Jump to content

Advertisements




Số Warrent Buffet


315 replies to this topic

#121 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 3139 Bài viết:
  • 27367 thanks

Gửi vào 17/11/2012 - 12:50

<p> </p>
<div>Michele Ferrero,</div>
<div>lá số  Giờ Tỵ    của ông này Phúc cung có  Tham- Trường sinh = đại thọ , vì cung Phúc có cách  phát về mồ mả ( mả phát ) nên Tài cung cũng  được hưởng sái , nhìn Tài cung thì cũng thấy có chất kẹo ngọt  trong đó  , con trai thứ  mất vì đi xe đạp bị </div>
<div>xe hơi tung năm  2011 , Mão niên ,  mới nhìn cung Điền tọa Mão, tui không hiểu tại sao có Tang môn, nên cho là ông này được hưởng gia sản lớn lao của cha ông ,</div>
<div>( Tang -Quang - Cự - 2 Lộc ) ,nhưng đó chỉ là 1/2  mảnh của Tang môn , năm 2011 Thiên bàn  rơi vào Tử cung , Địa bàn ngộ  Cự-Tang - 2 Hổ - L.khốc -điếu  ,</div>
<div>nên tiền vào như nước  ( Cự- 2 Lộc ) mà con phải ra đi ,  điều này cũng dễ hiểu vì </div>
<div>Thương Thực sinh Tài thì Tài vượng , khi sinh cho kẻ  khác thì mình bị cạn kiệt , Thực Thương chủ về con , nên  tiền tài vô nhiều thì con cái dễ hư  hỏng ,  mất mát v.v. cái lý nhị nguyên này có khi người ta không để ý .</div>
<div>Xét về nguyên cớ  cái chết của   người con trai thì có thể dùng Thiên đồng sẽ nhìn thấy rõ ràng , với lại cung Tử đã chứa sẵn cái ngòi Bạch hổ .</div>
<div>Lá số này thật ra bình thường , nhưng nhìn kỹ  thì Phúc /Tài / Điền quá đẹp ,</div>
<div> </div>
<div> Lá số giờ Ngọ , Tử - Phá - phá toái cư Phúc  thường là loại Phá tổ nghiệp ( không theo nghề của cha/ ông ) , tuy là có Kỳ cách , Liêm- Tham kô-kiếp  ngộ Tuần , thì hy vọng hưởng được  bộ  Phủ -Tướng - Lộc triều viên , nhưng Tài cung Thiên tướng ngộ Triệt  (  phùng Phủ khán Tướng ) lại thiếu các cách Giáp của Tài cung nên</div>
<div>khó thể phát lớn .</div>
<div> </div>


#122 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 17/11/2012 - 13:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 16/11/2012 - 08:06, said:

May quá có bác ở đây nếu không cháu không biết trao đổi với ai vì các hội viên trẻ đa số thiếu kiến thức về lịch lại hay dỗi hờn trong tranh luận.

Cháu vào đề:

1. Thứ nhất cần xem lại khái niệm "địa phương".

Giờ địa phương được hiểu là giờ của từng địa phương trên mặt đất, giờ địa phương có tính tuần tự. Ví dụ: trong một ngày nếu giờ sun transit tại một địa phương là 11:40 thì khi mặt trời đi qua từng địa phương khác giờ sun transit của các địa phương cũng luôn luôn là 11:40.

Nhưng không có khái niệm "điểm Sóc địa phương" theo cách hiểu "địa phương" như trên vì tại một thời điểm toàn thế giới phải vào Sóc. Giờ Sóc được hiểu như giờ nổ quả bomb nguyên tử tại một điểm trên trái đất chứ bomb nguyên tử không lần lượt nổ khi thay đổi kinh tuyến như ánh mặt trời.
Đồng ý điểm này: Hoàn toàn không có “điểm Sóc địa phương”. Điểm Sóc là điểm sóc của toàn thể trái đất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 16/11/2012 - 08:06, said:

Không có "giờ Sóc địa phương" thì dẫn đến việc không có "ngày Sóc địa phương". Không có ngày Sóc địa phương thì không có khái niệm "ngày âm lịch địa phương".

Nếu có, thì hai khái niệm địa phương bị sai nhau.

Đến đây thì lập luận của anh lỏng lẻo vì anh giả sử rằng “ngày Sóc địa phương” phải lệ thuộc vào “giờ Sóc địa phương” mới mong hiện hữu được. Giả sử này bắt nguồn từ đâu tôi không rõ, nhưng theo tôi thì cái lý của việc thiết lập âm lịch (thực ra nên gọi là âm dương lịch nhưng hãy gọi là âm lịch vì đã quen rồi) hoàn toàn không cần đến giả sử ấy (dạo cạo Occam, không cần là bỏ).

Tử Vi chỉ cần:
-Nhìn nhận sự hiện hữu của bốn đơn vị thời gian: Năm, tháng, ngày, giờ.
-Giả sử mỗi đơn vị ngắn là thành phần của đơn vị dài trước nó. Rõ hơn, tháng là các thành phần của năm, ngày là các thành phần của tháng, và giờ là các thành phần của ngày. Giả sử này tự nhiên và có tính xuyên suốt nhất quán.
-Âm lịch phù hợp Tử Vi vì Tử Vi dựa trên lý “khai sinh” mà các đơn vị thời gian của âm lịch lại tạo thành một chuỗi có tính “khai sinh”: Tháng giêng là tháng “khai sinh” của đơn vị năm, ngày mùng một là ngày “khai sinh” của đơn vị tháng, giờ Tí là giờ “khai sinh” của đơn vị ngày.

Vấn đề là làm sao định ngày mùng một, tức ngày “khai sinh”.
Một quy luật lớn của khoa học là phải tận dụng các điều kiện của thiên nhiên. Âm lịch đã nối kết tháng với mặt trăng thì tất nhiên phải dùng hoàn cảnh của mặt trăng mà định ngày “khai sinh”. Dùng lý tuần hoàn sinh thành trụ diệt thì thấy ngay trăng tròn phải ứng giữa tháng, cho nên phải chọn ngày có tính tương phản lại “trăng tròn”, tức ngày hoàn toàn không trăng làm ngày khai sinh.

Cái lý để chọn ngày khai sinh (tức ngày mùng một) cho khoa Tử Vi là như vậy. Có thể thấy rằng trong cái lý này, yếu tố giờ chẳng có tiếng nói nào cả.

Nhưng một khi ngày khai sinh đã được chọn rồi thì các giờ Tí, Sửu, Dần v.v… vốn là thành phần của ngày sẽ phải được an bài theo cách tự nhiên nhất, tức giờ Tí ứng nửa đêm (về sáng), kế là giờ Sửu, giờ Mão v.v…


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 16/11/2012 - 08:06, said:

2. Thứ hai, việc lấy giờ full moon một cách chính xác là không cần thiết, bởi vì ngày mùng 1 được quy ước là ngày chứa Sóc, sai lệch có thể đến 23 tiếng 59 phút để giữ nguyên khung ngày. Ngày âm lịch không tính theo giờ. Suy luận ngày trăng tròn là ngày chứa điểm full moon là sai, bởi vì mốc ngày chứa Sóc là duy nhất và bắt buộc để phân tháng, là quy ước của con người để giảm thiểu sai số chứ không phải lý tự nhiên. Và từ đầu tháng ngày Sóc đã có thể lệch đến 23 tiếng đồng hồ, thì giữa tháng có chính xác đến giây cũng vô nghĩa.

Điểm anh vừa nói rất đúng, nhưng chỉ đúng cho cách làm âm lịch hiện tại. Ở đây tôi chú trọng đến cái lý của khoa Tử Vi, nên thực ra cái mà chúng ta cần là “lịch Tử Vi” (là một loại lịch giả tưởng trong hiện tại, vì chưa ai bỏ công ra làm). Tình cờ âm lịch đã trùng với lịch Tử Vi trong nhiều trường hợp, nên ta có khuynh hướng đồng nhất âm lịch với lịch Tử Vi. Nhưng bây giờ đã có những người như tôi cho rằng có một số trường hợp lịch Tử Vi phải khác âm lịch.

Thành thử chuyện định điểm Sóc như hiện tại là chuyện của âm lịch, dĩ nhiên tôi cho là nó thiếu tự nhiên (hoặc không đủ tự nhiên) vì có khi làm cho thời điểm trăng tròn lệch đi một đêm. Nói cách khác, tôi cho rằng phải thêm yếu tố trăng tròn vào bài toán định ngày mùng một.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 16/11/2012 - 08:06, said:

3. Nếu thống nhất khái niệm "địa phương" thì phải lấy khái niệm "địa phương" của giờ làm khái niệm duy nhất. Và nếu tử vi lấy theo lý của giờ thì ngày âm lịch không thể lấy máy móc theo lịch Hồ Ngọc Đức.

Lịch thì vẫn theo Hồ Ngọc Đức nhưng âm lịch tử vi phải tính theo giờ. Nói cách khác, vào thời điểm Sóc có hai ngày âm lịch theo lịch thì ngày nhỏ hơn sẽ là ngày mùng 1 và tuần tự tiệm tiến tính theo múi giờ.
Những điểm trên đây chỉ giữ lại cho đầy đủ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 16/11/2012 - 08:06, said:

Nếu bác sai, thì có lẽ sai lầm nằm ở chỗ: giờ là lý tự nhiên của mặt trời, còn ngày chứa Sóc là quy ước của con người, và bác ép lý tự nhiên phải theo quy ước con người. Trong khi tử vi là tự nhiên.
Tôi đồng ý việc dùng ngày chứa Sóc như hiện tại là quy ước của con người, nhưng theo tôi quy ước này có kết quả gần đúng. Tôi chỉ đề nghị thêm yếu tố trăng tròn cho bài toán Tử Vi đạt độ chính xác cao hơn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 16/11/2012 - 08:06, said:

Cho nên cháu nghĩ tử vi phải theo lý tự nhiên thì đúng hơn, ngày phải tính theo giờ (trong khi ngày chứa Sóc không tính theo giờ). Và thực nghiệm cũng đồng tình với cháu.

Bữa hôm cháu đều theo phép tính ngày âm lịch thiên văn nhưng giờ ngộ ra, rất thoải mái và tự tin với cách lấy lịch của mình, vì không còn hoài nghi mà nghiệm lý đại đột phá không ngừng, rất thú vị.
Anh nói “ngày phải tính theo giờ” có nghĩa gì? Tôi hy vọng không phải là lấy điểm Sóc làm đầu giờ Tí ngày mùng một.
Viết thêm: Đã đọc lại đoạn trên và hiểu ý anh. Có phải anh muốn nói rằng nếu dùng âm lịch địa phương thấy hai ngày khác nhau thì luôn luôn dùng ngày nhỏ hơn làm ngày sinh, còn giờ thì vẫn tính như thường? Nếu quả ý anh như vậy thì xin xác định, tôi sẽ đưa ý kiến sau.

Sửa bởi VDTT: 17/11/2012 - 13:27


#123 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 17/11/2012 - 17:33

Trích dẫn

Vấn đề là làm sao định ngày mùng một, tức ngày “khai sinh”.
Một quy luật lớn của khoa học là phải tận dụng các điều kiện của thiên nhiên. Âm lịch đã nối kết tháng với mặt trăng thì tất nhiên phải dùng hoàn cảnh của mặt trăng mà định ngày “khai sinh”. Dùng lý tuần hoàn sinh thành trụ diệt thì thấy ngay trăng tròn phải ứng giữa tháng, cho nên phải chọn ngày có tính tương phản lại “trăng tròn”, tức ngày hoàn toàn không trăng làm ngày khai sinh.

Cái lý để chọn ngày khai sinh (tức ngày mùng một) cho khoa Tử Vi là như vậy. Có thể thấy rằng trong cái lý này, yếu tố giờ chẳng có tiếng nói nào cả.

Nhưng một khi ngày khai sinh đã được chọn rồi thì các giờ Tí, Sửu, Dần v.v… vốn là thành phần của ngày sẽ phải được an bài theo cách tự nhiên nhất, tức giờ Tí ứng nửa đêm (về sáng), kế là giờ Sửu, giờ Mão v.v…


Thưa bác VDTT,
Nếu theo như lập luận dẫn trên thì cháu e rằng không chặt chẽ. Vì rằng "trăng tròn" được tính theo thời điểm chứ không phải theo ngày, cũng như Sóc cũng tính theo thời điểm chứ không phải theo ngày (ngoài THỜI điểm đó thì Trời-Đất-Trăng, Trời-Trăng-Đất không còn nằm đồng trục nữa).
Mà đã nói đến thời điểm thì tức là ta đang nói đến giờ chứ không phải là nói đến ngày. Và nếu nói đến "ngày" thì tức là đã bao hàm ý chỉ giờ rồi, nên không thể nói "yếu tố giờ không có tiếng nói".

Ngày được quy ước xác định bởi thời điểm đứng bóng (MTrời đi qua đỉnh đầu, kinh tuyến địa phương) của mặt trời và cái lý sinh thành trụ diệt nên lúc đứng bóng là giữa ngày, cũng y như vai trò của trăng đối với tháng.

Cho nên, về bản chất thì ngày mồng 1 (khai sinh) được xác định đồng thời bởi 2 yếu tố Trăng Tròn và Mặt Trời Đứng Bóng. Hay nói cách khác là được xác định theo 2 vầng Nguyệt và Nhật, hoặc nói khác nữa là xác định theo tháng và giờ.

Nếu không được xác định đồng thời theo tháng và giờ (âm, dương) thì cháu e rằng lý thuyết của ông Tạ Phồn Trị sẽ bị lung lay ngay ở phần đầu.

Thanked by 3 Members:

#124 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8846 thanks

Gửi vào 17/11/2012 - 17:52

@bác VDTT:
Điểm đồng ý kiến: Phải có một loại lịch gọi là lịch tử vi, nó là âm dương lịch phù hợp với lý tự nhiên của tử vi.

Điểm bất đồng thứ nhất:
- Bác cho rằng "Giả sử mỗi đơn vị ngắn là thành phần của đơn vị dài trước nó". Nhưng cháu nghĩ khác, mỗi đơn vị có liên quan nhưng tồn tại độc lập và không phụ thuộc một cách chính xác vào các đơn vị khác.
- "Cái lý để chọn ngày khai sinh (tức ngày mùng một) cho khoa Tử Vi là như vậy. Có thể thấy rằng trong cái lý này, yếu tố giờ chẳng có tiếng nói nào cả." Cháu lại nghĩ ngược lại, yếu tố giờ là yếu tố căn bản nhất của "lịch Tử Vi", và nó cực kỳ ổn định. Bất cứ năm tháng xoay vần thì một ngày vẫn đều đặn 24 tiếng. Tất nhiên có sai số giữa hai ngày xa nhau trong năm, nhưng giữa hai ngày liền kề thì sai số giờ chẳng hề đáng kể.

Điểm bất đồng thứ hai:
-Trong tử vi phải xác định điểm khởi đầu, nhưng theo cháu nếu điểm giữa như full moon có lệch với điểm khởi đầu thì phải theo điểm khởi đầu. Còn bác cho rằng phải điều chỉnh lại. Cháu đồng ý nếu điều chỉnh được thì tốt quá nhưng không cần thiết vì nó không thể phủ định điểm new moon.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Còn về ngày Sóc, cháu đồng ý là ngày chứa điểm Sóc, nhưng cháu cho yếu tố giờ độc lập với yếu tố ngày (hay tháng), cho nên ngày Sóc cứ chứa Sóc và một ngày vẫn bắt đầu từ 0 giờ kể cả ngày mùng 1 (hoặc 23 giờ hôm trước, sẽ nói sau khi đi vào chi tiết, nhưng hiện tại chưa phải yếu tố quan trọng). Cách lấy ngày mùng 1 chứa điểm Sóc là cách tính có sai số thấp nhất trong phép làm lịch mà vẫn đảm bảo ngày bắt đầu từ 0 giờ (hoặc 23 giờ hôm trước). Chính vì sự độc lập này mà cung mệnh bao hàm hai yếu tố tháng và giờ đảm bảo cân đối được sai số từ điểm Sóc và 0 giờ (hoặc 23 giờ hôm trước) của ngày mùng 1.

Nhưng điểm khác biệt cơ bản là: cháu cho rằng một điểm A nào đó trên thế giới chuyển sang mùng 1, và lần lượt toàn bộ thế giới chuyển sang mùng 1 (chứ không phải đồng thời) cho thỏa lý liên tục của giờ trong ngày, hình tượng này giống hình tượng mặt trời quét qua bề mặt địa cầu lần lượt từng kinh độ một, cho nên chỉ có một ngày mùng 1 duy nhất tính theo dương lịch. Và đây chính là "lịch tử vi", dựa trên âm dương lịch nhưng có điều chỉnh để thỏa lý tuần tự của giờ.

"Ngày phải tính theo giờ" ý là vậy chứ cháu không tính giờ Tý bắt đầu từ thời điểm Sóc. Vì có lấy từ điểm Sóc thì tháng sau điểm Sóc lại khác. Ngày chứa Sóc đã thỏa sai số nhỏ nhất rồi.

Nếu bác đã rõ ý, thì có lẽ đi tiếp để trao đổi về điểm A này ?

Sửa bởi AlexPhong: 17/11/2012 - 17:56


Thanked by 4 Members:

#125 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 17/11/2012 - 22:36

Nói dông dài nhưng có thể rút lại ý của Alex là lấy thời điểm xảy ra Sóc theo giờ giấc tại một nơi nào đó trên thế giới làm mốc, ví như tính theo giờ Trung Quốc chẳng hạn.

Vậy tại sao mốc nằm tại vị trí ấy, tại sao nó là tâm điểm? Tại sao không phải nơi B, nơi C, nơi D, v.v... mà phải là nơi A? Nếu quy về 1, xem đó là trung tâm địa cầu, thì, giờ Sinh có cần phải quy luôn về ấy không, như một số người chuyển giờ sinh theo giờ Trung Quốc có thể lấy cái lý như xem địa cầu là 1 nơi nhỏ bé và các vì sao/hành tinh chiếu vào địa cầu trong khoảng khắc ấy, mà Tử Vi được quan sát, tính toán, và lập nên tại Trung Hoa nên họ chuyển giờ theo Trung Quốc, v.v.... (ví dụ như giờ Ngọ ở TQ thì Không Kiếp ở Tỵ, lúc đó bất cứ nơi nào trên thế giới thì cũng đều có Không Kiếp chiếu như vậy [chỉ là thí dụ như thế thôi]. Nếu đổi về giờ Trung Quốc thì sau khi cộng múi giờ vào nó quá 24 giờ thì có phải cộng thêm 1 ngày không? Và vân vân ....

Theo Alex thì Ngày (Âm Lịch) cả thế giới đều giống nhau, còn giờ thì không phải giống, Giờ theo tự nhiên, đại khái là theo mặt trời làm chuẩn. Vậy thì nảy sinh ra vấn đề này ... . Như trường hợp tại Trung Quốc là 22:30 ngày mồng 1 tháng 1 Âm Lịch thì coi đó là giờ Hợi ngày 1 tháng 1 Âm, cùng thời gian thì tại Nhật là 23:30 thì theo Alex phải xem đó là giờ Tí của ngày 1 tháng 1 Âm. Vậy như thế thì có hợp không? Trong khi ở xác cạnh mà cách nhau 12 canh giờ và lại đi trước Nhật 12 canh giờ?

Ví dụ khác, tại Trung Quốc lúc ấy là 23:30 ngày mồng 1 tháng 1 Âm Lịch thì coi đó là giờ Tí ngày 1 tháng 1 Âm, cùng thời gian thì tại Việt Nam lúc đó là 22:30 thì theo Alex phải xem đó là giờ Hợi của ngày 1 tháng 1 Âm. Vậy như thế có hợp không? Chẳng lẽ ở xác cạnh mà cách nhau 12
canh giờ, và lại đi trước Trung Quốc 12 canh giờ?

Cho dù lấy mốc ở bất kỳ một nơi nào khác thì cũng như thế.

Như vậy tính hệ thống nó còn lộn tùng phèo, rối tung lên.

Sửa bởi NgoaLong: 17/11/2012 - 22:41


Thanked by 3 Members:

#126 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 17/11/2012 - 23:08

@AlexPhong:

Anh nên đọc lại kỹ bài trên của NL. Vấn đề ở đây là trong khoa học nguyên lý bình đẳng phải được tôn trọng. Theo nguyên lý bình đẳng thì mọi múi giờ trên thế giới đều như nhau cả.

Anh thử xét lại xem cách chọn ngày của anh có phù hợp nguyên lý đó hay không. (Tôi thấy là không).

Vài dòng góp ý.

#127 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15458 thanks

Gửi vào 17/11/2012 - 23:31

Sau 1 thời gian ngâm cứu, tạm thời thấy lá số Thất Sát Văn Khúc tại Tý là khả thi nhất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#128 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 17/11/2012 - 23:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 17/11/2012 - 23:31, said:

Sau 1 thời gian ngâm cứu, tạm thời thấy lá số Thất Sát Văn Khúc tại Tý là khả thi nhất.

Tôi nghĩ luận Tử Vi phải bắt đầu bằng lá số chính xác nhất dựa theo năm tháng ngày giờ sinh, thấy không phù hợp mới nói chuyện du di sau.

Lá số này theo năm tháng ngày giờ sinh có hai vấn đề:
1) Ngày: Theo lịch VN, không phải lịch địa phương. Phạm nguyên lý bình đẳng (VN cũng chỉ là một địa phương. Ông WB sinh ở Mỹ tại sao phải theo lịch VN?)
2) Giờ: Mặt trời ở đỉnh đầu lúc 12:25pm, nên 3pm phải điều chỉnh lại thành 2:35pm. Theo mọi cách đều phải coi giờ Mùi trước. Cực chẳng đã mới đụng đến giờ Thân.

Đó là bàn về sự tương quan hoặc thiếu tương quan giữa lá số được lập thành với dữ liệu sinh thành. Là một đề tài còn phải tranh luận dài lâu, có thể đành tạm thông qua.

Nay bàn về sự tương quan giữa lá số với đời sống thật, tại sao anh chọn lá số này mà không phải là các lá số khác (mùng 7 giờ Mùi, mùng 8 giờ Mùi hoặc giờ Thân)?

#129 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 00:10

Lá số Warren Buffett lấy theo Lịch địa phương, giờ Mùi:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




@bác VDTT: Cái thời điểm 3 giờ nếu là giờ trên giấy khai sinh thì ắt hẳn không có vấn đề gì, lúc ấy chỉ cần xét giờ Mùi của ngày 7 và 8 AL thôi. Nhưng cái 3 giờ đó là giờ được truyền qua người bạn, mà người bạn đó được ông Buffet nói bằng miệng (ý là không phải show bằng giấy khai sinh). Thành thử, cũng không loại trừ khả năng chính đương số round tròn thành giờ chẳn, nói theo kiểu khoảng khoảng ấy. Với lại, cái giờ sinh 3 giờ nó tròn trịa quá.

Thành thử, nếu ai theo Lịch địa phương có thể xét lá số ngày 8 giờ Mùi, và dòm thêm lá số giờ Thân.

Còn những ai theo Lịch Tàu/Việt thì có thể xét lá số ngày 7 giờ Mùi, và dòm thêm lá số giờ Thân.

Thanked by 2 Members:

#130 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15458 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 00:14

Gửi chú VDTT,

Trước hết về giờ sinh, thì độ khả tín chỉ là A, và ghi là 15:00, có nghĩa là giờ sinh cũng chỉ nhờ theo memory là trong khoảng đó, do vậy cần xem xét cả hai giờ Mùi và Thân.

Thực ra ở các bài trước thì cháu và vài người đều thấy lá số ngày mùng 8, giờ Thân là hợp lý với mệnh Cự Môn cư Tý, thân Thái Dương cư Thìn, mệnh thân hội Song Lộc.

Một vài người cũng chọn số giờ Mùi mùng 7, nhưng theo quan điểm cá nhân, mệnh và thân đều VCD, mệnh hội Âm Dương bị Kình Đà Kị Hao phá, con người chần chừ do dự bất quyết, khó có thể trở thành một người đầu tư mạnh bạo, kiên định được.

Còn giờ Mùi mùng 8, Thiên Tướng cư Sửu thì chưa ai bàn tới.

Hiện tại cháu nghiêng về lá số Thất Sát hơn vì có đối chiếu một số môn học khác, cũng có những nhận định cá nhân, nhưng trình bày sẽ khá mất nhiều thời gian, nên cháu sẽ trình bày sau khi nghe nhận định của chú về 4 lá số này.

Thanked by 1 Member:

#131 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 00:19

@Ngọa Long: Đồng ý là có thể xê dịch khỏi lúc 3:00pm một chút. Nên có thể phát biểu là (theo dữ liệu thì) giờ Mùi xác xuất cao hơn giờ Thân!

Tôi vẫn tò mò muốn biết bạn AnKhoa dùng tiêu chuẩn nào để chọn lá số mùng 7 giờ Thân.

Viết thêm:
@AnKhoa: Vừa thấy message trên của anh. Tôi sẽ luận qua lá số Thiên Tướng vì lá ấy (theo dữ liệu) phù hợp nhất với cách lập số của tôi.

Hiện bận chút, nhưng trong vòng 2 ngày tôi sẽ có bài về lá số này.

Sửa bởi VDTT: 18/11/2012 - 00:23


Thanked by 4 Members:

#132 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8846 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 00:47

@ bác VDTT: coi như bác không có ý kiến gì về các điểm bất đồng cháu liệt kê phía trên, không cứ đồng tình hay phản đối miễn rõ ý là tốt rồi.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bây giờ bắt đầu trao đổi về điểm A. Vì chưa nói rõ cách tính điểm A nên bài phản biện của NgoaLong hơi vội. Điểm A thuộc kinh độ A nào đó, và kinh độ A này có thể là bất cứ kinh độ nào trên thế giới chứ không phải một vị trí cố định như Bắc Kinh hay Tokyo. Nó chỉ là một điểm mốc, tùy thời điểm Sóc khác nhau mà nó khác nhau.

NL đang hiểu lầm hoàn toàn do bắt "toàn bộ thế giới chuyển mùng 1 cùng một lúc", nhắc lại đó là cách tính của NgoaLong, NL vẫn giữ cách nghĩ đó khi phản biện nên đã hiểu sai vấn đề.

Nhắc lại: toàn bộ thế giới không chuyển mùng 1 cùng một lúc, mà tuần tự bước sang mùng 1, tức là có những vùng đã sang mùng 1 thì vẫn còn những vùng ở ngày 30 tháng trước.

Nếu đã lĩnh ý và viết lại #124 thì tôi sẽ chờ trao đổi sau.

Thanked by 4 Members:

#133 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 02:02

@bác VDTT & AlexPhong:

Bây giờ mới rõ điều Alex muốn nói, Alex trình bày/diễn đạt ấp a ấp úng và không rõ ràng ý muốn nói. Nếu NL nghĩ không sai thì ý của Alex như là khi thời điểm Sóc xảy ra, tức khi góc Mặt trời và mặt Trăng bằng 0 thì ta lấy vị trí như có thể là ở giữa trung tâm hướng về mặt trời, mặt trăng (như thời điểm sóc của tháng A thì tại kinh tuyết 105 hướng chiều về trung tâm vũ trụ (mặt trời), tháng B thì có thể là kinh tuyết ở Nhật, tháng C có thể là kinh tuyến ở NewYork, v.v...).

Nhưng đó lại là việc làm trùng lặp lại với việc "điểm Sóc được định" rồi, và dù tính kiểu đó thì cũng có sự lệch 1 ngày (chính Alex cũng thừa nhận vậy). Thế thì vấn đề có khác biệt gì đâu nhỉ?

Còn nếu không phải vậy, mà cái mốc địa điểm được định tùy theo thời gian xảy ra Sóc theo một cách lung tung, không có tính liên kết thì không hợp. Cái này chờ xem ý của Alex về nó như thế nào.

Sửa bởi NgoaLong: 18/11/2012 - 02:07


Thanked by 1 Member:

#134 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8846 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 02:30

Ấp úng không thì bài viết còn đó, vốn định viết cho bác VDTT nhưng NgoaLong loi choi xen vào trong khi tư duy ngộ nhận. NgoaLong đã nhầm 2 lần, không thể hiểu thì dừng trao đổi cũng ok. Lịch pháp không dành cho mọi người. Đã là lỗi tư duy thì rất khó sửa.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khi nói giờ Sóc vào lúc 06:40 có nghĩa là nói giờ địa phương X nào đó. Còn vào lúc đó, trên thế giới luôn tồn tại địa phương Y đúng 00:00. Nhưng mốc quy ước ngày mới có thể chẳng phải địa phương Y nên ngày không tính từ Y nên phải lấy ngày chứa Sóc là vì vậy.

Nói đơn giản thế này: tại bất kỳ thời điểm nào (tuyệt đối) thế giới luôn luôn có hai vùng: vùng đã sang ngày X+1 dương lịch và vùng vẫn còn ở ngày X dương lịch. Vào thời điểm Sóc, ngày X+1 sẽ là mùng 1, còn ngày X là ngày 30 phải đợi đến khi sang ngày X+1 thì vào mùng 1.

Nói cách khác X+1 luôn là mùng 1.

Sửa bởi AlexPhong: 18/11/2012 - 02:48


Thanked by 3 Members:

#135 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 18/11/2012 - 03:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 18/11/2012 - 02:30, said:

Ấp úng không thì bài viết còn đó, vốn định viết cho bác VDTT nhưng NgoaLong loi choi xen vào trong khi tư duy ngộ nhận. NgoaLong đã nhầm 2 lần, không thể hiểu thì dừng trao đổi cũng ok. Lịch pháp không dành cho mọi người. Đã là lỗi tư duy thì rất khó sửa.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khi nói giờ Sóc vào lúc 06:40 có nghĩa là nói giờ địa phương X nào đó. Còn vào lúc đó, trên thế giới luôn tồn tại địa phương Y đúng 00:00. Nhưng mốc quy ước ngày mới có thể chẳng phải địa phương Y nên ngày không tính từ Y nên phải lấy ngày chứa Sóc là vì vậy.

Nói đơn giản thế này: tại bất kỳ thời điểm nào (tuyệt đối) thế giới luôn luôn có hai vùng: vùng đã sang ngày X+1 dương lịch và vùng vẫn còn ở ngày X dương lịch. Vào thời điểm Sóc, ngày X+1 sẽ là mùng 1, còn ngày X là ngày 30 phải đợi đến khi sang ngày X+1 thì vào mùng 1.

Nói cách khác X+1 luôn là mùng 1.

Cái mà Alex vòng vo để nói, để chứng minh, dẫn đi 1 vòng thì trở về những gì NL, cũng như bác VDTT vốn muốn nói. Chẳng qua là Alex không thực sự hiểu những gì mình muốn nói thôi.

Cái mà Alex vẫn hiện chưa hiểu là điểm Sóc, thời điểm xảy ra Sóc được xác định, được tính toán như thế nào.

Vậy NL nói luôn để kết thúc vấn đề.

Thời điểm Sóc xảy ra là lúc mặt Trời, mặt Trăng, Địa cầu nằm trên 1 đường thẳng hàng nhất. Vào thời khắc đó, phụp 1 phát, mọi người trên thế giới có thể dòm vào đồng hồ trên tay rơi vào lúc mấy giờ. Chẳng hạn như lúc đó ở Nhật thì 12:45:15 pm ngày 10/1, tại Việt Nam thì 10:45:15 am, tại Anh thì 3:45:15 am, tại New York thì 10:45:15 pm ngày 9/1 (giả như vào thời điểm dùng DST thì tại NY là 11:45:15pm), và v.v... . Nó không có ám chỉ một nơi nào nhất định cả. Chẳng qua, người ta chuyển về múi giờ 0 gọi là giờ GMT cho tiện, để theo 1 múi giờ vậy, mọi người có thể tra và tính trở lại theo cái giờ riêng bất kỳ nào của họ (thay vì phải list ra 1 loạt 24 múi giờ).

Chẳng hạn như trường hợp trên, tại New York xảy ra thời điểm Sóc là 10:45:15 tối ngày 9/1, nhưng sau khi được chuyển qua hoặc liệt theo giờ GMT thì là 3:45:15 am ngày 10; nếu muốn tra ngược lại thời điểm Sóc xảy ra vào tháng 1 năm ấy thì tính ra được tại New York là 10:45:15 tối ngày 9/1 vậy.

Còn sao phải tính ra tại nơi nào đó trên thế giới lúc ấy rơi vào 0 giờ để làm gì, và tại sao phải làm vậy? Việc này hoàn toàn không có tác dụng và vô căn cứ.

Và, xưa nay ngày xảy ra Sóc thì gọi là New Moon, Lịch Pháp Phương Đông lấy đó làm ngày đầu tháng Âm Lịch. Còn việc Alex lấy ngày đó là ngày 30, qua hôm sau là mồng 1 hay gì khác, thì đó là phương pháp Lịch của Alex. Cái đó không cần thiết phải bàn tới.

Còn nếu Alex muốn nói về, muốn xét lại, muốn tính toán, muốn rõ hơn NGÀY dương lịch được tính toán và bắt đầu từ khi nào thì là việc khác khác nữa.

Sửa bởi NgoaLong: 18/11/2012 - 04:02


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

38 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 38 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |