Nhân bàn để làm gì
Ha.Minh
11/11/2012
Đúng là sở học vô bờ, đọc xong mấy kiến thức trên của các bác, thấy nên quay lại học từ từ ...từ đầu
ThaiThangNhu
03/04/2013
Trích dẫn
Phép hội sao lấy Địa bàn làm chủ, lập Địa bàn:
- từ niên chi nhập Dậu địa, sinh tháng 11, từ cung Dậu thuận tới cung Mùi, sinh giờ Dần nên từ Mùi địa nghịch tới Tị an giờ sinh -> xác định được Đẩu ám tại cung Tị
- tuổi Bính Tân thì Thìn địa và Tị địa nhập can Nhâm Quý = Thủy cục
- sinh ngày mồng 10 nên Tử vi cư Ngọ
- Tử vi cư Ngọ địa, vậy Thiên bàn có Thái âm đứng trên đất địa bàn có Liêm trinh + Thiên phủ
- Địa bàn có Thiên cơ gánh Thiên bàn là cung Tật ách
- cung Mệnh địa bàn vô chủ, nên cần phải xác định môi trường có lợi nhất, đó là Địa dịch
- xác định phương có lợi Địa dịch: tuổi Tân thì Thiên lộc tại Dậu, ngũ hổ độn ngộ can Đinh (dậu)
- từ cung Dậu có can Đinh thuận tới cung Mão gặp can Đinh (mão), Hợi Mão Mùi thì Địa mã nhập cung Tị, vậy phương Đông Nam (tốn) là phương có lợi cho Địa mệnh - Địa bàn Tử vi cư Ngọ, nên Dương Lương nhập cung Mão -> Thái dương hóa Lộc năm Canh, Thiên lương hóa Lộc năm Nhâm
- từ niên chi nhập Dậu địa, sinh tháng 11, từ cung Dậu thuận tới cung Mùi, sinh giờ Dần nên từ Mùi địa nghịch tới Tị an giờ sinh -> xác định được Đẩu ám tại cung Tị
- tuổi Bính Tân thì Thìn địa và Tị địa nhập can Nhâm Quý = Thủy cục
- sinh ngày mồng 10 nên Tử vi cư Ngọ
- Tử vi cư Ngọ địa, vậy Thiên bàn có Thái âm đứng trên đất địa bàn có Liêm trinh + Thiên phủ
- Địa bàn có Thiên cơ gánh Thiên bàn là cung Tật ách
- cung Mệnh địa bàn vô chủ, nên cần phải xác định môi trường có lợi nhất, đó là Địa dịch
- xác định phương có lợi Địa dịch: tuổi Tân thì Thiên lộc tại Dậu, ngũ hổ độn ngộ can Đinh (dậu)
- từ cung Dậu có can Đinh thuận tới cung Mão gặp can Đinh (mão), Hợi Mão Mùi thì Địa mã nhập cung Tị, vậy phương Đông Nam (tốn) là phương có lợi cho Địa mệnh - Địa bàn Tử vi cư Ngọ, nên Dương Lương nhập cung Mão -> Thái dương hóa Lộc năm Canh, Thiên lương hóa Lộc năm Nhâm
Andrew
04/04/2013
Thiên bàn - Nhân bàn - Địa bàn cũng là quy ước thôi. Có phái coi:
1. Thiên bàn - Lá số nguyên thủy
2. Nhân bàn - Lá số Đại vận
3. Địa bàn - Lá số tiểu vân
=> Quy ước này hợp lý, có giá trị khi xét lá số
1. Thiên bàn - Lá số nguyên thủy
2. Nhân bàn - Lá số Đại vận
3. Địa bàn - Lá số tiểu vân
=> Quy ước này hợp lý, có giá trị khi xét lá số
Gia Thi
04/04/2013
NhuThangThai, on 03/04/2013 - 18:22, said:
Tôi đọc mãi cũng không hiểu, tại sao ở đây lại là Đẩu Ám. Khi lập địa bàn thì dùng NHNA cung an Thân, sao lại dùng cung an Đẩu Quân?
Có thể, đó là ý nói về "tháng Nhuận"
Bắc đẩu liện tục vận hành, nhưng con người thiết lập Lịch pháp, có vẻ như ra quyết định cho Bắc Đẩu tạm thời ngưng nghỉ, vì vậy mà saobienden dùng khái niệm "Đẩu ám"
Có thể, tôi lập luận chưa sát ý với nội dung của bài viết.
TuyenYD
04/04/2013
Gia Thi, on 04/04/2013 - 08:54, said:
Có thể, đó là ý nói về "tháng Nhuận"
Bắc đẩu liện tục vận hành, nhưng con người thiết lập Lịch pháp, có vẻ như ra quyết định cho Bắc Đẩu tạm thời ngưng nghỉ, vì vậy mà saobienden dùng khái niệm "Đẩu ám"
Có thể, tôi lập luận chưa sát ý với nội dung của bài viết.
Bắc đẩu liện tục vận hành, nhưng con người thiết lập Lịch pháp, có vẻ như ra quyết định cho Bắc Đẩu tạm thời ngưng nghỉ, vì vậy mà saobienden dùng khái niệm "Đẩu ám"
Có thể, tôi lập luận chưa sát ý với nội dung của bài viết.
Bác có thể gợi mở giúp cháu sao Đẩu Quân là gì được không ạ? vì sao lại an Nghịch tháng và thuận giờ từ cung an Thái Tuế? theo như bác viết thì Đẩu Quân thuộc chòm sao Bắc Đẩu?
Sửa bởi Can: 04/04/2013 - 09:08
Gia Thi
05/04/2013
@ Can
Sự sống là cái gốc, Trời Đất chỉ là ngọn. Vì Đạo mà hy sinh sự sống là cái đạo của Âm, bởi vì không đường dẫn lối, nếu như không có ánh sáng. Ý tôi muốn nói, khi chúng ta lấy thuyết Tuyên thiên để xem xét (mà không phải theo thuyết Cái thiên hoặc Hỗn thiên ...), khi trời về đêm tối mịt mù, chẳng có ánh sáng nên cũng không thể lấy tượng để xem xét, chỉ có những ngôi Sao trên bầu trời dẫn lối chỉ đường, để nhận thức về quy luật của sự vật.
Vạn vật trong trời đất, muôn vàn khí tượng, giữa chúng với nhau đều có sự liên hệ nhất định. Sự liên hệ này cấu thành trật tự, có thứ tự nhất định (tức lý điều), đó là tính quy luật. Nó có thể chế ước quá trình cơ bản và xu thế tất nhiển của sự vận động, sự biến hóa, và sự phát triển của sự vật, là tinh thần khách quan chi phối sự vật trong tự nhiên vũ trụ, đồng thời xem xét thứ tự của nó không chút gây ra di chuyển, và quy luật vận hành của các vì sao, để biết được khi nào là "thường và khi nào là "biến". Cổ nhân thường thông qua 2 sao để nhận biết quy luật của 5 sao, khi thông qua 2 sao để biết quỹ đạo của 5 sao, trong 2 sao này có một chính một phụ, có thể gọi sao chính là "quân" còn sao phụ là "thần", ví dụ sao ứng với can Giáp là "quân" còn sao ứng với can Ất là "thần", hoặc sao ứng với can Bính là "quân" còn sao ứng với can Đinh là "thần", ... hay khi ta uống thuốc, thuốc kháng sinh là "quân" còn omega3 là "thần' ... hoặc Sinh khương là "quân" còn Cam thảo là "thần" ...
Tôi lấy số để làm sự tín thực, vì vậy bạn Can tạm hiểu đại khái là như vậy !
Sửa bởi Gia Thi: 05/04/2013 - 10:11
Sự sống là cái gốc, Trời Đất chỉ là ngọn. Vì Đạo mà hy sinh sự sống là cái đạo của Âm, bởi vì không đường dẫn lối, nếu như không có ánh sáng. Ý tôi muốn nói, khi chúng ta lấy thuyết Tuyên thiên để xem xét (mà không phải theo thuyết Cái thiên hoặc Hỗn thiên ...), khi trời về đêm tối mịt mù, chẳng có ánh sáng nên cũng không thể lấy tượng để xem xét, chỉ có những ngôi Sao trên bầu trời dẫn lối chỉ đường, để nhận thức về quy luật của sự vật.
Vạn vật trong trời đất, muôn vàn khí tượng, giữa chúng với nhau đều có sự liên hệ nhất định. Sự liên hệ này cấu thành trật tự, có thứ tự nhất định (tức lý điều), đó là tính quy luật. Nó có thể chế ước quá trình cơ bản và xu thế tất nhiển của sự vận động, sự biến hóa, và sự phát triển của sự vật, là tinh thần khách quan chi phối sự vật trong tự nhiên vũ trụ, đồng thời xem xét thứ tự của nó không chút gây ra di chuyển, và quy luật vận hành của các vì sao, để biết được khi nào là "thường và khi nào là "biến". Cổ nhân thường thông qua 2 sao để nhận biết quy luật của 5 sao, khi thông qua 2 sao để biết quỹ đạo của 5 sao, trong 2 sao này có một chính một phụ, có thể gọi sao chính là "quân" còn sao phụ là "thần", ví dụ sao ứng với can Giáp là "quân" còn sao ứng với can Ất là "thần", hoặc sao ứng với can Bính là "quân" còn sao ứng với can Đinh là "thần", ... hay khi ta uống thuốc, thuốc kháng sinh là "quân" còn omega3 là "thần' ... hoặc Sinh khương là "quân" còn Cam thảo là "thần" ...
Tôi lấy số để làm sự tín thực, vì vậy bạn Can tạm hiểu đại khái là như vậy !
Sửa bởi Gia Thi: 05/04/2013 - 10:11
Ha.Minh
05/04/2013
Thưa bác Gia Thi, theo cháu được biết thì thuyết Tuyên thiên cho rằng "vòm trời trống rỗng (vô chất) xa lắc và rộng mênh mông (vô cực). Mặt trời, Mặt trăng và sao là nơi đọng tích (tích khí) bay lên không trung. Bảy tinh tú (Thất diệu) tức là Mặt trời, Mặt trăng và năm hành tinh trong vòm trời không dính vào vòm trời nhưng chuyển động tự do, đi đi lại lại. Năm hành tinh này là năm hành tinh nhìn thấy được bằng mắt trần, tức là Thủy, Kim, Hỏa, Mộc và Thổ. Sao Bắc Đẩu bao giờ cũng đứng một chỗ (vì nằm gần trục quay của vòm trời)". Bác cho cháu hỏi, sao Đẩu Quân ở đây có liên hệ gì tới sao Bắc Đẩu không? Và ở trên bác có giải thích "Cổ nhân thường thông qua 2 sao để nhận biết quy luật của 5 sao, khi thông qua 2 sao để biết quỹ đạo của 5 sao". Vậy 2 sao ở bác đang đề cập tới chính là Thái Dương và Thái Âm ạ?
Mong bác minh giảng.
Sửa bởi Ha.Minh: 05/04/2013 - 23:19
Mong bác minh giảng.
Sửa bởi Ha.Minh: 05/04/2013 - 23:19
ThaiThangNhu
05/04/2013
@Haminh: Thử tự an sao đẩu quân, và an cung mệnh thân xem sao?
Ha.Minh
06/04/2013
NhuThangThai, on 05/04/2013 - 23:37, said:
@Haminh: Thử tự an sao đẩu quân, và an cung mệnh thân xem sao?
An mệnh: Thuận tháng nghịch giờ
An thân. : Thuận tháng thuận giờ
Đẩu Quân: Nghịch tháng thuận giờ theo Thái Tuế.
Vậy Đẩu Quân với Thái Tuế có phải là mối quan hệ "thần" với "quân" không
ThaiThangNhu
06/04/2013
1-Nên tự nghĩ, rèn luyện tư duy thì sau này mới có thể đủ cứng, có thể phân biệt được man và chính thư, thứ tới là lập thuyết.
2-Tất cả các thành phần đều có đủ rồi, nó đâu có khó. Nói ra chỉ mất có 10 s thôi, nhưng sau đó thì sao? Thành quả chỉ có dành cho ai chịu khổ cực.
3-nên hạn chế suy diễn dựa vào tên sao, quên đi cái nghĩa quân thần mà nên bám lấy nguyên lý hình thành của nó. Hiểu cặn kẽ cái này, sau này sẽ đại dụng.
2-Tất cả các thành phần đều có đủ rồi, nó đâu có khó. Nói ra chỉ mất có 10 s thôi, nhưng sau đó thì sao? Thành quả chỉ có dành cho ai chịu khổ cực.
3-nên hạn chế suy diễn dựa vào tên sao, quên đi cái nghĩa quân thần mà nên bám lấy nguyên lý hình thành của nó. Hiểu cặn kẽ cái này, sau này sẽ đại dụng.
Gia Thi
06/04/2013
Ha.Minh, on 05/04/2013 - 23:18, said:
Bác cho cháu hỏi, sao Đẩu Quân ở đây có liên hệ gì tới sao Bắc Đẩu không ? (1)
Và ở trên bác có giải thích "Cổ nhân thường thông qua 2 sao để nhận biết quy luật của 5 sao, khi thông qua 2 sao để biết quỹ đạo của 5 sao". Vậy 2 sao ở bác đang đề cập tới chính là Thái Dương và Thái Âm ạ? (2)
Hai câu hỏi bạn Ha.Minh bao hàm một lượng kiến thức rất rộng, tầm hiểu biết hạn hẹp của tôi chưa đủ chủ kiến để bàn luận về 02 câu hỏi này.
Trên tinh thần giao lưu ở diễn đàn, chúng ta có thể sơ bộ nói thêm như sau:
- Câu 1: Bác cho cháu hỏi, sao Đẩu Quân ở đây có liên hệ gì tới sao Bắc Đẩu không ? Thời cổ đại, Tiền nhân kiến lập 6 thuyết Cái thiên, Hỗn thiên, Tuyên thiên, Hân thiên, Khung thiên, An thiên, làm cơ sở kết cấu nghiên cứu tìm hiểu về vũ trụ, một trong những công dụng đó là chế Lịch.
Lấy thời kỳ Bắc Tống để mà nói, có 25 nhà lịch pháp đương thời chế Lịch Chuyên Đế, mỗi nhà một thuyết chế Lịch, đều không phù hợp với quy luật vận hành của "nhật hành" (chỉ trái đất tự quay). Vì vậy, câu (1) Ha.Minh hỏi rất khó đưa ra câu trả lời.
Đơn cử ngài Thẩm Quát (1031 - 1095), là nhà khoa học tự nhiên thời Bắc Tống, dành hơn 10 năm để quan sát hiện tượng thiên văn, đo đạc thời gian thông qua máy định vị và máy đo đạc (tại thời điểm đó), để tiến hành kiểm nghiệm thực tiễn, ông đã chứng minh được phương pháp "Bộ lậu" (cách cho chảy từng giọt nước), chỉ ra ngày đêm về mùa Đông, mùa Hạ có sự dài ngắn khác nhau, nguyên nhân ở đây không phải ở phương pháp "Bộ lậu", mà là do nguyên nhân "nhật hành" mùa Đông, mùa Hạ có nhanh có chậm. "Nhật hành" Đông chí nhanh, thiên vận chưa tới kỷ, còn ngày đã chỉ quá biểu đồ có vạch chỉ 100 khắc. Đối với Hạ chí, thì "nhật hành" chậm, thiên vận đã tới kỷ, còn ngày thì vẫn chưa đến vạch chỉ 100 khắc ... Sau khi đã được số đó rồi, thì mới tìm lại thời gian đo bằng giọt nước và bóng nắng để so sánh đối chiếu ... Các nhà Lịch pháp đều lấy cái "trung bình co dãn" của khí trong một ngày, từ lúc bắt đầu cho đến lúc ngày hết, để chế Lịch, ... nhưng tốc độ "nhật hành" của những ngày gần tới Đông chí thì mặt trời đi nhanh, những ngày sắp gần tới Hạ chí thì mặt trời đi chậm (sự nhanh hơn hay chậm hơn này, được gọi là "biến" so với cái "thường" quy)
Hệ quả từ câu hỏi (1) mà Ha.Minh hỏi, thì tôi thường lưu tâm tới Giờ sinh của những ai sinh vào tháng 3 ~ 4 hoặc tháng 9 ~ 10, thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng thêm về Giờ sinh, mặc dù đương số khẳng định đúng Giờ sinh, nhưng đây là thời gian lấy cái "trung bình co dãn" để chế Lịch, trên thực tế lúc này mặt Trời được gọi là "biến", tốc độ nhanh hơn khi gần tới Đông chí, và chậm hơn khi gần tới ngày Hạ chí.
- Câu 2: "Cổ nhân thường thông qua 2 sao để nhận biết quy luật của 5 sao, khi thông qua 2 sao để biết quỹ đạo của 5 sao". Vậy 2 sao ở bác đang đề cập tới chính là Thái Dương và Thái Âm ạ? không phải là Thái dương và Thái âm !
+ Nhị Chí:
- Hạ chí: tú Sâm phối với sao Thủy
- Đông chí: tú Cơ phối với sao Thủy
+ Tứ Lập:
- Lập xuân: tú Hư phối với sao Thái dương
- Lập hạ: tú Vị phối với sao Thổ
- Lập thu: tú Liễu phối với sao Thổ
- Lập đông: tú Đê phối với sao Thổ.
Ban Ha.Minh đọc cho vui.
Ha.Minh
06/04/2013
Những kiến thức này vượt quá tầm hiểu biết của cháu. Cháu cảm ơn bác đã gợi mở.
ThaiThangNhu
06/04/2013
bạn đọc thử sách vở về quả lão tinh tông thử xem, có thể có chỗ đại dụng.