Jump to content

Advertisements




Vì sao chúng ta tin ?


104 replies to this topic

#1 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8850 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 12:58

Topic bàn đến niềm tin trong tử vi.

Vì sao chúng ta tin vào một điều gì đó ? Thì có vài cấp độ như sau:
- Chưa kiểm nghiệm, chưa lý giải được nhưng vẫn tin
- Kiểm nghiệm rồi nhưng chưa lý giải được nhưng tin rằng nó đúng
- Kiểm nghiệm được rồi, lý giải được rồi nhưng lại tìm thấy phản ví dụ đầy rẫy trong cuộc sống

Vậy ta phải tin vào đâu, và khi nào nên tin ?

Một thầy bói dùng TVĐSTB của Thái Thứ Lang lâu năm, kiểm nghiệm nhiều nhưng chưa lý giải được do tư duy và đào tạo có hạn, lại thiếu thốn tài liệu. Ông ta tin vào TTL như một vị thiên sứ mang đến cho ông ấy sự bình yên sự vững chãi trong giải đoán. Nhưng một ngày kia, ông được chứng kiến phái tứ hóa giải đoán cũng chính xác kinh người, thậm chí họ vứt bỏ những quan điểm ông ta cho là quan trọng. Tranh luận lập thuyết thì không biết gì để tranh luận. Về đâu, về đâu hỡi những thần khê ?

Vậy chúng ta phải tin vào đâu ? Thường thì, người thiên hạ tuy đông nhưng đa số là cừu, thấy cái gì phổ biến thì theo cho lành. Viết sách ba hôm thành sách cổ, khoác áo mài mực 3 giây thành tiền bối. Ông Tử Vân phái lớn, theo. Liễu Vô, theo. Phan Tử Ngư, theo. Tử vi Việt, theo. Thậm chí những điều mâu thuẫn nhau cũng cố gìn giữ vì đó là của tiền bối để lại. Hôm nay trích Thái Thứ Lang, mai trích Phát Lộc, ngày kia trích Mạnh Bảo, v.v... Người ta gọi là "thanh đình điểm thủy", tức chuồn chuồn điểm nước.

Lethanhnhi nó nói đúng: vấn đề là trong đống hỗn độn thì đâu là vàng ? Chứ nói ra thì: ơ, tôi có đầy, lạ cái gì.

Khi nào chúng ta nên tin ?

Dù tin vào ai, tin vào điều gì thì khi nào chúng ta nên tin ?

Ta tin Thái Thứ Lang vậy khi nào bắt đầu tin ? Khi nghiệm đúng, nhưng lúc nghiệm sai có giảm lòng tin không hay lại tìm cách nghiệm đúng. Hay tin Thái Thứ Lang tới mức sợi tóc của Thái Thứ Lang cũng treo được nghìn tấn. Một câu dở hơi trong sách cũng mang ra tô rồng vẽ phượng. Khi không hiểu một câu trong sách thì: ta ngu, sách in sai, hay tác giả sai ?

Nếu niềm tin đó là vĩnh cửu có ngay từ ban đầu thì hơi lạ, sao không tin ai khác mà tin Thái Thứ Lang. Còn nếu niềm tin có khởi đầu thì cũng có khả năng sẽ kết thúc. Sẽ có ngày họ rời bỏ Thái Thứ Lang lặng lẽ.

Vậy về đâu, về đâu hỡi những Thần Khê ?

Tin tới mức thần thánh hóa, vì sao mệnh thân là cặp âm dương thì bí từ loanh quanh: ơ, nó phải thế, nó cứ là phải thế đấy mà.

Về đâu hỡi những Thần Khê đầy bế tắc ?

Về đâu khi cả 3 cách an nhật hạn cùng tồn tại.

Phan Tử Ngư not stupid.

Tử Vân cũng not stupid.

Thái Thứ Lang tất nhiên not stupid.

Nhưng tổng hợp tất cả thì ... stupid.

Về đâu, về đâu hỡi những Thần Khê đầy hoài nghi và uể oải.

