Jump to content

Advertisements




Số Warrent Buffet


315 replies to this topic

#136 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 08:44

@Anh AlexPhong:

Chúng ta hay dùng ngày dương lịch làm khởi điểm rồi từ đó suy ra âm lịch chỉ vì dương lịch hiện đang đắc thế nên là một mốc điểm thuận tiện, vậy thôi. Sự thật là không có dương lịch đi nữa thì vẫn có âm lịch; nên tôi đề nghị tạm thời đừng nhắc đến ngày dương lịch ở đây, kẻo hiểu lầm càng thêm hiểu lầm.

Phép của âm lịch: Khi trời trăng đất thẳng hàng thì ngày phải là mùng một! Chỉ giản dị như thế! (Giản dị là một ưu điểm lớn vì dễ thoát dao cạo Occam).

Để hiểu rõ ý của anh, tôi xin giả sử vào điểm sóc trên thế giới có:
-Vùng A nhằm giờ Tí
-Vùng B nhằm giờ Sửu
rồi
-vùng C giờ Dần, D Mão, E Thìn, F Tị, G Ngọ, H Mùi, I Thân, J Dậu, K Tuất, L Hợi.
Xin anh cho biết những vùng nào anh tính là mùng 1, vùng nào anh vẫn tính là 30. Tôi sẽ theo câu trả lời của anh mà viết tiếp ý ra.

Thanked by 2 Members:

#137 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8846 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 09:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 18/11/2012 - 03:53, said:

Cái mà Alex vòng vo để nói, để chứng minh, dẫn đi 1 vòng thì trở về những gì NL, cũng như bác VDTT vốn muốn nói. Chẳng qua là Alex không thực sự hiểu những gì mình muốn nói thôi.

Cái mà Alex vẫn hiện chưa hiểu là điểm Sóc, thời điểm xảy ra Sóc được xác định, được tính toán như thế nào.

Vậy NL nói luôn để kết thúc vấn đề.

Thời điểm Sóc xảy ra là lúc mặt Trời, mặt Trăng, Địa cầu nằm trên 1 đường thẳng hàng nhất. Vào thời khắc đó, phụp 1 phát, mọi người trên thế giới có thể dòm vào đồng hồ trên tay rơi vào lúc mấy giờ. Chẳng hạn như lúc đó ở Nhật thì 12:45:15 pm ngày 10/1, tại Việt Nam thì 10:45:15 am, tại Anh thì 3:45:15 am, tại New York thì 10:45:15 pm ngày 9/1 (giả như vào thời điểm dùng DST thì tại NY là 11:45:15pm), và v.v... . Nó không có ám chỉ một nơi nào nhất định cả. Chẳng qua, người ta chuyển về múi giờ 0 gọi là giờ GMT cho tiện, để theo 1 múi giờ vậy, mọi người có thể tra và tính trở lại theo cái giờ riêng bất kỳ nào của họ (thay vì phải list ra 1 loạt 24 múi giờ).

Chẳng hạn như trường hợp trên, tại New York xảy ra thời điểm Sóc là 10:45:15 tối ngày 9/1, nhưng sau khi được chuyển qua hoặc liệt theo giờ GMT thì là 3:45:15 am ngày 10; nếu muốn tra ngược lại thời điểm Sóc xảy ra vào tháng 1 năm ấy thì tính ra được tại New York là 10:45:15 tối ngày 9/1 vậy.

Còn sao phải tính ra tại nơi nào đó trên thế giới lúc ấy rơi vào 0 giờ để làm gì, và tại sao phải làm vậy? Việc này hoàn toàn không có tác dụng và vô căn cứ.

Và, xưa nay ngày xảy ra Sóc thì gọi là New Moon, Lịch Pháp Phương Đông lấy đó làm ngày đầu tháng Âm Lịch. Còn việc Alex lấy ngày đó là ngày 30, qua hôm sau là mồng 1 hay gì khác, thì đó là phương pháp Lịch của Alex. Cái đó không cần thiết phải bàn tới.

Còn nếu Alex muốn nói về, muốn xét lại, muốn tính toán, muốn rõ hơn NGÀY dương lịch được tính toán và bắt đầu từ khi nào thì là việc khác khác nữa.

Từ đầu đến giờ đã thống nhất với bác VDTT về cách lấy âm lịch theo lịch pháp hiện tại, và đang đề xuất cách tính mà tôi cho là hợp lý hơn.

