Jump to content

Advertisements




Bài thuốc đảo nghịch


12 replies to this topic

#1 htruongdinh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 878 thanks

Gửi vào 14/11/2012 - 23:04

Thời gian qua HTD thường bị lạnh và hay khát nước. Bác sĩ cho toa thuốc, uống vào hết lạnh, hết khát. HTD không biết bài thuốc gì, chỉ nghe BS nói là bài thuốc đảo nghịch :

Sài hồ 2 chỉ, Chỉ thực 2 chỉ, Bach thược 3 chỉ, Cam thảo bắc 1 chỉ, Đào nhân 2 chỉ, Nhân trần (bắc) 3 chỉ, Chí tử 3 chỉ, Sinh địa 3 chỉ, Phục linh 3 chỉ, Quế chi 1 chỉ rưỡi .

HTD không biết là bài thuốc gì, chữa bệnh gì, mong anh minhminh chỉ bảo.

Sửa bởi htruongdinh: 14/11/2012 - 23:04


#2 LUCBINHTROI

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 67 Bài viết:
  • 60 thanks

Gửi vào 15/11/2012 - 01:31

Vài vị thuốc không cần. Bài thuốc do người thầy làm ra để phù hợp với triệu chứng của bạn.

Thanked by 2 Members:

#3 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3861 Bài viết:
  • 24400 thanks

Gửi vào 15/11/2012 - 03:55

đông y hay có những bài thuốc căn bản cũng giống như tử vi hay có ngững nguyên tắc những câu phú
nhưng người áp dụng thì hay có khác đi tùy chủ kiến và kinh nghiệm mỗi người
đây là biến cách của bài tiêu dao tán và bài tiểu sài hồ mà ra .
nhưng nếu là nữ đang mang thai thì chắc không nên dùng vì có đào nhân và quế chi .

Thanked by 4 Members:

#4 htruongdinh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 878 thanks

Gửi vào 15/11/2012 - 07:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LUCBINHTROI, on 15/11/2012 - 01:31, said:

Vài vị thuốc không cần. Bài thuốc do người thầy làm ra để phù hợp với triệu chứng của bạn.
HTD không hiểu là triệu chứng gì. Chỉ biết Can thuộc Mộc. Gần như toàn bộ Hỏa nhập Can, Can nóng nên cần Thủy nhiều, Thủy nhiều lại gây úng. Trong khi đó, toàn thân lại thiếu Hỏa, gây lạnh cho cơ thể. Hình như đây là bài thuốc dẫn Hỏa ra khỏi Can.

Sửa bởi htruongdinh: 15/11/2012 - 07:18


#5 VanHiep

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1156 Bài viết:
  • 4386 thanks

Gửi vào 15/11/2012 - 07:33

TỨ NGHỊCH TÁN
(Phụ: Sài hồ sơ can tán, Tiêu dao tán)
« Thương hàn luận »

Thành phần:
  • Sài hồ 4-12 gam
  • Bạch thược 12 gam
  • Chỉ thực 6-12 gam
  • Cam thảo 4-6 gam (1 chỉ = 1 đồng cân = 3,6 gr)
Cách dùng: Nguyên là thuốc tán, uống với nước đun sôi. Ngày nay dùng làm thuốc thang, đem sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Sơ can lý khí, hòa dinh tán uất.
Chữa chứng bệnh: Can khí uất kết, bụng ngực, hông đau nhức hoặc kiêm thêm tiết tả.
Giải bài thuốc: « Thương hàn luận » dùng bài thuốc này chữa nhiệt tà truyền vào trong, dương khí uất không phát ra ngoài mà hình thành tứ chi liễm lạnh gọi là “liễm nhiệt”. Đời sau mở rộng phạm vi ứng dụng của nó, hễ bệnh nào do can khí uất kết là chính đều lấy bài này làm cơ sở để gia giảm thêm, trong bài này Sài hồ là thuốc chính không chỉ giỏi xua tà ra ngoài mà còn sơ can lý khí, phối hợp thêm với Bạch thược, Cam thảo để hòa dinh chỉ thống, Chỉ thực để tiêu đạo tích trệ, càng tăng thêm hiệu quả hành khí giải uất. Hiện nay trong lâm sàng thuốc sơ can giải uất thường từ bài thuốc này biến hóa đi.
Cách gia giảm: Bị khí uất nặng gia thêm Hương phụ, Trần bì, bị thêm tỳ hư gia thêm Đảng sâm, Bạch truật, bị thêm huyết ứ gia thêm Đương quy, Xuyên khung hoặc Đào nhân, Hồng hoa, nếu can khí phạm vị gia thêm Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch, nếu bị thêm thấp đàm, gia thêm Trần bì, Bán hạ, nếu bị thêm nhiệt đàm gia thêm Qua lâu, Bối mẫu, Trúc nhự.
Những năm gần đây cho biết: Bài này gia Hoàng liên, Hoàng cầm, Đại hoàng, Hậu phác, Lục thần khúc, Qua lâu, Phỉ bạch, Xuyên uất kim có thể chữa đau thần kinh ở hông.
Phụ chương:
1. Sài hồ sơ can tán: Tức là bài này gia Xuyên khung, Hương phụ, Trần bì vừa tăng tác dụng lý khí sơ can vừa thêm hoạt huyết chỉ thống thích hợp với người can khí uất kết, huyết đi không thông sướng.
2. Tiêu giao tán: Tức là bài này gia Bạch truật, Phục linh, Gừng nướng, Bạc hà. Dùng Sài hồ để sơ can giải uất. Đương quy, Bạch thược để hòa dinh dưỡng huyết, Gừng nướng, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo kiện tỳ hòa vị, Bạc hà tân lương khai uất. Vì vậy, đặc điểm của nó là điều hòa cả khí huyết, cùng trị can tỳ. Tác dụng và phạm vi ứng dụng của nó có chỗ khác với bài Tứ nghịch tán đơn thuần sơ can lý khí.
Trong lâm sàng thường dùng để chữa:
1. Can uất khí trệ, hai bên hông đau, đầu đau mắt mờ.
2. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, hành kinh thì đau bụng, núm vú sưng đau.
3. Trong quá trình bị viêm gan mạn tính, xuất hiện đau ngầm dưới hông và tinh thần mệt mỏi.
Tiêu dao tán gia Đan bì, Hắc Sơn chi gọi là Đan bì tiêu dao tán, thích hợp với các chứng bệnh nói trên kèm theo sốt cơn, hỏa vượng.
Gia Sinh địa, Thục địa gọi là Hắc tiêu dao tán thích hợp với các bệnh nói trên kèm theo huyết hư.
___________________

Bác sĩ kê toa này là giỏi đấy.
Gia Đào nhân để hoạt huyết và giảm đau, làm công dụng bài này tăng mạnh. Gia Nhân trần, Chi tử là lợi mật mát gan. Sinh địa là mát gan bổ thận. Phục linh thẩm thấp lợi niệu. Quế chi làm khí huyết lưu thông dẫn ra tứ chi, làm ấm toàn bộ cơ thể. Chi tử còn tốt cho tim, cho vận mạch.
Bài này không chỉ vào gan mà rất nhiều tạng phủ, đông y là vậy, thầy thuốc phải xem mạch hỏi bệnh rồi vận dụng âm dương ngũ hành mới ra phương thuốc, thường kết hợp 1 đến vài cổ phương rồi gia giảm thêm những vị cần thiết.