Thuở đăng đồ, mai chưa dạn gió
Hỏi ngày về chỉ độ đào bông
Nay đào đã quyến gió Đông
Phù dung lại đã bên sông bơ sờ

#2 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8850 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 13:49

Vì sao chúng ta quên ?

Hôm nay ông con lại vừa hỏi, thằng này chưa biết đọc nên thường thì nó hỏi như Aristotle. Không bao giờ nên dạy trẻ con tử vi là thế, vì khi nó hỏi thì ... khỏi đỡ.

OK, vì sao chúng ta quên ? Đợi tý.

Vong ân phụ nghĩa.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Uống nước nhớ nguồn.

Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.

Anh đã quên mùa thu, OK anh quên mùa thu.

Khi cố quên là khi lòng nhớ thêm.

Trả lời: Chúng ta quên một thứ khi chúng ta không cần nó nữa.

Khi nào một phương pháp tử vi bị lãng quên ?

Khi mọi người không cần nó nữa.

Tuần Trung Không Vong, Triệt Lộ Không Vong là các cung bị lãng quên. Quên kiểu tuần và quên kiểu triệt.

Thanked by 7 Members:

#3 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12946 Bài viết:
  • 25422 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 14:05

nhớ ai như nhớ thuốc lào
đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên
tay vê vê mắt lim dim
anh bịt lỗ trên anh đè lỗ dưới
cô nàng sướng cô nàng rên
rít sằng sặc, thở phì phò
nước nôi tung tóe mùi hôi hôi mù
Thuốc Lào à????thuốc Lào đấy!!!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#4 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15463 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 15:19

Niềm tin, là 1 thứ rất logic

Thanked by 1 Member:

#5 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15463 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 15:20

1 người giỏi trung bình mà có niềm tin (dù là mù quáng) thường sẽ thành công hơn 1 người giỏi xuất sắc mà không có niềm tin

Thanked by 6 Members:

#6 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 15:55

Niềm tin trong đạo Phật




- Niềm tin là cơ sở của mọi tôn giáo, nhưng trong đạo Phật, niềm tin phải đi đôi với nhận thức đúng đắn. Niềm tin trong đạo Phật là chánh tín, tức niềm tin đó phải chơn chánh, có chánh kiến.


Niềm tin trong đạo Phật là niềm tin trên cơ sở hiểu biết, trí tuệ. Đức Phật đã từng dạy: “Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng được nghe nói đến, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng rãi, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy đoán, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra. Nhưng chỉ khi nào tự mình biết rằng những điều đó là không đúng, những điều đó không chính đáng, những điều đó bị người hiền trí phê phán, và khi chấp nhận, khi thực hành sẽ đưa đến tai hại và khổ đau thì các ngươi hãy từ bỏ những điều đó. Khi nào chính các người biết rằng những điều đó là chân chính, những điều đó không bị chê trách, những điều đó được người hiền trí khen ngợi, những điều đó khi được chấp nhận và thực hành sẽ dẫn đến an lạc hạnh phúc, thì các người phải nỗ lực mà thực hành” (Kinh Kalama, Tăng Chi Bộ kinh I).
Chúng ta theo đạo Phật vì thấy được giá trị lợi ích thiết thực của Phật pháp đối với đời sống con người và xã hội, thấy được những gì Đức Phật dạy là chân lý. Chúng ta nhận thấy đạo Phật không đơn thuần là một tôn giáo mà gồm thâu cả khoa học, triết học, đạo đức học, nghệ thuật sống… Chúng ta mộ Phật không vì hưởng ứng theo số đông hoặc vì tổ tiên ông bà chúng ta theo đạo Phật. Đức Phật dạy chúng ta chỉ nên tin vào những gì đem lại an lạc hạnh phúc cho mình, cho người trong hiện tại và tương lai, đó chính là niềm tin chân chính và sáng suốt.
Niềm tin của người Phật tử, tức người đã quy y Tam bảo - quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng - thọ trì năm giới, thực hành đời sống tại gia tu hành, là niềm tin tuyệt đối vào Đức Phật, Phật pháp và Tăng già. Người Phật tử tin rằng Đức Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn về ba phương diện: tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, có trí tuệ và phương tiện thiện xảo, Đức Phật có thể dìu dắt chúng sinh ra khỏi vòng vô minh lầm lạc, đạt đến an lạc, cứu cánh Niết bàn. Người Phật tử tin rằng Phật pháp là chân lý mà Đức Phật đã thân chứng, là phương pháp diệt khổ, là con đường đưa đến an lạc giải thoát. Phật tử tin rằng Tăng già là đoàn thể những người tiếp bước chư Phật đi trên con đường giác ngộ giải thoát và dìu dắt chúng sinh. Luận Đại thừa khởi tín có nói: “Lòng tin có bốn: Một là lòng tin cội gốc, nghĩa là luôn nghĩ pháp Chơn như. Hai là tin Đức Phật có vô lượng công đức, thường tưởng nhớ, gần gũi cung kính, cúng dường, phát khởi tâm lành để cầu Nhứt thiết trí. Ba là tin Pháp có nhiều lợi ích, thường nhớ tu hành cho rốt ráo. Bốn là tin Tăng hay tu hành hạnh lợi mình lợi người, thường gần gũi các bậc Bồ tát cầu học hạnh như thật”.
Niềm tin là một trong bảy tài sản của bậc Thánh (Thất Thánh tài). Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy: “Niềm tin là mẹ sinh ra các công đức”. Bởi vì có niềm tin nơi Đức Phật, có niềm tin nơi Chánh pháp, nơi Tăng già, các bậc đạo sư thì mới quy ngưỡng và tín thọ, phụng hành giáo pháp đưa đến thành tựu phạm hạnh, an lạc giải thoát. Kinh Tâm Địa Quán, Đức Phật dạy: “Như người không có tay, tuy đến núi châu báu cũng không lấy được gì; người không có lòng tin, dù gặp Tam bảo cũng không ích gì”. Đức Phật lại dạy: “Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh si ám, người hiểu giáo lý mà không có lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng có đủ để làm cội gốc tu hành” (Kinh Niết Bàn). Thấy được giá trị lợi ích của Chánh pháp đối với cuộc đời, chúng ta phát khởi lòng tin, và nhờ niềm tin ấy mà nỗ lực thực hành Chánh pháp. Càng thực hành, càng áp dụng vào đời sống, càng được an lạc hạnh phúc thì niềm tin càng tăng trưởng và kiên cố thêm. Kinh Niết Bàn nói: “Lòng tin làm nhân cho nghe pháp và nghe pháp làm nhân cho lòng tin”.
Đến với đạo Phật không phải để cầu đảo van xin, không phải để nương tựa thần quyền. Niềm tin trong đạo Phật hướng về những điều mà Đức Phật đã giác ngộ, đó là duyên sinh, nhân quả nghiệp báo, là vô thường, khổ, không, vô ngã… Nếu xây dựng niềm tin không vững chắc, hoặc niềm tin có được trên cơ sở nhận thức cảm tính mà không xuất phát từ lý trí, từ kinh nghiệm thực tiễn thì sớm muộn niềm tin ấy cũng bị đổ vỡ. Người ta dễ dàng bỏ đạo, thay đổi thái độ, quan điểm cũng chỉ vì niềm tin không kiên cố. Người ta dễ dàng bị lôi cuốn, tha hóa, chạy theo tà đạo, rơi vào mê tín dị đoan, làm điều tà mị cũng vì không có niềm tin chân chính bền vững.
Ngoài ra còn một điều hết sức quan trọng là lòng tự tín của người Phật tử. Đây là niềm tin căn bản nhất không thể thiếu. Lòng tự tín là lòng tin vào khả năng giác ngộ của chính mình, tin rằng mình sẽ thành Phật nếu nỗ lực tu hành. Bởi sự giác ngộ là tự mình giác ngộ chứ không ai có thể giác ngộ thay cho, vì thế nếu không có lòng tự tin thì chúng ta không nỗ lực. Đức Phật đã dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con. Hãy tự xem con là chỗ nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác (Kinh Niết Bàn), và “Các con phải tự mình nỗ lực, các đấng Như Lai chỉ là người thầy dẫn đường”(Pháp Cú, 276) .
Tóm lại niềm tin căn bản trong đạo Phật là niềm tin Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng và niềm tin tự thân, tin vào khả năng giác ngộ của chính mình, tin mình có thể đạt đến chỗ toàn Chân, Thiện, Mỹ và giác ngộ giải thoát. Một khi có niềm tin nơi Tam bảo là những gì được xem là chân lý, là thánh thiện thì con người sẽ phấn đấu hướng đến những gì tốt đẹp nhất để đạt được mục tiêu an lạc hạnh phúc trong hiện tại và tương lai, cũng như con thuyền đã xác định phương hướng, đã có bến đỗ.
Người Phật tử trên bước đường tu học cũng giống như một con thuyền đang lướt sóng trên biển, tức là phải gặp nhiều khó khăn gian khổ, nhiều chông gai thử thách. Nhưng khi con thuyền đã xác định rõ phương hướng, biết đích xác đâu là bờ thì chỉ còn nhờ vào sự nỗ lực và tài năng lèo lái con thuyền của người thuyền trưởng mà thôi. Người Phật tử cũng vậy, một khi đã có niềm tin vững chắc vào Tam bảo, vào tự thân, đã thấy rõ mục tiêu hướng đến, bằng sự tinh tấn nỗ lực sẽ mau chóng thành tựu, đạt được lý tưởng của mình. Nếu niềm tin không kiên cố, hoặc tin mà không có trí tuệ thì niềm tin ấy dễ dàng bị lung lạc bởi sự tác động của hoàn cảnh hay ngoại đạo, tà thuyết. l

Sửa bởi tigerstock68: 05/11/2012 - 16:00


#7 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 16:14

rất nhiều bạn chưa đạt được cảnh ngộ của người nghiên cứu huyền học. có thể 10 hay 20 năm nũa các bạn ngộ ra ... và có những người sẽ không bao giờ ngộ ra cái gì gọi là chân lý của vạn vật trong vũ trụ này.

người học huyền học không học Đạo đầu tiên thì học cái gi?

người phàm phu tục tử không có đạo thì sẽ ra sao?

ở đây không nói niềm tin vào một tôn giáo nào . mà tại sao giang hồ... hay trong gia đình nếu không có Đạo thì sẽ đi đến đầu và về đâu?

#8 BnG

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1823 Bài viết:
  • 11862 thanks
  • LocationRolighed

Gửi vào 05/11/2012 - 17:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tigerstock68, on 05/11/2012 - 16:14, said:

rất nhiều bạn chưa đạt được cảnh ngộ của người nghiên cứu huyền học. có thể 10 hay 20 năm nũa các bạn ngộ ra ... và có những người sẽ không bao giờ ngộ ra cái gì gọi là chân lý của vạn vật trong vũ trụ này.

người học huyền học không học Đạo đầu tiên thì học cái gi?

người phàm phu tục tử không có đạo thì sẽ ra sao?

ở đây không nói niềm tin vào một tôn giáo nào . mà tại sao giang hồ... hay trong gia đình nếu không có Đạo thì sẽ đi đến đầu và về đâu?

Chào anh tigerstock68!

Tôi đầu óc ngu si, đọc bài của anh không không hiểu gì. Vì vậy tôi có mấy thắc mắc cụ thể, xin nhờ anh giảng giải.

1. Anh nói "cảnh ngộ của người nghiên cứu huyền học". Xin hỏi anh "cảnh ngộ" này được định nghĩa như thế nào? Nếu không định nghĩa được thì mô tả như thế nào? Nếu không mô tả được thì xin anh cho một ví dụ về một người đã đạt được "cảnh ngộ" này?

2. Anh nói: "người học huyền học không học Đạo đầu tiên thì học cái gi?" Xin anh vui lòng giảng cho tôi Đạo anh nói đến định nghĩa ra sao? Vì muốn học phải biết thứ mình học cụ thể ra sao để tiếp cận, chí ít làm tìm giáo trình về nó. Đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Hindu, đạo Lão, đạo Nho, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hỏa, đạo Dừa....vv..vv? Hay gia đạo, quỹ đạo, đạn đạo, tiền đạo, địa đạo, nhân đạo, hướng đạo....?

3. Anh nói: "người phàm phu tục tử không có đạo thì sẽ ra sao?" Xin hỏi anh định nghĩa "người phàm phu tục tử" là hạng người nào trong quần thể, cộng đồng, xã hội loài người? Họ cần học thứ Đạo gì?

Mong anh chỉ giáo.

#9 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5393 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 18:31

câu hỏi quá hay! nếu là mình thì phải khi nào mình được lên thiên đàng mí trả lời được! =))

Thanked by 1 Member:

#10 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15463 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 18:33

Keep EVERYTHING simple !

#11 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 18:42

Nếu ai hỏi tôi, niềm tin ở lá số Tử vi ở đâu. Tôi sẽ trả lời "Phượng Các - ngôi sao của niềm tin".

Nếu ai hỏi tôi, tại sao lại Quên, tôi tìm Tuần Trung không vong, Triệt lộ không vong. Vì khó khăn, bản năng nảy sinh hành động chưa đúng, chưa tốt. Nên muốn quên đi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi ceinavigator: 05/11/2012 - 18:43


#12 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 18:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 05/11/2012 - 14:05, said:

nhớ ai như nhớ thuốc lào
đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên
tay vê vê mắt lim dim
anh bịt lỗ trên anh đè lỗ dưới
cô nàng sướng cô nàng rên
rít sằng sặc, thở phì phò
nước nôi tung tóe mùi hôi hôi mù
Thuốc Lào à????thuốc Lào đấy!!!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hix, tôi ngày nào cũng bắn 4 bi thuốc lào. Tại vì chưa yêu ai nên cũng chấp nhận được.

Hít một hơi thuốc lào, thấy trời cao bể rộng. Hehe.

Sửa bởi ceinavigator: 05/11/2012 - 18:50


Thanked by 3 Members:

#13 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 19:13

Tôi quyết định mở chủ đề bàn về Âm Dương ngũ hành và sự hoàn hảo của Tạo hóa phục vụ các bạn chút ít. Xem như chia sẻ điều mình đã ngộ được. Và cũng nói qua về cách sống một chút. Các bạn đón xem nhé.

#14 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1929 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 19:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tigerstock68, on 05/11/2012 - 16:14, said:

rất nhiều bạn chưa đạt được cảnh ngộ của người nghiên cứu huyền học. có thể 10 hay 20 năm nũa các bạn ngộ ra ... và có những người sẽ không bao giờ ngộ ra cái gì gọi là chân lý của vạn vật trong vũ trụ này.

người học huyền học không học Đạo đầu tiên thì học cái gi?

người phàm phu tục tử không có đạo thì sẽ ra sao?

ở đây không nói niềm tin vào một tôn giáo nào . mà tại sao giang hồ... hay trong gia đình nếu không có Đạo thì sẽ đi đến đầu và về đâu?

Hầy hầy, cụ BnG hỏi khó thế!
- Học các môn huyền học phải có Ngộ Tính đó mà.
Không có ngộ tính thì dù nắm được âm dương ngũ hành, hay thuộc lòng cả thiên kinh vạn quyển, cũng sẽ chẳng biết đường giải lá số.
- Phàm phu tục tử là mỗi chúng ta đó thôi.
- Đạo, là đạo lí, đạo nghĩa.
Không có đạo lí, đạo nghĩa, thì thành những loại người tham lam vô sỉ...đó, hầy hầy.

#15 thanhlong4251

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 194 Bài viết:
  • 113 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 19:32

Niềm tin là do nhân duyên gieo trồng ở những kiếp trước.
kiếp trước tin theo cái j thì kiếp này khi gặp duyên thì tiếp tục tin theo cái đó và tiếp tục học hỏi để thêm nếu
thấy đúng thì niềm tin sẽ tăng thêm, nếu thấy không đúng thì sẽ nghi ngờ và...
Vài dòng suy nghĩ nông cạn.

Sửa bởi kytam: 05/11/2012 - 19:33


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |