi vì tính chất tinh hệ của đối cung vốn đã đủ gây ảnh hưởng đến bản cung. Tức dù không "mượn sao an cung", tính chất tinh hệ của bản cung và đối cung hợp chiếu, đại khái cũng giống tính chất sau khi "mượn sao an cung". Nhưng có một then chốt khác, đó là khiến toàn bộ cung Phu Thê phát sinh biến hóa.
Khi tìm "tam phương tứ chính" của một cung vị, nếu cung vị nào đó không có chính diệu tọa thủ, thì cung vị này vẫn phải "mượn sao an cung", sau đó mới hội hợp với bản cung. Đây là then chốt thứ hai. Nhiều người sau khi đọc rất nhiều sách Đẩu Số, vẫn không cách nào luận chuẩn xác, là do không biết then chốt này.
Vẫn từ ví dụ trên, cung Phu thê ở cung Thìn, hội hợp với hai cung Thân - Tý, lại xung hợp với đối cung (Tuất), cấu tạo thành "tam phương tứ chính". Hai cung Thân Tuất đều có chính diệu, không xảy ra vấn đề gì. Nhưng cung Tý chỉ có một sao Văn Khúc, không thuộc nhóm chính diệu, do đó cần phải nhìn đến đối cung của cung Tý là cung Ngọ để "mượn sao an cung", mượn Thiên đồng, Thái âm, Linh tinh, Kình dương.
Tới đây, toàn bộ tinh hệ của cung Phu Thê biến thành cách: "tứ sát kèm sát", tức là Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, lại có thêm tổ hợp chính diệu Thiên cơ (hóa Kị), Thiên lương, Thiên đồng Thái âm, Thái dương (hóa Khoa), Cự môn. Có thể luận đoán sinh hoạt hôn nhân không được tốt đẹp, tuy không nhất định là phải ly hôn, nhưng có khả năng dị mộng đồng sàng. Thái dương hóa Khoa còn có thêm Cự môn, chủ về vợ chồng giữ gìn thể diện, cho nên dù có oán trách chồng, nhất định cũng không nói lời chia tay.
Từ ví dụ trên có thể thấy, "mượn sao an cung" là một đại pháp môn trong phép luận đoán Đẩu Số. Nhất là hai then chốt kể trên, điều mà xưa nay cổ nhân xem là "bí pháp", không dễ gì truyền ra ngoài.
Gia Thi
15/01/2013
Môn phái Trung Châu chắc được truyền thừa như vậy, nay Họ công bố phương pháp của môn phái, rất khó kết luận "như thế nào thì được gọi là man thư" !
boluclag
15/01/2013
Lời nói của 1 người 20 năm học phật rằng: "bút giả sẽ công khai toàn bộ kiến thức của mình ..." ... không biết có thật hay ko?
Riêng em thì cho rằng đó là thật nên em tin là ko phải man thư.
Phần của anh (bạn) quangleldt post có trong tử vi sơ cấp giảng nghĩa của ông Vương Đình Chi viết.
Có nhiều người đọc không hiểu, áp dụng không đúng cách thấy sai thì cho rằng đó là man thư ... nhưng sự thật có phải vậy hay không thì thời gian và quá trình đào thải của xã hội sẽ cho biết kết quả.
Sửa bởi boluclag: 15/01/2013 - 21:31
Riêng em thì cho rằng đó là thật nên em tin là ko phải man thư.
Phần của anh (bạn) quangleldt post có trong tử vi sơ cấp giảng nghĩa của ông Vương Đình Chi viết.
Có nhiều người đọc không hiểu, áp dụng không đúng cách thấy sai thì cho rằng đó là man thư ... nhưng sự thật có phải vậy hay không thì thời gian và quá trình đào thải của xã hội sẽ cho biết kết quả.
Sửa bởi boluclag: 15/01/2013 - 21:31
quangleldt
15/01/2013
giathi, on 15/01/2013 - 21:16, said:
Môn phái Trung Châu chắc được truyền thừa như vậy, nay Họ công bố phương pháp của môn phái, rất khó kết luận "như thế nào thì được gọi là man thư" !
Cảm ơn
AnKhoa
15/01/2013
Không có man thư đâu, đừng nghe bọn nó nói bậy. Kiến thức trong sách vở vốn chỉ là mang tính tham khảo, không thể truyền tải hết kiến thức của tác giả được, môn nào cũng vậy, sách nào cũng thế. Thứ nữa, đọc sách mà răm rắp theo sách thì đừng đọc sách, cần gạn đục khơi trong, dùng được thì dùng, không dùng được thì loại bỏ, tất cả đều do khả năng của bản thân hết.
Cùng đọc 1 cuốn sách, nhưng 10 người ở level khác nhau hoặc thuộc kiểu khác nhau thì sẽ hiểu và ứng dụng ở 10 mức khác nhau.
Nhấn mạnh vào khả năng bản thân, sách không thay thế cho bản thân anh được. Anh dốt mà sách hay thì anh vẫn cứ dốt, anh khá sách dở thì anh vẫn cứ khá.
Cùng đọc 1 cuốn sách, nhưng 10 người ở level khác nhau hoặc thuộc kiểu khác nhau thì sẽ hiểu và ứng dụng ở 10 mức khác nhau.
Nhấn mạnh vào khả năng bản thân, sách không thay thế cho bản thân anh được. Anh dốt mà sách hay thì anh vẫn cứ dốt, anh khá sách dở thì anh vẫn cứ khá.
TPVTLS
15/01/2013
SGK dạy học cho trẻ em các cấp còn viết sai đầy ra huống gì các loại sách học thuật
Kẻ nào hay nhắc đến chữ man thư thì lại chính là kẻ ngu nhất vì chính hắn ko biết cách học gạn đục khơi trong. Phương pháp tư duy tự học, tự đào tạo được rèn luyện rất tốt ở môi trường ĐH các khối ngành kỹ thuật
Kẻ nào hay nhắc đến chữ man thư thì lại chính là kẻ ngu nhất vì chính hắn ko biết cách học gạn đục khơi trong. Phương pháp tư duy tự học, tự đào tạo được rèn luyện rất tốt ở môi trường ĐH các khối ngành kỹ thuật
VDTT
15/01/2013
Cần phân biệt "man thư" với các sách khác.
Vì sai lầm là bản chất của con người, gần như mọi sách đều có chỗ sai, nhưng cái sai của "man thư" là cái sai cố ý (biết là X đúng, -X sai nhưng khi viết lại viết là X sai, phải -X mới đúng). Bệnh viết man thư hình như chỉ có ở Á đông. Tôi chưa từng nghe thấy tây phương có man thư.
Người học Tử Vi nên biết rằng man thư là hiện tượng có thật, do đó khi đọc bất cứ sách nào mới cũng đều phải đãi lọc cẩn thận. Theo đúng thủ tục này thì chẳng sợ man thư (mặc dù vẫn phải phí thời giờ vì nó).
Vì sai lầm là bản chất của con người, gần như mọi sách đều có chỗ sai, nhưng cái sai của "man thư" là cái sai cố ý (biết là X đúng, -X sai nhưng khi viết lại viết là X sai, phải -X mới đúng). Bệnh viết man thư hình như chỉ có ở Á đông. Tôi chưa từng nghe thấy tây phương có man thư.
Người học Tử Vi nên biết rằng man thư là hiện tượng có thật, do đó khi đọc bất cứ sách nào mới cũng đều phải đãi lọc cẩn thận. Theo đúng thủ tục này thì chẳng sợ man thư (mặc dù vẫn phải phí thời giờ vì nó).
AlexPhong
15/01/2013
Cũng định theo Vương Đình Chi nhưng nhìn tấm gương AnKhoa lại thôi.
AnKhoa
15/01/2013
Tốt nhất là không nên theo cả, không nên tự giới hạn mình trong một trường phái nào cả.
AlexPhong
15/01/2013
AnKhoa
16/01/2013
Alex thử nghiên cứu lá số sẽ biết người nào Học nhiều nhưng Đoán vẫn dở, Học ít nhưng khi Đoán vẫn ngon, nó nằm ở phương pháp và sự đơn giản hóa vấn đề. Cho đánh 10 trận, tỉ lệ thắng chắc chắn sẽ nghiêng về NgoaLong
PS: Lão NgoaLong không theo bách gia chư tử đâu.
PS: Lão NgoaLong không theo bách gia chư tử đâu.
AlexPhong
16/01/2013
Nay Thứ Lang mai Tài Lục kia Viêm Tử, cứ tin là đơn giản cũng được, cho nó ấm áp.
Khi tỉnh mộng, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
Í a, í a.
Về đâu, về đâu hỡi những Thần Khê trong kho sách tắt đèn đầy tăm tối ?
Chăm chỉ tra cứu là tốt, nhưng không rút tỉa được vấn đề, suốt ngày ra rả ông này ông kia nói vậy thì chỉ ăn cám con cò, màu mè vô dụng.
Sửa bởi AlexPhong: 16/01/2013 - 07:52
Khi tỉnh mộng, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
Í a, í a.
Về đâu, về đâu hỡi những Thần Khê trong kho sách tắt đèn đầy tăm tối ?
Chăm chỉ tra cứu là tốt, nhưng không rút tỉa được vấn đề, suốt ngày ra rả ông này ông kia nói vậy thì chỉ ăn cám con cò, màu mè vô dụng.
Sửa bởi AlexPhong: 16/01/2013 - 07:52
AnKhoa
16/01/2013
Thái Thứ Lang mấy năm rồi không sờ lại, Việt Viêm Tử có đọc qua vài lần ...
Cái quan trọng là dù anh có học bao nhiêu thì cuối cùng anh vẫn phải đúc rút lại thành một hệ thống luận đoán thống nhất riêng, và phải đem cái hệ thống này duyệt trên hàng trăm, hàng nghìn lá số thực, con người thực. Còn hệ thống chưa định hình, suốt ngày nghiên cứu xa xôi, mỗi lúc một kiểu, lẩu thập cẩm mỗi thứ một tí sau chả thành cái gì, đôi lúc cái sau đá cái trước chan chát thì bao giờ mới thành hình được.
Cái quan trọng là dù anh có học bao nhiêu thì cuối cùng anh vẫn phải đúc rút lại thành một hệ thống luận đoán thống nhất riêng, và phải đem cái hệ thống này duyệt trên hàng trăm, hàng nghìn lá số thực, con người thực. Còn hệ thống chưa định hình, suốt ngày nghiên cứu xa xôi, mỗi lúc một kiểu, lẩu thập cẩm mỗi thứ một tí sau chả thành cái gì, đôi lúc cái sau đá cái trước chan chát thì bao giờ mới thành hình được.
TPVTLS
16/01/2013
AnKhoa, on 16/01/2013 - 08:49, said:
Thái Thứ Lang mấy năm rồi không sờ lại, Việt Viêm Tử có đọc qua vài lần ...
Cái quan trọng là dù anh có học bao nhiêu thì cuối cùng anh vẫn phải đúc rút lại thành một hệ thống luận đoán thống nhất riêng, và phải đem cái hệ thống này duyệt trên hàng trăm, hàng nghìn lá số thực, con người thực. Còn hệ thống chưa định hình, suốt ngày nghiên cứu xa xôi, mỗi lúc một kiểu, lẩu thập cẩm mỗi thứ một tí sau chả thành cái gì, đôi lúc cái sau đá cái trước chan chát thì bao giờ mới thành hình được.
Cái quan trọng là dù anh có học bao nhiêu thì cuối cùng anh vẫn phải đúc rút lại thành một hệ thống luận đoán thống nhất riêng, và phải đem cái hệ thống này duyệt trên hàng trăm, hàng nghìn lá số thực, con người thực. Còn hệ thống chưa định hình, suốt ngày nghiên cứu xa xôi, mỗi lúc một kiểu, lẩu thập cẩm mỗi thứ một tí sau chả thành cái gì, đôi lúc cái sau đá cái trước chan chát thì bao giờ mới thành hình được.
Trùm Thần Khê đã liều mình thử nghiệm 1 lần trên lá số cụ ĐVT đưa ra và thất bại thảm hại dù chỉ là nói dựa. Thôi hén nói gì kệ hén, cứ coi như mấy thèng dở hơi nói thôi, hơi sức đâu mà trả lời hén hả AK
AlexPhong
16/01/2013
AnKhoa, on 16/01/2013 - 08:49, said:
Thái Thứ Lang mấy năm rồi không sờ lại, Việt Viêm Tử có đọc qua vài lần ...
Cái quan trọng là dù anh có học bao nhiêu thì cuối cùng anh vẫn phải đúc rút lại thành một hệ thống luận đoán thống nhất riêng, và phải đem cái hệ thống này duyệt trên hàng trăm, hàng nghìn lá số thực, con người thực. Còn hệ thống chưa định hình, suốt ngày nghiên cứu xa xôi, mỗi lúc một kiểu, lẩu thập cẩm mỗi thứ một tí sau chả thành cái gì, đôi lúc cái sau đá cái trước chan chát thì bao giờ mới thành hình được.
Cái quan trọng là dù anh có học bao nhiêu thì cuối cùng anh vẫn phải đúc rút lại thành một hệ thống luận đoán thống nhất riêng, và phải đem cái hệ thống này duyệt trên hàng trăm, hàng nghìn lá số thực, con người thực. Còn hệ thống chưa định hình, suốt ngày nghiên cứu xa xôi, mỗi lúc một kiểu, lẩu thập cẩm mỗi thứ một tí sau chả thành cái gì, đôi lúc cái sau đá cái trước chan chát thì bao giờ mới thành hình được.
Chú đã rút được "hệ thống luận đoán thống nhất" chưa ? Nếu có, anh đặt mua ngay, anh nói nghiêm túc đấy.