Thì NgoaLong hùng hục nhảy vào nói về phần đã thống nhất rồi. Phụp một phát chuyển mùng 1 rồi tính giờ địa phương bla bla thì nhắm mắt tôi cũng tính ra. Nhắc lại gì nữa ? Cho nên, tôi mới nói NgoaLong không hiểu câu chuyện và phản biện lạc đề lung tung.

Thanked by 3 Members:

#138 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 10:15

SÓC VỌNG.


a) Nguồn gốc:

- Sóc: là tên gọi ngày bắt đầu của một tháng (1), là trước, mới (2), là bắt đầu, khởi đầu (3).

- Vọng: là ngày rằm (tức ngày 15) tháng âm lịch. Vọng có nghĩa là trông xa (1), là ngày mặt trăng mặt trời đối xứng nhau ở hai cực (2). Người xưa cho rằng vì thế mặt trời mặt trăng nhìn rõ nhau, thấu suốt ánh sáng nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn con người trở nên sáng suốt, trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục cái tâm vốn sáng suốt, trong sạch từ trong bản thể. Chữ Vọng còn có nghĩa trông mong (3), ước mong, người xưa lấy ý nghĩa này kết hợp với ý nghĩa trước để làm ngày cầu nguyện. Người ta tin rằng ở ngày này nhờ sự thông suốt của mặt trời, mặt trăng mà thần thánh, ông bà, tổ tiên sẽ thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi khác và sự thông cảm tha thứ sẽ được đáp lại.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Y' nghĩa:

Trải qua quá trình lịch sử và ảnh hưởng của các trào lưu tôn giáo, ngày Sóc, Vọng được nhận thức ở mỗi nơi có khác ít nhiều tùy theo con người, thổ nhưỡng và tín ngưỡng chủ đạo. Nhưng việc cúng lễ ở hai ngày này giống nhau và coi như là một lễ chung cho cả hai ngày không khác. Người xưa coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng bái ông bà, là ngày nghỉ ngơi trong lao động sản xuất và là ngày chay tịnh để sửa mình.

Theo truyền thống của Nho, Lão giáo, ngày Sóc, Vọng là ngày "Thiên địa mở thông", là sự thông thương của tất cả mọi chướng ngại giữa ba cõi (Thiên, Địa, Nhân). Trời sẽ chứng giám cho hành vi của con người, ông bà tổ tiên sẽ về cảm nhận lòng thành của con cháu, và quỉ thần ám chướng sẽ lui khỏi những ngày này không nhiễu hại ai.

Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa "Cát tường" tức là ngày lành tốt nhất trong tháng. Và ý này được chấp nhận chung cho cả quan niệm phương Đông ở Nho - Phật - Lão, như ngày Chúa nhật của phương Tây với Thiên Chúa giáo.

Đối với Phật giáo, ngày Sóc, Vọng là ngày "Trưởng tịnh" tức là ngày trong sạch nhất. Ngày này, những tu sĩ ở chùa thường làm lễ Bố-tát tức là kiểm điểm hành vi của mình và tụng giới luật, còn lễ chính thức cho nhân dân và người theo đạo Phật đó là lễ "Sám hối" nên còn được gọi là ngày Sám hối. Ngày này mọi người tụ tập về chùa vào lúc màn đêm vừa buông xuống để cùng các vị Tăng lễ Phật, sám hối cầu nguyện bỏ dữ làm lành sửa đổi thân tâm.

c) Sự du nhập:

Ngày Sóc, Vọng có điểm xuất phát từ khi hình thành nên âm lịch ở nước Trung Hoa Cổ đại. Trải qua bao thời đại, nước Trung Hoa gồm thâu thiên hạ trở thành một đất nước cường thịnh, phát triển mọi mặt về văn hóa, quân đội và Nhà nước phong kiến. Vua quan phong kiến nước Trung Hoa vẫn tiếp tục mộng bá quền, coi mọi dân tộc đất nước lân bang khác là chư hầu, dùng bạo lực xâm lược để trấn áp và bành trướng nền văn hóa của họ để cai trị, đồng hóa.

Chính vì thế văn hóa Trung Quốc đã truyền vào Việt Nam và nhân dân ta đã hấp thụ âm lịch cùng chấp nhận nó. Ban đầu ảnh hưởng Lão giáo, Khổng giáo gắn rất chặt vào các ngày lễ theo văn hóa Trung Quốc, nhưng về sau nhân dân chỉ chấp nhận sử dụng âm lịch và biến ngày Sóc, Vọng thành ngày cúng ông bà của dân tộc mình, rồi tiếp tục nhận ảnh hưởng Phật giáo vào tập tục đó để đầy dần ảnh hưởng Nho - Lão giáo ra, hình thành nên nét riêng của dân tộc trong ngày Sóc, Vọng.


Thanked by 2 Members:

#139 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8846 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 10:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 18/11/2012 - 08:44, said:

@Anh AlexPhong:

Chúng ta hay dùng ngày dương lịch làm khởi điểm rồi từ đó suy ra âm lịch chỉ vì dương lịch hiện đang đắc thế nên là một mốc điểm thuận tiện, vậy thôi. Sự thật là không có dương lịch đi nữa thì vẫn có âm lịch; nên tôi đề nghị tạm thời đừng nhắc đến ngày dương lịch ở đây, kẻo hiểu lầm càng thêm hiểu lầm.

Phép của âm lịch: Khi trời trăng đất thẳng hàng thì ngày phải là mùng một! Chỉ giản dị như thế! (Giản dị là một ưu điểm lớn vì dễ thoát dao cạo Occam).

Để hiểu rõ ý của anh, tôi xin giả sử vào điểm sóc trên thế giới có:
-Vùng A nhằm giờ Tí
-Vùng B nhằm giờ Sửu
rồi
-vùng C giờ Dần, D Mão, E Thìn, F Tị, G Ngọ, H Mùi, I Thân, J Dậu, K Tuất, L Hợi.
Xin anh cho biết những vùng nào anh tính là mùng 1, vùng nào anh vẫn tính là 30. Tôi sẽ theo câu trả lời của anh mà viết tiếp ý ra.

Bác đã rõ ý và đi đến vấn đề thú vị là:

- Lịch âm được tính như thế nào, cụ thể là ngày mùng 1 được tính như thế nào khi không có dương lịch.
- Quy đổi lịch âm sang dương lịch như thế nào để giảm thiểu sai số.

1. Nhưng trước đó cần xem quy ước ngày dương lịch là gì, có một tọa độ quy ước cố định nào đó trên thế giới dùng trong việc quy ước ngày không, nếu không thì khi điểm A đúng 0 giờ, thì trước nó về phía Đông 15 độ là 23:00 giờ ngày cũ hay 01:00 giờ ngày mới ?

2. Và quay lại âm lịch, âm lịch có cần một mốc địa lý cố định nào đó để chuyển ngày không, vì coi như đang không có dương lịch. Người Trung Quốc loay hoay tính âm lịch thế nào thời xưa.

3. Sau đó mới sang bước cuối cùng là quy đổi âm lịch sang dương lịch.

Cháu sẽ quay lại trao đổi sau, mời bác cứ tiếp tục bàn luận lá số WB Thiên Tướng.

Sửa bởi AlexPhong: 18/11/2012 - 10:48


Thanked by 4 Members:

#140 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8846 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 10:31

À nói thêm, NgoaLong và kiwi tôi nghĩ là bị lỗi tư duy Lộc Tồn, chỉ biết đi theo những quy ước A có sẵn. Đến khi gặp bài toán phá bỏ quy ước A thay bằng B, từ B suy ra C thì vẫn cứ hùng hục hỏi tại sao từ A suy ra C vô lý thế. Rồi tự cho rằng người khác không hiểu, trong khi chính mình đang đơ hết cả người vì vẫn ôm A biện luận. Cho nên tôi đã nói cái gì thuộc về lỗi tư duy thì khó sửa lắm. Đây cũng là điển hình của nhóm Diêu Đà Kỵ liên châu hoặc hội chiếu, mơ màng lắm.

Trong một số ngành như bác sỹ, cứ thuộc chiêu miếng, tên thuốc rồi mang ra chữa, có gì điều chỉnh dần, thì tư tuy Lộc Tồn hoặc tư duy Đà La đắc dụng. Còn trong một số ngành phải khám phá, tái thiết lập cái mới thì đưa mấy ông tư duy Lộc Tồn hay Đà La vào chỉ hỏng việc. Đơn giản là: xe lu thì luôn phải đi sau, chỉ có đi sau mới có tác dụng. Cho nên NgoaLong và kiwi hãy đi sau lu đường cho tôi chứ đừng loi choi đi trước vướng lắm.

Chém gió thì phải nhanh, chứ học thuật phải bài bản từng bước một, cứ từ từ không đi đâu mà vội.

Sửa bởi AlexPhong: 18/11/2012 - 10:50


Thanked by 4 Members:

#141 VanHiep

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1156 Bài viết:
  • 4386 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 11:02

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn là Việt kiều định cư bên Pháp, những năm 50-60 có nhiều tác phẩm về lịch pháp như "Lịch và lịch Việt Nam,...", trong các tác phẩm của ông có đưa ra các thuật toán tính lịch. Anh Hồ Ngọc Đức cũng nắm rất rõ các thuật toán này. Thời phong kiến có chức quan coi về lịch pháp, các thuật toán đầy đủ và chính xác. Không có dương lịch chả ảnh hưởng gì đến âm lịch mặt trăng cả, đổi âm lịch sang dương lịch chả có công thức nào cả, nếu có thì cũng rất phức tạp không nhớ được, anh Hồ Ngọc Đức viết được code nhúng vào Java thì cứ thế mà dùng. Lịch có Âm Lịch, Dương Lịch, Âm Dương Lịch. Âm lịch là lịch mặt trăng, dựa vào sóc vọng. Dương lịch là lịch các tu sỹ nhà thờ ngẫu hứng đặt ra ít có giá trị thiên văn. Âm Dương Lịch dựa vào vị trí trái đất trên đường hoàng đạo (quỹ đạo trái đất quay xung quanh mặt trời gần như hình elip) liên quan đến các tiết khí. Trước tôi có nghiên cứu nhưng lâu rồi không động đến nên quên hết không bàn luận được, tư liệu cũng thiếu. Sư phụ tôi đầy đủ tư liệu nhưng chưa xin được. Chúng ta thiếu tư liệu nên cứ tranh luận vụn vặt. Ai kinh nghiệm hay phổ biến thì thử áp dụng xem thế nào. Nói là lịch bắt nguần Trung Hoa cũng không đúng, Bà La Môn lịch pháp 5 ngàn năm khủng hơn nhiều, lịch Maya chính xác hơn lịch phương đông nhiều.

Thanked by 1 Member:

#142 VanHiep

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1156 Bài viết:
  • 4386 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 11:32

Hà Nội và Bắc Kinh chênh nhau 1 múi giờ, các phép tính lịch cổ của ta và Tàu chỉ dành cho cái kinh tuyến đi qua 2 địa phương này (không khác nhau nhiều quá).

Tôi cũng đau đầu với cái vụ lịch âm chuyển sang Mỹ thì như thế nào, đọc top này thấy Alex đưa ra 1 khái niệm mới nghe có vẻ hay, đợi kiểm nghiệm đã mới phản biện được.

Việt Nam Dịch lý hội của cụ Dịch Lý sỹ Xuân Phong Nguyễn Văn My cũng có 1 cách dịch chuyển giờ nhưng không thấy đúng lắm.

#143 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 11:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VanHiep, on 18/11/2012 - 11:02, said:

... Chúng ta thiếu tư liệu nên cứ tranh luận vụn vặt...
Thời nay tư liệu không còn thiếu nữa. Lên google là tìm ra hết cả. Chỉ cân trình độ trung học là có thể tự làm mọi loại lịch được, nếu muốn, dĩ nhiên hơi mất công.

Thí dụ: Muốn tất cả mọi công thức của mọi loại lịch thì đọc (đã dẫn):
... Sách có tên là “Calendrical Calculations, the Millenium edition”, Edward M. Reingold và Nachum Dershowitz, Cambridge University Press, 2002. Có thể đặt mua qua Amazon.com.

Thanked by 2 Members:

#144 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 11:33

GIỜ KHẮC VIỆT NAM QUA NHIỀU BIẾN ĐỔI

Chúng ta biết từ lâu, giờ được quốc tế thừa nhận dựa theo kinh tuyến 0 là múi giờ (thời đại) khởi điểm GMT (Greenwich mean time = giờ quốc tế = giờ lấy kinh tuyến chạy ngang qua thành phố Greenwich nước Anh làm gốc). Quả đất dựa theo kinh tuyến, được chia làm 24 múi giờ.

Ở Việt Nam múi giờ quốc tế GMT+7. Với những chiếc đồng hồ do người phương Tây du nhập vào Việt Nam thế kỷ trước, đều theo cách tính ấy. Khi đồng hồ chỉ 7h00 là ở Việt Nam mặt trời đã mọc lên 1 sào (theo cách nói của người xưa).

Thời thuộc Pháp, Việt Nam vẫn giữ giờ quốc tế ấy (GMT+7). Bây giờ mặt trời vừa mọc tại Việt Nam, khoảng 6h00 giờ sáng. Khi Nhật xâm lược Đông Dương, bắt đầu có sự thay đổi 1 rồi 2 giờ trong ngày:

1. Kể từ khuya ngày 31 tháng 12 năm 1942 rạng ngày 1 tháng 1 năm 1943, giờ Việt Nam (đã dùng từ thời thuộc Pháp = GMT+7) phải kéo đồng hồ lên thêm 1 giờ. Vậy là GMT+8. Mặt trời vừa mọc là đã 7h00 giờ sáng. Giờ NGỌ (đứng bóng) không còn là 11h00 đến 13h00 giờ nữa, mà là từ 12h00 đến 14h00.

2. Kể từ khuya ngày 31 tháng 3 năm 1945 rạng ngày 1 tháng 4 năm 1945 lại tăng thêm 1 giờ nữa. Tức GMT+9. Mặt trời vừa mọc là đã 8 giờ, giờ NGỌ từ 13h00 đến 15h00.

Người ta biết Nhật cưỡng ép tăng 2 lần 2 giờ là để phù hợp với múi giờ của nước Nhật (GMT+9), quân lính Nhật sang Đông Dương khỏi phải điều chỉnh đồng hồ đang dùng.

3. Kể từ ngày 19 tháng 8 năm 1945, giờ Việt Nam trở lại như cũ (GMT+7).

4. Trước năm 1975, khi quân đội của Mỹ đổ bộ sang miền Nam Việt Nam, kể từ khuya ngày 31 tháng 12 năm 1959 rạng ngày 1 tháng 1 năm 1960, giờ của miền Nam Việt Nam bị kéo lên thêm 1 giờ. Tức GMT+8.

Mặt trời vừa lên đã là 7h00 giờ sáng. Giờ NGỌ là 12h00 đến 14h00. Mỹ làm thế là để phù hợp với đồng hồ chỉ giờ (gồm 12 số) tại nước Mỹ, cách Việt Nam 11 múi giờ. Khi được kéo lên thêm 1 giờ thì đồng hồ Việt Nam chỉ 8h00 thì khi đó ở Mỹ là 20h00, kim trên mặt đồng hồ ở Washington chỉ số 8. Tức ở miền Nam Việt Nam 8h00 giờ sáng (đã kéo thêm 1 giờ), là 8h00 giờ tối ở thủ đô Mỹ.

Vậy là ai sinh ở miền Nam Việt Nam kể từ sau 00h00 ngày 1/1/1960 thì phải lấy múi giờ GMT +8, tức là sớm hơn hiện nay 01 tiếng.

Vì vậy khi lấy lá số theo trình lập thì phải lùi lại 01 tiếng và phải tùy theo tháng âm lịch để lấy giờ sinh âm lịch cho chính xác, có nghĩa là khoa Tử Vi dùng ngày sinh của tháng âm lịch bình thường (không tính theo tiết khí như khoa Tử Bình lập Tứ trụ), để lập cục an Sao trên lá số. Còn khi lập Tứ trụ thì phải căn cứ xem ngày sinh đó đang ở trong Tiết khí nào. Hai phương pháp xem độc lập nhưng có thể bổ sung các tiêu chí thông tin về vận số cho nhau. Nếu chỉ ứng dụng một phương pháp để xem thì không khai thác hết các tiêu chí thông tin tàng chứa trong Tứ trụ hoặc lá số.

5. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, từ ngày 1 tháng 5 năm 1975, giờ Việt Nam (Đông Dương) trở lại đúng GMT+7. (Ngày 13 tháng 6 năm 1975 có thông báo của chính phủ Việt Nam thống nhất cả nước dùng giờ Đông Dương theo múi giờ GMT+7; nhưng đã thay đổi giờ ngay sau ngày giải phóng).


Thanked by 2 Members:

#145 VanHiep

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1156 Bài viết:
  • 4386 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 12:31

Các cụ ngày xưa giỏi thật, không có kính thiên văn Hubble mà vẫn tính được thời điểm sóc, vọng, ngày giờ vào tiết khí chính xác đến từng giây. Các sách tính lịch của các cụ không bao giờ phổ biến công khai vì các quan làm lịch luôn bí mật chỉ truyền cho con cháu để con cháu không bao giờ bị thất nghiệp, thời thế nào chiều đình cũng phải dùng đến. lethanhnhi biết tiếng Hán thử download cuốn thái ất số thống tông đại toàn và dịch cái chương đầu cho Alex tham khảo xem ngày xưa các cụ loay hoay tính lịch như thế nào, cuốn này công khai mà phần lịch pháp đọc đã thấy choáng rồi. Thiên văn học hiện đại tính âm lịch cũng chỉ lấy cảm hứng được từ 1 phần nhỏ của các cụ mà thôi.

Thanked by 1 Member:

#146 zer0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 482 Bài viết:
  • 1005 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 13:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VanHiep, on 18/11/2012 - 12:31, said:

Thiên văn học hiện đại tính âm lịch cũng chỉ lấy cảm hứng được từ 1 phần nhỏ của các cụ mà thôi.

Cac' cụ ngày xưa giỏi thì chúng ta đây không cần bàn cãi, nhưng nếu nói Thiên văn học hiện đại tính âm lịch chỉ lấy một phần nhỏ cảm hứng từ các cụ thì bạn VanHiep. có thể vui lòng chứng minh cụ thể một phần nhỏ đó như thế nào không ?

Thanked by 1 Member:

#147 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 13:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 18/11/2012 - 10:27, said:

1. Nhưng trước đó cần xem quy ước ngày dương lịch là gì, có một tọa độ quy ước cố định nào đó trên thế giới dùng trong việc quy ước ngày không, nếu không thì khi điểm A đúng 0 giờ, thì trước nó về phía Đông 15 độ là 23:00 giờ ngày cũ hay 01:00 giờ ngày mới ?

2. Và quay lại âm lịch, âm lịch có cần một mốc địa lý cố định nào đó để chuyển ngày không, vì coi như đang không có dương lịch. Người Trung Quốc loay hoay tính âm lịch thế nào thời xưa.

1/ Có cái mốc gọi là International Day Line nằm ở giữa múi giờ 12 và -12, đi gần kinh tuyến 180. Có thể hình dung là múi giờ 12 nằm bên trái, múi giờ -12 nằm bên phải, và qui định thì đi từ trái sang phải băng qua giới tuyến (eastward) thì cộng -24 tiếng, ngược lại, westward thì +24 tiếng.

2/ Có thể đại khái là ngày 1 Âm Lịch theo người xưa bằng phương pháp đơn giản nhất là dùng mắt để nhìn Trăng Non (còn cách chi tiết hơn thì dựa vào tính toán). Vào cuối tháng, sau khi mặt trời lặn thì người ta dòm mặt Trăng, đêm nào mà thấy Trăng lú nhô ra thì họ xem hôm đó là ngày Mồng 1.

Thành thử, dù không biết Dương Lịch là ngày mấy, nhưng vẫn có thể biết được Âm Lịch (Ngày Dương Lịch được dựa vào Mặt Trời. Xưa lấy chính Ngọ làm giữa trưa, rồi căn ngược lại để tìm nữa đêm là bắt đầu Ngày mới). Chẳng hạn như Sóc xảy ra vào lúc 5 giờ sáng GMT. Tức lúc đó bên phía Đông dĩ nhiên là ngày Mồng 1 vì đêm hôm đó dòm có lẽ sẽ thấy trăng nhú ra. Về phía Tây 5 giờ cũng vậy, cũng là ngày 1 vì lúc đó là 0 giờ trở đi. Qua tiếp phía Tây thì lại là chiều tối (chiều tối ngày hôm đó ở bên Tây như Cali), và vào đêm tối hôm đó ở Cali có thể Trăng cũng nhú lên, họ cũng xem đó là ngày mồng 1. Nhưng xét theo thời gian (theo mặt Trời) thì bắt buộc phải cách biệt 1 Ngày.

Người xưa họ chỉ có thế giới của riêng họ, không biết và cũng không cần biết thế giới bên ngoài. Trong thế giới họ dùng 1 hệ thống Lịch, chứ không như bây giờ nhiều nước nhiều múi giờ, v.v... .

=================

*** Việc mấy bài trước tại sao NL phải phản luận lại vì ngây từ đầu Alex lập luận về "không có giờ Sóc địa phương" rồi dẫn tới "không có Ngày Sóc đia phương" gì đó (Bác VDTT cũng có viết bài nói về điều đó). Rồi sau đó lại thêm mấy vấn đề khác. Mà như đã thấy, vấn đề nó tính liên quan, hệ thống, chứ không phải là lẽ tẻ hoặc không có tính liên kết. Mà thôi, không muốn vòng vo lại những cái đã qua.

Sửa bởi NgoaLong: 18/11/2012 - 13:17


Thanked by 2 Members:

#148 zer0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 482 Bài viết:
  • 1005 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 13:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 18/11/2012 - 02:02, said:

@bác VDTT & AlexPhong:

Bây giờ mới rõ điều Alex muốn nói, Alex trình bày/diễn đạt ấp a ấp úng và không rõ ràng ý muốn nói. Nếu NL nghĩ không sai thì ý của Alex như là khi thời điểm Sóc xảy ra, tức khi góc Mặt trời và mặt Trăng bằng 0 thì ta lấy vị trí như có thể là ở giữa trung tâm hướng về mặt trời, mặt trăng (như thời điểm sóc của tháng A thì tại kinh tuyết 105 hướng chiều về trung tâm vũ trụ (mặt trời), tháng B thì có thể là kinh tuyết ở Nhật, tháng C có thể là kinh tuyến ở NewYork, v.v...).

Theo tôi hiểu mặt trời là mặt trời, mặt trăng là mặt trăng và vũ trụ là bao phũ trùm lên vạn vật . Sao lại có thêm trung tâm vũ trụ (mặt trời) ? Trình bày, giải thích rối tung lên thế thì trách gì người khác đọc không hiễu

Thanked by 2 Members:

#149 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8846 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 13:22

1. Theo NgoaLong thì cách khởi ngày âm lịch có cần lấy một địa điểm cố định nào đó (hoặc kinh tuyến cố định) làm mốc giống ngày dương lịch không ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 18/11/2012 - 13:13, said:

2/ Có thể đại khái là ngày 1 Âm Lịch theo người xưa bằng phương pháp đơn giản nhất là dùng mắt để nhìn Trăng Non (còn cách chi tiết hơn thì dựa vào tính toán). Vào cuối tháng, sau khi mặt trời lặn thì người ta dòm mặt Trăng, đêm nào mà thấy Trăng lú nhô ra thì họ xem hôm đó là ngày Mồng 1.

Thành thử, dù không biết Dương Lịch là ngày mấy, nhưng vẫn có thể biết được Âm Lịch (Ngày Dương Lịch được dựa vào Mặt Trời. Xưa lấy chính Ngọ làm giữa trưa, rồi căn ngược lại để tìm nữa đêm là bắt đầu Ngày mới). Chẳng hạn như Sóc xảy ra vào lúc 5 giờ sáng GMT. Tức lúc đó bên phía Đông dĩ nhiên là ngày Mồng 1 vì đêm hôm đó dòm có lẽ sẽ thấy trăng nhú ra. Về phía Tây 5 giờ cũng vậy, cũng là ngày 1 vì lúc đó là 0 giờ trở đi. Qua tiếp phía Tây thì lại là chiều tối (chiều tối ngày hôm đó ở bên Tây như Cali), và vào đêm tối hôm đó ở Cali có thể Trăng cũng nhú lên, họ cũng xem đó là ngày mồng 1. Nhưng xét theo thời gian (theo mặt Trời) thì bắt buộc phải cách biệt 1 Ngày.

Người xưa họ chỉ có thế giới của riêng họ, không biết và cũng không cần biết thế giới bên ngoài. Trong thế giới họ dùng 1 hệ thống Lịch, chứ không như bây giờ nhiều nước nhiều múi giờ, v.v... .

2. Mục 2 này NgoaLong nghĩ vậy hay có tài liệu dẫn chứng ?

Sửa bởi AlexPhong: 18/11/2012 - 13:27


Thanked by 2 Members:

#150 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 13:28

@AlexPhong: Dĩ nhiên là có đọc biết qua mới nói, chứ tự suy diễn linh tinh sao được.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

49 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 49 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |