hoalocvung, on 21/12/2012 - 12:54, said:
Cháu cũng muốn hỏi thế!
Thêm nữa là:Tham có thể hiểu theo nghĩa là thèm, là muốn không?Nếu hiểu theo nghĩa đó vậy thì tham vọng có nghĩa là nhìn mà thèm,nhìn mà muốn.Còn cao vọng nghĩa là nhìn lên cao,nếu chỉ nhìn lên cao mà không thèm muốn thì động lực đâu cho sự phát triển?
Thêm nữa là:Tham có thể hiểu theo nghĩa là thèm, là muốn không?Nếu hiểu theo nghĩa đó vậy thì tham vọng có nghĩa là nhìn mà thèm,nhìn mà muốn.Còn cao vọng nghĩa là nhìn lên cao,nếu chỉ nhìn lên cao mà không thèm muốn thì động lực đâu cho sự phát triển?
Chữ phát triển do có lòng tham không đúng mà từ lòng tham sẽ đưa đến hành động để đạt được cái mà lòng tham muốn sở hửu. Bản chất của tham là sự ham muốn , nó không mang tính tốt hay xấu mà chính cái đối tượng mà nó ham muốn, cái hành vi , hành động để thỏa cái lòng tham có chính đáng không nó mới định tốt hay xấu . Ví dụ ham thích vợ người khác thì cái đối tượng của lòng tham đó khôngh chính đáng còn tham thích cô gái độc thân thì cái tham đó không phải xấu. Ví dụ khác như tham giàu thì cũng không xấu nhưng hành vi tham nhũng tham ô để giàu thì đó là điều xấu . Và vì khi tham thì sẽ đưa đến dục và khi dục thì trí tuệ và lương tâm bị che mờ và con người có thể làm bất cứ điều gì để thỏa mãn cho lòng tham dục cá nhân nên tham là khởi đầu đưa dẩn đến những điều tệ hại xấu xa. Nếu trí tuệ và lương tâm có thể hướng dẩn và làm chủ được lòng tham thì không bị dục vọng che mờ và cái tham đó sẽ được chuyển hướng theo con đường tốt để biến thành năng lực giúp cá nhân đó xác định được mục tiêu đứng đắn và đạt được mục tiêu mình muốn một cách đúng đắn. Nhưng khi thỏa mản được rồi thì ta có thấy hạnh phúc và hết tham không ? Lòng tham của con người là cái túi không đáy nhưng đó là vấn đề khác của tham. Tục ngữ có câu "tham thì thâm" , người xưa dùng chữ thâm ở đây thật đúng là thâm sâu đầy ý nghĩa.
Sửa bởi vodanhthiendia: 21/12/2012 - 14:54