Sửa bởi VanHiep: 15/11/2012 - 07:35


Thanked by 3 Members:

#6 htruongdinh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 878 thanks

Gửi vào 15/11/2012 - 13:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhminh, on 15/11/2012 - 03:55, said:

đông y hay có những bài thuốc căn bản cũng giống như tử vi hay có ngững nguyên tắc những câu phú
nhưng người áp dụng thì hay có khác đi tùy chủ kiến và kinh nghiệm mỗi người
đây là biến cách của bài tiêu dao tán và bài tiểu sài hồ mà ra .
nhưng nếu là nữ đang mang thai thì chắc không nên dùng vì có đào nhân và quế chi .
Cám ơn anh minhminh. HTD đem bài thuốc này hỏi vì muốn liên hệ với Tử vi và Tử bình. Ngũ hành không điều hòa nên sinh bệnh. Tại sao Hỏa lai tập trung vào Can Mộc? HTD không hiểu vì sao Can uất trì trệ? Có phải do phong tà nhập? HTD muốn biết để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Sửa bởi htruongdinh: 15/11/2012 - 14:03


#7 htruongdinh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 878 thanks

Gửi vào 15/11/2012 - 14:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VanHiep, on 15/11/2012 - 07:33, said:

___________________

Bác sĩ kê toa này là giỏi đấy.
Gia Đào nhân để hoạt huyết và giảm đau, làm công dụng bài này tăng mạnh. Gia Nhân trần, Chi tử là lợi mật mát gan. Sinh địa là mát gan bổ thận. Phục linh thẩm thấp lợi niệu. Quế chi làm khí huyết lưu thông dẫn ra tứ chi, làm ấm toàn bộ cơ thể. Chi tử còn tốt cho tim, cho vận mạch.
Bài này không chỉ vào gan mà rất nhiều tạng phủ, đông y là vậy, thầy thuốc phải xem mạch hỏi bệnh rồi vận dụng âm dương ngũ hành mới ra phương thuốc, thường kết hợp 1 đến vài cổ phương rồi gia giảm thêm những vị cần thiết.

Bác sĩ kê toa này là BS Đào Trọng Văn ở Trung tâm Đông y Nam Trân. Đúng là sau khi uống thuốc này, nhiệt dẫn ra tạng phủ, tứ chi, làm ấm cơ thể. BS không giải thích, chỉ nói là bài thuốc đảo nghịch, dặn trước là mấy ngày đầu sau khi uống sẽ xây xẩm mặt mày, mắc ói,... HTD không bị tình trạng này nhưng sau khi uống thang thuốc đầu tiên vài giờ thì nhiệt bốc lên đầu, rồi chạy xuống tim, sau đó lan tỏa đi...

Thanked by 2 Members:

#8 VanHiep

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1156 Bài viết:
  • 4386 thanks

Gửi vào 15/11/2012 - 21:50

Nhiệt bốc lên đầu là có công của Chi tử, Chi tử tác dụng tốt cho từ cơ hoành lên đến đầu, đặc biệt bệnh mắt do gan nhiệt rất hiệu nghiệm. Chi tử là hạt quả dành dành, Sơn chi tử là dành dành mọc trên núi tốt hơn đồng bằng. Dân ta xài sang là chỉ dùng nhân của hạt dành dành, còn dân Tàu dùng cả vỏ cứng của hạt lẫn nhân. Bao nhiêu công trình nghiên cứu và đề tài của các nhà khoa học trong nước dành cho cái hạt này và ca ngợi hết lời, còn đông y nó chỉ mộc mạc thế thôi.
Bác hỏi bác MinhMinh mấy câu đó tôi nghĩ là giải thích hết cặn kẽ phải vài chục trang giấy. Bác sĩ Tây y từ lúc học đến lúc hành nghề được cho là giỏi thì mất ~13 năm: Đại học, Nội trú - cao học (Thạc sĩ, chuyên khoa I), Nghiên cứu sinh (Tiến sĩ, chuyên khoa II)... Các lương y không qua nhà trường mà gia truyền và tự học cũng mất ngần ấy năm tương đương hoặc hơn, hệ thống lý thuyết của Đông y cũng khủng khiếp lắm.

Sửa bởi VanHiep: 15/11/2012 - 22:00


Thanked by 3 Members:

#9 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1929 thanks

Gửi vào 15/11/2012 - 23:15

Bệnh của bác cứ mỗi ngày làm vài ly rượu trắng là khỏe như trâu ấy mà. hehe

#10 VanHiep

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1156 Bài viết:
  • 4386 thanks

Gửi vào 16/11/2012 - 06:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

100dong, on 15/11/2012 - 23:15, said:

Bệnh của bác cứ mỗi ngày làm vài ly rượu trắng là khỏe như trâu ấy mà. hehe

Nhất nhật tam bôi tửu, đại phu bất đáo gia.

#11 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 19:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

htruongdinh, on 14/11/2012 - 23:04, said:

Thời gian qua HTD thường bị lạnh và hay khát nước. Bác sĩ cho toa thuốc, uống vào hết lạnh, hết khát. HTD không biết bài thuốc gì, chỉ nghe BS nói là bài thuốc đảo nghịch : Sài hồ 2 chỉ, Chỉ thực 2 chỉ, Bach thược 3 chỉ, Cam thảo bắc 1 chỉ, Đào nhân 2 chỉ, Nhân trần (bắc) 3 chỉ, Chí tử 3 chỉ, Sinh địa 3 chỉ, Phục linh 3 chỉ, Quế chi 1 chỉ rưỡi .

Đây là hai bài thuốc hợp lại , có gia giảm.

1. Bài Tứ nghịch tán

1,1 Sài hồ
1.2 Chỉ thực
1.3 Bạch thược
1.4 Cam thảo

Chủ trị : Hành khí, giải uất (sơ can), đau tức vùng bụng, ngực.

2. Quế chi phục linh hoàn

2.1 Quế chi
2.2 Phục linh
2.3 Mẫu đơn
2.4 Đào nhân
2.5 Thược dược

Chủ trị : Các chứng về huyết ứ như đau bụng, nặng đầu, vai tay tê, chân tay lạnh.

Hai bài hợp lại thì phạm vi ứng dụng rộng

Sửa bởi PhapVan: 18/11/2012 - 19:48


Thanked by 2 Members:

#12 htruongdinh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 878 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 22:49

Cám ơn PhapVan. Bài Tứ nghịch tán chữa chứng bệnh: Can khí uất kết. BS Văn hỏi HTD có thường nóng giận không? HTD trả lời "lâu nay không nóng giận". BS hỏi "miệng có bị đắng không?"(Có lẽ BS cho rằng khi nóng giận thì mật tiết đắng miệng). HTD trả lời "miệng chưa bao giờ bị đắng". Vì vậy, BS nói rằng "nếu uống thuốc mà không tác dụng thì bệnh khó chữa". Không ngờ thuốc có tác dụng ngay thang đầu tiên.

Thanked by 1 Member:

#13 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 19/11/2012 - 19:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

htruongdinh, on 18/11/2012 - 22:49, said:

Cám ơn PhapVan. Bài Tứ nghịch tán chữa chứng bệnh: Can khí uất kết. BS Văn hỏi HTD có thường nóng giận không? HTD trả lời "lâu nay không nóng giận". BS hỏi "miệng có bị đắng không?"(Có lẽ BS cho rằng khi nóng giận thì mật tiết đắng miệng). HTD trả lời "miệng chưa bao giờ bị đắng". Vì vậy, BS nói rằng "nếu uống thuốc mà không tác dụng thì bệnh khó chữa". Không ngờ thuốc có tác dụng ngay thang đầu tiên.

Bài Tứ nghịch tán chính là chữa bệnh có hội chứng Thái Âm. BS hỏi về nóng giận và đắng miệng để xem tác động của Can và Đởm. Miệng khát chứng tỏ Vị kết nhiệt - hội chứng của Dương Minh nhiệt kết. (htruongdinh có viết tên BS và tên Trung tâm đông y ra nên không tiện bàn thêm vì tế nhị và dễ hiểu nhầm về quảng cáo.)

Sửa bởi PhapVan: 19/11/2012 - 19:57


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |