←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Âm dương ngũ hành - Sự hoàn hảo của tạo hó...

Locked

2 3 4

xungdang's Photo xungdang 11/11/2012

Cảm ơn anh minhminh nhiều. Nếu theo mạch văn trên, chắc ý nói
khôn tam đoạn >>> chứ không phải: khôn lục đoạn.

kỳ lạ nhỉ, chỉ từ những cái hào, quẻ vậy mà có bao nhiêu chuyện.
Trích dẫn

minhminh's Photo minhminh 11/11/2012

khôn lục đoạn , có nghĩa là 3 hào âm chồng lên nhau , mỗi hào âm là 2 vạch tức là 2 đoạn nên gọi lục đoạn . đoạn là một khúc . < 3 vạch mỗi vạch 2 đoạn = 6 đoạn >
Trích dẫn

khoakhong's Photo khoakhong 11/11/2012

Có vị đại sư phong thủy nọ truyền cho đệ tử hết bao nhiêu tuyệt học của mình nhưng quên dạy nó bài đầu tiên về tượng quẻ.
Ngày kia đệ tử thay thầy làm phong thủy cho nhà kia.Một thời gian sau,thân chủ hoảng hồn kêu thầy ơi nhà con bây giờ sao có điềm lạ lắm,con gà mái tư nhiên cất tiếng gáy,con mèo đực tư nhiên đi kiếm ổ đòi đẻ.Thất kinh,đại sư mới gọi thằng đệ tử lại hỏi.tao dặn mày rồi,mày làm cái gì thế?
Đệ tử thưa con làm đúng theo phép thầy chỉ treo Bát quái cho nhà nó.Đâu mày dẫn tao coi,treo đâu.Ông Thầy mới khám phá thì ra thằng đệ tử mình dạy nó toàn cao siêu nên bây giờ treo Bát Quái quẻ Càn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lộn dưới đất,quẻ Khôn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

leo trên trời.....**treo bát quái đúng là quẻ càn ở trên,quẻ Khôn ở dưới..chú thích)
Thằng đệ tử nó mới gieo quẻ Khôn giống như dưới đây....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



, on Flickr


Sửa bởi khoakhong: 11/11/2012 - 08:43
Trích dẫn

VanHiep's Photo VanHiep 11/11/2012

Bác ơi, gương bát quái có hai loại, tiên thiên - hậu thiên. nhiều khi phải xoay để đảo hướng nhà bác à. nhưng kỹ thuật này hơi khó, thầy phải giỏi huyền không, giỏi dịch để chọn thời khắc cộng thêm có tu "Mật" để chú mới làm được.
Sửa bởi VanHiep: 11/11/2012 - 08:56
Trích dẫn

khoakhong's Photo khoakhong 11/11/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VanHiep, on 11/11/2012 - 08:54, said:

Bác ơi, gương bát quái có hai loại, tiên thiên - hậu thiên. nhiều khi phải xoay để đảo hướng nhà bác à. nhưng kỹ thuật này hơi khó, thầy phải giỏi huyền không, giỏi dịch để chọn thời khắc cộng thêm có tu "Mật" để chú mới làm được.
Đúng như trên ông thầy cũng dạy đệ tử toàn cao siêu nhưng quên dạy nó nhìn tượng quẻ nên nhìn Càn ra Khôn...
Trích dẫn

tigerstock68's Photo tigerstock68 11/11/2012


Học thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này.

Việc sử dụng phạm trù âm dương ngũ hành đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Chính vì thế, sự tìm hiểu học thuyết âm dương ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học phương Đông.

Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Quốc ngữ". Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược... Hai thế lực âm và dương tác động lẫn nhau tạo nên tất cả vũ trụ. Sách "Quốc ngữ" nói rằng "khí của trời đất thì không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới không lên được, âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có động đất".

Lão Tử (khoảng thế kỷ V - VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm âm dương. Ông nói: “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồng dương”, ông không những chỉ tìm hiểu quy luật biến hoá âm dương của trời đất mà còn muốn khẳng định trong mỗi sự vật đều chứa đựng thuộc tính mâu thuẫn, đó là âm dương.

Học thuyết âm dương được thể hiện sâu sắc nhất trong "Kinh Dịch". Tương truyền, Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khí dương và một nét đứt (--) là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm. Hai vạch (-), (--) là hai phù hiệu cổ xưa nhất của người Trung Quốc, nó bao trùm mọi nguyên lý của vũ trụ, không vật gì không được tạo thành bởi âm dương, không vật gì không được chuyển hóa bởi âm dương biến đổi cho nhau. Các học giả từ thời thượng cổ đã nhận thấy những quy luật vận động của tự nhiên bằng trực quan, cảm tính của mình và ký thác những nhận thức vào hai vạch (--) (-) và tạo nên sức sống cho hai vạch đó. Dịch quan niệm vũ trụ, vạn vật luôn vận động và biến hóa không ngừng, do sự giao cảm của âm dương mà ra, đồng thời coi âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng cùng tồn tại trong một thể thống nhất trong mọi sự vật từ vi mô đến vĩ mô, từ một sự vặt cụ thể đến toàn thể vũ trụ.

Theo lý thuyết trong "Kinh Dịch" thì bản nguyên của vũ trụ là thái cực, thái cực là nguyên nhân đầu tiên, là lý của muôn vật: "Dịch có thái cực sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ". Như vậy, tác giả của “Kinh Dịch" đã quan niệm vũ trụ, vạn vật đều có bản thể động. Trong thái cực, thiếu dương vận động đến thái dương thì trong lòng thái dương lại nảy sinh thiếu âm, thiếu âm vận động đến thái âm thì trong lòng thái âm lại nảy sinh thiếu dương. Cứ như thế, âm dương biến hoá liên tục, tạo thành vòng biến hóa không bao giờ ngừng nghỉ. Vì thế, các nhà làm Dịch mới gọi tác phẩm của mình là "Kinh Dịch”. Ở "Kinh Dịch", âm dương được quan nệm là những mặt, những hiện tượng đối lập. Như trong tự nhiên: sáng - tối, trời - đất, đông - tây, trong xã hội: quân tử - tiểu nhân, chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự nhiên, xã hội, các tác giả trong "Kinh Dịch" đã bước đầu phát hiện được những mặt đối lập tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật nào cũng ôm chứa âm dương trong nó: "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật nào cũng có một thái cực, thái cực là ầm dương). Nhìn chung, toàn bộ “Kinh dịch” đều lấy âm dương làm nền tảng cho học thuyết của mình.

Vấn đề âm dương trong trời đất, trong vạn vật liên quan tới sự sống con người được bàn nhiều nhất trong nội dung trao đổi y học, y thuật giữa Hoàng đế và Kỳ Bá qua tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Tác phẩm này lấy âm dương để xem xét nguồn gốc của các tật bệnh. "Âm dương, đó là cái đạo của trời đất, kỷ cương của vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, gốc ngọn của sự sinh sát, phủ tạng của thần minh, trị bệnh phải cần ở gốc, cho nên tích luỹ dương làm trời, tích lũy ầm làm đất, âm tĩnh đương động, dương sinh âm trưởng, dương sát âm tàng, dương hóa khí, âm tàng hình".

Tác phẩm này còn bàn đến tính phổ biến của khái niệm âm dương. Theo tác phẩm thì trời thuộc dương, đất thuộc âm, mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc âm. Âm dương là khái niệm phổ biến của trời đất. Mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều có thể lấy âm dương làm đại biểu. Thông qua quy luật biến đổi âm dương trong tự nhiên mà cố thể suy diễn, phân tích luật âm dương trong cơ thể con người.

Từ những quan niệm trên về âm dương, người xưa đã khái quát thành quy luật để khẳng định tính phổ biến của học thuyết này: Trước hết, âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại phổ biến trong các sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên. Âm dương đối lập, mâu thuẫn nhau trên nhiều phương diện. Về tính chất: dương thì cứng, nóng, âm thì mềm, lạnh. Về đường đi lối về: dương là thăng (đi lên), âm là giáng (đi xuống), "cái này đi ra thì cái kia đi vào, cái này dịch sang bên trái, thì cái kia dịch sang bên phải".

Âm dương còn đối lập nhau cả ở phương vị nữa. Theo "Nội kinh", khí dương lấy phía Nam làm phương vị, lấy phía Bắc làm nơi tàng thế. Khí âm lấy phía Bắc làm phương vị, lấy phía Nam làm nơi tiềm phục. Nếu suy rộng hơn nữa thì phàm những thuộc tính tương đổi như hoạt động với trầm tĩnh, sáng sủa với đen tối, đông - tây, trong xã hội : quân tử - tiểu nhân, hưng phấn với ức chế, vô hình với hữu hình... chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự không một cái gì không phải là quan hệ đối nhiên, xã hội, các tác giả trong "Kinh Dịch" đã lập của âm dương. Do đó, âm dương tuy là bước đầu phát hiện được những mặt đối lập khái niệm trừu tượng nhưng nó có sẵn cơ sở tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật chất, nó có thể bao quát và phổ cập tất cả vật nào cũng ôm chứa âm dương trong nó: các thuộc tính đối lập của mọi sự vật, âm "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật nào dương tuỳ đối lập, mâu thuẫn nhau, song cũng có một thái cực, thái cực là âm dương), không tách biệt nhau mà xâm nhập vào nhau, không phải là tuyệt đối mà là tương đối, không phải là đại biểu cố định cho một số sự vật nào đó mà là đại biểu cho sự chuyển biến, đối lập của tất cả các sự vật. Song âm dương không phải là hai mặt tách rời nhau và chỉ có đấu tranh với nhau mà còn thống nhất với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại, "âm là cái dương vẫn tìm, mềm là cái dương vẫn lấn".

Trong vũ trụ, cái gì cũng thế, "cô dương thì bất sinh, cô âm thì bất trường". Nếu chỉ một mình dương hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến hóa được. Nếu một mặt mất đi thì mặt kia cũng mất theo, "dương cô thì âm tuyệt", âm dương phải lấy nhau để làm tiền đề tồn tại cho mình. Ngay cả cái gọi là âm dương cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, vì trong dương bao giờ cũng có âm, trong âm bao giờ cũng có dương. Khi dương phát triển đến thái dương thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu dương rồi, khi âm phát triển đến thái âm thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu âm rồi. Sở dĩ gọi là âm vì trong nó phần âm lấn phần dương, sở dĩ gọi là dương vì trong nó phần dương lấn phần âm. Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau. Sách Lão Tử viết: "phúc là chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc”.

Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngược lại. Từ đó làm cho hai mặt âm dương của sự vật biến động không ngừng. Sự thắng phục, tiêu trưởng của âm dương theo quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản". Sự vận động của hai mặt âm dương đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là "dương cực sinh âm, âm cực sinh dương". Sự tác động lẫn nhau giữa âm đương luôn nảy sinh hiện tượng bên này kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi. Đó chính là quá trình vãn động, biến hóa và phát triển của sự vật, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tiêu trưởng của âm dương.

Những quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và phát triển của một dạng vật chất, âm dương tương tác với nhau gây nên mọi sự biến hóa của vũ trụ. Cốt lõi của sự tương tác đó là sự giao cảm âm dương. Điều kiện của sự giao cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau. Âm dương giao hòa cảm ứng là vĩnh viễn, âm dương là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện tượng. Vì vậy, quy luật âm dương cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của mọi sự vật khách quan. Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bàn thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết ngũ hành. Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết âm dương thêm hoàn bị.

Sự đề cập đầu tiên về ngũ hành được thấy trong tác phẩm "Kinh thư" ở chương "Hồng phạm" qua lời "Cổ Tử cáo với Vua Vũ nhà Chu". Trong Cửu trù "Hồng Phạm" thì ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành bằng những tên của năm loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và kèm theo tính chất của các loại vật chất đó, năm loại vật chất này không thể thiếu được đối với đời sống con người. Đứng về mặt thiên thời, "Hồng phạm" cho rằng có cái gọi là ngữ "kỷ" (một là năm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số). Về hiện tượng xã hội và hiện tượng tinh thần của con người, "Hồng phạm" đề xuất "ngũ sự" và "ngũ phúc". Ngũ sự như: một là tướng mạo, hai là lời nói, ba là trông, bốn là nghe, năm là suy nghĩ. Ngũ phúc như: một là thọ, hai là phúc, ba là thông minh, bốn là hiếu đức, năm là khảo trung mệnh. Qua đó nhận thấy "Hồng phạm" dùng ngũ hành để liên hệ hiện tượng tự nhiên với hiện tượng xã hội, nhằm thuyết minh thế giới là một chỉnh thể thống nhất, có trật tự. Trong tư tưởng đó có chứa đựng nhân tố duy vật, khẳng định ngũ hành là cơ sở của thế giới, tính chất của sự vật đều thể hiện tính năng của năm loại vật chất: thủy, hỏa, kim, mộc, thổ. "Hồng phạm" đã ảnh hưởng rất lớn đến triết học của thời đại phong bến sau này. Các nhà duy vật và duy tâm từ những lập trường và giác độ khác nhau mà rút ra từ "Hồng phạm" những tư tưởng phù hợp với mình. Chính "Hồng phạm" và "Kinh dịch" đã tạo nên cái nền của vu trụ luận.

Trong thiên "Thập nhi kỉ" sách “Lã Thị Xuân Thu" phần nói về mối quan hệ giữa ngũ hành với giới tự nhiên có rõ nét hơn. "Nguyệt lệnh" dùng thuộc tính vốn có của năm loại vật chất và tác dụng (tương sinh) lẫn nhau giữa chúng để thuyết minh cho sự biến hóa của thời tiết bốn mùa. Sự thuyết minh này tuy có tính chất khiên cưỡng nhưng là một quan điểm duy vật. Còn về mặt xã hội thì "Nguyệt lệnh" cũng giống như "Hồng phạm", ý đồ chính trị đã được nâng lên đến mức thể chế hành động của ông vua theo ngũ hành. Người ta lấy sự chặt chẽ của trật tự ngũ hành và quan hệ sinh khắc của nó để làm mực thước cai trị xã hội.

Trâu Diễn là một lãnh tụ quan trọng của các nhà ngũ hành thời Chiến quốc. Khi đưa thuyết ngũ hành vào lịch sử ông đã dùng trật tự của ngũ hành để gán ghép cho trật tự của các triều đại vua. Ý tưởng của ông đã thành một nếp khẳng định trong ý thức hệ của giai cấp phong kiến, đến nỗi gây ra cuộc tranh luận về việc chọn tên "hành" cho triều đại nhà Hán (một triều đại mà học thuyết âm dương ngũ hành rất thịnh và được đem ứng dựng vào tất cả các công việc hàng ngày, vào mọi mặt của đời sống xã hội). Lý luận của Trâu Diễn được các danh gia đương thời hấp thụ và quán triệt vào các lĩnh vực của hình thái ý thức xã hội.

Học thuyết ngũ hành của Đổng Trọng Thư một nho si uyên bác đời Hán có nhiều điểm khác với tư tưởng của Cơ Tử vả Trâu Diễn. Đi sáu vào hình thái của quy luật ngũ hành, Đổng Trọng Thư cho rằng: trật tự của ngũ hành bất đầu từ mộc qua hỏa, thổ, kim thủy. Khi phân tích quy luật sinh khắc của ngũ hành, ông đã dựa hẳn vào sự diễn biến của khí hậu bốn mùa. Theo ông, sở dĩ có sự vận chuyển bốn mùa là do khí âm, dương biến đổi.

Trong "Kinh Dịch", khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thư. Theo "Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinh thành thủ, đất lấy số 6 mà làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà làm cho thành, trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành, đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành.

Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được bàn nhiều nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Những lời bản trong bộ sách này đã khẳng định học thuyết ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học cổ truyền Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa các hành trong ngũ hành được thực hiện qua các quy luật của ngũ hành.

Ngũ hành tương sinh: sinh có nghĩa là tương tác, nuôi dưỡng, giúp đỡ. Giữa các hành trong ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát triển. Đó gọi là ngũ hành tương sinh. Quan hệ tương sinh của ngũ hành là mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.

Ngoài quy luật tương sinh còn có quy luật tương khắc. "Khắc" có nghĩa là chế ước, ngăn trở, loại trừ. Thứ tự của ngũ hành tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hoả khắc kim, kim khắc mộc.

Trong ngũ hành tương sinh đồng thời cũng cổ ngũ hành tương khắc, trong tương khắc cũng ngụ có tương sinh. Đó là quy luật chung về sự vận động, biến hóa của giới tự nhiên. Nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì không thể giữ gìn được thăng bằng, có tương khắc mà không có tương sinh thì vạn vạt không thể có sự sinh hóa. Vi vậy, tương sinh, tương khắc là hai điều kiện không thể thiểu được để duy trì thăng bằng tương đối của hết thảy mọi sự vật.

Quy luật tương sinh tương khắc là chỉ vào quan hệ của ngũ hành dưới trạng thái bình thường. Còn nếu giữa ngữ hành với nhau mà sinh ra thiên thịnh hoặc thiên suy, không thể giữ gìn được thăng bằng, cân đối mà xảy ra trạng thái trái thường thì gọi là "tương thừa", "tương vũ".

Hai học thuyết âm dương ngũ hành được hết hợp làm một từ rất sớm. Nhân vật nổi tiếng nhất trong việc kết hợp hai học thuyết trên là Trâu Diễn. Ông đã dùng hệ thống lý luận âm dương ngũ hành "tương khắc, tương sinh" để giải thích mọi vật trong trời đất và giữa nhân gian. Trâu Diễn là người đầu tiên vận dụng thuyết âm dương ngũ hành vào giải thích các hiện tượng xã hội nói chung.

Cuối thời Chiến Quốc, đầu thời Tần Hán có hai xu hướng khác nhau bàn về sự kết hợp giữa thuyết âm dương và thuyết ngũ hành.

Hướng thứ nhất: Đổng Trọng Thư kết hợp âm dương ngũ hành để giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người. Theo ông, giữa con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí. Khi giải đáp về khởi nguồn, kết cấu của vũ trụ, ông đã sáng tạo ra một vị thần có nhân cách đứng trên cả vũ trụ, có ý thức và đạo đức đó là trời. Theo ông, trong vũ trụ con người là sự sáng tạo đặc biệt của trò vượt lên vạn vật, tương hợp với trời, trời có bốn mùa, con người có tứ chi. Từ thuyết "thiên nhân hợp nhất", ông đã dẫn dắt ra mệnh đề "thiên nhân cảm ứng", cho rằng thiên tai là do trời cảnh cáo loài người. Ông còn lợi dụng quan điểm định mệnh trong học thuyết âm dương ngũ hành để nói rằng "dương thiên, âm ác". Tuy Đổng Trọng Thư đưa ra phạm trù "khí", "âm dương", "ngũ hành" để giải thích quy luật biến hóa của thế giới, song ông lại cho rằng những thử khí ấy bi ý chí của thượng đế chi phối. Triết học của ông có màu sắc mục đích luận rõ nét. Bên cạnh đó ông còn nói trời không đổi, đạo cũng không đổi để phủ nhận sự phát triển và biến hóa của thế giới khách quan.

Hướng thứ hai: Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" đã sử dụng triết học âm dương ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học. Tác phẩm này đã dùng học thuyết trên để giải thích mối quan hệ giữa con người với trời đất: coi con người và hoàn cảnh là một khối thống nhất, con người chẳng qua là cơ năng của trời và đất thu nhỏ lại, con người không thể tách rời giới tụ nhiên mà sinh sống được, con người với giới tự nhiên là tương ứng. Tự nhiên có âm dương ngũ hành thì con người có "thủy hỏa" ngũ tạng. Nội kinh viết: "âm dương là quy luật của trời đất tuy không thấy được nhưng chúng ta có thể hiểu được nó thông qua sự biểu hiện của thủy hỏa khí huyết, trong đó hỏa khí thuộc dương, thủy huyết thuộc âm". Tác phẩm này còn dùng các quy luật âm dương ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa các phú tạng trong cơ thể. Tác phẩm đã vãn dụng sự kết hợp giữa học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hãnh để giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng như các biểu hiện trong cơ thể con người và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Đây là một quan điểm hoàn chỉnh và là một điển hình của phép biện chứng thô sơ.

Học thuyết âm dương đã nói rõ sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan với hai mặt đối lập thống nhất đó là âm dương. Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng, biến hóa. Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất. Khi đó nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích. Vì vậy có kết hợp học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý.

Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời. Muốn nhìn nhận con người một cách chỉnh thể, đòi hỏi phải vận dụng kết hợp cả hai học thuyết âm dương và ngũ hành. Vì học thuyết âm dương mang tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên lệch và cân bằng của các bộ phận trong cơ thể con người, còn học thuyết ngũ hành nói lên mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người và giữa con người với tự nhiên. Có thể khẳng định, trên cơ bản, âm dương ngũ hành là một khâu hoàn chỉnh, giữa âm dương và ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời.

Âm dương ngũ hành là những phạm trù cơ bản trong tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại. Đó cũng là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa để giải thích sụ sinh thành, biến hóa của vũ trụ. Đến thời Chiến quốc, học thuyết âm dương ngũ hành đã phát triển đến một trình độ khá cao và trở thành phổ biến trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Song học thuyết âm dương ngũ hành cũng như các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại là thế giới quan của người Trung Hoa ở vào một thời kỳ lịch sử đã lùi vào dĩ vãng, lúc đó lực lượng sản xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên không khỏi có những hạn chế do những điều kiện lịch sử đương thời quy định Đặc biệt, sự phát triển của nó chưa gắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên cận hiện đại, nó còn mang dấu ấn của tính trực giác và tính kinh nghiệm. Song học thuyết đó đã trang bị cho con người tư tưởng duy vật khá sâu sắc và độc đáo nên đã trở thành lý luận cho một số ngành khoa học cụ thể.
Trích dẫn

ceinavigator's Photo ceinavigator 11/11/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khoakhong, on 11/11/2012 - 09:10, said:

Đúng như trên ông thầy cũng dạy đệ tử toàn cao siêu nhưng quên dạy nó nhìn tượng quẻ nên nhìn Càn ra Khôn...

4 ngày mà nhớ được như vậy là tôi cũng thấy chấp nhận được rồi. Tôi ghi nhận góp ý của bạn.

Thôi tôi thăng đây. Bạn không phải theo tôi mà xoi cái lọ, soi cái chai đâu.

Tôi lên núi, khi nào đắc đạo tôi quay lại.

Chào thân ái và quyết thắng.
Trích dẫn

khoakhong's Photo khoakhong 11/11/2012

bạn nào đọc sách không quen nhìn đoạn văn trên hơi bị hãi đấy.
Nên khi có ông thầy dùng văn Nói giảng cho mình thì mau hiểu hơn.
Viết sách bắt buộc phải dùng văn viết,đọc rất hay...nhưng hơi bị mệt nếu ko quen.
nên cám ơn anh Minhminh dùng văn nói giản dị ,trực tiếp... dễ nắm.
Cũng cám ơn bác tigerstock cho xem bài luận trên.
Sửa bởi khoakhong: 11/11/2012 - 09:48
Trích dẫn

khoakhong's Photo khoakhong 11/11/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ceinavigator, on 11/11/2012 - 09:22, said:

4 ngày mà nhớ được như vậy là tôi cũng thấy chấp nhận được rồi. Tôi ghi nhận góp ý của bạn.

Thôi tôi thăng đây. Bạn không phải theo tôi mà xoi cái lọ, soi cái chai đâu.

Tôi lên núi, khi nào đắc đạo tôi quay lại.


Chào thân ái và quyết thắng.
,Thanks bạn .Tặng bạn câu nói của Einstein mà tôi thích "Nếu như tưởng tượng rằng những gì chúng ta biết là một hình tròn thì những gì ngoài vòng tròn đó thật lớn biết bao." Chia sẻ .Thân ái!
Trích dẫn

khoakhong's Photo khoakhong 11/11/2012

Khi đọc một bài luận văn,thường là chứa đựng khối thông tin lớn,cô đọng,hoặc hàm chứa nhưng viết ra thành bài dài hơi bị ngán.
Cũng có những bài luận văn viết hay nhưng chứa đựng ít thông tin..Ngôn ngữ trao đổi thường ngày khác nữa..viết thành câu...như cụ Hà Uyên kiệm lời...thú thật nhiều khi ko hiểu dù thấy huyền bí,sâu sắc.Còn nói theo thể tự do ...như ltnhi cũng có....nhiều khi thấy ghét. hay thấy khoái..hà hà.
Có khi thấy ngán mấy ông thầy viết sách lắm hihi....
Để đọc hiểu sách mà mục đích không để chỉ trả bài hay cãi lộn,nên thường phải có trực giác,trí tưởng tượng mạnh để liên tưởng vấn đề nhanh,không ngộ chữ*bội thực'..
thôi tôi té đây.. tnói đến sách là chạy chắc ăn..bye
Sửa bởi khoakhong: 11/11/2012 - 10:17
Trích dẫn

tigerstock68's Photo tigerstock68 12/11/2012

ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH là nền tảng đầu tiên cho đông y,phong thủy... ,cũng như tất cả các môn bói toán.

*******ÂM DƯƠNG
Ðịnh nghiã , phân loại :
Âm dương là 2 yếu tố quan trọng trong cuộc sinh thành tiến hoá của muôn vật. Ý nghiã tuy trái ngược nhau nhưng trong sự sinh hoá, Âm dương luôn luôn dung hoà lẫn nhau, tương giao cùng nhau, bổ túc lẫn nhau, liên kết với nhau mật thiết.

Âm dương là lưỡng nghi, sẽ phân ra làm 4 gọi là tứ tượng :
Thiếu dương : khí dương còn non;
Thái dương : dương cang cực;
Thiếu âm : âm mới sinh;
Thái âm : âm dày đặc.

Ðặc tính :
Dương : động, nóng, sáng, trong, nhẹ, nổi lên trên, khô ráo, cứng, mạnh, tiến đi ra, đến mau lẹ, mở;
số lẻ, nam, ngày , trời, mặt trời, hoả, bên trái cơ thể;

Âm : Tĩnh, lạnh, tối, đục, nặng chìm xuống dưới, ẩm ướt, mềm, yếu, lùi trở lại, đến chậm chạp, đóng;
số chẵn, nữ, đất, đêm, mặt trăng, thuỷ, bên phải cơ thể.

Tính tình :
Dương : bất khuất, nóng nảy , vui vẻ, bướng bỉnh, ngang ngược, quang minh chính đại, khảng khái, hào hiệp, có lòng từ thiện, ít suy xét, giữ vững lập trường, quyết định mau chóng, làm cái gì cũng hay quá đáng.

Âm : Chiụ đựng, mềm mỏng, lo sầu, nhịn nhục, nhút nhát, tiểu nhân, dối trá, nhỏ nhen, a dua, nịnh hót, trục lợi, thích an nhàn, hay nghĩ ngợi, không có định kiến, thay đổi ý kiến luôn, quyết định chậm chạp, làm cái gì cũng rụt rè sợ hãi.

Âm dương phối hợp điều hoà : quân tử, thuần hậu, cư xử đứng đắn, hành động cân nhắc điều hoà.

Sự biến chuyển :
Trong sự biến hoá tuần hoàn : âm trưởng thì dương tiêu; dương trưởng âm tiêu; âm tăng đến chỗ cực thịnh thì dương sẽ phát sinh và âm sẽ thoái dần; và dương tăng đến chỗ cực thịnh âm sẽ phát sinh và dương sẽ thoái dần .


Ví dụ : Trong 1 năm 12 tháng,
- mùa đông âm khí nhiều, khí hậu lạnh; gần cuối đông âm khí thịnh dương khí bắt đầu sinh;
- qua mùa xuân, dương khí mới phát sinh còn non, khí hậu ấm áp;
- đến muà hạ, dương khí tăng trưởng khí hậu nóng, gần cuối hạ dương khí cực thịnh, khí hậu nóng bức, âm khí phát sinh;
- qua muà thu, âm khí mới sinh khí hậu mát, âm khí dần dần tăng trưởng bước qua
mùa đông ; rồi cứ thế tiếp diễn.

Trong 1 ngày 12 giờ cũng vậy : nửa đêm, sáng sớm, giữa trưa, buổi chiều, lại nửa đêm.
Giưã năm và ngày có một sự tương đồng khá kỳ lạ.

Âm dương tương giao hoà hợp

Âm dương giống như 2 cực của nam châm, cùng tính thì chống đẩy nhau, khác tính
thì thu hút lẫn nhau, nên dù ý nghiã trái ngược nhau, nhưng trong mọi vật 2 yếu tố ấy luôn luôn dung hoà lẫn nhau, tương giao cùng nhau. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc sinh thành của muôn vật; dương có tác động gây ra mầm trước, và âm sẽ hoàn thành sau, thiếu một cái thì không thể hình-thành được, vì “cô dương bất sinh, cô âm bất trưởng”
, nghiã là chỉ có dương thì vạn vật không sinh, và chỉ có âm vạn vật không lớn được.

Từ sơ sinh đến 30 tuổi, cơ thể mỗi ngày một lớn mạnh nên thuộc dương; 30 tuổi là
lúc cực thịnh, nhưng rồi cơ thể sẽ dần dần suy, nên từ sau 30 tuổi đến khi chết thuộc âm.


***********NGŨ HÀNH
Ðịnh nghiã :
ngũ hành là 5 hành : mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ.
Hành có nghiã là lưu hành ; 5 hành này luôn luôn vận chuyển sinh khắc chế hoá ảnh hưởng trên vận mệnh con người.

Ngũ hành, qua can chi của 4T của 1 người, đại biểu cho :
Tính tình ;
Nhân thể ;
Màu sắc ;
4 mùa ;
Mùi vị ;
phương vị ;



đó đều là những đặc tính căn bản.

Sự sinh thành :

Khí Âm dương luân chuyển biến hoá mà tạo ra ngũ hành, 5 hành của ngũ hành được hình thành qua 2 giai đoạn.

1) Giai đoạn sinh :
Nói về số thì : Trời 1 sinh thuỷ, đất 2 sinh hoả, trời 3 sinh mộc, đất 4 sinh kim, trời 5
sinh thổ. Vậy số 1,2,3,4,5 là số sinh của ngũ hành.

Diễn tả về ý nghiã :
- khi trời đất vừa thành lập, dương khí sinh ra nước trước nhất; thuỷ sinh ra ở lần thứ 1,
- dương khí sinh ra nước, âm khí sinh ra lửa đối lại nên hoả sinh ra ở lần thứ 2,
- có thuỷ hoả tất khí nóng lạnh xô xát nhau mà tạo ra gió nên mộc sinh ở lần thứ 3 (phong là gió sinh mộc) bởi dương khí,
- dương khí sinh mộc thì âm khí phải sinh kim đối lại nên kim sinh ra ở lần thứ 4;
- cuối cùng thổ sinh ra để bao dung cả 4 hành trên, nên thổ sinh ra ở lần thứ 5 bởi dương khí.

2) Giai đoạn thành :

Ở trên là lẽ sinh của ngũ hành, nhưng đã có sinh thì phải có thành, sinh bắt đầu bởi dương khí thì thành bắt đầu ở âm khí; Âm dương phối hợp có công dụng sinh-thành.

Nếu nói về số thì :
Trời 1 sinh thuỷ, đất 6 thành thuỷ; đất 2 sinh hoả, trời 7 thành hoả; Trời 3 sinh mộc, đất 8 thành mộc; đất 4 sinh kim, trời 9 thành kim; Trời 5 sinh thổ, đất 10 thành thổ;

vậy số 6,7,8,9,10 là số thành của ngũ hành.

Tóm lại 1,6 sinh-thành thuỷ; 2,7 sinh-thành hoả; 3,8 sinh-thành mộc; 4,9 sinh-thành kim;
5,10 sinh-thành thổ.

Phương hướng :

Mộc ở phương đông, hoả ở phương nam; thổ ở trung ương (chính giữa), kim ở phương tây, thuỷ ở phương bắc. Ðây chính là phương vị ngũ hành trong Hà đồ.

Ngũ khí :
- Phong khí thuộc mộc;
- Thử khí (khí nóng gay gắt của mùa hạ) và nhiệt khí thuộc hoả;
- Thấp khí (khí ẩm ướt) thuộc thổ;
- Táo khí (khí khô do mát mà thành) thuộc kim;
- Hàn khí (tức khí lạnh) thuộc thuỷ.

Ngũ thường :

Là 5 đức thường của con người : nhân, nghiã, lễ, trí, tín. Tương ứng qua ngũ hành :
mộc chủ nhân, hoả chủ lễ, thổ chủ tín, kim chủ nghiã, thuỷ chủ trí.

- Con người sinh ra tính vốn bản thiện, nên mộc chủ nhân vì mộc là sơ khí.
- Ðức nhân đã có , phải học tập để biết cách cư xử cho đúng phép, hoả chủ lễ; vì mộc sinh hoả và hoả là nhị khí;
- Hiểu lễ thì bao giờ cũng thành thực, thổ chủ tín vì hoả sinh thổ.
- Nhân lễ tín đã có, ắt hành động theo lẽ phải; kim chủ nghiã, thổ sinh kim.
- 4 đức trên đã sẵn sàng, trí sẽ nảy sinh để hiểu rõ sự lý, con người trở nên hoàn toàn, thuỷ chủ trí vì thuỷ là chung khí.

Tạng phủ : xem bảng tổng hợp;

Biểu tượng vật chất : xem bảng tổng hợp;


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Sinh khắc :

Sự sinh khắc ngũ hành là nguồn gốc của sự chế hoá trong vũ trụ; hợp với nhau là sinh, mà sinh thì tiếp tục tăng lên; trái với nhau là khắc, mà khắc thì bị hạn chế bớt lại.

1) Tương sinh : mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc;
- đốt cây sẽ có lửa : mộc sinh hoả
- mọi vật đem đốt cháy sẽ trở thành tro bụi trở về đất : hoả sinh thổ,
- trong đất có quặng mỏ kim loại : thổ sinh kim,
- kim loại nấu chảy thành nước : kim sinh thuỷ
- nước rất cần thiết cho sự sống của cây : thuỷ sinh mộc;

2) Tương khắc : mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc.
- trồng cây lâu đất trở nên cằn cỗi : mộc khắc thổ,
- đất lấp được sông biển ao hồ : thổ khắc thuỷ,
- nước dập tắt được lửa : thuỷ khắc hoả,
- lửa làm chảy kim loại : hoả khắc kim,
- dao bằng kim loại chặt đứt cây : kim khắc mộc.



Nhưng giưã các hành, không chỉ đơn giản là tương sinh, tương khắc. Cần chú trọng mặt thái quá và mặt bất cập của các hành :

* Kim vượng : gặp Hoả sẽ thành vũ khí (có ích) ;
* Hoả vượng : gặp Thuỷ thì trở thành cứu ứng cho nhau ;
* Thuỷ vượng : gặp Thổ sẽ thành ao hồ ;
* Thổ vượng : gặp Mộc thì việc hanh thông ;
* Mộc vượng : gặp Kim sẽ trở thành rường cột ;

Theo Chu Dịch : “mọi việc, mọi vật trong thế gian đều thống nhất ở thái cực“. Ngũ hành là
sự thể hiện rõ nhất, lớn nhất của vạn vật ; cho nên mọi việc, mọi vật thống nhất ở âm dương, ngũ hành.

Con người là một linh vật trong vạn vật, nên tất nhiên nó phải chịu ảnh hưởng của sự vận động không ngừng của vũ trụ. Khoa Tử Bình dự đoán theo Tứ trụ là một khoa dự đoán có tham vọng giải thích toàn diện về cuộc sống của 1 cá nhân - tiểu thiên địa - nó nghiên cứu các qui luật chi phối sinh mệnh con người, vận dụng các qui luật sinh, khắc cuả ngũ hành
để giải thích tương quan giữa con người và trời đất.

Ngũ hành trong 4T có cái thiên vượng, có cái thiên nhược.
Mặt vượng : chỉ những đặc tính lộ rõ , nổi trội ;
Mặt nhược : chỉ những đặc tính chìm ẩn hoặc yếu hơn ;
Mặt thiếu khuyết : Ta có thể bổ sung cho người đó, để hướng tới cái tốt, tránh cái xấu ;

Ví dụ : người trong 4T không có hành Thuỷ thường thích màu đen (xe cộ, y phục, trang trí ..., và thường bị bệnh về thận, bàng quang ; họ sẽ được bổ sung bởi màu sắc đen, phương Tây (kim, sinh thuỷ) ; hay phương Bắc (Thuỷ vượng).

Qua sự bổ sung lý tính, hoặc qua sự lựa chọn có lợi cho sự nghiệp, nghề nghiệp, tiền đồ,
hôn nhân, tài phú, quan lộc, phúc thọ, lục thân, sức khoẻ, để cân bằng tổng hợp cho 4T, tức là ta đã chọn sự bổ sung có lợi, không có hại.

Chữ bổ là chià khoá vàng của Khoa Tử Bình : đó là bổ khí âm dương ngũ hành, bao gồm không gian và thời gian của vũ trụ, mà người đó nhận được lúc sinh ra.

Qua các khí của ngũ hành trong 4T ta có thể dự đoán được các mặt sau đây của 1 người :

Nhân dáng, tính tình :
Từ mệnh lý có thể đoán biết được bẩm tính, diện mạo, vóc dáng, nói năng, cử chỉ, thiện ác . . . của con người. Nếu biết nhiều phương pháp dự trắc khác, và tổng hợp được với phương pháp 4T thì kết luận càng chính xác, có thể thấy thêm được các mặt lộ ra về âm đức, phong thuỷ, nhà cửa, di truyền.

Bản tính cuả con người là phẩm chất bẩm sinh vốn có. Tính tình con người có quan
hệ mật thiết với ngũ hành ; tuy có thể thay đổi do ảnh hưởng của hậu thiên (hoàn cảnh gia đình, môi trường giáo dục ...), nhưng căn cứ vào sự Vượng Suy Sinh Khắc của âm dương , ngũ hành đã được thể hiện trong tứ trụ (tiên thiên) , thì về căn bản, thiên tính con người không dễ thay đổi.

Ngành nghề, phương vị thích hợp : cho biết ngành nghề thích hợp, và phương hướng có
lợi ;

Các bộ phận và tạng phủ : cho biết sức khoẻ ; bệnh tật có thể gặp phải.

Ngũ hành phản sinh và phản khắc :

Tuy nhiên, trong Ngũ hành sinh khắc, nếu chúng ta chỉ biết thuần sinh và thuần khắc, mà không biết được sự phản sinh, phản khắc thì sẽ vận dụng không tốt lý luận Ngũ hành sinh khắc để tiến hành dự đoán các thông tin về nhân thể.

a) Tự thân vượng mà có cái khắc bớt : sẽ tốt.

Về Ngũ hành sinh khắc, trong sách "Nguyên lý phú" của Từ đại Thăng có nói :


ß Kim Vượng mà được Hỏa sẽ thành vũ khí
ß Hoả Vượng mà được Thuỷ sẽ thành cứu nhau
ß Thuỷ Vượng mà được Thổ sẽ thành ao đầm
ß Thổ Vượng mà được Mộc sẽ thành thông thương
ß Mộc Vượng mà được Kim sẽ thành trụ cột.

Khi nói Kim Vượng mà được Hỏa sẽ thành vũ khí là nói Nhật nguyên là KIM vượng (trong
tứ trụ lấy can ngày làm mệnh chủ, còn gọi là thân, hay Nhật nguyên), phải có Hỏa khắc
KIM để rèn luyện thì Kim đó mới thành vũ khí.


Những hành khác cũng lý luận tương tự.


Xem mệnh là xem tất cả mọi khiá cạnh cho một con người , bảng này cho ta một số ứng dụng về mặt tính
cách, và tính tình ;

Sách “Hoàng đế nội kinh” đã luận về âm dương như sau : “âm dương là đạo của trời đất, là kỷ cương của vạn vật, là cha mẹ của sự biến hoá, là nguồn gốc của sự sinh sát”; “Sự hợp của trời đất gắn chặt với âm dương ngũ hành”. Mọi vật trong đời này, sinh diệt, diệt sinh cứ thế luân hồi gắn chặt với quy luật âm dương ngũ hành tương sinh tương khắc. Người là tiểu thiên địa ; cơ thể có ngũ tạng lục phủ thể hiện qua ngũ hành; do đó ta mắc bệnh là do âm dương ngũ hành bất quân bình gây ra ; Về điểm này, y học hiện đại ngày nay đã chứng minh rõ.




Và tứ trụ cũng vậy; nó thể hiện ngũ hành qua các can chi, con người gặp phải những
đau khổ hay tai hoạ bất ngờ cũng là do âm dương ngũ hành gây ra cả . Ðiều này có tính cách mệnh lý.

Âm dương ngũ hành, giới triết học thường cho đó là một danh từ trừu tượng, thực ra
nó không trừu tượng, mà là một loại vật chất có lượng, có chất. Nó là “khí” nguồn gốc của vạn vật. Khí tụ lại thành vật, vật hoá thành khí, cho nên khí là một loại vật chất.

Âm dương ngũ hành trong cơ thể người là một loại vật chất rất tinh vi, không những ngày xưa mà cả ngay khoa học hiện đại ngày nay cũng chưa có máy móc nào có thể đo được. Những khái niệm về ngũ hành, qui ngũ hành qua tạng phủ đã có cơ sở lý luận qua đông y đông dược, châm cứu ...

Còn từ năm tháng ngày giờ sinh, mà qui ra âm dương ngũ hành, qua trung gian cuả Can - Chi, thì quả thật chúng ta phải chấp nhận như vậy (là một bí nhiệm) nếu muốn đi xa trên con đường tìm hiểu về mệnh lý, bói toán... Và mệnh lý chẳng qua là tương tác giưã âm dương, ngũ hành cuả ngày giờ sinh và âm dương ngũ hành cuả vận trình (đại vận, lưu niên, tiểu vận...)

Người xưa, để nắm vững quy luật sinh khắc biến hoá của âm dương ngũ hành trong tự nhiên và cơ thể, đã phát minh ra mười thiên can và mười hai địa chi để biểu thị :
- bốn phương tám hướng trong trời đất để, định phương hướng;
- bốn mùa xuân hạ thu đông của một năm, để định các tiết lệnh;
- lục phủ ngũ tạng trong cơ thể, để biết khoẻ hay bệnh.

Thiên can địa chi đã chia âm dương ngũ hành ra không những có khí mà còn có sắc, có ánh sáng và có điện, như :
- khí mộc thuộc màu xanh, sinh gió;
- khí hoả thuộc màu đỏ, sinh nhiệt;
- khí thổ thuộc màu vàng, sinh táo;
- khí kim thuộc trắng, sinh hàn;
- khí thuỷ thuộc đen, sinh thấp;
Nên cơ thể người ta có sự thay đổi về phong nhiệt táo hàn thấp; khi âm dương ngũ hành của cơ thể không điều hoà thì lục phủ ngũ tạng mất sự thống nhất. Ngũ hành thông với năm tạng, lục phủ thông với chín khiếu. Mười can bị khắc thuộc lục phủ, mười hai chi bị khắc thuộc ngũ tạng. Do đó căn cứ theo sự biến hoá thịnh suy của âm dương ngũ hành mười can, mười hai chi mà biết được sự thịnh suy của tạng phủ. Cho nên có thể đạt được mục đích phòng bệnh, trị bệnh.
Trích dẫn

ceinavigator's Photo ceinavigator 18/12/2012

Thấy diễn đàn đẹp đẽ, tôi lại có nhã hứng muốn lập vài topic. Tôi đã qua thời gian nghiên cứu tử vi, giờ chỉ dùng Tử vi như môn phụ trợ. Còn đã toàn tâm toàn ý nghiên cứu Dịch. Sẵn lòng chia sẻ với bạn một số kết quả tìm hiểu của tôi.

Có đọc một bài của bạn Can.Spacy không hiểu lắm về Kinh Dịch, nay tôi đã viết lại được phần đầu của "Dịch học tinh hoa". Mời các bạn sang box Kinh Dịch để cùng tôi nhìn về một số vấn đề về Dịch học để các bạn có thể hiểu rõ hơn tinh thần của Dịch.

p/s: Nếu nhiều bạn muốn, tôi sẽ chia sẻ phần mở đầu của Dịch học tinh hoa do tôi tự viết lại khi tham khảo "Kinh Dịch - Đạo của người quân tử" của Nguyễn Hiến Lê, "Dịch kinh đại toàn" của Nguyễn Văn Thọ và "Dịch Kinh trọn bộ" của Ngô Tất Tố.

Chúc vui.

ceinavigator.
Trích dẫn

ceinavigator's Photo ceinavigator 19/12/2012

Vắng khách cho chủ đề mới quá. Mở cửa tiếp khách mà không có ai thì mở làm gì. Chắc theo Hoa về ở ẩn luôn.

Nếu có Mod nào đi qua, nhờ mod khóa luôn chủ đề này lại giúp ceinavigator với.

Dù gì trên mạng, tôi cũng chỉ là anh ceinavigator. Không ai biết, không ai hay.

Trân trọng cảm ơn. Chúc mọi người sức khỏe và thành đạt.

ceinavigator.
Trích dẫn

Can.Spacy's Photo Can.Spacy 19/12/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ceinavigator, on 18/12/2012 - 19:09, said:

Thấy diễn đàn đẹp đẽ, tôi lại có nhã hứng muốn lập vài topic. Tôi đã qua thời gian nghiên cứu tử vi, giờ chỉ dùng Tử vi như môn phụ trợ. Còn đã toàn tâm toàn ý nghiên cứu Dịch. Sẵn lòng chia sẻ với bạn một số kết quả tìm hiểu của tôi.

Có đọc một bài của bạn Can.Spacy không hiểu lắm về Kinh Dịch, nay tôi đã viết lại được phần đầu của "Dịch học tinh hoa". Mời các bạn sang box Kinh Dịch để cùng tôi nhìn về một số vấn đề về Dịch học để các bạn có thể hiểu rõ hơn tinh thần của Dịch.

p/s: Nếu nhiều bạn muốn, tôi sẽ chia sẻ phần mở đầu của Dịch học tinh hoa do tôi tự viết lại khi tham khảo "Kinh Dịch - Đạo của người quân tử" của Nguyễn Hiến Lê, "Dịch kinh đại toàn" của Nguyễn Văn Thọ và "Dịch Kinh trọn bộ" của Ngô Tất Tố.

Chúc vui.

ceinavigator.

cám ơn anh đã chia sẽ kiến thức về Dịch. Anh có thể tham khảo Kinh Dịch trong sách "Bí Ẩn về Bát Quái". Do các tác giả Trung Quốc chép lại, khá đầy đủ và dễ hiểu về kinh dịch.

khi nào tôi hiểu được vì sao Bói Dịch lại ứng nghiệm, hoặc không ứng nghiệm tôi mới nhận mình hiểu dịch hay không hiểu dịch.
Trích dẫn
Locked

2 3 4